Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch Lớp học tập, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.82 KB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH
Lớp học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 (khóa XII) của Đảng ngày 28/12/2018
Họ và tên:
Là đảng viên Chi bộ:
Đảng bộ:
Chức vụ:
Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã thông qua các quy định sau đây:
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”;
- Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về “Quy định trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”;
- Kết luận về tình hình KT-XH, ngân sách nhà nước năm 2018 và kế
hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Qua học tập nội dung Nghị quyết và các Quy định của Hội nghị Trung
ương 8 khóa XII bản thân tôi đã nhận thức được nhiều vấn đề. Trong đó, Nghị
quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” với nhiều nội dung quan
trọng, gắn liền với thực tiễn đời sống cá nhân và nội dung giảng dạy một số
môn học của Nhà trường, đã để lại ấn tượng sâu sắc với cá nhân tôi.
Vì vậy, nội dung bài thu hoạch này tôi xin phép được trình bày về một số
vấn đề liên quan đến “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2045”.
1. Khái quát về kinh tế biển Việt Nam
1.1. Tầm quan trọng của kinh tế biển Việt Nam


Việt Nam có bờ biển trải từ Bắc vào Nam dài 3.260km, chủ quyền bao
quát hơn 1 triệu kilômét vuông trên vùng biển Đông, gấp 3 lần diện tích đất
liền. Với hơn 3.000 hòn đảo, quần đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn,


phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch
gắn với biển và trên biển rất dồi dào.
Đặc biệt, trong số 10 tuyến đường biển lớn nhất thế giới, có đến 5 tuyến
đi qua biển Đông, là hướng mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường
các mối quan hệ quốc tế. Cả nước có tới 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven
biển được thành lập, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249
ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng
vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng.
Dọc bờ biển nước ta có 28 tỉnh, thành phố, với 12 thành phố lớn, 125
huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công nghiệp và
gần 1.000 bến cá... Đây là những tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển
của đất nước. Vì vậy, phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, tiếp thêm sức mạnh cho cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trước mắt và lâu dài.
“kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển và hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển. Trong đó, biển chủ yếu
đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận
tải, du lịch biển; còn toàn bộ hoạt động sản xuất và phục vụ khai thác biển
diễn ra trên dải đất liền ven biển”.
Khái niệm này đã chỉ ra các hoạt động kinh tế biển và không gian của
kinh tế biển gồm 2 bộ phận là: không gian biển và không gian dải đất liền ven
biển. Do đó, đối với lãnh thổ Việt Nam, kinh tế vùng ven biển là các hoạt
động kinh tế ở dải ven biển, có thể tính theo địa bàn các xã, huyện và các tỉnh


có biên giới đất liền tiếp giáp với biển, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam không phải Nghị quyết mới
được đưa ra vào thời điểm này. Vấn đề này đã được nói đến trong việc thực

hiện nghị quyết chiến lược biển năm 2007 nhưng còn nhiều tồn tại đặc biệt về
mặt nhận thức của các ngành, các cấp về phát triển và vai trò của kinh tế biển.
Mục tiêu và tầm nhìn trong nghị quyết chiến lược biển năm 2007 là đúng đắn,
nhưng cách thức tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, nên kết quả không được
như mong đợi.
Trong 10 năm qua, các quốc gia có biển xung quanh chúng ta đã đẩy
mạnh việc tiến ra biển nhằm khai thác tiềm năng thiên nhiên, củng cố và thực
thi chủ quyền trên biển. Việt Nam cũng vậy nhưng chưa đạt được những kết
quả như mong đợi. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm
2030, Việt Nam đặt mục tiêu sớm phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về
biển và làm giàu từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển. Vì một quốc gia có
biển, trong thế kỷ của biển và đại dương không hướng ra biển thì rất khó phát
triển được. Chiến lược Nghị quyết lần này đưa ra đã phân định rõ kinh tế
thuần biển, kinh tế dựa vào biển chính là các tỉnh ven biển, các vùng nước lợ.
Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nước ta đã đặt mục tiêu
phấn đấu kinh tế biển chiếm 58% GDP đến năm 2020. Tuy nhiên lần này,Việt
Nam phân biệt rõ, kinh tế thuần biển đạt 10% GDP đến năm 2030. Trong khi
đó, kinh tế dựa vào biển (lần này được phân định rõ là các tỉnh ven biển và
các thành phần kinh tế dựa vào biển thuộc các tỉnh ven biển), chúng ta đặt
mục tiêu phấn đấu đạt từ 65-70% GDP.


2. Thực trạng “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2045”
2.1. Những thành tựu đạt được
Về mặt tư duy, Việt Nam đã hướng mạnh ra biển, hình thành hướng phát
triển kinh tế - xã hội dựa vào tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển đất
nước. Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước
quan tâm, có chính sách đầu tư phát triển và bước đầu đã đạt được những
thành tựu nhất định: Nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng

bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế,
bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt.
Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; công tác tìm kiếm
cứu nạn, an toàn hàng hải cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hợp tác
quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện. kinh tế biển, các vùng
biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu
hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
vùng biển được cải thiện.
Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển
đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ
tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
được chú trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về
biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
2.2. Những khó khăn
Ngoài những thuận lợi và kết quả đạt được như đã nói ở trên thì Chiến
lược phát triển kinh tế biển Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại như:
Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường. Công tác bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ,


cứu nạn, ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. Một số
chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra
thế giới chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện chủ trương phát triển một
số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Sự liên kết giữa các vùng biển, ven biển; vùng ven biển với vùng nội địa;
địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực
còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn
diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các
hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển
bị khai thác quá mức; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng,

biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập.
Khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển
chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển. Hợp
tác quốc tế về biển chưa hiệu quả.
Khoảng cách giàu - nghèo của người dân ven biển có xu hướng ngày
càng tăng. Việc giữ gìn giá trị, phát huy bản sắc văn hoá biển chưa được quan
tâm đúng mức.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, song
nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
2.3. Điểm mới, quan trọng trong Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo,
mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 5 chủ trương lớn, 3 khâu đột
phá và 7 giải pháp chủ yếu.
Tư tưởng xuyên suốt trong xây dựng Nghị quyết mới dựa trên cơ sở đánh
giá các thành tựu, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân chủ quan và khách quan,


cùng với các bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 09. Tiếp
thu kinh nghiệm quốc tế, dự báo tình hình thế giới và trong nước, phù hợp với
xu thế thời đại; hệ thống các quan điểm trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển
một số nội dung của NQ 09 với tư tưởng xuyên suốt là phát triển bền vững
kinh tế biển.
Quan điểm thứ nhất trong NQHội nghị Trung ương 8 khóa XII đã khẳng
định sự cần thiết phải tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận trong tư tưởng
và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò và tầm quan
trọng đặc biệt của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát
triển bền vững biển Việt Nam phải được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Quan điểm thứ hai về phát triển kinh tế biển xanh là xu hướng chung trên

thế giới và nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng về cơ
cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng
thời phù hợp với xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu về tăng trưởng xanh,
phát thải các-bon thấp, kết hợp với khai thác, tiềm năng, thế mạnh của biển.
Quan điểm thứ ba nhằm khẳng định vị trí, vai trò của những giá trị lịch
sử, văn hoá của biển đối với sự phát triển của dân tộc ta. Đây cũng là chủ
trương lớn trong việc xây dựng nền văn hóa hướng biển của đất nước có ưu
thế về biển như Việt Nam.
Quan điểm thứ tư đã nhấn mạnh phải có sự tổng hợp, thống nhất các vấn
đề về tài nguyên, môi trường biển đối với công tác quản lý nhà nước; tầm
quan trọng của việc chủ động thích ứng với những diễn biến mới của khí hậu,
thời tiết, nước biển dâng trên toàn cầu. Đồng thời, khẳng định chủ trương đầu
tư vào giá trị tự nhiên đi đôi với việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học,


hệ sinh thái biển cũng như sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong
bảo vệ môi trường.
Quan điểm thứ năm đã nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong đầu tư phát
triển kinh tế biển, đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản, đồng thời huy động
các nguồn vốn tư nhân trong nước và quốc tế; khẳng định chủ trương ưu tiên
và chọn lọc trong thu hút các nhà đầu tư để phát triển bền vững biển Việt
Nam trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
3. Liên hệ bản thân với “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có
nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại
Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hoà giữa

phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và cách
mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.
Trong 5 Mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm
2030 tầm nhìn đến 2045, mục tiêu cuối cùng theo tôi là rất quan trọng và có ý
nghĩa. Đặc biệt là rác thải nhựa (CTN) biển:
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, rác thải biển là vật liệu rắn được sản
xuất hoặc xử lý, sau đó thải bỏ vào môi trường biển và ven biển. Trong đó,
CTN là một thành phần chủ yếu của rác thải biển, chiếm khoảng 50 - 80%
lượng rác thải biển. Ước tính, hơn 80% CTN có nguồn gốc từ đất liền, phần
còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển. 94% lượng nhựa đi vào môi
trường biển, tập kết ở đáy đại dương với mật độ ước tính 70 kg/km2 đáy biển,


tương ứng khoảng 25,3 triệu tấn; chỉ 1% CTN trên biển được tìm thấy nổi
trên bề mặt, hoặc gần bề mặt biển, với mật độ trung bình 0,74kg/km2, tương
ứng khoảng 0,27 triệu tấn. Lượng rác ước tính trên các bãi biển toàn cầu lớn
hơn 5 lần lượng rác nổi với mật độ rất cao 2.000kg/km2 tương ứng 1,4 triệu
tấn.
Nhựa trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi số lượng lớn, đặc
tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa. Nhựa gây
hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển khi chúng nuốt phải, hoặc bị mắc kẹt.
Đồng thời, CTN biển còn tác động đến sức khỏe con người do ăn phải các
loài sinh vật nhiễm nhựa trong cơ thể. Ngoài ra, khó xác định được những tác
động về kinh tế do CTN biển gây ra trong các hoạt động du lịch, khai thác,
nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải trên biển và chi phí vệ sinh môi
trường.
Là một người con quê hương Nam Định – nơi có bờ biển dài 72 km,
với 50 vùng nuôi thủy sản tập trung, diện tích nuôi trồng thủy sản gần 17.500
ha, có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) đa
dạng và có 4 cửa sông lớn thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Tôi tự

ý thức được rằng “vươn ra biển”, “làm giàu từ biển” là rất quan trọng. Nhưng
phát triển bền vững, chống ô nhiễm, giảm rác thải nhựa cho biển là vấn đề cấp
bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Mặc dù, hiện tại ở địa phương các loại chất thải nguy hại, chất thải rắn
sinh hoạt đã được thu gom nhưng chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường;
nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển chưa được quy
hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.


Là một công dân, là một đảng viên tôi luôn ý thức rất rõ việc tự ý thức và
tuyên truyền, người thân trong gia đình bạn bè hàng xóm nâng cao nhận thức
về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế - xã hội, môi trường và
sức khỏe con người; thường xuyên hướng dẫn các giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa bằng cách
bỏ rác đúng nơi quy định, bỏ rác đúng giờ, hạn chế sử dụng túi nilon và các
sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
Tham gia nhiệt tình các phong trào "Chống rác thải nhựa", vận động mọi
người từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, đồ nhựa dùng
một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng,
thân thiện với môi trường. Kêu gọi mọi người sử dụng nhiều các sản phẩm
tiêu dùng được sản xuất thủ công ở quê hương như rổ, rá, đũa bằng tre, gáo
dừa, sơ mướp, chổi rơm …trong sinh hoạt hàng ngày.
Bản thân không ngừng giới thiệu các sản phẩm của quê hương có tính
thẩm mỹ cao, có giá trị kinh tế được làm từ các sản vật từ biển, đối với đồng
nghiệp và người dân ngoài tỉnh.
Luôn tìm tòi cách thức tái chế rác thải nhựa, phát triển các sản phẩm dễ
phân hủy, thân thiện với môi trường thay thế nhựa, nilon…trong sinh hoạt và
đồ chơi cho con trẻ.

Thành lập nhóm các bạn trẻ, thanh niên ở quê hương tổ chức các buổi
thu gom rác thải nhựa, làm sạch bãi biển, trồng cây xanh….
Bản thân luôn hướng tới một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững,
nguyện “tiên phong” trong các phong trào “chống rác thải nhựa” đặc biệt đồ
nhựa dùng một lần. Luôn tham gia tích cực các “phong trào chống rác thải
nhựa” do địa phương và cơ quan tổ chức.


Người viết bài thu hoạch



×