Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

thuyết minhĐồ án thiết kế mạch điện cho thang máy 1200kg_file cad liên hệ:namnucesgmail.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 29 trang )

Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng
MỤC LỤC

Lời nói đầu........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY..................................3
1.1. Giới thiệu chung về thang máy chở hàng.............................................................3
1.2. Phân loại thang máy..............................................................................................3
1.2.1. Phân loại theo công dụng...............................................................................3
1.2.2. Phân loại theo cơ cấu dẫn động.....................................................................4
1.2.3. Phân loại theo tốc độ dịch chuyển.................................................................4
1.2.4. Phân loại theo tải trọng..................................................................................4
1.3. Cấu tạo của thang máy..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
VÀ TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ..................................................................................7
2.1. Những yêu cầu cơ bản về hệ thống truyền động điện.........................................7
2.2. Phương án truyền động cơ khí.............................................................................8
2.3. Phân tích, chọn phương án truyền động điện....................................................10
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ................................................12
3.1. Thiết kế sơ đồ nguyên lý......................................................................................12
3.2. Thuyết minh nguyên lý làm việc của sơ đồ........................................................14
3.2.1. Giải thích các kí hiệu....................................................................................14
3.2.2. Nguyên lý hoạt động.....................................................................................15
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN .....................17
4.1. Tính chọn động cơ...............................................................................................17
4.2. Tính chọn các thiết bị, khí cụ điện trong sơ đồ điều khiển...............................17
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................22
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 23


SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

1


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

Lời nói đầu
Ngày nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung do sự phát triển dân số
cũng như sự phát triển của xây dựng nên việc xây dựng nhà cửa có quy mô lớn và có kích
thước lên đến hàng trăm mét là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Cùng
với đó là sự đòi hỏi của việc di chuyển người và hàng hoá trong đó. Chính những đòi hỏi
này mà thang mới trở thành bộ phận không thể thiếu của các công trình hiện đại nhất là
những công trình cao tầng.
Từ nhu cầu thực tế đó việc tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và vai trò của thang máy
để từ đó có thể thiết kế, cải tiến, hiện đại hơn nữa thang máy là mục tiêu đặt ra.
Trong đồ án môn học này nhiệm vụ của em là “ Thiết kế phần trang bị điện cho
thang máy chở hàng nhà 11 tầng, chiều cao mỗi tầng 4,5m, tải trọng 1200kg, tốc độ
60m/ph” với sự hướng dẫn của thầy Đồng Xuân Khang và thầy Nguyễn Văn Thiện
Với khối lượng công việc đã định ra cùng với sự tìm hiểu trong các tài liệu đó giúp
em có những hiểu biết cơ bản và chuyên sâu ban đầu về thang máy. Tuy nhiên do kiến
thức còn nhiều hạn chế và thiếu về tài liệu tham khảo nên đồ án không tránh khỏi những
thiếu xót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cùng các bạn để đồ án được hoàn thiện
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này.
Hà Nội, 20 ngày 6 tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hữu Nam

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

2


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY .
1.1. Giới thiệu chung về thang máy chở hàng.
Thang máy là thiết bị chuyên dùng, dùng để vận chuyển người và hàng hoá,vật
liệu...theo phương thẳng đứng theo tuyến đã định sẵn, làm việc theo chu kỳ.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, bệnh viện, các đài quan
sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy công xưởng vv...Đặc điểm của thang máy so với
các phương tiện vận chuyển khác là thời gian vận chuyển của một chu kỳ bé, tần số vận
chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa vận chuyển thang máy còn là một trong
những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình.
Ở nước ta hiện nay, ngày càng có nhiều nhà cao tầng và nhà cao 6 tầng trở lên hầu
như đã được trang bị thang máy để đảm cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và
tăng năng suất lao động.Giá thành của thang máy trang bị cho công trình chiếm khoảng từ
(6%  7%) giá trị toàn công trình là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh
viện, nhà máy, khách sạn ... tuy có số tầng nhỏ hơn 6 nhưng vẫn do nhu cầu phục vụ nên
vẫn được trang bị thang máy.
Thang máy là thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy yêu cầu chung đối với thang máy khi
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành sử dụng và sữa chữa phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt các yếu tố về kỹ thuật an toàn được qui định trong các quy trình, qui phạm.

Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu, thì chưa đủ điều
kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn , đảm bảo độ tin cậy như
điều kiện chiếu sáng , dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ, chuông báo, bộ hãm bảo
hiểm, an toàn cabin (đối trọng), cơ cấu an toàn cửa cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ
khi mất điện nguồn.
1.2. Phân loại thang máy.
1.2.1. Phân loại theo công dụng.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

3


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

+ Thang máy chuyên chở người: Loại này chuyên để vận chuyển hành khách
trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu trung cư, trường học...
+ Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm: Loại này thường dùng
cho các siêu thị, khu triển lãm.....
+ Thang máy chuyên chở bệnh nhân: Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện,
các khu điều dưỡng....
+ Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm: Loại này thường dùng trong các
nhà máy, công xưởng, kho,...chủ yếu chở hàng có người đi để phục vụ.
+ Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm: Loại này dùng để chở vật
liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể....
1.2.2. Phân loại theo cơ cấu dẫn động.
+ Thang máy dẫn động điện: Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ
điện truyền động qua HGT tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp.Chính nhờ cabin được treo

bằng cáp mà hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế.
+ Thang máy thủy lực: dùng xi lanh để nâng hạ cabin, loại này dùng trong bệnh
viện (vì số tâng ít, đi lại êm).
+ Thang máy khí nén.
Thang máy chở hàng: Do mục đích chở hàng là chính nên một số bộ phận hoặc kết
cấu của loại thang máy này có thể không yêu cầu cao: ví dụ như không cần cabin đẹp,
không cần sang trọng, không cần êm dịu lắm để giảm chi phí cho thiết kế, chế tạo lắp đặt.
1.2.3. Phân loại theo tốc độ dịch chuyển.
Thang máy tốc độ chậm :V= 0.5 m/s
Thang máy tốc độ trung bình :V= 0,75 ÷ 1,5 m/s
Thang máy tốc độ cao :V= 2 ÷ 5 m/s
1.2.4. Phân loại theo tải trọng.
Thang máy loại nhỏ: Q < 160 KG
Thang máy loại trung bình : Q = 500 ÷ 2000 KG
Thang máy loại lớn: Q > 2000KG

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

4


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

1.3. Cấu tạo của thang máy.
12
10

11


9
A

A

Tang 11
8

4500

7

2300

6
5
4
3

A-A

Tang 1
2

1200

2180

13


1400

1250

1

0.0

2400
2830

Hình 1.1 Cấu tạo thang máy
1 Giảm chấn đối trọng: 2 Giảm chấn cabin, 3 Đối trọng, 4 Xích cân bằng. 5 Cáp nâng
đối trọng. 6 Cabin. 7 Cửa tầng. 8 Ray dẫn hướng đối trọng. 9 Ray dẫn hướng cabin.10
Puly ma sát. 11 Tủ điện. 12 Phòng điều khiển. 13 Hố PIT. [PL7_T28]

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

5


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

Nguyên lý làm việc chung.
- Khi có tín hiệu điều khiển từ cabin tới bộ điều khiển,bộ điều khiển sẽ điều
khiển làm động cơ quay , qua hệ thống cáp kéo cabin đi lên hoặc xuống
- Khi cabin đi tới cuối hành trình ,thiết bị giới hạn hành trình sẽ tác động vào bộ

điều khiển,bộ điểu khiển sẽ dừng hoặc đảo chiều quay của động cơ để bắt đầu hành trình
mới
- Khi tốc độ cabin vượt quá giới hạn cho phép,bộ giới hạn tốc độ sẽ tác động vào
bộ điều khiển,bộ điều khiển sẽ chỉnh lại tốc độ động cơ cho phù hợp với yêu cầu
- Trường hợp mất điện lưới thì bộ cấp điện phụ sẽ hoạt động,cấp điện cho hệ
thống để đưa cabin tơi tầng gần nhất cho hành khách ra ngoài
-Trường hợp xấu là đứt cáp thì ngay lập tức bộ kẹp ray cabin sẽ kẹp chặt cabin
lại không cho cabin rơi và gọi cứu hộ

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

6


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG
ĐIỆN VÀ TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ.
2.1. Những yêu cầu cơ bản về hệ thống truyền động điện.
Hệ thống truyền động thang máy ta dùng hệ truyền động điện xoay chiều dùng động
cơ không đồng bộ rôto lồng sóc và rôto dây quấn. Do vận tốc của buồng thang: v = 1 m/s
ở mức trung bình nên ta dùng hệ truyền động là động cơ rôto lồng sóc hai tốc độ.
Hệ thống điều khiển thang máy là toàn bộ trang thiết bị và linh kiện đảm bảo cho
thang máy hoạt động an toàn, hệ thống điều khiển được phân loại với từng điều kiện làm
việc cụ thể.
+ Theo nguyên tắc điều khiển thì có điều khiển riêng biệt và điều khiển kết hợp.
+ Theo nút điều khiển: điều khiển từ trong cabin, bên ngoài cabin và điều khiển
cả trong lẫn ngoài cabin.

+ Theo số lượng thang máy điều khiển thì có điều khiển độc lập hoặc điều khiển
theo nhóm.
-

Cấu tạo chung của hệ thống điều khiển:
+ Mạch động lực: là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động thang máy gồm đóng

mở động cơ, đóng mở phanh, thay đổi tốc độ động cơ, yêu cầu thay đổi tốc độ êm dịu,
dùng đúng tầng chính xác, mạch động lực được chi phối bởi mạch điều khiển.
+ Mạch điều khiển: là hệ thống điều khiển tầng có tác dụng thực hiện một chương
trình điều khiển phức tạp đảm bảo chức năng và hoạt động của thang máy:
Hệ thống điều khiển tầng lưu dữ các lệnh di chuyển từ cabin các lệnh gọi tầng của
hành khách và thực hiện các lệnh di chuyển hoặc dừng theo một thứ tự ưu tiên nào đó.Sau
khi thực hiện xong lệnh nào đó thì bó xóa bỏ lệnh đó. Nó xác định và ghi nhận vị trí và
hướng chuyển động của cabin. Hiện nay hệ thống điều khiển tầng là bằng nút bấm là
nhiều.
+ Mạch tín hiệu: là hệ thống các đèn tín hiệu đã được thống nhất hóa nhằm đảm
bảo tình trạng, vị trí và hướng chuyển động của cabin.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

7


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

+ Mạch chiếu sáng: là hệ thống các công tắc, rơ le, các tiếp điểm nhằm đảm bảo an
toàn cho thang máy khi hoạt động . Bảo vệ quá tải cho động cơ, bảo vệ cho cabin hạn chế

tải trọng nâng, hạn chế hành trình. Các tiếp điểm tại cửa cabin rồi cửa tầng, bộ phận hạn
chế tốc độ và bộ hãm bảo hiểm.
+ Toàn bộ mạch an toàn sẽ tự động ngắt điên mạch động lực để dừng máy trong
trường hợp:
- Làm mất điện điều khiển
- Mất đường tiếp điện
- Ngắt khi quá tải.
- Khi cabin vượt quá giới hạn đặt hành trình
- Đứt cáp hoặc tốc độ hạ cabin vượt quá giới hạn cho phép khi nào bộ hạn chế
tốc độ cơ cấu điều khiển làm việc và phanh an toàn làm việc.
- Khi một trong các sợi cáp trùng quá giới hạn cho phép.
- Khi cửa tầng và cửa cabin mở, lúc này cabin không di chuyển nữa.
- Ngoài ra với cửa lùa khi có chướng ngại vật thì cửa tự động mở ra sau đó đóng
lại.
- Nút dừng khẩn cấp.
- Nút chuông báo hiệu.
2.2. Phương án truyền động cơ khí.
Phương án truyền động cơ khí có nhiều phương án khác nhau, có một số phương
án thường gặp:
- Thang máy dẫn động cabin bằng puly ma sát đặt phía trên giếng thang.
- Thang máy dẫn động bằng tang cuốn cáp đặt phía trên giếng thang.
- Thang máy có bộ tời đặt phía dưới giếng thang.
- Thang máy thủy lực.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

8


Trường :Đại học Xây Dựng


Khoa: Cơ khí xây dựng

Phương án được chọn:
Thang máy được dẫn động bằng động cơ đến hộp giảm tốc (vì tốc độ nâng chậm, ít
tầng) rồi đến puly ma sát. Puly quay kéo theo cáp chuyển động nhờ ma sat sinh ra giữa
rãnh ma sát của puly và cáp. Hệ thống cân bằng có đối trọng được lắp phía sau cabin,
không cần lắp thêm hệ thống xích cân cho cáp vì số tầng ít. Hệ thống dây cáp gồm nhiều
dây cáp, một phía các đầu cáp này được gắn vào đối trọng và một phía được gắn vào cabin
đầu rồi được cùng vòng qua các rãnh của puly ma sát. Nhờ có đối trọng mà lực nâng cabin
giảm đi do đó công suất động cơ sẽ nhỏ hơn được nhiều. Kết cấu cửa buồng thang và cửa
tầng là hai cánh dạng tấm (panel), hai cánh mở ở chính giữa lùa về hai phía, như vậy tiết
kiệm được không gian giếng thang và thuận tiện cho việc mở (đóng) nhanh.
Bộ hãm bảo hiểm an toàn là loại hãm tức thời vì lực quán tính khi dừng đột ngột thấp
do vận tốc thấp.
Hệ thống điều khiển cửa cabin được đóng mở bán tự động, tức là khi buồng
thang dừng đúng vị trí cửa tầng ta ấn công tắc mở (đóng) thì cửa buồng thang và cửa tầng
tự động mở (đóng). Loại này rất hay được dùng với thang máy chở hàng có người đi kèm.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

9


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

3


2

1
5

4

Hình 1.2 Sơ đồ phương án truyền động
1 Động cơ, 2 Hộp giảm tốc, 3 Puly đổi hướng, 4 Đối trọng, 5 Cabin.
2.3. Phân tích, chọn phương án truyền động điện.
Phân loại hệ thống truyền động điện và điều khiển thang máy.
Hiện nay tồn tại rất nhiều loại thang máy từ đơn giản nhất đến hiện đại nhất.Tương
ứng các hệ thống truyền động điện và điều khiển thang máy có thể chia ra làm 4 loại:
a) Hệ thống điều khiển thang máy bằng động cơ điện xoay chiều với điều khiển bằng
rơle và công tắc tơ. Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản và giá thành hạ, nhưng có
nhược điểm là không đáp ứng được biểu đồ tốc độ tốt nhất của buồng thang và làm
việc không thật tin cậy, vì các tiếp điểm của rơle và công tắc tơ có thể bị mài mòn và
hỏng hóc khi đóng cắt nhiều lần. Do các ưu khuyết điểm trên đây hệ thống này thường
được dùng trong các thang máy chạy chậm và tốc độ trung bình.
b)

Hệ thống truyền động thang máy bằng động cơ điện xoay chiều điều khiển bằng bộ
biến tần bán dẫn, ưu điểm của loại hệ thống này là làm việc rất tin cậy vì không có tiếp

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

10


Trường :Đại học Xây Dựng


Khoa: Cơ khí xây dựng

điểm và có thể điều khiển tốc độ động cơ để đạt được biểu đồ tốc độ tốt nhất, tuy
nhiên phức tạp và giá thành cao nên được dùng cho các thang máy chạy nhanh và hiện
đại.
c)

Hệ thống truyền động thang máy bằng bộ máy phát động cơ không đồng bộ để quay
máy phát điện một chiều với điều khiển bằng các thiết bị bán dẫn.Trong hệ thống này
người ta dùng một động cơ không đồng bộ để quay máy phát điện một chiều.Máy phát
điện một chiều cung cấp điện cho động cơ điện một chiều nâng hạ buồng thang.Ưu
điểm của loại máy này là rất dễ dàng điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều để đạt được
biểu đồ tốc độ tối ưu của buồng thang.Tất nhiên giá thành của hệ thống này đắt hơn
nhiều các loại trên nên dùng cho các thang máy chạy nhanh hoặc cao tốc.

d) Hệ thống truyền động thang máy bằng bộ biến đổi thyristor và động cơ điện một chiều
với sự điều khiển bằng các thiết bị bán dẫn.ở hệ thống này người ta dùng một bộ biến
đổi thyristor biến dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều để cung cấp điện cho
một động cơ điện một chiều nâng hạ buồng thang.Hệ thống này cũng có những ưu
điểm như hệ thống thứ 3 song nó ít thiết bị hơn nên giá thành hạ hơn,hiệu suất cao
hơn.Hệ thống này cũng được dùng trong các thang máy chạy nhanh hoặc cao tốc.
Từ các phương án trên, em chọn phương án thứ nhất: hệ thống điều khiển thang
máy bằng động cơ điện xoay chiều với điều khiển bằng rơle và công tắc tơ.Vì vận tốc
thang máy chạy trung bình (v=1 m/s), và hơn nữa là loại thang máy trở hàng nên không
yêu cầu cao về các thông số tốt, ổn định, chất lượng cao do đó sẽ bớt tốn kém tức là giá
thành hạ.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1


11


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ .
3.1. Thiết kế sơ đồ nguyên lý.

A

B

C

MCCB 3P 50A
1

2

3

N

N

FP
CC 2A


Ð

X

V

H

H

Tr

Tr

H

Tr

C

C

N

T

C

Y
R

PÐT

ÐC
18,5kW

Hình 1.4 Sơ đồ mạch điều khiển

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

12

T

T

R

Y
R

Y


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

N

FP


3

Cabin

ÐT11
ÐT10

ÐT4
ÐT3
ÐT2
ÐT1

Hình 1.5 Sơ đồ mạch động lực.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

13


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.6 Sơ đồ mạch tính hiệu
3.2. Thuyết minh nguyên lý làm việc của sơ đồ.
3.2.1. Giải thích các kí hiệu.
Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và thiết bị trong sơ đồ người ta dùng các công tắc
giới hạn KC (cắt điện khi vị trí buồng thang vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới
trong trường hợp sự cố), các khóa liên động C1÷ C11 (cắt điện khi cửa tầng bất kỳ chưa

đóng ), các khóa bảo hiểm BH (cắt điện khi tốc độ buồng thang quá lớn hoặc đứt cáp
nâng), khóa liên động CB (cắt điện khi cửa buồng thang chưa đóng), các khóa liên động
BT1 và BT2 (mở tiếp điểm của nó khi buồng thang có hàng) và các nút dừng D.
Để điều khiển buồng thang, dùng các nút gọi tầng GT1÷GT11 và ĐT1÷ĐT11 đặt ở
các cửa tâng.
Để chuyển từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp khi buồng thang đi đến sàn tầng cần
dừng, người ta dùng các công tắc chuyển tốc độ khi nâng CVN2÷CVN11 (đặt dưới mỗi

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

14


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

sàn tầng từ 600÷900mm) và các công tắc chuyển tốc độ khi hạ CVH1÷CVH10 (đặt khí
trên mỗi sàn tầng từ 600÷900mm).
Để buồng thang dừng lại ở sàn tầng cần dừng người ta dùng các công tắc tầng
CT1÷CT11.
Để đóng mở cửa tầng người ta dùng cuộn dây đóng mở từ MO.
Để thực hiện các lệnh điều khiển người ta dùng các contactor tốc độ cao C,contactor
tốc độ thấp T, các contactor KO,Tr và role tầng RT1÷RT11, contactor nâng N, contactor
hạ H.
3.2.2. Nguyên lý hoạt động.
+ Giả thiết buồng thang ở sàn tầng 1, công nhân và hàng vào đó.Khi có người trong
buồng thang,sàn buồng thang sẽ điều khiển mở các khóa liên động BT1 và BT2 cắt khả
năng điều khiển buồng thang từ các nút gọi tầng GT.
Muốn lên tầng 11 thì ấn ĐT11, khi đó dòng điều khiển đi qua các vị trí , KC, D,

C1÷C11, BH, BT1,D, qua tiếp điểm thường kín H, contactor N, qua các role tầng, dòng
điều khiển đi qua ĐT11, rồi tiếp tục qua Y, N, H về KC về nguồn.
Khi đó contactor N có điện
- Thì RT11 có điện đóng tiếp điểm RT11 lại dòng điện đi tắt về nguồn.
- Đóng tiếp điểm N trên mạch lực cấp điện cho động cơ chạy nâng
-Tiếp điểm N có điện thì Tr có điện đóng tiếp điểm Tr trên mạch lực, phanh có điện
thì nhả ra
-RT11 (dưới) có điện đóng tiếp điểm RT11 (trên) dẫn đến contactor C có điện thì
đóng 3 tiếp điểm C trên mạch lực dẫn tới thang máy chạy nâng với tốc tộ cao.
- Contactor C (trên) có điện tiếp điểm c (dưới) mở ra để ngắt mạch tốc độ thấp.tiếp
điểm C,N đóng suy ra KO có điện( dòng điện đi KC, KO, C, N,về nguồn) KO có điện
đóng tiếp điểm KO (dưới 1) cuộn hút MO có điện đóng chặt cửa buồng thang.
Chạy nâng tốc độ thấp.
Khi thang chạy gần đến sàn tầng 11gạt phải CVN11, đẩy lên trên,

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

15


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

C mất điện thì tiếp điểm C (dưới) đóng lại,(KO có điện từ lúc nãy) tiếp điểm C
trên mạch lực mở ra. T có điện thì 3 tiếp điểm trên mạch lực đóng lại.dẫn đến động
cơ chạy nâng với tốc độ thấp.
Đồng thời thang máy gạt phải CT11 nằm ngang ra dẫn tới RT11, N mất điện động
cơ mất điện, Tr mất điện sẽ phanh động cơ. KO mất điện mở KO (dưới) cuộn hút
lấy tay mở ra được,lấy hàng đi ra ngoài. Động cơ dừng hoạt động.


SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

16


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN .
4.1. Tính chọn động cơ.
Công suất động cơ được tính theo tải trọng nâng chính tính toán:
Nt 

k .Qn .Vdc 1,3.12000.1

 18,35W
1000.
  c 1000.0,85

Hiệu suất truyền động của cơ cấu, lấy ηc = 0,85.
Chọn động cơ rôto lồng sóc 3K200Ma6. [ PL1_T22 ]
Tốc độ vòng quay n= 980vg/ph.
Công suất lớn nhất P = 18,5 kW.
Hiệu suất = 88%.
Hệ số an toàn k=1,3.
4.2. Tính chọn các thiết bị, khí cụ điện trong sơ đồ điều khiển.
1. Tính chọn Aptomat.
Aptomat chính được chọn theo dòng làm việc lâu dài, chính là dòng làm việc tính

định mức:

V (aptomát 3 pha)

I dmD 

Pdm
3.U dm . cos .

Trong đó:
=18,5 KW =18500 W: công suất điện động cơ định mức được chọn.
V: điện áp dây đặt vào dây quấn stato động cơ.
Cos φ =0,87 : hệ số công suất động cơ.
: hiệu suất động cơ.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

17


Trường :Đại học Xây Dựng
I lv 

Khoa: Cơ khí xây dựng

18500
 36, 71A
3.380.0,87.0,88

Điều kiện chọn Aptomat.

I tt ≥ 1, 25.I lv  45,9 A
U atm  U dm =380V

Chọn Aptomat SC68N/C3050 có Iđm=50A, 3 cực.Uđm= 415V.[ PL2_T22 ]
-Dòng điện tính toán được tính khi chọn dây cho mạch điều khiển thông thường chỉ
từ 5-10A
Chọn Aptomat phụ có thông số như sau:
+ Mã hiệu SC68N/C2006
+ Số cực 2P
+ Điện áp định mức Uđm = 412V
+ Dòng điện định mức Iđm=6A
+ Dòng điện cắt Icu= 6kA
2. Chọn Contactor.
- Thường lấy dòng qua contactor I ct  (1, 2 �1,5) I dm
Trong đó

=>

Chọn contactor ký hiệu HiMC32F.[ PL3_T23 ]
Dòng định mức từ 50 A
Điện áp cuộn hút định mức: 440V ,
3. Chọn công tắc tầng.
Với các thông số đó cho ở trên ta chọn cụng tắc giới hạn hành trình D4GS-N
4. Chọn khoá liên động.
Khóa liên động chọn theo contactor đã chọn cho mạch, với contactor đã chọn là
HiMC32F ta chọn khóa liên động HiTL 40

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

18



Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

5. Tính chọn phanh điện từ thường đóng.
-Chọn phanh hóm động cơ thang máy có mô men xoắn trên trục động cơ
Tt  9550.

Pdc
18500
 9550.
 180280 N .mm
ndc
980

Mômen phanh tính toán được xác định:
Tph = kph.Tt =1,75.180280=315490 (N.mm)
kph :Hệ số an toàn phanh, với chế độ trung bình
Theo atlat máy nâng chọn được phanh
Ký hiệu : TT-250, Momen phanh = 400 (N.m).
6. Tính chọn nút ấn.
Chọn nút dừng COMPACT. [ PL4_T24 ]
7. Tính chọn dây dẫn.
-Dòng điện tính toán cho dây dẫn mạch động lực : = 36,71 (A)
Dòng điện lâu dài cho phép ứng với dòng dẫn được chọn là:
I
36, 71
I cp � tt 

 51, 63 A
k1.k2 0, 9.0, 79

Trong đó:
- hệ số điều chỉnh nhiệt độ
- hệ số hiệu chỉnh theo số lượng đặt cáp trong cùng rãnh.
Tra bảng ta chọn được dây dẫn. Chọn dây cáp đồng hạ áp 3, 4 lõi cách điện PVC do
LEN chế tạo.[ PL5_T25 ]
8. Tính chọn rơ le tầng.
Chọn rơ le Omroron MY2N DC24.Dải nguồn từ 100÷200V và dòng từ 5÷48A.
9. Chọn cầu chì.
Ta bố trí 2 cầu trì để bảo vệ ngắn mạch cho các thiết bị như đèn báo, quạt, vv…(như bản
vẽ). Các thiết bị có dòng nhỏ nên ta chọn Icc = 5(A). Loại RT28-32,hãng sản xuất CHINT
10. Chọn máy biến áp.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

19


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

- Chọn MBA 1 pha phân phối 2 cấp điện áp
Kí hiệu DA 220/12
Điện áp vào 220 V điện áp ra 12V
Dòng điện không tải Io= 2%.
Bảng 2.1 Bảng kê các thiết bị điện chính.


S

Tên thiết bị

Ký hiệu

TT
Động cơ không đồng bộ 3 pha, roto lồng sóc

1
2
2

Aptomat

Số
lượng

3K200Ma6

1

Tổng

SC68N/C3050

1

Phụ


SC68N/C2006

1

3

Phanh điện từ

TT-250

4

Contactor

HiMC32F.

7

5

Role tầng

MY2N DC24.

11

6

Nút bấm dừng


SCHNEIDER
XB7E

2

7

Dây dẫn

CADI-SUN

1

Máy biến áp

AC 220/12

1

9

Khóa liên động

HiTL40

14

1

Công tắc tầng


D4GS-N

11

3

1

4
5
6
7
8
9
10

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

20


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành đồ án trang bị điện này giúp em tìm hiểu được hệ thống trang bị
điện cho máy xây dựng đặc biệt là hệ thống trang bị điện cho “THANG MÁY CHỞ
HÀNG NHÀ 11 TẦNG”, nó giúp em tìm hiểu nghiên cứu mạch điện, các sơ đồ điều khiển

sơ đồ động lực,cách bố trí các thiết bị điện trên sơ đồ lắp ráp,đặc biệt nó giúp em tìm hiểu
được nguyên lý hoạt động và lắp ráp mạch điện qua đó hướng dẫn cho bộ phận công nhân
lắp ráp hệ thống trang bị điện cho thang máy chở hàng và hệ thống trang bị điện cho máy
xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy để em có thể hoàn thiện đồ án
một cách tốt đẹp nhất.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Nam

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

21


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kỹ thuật điện trường ĐHXD.
2. Đỗ Xuân Tùng, Trương Tri Ngộ, Nguyễn Văn Thanh, Trang bị điện máy xây dựng,
NXB xây dựng, Hà nội 1998.
3. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, Hệ thống cung cấp điên, NXB khoa học
và kỹ thuât, Ha nội 2000.
4. Nguyễn Hồng Quang, Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện, NXB khoa học và
kỹ thuât, Hà nội 2000.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1


22


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng
PHỤ LỤC

1 Động cơ.

2 Aptomat.
Aptomat tổng.

Aptomat phụ.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

23


Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

3 Contactor.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

24



Trường :Đại học Xây Dựng

Khoa: Cơ khí xây dựng

4 Nút ấn.

5 Dây dẫn.

SV: Nguyễn Hữu Nam_Lớp 59KM1

25


×