Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Di tích nhà d67 đối với cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN THỊ NHUNG

DI TÍCH NHÀ D67 VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN THỊ NHUNG

DI TÍCH NHÀ D67 VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:

60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Viết Nghĩa



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện, không sao chép từ
bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Trần Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp
đỡ và góp ý nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội cùng quý thầy cô trong trường đã
tạo nhiều điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Viết Nghĩa, thầy đã luôn
tận tình, chu đáo và có những động viên kịp thời khi hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn vẫn còn có những hạn chế. Do vậy, tôi

rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ D67..................................................................6
1.1. Bối cảnh ra đời Nhà D67......................................................................................6
1.2. Hệ thống thông tin liên lạc .................................................................................16
1.3. Kiến trúc Nhà D67 .............................................................................................21
Tiểu kết chương 1......................................................................................................27
Chƣơng 2. BỘ CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN ỦY TRUNG ƢƠNG BAN HÀNH
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƢỚC TẠI NHÀ D67 ...................................................................................29
2.1. Bộ Chính trị họp và ban hành quyết định chỉ đạo đánh bại chiến lược “Đông
Dương hóa” chiến tranh của đế quốc Mỹ .................................................................29
2.2. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp và chỉ đạo mười hai ngày đêm đánh
bại cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ ............................................39
2.3. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp và chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ....................................................................................44

Tiểu kết chương 2......................................................................................................62
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHÀ D67 ...65
3.1. Bảo tồn di tích cách mạng Nhà D67 ..................................................................65
3.2. Phát huy bền vững giá trị di tích Nhà D67 ........................................................71
Tiểu kết chương 3......................................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................91


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà D67 hay còn gọi là Nhà họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương,
là một công trình kiến trúc của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước. Nơi đây, từ tháng 9 năm 1968 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính
trị Đảng Lao động Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã làm việc
liên tục, tập trung trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm đề ra chủ trương, kế hoạch chiến
lược, chiến dịch, ra các chỉ thị, mệnh lệnh cho quân dân cả nước chiến đấu đánh bại
nhiều chiến lược quân sự của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi trọn vẹn cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Tại di tích Nhà D67, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định mở
chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (tháng 1 năm 1971); quyết định mở cuộc tiến công
chiến lược năm 1972 (tháng 5 năm 1972); quyết định phương án hoàn thành sự
nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976; phương án chọn Tây
Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm
1975; kế hoạch và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (từ ngày
18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm 1975)…
Nhà D67 còn là nơi làm việc của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ
Nguyên Giáp, Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng (từ tháng 4 năm 1974 là Đại
tướng) Văn Tiến Dũng. Đặc biệt, trong suốt 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, Đại

tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Văn Tiến Dũng liên tục có mặt ở phòng
làm việc tại Nhà D67, chỉ đạo đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng
máy bay B52 của đế quốc Mỹ.
Trong suốt 7 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nhà D67 là
một trong những sở chỉ huy đã đảm bảo an toàn cho Bộ Chính trị và Quân ủy
Trung ương làm việc, nơi đưa ra những nghị quyết, chỉ thị kịp thời đưa cuộc kháng
chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Mặc dù, Nhà D67 là một di tích lịch sử quan trọng, nhưng là một công trình
quân sự nên được Bộ Quốc phòng bảo vệ rất nghiêm ngặt. Sau khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc Nhà D67 vẫn được Bộ Quốc phòng và Bộ
1


Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam quản lý và sử dụng. Năm 2004,
công trình này mới được giao cho Ban quản lý thành cổ Hà Nội và trở thành khu
vực phi quân sự. Tuy nhiên thời gian đầu, Hoàng thành chỉ mở cửa cho một số
đoàn khách đặc biệt thăm quan. Năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, các công trình quân sự trong khu
Thành cổ bao gồm cả Nhà D67 mới được mở cửa tự do cho mọi đối tượng. Vì vậy,
tư liệu về công trình Nhà D67 còn khá khiêm tốn, chưa có nhiều nghiên cứu về
công trình quân sự đặc biệt này. Trên cơ sở đó tôi quyết định chọn đề tài: “Di tích
Nhà D67 với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” để làm luận văn Thạc sĩ khoa
học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà D67, là một công trình quân sự đặc biệt, trước khi được bàn giao cho
Ban quản lý Thành cổ năm 2004 thì đây vẫn là khu vực quân sự, không phải ai
cũng có thể tham gia nghiên cứu công trình này, cho nên tài liệu về Nhà D67 còn
khá ít ỏi.
Năm 2002, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
Tổng Cục Chính trị đã tổ chức và chủ trì cuộc Hội thảo khoa học: “Bàn về các di

tích thời đại Hồ Chí Minh trong khu vực Thành cổ Hà Nội (khu A)”. Trong cuộc
hội thảo, có rất nhiều bài tham luận và phát biểu của các nhân chứng lịch sử: Đại
tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Trung tướng Lê Hữu
Đức…; các nhà khoa học trong và ngoài quân đội như Nhà giáo Nhân dân Đinh
Xuân Lâm; Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam Dương Trung Quốc; Đại tá, Tiến sĩ,
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Lê Đình Sỹ; các nhà báo Nhật
Hoa Khanh, Lê Liên….Các bài tham luận, phát biểu ít nhiều đã đề cập đến công
trình Nhà D67, và vai trò của nó trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy
nhiên, những bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc độ khái quát, đặt Nhà D67
trong tổng thể các di tích trong khu vực Thành cổ Hà Nội.
Cũng trong năm 2002, Chấp hành chỉ thị của Tổng Cục Chính trị, Bảo tàng
Lịch sử quân sự Việt Nam có lập hồ sơ về di tích Nhà D67 khu A Bộ Quốc phòng.
Người phụ trách là Đại tá Hoàng Lâm, cán bộ bảo tàng. Đại tá được tiếp cận với
2


những tài liệu gốc là những thiết kế về Nhà D67, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử,
phỏng vấn trực tiếp để đưa ra một công trình nghiên cứu bài bản nhất về Nhà D67
từ trước đến nay. Từ quy mô, kiến trúc của công trình, những sự kiện diễn ra tại
đây từ năm 1968 đến năm 1975. Những sự kiện đó được chính những nhân chứng
lịch sử xác nhận. Tuy vậy, công trình còn nhiều vấn đề chưa đề cập tới như: bối
cảnh lịch sử xây dựng, quá trình thi công, kiến trúc Hầm D67… Mặt khác, đây là
hồ sơ di tích, nên góc độ khai thác cũng thiên về bảo tồn bảo tàng hơn là góc độ
nghiên cứu lịch sử.
Trong cuốn sách Hồi ức Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp do Phạm Chí Nhân thể hiện, có đề cập đến các sự kiện lịch
sử trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong Tổng hành dinh, trong đó
có Nhà D67 từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 2015, nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, tại Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Vai trò của cơ quan Tổng

hành dinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”. Hội thảo có 30
bài tham luận của các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các nhà khoa học… Hội thảo
bàn đến vai trò của Tổng hành dinh, trong đó có Nhà D67 trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước đặc biệt là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
năm 1975. Trong đó có nhiều bài của các nhân chứng lịch sử - những người đã
tham gia thiết kế, thi công những công trình trong khu vực Thành cổ Hà Nội.
Nhìn chung, từ năm 2002 đến nay, các di tích cách mạng trong khu vực
Thành cổ trong đó có Nhà D67 được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau. Các
công trình trên chính là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả kế thừa, tiếp
cận các sự kiện lịch sử, những thông tin quý báu để hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của di tích Nhà D67 với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, từ đó thấy được giá trị lịch sử của di tích quân sự đặc biệt này, để đưa ra
hướng bảo tồn phát huy giá trị di tích có hiệu quả.

3


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống các tư liệu, tài liệu về Nhà D67.
- Làm rõ kiến trúc Nhà D67.
- Các quyết định quan trọng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được
đưa ra từ Nhà D67.
- Làm rõ vai trò của Nhà D67 với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nhà D67.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích Nhà D67 với cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu của đề tài là Nhà D67 trong khu vực Thành cổ Hà
Nội, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Về thời gian, đề tài tập trung vào khoảng thời gian Nhà D67 được thiết kế,
xây dựng và đưa vào sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1967 – 1975, quá
trình bảo tồn và phát huy di tích từ năm 1975 đến nay.
- Phạm vi nội dung của đề tài nghiên cứu bối cảnh, quá trình xây dựng Nhà
D67, khảo tả về di tích quân sự đặc biệt này. Những cuộc họp của Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương diễn ra tại đây, những chỉ thị, nghị quyết được ban hành trong
Nhà D67 có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quá
trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nhà D67.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Các bài tham luận, hồi ký về các di tích trong khu vực Thành cổ, về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các nhà
khoa học, những nhân chứng lịch sử - những người trực tiếp tham gia thiết kế, thi
công, làm việc trong nhà D67… đây là nguồn tài liệu quan trọng để tôi tìm hiểu về
quá trình thiết kế, xây dựng, và vai trò Nhà D67 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

4


Các văn kiện Đại hội Đảng, các sách nghiên cứu về Bộ Tổng Tham mưu, về
lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, và lịch sử Thăng Long - Hà Nội sẽ giúp
tôi tìm hiểu về nội dung những cuộc họp, nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị
và Quân ủy Trung ương trong kháng chiến chống Mỹ.
Nguồn tư liệu quan trọng khác bao gồm: Các công trình nghiên cứu của các
tập thể, cá nhân… có liên quan đến đề tài; tài liệu khảo sát thực tế…Vì đây là một
công trình hiện hữu còn giữ gần như nguyên vẹn, nên tài liệu khảo sát thực tế vô
cùng quan trọng, được coi như tài liệu gốc, chân thực nhất khi tôi khảo tả về Nhà

D67.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau: phương pháp nghiên cứu lịch sử, so sánh, đối chiếu, logic, và thống kê. Trong
đó hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp thống kê.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu về di tích Nhà D67.
- Làm rõ vai trò của Nhà D67 với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di tích Nhà D67.
- Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về
nhà D67 hoặc những nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Sự ra đời của Nhà D67.
Chương 2. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ban hành những quyết định
chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại Nhà D67.
Chương 3. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích Nhà D67.

5


Chƣơng 1
SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ D67
1.1. Bối cảnh ra đời Nhà D67
Nhà D67 hay còn gọi là nhà họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương
được xây dựng vào năm 1967 và được đưa vào sử dụng tháng 9 năm 1968. Tại nơi
đây từ năm 1968 đến năm 1975 đã diễn ra nhiều hội nghị cơ mật của Bộ Chính trị
và Quân ủy Trung ương chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ Nhà
D67, nhiều mệnh lệnh, chỉ thị quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã

được ban ra để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Trong vòng 7 năm, Nhà D67 đã trở thành trái tim của Tổng hành dinh trong kháng
chiến chống Mỹ.
Tổng hành dinh là để chỉ khu vực Thành cổ Hà Nội. Đây là nơi làm việc của
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và các cơ quan của Bộ Quốc
phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu
cần…là trung tâm đầu não nơi đề ra những chủ trương, những quyết định, kế hoạch
chiến lược, chỉ thị quan trọng đúng thời điểm, thời cơ để quân và dân cả nước tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi. Công trình quân sự
Nhà D67 là một trong những thành phần cấu thành nên quần thể di tích cách mạng
trong khu vực này.
Tổng hành dinh đóng trên một địa bàn rất đặc biệt, Thành cổ Hà Nội hay còn
gọi là Thành Thăng Long - nơi từng là trung tâm đầu não của cả nước trong nhiều
thế kỷ và cho đến tận ngày nay. Trải qua một thời gian dài, vị thế của Thành Thăng
Long có lúc suy lúc thịnh, nhưng phần lớn thời gian nó vẫn là trái tim của cả nước.
Từ thế kỷ thứ XI khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, cho xây
dựng Thành Thăng Long trên nền cũ La Thành xưa, trải qua các triều đại phong
kiến, Thành Thăng Long ngày càng được xây dựng mở rộng và hoàn thiện trở
thành kinh đô của nền văn hóa Thăng Long rực rỡ nổi tiếng trong nhiều thế kỷ. Vị
thế đó tồn tại liên tục trong gần 800 trăm năm, trừ khoảng thời gian 2 thập kỷ đứt
đoạn khi nhà Hồ chuyển kinh về Tây Đô rồi để mất nước vào tay giặc Minh. Trong
nhiều năm đóng vai trò là trung tâm của đất nước, Thăng Long - Hà Nội cũng như
6


nhiều đô thị cổ Việt Nam đã phải chịu nhiều thăng trầm của lịch sử: chiến tranh,
thời gian, sự thay đổi của các triều đại đã tàn phá khiến Thành cổ không còn như
xưa.
Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập. Vua Gia Long quyết định đóng đô
tại Phú Xuân - Huế. Từ đây, kinh thành Thăng Long phải chịu một sự chuyển đổi

lớn: từ kinh thành trong hơn 800 năm trước trở thành Trấn thành, rồi dần dần trở
thành tỉnh thành, quy mô của Thành Thăng Long cũng được thu hẹp lại theo vai trò
mới của nó. Năm 1805, vua Gia Long đã cho phá thành cũ do nhà Lê xây đắp để
xây lại một tòa thành mới có quy mô nhỏ hơn thành Thăng Long. Vị thế kinh đô
của Thăng Long không còn nữa, tòa thành tàn lụi dần. Sự lụi tàn của kinh thành
Thăng Long được Bà huyện Thanh Quan mô tả lại trong bài thơ Thăng Long hoài
cổ như sau:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Hà Nội
lại trở thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế của chính quyền thực
dân, là thủ phủ của Liên bang Đông Dương. Các công sở Liên bang Đông Dương,
các lực lượng quân sự quan trọng đều tập trung ở Hà Nội.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, ngay khi triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất,
công nhận người Pháp được quyền cư trú và đặt lãnh sự ở 3 nơi: Hà Nội, Hải
Phòng, và Quy Nhơn, người Pháp đã bắt đầu công việc xây dựng đầu tiên. Ngày
10/8/1874, thực dân Pháp khởi công xây dựng các công trình kiên cố tại Hà Nội
bao gồm: tòa lãnh sự, nhà ở các sĩ quan, trại lính. Trong đó, Hoàng thành cũ được
chọn làm nơi đặt trụ sở của bộ máy chỉ huy quân sự. Trong Hoàng thành, các dinh
thự cũ bị triệt phá để lấy chỗ xây dựng trại lính cùng các công trình quân sự của
người Pháp.
Năm 1886, Điện Kính Thiên, và nhiều kiến trúc khác của Hoàng thành đã bị
phá hủy để biến thành khu vực quân sự của chính quyền thực dân. Chỉ có cột cờ
được giữ lại làm nơi đóng quân của một trại lính thông tin.

7


Trong những năm 1888 - 1918, thời kỳ Pháp tiến hành chương trình khai
thác thuộc địa, Hoàng thành bị người Pháp phá hủy nốt những bức tường thành cổ

chỉ để lại cổng chính Bắc với vết đạn công thành để xây dựng Sở chỉ huy pháo
binh, trại lính. Đây là các công trình hai tầng, kiên cố và có kiến trúc đơn giản, mặt
bằng hình chữ nhật, xung quanh có hành lang rộng.
Đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc năm 1954, với việc
Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ Việt Nam, Thành cổ lại trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt
Nam - nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng Tham
mưu làm việc, lãnh đạo, chỉ huy trong thời kỳ hòa bình xây dựng và trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 10/10/1954, sau khi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Đại
đoàn 308 cùng Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) và các lực lượng vũ trang địa phương
vào tiếp quản thủ đô, Bộ Tổng tư lệnh chuyển về Hà Nội. Lúc đầu, Bộ Tổng tư lệnh
dự định đóng quân ở sân bay Bạch Mai, nhưng vì quân số ngày càng đông, mặt
khác để tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của Pháp và thuận tiện cho việc chỉ huy
cũng như phối hợp công tác với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước như Phủ
Chủ tịch và Phủ thủ tướng ở khu vực toàn quyền cũ, văn phòng Trung ương Đảng ở
khu vực trường trung học Anbe Xaro (cũ), nên Chính phủ quyết định Bộ Quốc
phòng, Bộ Tổng tư lệnh đóng quân trong khu vực Thành cổ Hà Nội.
Sau khi kiểm tra bom mìn và làm vệ sinh khu Thành cổ xong, lần lượt các
cơ quan Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Cục Chính trị,
Tổng Cục Hậu cần và một số đơn vị trực thuộc từ Đồn Thủy và căn cứ Việt Bắc về
đóng quân trong Thành cổ, một số cơ quan đóng ngoài phố gần Thành cổ hoặc xa
hơn tùy theo chức năng, nghiệp vụ.
Thành cổ được chia làm 3 khu: A, B, C, trong đó khu A là quan trọng nhất.
Khu A được giới hạn bởi đường Phan Đình Phùng ở phía Bắc, đường Nguyễn Tri
Phương ở phía Đông, đường Hoàng Diệu ở phía Tây, Đoan Môn ở phía Nam. Khu
B là Tổng cục Chính trị, khu C là Tổng cục Hậu cần.

8



Từ năm 1954-1975, khu A đã chứng kiến biết bao những sự kiện lịch sử có
tầm cỡ quốc gia và quốc tế lớn. Tại đây, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ
Tổng tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu đã họp bàn và đưa ra những quyết định quan
trọng để lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy quân và dân cả nước từng bước đánh bại các
chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ như: Chiến lược “Phản ứng linh
hoạt” (1954-1960); “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965); “Chiến tranh cục bộ”
(1965-1968); “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975”. Vì vậy, khu A được gọi là
“Tổng hành dinh” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tổng hành dinh không phải là một công trình được xây mới hoàn toàn, mà
nhiều công trình của Pháp đã được Bộ Quốc phòng tận dụng sửa sang lại để làm
nơi làm việc.
Nhà Con Rồng ở khu A, vốn là nơi làm việc của người chỉ huy một trung
đoàn thuộc quân đội Pháp. Nhà này được người Pháp xây dựng năm 1897 trên nền
Điện Kính Thiên (hồ sơ của Pháp lưu lại có ký hiệu J26). Sở dĩ có tên Nhà Con
Rồng là ngôi nhà được xây dựng sau hàng bậc thềm rồng - di tích còn sót lại của
Điện Kính Thiên. Sau khi ta tiếp quản, đã tu sửa nhà Nhà Con Rồng làm nơi họp
Tổng Quân ủy (từ sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 là
Quân ủy Trung ương) và nơi làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư
lệnh và các Thứ trưởng Quốc phòng.
Khoảng tháng 11 năm 1954, việc tu sửa Nhà Con Rồng hoàn thành. Tầng
trên là phòng họp Tổng Quân ủy và phòng làm việc của Bí thư Tổng Quân ủy - Bộ
trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh. Tầng dưới là các phòng làm việc của các
Thứ trưởng Quốc phòng và của Tổng Thanh tra Quân đội. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và Thượng tướng Văn Tiến Dũng đã làm việc ở đây trong suốt thời gian từ
năm 1954 đến năm 1967.
Nhà Con Rồng là nơi đã diễn ra nhiều cuộc họp của Quân ủy Trung ương và
Bộ Quốc phòng. Tại đây, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo soạn
thảo kế hoạch phòng thủ miền Bắc, đối phó với âm mưu “Bắc tiến” của Mỹ; Quán
triệt và tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 15 khóa II năm 1959

về cách mạng miền Nam để từ đó đưa cách mạng miền Nam đi lên mà đỉnh cao là
9


thắng lợi của phong trào Đồng Khởi năm 1960; Chỉ đạo quân và dân miền Bắc
đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, tổ
chức các cuộc tiến công mưu trí, sáng tạo như: Cuộc tiến công và nổi dậy Mậu
Thân năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, chiến dịch tiến công
chiến lược năm 1972. Đặc biệt năm 1975 đã diễn ra nhiều hội nghị quan trọng giữa
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Chỉ tính riêng 55 ngày đêm trong mùa Xuân
1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã nhiều lần họp ở đây đề ra những
quyết sách quan trọng để giành toàn thắng, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
Nhà làm việc của Cục Tác chiến - mật danh quân sự là Nhà C51: Ngôi nhà
hai tầng do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX (1897) (hồ sơ của Pháp lưu lại
là J17). Đây là nơi làm của Quân ủy Trung ương trước khi giặc Mỹ ném bom Hà
Nội.
Từ năm 1954 đến năm 1975, Nhà làm việc của Cục Tác chiến đã diễn ra
nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử quân sự như: từ năm 1954 đến năm 1960, Cục
Tác chiến xây dựng kế hoạch củng cố miền Bắc, kế hoạch phòng thủ cơ bản, xây
dựng công trình quốc phòng, theo dõi tình hình chiến trường Việt Nam, Lào,
Cămpuchia…Từ năm 1961 đến năm 1965, Cục Tác chiến nghiên cứu kế hoạch
phòng thủ miền Bắc, tham mưu cho Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng
Tư lệnh chỉ đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ; tham
mưu cho Chính phủ thành lập Ủy ban Phòng không Quốc gia sẵn sàng chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Từ năm 1965 đến năm 1968, Cục Tác
chiến tham mưu tham mưu xây dựng kế hoạch tác chiến giúp Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng chỉ đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam,
chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, chỉ đạo hoạt
động trên các chiến trường Lào, Campuchia. Từ năm 1973 đến năm 1975, Cục Tác

chiến đã phục vụ Bộ Tổng Tham mưu và Quân ủy Trung ương chỉ đạo các lực
lượng vũ trang đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại chiến
tranh phá hoại lần thứ hai, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, phục vụ Bộ
Tổng tham mưu trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến.
10


Bên cạnh đó, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và do
yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy quân đội trong giai đoạn cách mạng mới, Bộ Quốc phòng
quyết định xây dựng thêm một số công trình nữa để làm nơi làm việc như Nhà Sở
chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu (Nhà T78A), Nhà T83. Trong đó, nổi bất nhất có
công trình Nhà D67 và Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc
phòng ký hiệu là T1.
Hai công trình này đều được xây dựng với mục đích nhằm chủ động đối phó
với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não chỉ
huy trong trường hợp không quân Mỹ ném bom vào khu vực Tổng hành dinh.
Hầm Chỉ huy tác chiến được hoàn thành năm 1966 với mật danh T1. Kết
cấu Hầm T1 bằng bê tông cốt thép, chịu được bom đạn thông thường, có hệ thống
thông hơi, lọc độc, điều hòa không khí…Từ năm 1966 đến năm 1975, Hầm T1
dùng làm Sở Chỉ huy, được tăng cường hệ thống tiêu đồ, hệ thống thông tin liên
lạc, còi báo động, loa phóng thanh thông báo về máy bay địch, xây dựng đường dây
thông tin trực tuyến với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Ủy viên Bộ Chính trị. Dưới
hầm có 3 phòng gồm: phòng Giao ban tác chiến, phòng Trực ban tác chiến, phòng
đặt trang thiết bị cơ động.
Phòng Giao ban tác chiến là nơi làm việc của Trực ban trưởng, có nhiệm vụ
tổng hợp tình hình mới nhất của Bộ, nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình với cấp
trên trong các buổi họp giao ban.
Phòng Trực ban tác chiến là nơi làm việc của kíp trực ban tác chiến do Cục
Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch
Hồ Chí Minh, theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc và chiến sự trên các chiến trường

Đông Dương; đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối
phó kịp thời, chủ động giành thắng lợi; tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo
cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban
mỗi buổi sáng. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chỉ thị, mệnh
lệnh của Bộ và truyền lệnh chính xác kịp thời, chính xác, bí mật tới các cơ quan,
đơn vị có liên quan. Đối với thủ đô Hà Nội, phải báo động phòng không nhân dân
kịp thời, chính xác; thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hồ
11


Chủ tịch và báo cáo nhanh kết quả chiến đấu của quân dân ta cũng như những thiệt
hại do địch gây ra ở miền Bắc, ở Hà Nội.
Nhà D67 cũng được khởi công xây dựng ngay sau đó, khi đế quốc Mỹ mở
rộng chiến tranh, leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam. Năm 1964, trước những
thất bại ngày càng lớn của “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc Mỹ quyết
định tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân với
mục tiêu: phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, làm lung
lay ý chí xâm lược của quân và dân Việt Nam trên 2 miền đất nước. Hội đồng
Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, thông
qua danh sách 94 mục tiêu cần đánh phá và dự tính hoàn thành đánh phá trong
vòng 12 ngày bằng toàn bộ lực lượng của không quân Mỹ Thái Bình Dương [3, tr.
28]. Những nội dung của kế hoạch này về sau đã được thực hiện với mức độ ngày
càng tăng.
Để hợp pháp hóa việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam, Mỹ dựng lên
sự kiện vịnh Bắc Bộ để lấy cớ ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom bắn phá một
số nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường, thị xã Hòn
Gai…vào ngày 5-8-1964.
Ngày 7-2-1965, lấy cớ trả đũa việc quân giải phóng miền Nam Việt Nam
tiến công doanh trại quân Mỹ ở Plâyku, Tổng thống Mỹ L. Johnson ra lệnh cho

không quân Mỹ mở chiến dịch “mũi lao lửa” ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới,
đảo Cồn Cỏ, chính thức mở rộng cuộc chiến tranh không quân và hải quân lần thứ
nhất phá hoại miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kéo dài gần 4
năm, diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng mở rộng, tính chất ngày
càng ác liệt.
Mục tiêu ném bom của không quân Mỹ ngày càng mở rộng, từ vĩ tuyến 17
đánh mở rộng lên vĩ tuyến 19 rồi vĩ tuyến 20 nhằm vào các mục tiêu quân sự như
doanh trại, trận địa ra da, các căn cứ hải quân và không quân, kho tàng,…và một số
cơ sở kinh tế như mỏ crôm Cổ Định, Thanh Hóa, nhà máy điện Vinh…[3, tr. 37].

12


Từ ngày 1-4 đến ngày 23-4-1965, không quân Mỹ tập trung đánh phá các
tuyến đường giao thông quan trọng, phá hủy và đánh hỏng một loạt cầu…Mục tiêu
là hỗ trợ cho sự chuyển hướng chiến lược từ “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến
tranh cục bộ” ở miền Nam.
Sau mấy tháng đánh phá miền Bắc và chống đỡ ở miền Nam, đế quốc Mỹ
thấy tình hình không được cải thiện, nguy cơ thất bại tiếp tục tăng lên, các thế lực
phản động hiếu chiến ở Mỹ gây sức ép đòi mở rộng cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Để nhanh chóng đạt được mục tiêu, từ tháng 7-1965, trong khi ở miền Nam chính
quyền Giônxơn quyết định đưa quân chiến đấu ồ ạt vào miền Nam để thực hiện kế
hoạch “tìm diệt”, thì ở miền Bắc, không quân Mỹ bắt đầu mở rộng phạm vi đánh
phá ra ngoài vĩ tuyến 20, trừ khu vực Hà Nội và Hải Phòng.
Những khu vực, mục tiêu bị không quân Mỹ đánh phá ở miền Bắc bao gồm:
vùng Tây Bắc như, Mộc Châu, Pa Háng, Sơn La, Điện Biên Phủ; các cầu trên tuyến
đường số 1 nam sông Hồng; thành phố dệt Nam Định; tuyến đường sắt Phú ThọYên Bái- Lào Cai…[3, tr. 47].
Từ ngày 12-8-1965, không quân Mỹ đã mở đợt đánh phá “trả đũa” vào các
trận địa tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 10-1965,
không quân Mỹ chuyển trọng tâm sang đánh phá tuyến đường số 1 và đường sắt Hà

Bắc - Lạng Sơn, các cầu lớn: Lường, Sông Hóa, Mẹt, Phố Vị, Bắc Giang và các ga
đầu mối: Kép, Đồng, Mỏ [3, tr. 47-48].
Tham vọng của đối phương đã được thể hiện rõ vào cuối năm 1966. Để phối
hợp với cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam, đế
quốc Mỹ đẩy mạnh việc đánh phá miền Bắc với chủ trương “gây áp lực không
thương xót” nhằm triệt đường viện trợ từ bên ngoài vào miền Bắc, cắt nguồn tiếp tế
từ miền Bắc vào miền Nam và sang Lào, phá hủy nặng tiềm lực kinh tế của ta. Đối
phương đề ra yêu cầu của các đợt đánh phá là cô lập Hải Phòng khỏi Hà Nội, cô lập
Hà Nội và Hải Phòng khỏi các khu vực khác, làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải.
Bộ Tư lệnh Tập đoàn Không quân 7 được mở rộng quyền hạn chọn đánh vào toàn
bộ sáu hệ thống mục tiêu: điện lực, công nghiệp, giao thông, căn cứ quân sự, nhiên
liệu và các trận địa phòng không chứ không chỉ được phép đánh phá từng mục tiêu
13


riêng lẻ như trước. Phạm vi đánh phá được mở rộng, kể cả vào Hà Nội, Hải Phòng
[3, tr. 47-48].
Từ đầu năm 1967, không quân Mỹ tập trung lực lượng mở nhiều đợt đánh
phá lớn vào Hà Nội, Hải Phòng. Mỗi đợt địch huy động hàng nghìn máy bay, đánh
phá liên tục 4, 5 ngày liền nhằm hủy diệt các cơ sở công nghiệp, các đầu mối giao
thông, các trận địa phòng không và cả các khu vực đông dân.
Không quân Mỹ đánh phá ngày càng ác liệt, không loại trừ mục tiêu nào
ngay cả nội thành Hà Nội, nơi đặt Tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho Bộ Chỉ huy tối cao đề phòng
trường hợp xấu nhất khi Mỹ ném bom vào khu vực Thành cổ. Để giải quyết vấn đề
này, Bộ Quốc phòng chủ trương xây dựng một ngôi nhà đặc biệt trong khu A của cơ
quan. Ngôi nhà phải đáp ứng được yêu cầu là chống được bom đạn của không quân
Mỹ nếu bị chúng ném bom vào khu vực này.
Do tình hình cấp bách, đối phương đánh phá ác liệt, quá trình thiết kế, thi
công phải diễn ra nhanh chóng, gấp rút nhưng vẫn phải đảm bảo được những yêu

cầu khắt khe về mặt kỹ thuật. Trên thực tế, Nhà D67 đã hoàn toàn đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra. Công trình được thiết kế từ giữa năm 1967 được giao cho hai
đơn vị. Phần nổi được Bộ Quốc phòng giao cho Viện thiết kế kiến trúc thuộc Bộ
Kiến trúc (cũ) thiết kế. Thời gian thiết kế là từ tháng 4 đến ngày 25 tháng 7 năm
1967. Phần ngầm hay còn gọi là Hầm D67, do Phòng công trình thuộc Cục công
trình (Bộ Tư lệnh công binh) thiết kế. Năm 1968, công trình này được hoàn thành
và được đưa vào sử dụng đã trở thành một địa điểm cực kỳ an toàn cho Bộ Chính
trị và Quân ủy Trung ương khi làm việc ở đây.
Vì đây là một công trình quân sự có tầm quan trọng đặc biệt nên mọi công
đoạn thiết kế, thi công cũng phải giữ bí mật tuyệt đối. Đại tá Mai Chung, nguyên
Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh công binh kể lại: “Mùa hè năm 1967, đồng chí
Nguyễn Lam Sinh và tôi được cấp trên giao nhiệm vụ thiết kế công trình quốc
phòng Hầm D67. Hai chúng tôi vừa thiết kế vừa kểm tra cùng nhau. Ngày ấy chúng
tôi làm việc theo nguyên tắc bí mật làm việc gì biết việc ấy, làm đâu biết đấy, sống
để dạ chết mang theo” [15, tr. 156].
14


Quá trình thi công cũng được bảo mật hết sức, Đại tá Nguyễn Văn Tý,
nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 259B (Bộ Tư lệnh công binh), là người
phụ trách công binh xây dựng Hầm D67 khẳng định: “Trong quá trình thi công, vấn
đề bảo mật hết sức quan trọng. Các chiến sĩ của Trung đoàn được tuyển chọn là
những người có trình độ, ý thức chính trị tốt, gia đình trong sạch. Biết nhiệm vụ của
mình với Đảng, với Tổ quốc, anh em chiến sĩ 10 năm vào đơn vị vẫn là binh nhất,
binh nhì, hạ sĩ. Khi hoàn thành nhiệm vụ, anh em chiến sĩ vui vẻ trở về hậu
phương” [75, tr. 154].
Nói về tên gọi của ngôi nhà đặc biệt này, vì nó được thiết kế, xây dựng vào
năm 1967 nên có tên là Nhà D67. Từ khi được đưa vào sử dụng, Nhà D67 đã trở
thành trung tâm đầu não của Tổng hành dinh trong khu vực Thành cổ, nơi hội họp
của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo quân dân Việt Nam

“tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà” đưa cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.
Nhà D67 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt, gấp rút về thời gian
thiết kế và thi công nhưng lại có giá trị sử dụng rất cao, là một nơi rất an toàn cho
Bộ chỉ huy tối cao làm việc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ không làm lung lay ý được ý chí xâm lược của
quân và dân ta, ngược lại càng làm cho tinh thần, trí tuệ người Việt tập trung, đoàn
kết quyết tâm hơn bao giờ hết. Nhà D67 ra đời chính là một minh chứng cho sự
quyết tâm của những người đứng đầu đất nước, dù có nguy hiểm, khó khăn nhưng
vẫn quyết tâm đi đến mục tiêu cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Thành cổ Hà Nội trải bao thăng trầm lịch sử, là trái tim của cả nước trong
nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước một
lần nữa Thành cổ lại trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại đây, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Chính trị và Quân
ủy Trung ương, đã làm việc khẩn trương, liên tục, tập trung trí tuệ, năng lực, đưa ra
những quyết định, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho
quân và dân cả nước, biến các nghị quyết của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và
chiến thắng trên các mặt trận.
15


Trong quần thể những công trình quân sự trong khu vực Thành cổ, có những
công trình được tận dụng lại từ thời Pháp, có những công trình được xây mới
nhưng tựu chung lại đây đều là những di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu, nơi diễn
ra những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước trong 21 năm kháng chiến chống
Mỹ. Trong quần thể di tích đó, Nhà D67 được xem là trung tâm, cơ quan đầu não
của Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược đưa cuộc
kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
1.2. Hệ thống thông tin liên lạc

Tổng hành dinh trong đó có Nhà D67, là cơ quan đầu não nơi hoạch định
đường lối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Để những chủ
trương, quyết định chiến lược, chiến dịch, mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ huy từ Tổng hành
dinh đến với các lực lượng trên khắp các chiến trường lại là nhiệm vụ của Binh
chủng Thông tin Liên lạc. Cụ thể, đơn vị trực tiếp phục vụ các cơ quan chức năng
của Tổng hành dinh là Trung đoàn 205.
Trung đoàn 205 là một đơn vị thông tin tổng trạm cấp chiến lược, thuộc Binh
chủng Thông tin Liên lạc, trực tiếp phục vụ Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương,
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Tổng trạm thông tin được triển khai và phục vụ liên
tục tại khu vực Thành cổ từ năm 1954, ngay sau ngày giải phóng thủ đô. Khi Sở chỉ
huy của Tổng Tư lệnh và các cơ quan chức năng chuyển từ Việt Bắc về trung tâm
Hoàng Thành Thăng Long thì Tổng trạm thông tin cũng được triển khai và phục vụ
liên tục. Lúc đầu tổ chức còn nhỏ cấp tiểu đoàn sau phát triển thành Lữ đoàn Thông
tin tổng trạm của Bộ. Trang bị ban đầu còn ít ỏi, trình độ công nghệ còn thấp nhưng
vẫn có đầy đủ ba phương tiện thông tin cơ bản: hữu tuyến điện, vô tuyến điện và
thông tin quân bưu.
Khi cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ mở rộng ra miền Bắc, Tổng hành dinh
vẫn ở tại Hoàng thành, riêng Tổng trạm thông tin được chuyển ra ngoài. Trung tâm
hữu tuyến điện A40 đưa xuống hầm cạnh đường Giang Văn Minh, trung tâm thu
phát vô tuyến điện chuyển lên đường Sơn Tây – Ba Vì. Trung tâm quân bưu chuyển

16


xuống Quan Nhân, Nhân Chính nâng cấp tiểu đoàn và trung đoàn, nay trở về Lữ
đoàn 205 [2, tr.171].
Mặc dù Tổng trạm thông tin đã chuyển ra ngoài thành cổ nhưng về bản chất
vẫn tồn tại và liên tục phục vụ Tổng hành dinh bằng những phương tiện điều khiển
từ xa: vô tuyến điện tiếp sức, điện báo, truyền chữ…
Thời kỳ những năm 1974 đến 1975, Trung đoàn đã có đầy đủ các cơ quan

chức năng như: Tham mưu chính trị, kỹ thuật hậu cần, tài chính; quân số trên 1200
người. Sở chỉ huy đặt tại xã Long Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình. Tháng 2 năm 1975, Tư
lệnh Binh chủng điều về A10 nằm trên đường Trần Duy Hưng hiện nay.
Toàn trung tâm có ba tiểu đoàn và hai đại đội gồm: Một tiểu đoàn hữu tuyến
điện, một tiểu đoàn vô tuyến điện, một tiểu đoàn hỗn hợp hữu tuyến điện và vô
tuyến điện ở Sở Chỉ huy dự bị K7. Hai đại đội xe máy Vô tuyến điện cơ động, công
suất từ 2W đến 500W.
Đội ngũ cán bộ chỉ huy toàn Trung đoàn phần lớn được đào tạo bài bản, có
trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy, điều hành
khai thác thông tin tổng trạm. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có
tay nghề cao, tinh thông nghiệp vụ.
Máy móc vô tuyến điện và hữu tuyến điện, xe thông tin cơ động của đơn vị
đều là của Trung Quốc, Liên Xô viện trợ, ngoài ra có thêm một số máy của
Hungary và Cộng hòa dân chủ Đức. Đầu năm 1975, Binh chủng tăng cường thêm
một số xe, máy và thiết bị kỹ thuật đều đã được kiểm tra và thử nghiệm, đạt các
thông số kỹ thuật mới đưa vào khai thác.
Tại Tổng hành dinh, Trung đoàn đã triển khai lắp đặt, chỉ huy, điều hành
khai thác thông tin phục vụ Bộ Thống soái tối cao. Cụ thể:
Hệ thống mạng thông tin Hữu tuyến điện nội bộ cơ quan Tổng hành dinh:
Trung tâm tạo kênh được đặt tại tầng 1 cửa Đoan Môn, gần với hầm của Cục Tác
chiến, có cáp đường trục nối với trung tâm Hữu tuyến điện A40 và Trung tâm Bưu
điện Hà Nội (Cục Bưu điện Trung ương). Các đường dây máy lẻ đến tận nơi làm
việc và nhà riêng của các Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tư lệnh và các cơ quan chức
năng của Bộ Quốc phòng. Tất cả đều thông suốt chất lượng ổn định. Khi có sự cố
17


bất kỳ ở thời điểm nào đều được đơn vị khắc phục kịp thời, hiệu quả. Đến năm 1967
chuyển ra hầm cạnh đường Giang Văn Minh [2, tr. 175].
Thông tin đường dài và vòng ngoài Hoàng thành, A40 là tâm điểm, đã có

tổng đài 1000 số được ghép liên hoàn 10 tổng đài 100 số (198) đấu nối với máy tải
ba, tăng âm đi các quân khu, quân binh chủng. Đặc biệt là tuyến đường trục Quân
khu 4 được các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Binh chủng xây dựng trong nhiều
năm. Cứ mỗi chiến dịch lại kéo dài về phía Nam, với hàng ngàn km dây trần, cáp và
hàng loạt các trạm cơ vụ (gồm tổng đài, tải ba, tăng âm và các thiết bị đồng bộ) đã
phát huy được hiệu quả lớn trong nhiều chiến dịch, đặc biệt là Chiến dịch Tây
Nguyên. Đây là trục thông tin hữu tuyến điện đường dài duy nhất được nối từ Sở
chỉ huy chiến dịch với Tổng hành dinh – Hầm D67 [2, tr. 175].
Hệ thống vô tuyến điện có: vô tuyến điện tiếp sức đường trục, thông tin vô
tuyến điện sóng ngắn xe cơ động, các trung tâm vô tuyến điện sóng ngắn của Tổng
hành dinh đặt tại Ba Vì – Sơn Tây.
Về vô tuyến điện tiếp sức đường trục, đó là loại máy vô tuyến điện điện thoại
có 2 đường thoại và hai đường báo để ghép kênh truyền chữ cùng thiết bị truyền
hình ảnh để phát đi. Cự ly liên lạc chỉ 40 – 50 km, phát sóng siêu cao, trực thị. Toàn
bộ trạm máy đặt trên xe tải 4 bánh đặc chủng. Có thể tháo toàn bộ ra khỏi xe để
mang vác và đặt trạm ở một vị trí thích hợp.
Đường trục vô tuyến điện tiếp sức này, trạm đầu đặt tại tầng hai cửa Đoan
Môn, Thành cổ Hà Nội qua sáu trạm giữa, đặt cố định trên các đỉnh cao của dãy
Trường Sơn, đến trạm cuối là Sở chỉ huy Chiến dịch 2A75. Có thể di động bất cứ
nơi nào theo chỉ thị của Tư lệnh chiến dịch. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, hàng
ngày từ hai đầu đất nước, Tư lệnh chiến dịch - Văn Tiến Dũng dễ dàng báo cáo tình
hình các mặt trận với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội và nhận những chỉ
thị mới.
Về thông tin vô tuyến điện sóng ngắn – xe cơ động. Tháng 2 năm 1975, 4 xe
máy vô tuyến điện 15W và 1 xe công suất 500W của Đại đội 7 và Đại đội 8 xuất
phát từ Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội theo quốc lộ 1 vào Khu 4, đi dọc Trường Sơn
thiết lập mạng thông tin hỗn hợp phục vụ Sở chỉ huy tấn công giải phóng Buôn Ma
18



Thuột. Tiếp sau đó, 1 xe vô tuyến điện 15W cũng xuất phát từ Hà Nội phụ vụ Lê
Đức Thọ vào làm Cố vấn cho Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên.
Đúng 14 giờ ngày 14 tháng 4, chiếc xe cuối cùng của Đại đội 7 được lệnh lên
đường. Cả người và xe được trực thăng MI6 chở vào Đà Nẵng, ngày hôm sau vào
Quảng Ngãi để phục vụ trực tiếp Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy cánh quân phía
Đông và trở thành Sở Chỉ huy tiền phương 2 của Bộ Tổng Tham mưu, tiếp tục giải
phóng Đà Lạt, Xuân Lộc, Biên Hòa và tiến thẳng vào Sài Gòn. Chỉ trong 16 ngày,
tổ đài này đã chuyển nhận với các đơn vị ở mặt trận và Tổng hành dinh hơn 3 nghìn
công điện [2, tr. 177].
Tại các trung tâm vô tuyến điện sóng ngắn của Tổng hành dinh đặt tại Ba Vì
– Sơn Tây, hàng ngày liên lạc với hơn 100 đối tượng trên khắp bán đảo Đông
Dương nhưng nóng bỏng sôi động nhất là ở mạng B. Trực tiếp liên lạc với các đơn
vị đang chiến đấu trên chiến trường miền Nam do Đại đội 5 phụ trách. Mỗi ngày có
ba ca trực, ngày cũng như đêm. Điện đi, điện đến được xếp từng seri đặt la liệt trên
các bàn máy làm việc. Tất cả điện đến và điện đi phải chuyển qua đường công vụ,
điện báo Ba Vì – Thành cổ và ngược lại. Sau đó Cơ yếu mã dịch và chuyển cho Cục
Tác chiến trình Tổng Tư lệnh xử lý thông tin và ra các chỉ lệnh chiến đấu.
Trong hệ thống thông tin Tổng hành dinh, Nhà D67 được xác định là tâm
điểm. Để phục vụ cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương làm việc, liên lạc, điều
hành, chỉ huy chiến đấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nhà D67 đã được Binh chủng
Thông tin liên lạc lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc cần thiết như:
Thiết bị điện thoại có hai bàn lắp. Trong đó, bàn số 1 lắp 01 điện thoại chỉ
huy 10 số (do Hungary sản xuất) gồm:
“Số 1: D67 - Trực ban Cục Tác chiến
Số 2: D67 – Văn phòng Quân ủy Trung ương
Số 3: D67 - Bí thư, đồng chí Giáp
Số 4: D67 – Bác Hồ (khu Trung ương).
Số 5: D67 – Bác Tôn (khu Trung ương).
Số 6: D67 – Lê Duẩn (khu Trung ương).
Số 7: D67 – Hầm Cục Quân báo (Cục 2).

19


Số 8: D67 – Hầm Tổng cục Chính trị (khu B).
Số 9: D67 – Hầm Tổng cục Hậu cần (khu C)
Số 10: D67 (chưa dùng)”
Bàn số 2 lắp đặt các loại điện thoại tự động, quay tay [69, tr. 180].
Thiết bị ghi âm, lắp đặt 2 máy ghi âm M20 (máy chủ, dự bị, ghi âm liên tục
diễn ra trong quá trình diễn ra hội nghị), thu dẫn tín hiệu từ 8 micro đặt trên bàn
phòng họp về máy chủ [69, tr. 181].
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Bộ Tư lệnh
Thông tin liên lạc đã tổ chức hệ thống thông tin liên lạc trong Nhà D67 nhằm đảm
bảo cho Bộ chỉ huy tối cao chỉ huy, chỉ đạo trên khắp các chiến trường. Trung đoàn
205 được giao nhiệm vụ bổ sung trang thiết bị thông tin mới, chất lượng kỹ thuật
cao cho Sở chỉ huy cơ bản của Bộ, bố trí một số xe thông tin công suất lớn gần nơi
làm việc của Bộ để trong các trường hợp khẩn cấp đảm bảo thông tin liên lạc cho
Tổng Tư lệnh hoặc Tổng Tham mưu trưởng. Riêng phòng của Tổng Tư lệnh Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã nghiên cứu lắp đặt hệ thống
“điện thoại đa mạch”, để ông có thể liên lạc được với nhiều đối tượng, trên nhiều
hướng, giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một lúc nắm bắt được những thông
tin cần thiết để ra lệnh chuẩn xác kịp thời cho các cấp, đáp ứng yêu cầu tác chiến
hiệp đồng quân binh chủng trong các tình huống chiến đấu khẩn trương.
Để đảm bảo yêu cầu bí mật thông tin liên lạc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
chỉ huy, chỉ đạo chiến trường, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc còn cho lắp đặt hệ
thống khống chế điện thoại mới thay thế hệ thống cũ ngay tại phòng làm việc của
ông.
Như vậy, từ Tổng hành dinh đến các chiến trường, Bộ Tư lệnh Thông tin
Liên lạc đã tổ chức hệ thống thông tin liên lạc để chuyển nhận kịp thời các nghị
quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, ý chí quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương,
Bộ Tổng Tư lệnh đến với các mặt trận. Trong đó, Nhà D67 được xác định là trung

tâm của toàn bộ hệ thống thông tin của Tổng hành dinh. Thông tin liên lạc là yếu tố
quan trọng để phục vụ Bộ chỉ huy tối cao trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu đến
các lực lượng trên khắp các chiến trường trong mọi tình huống, là kênh thông tin để
20


×