Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng ngành hà nội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.51 MB, 237 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN








Đ Ề TÀI

C ơ SỞ KHOA HỌC VÀ T H ự C TIỄN
CHO VIỆC XÂY D ự N G NGÀNH HÀ NỘI HỌC






Mã số: QGTĐ.12.26

Chủ nhiệm: GS. TS. Phạm Hồng Tung
Cơ quan chủ trì: Viện V iệt Nam học và Khoa học phát triển

Hà Nội - 2016




MỤC LỤC


MỞ ĐẦU............................................. ..........*............................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu...............................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ u ....................................................................... 9
4. Phương pháp và cách tiếp c ậ n ............................................................................ 10

Chương 1: c ơ SỞ TH ựC TIỄN ĐẺ XÂY D ựN G VÀ PHÁT TRIẺN
NGÀNH HÀ NỘI H Ọ C ........................................................................................11
1.1. Vấn đề định hướng và mô hình phát triể n .......................................................11
1.2. Vấn đề nguồn lực, quản lý và phát huy các nguồn lực pháttriể n .............20
1.3. Vấn đề sinh kế và phát triển sinh kế bền vững, hiệu quả của các nhóm cư
dân Hà N ộ i................................................................................................................... 23
1.4. Vấn đề mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triể n ............................................ 27
1.5. Vấn đề dân cư và lao động, việc là m .............................................................. 30
1.6. Vấn đề xã hội và đảm bảo an sinh xã h ộ i.......................................................34
1.7. Vấn đề xây dựng hành trang văn hóa và lối sống của người Hà Nội trong
kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu h ó a ....................................................................... 37
1.8. Vấn đề đảm bảo môi trường sống đô thị Hà N ội..........................................40
1.9 Vấn đề tổ chức hệ thống chính quyền v à quản lý đô thị Hà N ội................43
1.10. Vấn đề giao thông và thông tin, truyền th ô n g ............................................ 46
1.11. Vấn đề phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và kinh tế tri th ứ c .....51
1.12. Vấn đề đảm bảo quốc phòng và an ninh ở Hà N ộ i.................................... 55
1.13. Vấn đề mối quan hệ Trung ương - Thủ đô - các địa phương................. 57
1.14. Vấn đề quy hoạch và quy hoạch phát triển Hà N ộ i...................................61
1.15. Vấn đề phát triển kinh tế Hà N ộ i..................................................................66
1


Chương 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VÈ HÀ NỘI: x u HƯỚNG VÀ
NHỮNG THÀNH Tựu c ơ B Ả N ...................................................................... 70

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Hà Nội cho đến năm 2008................ 70
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cún về Hà Nội từ sau năm 2008 đến nay ...82

Chương 3: c ơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DựNG VÀ PHÁT
TRIỂN NGÀNH HÀ NỘI HỌC..........................................................................94
3.1. Khu vực học và khu vực học hiện đ ạ i........................................................... 95
3.2. Việt Nam học và Việt Nam học hiện đại.....................................................103
3.3. Đô thị học và Đô thị học phát triể n ..............................................................117

Chương 4: ĐÈ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀ NỘI
H Ọ C ..I............................ !......................................................... ........ .......... ĩ 121
4.1. Những ý tưởng khởi nguồn cho ngành Hà Nội học................................ 121
4.2. Xây dựng và phát triển ngành Hà Nội học qua hệ phân tích SWOT ....129
4.2.1. Những thế mạnh và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Hà Nội
h ọ c ...................................................................................................................... 129
4.2.2. Những cơ hội để phát triển ngành Hà N ội học................................ 131
4.2.3. Những điểm yếu và hạn chế cần khắc phục trong quá trình xây dựng
và phát triển ngành H à Nội h ọ c..................................................................... 132
4.2.4. Các nguy cơ đối với sự p h á t triển bền vững của Hà N ộ i................133
4.3. Tầm nhìn, mục tiêu và định hướng phát triển Hà Nội học..................... 134
4.3.1. Tầm nhìn và mục tiêu p h á t triển ngành Hà Nội h ọ c....................... 134
4.3.2. Nguyên tắc cơ bản định hướng học thuật của ngành Hà Nội học..138

KỂT LUẬN............................................................................................................ 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................154
PHỤ L Ụ C .............................................................................................................. 160

2



Thing Long - Hà Nội mà dẫu cho không cần ai đặt vấn đề tổ chức riêng một
mci khoa học là Hà Nội học thì những khám phá, những ghi chép và khảo cứu
về Mà Nội vẫn cứ liên tục xuất hiện, và không chỉ có những công trình khoa học
ngiiêm túc - không tránh khỏi có phần khô khan, xơ cứng, mà còn có biết bao
tác phẩm văn chương, nghệ thuật đã ra đời nhằm biểu đạt và truyền tải những
giếtrị, những đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội - Kẻ Chợ - Tràng An - Kinh

K>
Thứ tư, hiện tại, Hà Nội đang là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, một
trcig những đô thị lớn nhất, giữ vai trò trọng yếu nhất của quốc gia: là trung
tân đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là trung tâm khoa học - công
ngiệ và giáo dục - đào tạo lớn nhất, là bộ mặt quốc gia, là nơi diễn ra các sự
kiối quan trọng của đất nước, trong bang giao và hội nhập quốc tế. Vì vậy,
ngiiên cứu toàn diện về Thủ đô luôn luôn là yêu cầu bức thiết của quốc gia dâi tộc.
Thứ năm, trong thực tiễn phát triển hiện nay của Thủ đô Hà Nội và của đất
nióc đang đặt ra nhiều vấn đề có tính phức hợp cao, đòi hỏi phải được tiếp cận,
ngiiên cứu vừa theo hướng liên ngành của Khu vực học hiện đại, vừa theo
hiớng chuyên sâu, chuyên ngành nhằm cung cấp kịp thời những cơ sở và luận
cú khoa học và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đó một cách hiệu quả nhất,
plục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của Thủ đô nói riêng và của đất nước nói
ehing.
Chính các nguyên nhân nói trên đã thúc đẩy sự xuất hiện khá sớm của các
côig trình nghiên cứu về Hà Nội và là động lực khiến cho sự nghiệp nghiên cứu
H: Nội liên tục phát triển trong suốt hơn 150 năm qua và bùng nổ trong khoảng
thri gian trên dưới 4 thấp kỷ gần đây, kể từ khi công cuộc Đổi mới được khởi
xiớng tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 12 năm 1986. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử
plát triển của sự nghiệp nghiên cứu về Hà Nội, có một số câu hỏi cần có những
cái trả lời thấu đáo, để một mặt nhận diện cho đúng thành tựu, hạn chế, xu
hiớng và định hướng phát triển của công việc này trong những thập kỷ tới, và
mít khác, xác lập những cơ sở khoa học, thực tiễn, những nguyên tắc học thuật

Vỉ những định hướng nội dung cho ngành Hà Nội học trong tương lai.
Thứ nhất, sự nghiệp nghiên cứu về Hà Nội có những đặc trưng gì? Phải
đăng có một ngành khoa học với danh xưng "Hà Nội học" đã ra đời và phát
trển trong thực tiễn?


Thứ hai, nếu đã có một ngành Hà Nội học thực tế được hình thành và phát
triểr. thì những thành tựu, đóng góp, những hạn chế của ngành này là gì? Đây là
vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc và thấu đáo nhằm tiếp tục kế thừa và
phái triển các thành tựu, khắc phục những hạn chế và tồn tại trong chặng đường
tiếp theo của Hà Nội học.
Thứ ba, cơ sở thực tiễn của sự ra đời và tiếp tục phát triển của Hà Nội học là
gì? Hay nói khác đi, yêu cầu khách quan mà thực tiễn phát triển bền vững của
Thủ đô đặt ra đối với sự nghiệp nghiên cứu Hà Nội là gì? Đây là "mệnh lệnh từ
cuộc sống", ỉà một trong những vấn đề quan yếu nhất, vì nếu không giải đáp
được vấn đề này thì Hà Nội học không thể phát triển bền vững trong bất kỳ hình
thức tổ chức nào.
Thứ tư, cơ sở khoa học của Hà Nội học là gì? Để phát triển bền vững thì bất
kì ngành khoa học nào cũng cần có một nền tảng học thuật vững chắc. Đó là hệ
thống lý thuyết, hệ thống phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận, kèm theo là
một hệ thống các công cụ, phương tiện phân tích w .... Đây là những vấn đề rất
cần làm sáng tỏ trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Hà Nội học. Trên
cơ sở đó làm rõ những vấn đề cơ bản như đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, xác định hệ thống sản phẩm đầu ra và địa chỉ cũng như phương thức
chuyển giao, ứng dụng các sản phẩm đó như thế nào.
Thứ năm, phải có những phân tích, dù ở m ức tổng quát nhất về những điều
kỉện và yéu tố tác động đối với quá trình xây dựng và phát triển của Hà Nội học,
chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra với ngành này
trong tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn.
Thứ sáu, định hướng nội dung nghiên cứu của Hà Nội học là gì - xét cả

trong tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn? Sự kết hợp giữa các nghiên cứu chuyên
ngành, chuyên biệt với các nghiên cứu đa ngành và liên ngành về Hà Nội ra
sao?
Thứ bảy, phương thức tổ chức nghiên cứu và đào tạo H à Nội học như thế
nào cho phù hợp và hiệu quả nhất? Những tổ chức khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo "của" Hà Nội và đứng chân trên địa bàn H à Nội cần phải phối
hợp với nhau theo hình thức tổ chức và cơ chế vận hành như thế nào để tạo nên
sức mạnh cộng hưởng với tổ chức chuyên về Hà Nội học nhằm phát huy cao độ
nguồn lực tri thức trong sự nghiệp phát triển bền vững của Thủ đô?
5


^hừng nào các vấn đề cơ bản nói trên chưa được làm sáng tỏ về cơ bản thì
sự tòn tại và phát triển của ngành Hà Nội học sẽ còn lúng túng, tự phát và kém
hiệi quả. Góp phần giải đáp những vấn đề trên chính là lý do và mục đích chính
của Ighiên cứu này.

2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về H à Nội sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể và phân
tích, đánh giá sâu ở các phần sau của công trình này. ở đây chúng tôi chỉ trình
bày khái quát về tình hình nghiên cứu để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn
cho sự ra đời và phát triển của ngành Hà Nội học.
Thông thường, trong lịch sử khoa học thể giới, mỗi khi xuất hiện một ngành
hay một chuyên ngành mới thì đều diễn ra một số cuộc trao đổi, thậm chí là
nhữig cuộc tranh luận kéo dài, nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản như đối tượng
nghiên cứu, hệ thống lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
nhiận vụ và định hướng phát triển w .... Trong không ít trường hợp, có những
mÔE khoa học đã ra đời và phát triển khá lâu nhưng những vẩn đề nói trên còn
chưa được xác lập. Hơn nữa, dường như với không ít ngành khoa học, các vấn
đề nói trên lại luôn luôn được đặt ra và xem xét lại. Đây cũng là hiện tượng bình

thưòng, bởi không có khoa học nào ra đời và “nhất thành bất biến” trong toàn
bộ lịch sử phát triển của mình. Trái lại, các khoa học cũng luôn phải tự đổi mới
bản thân mình để đáp ứng tốt hơn yếu cầu mà thực tiễn đặt ra với chúng.
Việc nghiên cứu về Hà N ội đã được bắt đầu từ khá sớm và phát triển liên
tục trong suốt 150 năm qua. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, dường như
không ai đặt vấn đề nghiên cứu về Hà Nội cần dựa trên nền tảng lý thuyết,
phương pháp như thế nào? Đối tượng và phạm vi của các nghiên cứu về Hà Nội
có cần phải phân biệt / khu biệt ở mức độ nào không? Sở dĩ những vấn đề trên
không được đặt ra và thảo luận trong giới nghiên cứu là bởi vì cho đến trước
thời kỳ Đổi mới, tuyệt đại đa số các nghiên cứu về Hà Nội đều là các nghiên
cứu chuyên ngành. Đối với các nghiên cứu này, dường như việc vận dụng
những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đã được coi như đầy
đủ, chỉ có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là cần phải có những giới thuyết
nhất định, và điều này hiếm khi đặt ra những vấn đề lớn, cần trao đổi. Chỉ đến
khi xuất hiện những nghiên cứu liên ngành về Hà Nội và chỉ khi thực tiễn
nghiên cứu về Hà Nội đặt ra những hệ vấn đề riêng thì “câu chuyện” Hà Nội

6


học mới thực sự trở thành vấn đề cần được xem xét một cách căn bản và những
trao đổi nghiêm túc mới xuất hiện.
V jì công trình “Hà Nội nghìn x ư a ” được công bố vào năm 1975, có lẽ GS.
Trần ^uốc Vượng và nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán là những người đầu tiên tiếp
cận Eà Nội như m ột chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập được tiếp cận
theo iướng liên ngành. Tuy nhiên, trong công trình này cũng như trong các
nghiêi cứu tiếp theo, GS. Trần Quốc Vượng và các cộng sự của ông cũng
không đặt thẳng vấn đề trao đổi về những khuôn khổ và nền tảng của ngành Hà
Nội bọc.
Trong thực tiễn nghiên cứu về Hà Nội cũng đã nảy sinh những cuộc thảo

luận sôi nổi, thậm chí khá quyết liệt, như vấn đề thành c ổ Loa và nguồn gốc
Thục Phán - An Dương Vương, vấn đề đền c ẩ u Nhi, vấn đề Thập Tam Trại
w ... Iihưng ngay trong những cuộc thảo luận này các vấn đề cơ bản có liên quan
đến ngành Hà Nội học cũng chưa được đi sâu thảo luận, mặc dù vấn đề tiếp cận
liên ngành ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.
Việc phát lộ Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vào năm 2002
và qui trình nghiên cứu về khu di tích này là một kinh nghiệm thực tiễn vô cùng
quan trọng cho thấy những nghiên cứu công phu, bài bản, toàn diện theo hướng
liên rgành và đa ngành là vô cùng cần thiết, bên cạnh cách nghiên cứu chuyên
sâu, chuyên ngành, nhằm đưa lại nhận thức tổng thể về môi sinh lịch sử trong
đố khi di tích vô giá này đã hình thành và tồn tại trong suốt chiều dài hon 1.000
năm. Cuộc thảo luận sôi nổi về các phương án bảo tồn và phát huy giả trị của
khu ci tích này và sau đó những nghiên cứu cơ bản, toàn diện để xây dựng bộ
hồ sc trình UNESCO công nhận khu di tích này là di sản văn hóa thế giới đã
góp phần quan trọng vào việc xác lập những cơ sở quan trọng cho việc xây
dựng và phát triển Hà Nội học như là một ngành khoa học riêng, với những tiêu
chí, chuẩn mực, đinh hướng về tính chất, lý luận, phương pháp và cách tiếp cận.
Trong quá trình chuẩn bị hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Kội, đã xuất hiện một yêu cầu thực tiễn đối với việc tổng kết các thành tựu
nghiên cứu về H à Nội và triển khai nghiên cứu cơ bản, toàn diện về Thăng
Long - Hà Nội nhằm làm rõ các đặc điểm, đặc trưng, những giá trị đặc sắc của
không gian lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đánh giá toàn diện
về nguồn lực, cơ hội, thách thức, triển vọng phát triển bền vững của Hà Nội
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây chính là lý do tổ chức và triển


khá Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước về Hà Nội
- G ương trình KX.09. Thực tiễn triển khai Chương trình, đặc biệt là những
thàih công, đóng góp quan trọng của Chương trình một lần nữa khẳng định tính
chấ đúng đắn của việc phát triển Hà Nội học với tính chất là một khoa học cơ
bảr, liên ngành và sự phối hợp, tương tác hiệu quả giữa các nghiên cứu chuyên

ngmh và liên ngành về Hà Nội.
Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng,
vì lòa bình” được tổ chức thành công nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm
Thing Long - Hà Nội (2010) là một dấu mốc đặc biệt trên lộ trình xây dựng và
phít triển ngành Hà Nội học. Đây chắc chắn là diễn đàn khoa học lớn nhất về
ngtièn cứu Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và nước
ngoài thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Hệ vấn đề
quai tâm, thảo luận khá rộng, không chỉ bao chứa được nhiều vấn đề thuộc các
chiyên ngành khác nhau mà còn có nhiều vấn đề liên ngành, liên quan đến Hà
N ạ ở nhiều phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Tại hội thảo, các nhà
khoa học không chỉ trình bày và trao đổi ý kiến về các vấn đề học thuật cụ thể
mà còn nêu ra đề xuất về việc thành lập một tổ chức khoa học và công nghệ
ngìiên cứu cơ bản, liên ngành về Hà Nội. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được
chíìh thức đặt ra, và ngay lập tóc nhận được sự đồng thuận cao của các nhà
kh»a học, lãnh đạo Thành phố Hà Nội và các nhà quản lý.
Tiếp đó, Hội thảo Hà Nội học: phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên
cứi do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển và Hội Sử học Hà Nội phối
hợ) tổ chức vào tháng 12 năm 2011 là hoạt động chuyên môn quan trọng, lần
đầi tiên đặt thẳng vấn đề nghiên cứu, thảo luận để đi đến xác lập những nền
tàrg, khuôn khổ và định hướng nghiên cứu cơ bản cho ngành Hà Nội học. Các ý
kiối nêu ra tại Hội thảo này đều thống nhất cao ở việc xác định Hà Nội học là
mét môn khoa học liên ngành, dựa trên Khu vực học, với nhiệm vụ nghiên cứu
toai diện về Hà Nội với tính cách một không gian lịch sử - văn hóa đặc sắc. Hội
thíO cũng đề xuất những cách tiếp cận và định hướng nội dung nghiên cứu
nhím đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội trong thời gian
tới Tuy nhiên, trong khuôn khổ còn khá hạn hẹp, Hội thảo chưa thể đi sâu trao
đổ về những vấn đề đặt ra.
Như vậy, mặc dù đã có lịch sử phát triển khá lâu dài với những thành tựu và
đóig góp to lớn, có ý nghĩa trên nhiều phương diện, ngành Hà Nội học còn một
8



kh)ảng trống không nhỏ là sự thiếu vắng những nghiên cứu nhằm xác lập
nhĩng cơ sở, nguyên tắc và định hướng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả
củi chính ngành này. Đây chắc chắn là một việc làm cần thiết, cần được đội ngũ
ngiiên cứu về Hà Nội, dù tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo hướng liên ngành,
đa ngành hay chuyên ngành, tiếp tục, thường xuyên cân nhắc, trao đổi để xác
lậi và không ngừng hoàn thiện, cập nhật và bổ sung làm cho nền móng của Hà
Nã học ngày thêm vững chắc, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và
côig nghệ trên thế giới và đặc biệt là có năng lực đáp ứng ở mức ngày càng cao
hm các yêu cầu do thực tiễn phát triển bền vững của Thủ đô đặt ra.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


t

#

o

Nghiên cứu này của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên được
thrc hiện trong quá trình chuẩn bị cho việc thành lập và đưa vào hoạt động
Tung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu này
hiớng tới mục đích làm rõ những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, những
ngiyên tắc, nền tảng và định hướng nội dung nghiên cứu chính của Hà Nội học.
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu này có những nhiệm vụ chính như

Thứ nhất, làm rõ cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và phát triển ngành Hà
Nti học, trong đó tập trung vào làm sáng tỏ những yêu cầu mà thực tiễn phát

trển bền vững của Thủ đô đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cung
cấ) luận cứ khoa học và thực tiễn, các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó một
c&h hiệu quả và bền vững. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và phát triển của
nịành H à Nội học cũng chính là tình hình phát triển của nghiên cứu Hà Nội
tnng khoảng thời gian cận - hiện đại với những thành tựu, hạn chế, kinh
nghiệm w ... đây vừa là nền tảng để Hà Nội học tiếp tục kế thìra, xây dựng và
plát triển trong điều kiện mới, lên tầm cao mới.
Thứ hai, nghiên cứu, xác lập những cơ sở khoa học, những nguyên tắc và
địih hướng cơ bản về lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận và nội dung nghiên
cíu chính của ngành Hà Nội học. Từ chỉ dẫn và đề xuất của đội ngũ nghiên cứu
Ví Hà Nội, đặc biệt là những ý kiến đề xuất từ Hội thảo Hà Nội học: phương
pịảp tiếp cận và nội dung nghiên cứu do Viện Việt Nam học và Khoa học phát
trển và Hội Sử học Hà Nội phối họp tổ chức vào tháng 12 năm 2011, có thể
ữấy phương hướng cơ bản của ngành Hà Nội học là: một khoa học cơ bản, liên
njành, định hướng ứng dụng dựa trên nền tảng học thuật của Khu vực học và
9


Việt Nam học. Nghiên cứu này tiếp tục đi sâu, cụ thể hóa và làm rõ hơn những
vấn đề cơ bản của ngành Hà Nội học về mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, hình thức và phương thức tổ chức nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng
kết quả nghiên cứu.
Thứ ba, trên cơ sở đó, nghiên cứu này tiếp tục đề xuất, kiến nghị những giải
pháp xây dựng và phát triển Hà Nội học về lâu dài cũng như trong những năm
trước mắt, trước hết là đối với Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô.

4. Phương pháp và cách tiếp cận
Đe thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, chúng tôi chủ yếu vận dụng
các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, trong đó có vận
dụng các phương pháp liên ngành, phân tích đa chiều (multi-dimensional

analysỉs) với sự hỗ trợ của hệ phân tích SWOT, khung phân tích chính sách và
khung sinh kế bền vững.

10


Chương 1:

C ơ SỞ THỰC TIỄN


ĐẺ XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIẺN
NGÀNH HÀ NỘI HỌC

Thủ đô Hà Nội là đô thị quan trọng nhất ở Việt Nam trong suốt chiều dài
lịch sử phát triển hàng nghìn năm của đất nước và dân tộc, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Đây cũng là một trong số ít đô thị trên thế giới có bề dày lịch sử
liên tục tồn tại và phát triển trên 1.000 năm. Từ sau tháng 8 năm 2008, sau khi
được mở rộng thì Hà Nội cũng trở thành một trong những thủ đô có diện tích
lớn nhất trên thế giới. Quan trọng hơn, hiện nay cùng với cả nước, trên lộ trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, hướng
tới các mục tiêu phát ừiển bền vững, Hà Nội đang trải qua những chuyển biến
sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực và các phương diện của đời sống. Đây chỉnh là
cơ sở thực tiễn quan trọng nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan đặt ra
đổi với sự hình thành và ph á t triển của Hà Nội học với tính cách một khoa học
liên ngành dựa trên nền tảng của Khu vực học hiện đại.
Đe nhận diện rõ hơn những cơ sở thực tiễn và yêu cầu thực tiễn, khách
quan đặt ra với ngành Hà Nội học, dưới đây chúng tôi sẽ luận giải điều này trên
cơ sở phân tích tổng quát một số vấn đề hoặc nhóm vấn đề cơ bản, cấp bách và
có độ phức hợp cao đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của Thủ đô

trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải được tiếp cận và giai quyết theo hướng
tiếp cận liên ngành {ỉnterdỉsciplinary approach) và phân tích đa chiều {multidimensional analysis). Những vấn đề chuyên biệt, vốn là đối tượng của những
khoa học chuyên ngành (lịch sử, ngôn ngữ, công nghệ sinh học VY...) sẽ chỉ
được đề cập ở mức độ nhất định, khi thật cần thiết.

1.1. Vấn đề định hướng và mô hình phát triển
Đây là vấn đề cơ bản nhất đang đặt ra với hầu hết các địa phương, tỉnh và
thành phố và cũng là vấn đề cơ bản, cấp bách luôn được đặt ra với nhiều bộ,
ngành, doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Điều này trước hết xuất phát từ thực tế
11


là Mệt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, đang có sự
chirển đổi mạnh mẽ từ mô hình phát triển “tập trung, quan liêu, bao cấp” theo
mô lình CNXH kiểu cũ sang mô hình phát triển dựa trên nền kinh tế thị trường
địiứ hướng XHCN. Đồng thời, quá trình trên lại diễn ra trong bối cảnh toàn
nhâi loại đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và phát triển
bền vững, chuyển từ các mô hình “tăng trưởng nâu” sang các mô hình “tăng
trưcng xanh” vv...
Riêng đối với Hà Nội, vấn đề xác định định hướng và mô hình phát triển
càaị được đặt ra cấp bách với tỉnh cách là vấn đề cơ bản nhất, mở đường để
nghén cứu, giải quyết các vấn đề khác đang đặt ra trong thực tiễn phát triển
bền vững của Thủ đô - trước mắt cũng như lâu dài. Hơn nữa, với vị trí là Thủ
đô, 'àệc xác định định hướng và mô hình phát triển của Hà Nội vừa gắn chặt với
địiử: hướng và mô hình phát triển quốc gia, vừa 1Ĩ 1Ở đường, dẫn đạo cho định
huớig và mô hình phát triển ấy.
Thực tế, trong lịch sử, nhất là lịch sử cận đại và hiện đại, Hà Nội đã và
đaig phát triển theo những định hướng và mô hình khác nhau. Chắc chắn cần có
thém những nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ vấn đề này, nhất là chỉ ra những
yếi tố xuyên suốt, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của thành phố, đồng thời

chi ra những khác biệt, rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích đối với quá
trìiử. xác định định hướng và lựa chọn mô hình phát triển của Thủ đô hiện nay
vàtiong tương lai. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, có thể nêu ra đây những
nhìri diện tổng quan nhất như sau.
Trong thời kỳ tiền cận đại, trong suốt hơn 9 thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội
là đnh đô và là trọng trấn hàng đầu của nước quốc gia Đại Việt - Đại Nam quân
chỉ tập quyền. Trong suốt thời gian đó, trải qua thăng trầm lịch sử, nhìn chung
kiih thành Thăng Long không có sự thay đổi đáng kể về mô hình phát triển. Dù
có nhiều lần thay đổi về địa giới, dù có những thời gian là biểu tượng cho sự
cừrag thịnh của nhà nước quân chủ Đại Việt, dù có những thời gian xứ Kẻ Chợ
đãừở thành một trong những nơi đô hội bậc nhất với sự nở rộ những mầm
móng kinh tế hàng hóa, hay có lúc khá tiêu điều, đến nỗi "nền cũ lâu đài bóng
tịch dương", thi Thăng Long - Hà Nội vẫn trước sau vẫn trung thành với mô
hìih phát triển của một đô thị phương Đông trung đại với công thức cổ điển
Tíành + Thị, được bao bọc bởi vành đai nông thôn, nông dân, nông nghiệp, xen
kẽvới hàng chục làng / phường thủ công.
12


Trong thời cận đại, với tính cách là một thành phố nhượng địa, về sau trở
thànl thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, lần đầu tiên Hà Nội đã
có SỊ chuyển biến căn bản về định hướiig và mô hình phát triển. Sau nhiều thế
kỷ tồi tại, lần đầu tiên thành phố được giải phóng khỏi khuôn khổ Thành + Thị
+ vàih đai nông thôn để trở thành một đô thị cận đại - thuộc địa. Tuy người
Pháp nhất là các quan chức thực dân cao cấp, như Paul Doum er,1 Albert
Samut2 hay Alexandre Varenne3 không ngừng ca tụng "sứ mệnh khai hóa văn
mirử' (mỉssion civilỉsatrice) của họ đối với các thuộc địa, nhưng họ chưa bao
giờ ’ạch được ra một định hướng và mô hình phát triển dài hạn cho Đông
Dươig hay các xứ (pay) thuộc địa, đặc biệt là cho các đô thị thuộc địa, trong đó
có Hì Nội. Vì vậy, trong suốt thời cận đại, Hà Nội đã vận động trong quỹ đạo

phátxiển / hiện đại hóa nửa vời và mập mờ, bấp bênh của toàn bộ Đông Dương
và Bíc Kỳ. Đây chính là căn nguyên dẫn đến diện mạo chắp vá, ghép mảnh của
Hà >ội, trong đó ba "mảnh ghép" chính là khu "phố Tây" và khu "bản xứ", tiếp
tục drợc bao bọc bởi một vành đai nông thôn gồm các làng nông nghiệp xen kẽ
các ảng nghề thủ công. Dầu mang nhiều hạn chế của một đô thị thuộc địa,
nhictg trong thời cận đại, Hà Nội đã từng bước trở thành một đô thị tổng hợp
đa rúrg, mang dáng dấp phương Tây: vừa là trung tâm chính trị - hành chính,
vừa 'ò trung tâm kỉnh tế - tài chỉnh, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối
giao tuông và trung tâm văn hóa - giáo dục. Đây chính là một trong những cơ
sở qim trọng nhất để Hà Nội tiếp tục phát triển trong những thập kỷ tiếp theo.
I ư sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến trước thời kỳ Đổi
m ới(1954 - 1986), với vai trò là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Cộig hòa X ã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã có những bước phát triển
m ạnitnẽ với những biến đổi đáng kể về định hướng và mô hình phát triển. Đây
là ứờ kỳ Thủ đô Hà Nội được xây dựng theo định hướng của một đô thị XHCN
kiểu ":ổ điển". Trong thời kỳ này, tổng hợp, đa năng vẫn là đặc trưng lớn nhất
của đt thị Hà Nội: Thành phố vẫn tiếp tục đóng vai trò là đô thị lớn và quan
ừọng ìhất của cả nước, vừa là trung tâm đầu não chính trị - hành chính, vừa là
trung âm kinh tế - tài chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông
và tin g tâm văn hóa - giáo dục, đồng thời cũng là một trung tâm đầu não về
1 PaulDìumẹr làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 và là Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932, tác giả
và là ngời tồ chức công cuộc khai thác, phát triển thuộc địa của Pháp ờ Đông Dương lần thứ nhất.
2 AlbỉrtSarraut giữ chức Toàn quyền Đông Dương hai lần (1911-1914 và 1917 - 1919) và từng giữa nhiều chức
vụ cao ấp khác trong Chính phủ Pháp qua các thời kỳ, trong đó có chức vụ Bộ trường Bộ Thuộc địa (19201924) V hai lần làm Thủ tướng Pháp.
3 Alexadre Varenne giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1925 đến 1928.
13


quóc phòng, an ninh của cả nước. Tuy nhiên, tính chất của một thành phổ
X ỈC N kiểu "cổ điển" hay "kiểu cũ" mới là đặc tính chi phổi định hướng phát

triìn của Hà Nội trong suốt thời gian hơn 30 năm. Đặc tính này chi phối định
hưmg quy hoạch tổng thể của thành phố và quy hoạch chuyên biệt của các khu
vự:, các lĩnh vực, ngành nghề, dân cư, giao thông và chi phối cả cơ chế quản lý,
điải hành cũng như diện mạo và đời sống đô thị Hà Nội.
Trong thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay), hòa nhịp cùng cả nước, Thủ đô
Hề Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy vẫn duy trì đặc trưng cơ
bải là một đô thị tổng hợp, đa năng với vị trí là trung tâm đầu não chính trị hàih chính, vừa là trung tâm kinh tế - tài chính, trung tâm thương mại, dịch vụ,
đầi mối giao thông và trung tâm văn hóa - giáo dục, đồng thời cũng là một
trmg tâm đầu não về quốc phòng, an ninh của cả nước, nhưng định hướng và
m< hình phát triển của thành phố đã có những thay đổi to lớn. Tính chất, định
hiứng và mô hình phát triển kiểu XHCN "cổ điển" với cơ chế vận hành tập
tring, quan liêu, bao cấp, nặng về hành chính, mệnh lệnh đã tòng bước bị xóa
bỏ Thủ đô đã tùng bước trở thành một đô thị của kinh tế thị trường. Đây chính
là yếu tố quan trọng nhất, làm thay đổi từ diện mạo đến cơ chế vận hành, nhịp
sốig, mức sống, đời sống và toàn bộ cấu trúc ngành nghề, dân cư, không gian,
cảih quan đô thị vv... Cùng với kinh tế thị trường, quá trình CNH, HĐH và đô
th hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội, nhất là trong những năm gần
đ&. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố mang
tíĩh toàn cầu như quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và
tnyền thông, quá trình biến đổi khí hậu

V Y ...

Tác động tổng hợp của những yếu

tốvà quá trình nói trên đã làm thay đổi căn bản phương hướng và mô hình phát
trển của Hà Nội. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới sự điều chỉnh nhiều
lầi quy hoạch chung và quy hoạch chuyên biệt của Hà Nội, nhất là việc mở
rộig địa giới hành chính Hà Nội vào tháng 8 năm 2008.
Tiếp cận định hướng và mô hình phát triển của Hà Nội từ phương diện

lị(h sử giúp chúng ta có được cái nhìn xuyên suốt chiều dài tồn tại và phát triển
cia thành phố hơn 1.000 năm, trên cơ sở đó cho phép nhận diện một sổ vấn đề
sai đây:
Thứ nhất, trong toàn bộ lịch sử phát triển của mình, Hà Nội không tự
mnh xây dựng được một triết lý phát triển nào khả d ĩ làm nền tảng cho việc xác
ãnh định hướng, mô hình phát triển dài hạn. Trong tất cả các thời kỳ lịch sử,
14


dù lum đóng vai trò là trọng trấn hàng đầu của cả nước, nhưng các nhà lãnh đạo
quốcịia / xứ / Hà Nội chưa bao giờ thành công trong việc xác định định hướng
và m< hình phát triển dài hạn cho Hà Nội.
Thứ hai, trong lịch sử, ít nhất đã ba lần định hướng và mô hình phát triển
của là Nội có sự thay đổi căn bản. Lần thứ nhất là bước chuyển từ một đô thị
truyề. thống phương Đông sang một đô thị tổng hợp đa năng cận đại kiểu
phưcig Tây dưới chế độ thuộc địa. Lần thứ hai là bước chuyển từ một đô thị
tổng lợp, đa năng cận đại sang một đô thị tổng hợp đa năng kiểu XHCN "cổ
điển'và lần thứ ba là bước chuyển sang một đô thị tổng hợp, đa năng XHCN
hiện ại dựa trên phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thứ ba, trải qua những thời kỳ lịch sử, có thể nhận thấy mỗi bước biến
đổi V định hướng và mô hình phát triển của Hà Nội đều gắn liền với chuyển
biến rong định hướng và mô hình phát triển của đất nước. Vì là thủ đô và là
trọngtrấn hàng đầu, nên sự thay đổi trong định hướng và mô hình phát triển của
đất ước là điều kiện tiên quyết và là yếu tố tác động quan trọng nhất đối với sự
xác cnh và thay đổi định hướng và mô hình phát triển của Hà Nội, đồng thời,
đến rợt mình, sự thay đổi và mức độ thành công trong chuyển biến về định
hưón; và mô hình phát triển của Hà Nội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển
chun của cả nước. Qua đó, có thể thấy trong tương lai, Hà Nội cần phát huy
cao ộ tính chủ động, tích cực, dẫn đạo của mình trong việc xác định và thực
hiện hành công những thay đổi và điều chỉnh trong định hướng và mô hình

phátriển, thông qua đó mà khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò và vị trí của Thủ
đô vi những đóng góp tích cực và xứng tầm hơn vào sự nghiệp phát triển
nhan v à bền vững của quốc gia - dân tộc.
Thứ tư, trải qua ba lần thay đổi lớn về định hướng và mô hình phát triển,
có itẺ thấy vận trình phát triển và biến đổi chung của Hà Nội ỉà theo hướng
tích ực, hiện đại, luôn luôn khẳng định được vai trò và vị trí trọng yếu hàng
đầu ủa cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử đó, một số di tồn mang tính
lâu ai cũng cần được nhận diện để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích
đối ói việc xác lập định hướng và mô hình phát triển cho Hà Nội trong thời
giamrước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh tính thiếu định hướng dài hạn, thiếu
mô> lnh phù hợp, bền vững thì điều cần nhấn mạnh là thiếu tính chủ động của
Hà ô i với tính cách là chủ thể phát triển đối với việc xác định định hướng và
mô' inh phát triển cho chỉnh mình và của chính mình. Đồng thời, cần phải làm
15


rõ nối quan hệ giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị trong quá trình
phá: triển của Hà Nội, nhất là trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Đưcng nhiên, hai khu vực này luôn gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối tương
tác da chiều và trên nhiều lĩnh vực. Nhưng việc phân định rõ Hà Nội là / trên
căn bản là một đô thị (city / stadt) hay là / trên căn bản là một tỉnh (province) có
ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét trên nhiều phương diện, nhất là trên phương
diện lãnh đạo, quản lý, điều hành thì việc xác định Hà Nội là / trên căn bản là
một đô thị hướng tới mục tiêu là một đô thị hiện đại, phát triển bền vững, khác
xa với việc coi Hà Nội như một tỉnh, cho dù cùng hướng tới mục tiêu phát triển
hiện đại, bền vững.
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu phát triển bền vững trước mắt và lâu
dài của Thủ đô đang đặt ra đòi hỏi khách quan và cấp bách đối với việc xác định
rõ định hướng và mô hình phát triển của Hà Nội. Hai văn bản quan trọng nhất,
có thể được coi như cơ sở pháp lý cơ bản và trực tiếp nhất của công việc này

chính là:
- Luật Thủ đô tức Luật số: 25/2012/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2012;
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành p h ố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
222/QĐ-Ttg ngày 22 tháng 2 năm 2012 (sau đây gọi là Chiến lược).4
Trong khi Luật Thủ đô (gồm 27 điều) quy định rõ "vị trí, vai trò của Thủ
đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô" của
các chủ thể khác nhau, như Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt
trận rổ quốc, các bộ ngành, Chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, thì
Chiến lược vạch ra những nguyên tắc xác định định hướng và mô hình phát
triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trước hết, Chiến lược xác định rõ vị thế và chức năng của Thủ đô Hà
Nội: là trái tim của cả nước - đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung
tâm văn hóa lớn của cả nước và bản sắc trong khu vực; là trung tâm khoa học,
giáo dục, đào tạo, y tế lán của cả nước và có uy tín trong khu vực; là trung tâm
kinh tế, tài chính lớn; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cả nước, là
động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông

4 Xin :em toàn ván Luật Thủ đô và Chiến lược tại phần Phụ lục.
16


Hồng; là trung tâm giao dịch quốc tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu
vực.
Có thể thấy, cách xác định vị thế và chức năng của Thủ đô Hà Nội của
Chiến lược như trên về cơ bản là chính xác, vừa kế thừa được vị thế, chức năng
của Thủ đô trong lịch sử dân tộc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển bền
vững của Hà Nội đặt trong bối cảnh của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam hiện nay. Điểm mới nổi bật của Chiến lược ở đây là đã xác định vị

thế và chức năng của Hà Nội không chỉ trong chiển lược phát triển quốc gia mà
còn trong các mối liên hệ vùng, liên vùng và với khu vực Đông Nam Á, Đông Á
và thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải chỉ ra rằng trong Chiến lược, vị thế và
chức năng của Thủ đô về phương diện quốc phòng, an ninh chưa được làm rõ.
Tiếp theo, Chiến lược đã xác lập những quan điểm phát triển của Thủ đô
Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ 21. Đây có thể coi là những nguyên tắc cốt lõi
trong triết lý và định hướng phát triển của Hà Nội. Các quan điểm đó là:
" 1. Phát triển nhanh, hài hòa, bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá
trình xây dựng và phát triển Hà Nội; đặt con người vào vị trí trung tâm phát
triển; kết hợp hài hòa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng
trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo trật tự, văn minh, công bằng xã hội.
2. Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội là trọng điểm trong chiến lược xây
dưng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân; phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Thủ đô
Hà Nội, của cả nước và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển; khai thác
nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực ngoài nước là quan trọng.
3. Phát triển kinh tế - xã hội được gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ
hữu cơ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch phát ữiển
các vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Quán triệt phương châm: phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm
vụ then chốt; quản lý đô thị là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng; xác định
đúng trọng tâm, các khâu đột phá, có những giải pháp năng động, sáng tạo và
hiệu quả; phải có bước đi thích hợp trong từng giai đoạn để kết hợp hài hòa giải
quyết các vấn đề cấp bách với kiên trì thực hiện các mục tiêu dài hạn.
5. Gắn kết phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, với
tiến trình mở rộng, tăng cường hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế."


Tuy trong văn bản Chiến lược không có mô hình phát triển cụ thể nào
được trình bày, nhưng thông qua việc xác định mục tiêu phát triển dài hạn đến

năm 1050 và mục tiêu phát triển đến năm 2030, có thể nhận diện mô hình phát
triển ổng quát của Hà Nội như sau:
"Hà Nội là Thủ đô và là đô thị đặc biệt, văn hiến, văn minh, thanh lịch,
đẹp, ịiàu bản sắc dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là trái
tim cìa cả nước, đầu não chỉnh trị - hành chính quốc gia của một nước phát
triển ĩới khoảng 1 1 0 -1 1 5 triệu dân."
Cụ thể hon, Hà Nội phải là "Trung tâm văn hóa, nơi hội tụ các giá trị văn
hóa tuyền thống, hiện đại, giàu bản sắc Hà Nội và Việt Nam.", là "Trung tâm
sángfạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế: văn hóa
tiên tến đậm đà bản sắc dân tộc; khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao;
giáo lục - đào tạo tiên tiến, hiện đại; y tế chuyên sâu chất lượng cao hàng đầu
cả niớc và có uy tín trong khu vực". Hà Nội cũng phải trở thành "Trung tâm
kinh ể, tài chính, dịch vụ, thương mại và du lịch lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai
của d nước và có vị trí cao trong khu vực; kinh tế tri thức phát triển với cơ cấu
hiện tại, năng động và hiệu quả; môi trường đầu tư và kinh doanh tốt, đạt chuẩn
quốctế; vé' cơ bản không còn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn". Hà Nội
cũngphải có "Hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, hiện đại, đồng bộ liên hoàn, kết
nối tô n g suốt trong thành phố, với tất cả các địa phương trong nước và quốc
tế." là Nội có "Xã hội dân chủ, công bằng, kỷ cương, văn minh." Hà Nội "là
trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và giao dịch quốc tế quan trọng
tron£ khu vực", là "Thành phố xanh, không gian mặt nước phong phú với hệ
sinh hái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt." Đồng thời, Hà Nội
"là kiu vực phòng thủ vững mạnh, an ninh chính trị được đảm bảo, 'thành phố
vì h à bình', trật íự an toàn xã hội tốt." Tóm lại, Hà Nội phải "trở thành một đô
thị Jơnh, Văn hiến, Văn minh, Hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững".
Đặc biệt, Chiến lược cũng xác định rõ Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình
của hùm đô thị đa năng, đa hệ, đa tầng: "Xây dựng, phát ừiển chùm đô thị Hà

Nội ,ồm: đô thị trung tâm hạt nhân đa hệ, đa tầng, đa chức năng; mạng lưới các
đô tỉị vệ tinh chuyên năng công nghệ cao, khoa học - công nghệ, giáo dục đào

tạo (ỉòa Lạc, Xuân Mai), du lịch - văn hóa - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí (Sơn
Tây' công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao
(SócSơn), công nghiệp (Phú Xuyên, Phú Minh); các đô thị lẻ là trung tâm hành
18


chính khu vực (các huyện, tiểu vùng) và trung tâm hội tụ các cơ sở đào tạo, y tế;
các đô thị sinh thái gắn với các vành đai nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và
phát triển du lịch; kết họp hài hòa giữa đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh với
các vùng đệm sinh thái, môi trường xanh, sạch đẹp, bền vững."
Trên cơ sở mô hình chùm đô thị đa năng, đa hệ, đa tầng đó, Chiến lược
cũng chỉ ra rằng Thủ đô Hà Nội sẽ "Hình thành và phát triển hệ không gian
chức nàng" với "Phát triển Sông Hồng là trục không gian trung tâm kết nối hai
bờ sông, trục Bắc - Nam", bao gồm: trung tâm bảo tồn (khu vực quanh Hồ
Gươm, phố cổ, phố cũ), trung tâm chính trị - hành chính quốc gia và Hà Nội;
trung tâm tài chính - ngân hàng; các cụm trung tâm đào tạo trình độ cao (trường
đại học. cao đẳng); trung tâm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các
cụm bệnh viện - trung tâm y tế chất lượng cao; các trung tâm văn hóa - giải trí ẩm thực - du lịch, thể dục thể thao cao cấp; các trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng;
các khu công nghiệp trung tâm; các trung tâm dịch vụ - thương mại cao cấp; các
nút đầu mối giao thông; hệ thống các trung tâm kho vận và phân phối hàng hóa;
các trur.g tâm, không gian văn hóa truyền thống và đương đại đặc trưng cho Thủ
đô và tiêu biểu cho cả nước." Đồng thời phát triển và hình thành các không gian
sinh thci đặc trưng.
Qua những gì được xác định trong Chiến lược, có thể thấy Chính phủ và
lãnh đạo Hà Nội chủ trương xây dựng và phát triển Thủ đô thành một đô thị
tổng hẹp, đa năng xanh, văn hiến, hiện đại và phát triển bền vững. Đây chính là
mô him của một Megapolỉs hiện đại - xu hướng phát triển tất yếu của nhiều đô
thị lớn trên thế giới, v ề cơ bản, có thể khẳng định định hướng và mô hình phát
ừiển cCa Hà Nội được xác định như trong Chiến lược là đúng đắn.
'Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn đang được đặt ra m à trong Chiến

lược chưa được đề cập đến, hoặc chưa rõ ràng.
7hứ nhất, Chiến lược vẫn chưa thoát khỏi tầm nhìn, tư duy chiến lược cũ
đối với phát triển đô thị. Rõ ràng là thế giới đã tiến những bước dài trong nhận
thức vé khái niệm "đô thị" và "công nghiệp đô thị". Trong tương lai, chắc chắn
Hà N ộ phải trở thành thủ phủ của kinh tế tri thức, dựa trên sự phát triển chủ yếu
của nềi công nghiệp hiện đại với những công nghệ mới và thân thiện với môi
trường có vòng đời ngày càng rút ngắn. Vì vậy, chiến lược phát triển công
nghiệp nói riêng và kinh tế Hà Nội như trình bày trong Chiến lược chắc chắn sẽ
sớm trí nên lạc hậu.
19


Thứ hai, Chiến lược luôn khẳng định Hà Nội là một đô thị và sẽ trở thành
một đô thị, teng đó "về cơ bản không còn khoảng cách giữa thành thị và nông
thôn". Chúng tôi cho rằng xác định như vậy chưa rõ. Chỉ có thể hiểu "khoảng
cách" ở đây la sự khác biệt về trình độ phát triển, mức thu nhập, chất lượng
sống. Nếu hiểu như vậy thì việc thu hẹp và tiến tới xóa bỏ "khoảng cách" này là
có thể và cần ihiết. Trong khi đó, không thể có chủ trương là xóa bỏ hoàn toàn
khu vực nông thôn của Hà Nội theo những phương thức "đô thị hóa" cổ điển.
Ngược lại, phải có chiến lược và giải pháp bảo tồn những khu vực nông thôn
mang đậm bản sắc văn hóa của Thủ đô, có mô hình thích hợp để cho những khu
vực này phát ừiển để trở thành những điểm nhấn văn hóa - sinh thái - nhân văn
của Thủ đô hiện đại. Đây là điều trong Chiến lược không đặt ra. Hy vọng, vấn
đề này sớm đuợc đặt ra và giải quyết, trước khi những không gian nông thôn ấy
bị quá trình đố thị hóa ào ạt, xô bồ nuốt chửng và nghiền nát vĩnh viễn. Đây sẽ
là một sự mất mát vô cùng lớn của Hà Nội.
Thứ ba, tuy trong Chiến lược xác định đổi mới 1Ĩ1Ô hình quản lý đô thị
gắn với thê chê và đẩy mạnh cải cách hành chính và coi đây là những giải pháp
đột phá, ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và phát triển Thủ đô, nhưng điểm mẩu
chốt nhất trong mô hình quản lý, điều hành Thủ đô thì lại không được đặt ra và

do đó không xác định được phương hướng giải quyết. Đó là mối quan hệ giữa
các yếu tố trung ương và yếu tố địa phương và mối quan hệ gữa các yếu tố nông
thôn và yếu tố thành thị. Đây chính là hai nút thắt cơ bản nhất cần phải được
nghiên cứu và giải quyết trong việc xây dựng định hướng chiến lược và mô hình
phát triển Thủ đô Hà Nội trong các thập kỷ tới.

1.2. Vấn đề nguồn lực, quản lý và phát huy các nguồn lực phát triển
Trong thực tiễn phát triển bền vững của Hà Nội hay bất kỳ địa phương
nào, vấn đề đánh gia các nguồn lực, quản lý, khai thác và phát huy các nguồn
lực có tầm quan trọng đặc biệt. Chiến lược phát triển kỉnh tế - xã hội Thành phổ
Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề cập đến và xác định một
loạt các giải pháp quản lý, khai thác và phát triển các nguồn lực trong quá trình
xây dựng v à phát triền Thủ đô. Tuy nhiên, Chiến lược chưa đưa ra được những
đánh giá, dù ở mức tổng quát nhất các nguồn lực. Đồng thời, cách đặt vấn đề
khai thác v à phát huy các nguồn lực còn chưa mang tính hệ thống và theo các
nguyên tắc của phái triển bền vững. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề
cập đến m ột số ngiồn lực cụ thể, nhưng cho đến nay còn thiếu vắng những
20


nghiên cứu công phu, khoa học nhằm đánh giá tổng thể các nguồn lực, trên cơ
sờ đó đua ra được những giải pháp quản lý, khai thác và phát huy các nguồn lực
phát triầi bền vững của Hà Nội.
Vắn đề thứ nhất được đặt ra là đánh giá các nguồn lực phát triển bền
vững của Hà Nội. Đây là yêu cầu khách quan, cấp thiết, đặt ra thường xuyên đối
với công tác nghiên cứu, quy hoạch, lãnh đạo, quản lý của Thủ đô. Chỉ dựa trên
kết quả íánh giá đúng về các nguồn lực thì các công tác quy hoạch, lãnh đạo,
quản lý :ủa Thủ đô mới đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, việc đánh giá
các nguón lực phát triển của Hà Nội cũng phải dựa trên những hệ thống phương
pháp đáih giá khoa học, trên cơ sở các tiêu chí và nguyên lý của phát triển bền

vững.
Đề đánh giá, trước hết cần phân loại các nguồn lực phát triển bền vững
của Hà sTội. Cho đến nay, việc phân loại các nguồn lực này đang được thực hiện
theo nhúng phương pháp khác nhau:
- Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại các nguồn lực thành các nguồn lực
nội sinl (endogenous resources) và các nguồn lực ngoại sinh (exogenous
resouras).
- Dựa vào hình thức, có thể phần chia các nguồn lực thành nguồn lực hữu
hình (tmgible resources) và nguồn lực vô hình (ỉntangỉble resources).
- Dựa vào đặc điểm của nguồn lực, người ta có thể phân chia nguồn lực
thành CIC nhóm nguồn lực, bao gồm:
•4Các nguồn lực vị thế (địa - chính trị - geopolỉtỉcal resources)
4 Nguồn lực tự nhiên (natural resources)
-+Nguồn lực con người (human resources)
4 Nguồn lực tài chính (fmancỉal resources)
-t Nguồn lực vật chất (physicaỉ resources)
HNguồn lực văn hóa (cultural resources)
- Nguồn lực trí tuệ (intellectual resources)
lự a vào tính chất của nguồn lực, người ta cũng có thể phân chia nguồn
lực thcàih các nhóm sau khác nhau như nguồn lực tái sinh (renewable resources)

21


và ngiồn lực không tái sinh (un-renewable resources), nguồn lực hữu hạn
(limiteỉ resources) và nguồn lực vô hạn (unlimited resources) w ...
Đương nhiên, các cách phân loại nguồn lực thường chỉ có ý nghĩa tương
đối, nlưng việc phân loại các nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng đối việc đánh
giá, quy hoạch, quản lý, khai thác và phát huy nguồn lực trong thực tiễn phát
triển bén vững. Theo chúng tôi, để có cái nhìn biện chứng về các nguồn lực phát

triển bằn vững của Hà Nội, trong nghiên cứu, đánh giá cần thiết phải phổi hợp
áp dụng nhiều hệ tiêu chí và cách phân loại khác nhau.
Dánh giá các nguồn lực bao giờ cũng là một công việc rất khó khăn, nhất
là các nguồn lực phục vụ phát triển bền vững của các đô thị lớn, đa năng, đa
tầng, có độ phức họp cao như Thủ đô Hà Nội. Riêng đối với Hà Nội, công việc
này CÒ.1 trở nên phức tạp hơn bởi hiện nay chúng ta đang thiếu một hệ thống cơ
sở dữ íiệu (data warehouse) tích họp, liên ngành, hiện đại và cập nhật về các
nguồn lực của Hà Nội, kèm theo đó là những bộ công cụ phân tích, đánh giá
phù họp.
Thực tế là các thông tin về nguồn lực phát triển của Hà Nội đang được
lưu giữ rải rác ở nhiều cơ quan, sở ngành; nhìn chung việc thu thập, xử lý thông
tin còn chưa thực sự khoa học, cập nhật; mức độ thông tin (độ nông, sâu) không
đồng đều và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, theo chúng tôi,
yêu cầu thực tiễn đang đặt ra hết sức nóng bỏng là phải đầu tư, xây dựng một
hệ thong thông tin dữ liệu phục vụ phát triển bền vững của Thủ đô, đàm bảo
tính tích hợp, liên ngành, hiện đại, cập nhật và tiện dụng (với sự hỗ trợ của các
bộ công cụ phân tích, đánh giá và chiết xuất hiện đại cùng đội ngũ chuyên viên,
nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp). Lợi ích mà hệ thống cơ sở dữ liệu này mang
lại sẽ vỏ cùng to lớn, đặc biệt là đối với công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành,
chỉ đạo của Thủ đô. Đối với các hoạt động kinh doanh, sản xuất, xây dựng, hoạt
động dph vụ, nghiên cứu khoa học và nhất là công tác đảm bảo quốc phòng, an
ninh ở Hà Nội thì hệ thống cơ sở dữ liệu này cũng hết sức cần thiết và hữu ích.
Irên cơ sở có được nền tảng thông tin tích họp, liên ngành, cập nhật, cần
tiến hàĩh nghiên cứu đánh giá về các nguồn lực phát triển bền vững của Hà Nội.
Các ngiiên cứu đó cần phải kế thừa kết quả nghiên cứu hiện có, đồng thời phải
đáp ứnỉ ở mức độ cao hơn, thiết thực hơn yêu cầu do thực tiễn phát triển bền
vững cia Hà Nội đặt ra. Cụ thể, các nghiên cứu đó vừa phải đánh giá chuyên
sâu, tom diện đối với từng nguồn lực và tòng nhóm nguồn lực, đồng thời vừa
22



phải đặt ự đánh giá chuyên sâu đó trong cách nhìn, các tiếp cận liên ngành, liên
lĩnh vực đa chiều, tức là trong mối liên hệ với các nguồn lực khác và nhất là
trong din thế phát triển bền vững của các nguồn lực và của Thủ đô.
Tèn cơ sở các nghiên cứu đánh giá nói trên, các nhà khoa học và các nhà
quản lý ;ần phải đề xuất được các nguyên tắc, mô hình và giải pháp đối với
công tác quy hoạch, quản lý, khai thác và phát huy các nguồn lực trong quá
trình pht triển bền vững của Thủ đô. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác lập nguyên
tắc bảo lật trong tiếp cận và khai thác, cần có giải pháp tổ chức dịch vụ cung
cấp thôn; tin về nguồn lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt
động trog vùng Hà Nội hoặc tại Hà Nội. Đây là giải pháp vừa góp phần quản
lý và pht huy nguồn lực, góp phần thiết thực và hiệu quả hơn vào sự nghiệp
phát trié bền vững của Thủ đô, vừa trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành
Hà Nội ọc lên một tầm cao mới.

1). Vấn đề sinh kế và phát triển sinh kế bền vững, hiệu quả của các
nhóm c- dân Hà Nội
“7ệc nhân nghĩa cốt ở an dân ” - mở đầu Cáo Bình Ngô, Lê Lợi và
N guyễnrrãi đã viết như vậy.5 Đây cũng là nội dung “kế sâu rễ bền gốc” của
Hưng ỉiO Đại Vương,6 là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Neu nước
độc ỉậpnà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ỷ
nghĩa g ”7 Bởi vì: "Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được
ăn no, rặc đủ."®
Cứến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành p hố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhỉ đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
222/Q ỈT tg ngày 22 tháng 2 năm 2012 cũng xác định rõ một trong những quan
điểm CÍ1 đạo của sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô là: “đặt con người
vào vị' i trung tâm phát triển; kết hợp hài hòa các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
vãn hổi xã hội ”, nhằm đạt được một trong những mục tiêu cơ bản của Hà Nội
vào nãi 2050 là: “Người dân có mức sống cao về vật chất và tinh thần, có tính

cách tìhn thiện, hữu nghị và mến khách

5 Đại Viịệtừ ký toàn thư, tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 282.
6 Như tréêitr. 79.
7 Hồ Chíí inh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, ừ. 56.
8 NhưtríẻTtr. 152.
23


Ọua đó, có thể thấy yêu cầu chăm lo đảm bảo đời sống nhân dân luôn
luôn C( ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mọi thời đại, đối với cả nước và đặc
biệt là iối với Hà Nội - trọng trấn quan trọng bậc nhất của quốc gia. Giải pháp
bền vữig nhất để đảm bảo chăm lo đời sống cho tất cả các tầng lớp nhân dân Hà
Nội chnh là tạo ra những điều kiện thuận lợi để người dân có được sinh kế bền
vững vì hiệu quả nhất.
"rong thực tế, ở mỗi khu vực, mỗi không gian phát triển, các nhóm cư
dân đềi có những lựa chọn sinh kế khác nhau. Hà Nội là một đô thị lớn với
khoảnị trên 7 triệu người cư trú thường xuyên và trên dưới 3 triệu người cư trú
không thường xuyên. Bên cạnh những nhóm cư dân cơ bản như nông dân, công
nhân, cán bộ - công chức còn có thợ thủ công, tiểu thương, học sinh, sinh viên,
ngày cìng xuất hiện nhiều hơn những nhóm cư dân mới, như doanh nhân, lao
động ự do, lao động nước ngoài w ... Ngay trong từng nhóm cư dân nói trên,
nhất lả lông dân, công nhân, tiểu thương, chủ doanh nghiệp vv... cũng đang
phân tóa thành nhiều tiểu nhóm với nhiều lựa chọn sinh kế khác nhau.
ĩ:ong thời gian 3 thập kỷ vừa qua, trong quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tỉ, Hà Nội là một trong những địa phương diễn ra nhiều chuyển biến sâu
sắc, toàn diện, mạnh mẽ và nhanh chóng nhất. Đây chính là nguyên nhân cội
nguồn dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đa dạng và hết sức sôi động về sinh kế
của các :ầng lófp và nhóm cư dân Thủ đô. Trong quá trình đó xuất hiện nhiều mô
hình §íiti kế đã chứng tỏ được tính bền vững và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ở

nhiều kiu vực và nhiều nhóm dân cư đã và đang diễn ra những dạng thức
“khủng hoảng sinh kế” (livelỉhood crỉsỉs) ở nhiều mức độ khác nhau.
Ee thực hiện Chiến lược p hát triển kinh tế - xã hội Thành phổ Hà Nội
đến nàn 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì chắc chắn cần xây dựng và phát triển
được nlững mô hình sinh kế bền vững và hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn,
từng nhóm cư dân Thủ đô. Đây chắc chắn là một trong những vấn đề cốt lõi,
cấp báci nhất đang đặt ra trong thực tiễn phát triển của Hà Nội.
Cho đến nay đã có hàng chục công trình nghiên cứu về sinh kế của một
số cộn£ đồng dân cư Việt Nam do các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài
công b*. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này có chung hai đặc điểm sau
đây:
Ihứ nhất, phần lớn các công trình chỉ tập trung làm rõ một hay một vài
khía cạih của sinh kế, như các công trình về xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi
24


nghề ngũệp, biến đổi kinh tế - xã hội, biến đổi phương thức sử dụng đất, rừng,
đánh bắ, nuôi trồng thủy, hải sản, biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương
thức tín iụng, huy động vốn đấu tư, tham gia thị trường, biến đổi vốn xã hội, tái
định cưvv... Chỉ có rất ít các công trình áp dụng cách tiếp cận toàn diện, liên
ngành cia khung sinh kế bền vững trong nghiên cứu về sinh kế.
Tiứ hai, tuyệt đại đa số các công trình nghiên cứu về sinh kế đều tập
trung và) các không gian phát triển hoặc các cộng đồng dân cư đang trải qua
khủng hoảng sinh kế hoặc chuyển đổi sinh kế ở khu vực nông thôn, miền núi
hay vùnỊ ven đô thị. Hầu như vắng bóng hoàn toàn các nghiên cứu, khảo sát về
các mô lình sinh kế của cư dân đô thị, nhất ỉà các mô hình tiêu biểu, đã chủng
tỏ được ở mức độ khác nhau về tính bền vững và hiệu quả.
T'ong tình hình trên, thực tế là chưa có bất kỳ nghiên cứu, khảo sát nào
về sinh kế của người Hà Nội, nhất là ở khu vực đô thị Hà Nội với những mô
hình sim kế bền vững, hiệu quả.

Hnh 1.1: S ơ đồ Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)

25


×