Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.06 KB, 3 trang )

Giáo án giảng dạy Sinh học 10

TIẾT 30 §30 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm của quá trình nhân lên ở virut.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá...
3. Thái độ: Ứng dụng vào thực tiễn.
II.TRỌNG TÂM :
Chu kỳ nhân lên của virut
III.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, tự n\c SGK; thảo luận nhóm, Vấn đáp, Giảng
giải.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV -HS:
1. Của GV: -Tranh phóng to H.30/119 SGK .
2. Của HS: Bài cũ, Bài mới.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Vào bài mới:
Ngoài TB virut như một thể vô sinh, nhưng trong TB chủ virut hoạt động như 1 thể
sống cũng nhân lên để làm tăng số lượng. Vậy quá trình nhân lên đó diễn ra ntn
*Nội dung 1:I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT:
Hoạt động của GV
* GV giải thích vì sao dùng
thuật ngữ: "nhân lên" thay cho
thuật ngữ: "sinh sản". VR
không có cấu tạo tế bào, không
có quá trình chuyển hoá vật
chất và trao đổi năng lượng,
phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào
chủ.
*Treo tranh H 30/119 SGK.


Yêu cầu HS quan sát, trả lời:
-Quá trình nhân lên của virut
trong TB chủ gồm những giai
đoạn nào?
*GV phát PHT, yêu cầu HS
quan sát tranh H.30, nghiên
cứu SGK (mục I) và hoàn
thành PHT.
*GV quan sát HS thảo luận,

Hoạt động của HS

Tiểu kết
I. CHU TRÌNH NHÂN
LÊN CỦA VIRUT:
Gồm 5 giai đoạn: Hấp
thụ, xâm nhập, sinh tổng
hợp, lắp ráp, phóng thích.

HS quan sát trả lời:
ND như PHT 1
5 giai đoạn: Hấp
thụ,xâm nhập,sinh
tổng hợp, lắp
ráp,phóng thích.
HS tự nghiên cứu
SGK hình thành
PHT.
Cử đại diện trả lời
HS khác nhận xét,


*Khái niệm về chu trình


Giáo án giảng dạy Sinh học 10

Giảng giải, nhận xét, bổ sung,
kết luận.
- Vì sao chu trình này gọi là
chu trình tan?
*GV bổ sung chu trình tiềm
tan: nếu virut không phóng
thích, vẫn tồn tại trong tế bào.
-Vì sao mỗi loại virut chỉ có
thể xâm nhập vào một số loại
TB nhất định?
ChoVD: HIV chỉ nhiễm vào
TB miễn dịch,mà không nhiễm
vào TB gan..

BS
HS trả lời

tan: Vi rút nhân lên mà
làm tan tế bào thì gọi là
chu trình tan.

HS lắng nghe

Do trên bề mặt TBcó

các thụ thểmang tính
đặc hiệu đối với mỗi
loại virut.
HS trả lời

4. Củng cố: - Sắp xếp các giai đoạn sau theo 1 trật tự nhất định của chu trình nhân
lên ở virut (chu kỳ tan)?
a. Tổng hợp, b.Phóng thích, c. Xâm nhập, d. Lắp ráp, e. hấp thụ
==> Đáp án: e -> c -> a -> d -> b.
-GV hướng dẫn HS giải thích ý nghĩa của phần đóng khung trang 124 SGK
5. Hướng dẫn hoạt động về nhà: Trả lời 1\121 SGK –Chuẩn bị bài mới.
*BTVN: Sự xâm nhập của HIV gồm các giai đoạn:
Hấp thụ -> Xâm nhập -> Sao mã ngược -> Cài xen -> Sinh tổng hợp -> Lắp ráp ->
Phóng thích.
Cho biết sự nhân lên của HIV khác sự nhân lên của VR mà chúng ta đã học
ntn?
Tại sao có sự khác nhau đó?
PHIẾU HỌC TẬP 1

Giai đoạn
Hoạt động của virut
Hấp phụ
Gai của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới
bám vào.
Xâm nhập
VR động vật :Đưa cả nuclêocapsit vào tế bào chất, sau đó cởi ra để
giải phóng Axit nuclêic.
Phagơ: Phóng Axit nulêic vào tế bào chủ, vỏ để bên ngoài
Sinh tổng
VR sử dụng enzim phá hủy nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp

hợp
các thành phần axit nuclêic và prôtêin
Lắp ráp
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo vi rút hoàn chỉnh
Phóng thích Vi rút phá vỡ tế bào chủ, chui ra ngoài


Giáo án giảng dạy Sinh học 10

*Một số câu hỏi liên quan đến bài:
-Điều gì khiến cho virut chỉ có thể nhân lên trong các loại TB nhất định?-->Sự phù
hợp như khoá với chìa giữa phân tử bề mặt của virut với thụ thể của TB quyết
định khả năng xâm nhập của virut vào TB.
-Bằng cách nào,Phagơ có thể xâm nhập vào TB chủ?
-Virut có vỏ ngoài xâm nhập vào TB chủ ntn?
-Sự lắp ráp của virut diễn ra ntn?-->Virut lắp ráp do va chậm ngẫu nhiên.
-Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?--->Ở chu trình
tan, virut mới được tạo thành, Ở chu trình tiềm tan, không virut nào được tạo
thành.
VI. NHẬN XÉT:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............



×