Đề cương Tin học 12
Chương I: KHÁI NIỆM VỀ CSDL VÀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Câu 1: Việc xác định cấu trúc của hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?
A. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính.
B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ.
C. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính.
D. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin.
Câu 2: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, việc nào không
thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Thêm hai hồ sơ.
B. Xóa một hồ sơ.
C. In một hồ sơ.
D. Sửa tên trong hồ sơ.
Câu 3: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, việc nào không
thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Xóa bốn hồ sơ.
B. Thêm hai hồ sơ.
C. Xem nội dung hồ sơ.
D. Sửa tên trong hồ sơ.
Câu 4: Một học sinh ở lớp 12B được chuyển sang lớp 12D sau khi khai giảng
một tháng. Nhưng sang HK2, xét nguyện vọng cá nhân, nhà trường lại chuyển
học sinh đó trở lại lớp 12B để có điều kiện giúp đỡ một học sinh khác. Tệp hồ sơ
học bạ của lóp 12B được cập nhật bao nhiêu lần?
A. Không cập nhật lần nào.
B. Phải cập nhật một lần.
C. Phải cập nhật hai lần.
D. Phải cập nhật 4 lần.
Câu 5: Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết
của các môn Văn, Toán, Sinh, Sử, Địa. Việc nào sau đây thuộc loại tìm kiếm.
A. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất.
B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất.
C. Tìm học sinh có điểm trung bình sáu môn cao nhất.
D. Câu A và câu B
Câu 6: Tiến có rất nhiều đĩa CD ghi các bài hát. Để nhanh chóng tìm được bài
hát ưa thích, Tiến đã xây dựng một chương trình cho phép nhập lần lượt thư
mục của các CD vào bộ nhớ trong (RAM) và xác định xem bài hát mình ưa thích
được ghi trên đĩa nào, chương trình cũng cho phép đưa ra các thông tin phụ
như thời gian, tác giả, người trình bày, ……Điều nào sau đây là đúng?
1
Đề cương Tin học 12
A. Chương trình Tiến đã xây dựng chưa phải là CSDL quản lí bài hát vì sản phẩm
phần mềm đó chỉ có một người dùng.
B. Đó chưa phải là cơ sở dữ liệu vì thông tin chưa được ghi ở bộ nhớ ngoài.
C. CD là bộ nhớ ngoài, như vậy thông tin đã được ghi ở bộ nhớ ngoài và vì vậy
chương trình của Tiến là một CSDL.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 7: Hai bản thiết kế CSDL quản lí đoàn viên khác nhau duy nhất ở một
trường: bản thiết kế thứ nhất lưu tuổi Đoàn, bản thiết kế thứ hai lưu ngày vào
Đoàn. Hãy cho biết ý kiến nào đúng:
A. Thiết kế thứ nhất tốt hơn vì xác định được tuổi Đoàn mà không cần tính toán.
B. Thiết kế thứ hai tốt hơn vì không phải cập nhật thông tin hằng năm về tuổi đoàn.
C. Cả hai bản thiết kế tốt như nhau vì không vi phạm các yêu cầu cơ bản của
CSDL.
D. Cả hai bản thiết kế tốt như nhau.
Câu 8: Sau khi thực hiện tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh, khẳng
định này sau đây là đúng?
A. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi.
B. Tệp hồ sơ có thể xuất hiện những hồ sơ mới.
C. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi, nhưng những thông tin tìm thấy đã
được lấy ra nên không còn trong những hồ sơ tương ứng.
D. Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trên tệp vì người ta đã lấy thông tin ra.
Câu 9: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là:
A. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên
máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên
giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
C. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh, …
của một chủ thể nào đó.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên
giấy.
Câu 10: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:
A. Gọn, thời sự, nhanh chóng.
B. Gọn, thời sự (cập nhật đầy đủ, kịp thời…)
2
Đề cương Tin học 12
C. Gọn, nhanh chóng.
D. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều người có thể sử dụng chung CSDL.
Câu 11: Phân biệt CSDL và hệ QTCSDL.
A. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau chứa thông tin về một vấn
đề nào đó. CSDL này do một hệ quản trị CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL là phần
mềm dùng tạo lập: CSDL, hơn thế nữa nó còn dùng quản trị và khai thác CSDL đó.
B. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin
của một tổ chức nào đó, được lưu trên máy tính. CSDL này do một hệ QTCSDL tạo
ra. Hệ quản trị CSDL là phần mềm dùng tạo lập: CSDL, hơn thế nữa nó còn dùng
quản trị và khai thác CSDL đó.
C. Tất cả đều sai.
D. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau, còn hệ quản trị CSDL chỉ
là chương trình để quản lý và khai thác CSDL đó.
Câu 12: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc
nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Xem nội dung hồ sơ.
B. Cả 3 câu trên.
C. In một hồ sơ.
D. Xóa một hồ sơ.
Câu 13: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc
nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Thêm hai hồ sơ.
B. Xóa, sửa, thêm hồ sơ.
C. Xóa một hồ sơ.
D. Sửa tên trong hồ sơ.
Câu 14: Hãy chọn câu mô tả sự tương tác giữa các thành phần trong một hệ
CSDL: (cho biết: Con_người 1, Cơ sở dữ liệu 2, Hệ QTCSDL 3, Phần mềm
ứng dụng 4)
A. 2 1 3 4.
B. 1 4 3 2.
C. 1 3 2 4.
D. 1 3 4 2.
Câu 15: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
A. Bán vé máy bay.
B. Quản lí học sinh trong nhà trường.
C. Bán hàng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL.
B. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL.
C. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL.
3
Đề cương Tin học 12
D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL.
Câu 17: Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng
kết của các môn Văn, Toán, Sinh, Sử, Địa. Việc nào sau đây thuộc loại tìm kiếm.
A. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất.
B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất.
C. Tìm học sinh nữ có điểm môn Toán cao nhất và học sinh nam có điểm môn Văn
cao nhất.
D. Cả 3 công việc trên.
Câu 18: Thành phần nào dưới đây không thuộc cơ sở dữ liệu?
A. Các chương trình phục vụ cập nhật dữ liệu.
B. Dữ liệu lưu trong các bản ghi.
C. Cấu trúc dữ liệu (cấu trúc bản ghi).
D. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo
điểm trung bình của học sinh. Việc nào dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ
sơ trong tệp?
A. Tìm học sinh có điểm trung bình thấp nhất.
B. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất.
C. Tính và so sánh điểm trung bình của các bạn học sinh nam và điểm trung bình
của các học sinh nữ trong lớp.
D. Câu A và câu B đúng.
Câu 20: Các thành phần của hệ CSDL gồm:
A. CSDL, hệ QTCSDL.
B. Con người, CSDL, phần mềm ứng dụng.
C. Con người, phần mềm ứng dụng, hệ QTCSDL, CSDL.
D. CSDL, hệ QTCSDL, phần mềm ứng dụng.
Câu 21: Trong một CSDL, các bản ghi của một tệp dữ liệu có tính chất gì?
A. Có thể có kích thước khác nhau nhưng cấu trúc giống nhau.
B. Kích thước giống nhau nhưng có thể có cấu trúc khác nhau.
C. Kích thước và cấu trúc giống nhau.
D. Có thể khác nhau cả về kích thước lẫn cấu trúc.
4
Đề cương Tin học 12
Câu 22: Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo
điểm trung bình của học sinh. Việc nào dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ
sơ trong tệp?
A. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất.
B. Tìm học sinh có điểm trung bình thấp nhất.
C. Tính điểm trung bình của tất cả học sinh trong lớp.
D. Câu A và câu B đúng.
Câu 23: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc
nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Sửa tên trong hồ sơ.
B. Cả 3 câu trên.
C. In một hồ sơ.
D. Xem nội dung hồ sơ.
5
Đề cương Tin học 12
Bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Câu 1: Với một hệ QTCSDL, điều khẳng định nào dưới đây đúng?
A. Người lập trình ứng dụng buộc phải hiểu sâu mức thể hiện vật lí của CSDL.
B. Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện mở rộng khả
năng dịch vụ của hệ QTCSDL.
C. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống
vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật.
D. Câu A và câu C đúng.
Câu 2: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng
dụng phục vụ nhu cầu khai thác thông tin?
A. Người dùng cuối.
B. Người lập trình.
C. Người quản trị CSDL.
D. Cả ba người trên.
Câu 3: Hãy cho biết các loại thao tác trên CSDL
A. Thao tác trên cấu trúc dữ liệu.
B. Thao tác trên nội dung dữ liệu.
C. Thao tác tìm kiếm, tra cứu thông tin, kết xuất báo cáo.
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Câu nào sau đây về hoạt động của một hệ QTCSDL là sai?
A. Trình ứng dụng tương tác với hệ QTCSDL thông qua bộ xử lí truy vấn.
B. Có thể tạo các truy vấn trên CSDL dựa vào bộ xử lí truy vấn.
C. Bộ quản lí dữ liệu nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu từ bộ xử lí truy vấn và nó
cung cấp dữ liệu cho bộ truy vấn theo yêu cầu.
D. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL quản lí trực tiếp các tệp CSDL.
Câu 5: Trong một công ty có hệ thống mạng nội bộ để sử dụng chung CSDL, nếu
em được giao quyền tổ chức nhân sự, em có quyết định phân công một nhân
viên đảm trách cả 3 vai trò: là người QTCSDL, vừa là người lập trình ứng dụng,
vừa là người dùng không?
A. Không thể.
B. Không được.
C. Không nên.
D. Được.
6
Đề cương Tin học 12
Câu 6: Nếu so sánh với một ngôn ngữ lập trình như Pascal (hoặc C++) thì ngôn
ngữ định nghĩa dữ liệu tương đương với thành phần nào?
A. Các công cụ khai báo dữ liệu.
B. Các chỉ thị nhập dữ liệu.
C. Các chỉ thị đóng/mở tệp.
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Nét đặc trưng nào dưới đây của ngôn ngữ thao tác dữ liệu giống với ngôn
ngữ lập trình bậc cao (Pascal/C++)?
A. Có quy tắc viết câu lệnh (cú pháp) chặt chẽ.
B. Có thể thực hiện các phép tính số học, quan hệ và lôgíc.
C. Cho phép sử dụng biểu thức số học, biểu thức quan hệ và lôgíc.
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Hệ QTCSDL là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình
dịch cho ngôn ngữ CSDL.
B. Ngôn ngữ CSDL và hệ QTCSDL thực chất là một.
C. Hệ QTCSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành.
D. Mọi chức năng của hệ QTCSDL đều thể hiện qua ngôn ngữ CSDL.
Câu 9: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác
thông tin từ CSDL?
A. Người lập trình ứng dụng.
B. Người dùng cuối.
C. Người quản trị hệ thống.
D. Cả ba người trên.
Câu 10: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập
sử dụng CSDL trên mạng máy tính?
A. Người dùng cuối.
B. Người quản trị CSDL.
C. Người lập trình.
D. Cả ba người trên.
Câu 11: Các thành phần của hệ quản trị CSDL là:
A. Trình ứng dụng, truy vấn.
B. Bộ quản lí tệp và bộ xử lí truy vấn.
C. Bộ quản lí dữ liệu và bộ xử lí truy vấn.
D. Bộ quản lí dữ liệu và trình ứng dụng.
7
Đề cương Tin học 12
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng.
B. Hệ QTCSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành.
C. Ngôn ngữ CSDL và hệ QTCSDL thực chất là một.
D. Câu A và C đúng.
Câu 13: Chức năng của hệ QTCSDL
A. Cung cấp cách khai báo dữ liệu.
B. Câu C và câu D
C. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin
D. Cung cấp cách tạo lập CSDL và công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào
CSDL.
Câu 14: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Câu C và câu D
B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL.
C. Nhập, sửa, xóa dữ liệu.
D. Cập nhật dữ liệu.
Câu 15: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Câu D và B đúng.
B. Ngôn ngữ CSDL và hệ QTCSDL thực chất là một.
C. Mọi chức năng của hệ QTCSDL đều thể hiện qua ngôn ngữ CSDL.
D. Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng.
Câu 16: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng.
B. Hệ QTCSDL là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình
dịch cho ngôn ngữ CSDL.
C. Mọi chức năng của hệ QTCSDL đều thể hiện qua ngôn ngữ CSDL.
D. Hệ QTCSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành.
Câu 17: Hệ QTCSDL trực tiếp thực hiện việc nào trong các việc được nêu dưới
đây?
8
Đề cương Tin học 12
A. Câu B và C
B. Xóa tệp khi có yêu cầu của người dùng.
C. Xác lập quan hệ giữa yêu cầu tìm kiếm, tra cứu với dữ liệu lưu ở bộ nhớ ngoài.
D. Tiếp nhận yêu cầu của người dùng, biến đổi và chuyển giao yêu cầu đó cho hệ
điều hành ở dạng thích hợp.
Câu 18: Hệ QTCSDL trực tiếp thực hiện việc nào trong các việc được nêu dưới
đây?
A. Xóa tệp khi có yêu cầu của người dùng.
B. Tiếp nhận yêu cầu của người dùng, biến đổi và chuyển giao yêu cầu đó cho hệ
điều hành ở dạng thích hợp.
C. Câu B và D
D. Xác lập quan hệ giữa bộ xử lí truy vấn và bộ quản lí dữ liệu.
Câu 19: Với một hệ QTCSDL, điều khẳng định nào dưới đây sai?
A. Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện mở rộng khả
năng dịch vụ của hệ QTCSDL.
B. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống
vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật.
C. Người lập trình ứng dụng cần phải nắm vững ngôn ngữ CSDL.
D. Câu A và câu C đúng.
Câu 20: Quy trình nào trong các quy trình dưới đây là hợp lí khi tạo lập hồ sơ
cho bài toán quản lí?
Trong đó:
Tìm hiểu bài toán là xác định có chủ thể nào, thông tin nào cần quản lí, các
nhiệm vụ của bài toán.
Tìm hiểu thực tế là tìm hiểu tìm hiểu các tài liệu, hồ sơ, chứng từ, sổ sách liên
quan.
Xác định dữ liệu là xác định các đặc điểm của dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu.
Tổ chức dữ liệu theo cấu trúc bảo đảm các ràng buộc (tạo cấu trúc dữ liệu).
A. Tìm hiểu bài toán => Tìm hiểu thực tế => Xác định dữ liệu => Tổ chức dữ liệu
=> Nhập dữ liệu ban đầu.
B. Tìm hiểu bài toán => Tìm hiểu thực tế => Xác định dữ liệu => Nhập dữ liệu
ban đầu => Tổ chức dữ liệu.
9
Đề cương Tin học 12
C. Tìm hiểu thực tế => Tìm hiểu bài toán => Xác định dữ liệu => Tổ chức dữ liệu
=> Nhập dữ liệu ban đầu.
D. Các thứ tự trên đều sai.
Câu 21: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL.
B. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL.
C. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL.
D. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu.
Câu 22: Để thực hiện các thao tác trên dữ liệu, ta sử dụng:
A. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
B. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
C. Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu.
D. Cả 3 câu.
10
Đề cương Tin học 12
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép
A. Hỏi đáp CSDL.
B. Định nghĩa các đối tượng được lưu trữ trong CSDL.
C. Thao tác trên các đối tượng của CSDL.
D. Truy vấn CSDL.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa CSDL và hệ QTCSDL
A. Hệ QTCSDL là phần mềm máy tính, CSDL là dữ liệu máy tính.
B. CSDL chứa hệ QTCSDL.
C. CSDL là phần mềm máy tính, còn hệ QTCSDL là dữ liệu máy tính.
D. Các câu trên đều sai.
Câu 3: Những công việc: sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo thuộc công
việc nào khi xử lí thông tin của một tổ chức?
A. Khai thác hồ sơ.
B. Tạo lập hồ sơ.
C. Tất cả công việc trên.
D. Cập nhật hồ sơ.
Câu 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép
A. Tìm kiếm dữ liệu.
B. Kết xuất dữ liệu.
C. Cập nhật dữ liệu.
D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
Câu 5: Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL.
B. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu.
C. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
D. Phục hồi dữ liệu từ các lỗi của hệ thống.
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Một CSDL có tính toàn vẹn là các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải
thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
11
Đề cương Tin học 12
B. Một CSDL có tính an toàn và bảo mật thông tin là CSDL được bảo vệ an toàn,
ngăn chặn được những truy xuất không được phép và khôi phục được CSDL khi có
sự cố về phần cứng hoặc phần mềm.
C. Một CSDL có tính cấu trúc là dữ liệu trong CSDL đó được lưu trữ theo một
cấu trúc xác định.
D. Một CSDL có tính độc lập là CSDL có thể hoạt động mà không cần các thiết bị
vật lý.
Câu 7: Cho biết phương tiện để đảm bảo việc chia sẻ CSDL có thể thực hiện
được
A. Máy tính.
B. Máy tính và phương tiện kết nối mạng máy tính.
C. Hệ QTCSDL.
D. CSDL.
Câu 8: Một hệ quản trị CSDL không cần chức năng cơ bản nào?
A. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
B. Cung cấp công cụ kiểm soát, điểu khiển truy cập vào CSDL.
C. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.
D. Cung cấp công cụ quản lý bộ nhớ.
Câu 9: Câu nào trong các câu dưới đây không thuộc công cụ kiểm soát, điều
khiển truy cập vào CSDL?
A. Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo).
B. Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn
và tính nhất quán.
C. Khôi phục CSDL khi có sự cố.
D. Quản lí mô tả dữ liệu.
Câu 10: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Máy tính điện tử ra đời sau CSDL và Hệ quản trị CSDL.
B. Hệ quản trị CSDL ra đời trước máy tính điện tử và CSDL.
C. Máy tính điện tử ra đời trước CSDL và Hệ quản trị CSDL.
D. Hệ quản trị CSDL, máy tính điện tử và CSDL cùng ra đời cùng một thời điểm.
Câu 11: Câu nào dưới đây sai?
A. Phần mềm để xây dựng và khai thác CSDL là phần mềm ứng dụng.
B. Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả
để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.
12
Đề cương Tin học 12
C. Mỗi CSDL chỉ liên quan đến một hoặc một số đối tượng nhất định.
D. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin
của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu
khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Câu 12: Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có?
A. Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng, …).
B. Tất cả các câu trên.
C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
D. Cơ sở dữ liệu.
Câu 13: CSDL và hệ QTCSDL giống nhau ở điểm
A. Đều lưu lên bộ nhớ trong của máy tính.
B. Đều lưu lên bộ nhớ ngoài của máy tính.
C. Đều là phần cứng máy tính.
D. Đều là phần mềm máy tính.
Câu 14: Khi một hệ CSDL đảm bảo tính không dư thừa thì vấn đề gì sẽ không
xảy ra trong các câu dưới đây?
A. Dễ dẫn đến tình trạng không nhất quán của thông tin.
B. Làm lãng phí bộ nhớ.
C. Tất cả đều đúng
D. Làm mất tính toàn vẹn của dữ liệu.
Câu 15: Công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức?
A. Khai thác hồ sơ.
B. Cập nhật hồ sơ.
C. Tất cả công việc trên.
D. Tạo lập hồ sơ.
Câu 16: Câu nào trong các câu dưới đây không thuộc công cụ kiểm soát, điều
khiển truy cập vào CSDL?
A. Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn
và tính nhất quán.
B. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
C. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
D. Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu).
13
Đề cương Tin học 12
Chương II: HỆ QUẢN TRỊ CSDL Microsoft Access
Bài 3: GIỚI THIỆU Microsoft Access
Câu 1: Để tạo một tệp cơ sở dữ liệu (CSDL) mới và đặt tên tệp trong Microsoft
Access, ta phải:
A. Vào File => chọn New.
B. Kích vào biểu tượng New.
C. Khởi động Microsoft Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng
New.
D. Khởi động Microsoft Access, vào File chọn New, chọn tiếp Blank DataAccess
hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N, … đặt tên tệp và chọn Save.
Câu 2: MDB viết tắt bởi:
A. Manegement DataBase
B. Microsoft Office Access DataBase
C. Open Office DataBase
D. Không có câu nào đúng.
Câu 3: Dữ liệu của CSDL được lưu ở:
A. Bảng.
B. Biểu mẫu.
C. Mẫu hỏi.
D. Báo cáo.
Câu 4: Microsoft Access là
A. Cơ sở dữ liệu
B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
C. Bộ phần mềm Microsoft Office.
D. Phần cứng
Câu 5: Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu dành cho
A. Tất cả đều đúng.
B. Các máy tính trong mạng cục bộ.
C. Các máy tính trong mạng diện rộng.
D. Các máy tính trong mạng toàn cầu.
Câu 6: Tập tin trong Microsoft Access chứa những gì:
A. Chứa các bảng, nơi chứa dữ liệu của đối tượng cần quản lí.
B. Chứa các công cụ chính của Microsoft Access như: Table, Query, Form, Report,
…
C. Chứa hệ phần mềm quản lí và khai thác dữ liệu.
D. Câu A và câu B đúng
Câu 7: Tên file trong Microsoft Access đặt theo qui tắc nào?
14
Đề cương Tin học 12
A. Phần tên không quá 8 kí tự, phần đuôi không cần gõ, Microsoft Access tự
gán.MDB
B. Phần tên không quá 64 kí tự, phần đuôi không cần gõ, Open Office.Org Access
tự gán.MDB
C. Phần tên không quá 255 kí tự kể cả dấu trắng, phần đuôi không cần gõ,
Microsoft Access tự gán MDB
D. Phần tên không quá 256 kí tự kể cả dấu trắng, phần đuôi không cần gõ,
Microsoft Access tự gán MDB
Câu 8: Phần đuôi của tên tập tin trong Microsoft Access là:
A. XLS
B. MDB
C. DOC
D. TEXT
Câu 9: Chọn các cách đúng để khởi động Microsoft Access trong các cách dưới đây:
A. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Access trên màn hình nền.
B. Tất cả đều đúng.
C. Nháy đúp chuột vào tệp CSDL được tạo bằng Microsoft Access.
D. Từ bảng chọn Start, chọn Start Programs Microsoft Office Microsoft
Access.
Câu 10: Các chức năng chính của Microsoft Access:
A. Tính toán và khai thác dữ liệu.
B. Ba câu trên đều đúng.
C. Lập bảng.
D. Lưu trữ dữ liệu.
Câu 11: Trong Microsoft Access, một cơ sở dữ liệu thường là
A. một tệp.
B. một sản phẩm phần mềm
C. tập hợp các bảng có liên quan với nhau.
D. không có đáp án nào đúng.
Câu 12: Thành phần cơ sở của Microsoft Access là gì?
A. Table.
B. Field.
C. Field name.
D. Record.
Câu 13: Thoát khỏi Microsoft Access bằng cách:
A. Vào File/Exit
B. Trong cửa sổ CSDL, vào File/Exit
15
Đề cương Tin học 12
C. Câu B và câu D đúng
D. Trong cửa sổ CSDL, kích vào nút Close (
Microsoft Access
) nằm trên thanh tiêu đề cửa sổ
Câu 14: Tập tin trong Microsoft Access được gọi là
A. Tập tin dữ liệu.
B. Tập tin truy cập dữ liệu.
C. Bảng.
D. Tập tin cơ sở dữ liệu.
Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn đóng.
B. Microsoft Access là một phần mềm tiện ích.
C. Microsoft Access là phần mềm ứng dụng.
D. Microsoft Access là phần mềm hệ thống.
16
Đề cương Tin học 12
Bài 4: CẤU TRÚC BẢNG
Câu 1: Để chỉ định một trường là khóa chính, ta chọn trường đó rồi nháy nút:
A. Unique Key.
B. Primary Key.
C. First Key.
D. Single Key.
Câu 2: Sau khi thiết kế xong bảng, nếu ta không chỉ định khóa chính thì:
A. Microsoft Access không cho phép lưu bảng.
B. Microsoft Access không cho phép nhập dữ liệu.
C. Microsoft Access đưa ra lựa chọn là tự động tạo trường khóa chính cho bảng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau?
A. Sử dụng lọc theo mẫu (by form) để tìm các bản ghi thỏa mãn các tiêu chí phức
tạp.
B. Sử dụng lọc theo lựa chọn (by selection) để tìm nhanh các bản ghi có dữ liệu
trùng với ô đang chọn.
C. Câu A và câu B đúng.
D. Sử dụng lọc theo theo mẫu (by form) để tìm các bản ghi có dữ liệu trùng với ô
đang chọn và thêm một số tiêu chí khác.
Câu 4: Khi nhập dữ liệu phải nhập dữ liệu cho bảng nào trước:
A. Bảng nào trước cũng được.
B. Bảng chính trước.
C. Các câu trên đều sai.
D. Bảng quan hệ trước.
Câu 5: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường thành tiền (bắt buộc kèm theo đơn vị tiền
tệ), nên chọn loại nào?
A. Number.
B. Currency.
C. Text.
D. Date/Time.
Câu 6: Nhờ có mối quan hệ giữa các bảng tính chất nào sau đây được đảm bảo
A. Tính độc lập.
B. Cả ba tính chất trên.
C. Tính toàn vẹn dữ liệu giữa các bảng.
D. Tính dư thừa dữ liệu.
Câu 7: Số hiệu bản ghi để xác định các bản ghi và được gán cho bản ghi bởi:
A. Hệ quản trị CSDL.
B. Người thiết kế CSDL.
C. Cả ba phương án trên đề sai.
D. Người sử dụng CSDL.
17
Đề cương Tin học 12
Câu 8: Tại sao khi lập mối quan hệ giữa hai trường của hai bảng nhưng Microsoft
Access lại không chấp nhận?
A. Vì bảng chưa nhập dữ liệu.
B. Vì hai bàng này đang được sử dụng (mở cửa sổ Table)
C. Vì hai trường tham gia vào dây quan hệ khác kiểu dữ liệu (data type) và khác
chiều dài (field size).
D. Câu B và câu C đúng.
Với mối quan hệ đã thiết lập, bảng nào là bảng chính (Primary
Câu 9: Chọn kiểu dữ liệu nào cho trường điểm Toán, Lý, …
A. AutoNumber
B. Currency
C. Number
D. Yes/No
Câu 10: Trong Microsoft Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy các:
A. trường.
B. cơ sở dữ liệu.
C. tệp.
D. bản ghi khác.
Câu 11: Để xóa một trường, chọn trường đó rồi nhấn:
A. Tổ hợp phím Ctrl + Y
B. Phím Delete.
C. Tổ hợp phím Ctrl + D
D. Tổ hợp phím Ctrl + Delete.
Câu 12: Nút Primary Key là nút nào trong các nút sau?
A.
B.
.
C.
.
D.
.
D.
.
Câu 13: Để thêm bản ghi mới, ta nháy nút nào trong các nút sau?
A.
.
B.
.
C.
Câu 14: Sau khi thiết kế xong bảng, nếu ta không chỉ định khóa chính thì:
A. Tất cả đều sai.
B. Microsoft Access không cho phép lưu bảng.
C. Dữ liệu có thể có hai hàng giống hệt nhau.
D. Microsoft Access không cho phép nhập dữ liệu.
Câu 15: Tên cột (tên trường) có thể đặt bằng tiếng Việt có dấu không?
A. Tùy ý.
B. Không nên
C. Được
D. Không được
Câu 16: Để xóa một bản ghi trong bảng cần thực hiện: mở bảng, chọn bản ghi và:
A. Nháy nút lệnh Cut Record.
B. Nhấn phím Delete.
18
Đề cương Tin học 12
C. Nháy nút lệnh Delete Record.
D. Câu B và câu C đúng.
Câu 17: Tên cột (tên trường) được viết bằng chữ hoa hay chữ thường
A. Tùy theo trường hợp.
B. Bắt buộc phải viết hoa.
C. Bắt buộc phải viết thường.
D. Không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
Câu 18: Bản ghi của Table chứa những gì:
A. Chứa tên cột.
B. Chứa tên trường.
C. Chứa các giá trị của cột.
D. Tất cả đều sai.
Câu 19: Table?
A. Bảng nằm ở đầu đích khi kéo tạo dây quan hệ.
B. Bảng nằm ở đầu nguồn khi kéo tạo dây quan hệ.
C. Cả hai bảng đều là bảng chính.
D. Không có bảng nào là bảng chính.
Câu 20: Để xóa một bản ghi trong bảng cần thực hiện: mở bảng, chọn bản ghi và:
A. Nhấn phím Delete.
B. Nháy nút lệnh Erase Record.
C. Tất cả đều đúng.
D. Nháy nút lệnh Cut Record.
Câu 21: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường số điện thoại nên chọn loại nào?
A. Number
B. Date/Time
C. AutoNumber
D. Text
Câu 22: Độ rộng của trường có thể được thay đổi ở đâu?
A. Không thể thay đổi được.
B. Tất cả đều sai
C. Trong chế độ thiết kế.
D. Trong chế độ trang dữ liệu.
Câu 23: Nên lập mối quan hệ trước hay sau khi nhập dữ liệu cho bảng.
A. Trước
B. Sau
C. Trước sau cũng được
D. Các câu trên đều sai.
Câu 24: Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:
A. Chọn View => Primary key.
B. Tất cả đều sai.
C. Chọn Edit => Primary key.
D. Chọn Table => Edit key.
19
Đề cương Tin học 12
Câu 25: Hãy chọn phương án đúng.
A. Tên trường thay đổi.
B. Tất cả các phương án trên.
C. Kiểu dữ liệu của trường thay đổi.
D. Một trong những tính chất của trường thay đổi.
Câu 26: Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như GioiTinh,
trường Đơn đặt hàng đã hoặc chưa giải quyết … nên chọn kiểu dữ liệu để sau này
nhập dữ liệu cho nhanh.
A. Number
B. Text
C. Yes/No
D. Auto Number
Câu 27: Một bảng có thể có tối đa bao nhiêu trường?
A. 10
B. Chỉ bị giới hạn bởi bộ nhớ
C. 20
D. 255
Câu 28: Khi nào thì có thể nhập dữ liệu vào bảng?
A. Sau khi bảng đã được tạo trong cơ sở dữ liệu.
B. Bất cứ lúc nào cần cập nhật dữ liệu.
C. Bất cứ khi nào có dữ liệu.
D. Ngay sau khi cơ sở dữ liệu được tạo ra.
Câu 29: Thay đổi cấu trúc bảng là:
A. Xóa trường.
B. Thêm trường mới.
C. Thay đổi trường (tên, kiểu dữ liệu, tính chất, …).
D. Tất cả các thao tác trên.
Câu 30: Làm thế nào để giảm thiểu lỗi khi nhập dữ liệu?
A. Định nghĩa đúng kiểu dữ liệu thích hợp (Data Type).
B. Xác định tính hợp lệ của dữ liệu bằng tính chất Validation Rule.
C. Định nghĩa độ dài thích hợp cho các trường (Field Size).
D. Tất cả các cách trên.
Câu 31: Với mối quan hệ đã thiết lập, bảng nào là bảng phụ (Related Table)?
20
Đề cương Tin học 12
A. Bảng nằm ở đầu đích khi kéo tạo dây quan hệ.
B. Bảng nằm ở đầu nguồn khi kéo tạo dây quan hệ.
C. Cả hai bảng đều là bảng quan hệ.
D. Không có bảng nào là quan hệ.
21
Đề cương Tin học 12
Bài 5: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG
Câu 1: Để xóa một bản ghi trong bảng cần thực hiện: mở bảng, chọn bản ghi và:
A. Nháy nút lệnh Cut Record
B. Nhấn phím Delete
C. Nháy nút lệnh Earse Record
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Hãy chọn đáp án sai?
A. Sử dụng lọc theo lựa chọn để tìm nhanh các bản ghi có dữ liệu trùng với ô
đang chọn.
B. Sử dụng lọc theo mẫu để tìm các bản ghi có dữ liệu trùng với ô đang chọn và
thêm một số tiêu chí khác.
C. Sử dụng lọc theo mẫu để tìm các bản ghi thỏa mãn các tiêu chí phức tạp.
D. Câu A và C đúng
Câu 3: Hãy đánh dấu thích hợp vào ô tương ứng của cột Đúng/Sai:
Thông tin
Đúng
Một trường chứa một đơn vị thông tin bên trong bản ghi
Có thể có các khóa chính giống nhau trong bảng
Tên trường có thể chứa các kí tự số và không dài hơn 64 kí tự
Sai
Chỉ có thể thực hiện các phép toán số học trên dữ liệu của trường
kiểu số
Có thể sử dụng phím Tab để di chuyển giữa các ô trong bảng ở
chế độ trang dữ liệu
Nếu độ dài của trường kiểu Text không được chỉ rõ thì Access gán
cho nó là 25
22
Đề cương Tin học 12
Bài 6: BIỂU MẪU
Câu 1: Việc nhập dữ liệu có thể được thực hiện một cách thuận lợi thông qua:
A. Định dạng hàng.
B. Định dạng cột.
C. Biểu mẫu.
D. Trang dữ liệu.
Câu 2: Khi tạo ra một biểu mẫu để nhập dữ liệu thì ta bắc buộc phải:
A. xác định hành động cho biểu mẫu đó.
B. chọn bố cục cho biểu mẫu
C. xác định dữ liệu nguồn (record source).
D. nhập tên cho biểu mẫu.
Câu 3: Hãy ghép mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải cho thích hợp:
1. Chế độ biểu mẫu
2. Chế độ trang dữ liệu
3. Chế độ thiết kế
a. Người thiết kế CSDL
b. Người dùng
c. Cả người dùng và người thiết kế
.........................................................................................................................................
TL: 1-b; 2-c ; 3-a
Câu 4: Hãy ghép mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải cho thích hợp:
1. Chế độ biểu mẫu
a. Có giao diện thân thiện
2. Chế độ trang dữ liệu
b. Thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu
3. Chế độ thiết kế
c. Được sử dụng để làm việc trên cấu trúc của biểu mẫu
d. Có thể được sử dụng để cập nhật dữ liệu
.........................................................................................................................................
TL: 1-a; 2-b; 3-d
23
Đề cương Tin học 12
Bài 7 - 8 - 9
Câu 1: Để lấy thông tin theo một điều kiện xác định từ một csdl có sẵn, dùng truy
vấn nào trong các truy vấn sau:
A. update query
B. make table query C. select query
D. crosstab query
Câu 2: Trong các hàm sau đây hàm nào không được sử dụng trong truy vấn?
A. Total
B. Count
C. Max
D. Sum
Câu 3: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relatioships ta thực hiện:
A. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete.
B. Tất cả đều sai.
C. Chọn hai bảng và nhấn phím Delete.
D. Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete.
Câu 4: Phép toán :”Ho”&”Ten” trả lại kết quả nào trong các kết quả sau?
A. HoTen
B. Ho Ten
C. Ho “” Ten
D. “Ho”& “” “Ten”
Câu 5: Cho Table KHACHHANG(makh,hoten,diachi), tạo Query để lọc ra danh sách
những người có họ Nguyễn, nhập vào ô giao nhau của trường hoten và dòng Criteria:
A. Like "Nguyễn*" hoặc Like Nguyễn* B. In(Nguyễn*)
C. Nguyễn*
D. LikeNguyễn*
Câu 6: Các điều kiện nào trong các điều kiện sau không được dùng trong truy vấn?
A. Các phép so sánh =, <>, <=, >=
B. Phép in
C. Các phép toán logic and, or, not, between... and
D. So sánh xâu ký tự : is=”xâu ký tự cần so sánh”
Câu 7: Khi kích vào biểu tượng
xuất hiện dòng nào?
A. Total.
trên thanh công cụ, trên khung lưới của Query
B. Delete.
C. Append to.
D. Update To.
Câu 8: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:
A. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu.
B. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa.
24
Đề cương Tin học 12
C. In dữ liệu.
D. Cập nhật dữ liệu.
Câu 9: Để chọn nguồn dữ liệu cho một report, trên hộp thoại Properties ta chọn thành
phần nào?
A. Event\ Record source
B. Data\ Record source
C. Other\ Record source
D. Format\ Record source
Câu 10: Để đưa giá trị ngày tháng năm, giờ phút giây hiện thời của hệ thống vào
trong report, ta sử dụng hàm nào?
A. Pages()
B. Today()
C. Now()
D. Page()
Câu 11: Đối tượng nào không dùng để cập nhật dữ liệu:
A. Mẫu hỏi;
B. Báo cáo;
C. Biểu mẫu
D. Bảng;
Câu 12: Trong cửa sổ Design View của 1 Query, muốn nhóm thành từng nhóm các
mẫu tin có dữ liệu giống nhau, trên dòng TOTAL ta chọn phép toán nào sau đây?
A. Sum
B. Group by
C. Count
D. Avg
Câu 13: Muốn tạo nhóm trong Report ta làm thế nào?
A. Insert\ Sorting and Grouping
B. Insert\ Grouping
C. View\ Sorting and Grouping
D. View\ Grouping
Câu 14: Phần nào của báo cáo được in sau mỗi nhóm bản ghi (báo cáo có gộp
nhóm)?
A. Đầu nhóm.
B. Tiêu đề chi tiết.
C. Cuối nhóm.
D. Tiêu đề tổng con.
Câu 15: Để cập nhật thông tin mới vào csdl có sẵn dùng truy vấn nào?
A. appen query
B. make table query C. select query
D. update query
Câu 16: Phần nào của báo cáo được in một lần duy nhất khi in báo cáo có 5 trang?
A. Footer (chân trang).
B. Report footer (chân báo cáo).
C. Tất cả đều đúng.
D. Header (đầu trang).
Câu 17: Báo cáo có ưu điểm gì so với các đối tượng khác
A. Sắp xếp dữ liệu nhanh
B. Có thể định dạng và in văn bản
C. Tổng hợp dữ liệu được từ nhiều bảng
25