Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.56 KB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của
riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận
đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Phú Thọ, ngày 29 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Nguyễn Phương Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm ngồi trên ghế nhà trường – Trường Đại học Hùng
Vương, có lẽ đây là khoảng thời gian khó khăn nhất cho những ai làm sinh viên
năm cuối như chúng tôi. Vừa là tâm thế để chuẩn bị cho những ngày thi cuối cấp,
vừa là thời gian chuẩn bị cho một hành trang mới bước vào cuộc đời. Tuy nhiên
đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt cho những ai là sinh viên cuối cấp nhận được
sự quan tâm, lo lắng đặc biệt của thầy cô giáo giảng viên chủ nhiệm cũng như
giảng viên nhà trường. Xuất phát từ vai trò là sinh viên Khoa khoa học xã hội và
nhân văn, Bộ môn Văn hóa – Du lịch, ngành Hướng dẫn viên du lịch và trường Đại
học Hùng Vương nằm trên địa bàn thuộc tỉnh Phú Thọ có Khu di tích lịch sử Đền
Hùng nên vì điều kiện trên tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của
khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” làm đề tài của khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Dịch vụ du lịch Đền Hùng đã tạo điều
kiện giúp đỡ, cung cấp cho tôi trong việc thu thập số liệu và nắm bắt một số thông
tin trong việc phát phiếu điều tra nhận thức được tình hình thực tế để thực hiện đề
tài phục vụ cho việc nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Huyền, bộ môn Văn hóa


du lịch, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khoa luận
tốt nghiệp. Bên cạnh đó còn có các thầy cô giảng viên trong bộ môn cũng như nhà
trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa luận.
Với sự hiểu biết còn có hạn, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để nội dung khóa
luận được hoàn thiện hơn và để tôi có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế
trước khi rời khỏi ghế nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2


Sinh viên
Trần Nguyễn Phương Anh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TPB

Theory of Planned Behavior

KDT

Khu di tích

KDTLS

Khu di tích lịch sử

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hành vi tiêu dùng du lịch theo nhóm nghề nghiệp
Bảng 2: Thống kê doanh thu tại Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng ( 2016)

Bảng 3: Thống kê doanh thu tại Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng ( 2017)
Bảng 4: Doanh thu nhà khách Mai An Tiêm
Bảng 5: Mức thu nhập của du khách
Bảng 6: Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin
Bảng 7: Lý do khách chọn điểm đến KDTLS Đền Hùng
Bảng 8: Các yếu tố du khách nội địa quan tâm khi lựa chọn điểm đến
Bảng 9: Đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến
DANH MỤC SƠ ĐỒ
3


Sơ đồ hình 1.1: Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng
Sơ đồ hình 1.2: Những yếu tố kìm hãm quyết định mua
Sơ đồ hình 1.3: Độ tuổi KDL đến KDTLS Đền Hùng

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................1
Bảng 5: Các yếu tố du khách nội địa quan tâm khi lựa chọn điểm đến.....................1
Bảng 6: Đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến..................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................1
Sơ đồ hình 1.1: Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng............................1
Sơ đồ hình 1.2: Những yếu tố kìm hãm quyết định mua...........................................1
Sơ đồ hình 1.3: Độ tuổi KDL đến KDTLS Đền Hùng..............................................1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8
4.1. Phương pháp điền dã, thực địa..........................................................................8

4.2. Phương pháp thống kê, điều tra.........................................................................8
4.3. Phương pháp so sánh, phân tích........................................................................8
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành.................................................................8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................9
4


5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................9
5.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................9
5.2.1. Không gian:....................................................................................................9
5.2.2. Thời gian.........................................................................................................9
6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA
KHÁCH DU LỊCH.................................................................................................10
1.1 Cơ sở lí luận......................................................................................................10
1.1.1.Các khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch.........................................10
1.1.2.Hành vi tiêu dùng du lịch...............................................................................12
1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch đối với các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch..................................................................................................29
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI
ĐỊA TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG...................................................32
2.1. Khái quát về Khu di tích lịch sử Đền Hùng…………………………………..32
2.2.Thị trường khách du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng………………….38
2.2.1. Phân kì khách du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng…………………..38
2.2.2 Lượng khách đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng……………………………39
2.2.3. Đặc điểm khách du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng…………………40
2.2.4. Hoạt động kinh doanh và doanh thu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.........41
2.3.Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách nội địa tại Khu di tích lịch sử
Đền Hùng………………………………………………………………………42
2.3.1. Kinh tế..........................................................................................................46

2.3.2. Cách tiếp cận nguồn thông tin về điểm đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng...46
2.3.3. Độ tuổi..........................................................................................................46
2.3.4. Hình thức đi du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng................................46
5


2.3.5. Lý do khách du lịch nội địa chọn điểm đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng....47
2.4. Hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng..48
2.4.1. Hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa trong việc mua sản phẩm lưu niệm.
................................................................................................................................ 48
2.4.2. Hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa trong việc sử dụng dịch vụ ăn uống.
............................................................................................................................... 49
2.4.3. Hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa trong việc sử dụng dịch vụ lưu trú.
............................................................................................................................... 49
2.4.4. Hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa trong việc sử dụng dịch vụ vận
chuyển....................................................................................................................50
2.5. Đánh giá của khách du lịch nội địa khi lựa chọn điểm đến Khu di tích lịc sử Đền
Hùng............................................................................................................................51
2.5.1. Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến...................51
2.5.2. Đánh giá của khách du lịch nội địa khi đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng.........
............................................................................................................................. ...53
2.6. Phân khúc tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịc sử Đền Hùng.55
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH DỰA VÀO
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG...........................................................................................56
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
................................................................................................................................ 56
3.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng.................56

6



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Du lịch hiện đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều quốc gia trên thế giới coi phát triển du lịch, đặc biệt là hoạt động du
lịch quốc tế vào nước là quốc sách để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, Việt
Nam không nằm ngoài vấn đề đó. Phú Thọ được coi là một điểm du lịch tâm linh
và du lịch sinh thái của nước ta. Trong đó Đền Hùng là một điểm du lịch thu hút
một số lượng khách du lịch lớn vào mùa lễ hội. Lễ hội Đền Hùng ngày càng thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo như số liệu thống kê năm 2015 lượng
khách đến đây vào khoảng 6 - 7 triệu người, năm 2016 có khoảng 7 - 8 triệu, năm
2017 có khoảng 8 – 9 triệu người. Đền Hùng là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là
niềm tự hào của vùng đất mạch nguồn trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của
dân tộc, từ thời đại Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh giữ nước.
Với một lượng khách lớn đến với Đền Hùng như vậy, việc nắm bắt được hành
vi tiêu dùng của khách du lịch không chỉ mang lại sự chủ động, sự lựa chọn thái độ
và cách phục vụ hợp lý mà còn có thể cung cấp cho những bộ phận có liên
quan( Marketing, PR,- quản lý…) những thông tin về hành vi tiêu dùng của khách
để giữ cho cơ sở kinh doanh thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh doanh phục vụ
của mình. Để có thể khai thác tốt việc này, chúng ta cần tìm hiểu thói quen, sở
thích, nhu cầu, mục đích…đi du lịch của khách du lịch để có một sự hiểu biết sâu
sắc về đặc điểm và nhu cầu của khách khi đi du lịch tại Đền Hùng. Từ đó tạo ra
nhiều sản phẩm có chất lượng cao, sức hấp dẫn lớn và phù hợp với nhu cầu của họ
để thu hút ngày càng nhiều du khách tiêu dùng sản phẩm của vùng Đất Tổ. Với
những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của
khách du lịch nội địa tại khu di tích lịch sử Đền Hùng” nhằm phát triển du lịch
7



và có phương thức để tạo lòng tin cho khách khiến du khách “tiêu tiền” mua các
sản vật của địa phương và quay lại đây thêm nhiều lần nữa.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên
cứu khá mới mẻ, vừa có tính học thuật vừa có tính ứng dụng, nó thực sự được ra
đời từ nửa cuối thập niên 1960. Xuất phát từ quan điểm quản lý của các nhà quản
trị marketing muốn biết các nguyên nhân cụ thể của hành vi người tiêu dùng, cũng
như người tiêu dùng làm như thế nào tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng các thông tin
liên quan đến việc tiêu dùng để từ đó người ta có thể thiết kế được các chiến lược
marketing nhằm tác động lên các quyết định tiêu dùng. Là một lĩnh vực mới nên
nghiên cứu hành vi người tiêu dùng dựa trên việc sử dụng và “vay mượn” rất
nhiều thuật ngữ, khái niệm và mô hình nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
như tâm lý học, xã hội học, tâm lý xã hội học, nhân loại học và kinh tế học. Do đó
hành vi người tiêu dùng được coi là một khoa học liên ngành. Ngay từ khi mới ra
đời, nghiên cứu hành vi tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành
bộ phận cốt lõi của hầu hết các chương trình nghiên cứu marketing.
* Tác giả và các nghiên cứu nước ngoài
Đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến, có nền kinh tế
- khoa học - kỹ thuật phát triển chắc chắn sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan đến lĩnh vực mà đề tài đang đề cập. Tuy nhiên,vì hạn chế về thời gian,
kiến thức nên bản thân không thể tìm hiểu hết đượccác công trình nghiên cứu trên
thế giới . Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo một số bài viết về các vấn
đề liên quan đến nội dung đề tài, cụ thể:
- Terry Lam, Cathy H.C.Hsu (2005), “Dự đoán ý định hành vi trong việc lựa chọn
địa điểm du lịch”. Bài viết này khảo sát ý định hành vi lựa chọn điểm đến Hồng
Kông theo quan điểm của khách du lịch Đài Loan bằng việc kiểm định khả năng
ứng dụng của mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với khách du lịch Đài
8



Loan.
- Muhannad M.A Abdallat, Ph.D và Hesham El –Sayed El - Emam, Ph.D, các mô
hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học
King Saud. Tác giả đã tổng hợp các mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch
khác nhau. Đáng chú ý là các mô hình sau:
Mô hình Andreason, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học California, (1965).
Mô hình này đề cập đến tầm quan trọng của thông tin trong quá trình ra quyết định
mua của người tiêu dùng.
Mô hình Mathieson and Wall (1982) đưa ra 5 giai đoạn trong quá trình hành
vi mua của người tiêu dung du lịch.
* Tác giả và các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam lĩnh vực nghiên cứu marketing và hành vi người tiêu dùng mới
được thai nghén và phát triển kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cách
tiếp cận của các tác giả Việt Nam trong lĩnh vực này chủ yếu thông qua việc
nghiên cứu lý thuyết, phát triển các tài liệu phục vụ giảng dậy,việc nghiên cứu vận
dụng hành vi tiêu dung dường như chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh
nghiệp hầu như chỉ quan tâm đến việc sản xuất ra sản phẩm, chứ không quan tâm
đến việc người tiêu dùng cần gì, muốn gì ở sản phẩm, dẫn đến sản phẩm không
đáp ứng được nhu cầu của họ.
Trong lĩnh vực du lịch, đến thời điểm hiện tại, Khoa Du lịch và khách sạn
trường Đại học kinh tế quốc dân có giảng dạy về hành vi tiêu dùng du lịch nhưng
cũng chưa xuất bản được sách giáo khoa, sách tham khảo về vấn đề này. Cho đến
thời điểm gần đây, xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong hoạt động marketing thu hút khách, đã có một
số công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn tiến sỹ, thạc sỹ …đề cập đến
một số vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài này. Một số công trình tiêu biểu
như sau:
- Võ Hoàn Hải, Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của du
9



khách nội địa đến thành phố Nha Trang, luận văn thạc sĩ Kinh tế, khoa Kinh tế
trường Đại học Nha Trang. Luận văn đã nghiên cứu khám phá các nhân tố cụ thể
tác động đến ý định và tần số đi du lịch của du khách nội địa đến thành phố Nha
Trang dựa trên việc áp dụng mô hình lý thuyết hành động theo dự tính TPB
(Theory of Planned Behavior, 1975) như là cơ sở nghiên cứu để dự đoán tần số
của việc chọn điểm đến du lịch. TPB gồm một tập các mối quan hệ giữa thái độ,
chuẩn mực đối tượng, nhận thức về kiểm soát hành vi và dự định hành vi. Theo
mô hình cơ bản của TPB cho rằng con người có thể thực hiện một dạng hành vi
nhất định nếu họ tin rằng hành vi này sẽ mang lại kết quả nhất định nào đó có giá
trị; tầm quan trọng của những kết quả này sẽ có giá trị và đồng thuận với hành vi
và họ có những nguồn lực, khả năng và cơ hội cần thiết để thực hiện hành vi đó.
Luận văn đã đưa ra các gợi ý chính sách cho các công ty du lịch lữ hành, các cơ
quan quản lý du lịch ở thành phố Nha Trang có những chính sách phù hợp để
khuyến khích khách du lịch nội địa đến thành phố NhaTrang.
- Khuất Thị Phương, Nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch của công chức địa
phương quận Thanh Xuân- Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, trường
Đại học Kinh tế quốc dân, 2011. Luận văn đã kế thừa hệ thống cơ sở lý thuyết về
hành vi tiêu dùng du lịch của Philip Kotler – người được mệnh danh là Cha đẻ của
marketing hiện đại và một số tác giả trong nước để làm cơ sở nghiên cứu. Luận văn
sử dụng các mô hình hành vi tiêu dùng du lịch của Engle, Kollat và Blackwell
(1968) về 8 giai đoạn của quá trình ra quyết định du lịch của du khách; mô hình
Schmoll (1977) về động cơ thúc đẩy, khát vọng, nhu cầu, sự mong đợi, những yếu
tố xã hội và cá nhân quyết định hành vi của khách du lịch; mô hình Mathieson và
Wall (1982) đưa ra 5 giai đoạn của quá trình mua của người tiêu dùng du lịch và
mô hình Moscardo (1996) đưa ra các kết quả khác nhau về hành vi người tiêu dùng
du lịch bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của những hành vi như là một quyết
định gắn liền giữa du lịch và sự lựa chọn điểm đến.
Từ việc nghiên cứu những mô hình trên tác giả xây dựng mô hình nghiên

10


cứu hành vi tiêu dùng du lịch áp dụng cho đối tượng nghiên cứu cụ thể và đạt được
kết quả là tìm ra được các yếu tố chính tác động tới hành vi tiêu dùng du lịch và
quá trình ra quyết định mua sản phẩm du lịch của khách du lịch là công chức trên
địa bàn Hà Nội
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa đến với Khu di tích lịch
sử Đền Hùng gắn với điểm du lịch tâm linh của vùng văn hóa Đất Tổ.
- Đánh giá nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nội địa đến với điểm du lịch tâm linh
Đất Tổ và đề xuất phương hướng phát triển du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điền dã, thực địa.
Việc tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận trực tiếp
những thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài liệu thành văn cũng như bản đồ không
có ưu thế hơn. Với phương pháp này, giúp chúng ta có thể chủ động quan sát, điều
tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn nhân dân địa phương và những người làm việc
hay cơ quan có liên quan đến hoạt động du lịch. Các kết quả điều tra thực địa là cơ
sở quan trọng để thẩm định lại số liệu nhận định trong quá trình nghiên cứu, trực
tiếp quan sát và tìm hiểu khách du lịch họ cần gì, muốn gì để đáp ứng kịp thời nhu
cầu và mong muốn của du khách.
4.2. Phương pháp thống kê, điều tra
Vấn đề nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa đã được khá
nhiều các công trình đề cập đến cũng như có sự liên quan song cần có sự thống kê,
phân loại và đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn để đưa ra nhận định phù hợp nhất,
xác thực nhất. Bên cạnh đó, việc dựa trên các báo cáo về lượng khách du lịch của
thành phố qua các kì đại hội, các đề án phát triển du lịch của thành phố cũng hết
sức quan trọng. Đây là một trong những cơ sở lý thuyết, những tài liệu tham khảo
11



tin cậy cho việc triển khai nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội
địa.
4.3. Phương pháp so sánh, phân tích
Sau khi thống kê, điều tra, điền dã về hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội
địa, cần có những kết quả tổng hợp, phân tích đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiễn,
giữa các đối tượng với nhau để đưa ra kết luận. Ngoài ra, việc so sánh và phân tích
còn giúp ta nhìn nhận ra những mặt tồn tại, hạn chế nhằm khác phục và nâng cao
chất lượng dịch vụ.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Khách du lịch nội địa đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ là khách ở
trong tỉnh mà còn là khách ở trong cả nước đến tham quan, bái lễ, tìm hiểu những
nét văn hóa đặc sắc ở nơi đất tổ linh thiêng. Vì thế, ta cần tìm hiểu rõ nhu cầu, mục
đích chuyến đi của họ nhằm đáp ứng kịp thời những mong muốn để thu hút khách
du lịch nội địa.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và tâm lí tiêu dùng của
khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, sản
phẩm du lịch văn hóa, di tích lịch sử, thị trường, nguồn nhân lực, tổ chức, quản lý,
tuyên truyền, quảng bá, công tác bảo tồn các di sản và tác động của khách du lịch
nội địa đối với Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Không gian:
Đề tài giới hạn trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng với mối quan hệ
chặt chẽ giữa khách du lịch với các dịch vụ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
12



5.2.2. Thời gian
Từ năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng của khách du lịch tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Chương 2. Thực trạng hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại Khu di
tích lịch sử Đền Hùng.
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ du lịch dựa vào nghiên cứu
hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI TIÊU
DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1.Các khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch
Khái niệm cơ bản về Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở tất
cả các quốc gia trên thế giới, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hoà bình và
hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Xét về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành 1
ngành kinh tế quan trọng, một số quốc gia còn xếp du lịch là một ngành kinh tế
mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xét trên phạm vi toàn thế giới
du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, du lịch đã trở thành
ngành kinh tế đứng thứ 4 sau các ngành: công nghệ thông tin - truyền thông, công
nghiệp dầu khí và công nghiệp chế tạo xe hơi.
Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào
đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian rảnh

để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm
14


thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật…. hay chỉ đơn giản quan sát các
môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người
tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội nghị, hội thảo
hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật…
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị
Liên Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối
quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ.” Qua định nghĩa này ta thấy du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính
tổng hợp liên quan đến các chuyến đi của con người và là hoạt động không diễn ra
tại nơi họ sinh sống.
Tại Việt Nam, hoạt động du lịch xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến tận
những năm đầu của thập niên 90, du lịch mới trở thành hiện tượng được nhiều
người biết đến. Từ đó đến nay, Du lịch Việt Nam luôn tích cực tham gia và khai
thác những lợi thế của mình trong tiến trình phát triển chung của ngành du lịch thế
giới. Ngày 01/01/2006, Luật Du lịch Việt Nam chính thức có hiệu lực, đánh dấu
bước phát triển vượt bậc của ngành kinh tế nhiều đặc thù này. Điều 4, Luật Du lịch
Việt Nam định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Đây là
định nghĩa đứng trên góc độ quản lý nhà nước nên mang tính pháp lý cao. Do vậy,
trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng khái niệm theo quy định của
Luật Du lịch Việt Nam để làm cơ sở nghiên cứu.
Từ các định nghĩa trên ta thấy:
- Du lịch là hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra

khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài
15


ngày ở một nơi khác.
- Du lịch là hoạt động kinh tế tổng hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người
với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời.
- Quá trình đi du lịch của con người được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối
quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
( Theo giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam)
Khái niệm cơ bản về khách du lịch (du khách)
Như phần trên đã trình bày, nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc
hành trình và lưu trú tạm thời của con người đến nơi khác nhằm mục đích thoả
mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao.v.v...
Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách có nhu cầu du
lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện chương trình du lịch. Điều này có nghĩa để
trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau:
- Có thời gian rỗi
- Có khả năng thanh toán
- Có nhu cầu cần được thoã mãn
Nếu xét trên góc độ thị trường thì khách du lịch chính là “cầu thị trường”,
còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”. Vậy, có thể coi khách du lịch
là nhân tố quyết định đến sự ra đời và phát triển của hoạt động du lịch? Để nghiên
cứu một cách đầy đủ và có cơ sở tin cậy, tác giả xin đưa ra một số định nghĩa về
khách du lịch sau đây.
Định nghĩa về khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị
Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người
lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong
thời gian 24h hay hơn.”


16


Theo luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập
ở nơi đến”.
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch được phân thành khách du
lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, trong đó:
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
Như vậy, mặc dù có một số người đi ra nước ngoài nhưng lại không được
coi là khách du lịch, đó là những người:
- Đi làm ở Đại sứ quán, ở các Tổ chức quốc tế do Liên hợp quốc thành lập.
- Đi với mục đích kiếm tiền, kể cả có hợp đồng lao động hay không.
- Những nhân viên quân sự của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
- Đến với mục đích chính trị hoặc di cư tị nạn.
- Những sinh viên đi du học ở nước ngoài.
1.1.2.Hành vi tiêu dùng du lịch
Khái niệm hành vi tiêu dùng của khách du lịch
Thuật ngữ hành vi tiêu dùng để chỉ hành vi mà người tiêu dùng thể hiện
trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm dịch vụ mà
người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ. Hành vi tiêu dùng tập
trung vào việc cá nhân ra quyết định như thế nào để sử dụng các nguồn lực hiện
có (thời gian, tiền bạc, công sức) vào việc tiêu thụ các mặt hàng có liên quan. Nó
bao gồm việc họ mua gì, tại sao mua, khi nào mua, mua ở đâu, họ có thường mua
chúng, có thường sử dụng chúng, đánh giá chúng ra sao sau khi mua và ảnh
hưởng của những đánh giá này đến những lần mua tới và họ vứt bỏ chúng như

17


thế nào. Có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi tiêu dùng. Sau đây là một số
khái niệm tiêu biểu.
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “Hành vi tiêu dùng là sự tác động qua
lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con
người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói
cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con
người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về
giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ
và hành vi của kháchhàng.
Hay “hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một
nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoạc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ,
những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích luỹ, nhằm thoả mãn nhu cầu hay ước
muốn của họ”.[Solomon Michael – Consumer Behavior, 1992]
Theo Philip Kotler: “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một
cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm
hay dịch vụ”.
Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định:
- Hành vi tiêu dùng là một quá trình cho phép một cá nhân hay nhóm người
lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ. Tiến trình này
bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua
sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêudùng.
- Hành vi tiêu dùng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những
yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy. Hành vi tiêu dùng của khách hàng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và
xử lý sản phẩm dịch vụ.
18



Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất hành vi tiêu dùng là quá
trình mà các cá nhân, nhóm, hay tổ chức lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng hoặc kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu hoặcước muốn của họ.
Hành vi tiêu dùng du lịch
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch chú trọng đến việc nghiên cứu tâm lý
cá nhân, nghiên cứu những niềm tin cốt yếu, những giá trị, phong tục tập quán ảnh
hưởng đến hành vi con người trong tiêu dùng và những ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các cá nhân trong quá trình mua sản phẩm du lịch.
Người tiêu dùng du lịch: Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, người tiêu
dùng du lịch (tourism consumer) “là người mua sản phẩm du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm
du lịch do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng du lịch có thể là một cá
nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người (tập thể)”.
Hành vi tiêu dùng du lịch: “là toàn bộ hành động mà lữ khách/du khách
thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch
nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng

Các yếu tố văn hóa

Các yếu tố xã hội

19


Hành vi mua của
người tiêu dùng

Các yếu tố cá nhân


Các yếu tố tâm lý

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi tiêu dùng của
khách du lịch. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và giá trị tinh
thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nói đến văn hóa là nói đến
con người, nói tới đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những
năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hướng con người
khát vọng tới chân thiện mỹ. Đó là ba giá trị trụ cột vĩnh hằng của văn hóa nhân
loại. Ba yếu tố văn hóa chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch là
nền văn hóa (văn hóa chung), nhánh văn hóa (nhóm) và sự giao lưu biến đổi văn
hóa.
- Nền văn hóa: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của
du khách.
Văn hóa ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm, sự ưa thích về tài
nguyên du lịch, điểm đến du lịch và các dịch vụ, hàng hóa cho việc thỏa mãn các
nhu cầu khi đi du lịch. Ví dụ các loại hình nghệ thuật, ngôn ngữ, lễ nghi, phong
tục tập quán, lễ hội, y dược, kiến trúc, trò chơi, nghề truyền thống…ở nơi đến có
sự khác biệt hay tương đồng đều là yếu tố thu hút khách du lịch. Mỗi du khách ở
20


một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm nhận về các giá trị này khác nhau.
Do đó những người sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu
dùng khác nhau.
Văn hóa ấn định cách cư xử trong trao đổi giữa du khách với du khách,
giữa du khách với cư dân địa phương và với các giá trị của điểm đến du lịch.
“Nhập gia tùy tục” chính là cách mà hầu hết du khách ứng xử khi du lịch tại một
điểm du lịch nào đó. Ảnh hưởng của văn hóa có tính hệ thống và tính chế ước.

Với mỗi cá nhân, văn hóa được hấp thụ ngay từ thời khắc đầu tiên của đời sống
con người và theo họ suốt cuộc đời. Với xã hội, văn hóa được giữ gìn, truyền bá
qua các thiết chế của nó như gia đình, nền giáo dục, tôn giáo. Trong hoạt động du
lịch, các giá trị văn hóa đó được du khách chấp nhận bằng cả ý thức lẫn vô thức.
Đặc biệt hơn, trong tiêu dùng du lịch văn hóa có điều kiện thuận lợi để phát
huy các chức năng: giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng giá trị, thẩm mỹ…
Nhưng trên hết, văn hóa là cơ sở nền tảng quyết định cái muốn và hành vi của du
khách. Quyết định khi lựa chọn đến đâu, đi bằng gì, ăn gì, ở đâu, ở với ai, xem gì,
chơi gì và mua gì….
- Nhánh văn hóa: chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hóa, là yếu
tố tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hoà nhậpvới xã hội cho các
thành viên của nó.
Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành
viên của nó. Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức như địa
lí, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối
sống riêng, phong cách tiêu dung riêng và tạo nên những khúc thị trường quan
trọng.
Nhánh văn hóa thể hiện tính đồng nhất, đặc trưng trong hành vi tiêu dùng ở
phạm vi nhỏ hơn so với văn hóa chung. Ví dụ các cộng đồng khác nhau có những
cách thức ứng xử, hành động mua sản phẩm du lịch và tiêu dùng khác nhau.
- Sự hội nhập và biến đổi văn hóa
21


Các nền văn hóa, nhánh văn hóa luôn tìm cách bảo tồn những nét văn hóa
đặc sắc của mình nhưng không có nghĩa là các thành viên của họ không chịu ảnh
hưởng của các nền văn hóa khác.
Sự hội nhập văn hóa là “quá trình mỗi cá nhân tiếp thu các văn hóa khác để
làm phong phú thêm văn hóa của mình và cũng chính trong quá trình đó, khẳng
định giá trị văn hóa cốt lõi của họ”. Chính các giá trị chung của mọi nền văn hóa

đã tạo nên sự hội nhập văn hóa.
Sự biến đổi văn hóa chính là cách thức tồn tại của một nền văn hóa trong sự
biến đổi không ngừng của môi trường tự nhiên và xã hội. Sự biến đổi văn hóa là
do sự giao thoa giữa các nền văn hóa và bắt nguồn từ nội tại của mỗi nền văn hóa.
Do tác động của hội nhập văn hóa và biến đổi văn hóa mà có thể tạo ra cơ
hội cho loại sản phẩm du lịch này nhưng lại là thảm họa cho sản phẩm du lịch
khác. Ví dụ do tác động của biến đổi khí hậu hình thành nên trào lưu mới về loại
sản phẩm du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường nhưng lại là thảm họa cho
sản phẩm du lịch tiêu khiển bằng sănbắn…
Sự hội nhập văn hóa và biến đổi văn hóa cũng làm thay đổi hành vi tiêu
dùng du lịch của khách. Ví dụ khách tiêu dùng du lịch của Việt Nam ngày nay cần
nhiều kích thích của marketing hơn.
Các yếu tố xã hội
Hành vi tiêu dùng của khách du lịch cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã
hội như giai tầng xã hội, nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị của khách.
- Giai tầng xã hội.
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội,
được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá
trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Sự hình thành đẳng
cấp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là của cải, tiền bạc, mà
còn là sự kết hợp của trình độ văn hoá, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và
22


những yếu tố đặc trưng khác. Địa vị xã hội của con người cao hay thấp tuỳ thuộc
vào chỗ họ thuộc tầng lớp xã hội nào. Những người cùng chung một giai tầng xã
hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau. Trong tiêu dùng du lịch, du khách cùng
một giai tầng xã hội có cùng chung những sở thích về phương tiện đi du lịch, loại
hình đi du lịch, loại hình lưu trú trong chuyến đi, các hoạt động vui chơi, giải trí…
Du khách thuộc tầng lớp trên từ trung lưu đến thượng lưu thường có mong muốn

cao hơn và dễ dàng hơn cho việc tiêu dùng du lịch. Yêu cầu về chất lượng dịch vụ
cao.Thương hiệu, sản phẩm du lịch với phù hợp với đẳng cấp của họ.
- Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo là nhóm mà cá nhân chịu sự chi phối và tác động đến
hành vi tiêu dùng du lịch của họ. Nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng trực tiếp,
thường xuyên hoặc gián tiếp, ít thường xuyên đến hành vi tiêu dùng du lịch của
khách. Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng
nghiệp mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm này gọi là
nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc
giao tiếp thân mật thường xuyên. Ngoài ra còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn
như công đoàn, tổ chức đoàn thể.
Ảnh hưởng của nhóm tới hành vi tiêu dùng du lịch của khách qua dư luận
xã hội (dư luận nhóm) về nơi đến du lịch thông qua cơ chế bắt chước. Cá nhân có
tính cộng đồng cao thì ảnh hưởng dư luận của nhóm càng mạnh.
- Gia đình
Các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tiêu dùng
du lịch của du khách như quyết định chuyến đi, lựa chọn điểm đến cũng như độ
dài thời gian, thời điểm đi du lịch và các dịch vụ hàng hóa trong quá trình đi du
lịch. Mức độ ảnh hưởng của gia đinh khác nhau theo từng giai đoạn. Khi còn nhỏ
thì định hướng của bố mẹ đối với con cái là lớn nhất, thường thì bố mẹ sẽ là người
quyết định những vấn đề quan trọng nhất của chuyến đi. Khi trưởng thành và kết
23


hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định tiêu
dùng du lịch là rất quan trọng. Trong những trường hợp sản phẩm và dịch vụ đắt
tiền, vợ chồng cùng bàn bạc để thông qua quyết định chung. Vấn đề này sẽ thay
đổi rất nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau.
Trong các gia điǹ h ở Hoa Kỳ mức độ can thiệp của chồng, vợ thay đổi
nhiều tuỳ theo loại sản phẩm. Theo truyền thống người vợ thường là người mua

sắm chính của gia đình, nhất là đối với thực phẩm, giặt ủi và quần áo.
Điều này đang thay đổi khi ngày càng có nhiều bà vợ đi làm và người chồng
tham gia nhiều hơn vào chuyện mua sắm của gia đình. Trong trường hợp những
sản phẩm và dịch vụ đắt tiền, vợ chồng cùng bàn bạc để thông qua quyết định
chung. Mức độ ảnh hưởng của mỗi thành viên là khác nhau đối với những sản
phẩm khác nhau. Ví dụ: Chồng giữ vai trò chính trong việc mua xác sản phẩm
quan trọng như bảo hiểm nhân thọ, ôtô, máy thu hình;Vợ giữ vai trò chính trong
việc mua các sản phẩm máy giặt, thảm, đồ gỗ, đồ dùng nhà bếp; Vợ chồng giữ vai
trò ngang nhau: đi nghỉ, nhà ở, giải trí bên ngoài.
- Vai trò và địa vị của cá nhân
Cá nhân thường thuộc nhiều nhóm trong xã hội khác nhau. Vai trò và điạ vị
của cá nhân xác định vị trí của họ trong mỗi nhóm.
Vai trò bao hàm những hoạt động mà các nhân cho là phải thực hiện để hòa
nhập vào nhóm xã hội mà họ tham gia. Mỗi vai trò kèm theo một địa vị, phản ánh
sự kính trọng của xã hội giành cho vai trò đó.
Địa vị liên quan đến sự sắp xếp của cá nhân về ý nghĩa sự đánh giá của xã
hội như: sự kính trọng, sự ưu đãi, sự uy tín với người khác. Thể hiện vai trò và địa
vị xã hội là nhu cầu của mọi cá nhân trong đời sống xã hội. Cá nhân thể hiện vai
trò và địa vị thông qua hành vi. Trong tiêu dùng du lịch, vai trò xã hội thể hiện rất
rõ thông qua mục đích và động cơ của chuyến đi. Phần lớn khách công vụ là những
người có địa vị trong xã hội. Hành vi tiêu dùng của đối tượng khách này có sự
khác biệt nhiều so với khách du lịch thông thường. Sản phẩm, dịch vụ hoặc thương
24


hiệu phải phù hợp với đẳng cấp và địa vị xã hội của họ.
Bảng 1. Hành vi tiêu dùng du lịch theo nhóm địa vị xã hội
Địa vị xã hội

Đặc điểm hành vi tiêu dùng du lịch


1.Nhà quản lý - Động cơ của chuyến đi chủ yếu vì công việc, kết hợp với du
lịch, mua và tiêu dùng nhiều các sản phẩm du lịch.
- Có khả năng thanh toán cao ( phần lớn các dịch vụ do tổ chức

chi trả).
- Quyết định tiêu dùng nhanh và dứt khoát.
- Kỹ tính, yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.
- Nói năng, điệu bộ, cử chỉ của bề trên.
- Hành động thiên về lý chí.

2. Văn nghệ sỹ - Động cơ của chuyến đi chủ yếu là vì công việc, vì tính sáng
tạo kết hợp với du lịch. Mua và tiêu dùng nhiều sản phẩm du
lịch.
- Có khả năng thanh toán cao.
- Giàu tình cảm, hào phóng, thích làm cho người khác quý

trọng.
- Thả lỏng, tự do, thoải mái, rất ghét khuôn mẫu.
3. Thương gia - Động cơ của chuyến đi chủ yếu là vì công việc, tìm kiếm

thị trường, cơ hội làm ăn kết hợp với du lịch, mua và tiêu
dùng nhiều sản phẩm du lịch.
- Có khả năng thanh toán cao.
- Khôn khéo, hành động thiên về lý trí.
- Thái độ khó lường.

4. Nhà báo

- Kỹ tính, yêu cầu cao về chất lượng phục vụ.

- Động cơ của chuyến đi chủ yếu là vì công việc, vì tính sáng
25


×