Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn OHSAS
18001-2007
I. Khái quát
OHSAS 18001:2007 được ban hành vào ngày 01/7/2007 là tiêu
chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thay thế cho tiêu
chuẩn OHSAS 18001:1999.
OHSAS 18001 cung cấp các yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của
đơn vị và các mối nguy đã được đơn vị xác nhận.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các đơn vị muốn loại bỏ
hoặc giảm thiểu rủi ro cho con người.
Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có trách nhiệm và
quyền hạn được xác định rõ ràng, có các mục tiêu để cải tiến, với kết
quả đo lường được và phương pháp được xây dựng để đánh giá rủi ro.
Điều này bao gồm theo dõi khả năng quản lý an toàn sức khỏe, đánh giá
hoạt động và xem xét chính sách và mục tiêu.
- Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro
- Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác
- Các chương trình OHS và Mục tiêu
- Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
- Kiểm soát thực hiện
- Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
- Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Phiên bản mới này phù hợp hơn
với các tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO 14001:2004, với cấu trúc các
điều khoản hầu hết theo ISO 14001:2004. Ưu điểm này sẽ khuyến khích
việc tích hợp các hệ thống quản lý của một tổ chức như ISO 9001, ISO
14001, OHSAS 18001…
Tiêu chuẩn OHSAS phiên bản 2007 có những thay đổi như sau:
- Tầm quan trọng của “sức khỏe” được đưa ra nhấn mạnh cao hơn
so với “an toàn”
- Tập trung vào an toàn nghề nghiệp, không tính đến đối với vấn đề
về tài sản, an ninh…
- Thuật ngữ “việc xảy ra bất ngờ” nay được sử dụng thay thế cho
thuật ngữ “tai nạn”.
- Kể cả những hành vi của con người, khả năng và các yêu tố con
người khác đều là những nhân tố có thể đem đến các mối nguy cần nhận
diện, kiểm soát xác định và đánh giá rủi ro và cuối cùng là năng lực, đào
tạo và nhận thức.
- Một yêu cầu mới được giới thiệu đối với việc kiểm soát những
người giữ trọng trách là một phần trong kế hoạch OHS.
- Quản lý thay đổi được đưa ra một cách triệt để.
- Điểu khoản “Đánh giá việc tuân thủ” được đưa ra, tương ứng với
ISO 14001.
- Những yêu cầu mới được đưa ra cho việc tham gia và tư vấn
- Những yêu cầu mới được giới thiệu cho việc điều tra các tình
huống có thể xảy ra
- OHSAS 18001 được nhắc đến như một tiêu chuẩn, không còn là
tiêu chí kỹ thuật, hay văn bản, như phiên bản trước đây. Điều này nói lên
rằng OHSAS 18001 đã được chấp nhận như nền tảng cho các tiêu chuẩn
quốc gia về các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Các Định nghĩa mới được thêm vào, bao gồm các vấn đề chính
như “tình huống có thể xảy ra”, “rủi ro”, “đánh giá rủi ro”, và chỉnh sửa
các định nghĩa hiện tại.
- Thuật ngữ “rủi ro có thể vượt qua” được thay thể bởi thuật ngữ
“rủi ro có thể chấp nhận”
- Định nghĩa về thuật ngữ ‘mối nguy’ không nhắc đến “thiệt hại về
tài sản hay thiệt hại về môi trường làm việc” nữa. Giờ đây được cân
nhắc như “thiệt hại” không trực tiếp đến việc quản lý sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp, đó cũng là mục đích của Tiêu chuẩn OHSAS, và điều
đó bao gốm cả lĩnh vực về quản lý tài sản. Thay vào đó, các mối nguy
gây thiệt hại có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải
đựơc nhận diện thông qua việc đánh giá các rủi ro trong tổ chức, và
được kiểm soát thông qua việc áp dụng cách biện pháp kiểm soát mối
nguy thích hợp.
II. Mục đích
Trang bị cho mọi người khả năng:
- Biết cách nhận biết các mối nguy
- Hiểu được các khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro
III. Các khái niệm cơ bản
3.1. Mối nguy
Các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của người
lao động và những người xung quanh liên quan: tổn thương hay bệnh tật
(nhà thầu, khách và những người khác tại nơi làm việc)
3.2. Rủi ro
Theo trường phái truyền thống:
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy
hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh
doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp.
Tóm lại, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực,
vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội
(lụt-phù sa, núi lửa-dung nham, khai thác bô xít-ô nhiễm môi trường…).
3. 2.1. Định nghĩa
Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của những mối nguy
(xác suất xảy ra) và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ thể hay
bệnh tật gây ra do mối nguy này.
- Rủi ro chấp nhận được: là những rủi ro nằm trong giới hạn cho
phép theo yêu cầu của luật định (bụi, tiếng ồn... gây bệnh nghề nghiệp,
nằm trong giới hạn cho phép).
3.2.2. Phân loại rủi ro
Theo nguồn gốc phát sinh
Rủi ro khách quan: tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật...
Rủi ro chủ quan: hạnh phúc gia đình, nỗi buồn, tương lai…
Theo bản chất
Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của con
người như bão, lụt, động đất...
Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro liên quan đến hành vi của con
người như hỏa hoạn, trộm cắp, tai nạn giao thông...
Theo quan điểm kinh tế
Rủi ro động: bao gồm rủi ro suy tính và rủi ro đầu cơ như rủi ro
quản lý, rủi ro thị trường, đầu tư chứng khoán...
Rủi ro tĩnh hay rủi ro thuần túy: là những rủi ro có thể dẫn đến
tổn thất nhưng không đưa đến khả năng kiếm lời như tai nạn giao thông,
hỏa hoạn, tai nạn lao động...
Theo tương quan giữa cộng đồng và cá nhân
Rủi ro xã hội: là những rủi ro tác động đến toàn bộ nền kinh tế hay
một cộng đồng nào đó như lạm phát, thất nghiệp, chiến tranh và động
đất.
Rủi ro ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân: ngược lại với rủi ro xã
hội
3.3. Sự cố
Hậu quả xảy ra từ những mối nguy làm ảnh hưởng đến AT-SK
NLĐ (tổn thương, bệnh tật).
3.4. Tai nạn
Sự cố đã gây ra hậu quả làm tổn thương cơ thể hay chết chóc.
Số liệu nghiên cứu tỷ lệ các sự cố:
IV. Nhận diện mối nguy
4. 1. Mục đích
Tại sao chúng ta cần nhận diện các mối nguy hiểm?
Hãy đi ngược quá trình xảy ra của một tai nạn để tìm hiểu xem tai
nạn đấy được xảy ra và hình thành theo từng trình tự như thế nào. Lúc
đó sẽ nhận thấy các tai nạn đều bắt nguồn từ những hành vi mất an toàn.
Các hành vi mất an toàn có thể là nguyên nhân trực tiếp tác động
và gây ra tai nạn. Đôi khi những hành vi mất an toàn lại là những
nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn hoặc sự cố. Thông thường những
hành vi mất an toàn trực tiếp gây ra tai nạn đều dễ nhận diện. Các hành
vi mất an toàn gián tiếp rất khó nhận diện vì chúng tạo ra các mối nguy
hiểm, hay môi trường nguy hiểm. Những mối nguy hiểm hay môi trường
nguy hiểm này khi được tác động bởi các hành vi mất an toàn sẽ sinh ra
tai nạn, sự cố.
- Các hành vi mất an toàn đôi khi cũng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra các tai nạn. Hành vi mất an toàn đôi khi đến từ những yếu tố cá
nhân, đôi khi là do thiếu hiểu biết hay nhận thức về rủi ro, đôi khi là do
áp lực công việc hoặc các quy trình làm việc tắt. Ví dụ như nhảy từ trên
cao xuống, làm việc với nguồn điện không cách ly, tiếp xúc trực tiếp với
các loại hóa chất nguy hiểm…
- Các hành vi mất an toàn có thể gây ra các khiếm khuyết, lỗi hay
chất lượng tồi cho các loại sản phẩm, thiết bị sử dụng. Những sản phẩm
này nếu đưa ra sử dụng thì chúng sẽ tạo ra một môi trường làm việc mất
an toàn. Môi trường mất an toàn này sẽ trở nên nguy hiểm nếu như được
tác động bởi các yếu tố khác như thời tiết, thiếu kinh nghiệm, làm tắt,
vận hành sai quy trình…
- Để ngăn ngừa được các tai nạn rủi ro, phải nhận diện đúng, đủ và
rõ ràng các mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm này luôn hiện hữu xung
quanh hàng ngày. Nhận diện và đánh giá đúng mức sẽ giúp phòng và
tránh được những tai nạn, sự cố ít lường trước.
4.2. Mối nguy hiểm
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm
hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm.
Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu.Thông
thường các vật dụng hiện hữu xung quanh như đồ dùng, dụng cụ, máy
móc.v.v… đều là những mối nguy hiểm. Tuy nhiên vật thể hiện hữu nơi
không có sự tác động của con người, thiên nhiên sẽ không nguy hiểm.
Nhưng vật đó sẽ trở nên nguy hiểm khi có sự tác động từ các hành vi
mất an toàn của con người, hay các tác động ngoài ý muốn từ thiên
nhiên.
Nói cách khác tất cả đồ vật thiết bị quanh chúng ta đều là những
mối nguy hiểm.Một cái bàn sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta đặt nó
chắn ngang các lối đi. Một cái xe hơi trở lên nguy hiểm khi được lái bởi
người thiếu kinh nghiệm, ảnh hưởng bởi các chất kích thích, chạy với
tốc độ cao…
Các hành động mất an toàn cũng là những mối nguy hiểm. Khi
chúng ta hành động một cách bất cẩn, cố tình, hay vì một áp lực nào đó.
Hành động không an toàn của chúng ta có thể gây nên tai nạn cho chính
chúng ta và những người chung quanh chúng ta.
4.2.1. Mức độ ảnh hưởng của các mối nguy hiểm
Khi một sự cố xảy ra, chúng ta thường xem xét về mức độ thiệt hại
hoặc ảnh hưởng của nó.
Vậy mức độ thiệt hại này được quyết định bằng cái gì?
Chúng ta hãy hình dung nếu một kho chứa hóa chất hoặc xăng dầu
bị hỏa họan sẽ nguy hiểm và thiệt hại lớn hơn một kho chứa gỗ. Một vụ
tai nạn giao thông có nhiều người bị nạn sẽ kinh hoàng hơn một vụ va
chạm nhẹ. Một đám cháy nhỏ sẽ không nguy hiểm bằng một vụ nổ…
Vậy tất cả những tai nạn với những ảnh hưởng khác nhau kia bắt
đầu từ đâu? Chúng đều bắt nguồn từ những mối nguy hiểm, đôi khi
những mối nguy hiểm đó được kích thích hay tiếp sức bằng những hành
vi mất an toàn.
Mối nguy hiểm tác động như thế nào vào các trường hợp sự cố,
tai nạn?
Chúng ta hãy bắt đầu bằng ví dụ với một con dao. Con dao có thể
gây ra nguy hiểm như thế nào cho con người, tài sản, và môi trường?
Nói đến con dao hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến 2 yếu tố
đó là lưỡi dao sắc và mũi dao nhọn. Lưỡi sắc của con dao có khả năng
cắt vào tay, chân hay bất cứ bộ phận cơ thể nào của con người. Lưỡi dao
cũng có thể cắt hoặc làm rách hay hư hỏng một hay nhiều bộ phận của
một thiết bị nào đó. Mũi nhọn của con dao có thể đâm và gây thương
tích cho con người, chúng cũng có thể làm thủng hay xuyên hỏng một
bộ phận của thiết bị nào đó…
Tóm lại con dao là một dụng cụ rất phổ biến và hữu ích trong cuộc
sống hàng ngày, nhưng con dao cũng là một vật vô cùng nguy hiểm nếu
như chúng ta sử dụng không đúng cách hoặc cố tình sử dụng nó một
cách sai mục đích. Lúc đó con dao sẽ là vật nguy hiểm và gây ra tai nạn
cho còn người, làm hư hỏng tài sản..vv. Mức độ tai nạn phụ thuộc vào
độ sắc và nhọn của con dao (hình thể, đặc tính của con dao). Lực tác
dụng cũng là yếu tố tác động đến mức độ nguy hiểm do con dao đó gây
nên.
Một ví dụ khác là khi chúng ta sử dụng và tiếp xúc với nguồn điện.
Ngày nay, quanh chúng ta có hàng chục, hàng trăm các thiết bị hữu ích
chạy bằng năng lượng điện giúp chúng ta làm việc, giải trí hàng ngày.
Do nhu cầu về công năng hay công suất của thiết bị mà chúng được sử
dụng bằng các nguồn điện khác nhau, tần số và điện áp khác nhau.
Hẳn ai trong chúng ta cũng biết nguồn điện rất nguy hiểm đối với
con người. Khi nguồn điện được truyền qua một bộ phận nào đó của con
người. Lúc đó cơ thể chúng ta được coi như là một điện trở trong một
mạch điện.Năng lượng của nguồn điện sẽ đốt chết các tế bào, gây lên
hiện tượng co giật trước và cháy các tế bào sống sau đó.Nếu cơ thể
chúng ta bị tiếp xúc với dòng điện trong một thời gian dài, lúc đó năng
lượng của nguồn điện sẽ đốt hết các tế bào và lượng nước trong cơ thể
làm chúng ta bị cháy khô đi.Nếu nguồn điện truyền qua cơ thể chúng ta
quá lớn, năng lượng của nguồn quá cao thì hiện tượng đốt cháy càng
nhanh. Khi tiếp xúc với cơ thể, nguồn điện luôn đi theo một đường ngắn
nhất từ nơi có điện áp cao tới điểm có điện áp thấp. Nếu dòng điện đi
qua những bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, phổi... thì ngay lập
tức dòng điện sẽ làm ngưng hoạt động của các cơ quan này và dẫn đến
việc tử vong sớm.
Vậy điểm tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, điện áp và dòng điện của
nguồn điện sẽ là các yếu tố tác động đến hậu quả của tai nạn.
Trên đây chỉ là hai ví dụ về sự tác động và hậu quả gây ra của hai
đại diện các mối nguy hiểm đơn giản mà chúng ta nhìn thấy và tiếp xúc
hàng ngày.
4.2.2. Nhận diện các hành vi mất an toàn
Thế nào là các hành vi mất an toàn?
Những hành vi của con người mà hậu quả của nó có thể gây ra tai
nạn, sự cố hoặc ảnh hưởng tới môi trường xung quanh đều là các hành vi
mất an toàn. Các hành vi mất an toàn có thể đến từ các góc độ cá nhân,
sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc hay tính mạo
hiểm của mỗi người.
Một người trèo lên một chiếc thang cũ và hỏng là một hành vi mất
an toàn.
Một người lái xe trong trạng thái say xỉn hoặc chịu chi phối bởi các
chất kích thích cũng là một hành vi mất an toàn.
Một người quản đốc không hành động hoặc xây dựng môi trường
làm việc tốt ở nơi phân xưởng do mình phụ trách cũng là hành vi mất an
toàn.
Một người làm công tác quản lý không quan tâm tới các chính sách
an toàn cho tổ chức của mình cũng là một hành vi mất an toàn.
Để xác định các hành vi mất an toàn của một người nào đó, chúng
ta cần quan sát khi người này đang làm việc, các hành vi mất an toàn
được thể hiện ở các trạng thái sau:
- Phớt lờ: phớt lờ, bỏ qua các cảnh báo, báo hiệu hay các thông tin
khác về công việc
- Đối phó: dùng những hành động mang tính đối phó, tạo dựng các
hiện trường một cách đối phó, tạm bợ mang tính che dấu
- Làm tắt: làm tắt các công đọan, quy trình công việc với mục đích
giảm thời gian hay chu trình thực hiện.
- Liều lĩnh: có những người coi việc đưa họ vào các tình huống rủi
ro là một sở thích để thể hiện cái “tôi” về một vấn đề nào đó. Họ tự cho
mình là đúng và gia trưởng với cái ý nghĩ đó của họ
- Rối loạn: rối loạn trong cách tổ chức, sắp xếp công việc cũng như
thực thi các hành động.
- Thụ động: là các hành vi chịu áp lực hoặc chi phối bởi một nhân
tố khác.
Các hành vi mất an toàn phụ thuộc vào môi trường làm việc, ý
thức người làm việc và đôi khi cũng phụ thuộc vào bản chất, thể trạng
của người làm việc. Các hành vi này thông thường không được thể hiện
và rất khó phán đoán. Muốn xác định được các hành vi mất an toàn,
chúng ta nên tăng cường các biện pháp giáo dục, đào tạo cùng với việc
thanh tra, thanh sát thường xuyên khu vực làm việc. Xem xét ý thức và
hoạt động của mọi người từ đó đưa ra những chính sách giáo dục, giác
ngộ phù hợp.
Nhận diện các mối nguy hiểm như thế nào?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên.Các mối nguy hiểm được phân
thành hai loại khác nhau.
- Mối nguy hiểm hiện hữu mà chúng ta dễ dàng quan sát được
bằng mắt thường tại thời điểm nhận diện.
- Mối nguy hiểm vô hình là các hành vi mất an toàn hoặc môi
trường mất an toàn. Môi trường mất an toàn được tạo nên bởi các hành
vi mất an toàn tác động nên các vật thể, thiết bị xung quanh môi trường
sống và làm việc của chúng ta.
Để nhận diện được các mối nguy hiểm hiện hữu hay vô hình,
chúng ta phải tiến hành quan sát kỹ chúng, xem xét khả năng ảnh hưởng
của chúng với các hoạt động của chúng ta cũng như những người xung
quanh. Quan sát tại thời gian và địa điểm mối nguy hiểm đó hiện hữu.
Tiến hành đặt ra các câu hỏi liên quan tới vật thể hay điều kiện mà
chúng ta đang quan sát.
Hãy lấy một ví dụ nhỏ bằng việc khi chúng ta đang ngồi đọc tài
liệu này thì có những mối nguy hiểm nào hiện hữu hoặc có thể xuất hiện
quanh chúng ta?
- Bàn, ghế - Bàn kê không đúng chỗ có thể làm chắn lối đi của
chúng ta, cạnh bàn choán gần các lối đi có thể làm chúng ta va hoặc
huých phải....
- Màn hình – Màn hình đặt sai vị trí có thể làm cho chúng ta bị mỏi
cổ, nếu làm việc trong thời gian dài thì có thể gây nên bệnh thoái hóa cột
sống cổ. Nếu đặt màn hình gần hoặc xa quá sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn
của mắt…
- Nguồn điện – Nguồn điện sử dụng cho máy tính, các loại máy
văn phòng khác nếu không được sử dụng đúng tải, chất lượng dây tồi
hay phích cắm sai quy cách sẽ gây nguy hiểm cho quá trình tiếp xúc, sử
dụng hoặc chập, cháy…
- Điện thoại bàn – Điện thoại đặt xa tầm với quá làm cho chúng ta
luôn phải dướn mỗi khi nhấc máy, dễ làm cho chúng ta dãn dây chằng cơ
vai hoặc hông…
- Ly, cốc – Ly, cốc dùng để uống nước, trà hay café không nên để
gần cạnh bàn hoặc gần máy tính cũng như các thiết bị điện khác vì nguy
cơ vô tình gạt đổ…
- Bút (viết) – luôn được để vào ống chứa hoặc ngăn kéo đề không
chúng rơi xuống đất. Rất dễ dàng chúng ta bị trượt té khi dẫm hoặc đạp
lên chúng trên sàn nhà…
- Dao, kéo, gim, khay tài liệu – Các vật dụng này phải được để
đúng vị trí và trong tình trạng an toàn, các loại dao xén giấy có lưỡi sắc
hoặc mũi nhọn phải được bảo vệ kỹ, luôn để riêng từng ngăn và gọn
gàng tránh trường hợp bất cẩn va, cắt phải khi lấy những đồ vật khác
cạnh đó…
- Ngăn bàn, cửa tủ - Các ngăn bàn, cửa luôn được đóng và cài chốt,
các ngăn bàn, cửa tủ không được đóng hoặc chốt sẽ gây nguy hiểm cho
việc di chuyển của chúng ta lúc vội hoặc bất cẩn không chú ý…
- Ánh sáng – Ánh sáng phải luôn đủ, không gây chói hoặc hóa…
Bằng những câu hỏi, hình thức suy luận về những điều có thể xảy
ra chúng ta nên sử dụng cụm câu hỏi
Điều gì có thể xảy ra, nếu…
4.2.3. Điều kiện xảy ra mối nguy
Trong quá trình nhận diện, luôn đặt vấn đề môi trường và con
người lên hàng đầu trong mọi tình huống quan sát và suy xét. Hãy nghĩ
đến sự an toàn cho chính bạn và những người xung quanh trước khi tiếp
cận một khu vực nào đó hoặc một thiết bị nào đó để nhận diện, đánh giá.
- Hãy quan sát và đặt ra tình huống từ mọi phía (trong, ngoài, trên,
dưới, phải, trái…).
- Sự ổn định của vật, hoặc thiết bị gây nguy hiểm phải được xem
xét và đánh giá đúng mức.
- Luôn suy xét khả năng dịch chuyển của vật theo quán tính, trọng
lực hoặc những dịch chuyển được định hướng. Xem xét kỹ nguồn gốc
của động lực tác động hay năng lượng gốc của các hoạt động dịch
chuyển hay thay đổi trạng thái.
- Luôn quan sát và tìm hiểu tình trạng bảo vệ an toàn cho vật tại vị
trí cân bằng như là các chốt hãm, hệ thống phanh, giá đỡ…
- Xem xét các khả năng tác động của thiên nhiên như, mưa, gió,
ánh sáng…
- Các hướng dẫn sử dụng và tem cảnh báo của nhà sản xuất luôn
được coi trọng, đề cao trong quá trình nhận diện.
4.2.4. Các loại mối nguy
Một số câu hỏi thường được sử dụng trong quá trình nhận
diện rủi ro.
Để nhận biết cụ thể, chi tiết một vậy nào đó, hoặc một điều kiện
môi trường nào đó nguy hiểm như thế nào, chúng ta hãy tự đặt các câu
hỏi.
Các câu trả lời chính xác, tin cậy phải đến từ những người có kinh
nghiệm, các tài liệu hướng dẫn hay các quy định của pháp luật.
Ví dụ chúng ta muốn biết một chiếc máy mài nguy hiểm như thế
nào trong quá trình vận hành. Chúng ta hãy bắt đầu quan sát và đặt câu
hỏi xem:
- Chiếc máy mài này nguy hiểm như thế nào?
- Chúng gây ra nguy hiểm gì trong quá trình sử dụng.
Có hai loại câu hỏi để hỏi và trả lời. Một là hỏi về những cái chúng
ta nhìn thấy, đó là quan sát đặc tính, chi tiết cá bộ phận của thiết bị hiện
có để hỏi. Loại câu hỏi thứ hai là quan sát, hoặc tìm hiểu quá trình hoạt
động của thiết bị. Cách thức, quy trình sử dụng của người sử dụng.Các
động tác, vị trí và tầm ảnh hưởng khi thiết bị đang được sử dụng.
4.2.4.1. Mối nguy vật lý:
- Ồn
- Bức xạ
- Nhiệt độ
- Áp lực công việc, mật độ xe cộ qua lại, độ cao, độ sâu
- Điện (điện thế, năng lượng điện)
- Các tính chất vật lý (sắc, nhọn, nhám, trơn…)
4.2.4.2. Mối nguy hóa học
- Chất nổ
- Chất lỏng cháy
- Chất ăn mòn
- Chất oxy hóa vật liệu
- Chất độc, chất gây ung thư
- Khí
4.2.4.3. Mối nguy sinh học
- Chất thải sinh học (bệnh phẩm, máu…)
- Vius, vi khuẩn
- Ký sinh trùng, côn trùng
- Cây hay động vật có bệnh hay có chất độc hại
4.2.4.4. Mối nguy thể chất
- Thiếu ánh sáng
- Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm
- Mức độ công việc (nặng nề, đơn điệu)
- Mối quan hệ với xung quanh (các tổ sản xuất, người quản lý, chủ
tàu, giám sát…)
- Sử dụng thuốc trong khi làm việc (cảm, cúm, ho,…)
- Kém động viên để làm việc an toàn (sự quan tâm của lãnh đạo,
bạn bè đối với NLĐ)
- Các yếu tố thể chất (sức khỏe, tâm trạng…)
- Trang bị bảo hộ không phù hợp
4.2.5. Các yêu tố liên quan đến mối nguy
4.2.5.1. Con người
NLĐ trực tiếp, người xung quanh, khách, láng giềng…
4.2.5.2. Vật liệu
Vật liệu sử dụng trực tiếp, để gần, chất phát sinh trong quá trình
sản xuất…
4.2.5.3. Môi trường
Môi trường làm việc chật, rộng, thoáng, nhiều ánh sáng, gió…
4.2.5.4. Thiết bị
Thiết bị bố trí hợp lý, đầy đủ, an toàn, nguồn năng lượng, sự di
chuyển, quá trình vận hành, cách thức thao tác…
4.2.6. Các phương pháp xác định mối nguy
Có nhiều phương pháp để nhận dạng mối nguy:
- Phân tích cây sai hỏng FTA
- Nhận dạng mối nguy HAZID
- Phân tích công việc chủ yếu CTA
- Tuần tra quan sát PO
- Phân tích cây sự cố ETA
- Phân tích tai nạn, sự cố AIA
- Dựa vào báo cáo
4.2.7. Các yếu tố cần xem xét khi chọn phương pháp nhận
dạng mối nguy
- Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm
- Phương pháp càng đơn giản càng ít yêu cầu về nguồn lực, thời
gian và nhân lực
- Mức độ chính xác của đánh giá rủi ro phụ thuộc vào năng lực của
nhóm đánh giá và độ tin cậy của thông tin, dữ liệu
Tuy nhiên dù muốn chọn phương pháp nào đi nữa cũng phải đi
hoặc Từ trên xuống, hoặc đi Từ dưới lên qua các bước.
4.2.8. Các bước của quá trình nhận dạng theo cách Phân tích
công việc
4.2.9. Bảng nhận định mối nguy
Mối nguy
Bi
H
B
N
Q
R
ện pháp
G
M
Đá
oạt ước
gười
uá
ứng cứu hi
Tô
tả nh giá ủi
độn công
tại vị
trình
ro
khẩn
chú
mối
T mối
g
việc
trí
cấp
nguy
nguy
V. Đánh giá rủi ro
Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc
tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, phải đánh giá rủi ro cho chính
công việc đó.
5.1. Định nghĩa
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên
quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có
thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một
cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người,
hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
5.2. Phân loại rủi ro
Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường (xác định) và xếp
loại thành 3 hạng như sau:
- Rủi ro mức cao
- Rủi ro mức trung bình
- Rủi ro mức thấp
5.2.1. Thời điểm đánh giá rủi ro
Trước khi làm việc đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro cho hành
động, công việc chuẩn bị tiến hành.
Ví dụ chúng ta chuẩn bị di chuyển một cốc nước từ bàn này qua
bàn kia.
- Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình vận chuyển?
- Ly nước có nóng không?
- Tay cầm có sắc cạnh không?
- Ly nước có quá đầy để di chuyển hay không?
- Có vật gì vướng trong quá trình di chuyển hay không?…
5.2.2. Người đánh giá rủi ro
Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên
tắc và trình tự đánh giá.Người tham gia đánh giá rủi ro phải có kinh
nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá.Một bản đánh giá
rủi ro không thể hoàn hảo khi được chuẩn bị bằng 1 hoặc 2 người. Ít
nhất nên có từ 3 đến 5 thành viên tham gia vào nhóm đánh giá rủi ro.
Nhóm này cần có các kiến thứ về tổ chức công việc, cơ khí, điện, hóa
chất, y tế…
5.3. Các bước đánh giá rủi ro
5.3.1. Chia công việc thành từng bước tiến hành
Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện
nhỏ hơn, theo trình tự trước sau. Các bước chia không nên quá chi tiết
mà bỏ qua những bước chính, những bước cần thiết hoặc các hành động
phát sinh.Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực
tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể
xảy ra khi tiến hành công việc.
5.3.2. Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro
5.3.2.1. Mối nguy
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư
hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm.Các mối
nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật
dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy
hiểm.
5.3.2.2. Phân loại mối nguy
Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại: mối nguy
vật chất, mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần.
Mối nguy vật chất
Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát.
Tình trạng đường sá ở Việt Nam ta là ví dụ sống động về mối nguy
vật chất. Một số nơi đèn đường không đủ sáng, có ổ gà, việc phân luồng
phân tuyến cho xe chạy không hợp lý là những mối nguy làm cho tai nạn
xảy ra thường xuyên hơn.
Mối nguy đạo đức
Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng
xảy ra mất mát.
Ví dụ có người mua bảo hiểm cho căn nhà của mình rồi gây hỏa
hoạn để lấy tiền bồi thường, hay một người biết mình bị ung thư nhưng
vẫn khai là sức khỏe của mình tốt để mua bảo hiểm và được bồi thường.
Mối nguy tinh thần
Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người
này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm.
Ví dụ một người cứ nghĩ mình đã có bảo hiểm nên cứ phóng xe ào
ào giữa phố xá đông người mặc dù thỉnh thoảng trong người có hơi men.
Việc xác định mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần có ý nghĩa
quan trọng, nhất là đối với các hãng bảo hiểm khi ký hợp đồng với
khách hàng.
Để tránh mối nguy đạo đức, họ phải thiết lập một hệ thống phân
loại và đánh giá rủi ro trước khi bảo hiểm một cách hiệu quả.
Mối nguy tinh thần thì khó xác định hơn nên có khi công ty bảo
hiểm không chịu bồi thường toàn bộ mà người mua bảo hiểm cũng phải
chịu trách nhiệm chi trả trong một hạn mức quy định hoặc cùng công ty
bảo hiểm thanh toán một phần chi phí.
Từ đó chúng ta rút ra được bài học: trong cuộc sống hay trên
thương trường, ai hiểu biết về rủi ro nhiều hơn sẽ trở thành người chiến
thắng.
5.3.2.3. Mức độ nguy hiểm
Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc
50km một giờ và một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây
ra một mức độ nguy hiểm cao hơn chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một
chiếc ô tô ở 2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe nào chạy nhanh hơn
sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếu một chiếc xe chở nhiều
người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó
gây tai nạn khi chỉ chở ít người.
Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai
nạn nào đó.
5.3.2.4. Tần suất nguy hiểm
Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn
hơn đi qua một đoạn đường đầy xe lưu thông. Lượng xe càng nhiều thì
khả năng va chạm của tôi càng cao. Cũng như thế nếu như tôi làm việc
gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng gặp nguy
hiểm sẽ tăng lên.
Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết
bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.
5.3.2.5. Rủi ro
Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy
ra hoặc có thể xảy ra.
Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra
Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không
chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra.Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất
mất mát là 0 hoặc 1, thì không có rủi ro.
Ví dụ, nếu một người nhảy từ tòa nhà cao 30 tầng xuống mặt đất
thì cầm chắc cái chết.Mặc dù có chuyện mất mát về nhân mạng nhưng
đây không phải là rủi ro vì hậu quả đã thấy trước.Tuy nhiên, nếu một
cascadeur nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù thì người này có thể chết
hay không chết.Trong trường hợp này có sự không chắc chắn về hậu
quả, tức là có rủi ro trong hành động của người diễn viên đóng thế này.
Nói đến rủi ro không thể bỏ qua khái niệm về xác suất hay là khả
năng xảy ra mất mát. Xác suất khách quan - còn gọi là xác suất tiên
nghiệm được xác định bằng phương pháp diễn dịch.
Ví dụ như đồng tiền sấp hay ngửa thì xác suất của nó là 50%.
Tuy nhiên, xác suất khách quan có lúc không thể xác định bằng tư
duy logic. Chẳng hạn như không thể suy diễn rằng xác suất của một
người đàn ông lái xe hơi có gây tai nạn hay không trong năm tới là 50%
bởi còn nhiều yếu tố liên quan khác như độ tuổi, xe cũ hay mới... Tuy
nhiên, bằng cách phân tích kỹ lưỡng những trường hợp tai nạn xe hơi
trước đây, người ta có thể ước tính xác suất tai nạn theo lối suy luận quy
nạp.
Ngoài xác suất khách quan, có thể kể thêm xác suất chủ quan là
ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát.
Ví dụ như nếu có 1 triệu vé số bán ra chỉ có 1 người trúng thì xác
suất khách quan là 1 phần triệu.Mặc dù vậy vẫn có nhiều người mua
nhiều vé số vì xác suất chủ quan của họ cao hơn. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến xác suất chủ quan như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và cả
óc mê tín dị đoan... Để hiểu thêm về rủi ro cần phân biệt sự khác nhau
giữa hiểm họa và mối nguy.Hiểm họa được hiểu như là nguyên nhân dẫn
đến mất mát.
Ví dụ một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt
hại đối với ngôi nhà; hai xe hơi đụng nhau thì việc đụng xe là hiểm họa
làm cho xe bị hư hỏng.
Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng
xảy ra mất mát.Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì dầu lửa
trong khu vực hỏa hoạn được xem là mối nguy.
5.3.2.6. Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá
rủi ro
Một quy tắc rất chung là: Ai? Làm gì ? Ở đâu ? Khi nào ? và
làm như thế nào ?
- Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không?
- Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa?
- Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không?
-Ai tham gia làm việc này?
- Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người
tiến hành công việc không?
- Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện?
- Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc?
- Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình
thực hiện hay không?
- Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó?
- Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này?
- Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc?
- Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến
hành công việc?
- Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến
hành?
- Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác
động bởi những hành vi có thể liên quan?
- Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người
thực hiện công việc và môi trường làm việc?
- Là thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện?
- Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro
cho người thực hiện cũng như môi trường làm việc?
- Trách nhiệm thực thi thuộc về ai?
- Trang bị bảo hộ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật
5.3.3. Tiến trình đánh giá rủi ro
5.3.4. Các phương pháp đánh giá rủi ro
5.3.5. Quy định về xác suất - hậu quả
Như chúng ta đã biết:
Rủi ro =
Tính nghiêm trọng của hậu quả
x
Xác suất xảy
ra
5.3.6. Bảng đánh giá rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng, nếu cần sẽ
phải dịch ra ngôn ngữ mà người tham gia làm việc hiểu được.
Bảng đánh giá rủi ro phải ghi rõ cho từng công việc, thời gian cũng
như địa điểm thực hiện.
Bảng đánh giá rủi ro cần ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc
tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc.
Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, những ai sẽ bị ảnh
hưởng…
Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia
quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt…
5.3.6.1. Ma trận rủi ro
Bảng 1. Tính nghiêm trọng của mối nguy
0
Không thương tật, bênh tật, không vi phạm luật định
1
Thương tật nhẹ, bênh nhẹ, không vi phạm luật định
2
Nghỉ việc do chấn thương nhưng không mất khả năng
lao động, có khả năng vi phạm luật định
3
Chết người, mất khả năng lao động, vi phạm luật định
Bảng 2. Xác suất xảy ra của mối nguy
0
Không xảy ra hoặc rất ít khi xảy ra
1
Thỉnh thoảng có xảy ra
2
Thường xuyên xảy ra
Bảng 3. Ma trận rủi ro
Tính nghiêm trọng
Khả
xảy ra
năng
0
1
2
3
1
1
2
3
2
2
4
6
Bảng 4. Quy định mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro
Các yêu cầu kiểm soát
0 - Tầm thường
Rủi ro không đáng kể, liên quan đến
những hoạt động đã có thủ tục kiểm soát
1 - Có thể chấp
Rủi ro được giảm đến mức chấp
nhận được, đơn vị có thể chịu được
nhận
2 - Vừa phải, có
Yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát
mức độ
và cải tiến thêm, có thể yêu cầu giám sát
thêm định kỳ
3 - Thâth sự đáng
kể
Không chấp nhận được nhưng hoạt
động vẫn còn có thể cho phép thực hiện
dưới sự giám sát đặc biệt
4 - Không chấp
Không chấp nhận được, phải dừng
nhận được
hoạt động
6 - Quá đáng
Rủi ro đe dọa đến sự sinh tồn của
đơn vị và cộng đồng
5.3.6.2. Bảng đánh giá rủi ro
Mối
Đánh giá rủi ro
nguy
Q
uá
trìn
h
oạt
động
H
M
ô tả
Tần suất
T
T
Mức
nghiêm trọng
độ
M
ức độ
rủi ro
Gi
M
Gi
M
ải thích ức độ ải thích ức độ
vi. Các biện pháp kiểm soát rủi ro
6.1. Kiểm soát rủi ro
Những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá
trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn
ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và
tổn thất hoặc lợi ích.
6.1.1. Phân tích các phương pháp, các kỹ thuật rủi ro
6.1.1.1. Né tránh (chấm dứt) rủi ro
Né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn
thất có thể có hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất.
- Biện pháp này đơn giản, triệt để và chi phí thấp
- Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó
- Có thể tránh được rủi ro này nhưng lại gặp phải rủi ro khác.