Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài viết của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.13 KB, 4 trang )


NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN.
Cuéc sèng
kh«ng thÓ thiÕu t×nh
yªu
Người ta nói trên Trái Đất không có gì ở ngoài quy luật cả. nhưng tình
yêu thì có lúc cũng là một ngoại lệ. Tình yêu có khi nâng bổng con người
nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá
lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng
mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu. Tôi không
thể nói về một vấn đề mà chính mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là
nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu người
nào đó thách thức tôi một trò nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà
đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung quá
phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có
người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn
muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không
yêu. Hàng nghìn năm nay, con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ
không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu tình yêu giả. Cái giả mà
rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao
nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không
biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói cười huyên
thuyên. Đời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng
thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.
Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ
có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người
đã nói như vậy.
Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi
vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: “ Cuộc sống không thể
thiếu tình yêu”.


T×nh yªu vµ tiÕng
h¸t.
Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan
làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc hư thế là tình yêu, là trong
bản than nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc.
Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có cơ duyên ra
đời.
Có người đi đến với cuộc đời và ngẫm nghĩ: Nếu đời sống vắng bóng
âm nhạc và tiếng hát thì ta sẽ như thế nào đây? Ở đâu có con người, ở đó có
tiếng hát. Trên mặt đất trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta một điều giản dị:
Tôi hát là tôi hiện hữu. Tôi tồn tại cũng có nghĩa là tôi sẽ mất đi. Tôi mất đi
nhưng tiếng hát còn ở lại. Ở lại như một chứng tích vừa buồn bã vừa huy
hoàng của một cõi đời.
Tiếng hát thường làm nhớ nhung con người. Nhớ một con người là
nhớ cả trần gian. Cái thân thể mĩ miều của trần gian này nọ đã từng vạch ra
những lối đi mờ ảo, hoang đường trong bể dâu của cuộc sống. Thân thể ấy
đã tự dựng biến thành thánh địa cho cuộc chiêm ngưỡng tình yêu. Âm nhạc
và tiếng hát ra đời đẻ ca tụng một gót chân, một bàn tay, những môi, mát,
má, và đoi khi một tóc trầm hương và sau đó là nụ cười, nước mắt của một
đời người.
Tiếng hát là con đẻ của thân xác. Từ thân xác bay lên những giai điệu
vfa lời ca. Ca hát là để nhớ nhau và đội lúc, để an ủi mình. An ủi một cái gì
đó còn ở lại và than thở một điều gì đó đã ra đi.
Tất cả mọi điều sẽ qua đi, sẽ biến mất, nhưng tiếng hát, câu ca, một
khi đã được thôi nôi với ngày khai sinh huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời
mãi mãi. Đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt
cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình.
( Thế giới Âm nhạc - 1996)



Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

×