Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Soạn văn bài sau phút chia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.13 KB, 2 trang )

Soạn văn bài Sau phút chia li
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 17/08/2017

Đoạn trích Sau phút chia li cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra
trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa
đôi. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi.
Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Hoàn cảnh sáng tác: Chinh phụ ngâm khúc được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần
Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong
kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục
ruỗng, nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li
nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất
tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ
thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm
rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của
bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ
thuật của nguyên tác.



Nội dung Chinh phụ ngâm khúc phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi
nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con
người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.



Đoạn trích Sau phút chia li bằng ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp


ngữ rất tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa


chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao
hạnh phúc lứa đôi.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở
chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần
trong một khổ thơ.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2: (Trang 92- SGK Ngữ văn 7) Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả
như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây
biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào?
Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2
địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên
như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn
dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 5: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và
nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 6: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo,
về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
=> Xem hướng dẫn giải
Luyện tập: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:

a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh
b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
=> Xem hướng dẫn giải



×