Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Chuyên đề: giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.67 KB, 32 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến cấp
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác

Chức vụ

Trình độ Tỷ lệ (%)
chuyên đóng góp
môn
vào việc
tạo ra sáng
kiến

1
2
3
4
5

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“ Giải pháp sử dụng di sản văn hóa địa


phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông”
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học THPT
II . Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm
Các năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
bước đầu thu được những kết quả nhất định. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong đó có hình thức sử dụng di sản văn hóa địa phương vào việc
giảng dạy ở các trường phổ thông
Tuy nhiên hình thức này chủ yếu được áp dụng với các bộ môn như lịch sử, địa lí,văn học, âm
nhạc……với bộ môn hóa học khi nhắc đến không ít thầy cô tỏ ra e dè,mông lung hoặc coi
nhiệm vụ dạy học gắn với di sản không phải là nhiệm vụ của bộ môn hóa học. Do đó số giáo
viên chủ động tìm hiểu về hình thức dạy học theo di sản vẫn còn quá khiêm tốn. Không ít giáo
viên vẫn không chịu “dứt bỏ” lối mòn của phương pháp cũ, bài học trên lớp và nhịp thở cuộc
sống bên ngoài vẫn còn một khoảng cách xa vời, một số giáo viên thụ động trong việc nghiên
cứu, thiết kế nội dung và chưa chủ động việc sưu tầm tư liệu, tranh, ảnh hay kế hoạch cho HS
đi trải nghiệm tại các di sản ở địa phương.
Bên cạnh đó,cũng có một số ít giáo viên có ý thức sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến
các nội dung có gắn với các di sản địa phương. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính
chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chỉ nêu được bản
chất về kiến thức hóa học hàn lâm mà chưa làm toát lên những giá trị văn hóa, lịch sử của
những di sản nói trên.
Ưu điểm:
+ Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp cũ có tính hệ
thống, tính logic cao.
+ Thời gian chuẩn bị và xây dựng cho tiết dạy cũng không cần công phu.
Nhược điểm
+ Do học sinh không hứng thú nên kiến thức có được cũng dễ bị lãng quên.
+ Không phát triển và hình thành năng lực cần thiết cho học sinh do đó giáo dục không đáp
ứng được yêu cầu năng lực của xã hội hiện đại.



+ Không phát huy được khả năng của mỗi cá nhân trong tập thể lớp.
+ Kỹ năng ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
- Những tồn tại cần khắc phục:
Ninh Bình là 1 địa phương có rất nhiều di sản văn hóa không chỉ cấp địa phương
(huyện, tỉnh) , cấp nhà nước mà còn có cả di sản văn hóa thế giới như Tràng An , Tuy nhiên,
nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn và nhà trường không có hoặc còn ít hoặc
thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy bộ môn như bản đồ, ảnh tư liệu, băng hình tư liệu... nên
khi dạy đến các tiết học này, nếu giáo viên không chủ động tìm hiểu sưu tầm thì gần như học
sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương
mình; Mặt khác, bản thân giáo viên không phải ai cũng có hiểu biết tường tận về các hình thức
dạy học mới nên việc dạy học gắn với di sản có khi còn bị xem nhẹ, hoặc coi như nội dung học
sinh tự tìm hiểu thêm ngoài giờ học. Cần phải có 1 cách hiểu sâu sắc về ý nghĩa của việc dạy
học gắn với di sản tại địa phương.
2.Giải pháp mới cải tiến:
Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp
mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Tuy
nhiên, việc đưa di sản văn hóa vào dạy học môn Hóa học là một giải pháp hoàn toàn mới mà
trước đó chưa từng được đặt ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục
địa phương nói riêng và dạy học môn Hóa học nói chung.
Di sản văn hoá Ninh Bình, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang
được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt. Để giúp học sinh có
những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các
di sản, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá
hình thức tổ chức dạy học. Bản thân chúng tôi là những giáo viên dạy môn Hóa học rất quan
tâm đến vấn đề này; vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “ Giải pháp sử dụng di
sản văn hóa địa phương trong giảng dạy môn Hóa học ở trường phổ thông”.
+ Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa danh thắng Tràng An, đền Dâu, đền Quán cháo
vào chương ‘Kim loại kiềm thổ và hợp chất’ –SGK hóa học 12
+ Hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa, báo cáo kết quả

thông qua tổ chức ngoại khóa (cuộc thi giữa các đội chơi).
-Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Di sản văn hóa dù dưới dạng di sản phi vật thể hay vật thể đều có thể sử dụng trong quá
trình dạy học, giáo dục dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất
liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học
sinh hấp dẫn hơn, học sinh hứng thứ học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Dạy học gắn với di sản giúp hình thành và phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh
như:
+Kỹ năng giao tiếp
+Kỹ năng lắng nghe tích cực
+Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
+Kỹ năng hợp tác

+Kỹ năng tư duy phê phán
+Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
+Kỹ năng đặt mục tiêu
+Kỹ năng quản lý thời gian:


+Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý :
Khi làm việc với/ tại nơi có di sản, GV và HS phải gia tăng cường độ làm việc. GV không
thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập
thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về di sản, để tìm cách trình bày
lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Đôi khi HS có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm
những hiện vật, bài viết giới thiệu về di sản do các em thu thập được. Môi trường làm việc thay
đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập
thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc

thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các
em cảm thấy bài học gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng
học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm
yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm
đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ
ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước.
Có thể nhận thấy rõ nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ thường làm
thông qua bảng so sánh dưới đây:
Nội dung
Giải pháp cũ thường làm
Giải pháp mới cải tiến
- Giáo viên không sử dụng hoặc - Giáo viên chủ động, linh hoạt trong
đưa quá nhiều nguồn tư liệu (di việc chọn lọc và khai thácmột sốdi
Ưu điểm
sản), không chọn lọc, phân loại sản quan trọng vào trong bài dạy.
được nguồn tư liệu (di sản).
- Kiến thức học sinh tiếp cận - Học sinh tiếp cận khối lượng kiến
nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém thức phong phú, dễ hiểu vì được gắn
Kiến thức
sinh động, hấp dẫn.
liền với thực tiễn sinh động.
- Không thực hiện được.
Kĩ năng

Phát triển
Thái độ

- Học sinh được phát triển kĩ năng học
tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt

được giáo dục kỹ năng sống và bản
lĩnh với cuộc sống thực tại.
- Không thực hiện được.
- Học sinh được phát triển trí tuệ và
nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn
diện.
- HS ít hứng thú hơn với bài học, - Học sinh say mê, hứng thú học tập;
xem nhẹ hoặc không yêu thích từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối
môn hóa học.
với môn hóa học.

III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
Dạy học gắn với di sản giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sâu sắc,
nhớ kỹ, hiểu lâu thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần vận dụng kiến thức trong
việc giải quyết các tình huống, hiện tượng thực tế trong các đề thi THPTQG hiện nay. Do vậy
khả năng đỗ vào các trường đại học cao đẳng ngay năm thi đầu tiên cao hơn , tiết kiệm được
thời gian và tiền của so với những học sinh phải thi nhiều lần. Ngoài ra khi học gắn với di sản
văn hóa, học sinh có ý thức quảng bá du lịch, giới thiệu về các di sản văn hóa và những địa
danh du lịch nổi tiếng của nước nhà cho bạn bè trong nước và thế giới thông qua các phương
tiện đại chúng, mạng xã hội như facebook, zalo... nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu
nhập quan trọng cho kinh tế nước nhà thông qua du lịch.


2. Hiệu quả xã hội:
Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn, phương
thức sử dụng di sản giúp cho học sinh hứng thú với hình thức học tập ngoài thực địa qua đó làm
giảm áp lực trong các giờ học lý thuyết căng thẳng, trừu tượng trên lớp. Học tập gắn với di sản

địa phương còn hình thành ở các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây
dựng nền kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha. Từ đó các em có ý thức
trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của địa phương,góp phần phát
triển ngành du lịch Việt Nam.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Điều kiện áp dụng:
Tổ chức chuyên đề ngoại khóa : cần không gian lớn và số học sinh nhiều
- Cần nhiều thời gian: Giáo viên và học sinh phải có thời gian lên kế hoạch , lựa chọn di sản,
thăm quan, trải nghiệm thu thập thông tin, xử lý các thông tin về di sản nên thời gian cần nhiều
hơn so với việc dạy học thông thường .
- Chuẩn bị công phu: giáo viên cần chuẩn công phu về từng bước dạy học gắn với di sản, liên
hệ với cán bộ văn hóa tại nơi có di sản, hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, thăm quan di sản, tổ
chức cho học sinh báo cáo về kết quả thu được.
2. Khả năng áp dụng:
Nội dung phù hợp: Sử dụng di sản văn hóa địa phương trong giảng dạy được Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định đối với các trường trung học. Tuy nhiên đối với các môn khoa học tự
nhiên dạy học gắn với di sản văn hóa địa phương được thực hiện không hề dễ, chỉ có một số
nội dung có thể áp dụng được. Sáng kiến trên đây có thể áp dụng lồng ghép trong việc giảng
dạy môn Lịch Sử, Địa lý. Ngoài ra, còn là nguồn tư liệu để quảng bá du lịch Việt Nam, tạo điều
kiện phát triển du lịch Việt Nam.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thong tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
CƠ SỞ

Tam Điệp, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thành Chung
Phạm Thị Thanh Tuyền
Hoàng Thị Thực

Nguyễn Quốc Việt
Phạm Thị Nhài

toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


PHỤ LỤC 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
a. Khái niệm, đặc điểm và phân loại di sản văn hóa
* Khái niệm về di sản văn hóa:
Di sản văn hoá: Bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể ( bao gồm di sản
văn hóa nhân tạo và thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,văn hoá, khoa
học, đc lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
* Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sang tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân
tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sang tạo từ nhiều thế
hệ cho tới nay . Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại . Di sản văn
hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sang tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các
nền văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn háo bản địa lâu đời của các dân tộc Việt
Nam
* Phân loại di sản văn hóa Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam được chía thành 2 loại : .Di sản văn hóa phi vật thể và di
sản văn hóa vật thể
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về

trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa
học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu
của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
PHẦN II: SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

a, Những yêu cầu về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông
- Nguyên tắc chung:Trong quá trình thực hiện, cần:
Đảm bảo tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học;
Đảm bảo tính chính xác đối với các nội dung của di sản văn hóa;
Đảm bảo tính khả thi trong đáp ứng yêu cầu phân phối chương trình của


môn học.
Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo

Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm
b, Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông:
+ Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong
chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa).
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có
chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác

các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các
hoạt động giáo dục tại di tích.
+ Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;
Dạy học tại nơi có di sản văn hóa;
Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;
Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…
+. Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa.
c, Vai trò của di sản: Di sản la một nguồn nhận thức , một phương tiện trực quan quý giá trong
dạy học nói riêng, giáo dục nói chung . Vì vậy việc sử dụng di sản trong việc dạy học có ý
nghĩa toàn diện :
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh :
Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục góp phần nâng cao tính trực quan
giúp người học mở rộng kahr năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng lien quan đến bài học tồn
tại trong di sản . Tiếp cận với di sản học sinh sử dụng thông tin tín hiệu thứ nhất ( sử dụng các
giác quan: mắt – nhìn; tai- nghe; mũi – ngửi, tay- sờ...) để nghe được, thấy được, cảm nhận
được và qua đó tiếp thu những kiến thức cần thiết từ di sản. Ngoài ra các gía tri có trong di sản
còn được giáo viên khai thác bằng cách đặt câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho học
sinh tìm hiểu chúng, qua đó di sản được sử dụng như một phương tiện điều khiển quá trình
nhận thức của học sinh . Những gợi ý đó giúp cho quá trình thăm quan, trải nghiệm trở nên ý
nghĩa hơn, bài học sống động hơn, lý thú hơn.
+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức:
Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng học
tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết
trong quá trình tiếp cạn với di sản ; kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các
hiện tượng , sự vật có trong di sản văn hóa
+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh:
Hứng thú nhận thức là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả
của quá trình học tập . Trong quá trình tiếp cận di sản văn hóa dưới sự hướng dẫn của giáo viên,

các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu . Những điều
tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với
chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn trở nên tích cực phấn đấu tiếp nhận
kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi than thiện, bảo vệ di sản văn háo tốt hơn
+Phát triển trí tuệ của học sinh :
Trong quá trình học tập trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt
khác nhau của hoạt động tư duy , nhờ việc tạo ra những hoạt động thuận lợi cho sự phát triển
khác nhau của hoạt động tâm lý : tri giác, biểu tượng, trí nhớ ..... cho học sinh tiếp cận di sản
đúng mục đích , đúng lúc với những phương pahps dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh phát triển


khả năng quan sát, thu thập thông tin và xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh
qua đó phát triển trí tuệ cho các em
+Giáo dục nhân cách cho học sinh:
Di sản văn hóa là một trong những phươngtiện dạy học sống động , đa dạng nhất. Ẩn
chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu truyền từ thế hệ này đến
thế hệ khác nên có tác động đến tình cảm tư tưởng , đạo đức, tới việc hình thành nhân cách cho
học sinh
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh :
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quá, học sinh. Dạy học gắn với di sản giúp
hình thành và phát triển một số kỹ năng sống như:
+Kỹ năng giao tiếp:
Làm việc với di sản học sinh có được môi trường giao tiếp cởi mở không chỉ trong
phạm vi lớp học , đôi khi cả với người nước ngoài. Giáo viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp
cũng chính là góp phần phát triển kỹ năng sống cho các em
+Kỹ năng lắng nghe tích cực:
Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trugn chú ý và thể hiện sự
quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác , cho biết ý kiến pahnr hồi mà
không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Giáo viên luuw ý cho
học sinh lắng nghe về người giwois thiệu di sản, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu sâu về di sản cũng

chính là hướng dẫn các em phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực
+Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng:
Cho học sinh tiếp cận di sản, giáo viên lưu ý học sinh tìm hiểu sự vật hiện tượng liên
quan tới di sản một cách chi tiết, cụ thể và tạo điều kiện để học sinh trình bày được những
thông tin thu được và bộc lộ những suy nghĩ của bản thân
+Kỹ năng hợp tác:
Trong quá trình làm việc học sinh biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc có
hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao
+Kỹ năng tư duy phê phán:
Khi thu thập những thông tin về di sản, học sinh lí giải các thông tin đó , đặc biệt là các
thông tin trái chiều , xác định bản chất vấn đề , tình huống, sự vật, hiện tượng, đưa ra những
nhận định về mặt tích cực, hạn chế . Điều đó góp phần phát triển kỹ năng tư duy phê phán
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm :Việc GV giao nhiệm vụ rõ ràng, HS tiếp nhận nhiệm
vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt
tình và có kết quả. Quá trình đó giúp cho kỹ năng đảm nhận trách nhiệm của HS được rèn
luyện.
+ Kỹ năng đặt mục tiêu:
Ở từng hoạt động cụ thể, học sinh p biết mình phải làm gì sau khi làm việc với di sản, từ
đó có kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra
+ Kỹ năng quản lý thời gian:Các buổi dạy học với di sản bao giờ cũng bị giới hạn bởi
thời gian, dù có vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, nghĩa là HS có vài ngày, đôi khi vài
tuần để chuẩn bị, song thời gian vật chất dành cho việc này thực ra rất hạn chế. Điều đó đòi hỏi
HS phải biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủ đúng kế hoạch đã định mới có thể thực
hiện đầy đủ các công việc và cuối cùng có sản phẩm theo dự kiến. Nếu biết tuần tự thực hiện các
bước trong cả quá trình, HS sẽ tránh được căng thẳng do áp lực công việc gây nên. Quản lí thời gian
tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm.
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin :


Học sinh biết cách thu thập thông tin, chuẩn bị những dụng cụ để tìm kiếm thông tin,

biết cách sắp xếp các thông tin thu thập được, từ đó tổng hợp, so sánh, đối chiếu lý giải các
thông tin thu thập được
d,Các bước xây dựng kế hoạch dạy họcgắn với di sản
Bước 1 : Lập danh mục di sản văn hóa tại địa phương
Để có được danh mục đầy đủ nhất, giáo viên cần:
- Hiểu được khái niệm và biết cách nhận diện di sản văn hóa;
- Điều tra thông tin về các loại hình di sản văn hóa đang tồn tại ở địa phương, thông qua:
• Tham khảo danh mục kiểm kê di sản văn hóa của Phòng Văn hóa và Thông tin quận,
huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố
• Thu thập thông tin từ cộng đồng, đặc biệt là từ già làng, trưởng bản, trưởng thôn hay
những người cao tuổi khác, v.v. thông qua phỏng vấn;
• Tra cứu thông tin qua tư liệu sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, v.v. về di
sản văn hóa tại thư viện nhà trường, thư viện huyện, thư viện tỉnh, thư viện quốc gia, v.v;
• Tra cứu thông tin trên Internet.
- Lập danh mục di sản văn hóa của địa phương hoặc nhóm dân tộc và mô tả tóm tắt về các di
sản đó trong danh mục.
Ở bước này giáo viên cần đảm bảo sự phù hợp của các di sản khai thác sử dụng với nội
dung bài học. Giáo viên cần kiểm tra tính chính xác của thông tin về di sản với sự giúp đỡ của
cán bộ văn hóa, nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa tại địa phương hoặc đối chiếu với các
nguồn thông tin chính thống.
Bước 2 : Tìm ra mối liên kết giữa nội dung bài học với di sản văn hóa của địa phương
Để thực hiện bước này, giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình, sách giáo khoa và nội dung các di
sản văn hóa tại danh mục đã lập ở Bước 1;
- Lập bảng danh mục chỉ ra liên kết giữa nội dung bài học và di sản văn hóa;
- Trên cơ sở bảng tổng hợp, chọn một (hoặc nhiều) di sản văn hóa, phù hợp với bài học
để tiến hành thiết kế bài học sử dụng các di sản đó.
Bước 3: Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa
1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản văn hóa đã lựa chọn:
Trước khi tổ chức nghiên cứu tại thực địa, giáo viên

- Nghiên cứu mọi tư liệu đã có liên quan đến di sản văn hóa đã được lựa chọn;
- Xác định các thông tin, tư liệu cần bổ sung để xây dựng nội dung bài học;
- Chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn tại thực địa về nội dung di sản văn hóa cần bổ sung;
- Dự kiến các hoạt động học tập hoặc thí nghiệm, thực hành có sử dụng di sản văn hóa
2. Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học
Trên cơ sở các di sản đã được xác định ở Bước 2, giáo viên xây dựng kế hoạch bài học hay tổ
chức chương trình ngoại khóa. Nếu là tiết học thì chú ý thiết kế các hoạt động học tập cho học
sinh, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Nếu là chương trình ngoại
khóa thì có thể tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa các đội chơi
3. Nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế
Giáo viên tổ chức cùng học sinh nghiên cứu thực tế, khảo sát tại nơi có di sản. Việc tổ chức
nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế không nên quá dài và nên chia thành 2 đợt, mỗi đợt
khoảng 1-2 ngày:
- Đợt 1: Tiến hành thu thập thông tin tại nơi có di sản thông qua cách thức phỏng vấn, ghi âm,
chụp ảnh, quay phim, v.v. và kiểm chứng tính phù hợp của di sản với nội dung bài học. Kiểm
chứng hoạt động học đã gợi ý có phù hợp với yêu cầu nội dung và thời lượng bài học hay
không. Xác định hình thức tổ chức dạy học: trên lớp hoặc tại di sản (Bài học tại thực địa)...
Nghiên cứu khả năng mời người nắm giữ, thực hành di sản tại địa phương tham gia vào hoạt


động dạy học.Trong dđợt 1 GV nên vận dụng đánh giá quá trình, sử dụng phương pháp đánh
giá bằng quan sát trực tiếp của mình đối với các họat động của các em trong suốt quá trình HS
học tập với di sản.
Để quan sát và đánh giá được mức độ đạt kết quả làm việc với di sản của HS, GV cần:
+ Xác định mục tiêu đánh giá, địa điểm, thời gian và đối tượng quan sát;
+ Xây dựng phiếu kiểm hoặc bảng tiêu chí quan sát, thang xếp hạng;
+ Căn cứ vào phiếu kiểm hoặc bảng các tiêu chí để ghi kết quả quan sát
- Đợt 2: Bổ sung tư liệu còn thiếu sau khi chỉnh sửa lại kế hoạch bài học. Chuẩn bị hiện vật,
phương tiện, đồ dùng phục vụ cho bài học.
Trong trường hợp không có điều kiện để tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tại thực tế, giáo viên với

sự trợ giúp của cán bộ văn hóa có thể tìm hiểu sâu về di sản thông qua các buổi nói chuyện,
thuyết trình, giảng dạy của các nhà nghiên cứu về từng di sản văn hóa cụ thể hoặc thông qua
các nguồn tư liệu phát hành chính thức và các cơ quan quản lý văn hóa.
4. Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học
Dựa trên các nguồn tư liệu đã thu thập (sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, phỏng
vấn, bài viết của nhà nghiên cứu, v.v.) và tư liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế, giáo viên phối
hợp với chọn lọc phần tư liệu về di sản có giá trị sử dụng hiệu quả nhất để gắn với bài học và
khắc sâu kiến thức về phần này.
5. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt động học tập
Tùy từng môn học, thời gian và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập trước, trong và sau tiết
học sao cho phù hợp.
Bước 4 : Giảng tập dượt, đánh giá và hoàn thiện
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bài học, nếu điều kiện cho phép, giáo viên tổ chức giảng tập
dượt trong tổ bộ môn hoặc sử dụng một tiết học để giảng thử nhằm xác định:
- Tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học;
- Tính khả thi trong việc đáp ứng các yêu cầu trong phân phối chương trình của môn học;
- Tính chính xác của nội dung di sản văn hóa.
Dựa trên những ý kiến đánh giá sau giảng tập dượt, giáo viên cần thống nhất để điều chỉnh tiến
trình bài học, các hoạt động, tư liệu hình ảnh và lời giảng của giáo viên cho phù hợp và hoàn
thiện kế hoạch, thiết kế bài học. Bổ sung thêm tư liệu, phương tiện phục vụ cho bài học (nếu
cần).
Bước 5 :Tiến hành giảng dạy bài học sử dụng di sản văn hóa
Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế cần đưa bài học vào kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong
học kỳ hoặc năm học, Ban Giám hiệu, tổ bộ môn cần theo dõi tình hình thực hiện thực tế, đánh
giá và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần). Giáo viên bộ môn tổ chức giảng dạy bài
học trên lớp hoặc tại di sản (tại thực địa) , hoặc tổ chức buổi ngaoij kháo theo kế hoạch và thiết
kế bài học đã xây dựng (Chú ý đến công tác chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi điều kiện để việc tổ
chức dạy học diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và hiệu quả). Các cơ quan quản lý giáo dục tại địa
phương cần phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về di sản văn hóa thường xuyên tổ chức

dự giờ kiểm tra và đánh giá về chất lượng, hiệu quả triển khai sử dụng di sản văn hóa phi vật
thể trong dạy học; đồng thời đưa ra góp ý, bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng và những chính sách hỗ trợ cho giáo viên.


PHẦN III: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BÀI HỌC

- Di sản văn hóa vật thể: Đền dâu thuộc địa phận phường Nam Sơn –TP Tam Điệp –
Ninh Bình, đền Quán Cháo thuộc địa phận phường Tây Sơn –TP Tam Điệp –Ninh Bình đã
được công nhận là di sản vật thể cấp tỉnh, đặc biệt khu danh thắng Tràng An là di sản thiên
nhiên hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam trên thế giới
- Trường THPT Ngô Thì Nhậm thuộc thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình. Đối tượng học sinh của trường THPT Ngô Thì Nhậm bao gồm nhiều học sinh có hộ
khẩu thường trú tại các phường trên địa bàn thành phố, trong đó có rất nhiều gia đình học sinh
ở gần đền dâu, quán cháo.
Học sinh ở tất cả các lớp đều có khả năng thu thập, tìm kiếm tư liệu (tư liệu hóa học,
tranh ảnh) thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm ở di sản gần khu vực nơi cư trú.
- Về phương tiện dạy học: nhà trường đã tiến hành tổ chức cho học sinh khối 12 cùng
với giáo viên nhóm Hóa học đi học tập trải nghiệm tại di sản văn hóa danh thắng Tràng An, đề
Dâu, đền Quán cháo.
-Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay nhằm đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, trong đó coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, năng
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội là một hoạt động có ý nghĩa quan
trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay.
-Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp
học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn.
*Các bước tiến hành dạy học gắn với di sản địa phương cho Kim loại kiềm thổ và hợp

chất
- Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án chi tiết, tỉ mỉ dựa trên các
tài liệu Hướng dẫn dạy học môn hóa học, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình., tài liệu
dạy học gắn với di sản..
- Bước 2: Lập bảng hệ thống các nội dung sử dụng di sản.
- Bước 3: Liên hệ với một số hộ gia đình thuộc ở gần di sản đền dâu, quán cháo, , ban
quản lí di sản, thuê xe, hướng dẫn viên, đi tiền trạm…
- Bước 4: Trên cơ sở lựa chọn, khoanh vùng những Hs cư trú gần địa điểm di sản, giáo
viên phân công học sinh tìm hiểu, sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu có liên quan.
- Bước 5: Thiết kế chương trình ngoại khóa, hoàn thiện hồ sơ dạy học hoàn chỉnh dựa
trên kết quả đã thu thập được và xử lý hợp lý các nguồn thông tin tư liệu.
- Bước 6: Giáo viên và học sinh cùng tiến hành trải nghiệm tại di sản.
- Bước 7: Tổ chức các hoạt động về nhà của học sinh: Chia HS thành các nhóm giao bài
tập về nhà Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ và hành động) của học sinh về di sản và chuẩn bị tập
luyện cho phần thi của 3 đội


PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH CHI TIẾT
1.Kế hoạch chuẩn bị cho tổ chức ngoại khóa
STT

Thời gian

1

5/2

2


3/3

3

5/3-31/3

4

25/3

5

26/331/3

6
7
8

Trong
tháng 3
1/4
2-14/4
9-14/4

9
10

9-15/4

Nội

dung Người
công việc
hiện

Tổ chức đi tham quan học tập
tại di sản
Hoàn thành nội dung chuyên
đề
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Biên tập tài liệu nội dung
chuyên đề
Tổ chức thực hiện chuyên đề

thực Bộ phận phối Lãnh
đạo
hợp
phụ trách

Nhóm hóa học,
HS khối 12
Tổ Lí –HóaSinh - CN
Đ/c Nhài
Đ/c Thực
Đ/c Việt
Đ/c Tuyền

Nhóm hóa học, SVTT
HS các đội thi

Sơ duyệt phần thi chào hỏi, Nhóm Hóa học,
Đ/c Tuân,
báo cáo trải nghiệm tại trường
HS các đội thi
SVTT
Liên hệ với phòng Văn hóa
mượn hội trường, cơ sở vật
chất…
Chuẩn bị máy chiếu, máy tính,
chuông, đèn, bục, biển hiệu…
Sơ duyệt phần thi năng khiếu
tại trường
Văn nghệ ( 2 tiết mục)

Đ/c
Nguyễn
Chung

BGH

Nhóm hóa học,
HS các đội thi

Đ/c Tuân,
Đoàn TN
Đ/c Tuân
SVTT

Đ/c Thoa


Đoàn TN

Chuẩn bị tài liệu, chế độ, hoa
quả, nước uống..

Đ/c Nhài

tổ Văn
phòng

Tổng duyệt chương trình, chạy
sân khấu.

Nhóm Hoá,
HS các đội thi

Tổ Lí –HóaSinh – CN

Đ/c Việt

Đ/c Đinh
Hiền
Đ/c
Đ. Hiền


SVTT
St
t
1


2

2. Tổ chức chuyên đề:
Thời gian: Từ 14h 00 ngày 16/4/2018
Địa điểm: Nhà văn hóa TP Tam Điệp
Thời gian

13h-13h30

13h.15phút

3

13h.30phút

Nội dung công việc

Người thực
hiện

Phụ trách sân khấu,
kiểm tra âm li, loa đài, lắp
Đ/c Việt, Tuân
đặt máy chiếu, chuông
đèn…
Tập trung học sinh khối 12
Đ/c Hưng,
Đón tiếp khách


Đ/c Hồng + tổ
Lí- Hóa- SinhCN

4

14h

Điều hành chương trình

5

14h.15
-16h.30

Thực hiện nội dung chuyên
đề

Đ/c Tuyền
HS Tường
12D

Giám khảo

Đ/c Việt(TB),
Huệ, P. Loan,
Thanh

6

Bộ phận phối

hợp

Lãnh đạo
phụ trách

Cán bộ phụ
trách của phòng
Văn hóa TP

Đ/c Đ. Hiền

GVCN, SVTT
Tổ Văn phòng,
SVTT
Đ/c Thực, Nhài
Tổ Lí –HóaSinh, SVTT

Đ/c N.
Chung

3. Nội dung
-Khối lớp 12 gồm có 6 lớp, tổng số học sinh là 214 em.
-Tổ chức cho học sinh đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm: Khu du lịch sinh thái Tràng
An (Hoa Lư), và 2: di tích lịch sử Đền Dâu, Quán Cháo (Tam Điệp), cơ sở sản xuất thạch cao
- Hình thức báo cáo chuyên đề: Sân khấu hóa
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả trải nghiệm tại di sản với 3 đội thi, mỗi đội thi gồm 6
em, cử 1 học sinh làm đội trưởng (Mỗi đội lấy 1 học sinh ở 1 lớp )
Mỗi đội sẽ trải qua 4 phần thi chính thức:
a. Phần thi khởi động
- Thời gian : 15 phút

- Nội dung: Giới thiệu đội chơi.
Mỗi đội có tối đa 5 phút để giới thiệu về đội mình
+ Đội 1: Tràng An
+ Đội 2: Đá vôi
+ Đội 3: Thạch cao
Điểm tối đa cho phần này là 30 điểm
b. Phần thi vượt chướng ngại vật
– Thời gian : 15 phút
- Nội dung: Ba đội chơi sẽ tham gia trả lời 9 câu hỏi tương ứng với 9 bức tranh nhỏ.
-Nội dung câu hỏi: Chủ đề về “Kim loại kiềm thổ và hợp chất”.
Lần lượt các đội được chọn ô câu hỏi, quyền trả lời thuộc về đội có tín hiệu


trả lời sớm nhất, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị mất điểm và không
được trả lời lại. Ngoài việc trả lời được đúng các đáp án ,các đội chơi phải giải thích
được bản chất hóa học của câu hỏi khi MC yêu cầu.
Các đội có quyền trả lời chủ đề của bức tranh bất cứ lúc nào, trả lời đúng sẽ nhận
được 30 điểm, trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.
Nếu các bức tranh nhỏ đã mở ra hết thì các đội chơi có 15s suy nghĩ trả lời chủ đề
của bức tranh.
c. Phần thi tăng tốc
- Thời gian: 30 phút,
- Nội dung: Báo cáo kết quả trải nghiệm di sản, mỗi đội có tối đa 10 phút
Đội 1: Sự hình thành núi đá vôi, thạch nhũ trong các hang động ở Tràng An và ý
nghĩa của di sản
Đội 2: Ứng dụng của canxicacbonat trong di sản địa phương
Đội 3: Ứng dụng của canxi sunfat và sản xuất thạch cao
Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm
d. Phần chơi “Giao lưu với khán giả” cho học sinh khối 12
– Thời gian: 10 phút

- Nội dung:MC nêu câu hỏi vui và mời 4 khán giả lên thực hành thí nghiệm kiểm
chứng. Có phần quà giành cho khán giả trả lời đúng câu hỏi.
e. Phần thi:Về đích.
- Thời gian: 30 phút
-Nội dung: Các đội sẽ thể hiện phần thi năng khiếu
Mỗi đội có thời gian tối đa là 10 phút để thể hiện tài năng của mình như hát, múa, ngâm
thơ, diễn kịch, kể chuyện……
Yêu cầu nội dung có lồng ghép kiến thức hóa học và các vấn đề di sản ở địa phương
Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm
Đội 1: Kịch Tấm cám chảy hội tràng an
Đội 2: Giới thiệu Tràng An bằng tiếng anh
Đội 3: Vẽ phong cảnh Tràng An
g. Phần trình diễn thời trang
Mỗi lớp 12 làm 1 sản phẩm với chủ đề : nét đẹp hồi sinh.
Nguyên liệu: sử dụng tái chế các nguồn nguyên liệu như giấy, túi bóng, nhựa…..


PH LC 3
KT QU THC HIN
* Phn thi khi ng
I I: Kch lý trng- m p

Lý Trởng: Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng cu
Mùa thu nối tiếp mùa thu
Thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời
hay, sao ang ngõm th m li ti ca nh con p th nh (ngú nghiờng)
ngiõu, sao cửa giả lại mở toang hoác thế này?
(tiếng chó sủa, tiếng quát chó của LT)
Mẹ Đốp:thằng nào sớng tên bà ngoài đấy thế hả?

Lý Trởng: tao đây chứ ai (dùng gậy đánh MĐ)
Mẹ Đốp:Mày ,ối ối, thấy Lý a. thầy bớt nóng, em lại cứ tởng thằng nào.đến
tán tỉnh em chứ (..)
Lý trởng: mày tởng my là ai, Tây Thi chắc. Trông nh thị nở đội mồ sống
dậy ý. Mà công nhận nom mẹ đốp dạo này cũng phổng phao gớm nhỉ
Mẹ Đốp : Dạ, nhờ hồng phúc của thầy mà con mới đợc nh vậy đấy a
Lý trởng: Láo, con này bố láo, Sao lại nhờ tao?
Mẹ Đốp: Dạ, mỗi ngày thầy ghé qua thăm con 5 lần 7 lợt. Thử hỏi con ko
khỏe sao đợc a


Lý trởng: uh, mày nói cũng phải. Đã đẹp ngời lại còn sáng dạ. Lại đây cho
thầy ..1 cái naò(dùng cán ô kéo MĐ, bị MĐ đẩy cho ngã)
ừ hừm, (chỉnh lại quần áo)thế này Đốp, thầy là thầy qua đây có việc làng
việc xã.Nhân tiện hỏi thăm xem mày cú vic gỡ cn ụng khụng?.
Thế cái thằng Mõ nhà mày nó đi đâu rồi hả?
Mẹ Đốp: Dạ, đôi ơn thầy Lý, nhà con mới sáng nay đã bị cụ lớn gọi đi rồi ạ
Lý trơng: (xem xét khắp nhà) thế mẹ mày ở nhà có một mình thôi a? hí

Mẹ Đốp: Dạ
Lý trởng: c th thỡ cũn gỡ bng
M p: m ụng i ụng cú bit ci gỡ v húa hc khụng?
Lý Trởng: cỏi gỡ ụng ch bit, th my cú bit etylic cng vi mc tn ra cỏi gỡ khụng?
M p: etylic, mc tn. m mc tn l gỡ h ụng?
Lý Trởng: con ny, my ngu lm, th mc l gỡ?
M: mc l cõy
Lý Trởng: Th tn l gỡ?
M p: tn l cũn
Lý Trởng: vy mc tn l?...
M p: l cõy cũn,l con cyhớ hớ hớ, thy c hay ựa con

Th etylic cng vi mc tn ra cỏi gỡ h ụng?
Lý Trởng: vnh tai lờn m nghe ụng núi ny
Etylic cng vi mc tn s ra cht gõy hung hng v lm m t cỏch, nu nng quỏ cao s
to thnh phenol my hiu cha
M p: ụi thy lý gii quỏ, vic gỡ cỳng bit, th m bn nú c ụng thi l thy thi 10 nm
cha tụt nghip b tỳc
Lý Trởng: c no? a no dỏm xuyờn tc ụng nh theses, ụng l ụng..
M p: ụng i,( Thp thũ cỏi phong bỡ) Con cú qu cho ụng õy.
Lý trng:( mt sỏng lờn) Thụi, ca n lm gỡ ụng khụng nhn õu, my mang v i (Tay võn
vờ)
Lý trng: i quanh khỏn gi núi nh: n da b ri
Quay vo: Thụi ụng c nhn i m
Lý trng( nhn phong bỡ ci sung sng): My tht, ụng xin.
Va gi phong bỡ va núi: M b nú! Mi sỏng sm ó cú qu ri.
M phong bỡ xong mt ngc nhiờn, mt tr ra: Cỏi gỡ õy, giy mi i thm di sn ? Th m
my ỳp ỳp m m lm ụng tng b.
M p: ci sung sng.
Lý trng( mt nght ra): Vy mi cỏi gỡ my c to cho ụng nghe xem no?
M p: Cm phong bỡ c to: Lý trng tip ch
Lý trng vi qu xung : Thn xin lnh ch
M p( ci hi hớ): Ngoan lm, ngoan lm
Lý trng( Vi vng ng dy): Quỏt to: Con ny b lỏo, my la c ụng ?
M p: Thỡ ụng cng phi con oai vi i tớ ch, Thụi thụi, ụng con c ụng nghe:
S giỏo dc v o to Ninh Binh t chc cho cỏc em hc sinh lp 12 vo tham quan v hc
tp ti di sn vn húa Trang An, mi ụng i cựng vi cỏc chỏu.
Lý trng: ễng cng c mi c ? Võy bao gi i?
M p: i ngay bõy gi luụn ụng
Lý trng: thỡ i, m i Trang An lm gỡ?
M: D, trng NTN chun b cho chuyờn ngoi khúa mụn húa hc nờn t chc cho cỏc em
HS i tri nghim hc tp ụng



Lý Trëng: chó điên có 1 muà thế mày điên mấy mùa hả đốp?Học cái gì ở đấy? đến đó để
ngắm cảnh thôi chứ? Ngắm cảnh thì ông không đi đâu, kẻo lật thuyền thì bỏ mẹ
Mà ông nghe nói thịt dê ở đó ngon lắm hả đốp?
Mẹ Đốp: Ông chả biết cái gì, Suốt ngày chỉ nghĩ đên ăn với chả ….
Lý Trëng: mẹ bố mày, thế Tràng An có cái gì mà phải học?.mày nói ông nghe xem
MĐ: Con có nói ông cũng chả hiểu, Ông có biết đá vôi là gì không?
Lý Trëng: Đá vôi, thì là đá vôi chứ là gì?
MĐ: Úi xời ơi, thế ông có biết thạch nhũ là gì không?
Lý Trëng: Ờ thì, là 1 loại thạch…mà đã là thạch thì đều ăn được
Mẹ Đốp: Hí hí hí
Lý Trëng: mày có biết là cái gì không mà hỏi ông? Bố láo
Mẹ Đốp: Con thì không biết đã đành, chứ con tưởng ông nhiều chữ, vậy mà….
Bây giờ học tập không giống ngày xưa nữa đâu ông ạ, các em HS bây giờ không những được
nghe, mà còn được đến nhìn, sờ , và cảm nhận nữa ông ạ
Lý Trëng: Thôi, thôi ngay. Cài hình thức học tập này ông chưa nghe thấy bao giờ cả, mày đi
thu xếp đồ đạc cho ông đi, phen này nhất định ông phải xem học tập ở di sản có gì hay không
Ơ con này, còn đứng ngây ra đó làm gì,
Mẹ Đốp: vâng vầng, các em ơi, vào đây rồi cung đi nào
Cả đội vào chào. Đội Trang An rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả thầy cô và
các bạn
ĐỘI II: Hát trên nền nhạc bà tôi

- Cả đội: Hôm nay trường em , cùng đi cùng đi mở hội chuyên đề 16 tháng tư
1 bạn: Này là bạn đó , tôi đây chúng ta gặp mặt
1 bạn: Này là hỏi giao lưu cùng nhau trải nghiệm
Cả đội: Trường ta vui ghê, vui ghê ế ề ế e
Hôm nay trường ta tụ hội, thực hiện chuyên đề Hóa đây
Này là các trường về đây tụ hội, cùng là bao nhiêu các bạn và các cô

Nhớ đội tôi, từng thành viên trông xinh xinh
Nhớ đội tôi bao nhiêu năm rồi và còn lại đến sau này ( đưa tay)
Hôm nay thực hiện chuyên đề chắc sẽ tưng bừng vì chuyên đề thật là quá hay
Này là chào hỏi đông vui, đông vui nhộn nhịp
Này là tìm hiểu, báo cáo(bao cao) báo cáo( bao cao) trải nghiệm
Trường ta vui ghê, vui ghê đúng là rất vui
Hôm nay đội ta cùng đi trải nghiệm, mọi người xin một tràng pháo tay
- Rap:
Giỏi giang năng nổ đội trưởng Kế Hoàng
Siêng năng chăm chỉ là bạn Hoàng Anh
Kiến thức tiếng anh Duy Nam đảm nhiệm
Tình huống tùy biến Minh Đức sẵn sàng


Hùng biện thông minh có ngay Hồng Ngọc
Trịnh Hà xinh đẹp lại còn tài năng
Đi thi lần này quyết giành chiến thắng
- Đến đội tôi, từng thành viên trông vui tươi,
Đến đội tôi bao nhiêu năm rồi và còn lại đến sau này
Hôm nay mình đi thi khởi động chỉ đội Đá mình là nhất thôi
Ơi bạn ơi, nhìn đội tôi hôm nay xinh không, tươi không, vui không
Ơi bạn ơi hôm nay đội tôi phải nhất mới về
- Nói: Đội đá vôi xin kính chào các quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS
thân mến
Với tinh thần giao lưu học hỏi đoàn kết đội đá vôi xin kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn
HS lời chúc sức khỏe hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.Phương châm của đội chúng
em là(băng rôn):
Đoàn kết- đoàn kết- đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công



ĐỘI III: Làm thí nghiệm với đá khô

Chi: hải ơi có nhà không, bọn tớ đến rồi này
Hải: ( trong sân khấu) sao bay giờ các cậu mới đến, vào đi của không khóa đâu
Chi: đang chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 1050 năm nước Đại Cồ Việt nên đường tắc lắm,mãi chúng tớ
mới đi được đấy
Các bạn vào ngồi ghế
Hằng: này các cậu học lý thuyết chưa?
Hải anh: Tối qua tớ đã tranh thủ ôn lại lý thuyết rồi, kali Iot hidro…
Thủy: đọc tiếp…….
Hằng: nhưng lần này mình sợ nhất là phần thí nghiệm đấy, làm sao phải đẹp và độc nhỉ
Hải anh: hải nói đã có ý tưởng để làm thí nghiệm rồi, chắc đang chuẩn bị trong đó. Để tớ gọi
hải ra . Hải ơi, chuẩn bị xong chưa ra đây biểu diễn cho chúng tớ xem nào!!
Chi: sao mà lâu thế, ăn vụng à? (vào ngó)
Hải: Ra đây, ra đây
Hải: nào tớ có ăn vụng, tố định chọn thí nghiệm này, các bạn xem có được không
Hải: ( Cầm viên đá khô trên tay ) theo các bạn trên tay tớ là gì nào.
Chi: nó màu trắng
Hằng: nó đang bốc khói
Thủy: để tớ sờ thử xem
Hải: ấy ấy, cậu không được sờ trực tiếp bằng tay đâu, sẽ bị bỏng đó, tớ đang phải đeo găng tay
đây này
Hải: Bây giờ để trả lời cho câu hỏi vừa này tớ sẽ làm thí nghiệm như sau:
Ở đây tớ đã chuẩn bị sẵn 1 chậu thủy tinh có chứa loại đá này bên trong. Bây giờ tớ sẽ đổ
nước vào các cậu hãy quan sát nhé .
Hằng: oaaaaa, khói đang bốc lên kìa
Thủy: trông như nước sôi ý nhờ
Hải Anh: (chạy ra sờ vào chậu thủy tinh) nhưng mà tớ không thấy nóng đâu nhé
Hải: Đã có bạn nào biết chất đó là chất gì chưa .

Chi: theo mình đó chính là đá khô
Hải: Vậy bạn có biết thành phàn chính và công dụng của nó là gi không?
Thủy: Thành phần chính của nó là CO2, còn công dụng của nó như thế nào thì tớ quên mất rồi
Hải: hì hì đúng là đá khô rồi
(đang nói dở thì bác hang xóm vào)
Bác hàng xóm: Này, các cháu đang làm gì mà ồn ào thế?
Hải : Dạ! Chúng cháu xin lỗi bác, chúng cháu đang làm thí nghiệm chuẩn bị cho phần chào hỏi
của buổi ngoại khóa môn hóa học trường Ngô Thì Nhậm ạ. (mời bác ngồi)


Bác hàng xóm: ngoại khóa cơ à ( mời bác ngồi ) . thế chắc các chấu học giỏi hóa lắm nhỉ. Để
bác thử tài các cháu tí xem nhé . Thế các cháu có biết vật liệu nào dùng để cách âm không ?
Hải : Dạ có thưa bác . bá hỏi đúng chuyên môn của cháu rồi đấy ạ . vật liệu thường được sử
dụng để cách như bông thủy tinh, cao su non, túi khí, xốp PE và thạch cao .
Chi: Bác ơi thạch cao cũng là tên gọi của đọi chúng cháu đấy .
Bác hàng xóm : các cháu giỏi quá . bác chúc các cháu làm tốt nhé .
Tất cả: Chúng cháu cám ơn bác .
Hải: Đội thạch cao chúng em đến với cuộc thi với tinh thần học hỏi đoàn kết. Đây là các thành
viên của đội chúng em
Chuyên gia vô cơ: bạn Thủy, chuyên gia hữu cơ: bạn hằng
Tinh tường nhất về kim loại có bạn Chi, giỏi nhất về phi kim là bạn hải anh
Ông hoàng hóa học hữu cơ là bạn tân còn em, đăng hải chuyên gia thí nghiệm
Đội thạch cao chúng em Chúc buổi ngoại khóa thành công tốt đẹp.
* phần thi vượt chướng ngại vật

Câu 1:

Muối gì tạo váng cứng
Trên mặt nước hố vôi
Đàn kiến qua lại được

Vớt bỏ lại sinh sôi
Muối được nhắc tới trong 4 câu thơ trên là:
A. CaSO4
B. Ca(HCO3)2
C. CaCO3
D. Ca(OH)2
Đáp án C
Câu 2: Dùng phích đựng nước lâu ngày hoặc ấm đun nước máy sẽ thấy hiện tượng là xung
quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào sau đây để làm sạch được
chất cặn đó.
A. NaOH
B. NaCl
C. NH3
D. CH3COOH
Đáp án : D
Câu3 : Bệnh sỏi thận, sỏi bằng quang….là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng
đọng lại, lâu ngày kết thành sỏi.Ngoài việc viên sỏi gây đau đớn vùng sườn bụng, giữa xương
sườn và hông …sỏi thận còn gây đau đớn cho người bệnh như tiểu rát, tiểu ra máu.Vậy thành
phần hóa học chính trong sỏi thận là gì?
A. Canxi axetat
B. Canxi oxalat
C. Canxi cacbonat
D.Canxi sunfat
Đáp án B
Câu 4. Ngày xưa khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta thường ăn trầu để có hàm răng chắc
khỏe .Hãy giải thích tại sao?
Đáp án: Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng dày 2mm, là Ca 5 (PO4)3(OH) được tạo ra bởi
phương trình
5Ca2+ + OH- +3 PO43- ↔ Ca5 (PO4)3(OH)



Trong vôi có Ca(OH)2 khiến cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo men răng.
Lá trầu có tính sát trùng làm chắc chân răng, không bị viêm
Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ngoài ra nhai trầu cũng là động tác luyện tập cho
răng khỏe.
Câu 5. Mời các bạn trả lời câu hỏi đuổi hình bắt chữ sau
Đáp án: Măng đá là một dạng trầm tích hang động.Sự hình thành măng đá tương tự như với
nhũ đá nhưng măng đá được hình thành tử nền hang động phát triển lên còn nhũ đá được hình
thành từ trần hang động đi xuống
Câu 6. Khi bị kiến hoặc ong đốt chúng ta thường sử dụng chất nào sau đây để bôi vào vết đốt?
A. Vôi tôi
B. Dấm ăn
C. Nước chanh D. Nước
Đáp án: A
Câu 7 Chất nào dưới đây được sử dụng để nặn tượng, làm khuôn đúc, làm vật liệu xây dựng và
bó chỉnh hình trong y học ?
A. CaSO4.2H2O
B. MgSO4.7H2O
C. CaSO4
D. CaSO4.H2O
Đáp án D
Câu 8. Mời bạn theo dõi video sau
Đáp án:
Que đóm tắt ngay vì khí CO2 không duy trì sự cháy
còn Mg là kim loại có tính khử mạnh nó tiếp tục cháy trong CO2
theo phản ứng CO2 + 2Mg → 2MgO + C.
Phản ứng cháy tỏa nhiệt mạnh và phát sáng
Câu 9.Cho một dung dịch nước cứng chứa: 0,05 mol Mg 2+ ; 0,03 mol Ca2+ ; 0,14 mol Na+ ; 0,09 mol
HCO3 ; và 0,08 mol SO 24 và 1 ion nào trong số các ion sau:
NO3

-

A. 0,05 mol
Đáp án: A

B. 0.05 mol OH

C. 0,1 mol K+ D. 0,5 mol NH4+


Bức tranh được chia làm 9 ô tương ứng với 9 bức tranh nhỏ
* Phần thi tăng tốc
ĐỘI I: BÁO CÁO HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN DI SẢN

Trải qua hàng nghìn năm kể từ khi Hoa Lư trở thành cố đô,được ví như kinh đô bằng đá
với đặc điểm: núi là tường thành, sông là đường đi và hang dộng chính là cung điện vùng đất


NB cổ xưa giờ đã nhiều đổi khác nhưng những âm hưởng giá trị văn hóa lịch sử của kinh đô
Hoa Lư vàng son 1 thuở vẫn còn vang vọng. ( hình ảnh cố đô hoa lư)
Hòa chung với không khí hào hứng của cuộc thi hành trình về miền di sản , tự hào là con cháu
của vùng đất Ninh Bình anh hùng- địa linh nhân kiệt. Vừa qua chúng em cùng các thầy cô trong
nhóm Hóa Học của trường THPT Ngô Thì Nhậm đã có chuyến chuyên đề đi trải nghiệm vô cùng
bổ ích và lí thú khi được về thăm danh thắng nổi tiếng
Tràng An là khu du lịch nổi tiếng nhất của Ninh Bình hiện nay. Khung cảnh nơi đây được tạo
nên từ dòng sông chạy uốn lượn qua các dãy núi đá vôi, tạo thành vô vàn những hang động tự
nhiên huyền ảo, kỳ bí. (hình ảnh ở trên cao nhìn xuống)
Đến với tràng an chúng em đã được trải nghiệm từng cung bậc cảm xúc.khám phá Cội rễ xa
xăm của sự sống nhân loại, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh túy mây trời non xanh nước
biếc hòa quyện vào nhau thoắt ẩn thoắt hiện (hình ảnh bến thuyền)

Video ở bến thuyền
Thạch nhũ góp phần tạo nên thiên nhiên kì vĩ nơi
Các bạn có biết Thạch nhũ được hình thành như thế nào không ?
Chúng ta cùng xem video sau: chiếu video
Hàng trục ngàn năm về trước khi bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước những mảnh đá hóa
thạch được đưa lên, khi nước bay hơi những mảnh hóa thạch này cứng tạo thành đá vôi.đá vôi
là một kì quan có sức mê hoặc không ít người và có màu sắc biến đổi từ trắng sang tro… từng
ngọn đồi từng mô đất, từng hang động tất cả đều có câu chuyện riêng của nó chúng ta cùng đi
tìm hiểu câu chuyện ấy. tại sao đá vôi lại có sức mê hoặc như vậy. Thành phần chính của đá vôi
là CaCO3 được hóa thạch từ xương và vỏ của các sinh vật đại dương
hang đá vôi là sản phẩm CaCO3 + H2O + CO2 - Ca(HCO3). Khí CO2 hòa tan vào nước đại
dương cộng các ion H+ tạo thành H2CO3 dung dịch H2CO3 lan theo đất cát thấm qua khe đá
gặp đá vôi thành khe trống lớn dần tạo các hang động
Bên trong hang động đá vôi có cấu trúc như nhũ đá, măng đá và cột đá
Đây là nhũ đá, hay còn gọi là thạch nhũ được hình thành khi NƯỚC suối ngầm
Chảy qua hang động đá vôi làm tan một phần đá vôi theo phương trình
CaCO3+ CO2 +H2O… Ca(HCO3)2 làm cho dòng nước chảy từ trên xuống gặp đk thuận lợi
phân hủy thành CaCO3 và lắng lại thành nhũ đá có hướng từ trên xuống nên chúng ta phải cẩn
thận chạm đầu
Lúc đó phần nước rơi xuống sàn hang gặp đk thuận lợi cũng tạomăng đácó hướng từ dưới lên,
nên phải cẩn thận đi trong hang kẻo vấp chân
sau thời gian rất dài nhũ đá và măng đá gặp nhau một thời điểmtạo nên cột đá quá trình này
mất hàng nghìn năm hoặc vài nghìn năm
không chỉ mỗi tràng an vẻ đẹp được tạo ra từ nhũ đá mà còn một số nơi khác như phong ha kẻ
bảng ở Quảng Bình,Cát bà…
vậy nên khi đi du lịch các hang đá vôi chúng ta phải chú ý an toàn,cùng một lúc không vào quá
đông vì trong hang đá vôi lượng CO2 lớn
Trải qua hang nghìn năm kiến tạo mà hình thành nên địa hình như ngày nay.
Ngồi trên thuyền chúng em không những được ngắm cảnh mà còn được bác lái thuyền kể cho
nghe rất nhiều câu chuyện lịch sử qua những hình ảnh sông núi

Như Vua Đinh Tiên hoàng, Đinh bộ lĩnh , Lê đại Hành cùng với các sự tích về các hang động
tại sao gọi là hang sáng ,hang tối ,hang địa linh với những câu chuyện tình tạo nên hang si hang
tình hang múa,sự tích về hang nấu rượu…
Mỗi khi qua một hang chúng em lại có những cảm nhận khác nhau nhưng tất cả đều trong
xanh uốn lượn thật là sơn thủy hữu tình.Hàng ngày tiếng nhũ đá nhỏ nước tí tách cùng tiếng
sóng vỗ vào vách hang hòa thành hợp âm tuyệt diệu. (hình ảnh vào hang , nhũ đá)Đay là
hang Hang Địa linh:.là 1 trong rất nhiều hang động điển hình cho loại địa hình cát tơ


Tại đây có thể ngắm nhìn những mầm nhũ đá nhiều màu sắc lung linh và hình thù đẹp mắt,
chúng em càng hiểu thêm kiến thức môn học của mình.
Nơi đây được vẽ ra như bức tranh sơn thủy nước non thơ mộng với hệ thống núi đá vôi nối
tiếp hòa quyện vào nhau là điều kiện tốt nhất để hình thành nhũ đá.
Sự hình thành nhũ đá trong hang động chẳng những tạo ra thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn chứa
đựng trong đó ý nghĩa lịch sử của nghìn năm.
Đến với Tràng An chúng em vừa có thể thả hồn mình vào thiên nhiên nơi đây, vừa được tiếp
xúc với bạn bè nước ngoài và tự hào giới thiệu với họ về 1 Tràng An được unesco công nhận là
di sản thế giới video tây
Kết thúc chyến hành trình này trong mỗi con người chúng em đều có một cảm nhận riêng
nhưng cái chung nhất đó là được tận mắt nhìn thấy nhưng hình ảnh mà trước đây chúng em chỉ
thấy qua sach vở.
Từ đó chúng em thêm yêu môn học của mình hơn và trân trọng những thành quả của lịch sử mà
chúng em được tận hưởng hôm nay. Chúng em nguyện sống học tập hết mình vì quê hương yêu
dấu!
ĐỘI II: BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM : ỨNG DỤNG CANXICACBONAT TRONG CÁC
DI SẢN ĐỊA PHƯƠNG
Chúng em xin kính chào các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh
thân mến.hôm nay thay mặt đội Đá Vôi chúng em xin được trình bày báo cáo trải nghiệm của
đội mình: Về ứng dụng của Canxi cacbonat gắn với di sản ở địa phương
Canxi cacbonat CaCO3 ( hay còn gọi đá vôi, bột đá, bột nhẹ…)

có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và trong sản xuất do tính phổ biến và rẻ tiền
của nó. CaCO3 được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp xây dựng như đá xây dựng, cẩm thạch
hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc từ nó sản xuất ra vôi. Canxi cacbonat được sử
dụng rất nhiều trong ngành sơn nước ( sơn trang trí), nó đóng góp tăng khả năng quang học của
sơn và trọng lượng của sơn. Ngoài ra Canxi cacbonat được sử dụng rộng rãi trong ngành nhựa,
các Sản phẩm đúc….
Và sau đây xin mời quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh ,chúng
ta cùng tìm hiểu ứng dụng của canxi cacbonat trong các di sản văn hóa ở Tam Điệp. Đó là 2 di
tích lịch sử đền dâu và đền quán cháo
Đền Dâu quán Cháo gắn liền với các truyền thuyết từ xa xưa ở vùng núi Tam Điệp.Ngôi
đền gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ càng khiến du khách hấp dẫn hơn mỗi khi đến với nơi
thiêng liêng này.
Đền Quán Cháo thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình,
đền có tên chữ là Chúc Sơn Tiên Từ (nghĩa là: Đền Tiên núi Cháo) thờ Liễu Hạnh Công chúa –
một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam. Tương truyền Mẫu Liễu hiển linh thành bà chủ
quán nước để phục vụ khách qua đường khi vượt đèo Ba Dội cổ, Khi vua Quang Trung kéo
quân ra Bắc phá giặc Mãn Thanh vào cuối năm 1788, Bà đã nấu cháo khao quân, sau ngày
thắng trận trở về nhà vua cho lập đền và đặt tên như hiện nay.
Cùng nằm trên đường quốc lộ 1A và cách đền Quán Cháo 3km là đền Dâu ,đền có tên
chữ là Tang Dã Linh Từ(nghĩa là: Đền Thiêng nương Dâu), cũng gắn với sự tích hóa thân của
thánh mẫu vào người con gái bản địa để dạy nhân dân trồng dâu nuôi tằm. Tại di tích còn gắn
với những sự kiện lịch sử được truyền lại như: Chúa Trịnh Tùng phò tá vua Lê thống lĩnh ba
quân vượt đèo Ba Dội để đánh ra Đông Kinh(Hà Nội) có qua và nghỉ lai Đền Dâu(TK 161592) hay vào năm 1788 khi Hoàng đế Quang Trung tập kết hơn 10 vạn quân ở Tam Điệp có
dựng hành cung ngay tại Đền Dâu
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh: Kiến trúc đền Dâu quán
Cháo tương đối bề thế. Đền có kiến trúc theo lối chữ “nhị”(=) và hậu cung hình chuôi vồ.


- Phía trước sân đền là tấm bia ghi lại năm tháng trùng tu đền
. Đền được bao quanh bởi tường hoa, trước sân đền có đắp cảnh núi Ngũ Hành Sơn, hay những

chú voi bằng đá rất đẹp với những kỹ xảo tinh vi.
Qua bậc tam cấp bằng đá, chúng ta bước vào không gian bên trong của cung đệ tam,
cung đệ nhị, và cung đệ nhất (Cung cấm) vị trí trung tâm có ban thờ và tượng Liễu Hạnh Công
Chúa đặt trong khám sơn son thếp vàng. Đền còn thờ đức thánh Trần Hưng Đạo và hệ thống
hoàng cô cậu theo tục thờ điện, phủ mẫu
Đặc biệt trong đền có các cột đá xanh. Trên các cột đá chạm trổ rồng mây, có chạm khắc
các câu đối ngợi ca, tán dương công đức Thánh Mẫu và sự tích Hoàng đế Quang Trung bái kiến
đền, được Mẫu Liễu trợ giúp đánh giặc.
Lễ hội đền dâu- Quán Cháo hàng năm mở vào 15 tháng riêng, kéo dài cho đến hết ngày
3-3 Âm lịch (Ngày kỵ của mẫu Liễu):
Một thôi đi đến chợ Ghềnh
Lễ Tiên Quán Cháo mới trình chúa Dâu
Hay:
Dù ai đi đâu về đâu
Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu
Hai di tích đền dâu- Quán Cháo nằm trong không gian của phòng tuyến Tam Điệp –
Biện Sơn gắn với các địa danh như luỹ Ông Ninh, thung Đong Quân, đèo Tam Điệp, luỹ Quèn
Thờ đây là một phòng tuyến có ý nghĩa lịch sử quan trọng của dân tộc trong chiến thắng 20 vạn
quân Thanh năm 1789.Với những giá trị của di tích nêu trên, năm 2009 cùng với di tích đền
Quán Cháo, đền Dâu đã vinh dự được UBND tỉnh Ninh Bình xếp hạng là di tích lịch sử cấp
tỉnh, hiện nay di tích đang được nhân dân Lý Nhân, phường Yên Bình trông coi và trùng tu tôn
tạo.
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh. Đến với
quán cháo- đền dâu, chúng em không những biết thêm về ứng dụng của đá vôi trong đời sống
và sản xuất, mà chúng em còn được sống lại những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc
trong công cuộc đấu tranh dựng và giữ nước. Kết thúc buổi trải nghiệm , chúng em càng tự hào
hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, hiểu hơn về những giá trị lịch sử cũng như gái trị
tâm linh của di tích lịch sử Đền Dâu- Quán Cháo.

Trên đây là phần báo cáo trải nghiệm của đội Đá vôi. Cuối cùng em xin kính chúc các
quý đại biểu, quý thầy cô và các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. em xin cảm ơn
ĐỘI III: BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM : ỨNG DỤNG CANXISUNFAT VÀ SẢN XUẤT
THẠCH CAO
Thạch cao! Một loại vật liệu “xanh” tồn tại trong lớp bùn trầm tích sau khi nước biển
bay hơi. Năm 1775, Lavoisier đã tìm ra thành phần thạch cao gồm muối canxi sunfat ngậm 2
phân tử nước và công thức hóa học của nó là CaSO4.2H2O.
Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng thạch cao để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
5.000 nghìn năm trước “đặc tính” của trần thạch cao đã được khám phá, người Ai Cập cổ đại đã
biết đốt hở thạch cao trên lửa, sau đó nghiền thành bột và trộn bột này với nước để làm vật liệu
trám trét giữa các khối đá trong lăng mộ, xây lên những kim tự tháp vĩ đại. Tiếp đó, đến người
Hy Lạp cũng sử dụng thạch cao trong các đền đài của họ.
Đến thời người La Mã cũng đã đúc hàng ngàn bản sao các bức tượng Hy Lạp bằng thạch cao.
Vào năm 1888, hãng Sackett Hoa Kỳ phát minh ra “máy” sản xuất tấm thạch cao.Tới năm
1901, nhà máy sản xuất tấm thạch cao đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Hoa Kỳ.
Khi nhắc đến Thạch Cao nhiều người mặc định rằng đó là vật liệu làm từ hóa chất, mà
đã làm từ hóa chất thì đồng nghĩa với việc coi nó là một chất độc. Tuy nhiên, khoa học đã kiểm


chứng thạch cao không hề độc hại. Bởi vì, tấm thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất
gây ung thư. Ngay cả trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, tấm thạch cao không sản sinh ra khí
độc hại. Do đó, tấm thạch cao được cho là một vật liệu “xanh” không có tác động tiêu cực đến
môi trường, sử dụng an toàn.
Thạch cao tồn tại dưới dạng tự nhiên được khai thác từ mỏ dưới dạng các tảng đá tựa
như đá vôi. Nguồn khoáng thạch cao có khắp nơi trên thế giới, ở Đông Dương, Lào là nước có
trữ lượng lớn nhất. Ở Việt Nam có mỏ thạch cao trữ lượng khá lớn nằm ở Sơn La. Song đến
nay sự khai thác và chế biến quy mô vẫn chưa được áp dụng.
Thạch cao hiện nay được dùng nhiều trong 4 lĩnh vực chính: trong y học, trong mỹ
thuật, trong lĩnh vực vệ sinh, trong xây dựng.
Hình ảnh những người bệnh sử dụng bột để cố định xương gãy chắc cũng không quá xa

lạ với chúng ta. Vậy có khi nào bạn nghĩ đến bột mà người ta dùng là gì không. Đó chính là
thạch cao. Do đặc tính bột thạch cao có tính chất hút nước và rắn lại khi khô và nhẹ.Tính chất
rắn lại để làm định hình cố định nơi bó hơn nữa nó nhẹ nên không vướng.
Trong y học thạch cao còn được dùng để làm khuôn (dấu) và chất lấy khuôn để làm răng
và nó cũng là 1 vị thuốc.
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
Thạch cao sống rửa sạch, tán nhỏ chữa sốt cao, khát nước, miệng khô, đau đầu,
mê sảng, cảm nắng, chảy máu cam, trị tàn nhang...
Tuy nhiên hiện nay vì lợi nhuận, một số người sản xuất đậu phụ, đậu hủ… dùng thạch cao xây
dựng thay thế cho loại thạch cao ăn được , gây tổn hại đến sức khỏe con người; bởi thạch cao
ăn được có giá từ 70- 80 ngàn đồng/kg trong khi đó, thạch cao xây dựng chỉ 7-8 ngàn đồng/kg.
Một ứng dụng quan trong khác của thạch cao là trong mỹ thuật, vật liệu thạch cao được
dùng để tạo hình, đổ khuôn, đúc tượng của ngành điêu khắc và các ngành ứng dụng khuôn mẫu
(đúc nhựa, đúc đồng, làm gạch, men sứ, gốm…)
Ngoài ra trong lĩnh vực vệ sinh, thạch cao được dùng trong việc điều chế thiết bị lọc
nước, chất lỏng trong gia dụng, công nghiệp. như máy lọc nước gia đình, máy lọc nước công
nghiệp.
Và ứng dụng mới nhất và được sử dụng rất nhiều hiện nay của thạch cao là trong lĩnh
vực xây dựng. Với những ưu điểm như an toàn, dễ lắp đặt, thân thiện với môi trường, chịu
nước và chống cháy, cách âm tốt thì thạch cao ngày càng là một loại vật liệu xây dựng rất được
ưa chuộngvà có triển vọng.
Mời các bạn xem 1 đoạn video về công đoạn sản xuất tấm thạch cao.
(Thuyết trình về video: phương pháp sản xuất tấm thạch cao bắt đầu trên công trường
khi công nhân khai thác loại đá mềm khoáng thạch cao này. Những chiếc máy xúc đá mềm lên
một băng chuyền đưa khoáng thạch cao tới một máy nghiền những cục đá to thành bột. Từ đó
bột khoáng thạch cao được đưa vào một máy qoay khổng lồ, trong 6 phút cỗ máy sấy bằng khí
nóng này đã loại bỏ 5-10% độ ẩm và cho khoáng thạch cao có màu trắng. Điểm đến tiếp theo là
một hầm chứa nung nóng bằng khí giống như chảo rang sẽ rang chín khoáng thạch cao ở nhiệt
độ 150 độ C cho đến khi phần lớn hơi nước trong bột bị bốc hơi hết. Một máy nghiền sẽ nghiền
những cục thạch cao làm chất giả cẩm thạch. Trong thời gian đó người ta trộn nước, những hóa

chất khác và khoáng thạch cao dạng bột, xà phòng. Những thành phần khô này có vai trò làm
tấm thạch cao bền hơn trong khi xà phòng tạo bọt giúp tấm thạch cao nhẹ hơn. Sau đó người ta
trộn hỗn hợp này với chất giả cẩm thạch và chuyển đi để làm những tấm khoáng thạch cao.
Quy trình sản xuất tấm khoáng thạch cao như làm những chiếc bánh mì bate. Chính 2 tấm
giấy dày này sẽ là 2 tấm bánh mì, qoay theo tốc độ của 2 cuộn giấy chiếc cưa này sẽ cắt những
rãnh nằm cách mỗi bên mép 3 cm. Sau đó 1 cỗ máy trải đều hỗn hợp trên vào giữa 2 mặt giấy
như phần ruột của chiếc bánh mì. Tiếp theo là giai đoạn gấp giấy dọc theo 2 vết cắt ban nãy.
Những giọt nước trên đá mài sẽ giúp các vết gấp đều nhau. Đó là khâu sản xuất những tấm


×