Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nghĩ về hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng những chiến sĩ lái xe trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.24 KB, 4 trang )

Cảm nghĩ về hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng những chiến sĩ lái
xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Dàn bài
Mở bài:
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ
thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông có giọng thơ rất riêng: dân dã, trẻ trung, tinh
nghịch mà sâu lắng. Hồn thơ ấy đã tạc vào lòng người đọc hình ảnh những chiếc xe
không kính rất độc đáo và hình tượng những người chiến sĩ lái xe rất đáng yêu,
đáng tự hào trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Thân bài:
Hình ảnh những chiếc xe không kính:
Bài thơ đưa chúng ta trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mĩ khốc liệt
và hào hùng của dân tộc ta. Thời ấy, để chi viện cho chiến trường ở miền Nam,
những chuyến xe tải chở vũ khí, lương thực, thuốc men,… nối đuôi nhau vượt
tuyến lửa Trường Sơn. Giặc Mĩ ném bom đánh phá, lái xe có khi phải hi sinh,
những chiếc xe mình đầy thương tích – xe không kính là một ví dụ điển hình.

Không có kính không phải vì không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Hai câu thơ rất văn xuôi, điệp từ “không” như nhấn mạnh hình ảnh đặc biệt của
những chiếc xe. Nhịp thơ gợi được sự dằn sốc, rung giật trên đường xe chạy.

Và không chỉ mất kính, có những chiếc xe còn thương tật nhiều hơn:


Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.

Lời thơ quả thật giống lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lính thời ấy. Họ thản


nhiên lí giải thương thật của những chiếc xe mà mình lái. Chắc rằng, ai cầm lái
cũng mong xe đẹp, máy tốt. Nhưng đây là chiến trường khốc liệt, máy xe còn chạy
được là mình còn lái; lí tưởng đã đẹp thì đâu cần phương tiện đẹp!

Hình ảnh những chiếc xe tải bị bom đạn làm hư hỏng vốn rất quen thuộc, vậy mà
qua ngòi bút tài hoa của mình. Phạm Tiến Duật đã biến chúng thành hình ảnh thơ
độc đáo. Nó trở thành biểu trưng cho sự khốc liệt của cuộc chiến và lòng dũng
cảm, bất chấp hiểm nguy của tuổi trẻ thời chống Mĩ.

Hình tượng những chiến sĩ lái xe:
Trước mắt chúng ta hiện lên tư thế ung dung, hiên ngang của người lính đang ngồi
trong buồng lái:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

Họ “nhìn thẳng” vào gian khô, “nhìn thẳng” vào hi sinh, không hề run sợ, không hề
né tránh. Vì vậy không kính chắn gió, chắn bụi nên người lái xe cảm thấy:

Nhìn gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.


Rõ ràng người chiến sĩ lái xe rất lãng mạn và yêu đời. Họ như được tiếp xúc trực
tiếp với cảnh vật chứ không phải bị cảnh vật tác động. Thế nhưng, từ “mắt đắng”
đã nó rất rõ những cực nhọc khi lái những chiếc xe “không kính” như thế. Phải là
người sống trong cuộc chiến với những trải nghiệm chân thật Phạm Tiến Duật mới
viết được những câu thơ sống động. “Thấy con đường chạy thẳng vào tim” vì
chính tình yêu nước là nguồn năng lượng giúp người chiến sĩ lái được những chiếc
xe ấy ra trận.


Những chàng lính trẻ ấy bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy dường như những gian
khổ, hiểm nguy của chiến tranh không làm ảnh hưởng mảy may đến tinh thần của
họ. Họ là những chàng trai sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, cách ăn nói bỗ bã, ngang
tàng của lính tráng được Phạm Tiến Duật đưa vào thơ rất đáng yêu: ừ thì có bụi, ừ
thì ướt áo, cười ha ha,…

Những chàng lính trẻ ấy gắn bó với nhau bằng tình đồng đội, đồng chí:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

“Đường đi tới” tức là con đường chi viện miền Nam, con đường giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Vì nhiệm vụ ấy mà học chấp nhận mọi thử thách, vượt
mọi gian nguy. Họ càng đẹp hơn ở tinh thần lạc quan, tin tưởng: “Lại đi lại đi trời
xanh thêm”. Câu thơ nhẹ nhàng bay bổng lạ thường. Bầu trời xanh hay chính là
niềm tin của họ về một ngày mai thanh bình, tươi sáng.

Câu kết bài thơ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” đã khẳng định mạnh mẽ sức
mạnh tinh thần của con người trong cuộc chiến tranh. Trái tim hướng về đồng bào


miền Nam ruột thịt đã hun đúc nên tinh thần bất khuất quyết thắng của quân đội ta.
Trái tim ấy thể hiện một tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đem lại cho thơ thời chống Mĩ một giọng điệu thơ rất
mới mẻ, độc đáo: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng mà sâu lắng. Nhà thơ đã lấy
cảm hứng từ chất thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác chất đẹp, chất thơ
trong cái bình dị, bình thường.


Kết bài:
Bài thơ làm sống mãi hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường
Trường Sơn và làm sống lại không khí ra trận của cả dân tộc ta thời chống Mĩ.



×