Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.25 KB, 2 trang )

Giáo án Sinh học 10 cơ bản
Tuần: 01
Tiết 33

Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của
các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ
sinh cá nhân và cộng đồng.
- Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không
đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài học.
3. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu vai trò của virút trong sản xuất các chế phẩm sinh học. Cho ví dụ
5. Giảng bài mới:
*Em hiểu thế nào là bệnh
truyền nhiễm?
*Bệnh truyền nhiễm có thể lây
truyền bằng các con đường
nào? Cho ví dụ.
+Bệnh truyền nhiễm muốn gây
bệnh phải có đủ 3 điều kiện:
độc lực đủ mạnh, đủ số lượng
và con đường xâm nhập phải
phù hợp.
*Theo em các bệnh truyền
nhiễm thường gặp do virút là
những bệnh nào?


Tiến trình nhiễm bệnh gồm
các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ
thể tiếp xúc với tác nhân gây
bệnh.
- Giai đoạn 2: (ủ bệnh) tác
nhân gây bệnh xâm nhập và
phát triển trong cơ thể.
- Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện

I. Bệnh truyền nhiễm:
1) Khái niệm:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh có thẻ lây lan từ cá
thể này sang cá thể khác.
2) Phương thức lây truyền:
a. Truyền ngang:
-Qua sol khí, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp
hoặc động vật cắn, côn trùng đốt.
b. Truyền dọc: Truyễn từ mẹ sang thai nhi qua
nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
3)các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virút:
a. Bệnh đường hô hấp 90% là do virút như viêm
phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virút xâm
nhập qua không khí.
b. Bệnh đường tiêu hoá virút xâm nhập qua
miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu
chảy, viêm dạ dày-ruột...
c. Bệnh hệ thần kinh virút vào bằng nhiều con
đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TƯ gây bệnh
dại, bại liệt, viêm não...

d. Bệnh đường sinh dục lây trực tiếp qua quan hệ
tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV...


Giáo án Sinh học 10 cơ bản
các triệu chứng của bệnh.
- Giai đoạn 4: Triệu chứng
giảm dần và cơ thể bình phục.
*Trả lời câu lệnh trang126
- Muốn phòng bệnh do virút
cần tiêm phòng vacxin, kiểm
soát vật trung giản truyền bệnh
và giữ vệ sinh cá nhân và môi
trường sống.

e. Bệnh da như đậu mùa, sởi, mụn cơm...
II.Miễn dịch:
1)Miễn dịch không đặc hiệu:
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.Đó là
các hàng rào bảo vệ cơ thể: da...
2)Miễn dịch đặc hiệu:
a.Miễn dịch thể dịch:
- Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sản
xuất ra kháng thể đáp lại sự xâm nhập của kháng
nguyên.
b.Miễn dịch tế bào:
- Khi có tế bào nhiễm (tế bào bị nhiễmVR,VK ) tế
bào Tđộc(TC) tiết ra prôtêin làm tan tế bào nhiễm
3)Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian

truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng
đồng.

*Trả lời câu lệnh trang127
- Chúng ta vẫn sống khoẻ
mạnh không bị bệnh do cơ thể
có nhiều hàng rào bảo vệ nên
ngăn cản và tiêu diệt trước khi
chúng phát triển mạnh trong
cơ thể và hệ thống miễn dịch
đặc hiệu có thời gian hình
thành bảo vệ cơ thể.
6.Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Miễn dịch thể dịch là kết quả hợp tác giữa tế bào hỗ trợ (T H) tiết ra prôtêin
(intơlơzin) kích thích tế bào limphoB biệt hoá thành tế bào Plasma sản xuất
kháng thể là  -glôbulin (có dạng chữ Y) được hình thành để đáp ứng sự xâm
nhập của kháng nguyên lạ.
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Nhắc học sinh về tự ôn để tiết sau ôn tập học kỳ



×