ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TÂN THANH TÂY
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Thanh Tây, ngày
/KH-UBND
tháng
năm 201
KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai 5 năm 2016 - 2020
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH11;
Căn cứ Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/08/2014 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chi tiết cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ văn bản số 3900/UBND-KTN ngày 03/8/2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bến Tre về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai;
Căn cứ kế hoạch Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc về việc xây dựng
kế hoạch phòng, chống thiên tai 5 năm 2016-2020.
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời,
hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân xã
Tân Thanh Tây xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn 5 năm 2016 – 2020 như sau:
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên
tai và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong xã.
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn xã trong
hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp
nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy
tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để
ứng phó thiên tai có hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng trong “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng” để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của
toàn dân trên địa bàn xã.
1
B. NỘI DUNG
I. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã
1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp QL 57, giáp ranh với xã Thành An;
+ Phía Nam giáp xã Nhuận Phú Tân;
+ Phía Đông giáp xã Tân Bình;
+ Phía Tây giáp xã Hưng Khánh Trung A.
- Đặc điểm địa hình, khí hậu:
+ Địa hình: vùng đất Tân Thanh Tây tương đối bằng phẳng, chênh lêch độ
cao giữa vùng đất thấp nhất. Trong xã có nhiều kênh, rạch nhỏ chạy qua khắp
địa bàn phục vụ cho việc tưới cho sản xuất nông nghiệp, có hệ thống đê bao,
cống đập ngăn mặn cơ bản hoàn chỉnh. Về đất đai chủ yếu là đất thịt, đất giồng
cát, phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Khí hậu: Khí hậu khu vực mang những nét đặt trưng của vùng ĐBSCL,
quanh năm 2 mùa mưa, nắng rõ rệt, thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất nông
nghiệp.
- Đất đai: Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1.043,01 ha.
+ Đất nông nghiệp: 948,01 ha. Trong đó: diện tích đất trồng lúa 1,6 ha, đất
trồng cỏ 0,5 ha, đất trồng màu 16 ha, đất nuôi trồng thủy sản 20,1 ha, đất trồng
cây ăn trái 148 ha, đất trồng cây lâu năm 761,81 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 95 ha. Trong đó: đất thổ cư 42,5 ha, đất chuyên
dùng 25,09 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 0,25 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 5,11
ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng 22,05 ha.
2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
2.1. Đặc điểm dân sinh
- Toàn xã có 1.887 hộ, 6.098 nhân khẩu; được chia làm 6 ấp, trong đó trẻ em
từ 0-16 tuổi 1.342 nhân khẩu. Đa số người dân trên địa bàn xã là dân tộc kinh.
- Tôn giáo tín ngưỡng: Trên địa bàn xã có 3 cơ sở thờ tự (Chùa Tân Thành,
Nhà thờ Giồng Keo và Miếu Cán Dù).
2.2 Kinh tế - Xã hội
Thế mạnh kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó cây
dừa và con heo là hai ngành hàng chủ lực, bên cạnh đó trồng bưởi và ương
ghép cây con giống cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Thương mại dịch vụ cũng phát triển đa dạng với gần 299 hộ kinh doanh
mua bán trên các lĩnh vực, xã có 18 cơ sở dệt chỉ sơ dừa. Góp phần giải quyết
việc làm cho trên 250 lao động địa phương.
2
2.3 Cơ sở hạ tầng
- Công trình công cộng (có thể làm nơi trú ẩn an toàn): Toàn xã có 7
điểm có thể sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn. Bao gồm: 4 điểm trường, 1 Trạm y
tế, 1 Hội trường nhà văn hóa và 1 cơ sở thờ tự kiên cố. Đây là những nơi có thể
trú ẩn khi thiên tai xảy ra bão lũ.
- Nhà ở: Tổng số nhà ở trên địa bàn xã có 1.887 căn trong đó:
+ Nhà ở kiên cố có thể làm nơi trú ẩn an toàn 967 căn.
+ Nhà tạm bợ, dễ sập 96 căn.
- Hệ thống giao thông: Toàn xã có 29,97 km đường giao thông, trong đó
đường bê tông là 4,3 km, đường nhựa là 5,95 km. Độ cao mặt đường có khả
năng chống triều cường, tuy nhiên có mốt số tuyến đường liên ấp xuống cấp nên
không có khả bị sạt lở do thiên tai. Toàn xã có 4 cây cầu pêtong kiên cố, các
tuyến đường trục chính của các ấp đảm bảo cho phương tiện đi lại dễ dàng.
- Hệ thống thủy lợi: Toàn xã có khoảng 24,9 km kênh nội đồng. Có tuyến
đê Sùng Tân là 3.264m dùng để ngăn mặn và triều cường xâm nhập vào. Xã có
1 cống đập Giồng Keo có khả năng ngăn mặn và thoát nước phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
- Hệ thống đường điện: Toàn xã có 34,5 km đường điện (đường điện
trung thế là 6,5 km, đường điện hạ thế là 28 km).
- Hệ thống thông tin truyền thanh: Toàn xã có 7 hệ thống thông tin
truyền thanh (01 Trạm truyền thanh xã, 6 cụm truyền thanh ấp), 98% hộ dân có
điện thoại liên lạc, mạng Internet được phủ khắp trên các tuyến đường chính.
II. Tổng hợp phân tích tình hình
1. Tình hình thiên tai
Trong những năm gần đây (5-10 năm), do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tình hình thiên tai trên địa bàn xã diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp
như: Bão, hạn hán, xâm nhập mặn gây thiệt hại tài sản và ảnh hưởng đời sống
của bà con nhân dân.
- Bão:
+ Tháng 11 năm 2006 cơn bảo số 09 đi vào địa bàn xã đã gây thiệt hại
nặng nề, toàn xã bị ảnh hưởng; sức gió mạnh kết hợp với mưa lớn đã làm sập
44 căn nhà, tốc mái 50 căn nhà, gây thương tích cho 4 người dân, giảm năng
suất các loại cây trồng khác như cây dừa, cây màu...
+ Qua cơn bão, địa phương đã rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm
giảm thiệt hại như: Xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão sát với thực tế,
thông tin kịp thời và chính xác tình hình diễn biến của bão đến người dân, chủ
động đề phòng bão có khả năng xảy ra vào thời điểm tháng 9 và tháng 10 âm
lịch, trường học cần chủ động thông báo cho học sinh nghĩ học, chủ động chằng
chống nhà cửa, đưa nội dung tình hình thiên tai vào sinh hoạt tổ NDTQ, chủ
động chặt tỉa cây có khả năng bị ngã đổ.
3
+ Trong thời gian tới xu hướng bão có thể tăng và diễn biến ngày càng
phức tạp, mức độ thiệt hại ngày càng nặng nề hơn.
- Hạn hán:
+ Thời gian xảy ra từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, Cấp độ thiệt hại nặng,
khu vực bị ảnh hưởng toàn xã.
+ Thiệt hại: hạn hán làm thiệt hại hoàn toàn 1,6 ha lúa, giảm năng suất 50%
đối với 0,8 ha lúa; giảm năng suất 16 ha rau màu, giảm 30% năng suất đối với
654 ha dừa đang cho trái, giảm năng suất 0,5 ha cỏ. Ảnh hưởng sức khỏe người
dân nhất là người già và trẻ em, thiếu nước sinh hoạt cho hơn 449 hộ dân.
+ Các giải pháp giảm nhẹ: Tăng cường công tác cảnh báo sớm đến hộ như
thông tin tuyên truyền trên hệ thống loa đài, nạo vét thông thoáng các tuyến
kênh, trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, có kế hoạch đóng mở cống
hợp lý, hướng dẫn hộ dân cách sử dụng nước họp vệ sinh.
+ Xu hướng: Trong thời gian tới hạn hán có thể xảy ra với tầng suất ngắn
hơn và thời gian hạn hán kéo dài hơn.
- Xâm nhập mặn:
+ Thời gian xảy ra từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm (thường đi đôi với hạn
hán), cấp độ thiệt hại nặng, khu vực bị ảnh hưởng toàn xã.
+ Thiệt hại: xâm nhập mặn làm thiệt hại hoàn toàn 1,6 ha lúa, giảm năng
suất 50% đối với 0,8 ha lúa, giảm năng suất 16 ha rau màu, giảm 30% năng suất
đối với 654 ha dừa đang cho trái, giảm năng suất 0,5 ha cỏ.
+ Chủ động thông báo về tình hình xâm nhập mặn cho bà con nắm và
khuyến cáo lịch thời vụ, nâng cao hiệu quả đê bao và cống năng mặn, thường
xuyên xả cống rửa phèn.
+ Xu hướng: Trong thời gian tới xâm nhập mặn có thể xảy ra sớm hơn và
thời gian nhiễm mặn kéo dài hơn.
2. Xác định các yếu tố dễ bị tổn thương
Khi thiên tai xảy ra các yếu tố dễ bị tổn thương đó là con người và cơ sở hạ
tầng, sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
- Con người: Toàn xã hiện có 6.098 người. Số người cần sơ tán và di dời
trước thiên tai (bão) là 400 người chủ yếu những người sống ở ngoài đê, vùng
trũng, cập sông ấp Sùng Tân, Thanh Bắc, Thanh Đông.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Khi thiên tai xảy ra (bão) cần di dời 96 căn nhà nhà tạm, dễ sập.
+ Đường đê bao Sùng Tân: 3.264m chân đê không có cây xanh che chắn,
dễ bị sạt lở do nước tràn làm xói mòn;
- Vùng sản xuất:
4
+ Vùng dễ bị xâm nhập mặn: 312 ha đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh
hưởng trực tiếp và gây ra nhiễm phèn đất.
+ Vùng dễ bị ngập lụt do bão kết hợp triều cường: 180 ha bị ngập úng ở
những vùng trũng thấp nằm trong đê bao.
3. Đánh giá năng lực phòng, chống và ứng phó của cộng đồng
- Khi thiên tai xảy ra trên địa bàn xã thì Ủy ban nhân dân xã sẽ thông báo
trên các loa truyền thanh đến các hộ dân biết để chủ động phòng chống.
- Lực lượng cấp xã có thể điều động được là 260 lực lượng (gồm: thanh
niên, dự bị động viên, dân quân, y tế, cứu hộ, cơ động) xuống ấp giúp đỡ cho
các hộ dân chằng chống nhà cửa tránh nguy cơ bị tóc mái, bị sập, sơ tán di dời
những người dân đến nơi an toàn.
- Hướng dẫn nhân dân ở các khu vực nguy hiểm đến điểm an toàn như:
trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nhà thờ, chùa và các nhà kiên cố của hộ dân.
Tận dụng những phương tiện của hộ dân để di dời đến nơi an toàn như: ghe, xe
tải, xe hoa lâm....., di chuyển trên tuyến đường chính là Tân Thanh Tây – Tân
Bình, QL 57.
- Huy động vật tư dự trữ như cát đá, bao tải, dây buột, tre cây,…đến những
đoạn đê có nguy cơ bị vỡ.
- Vận động nhân dân dự trữ lương thực, nước uống để người dân sử dụng khi
tránh trú bão: huy động 9 tấn gạo, 150 thùng mì tôm, 15 m 3 nước uống. Đồng
thời, có thể huy động được 6 hộp thuốc y tế dự phòng để sử dụng sơ cấp cứu khi
có người bị thương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, cá cơ sở kinh
doanh mua bán trên địa bàn sẵn sàng tham gia lực lượng cứu hộ tại chỗ, tự
nguyện đóng góp vật tư, phương tiện, ghe thuyền, xe vận tải, xe máy, vải bạt che
lều, tre, bao, dây buộc, cát, cửa hàng thuốc…
4. Phân tích rủi ro - Lựa chọn giải pháp
4.1. Bão
- Trong thời gian tới rủi ro thiên tai do bão gây ra có thể xảy ra trên địa xã
với cấp độ thiệt hại nặng. Dự đoán với mức độ thiệt hại do bão gây ra: Nhà sập
96 căn, tốc máy 130 căn, diện tích lúa 1,6 ha, diện tích màu 16 ha, diện tích
dừa 654 ha, diện tích nuôi thủy sản 20,1 ha.
- Giải pháp giảm nhẹ, ứng phó: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai
cụ thể sát với tình hình thực tế tại địa phương; nắm và thông tin kịp thời, chính
xác tình hình diễn biến của bão trên các hệ thống loa đài; tổ chức di dời dân
đến nơi an toàn; cử các lực lượng ở ấp và xã xuống giúp đỡ các hộ dân như
chằng chống nhà cửa; chặt tỉa cành cây; vận động nhân dân di dời gia súc gia
cầm đến nơi cao ráo, đấp bờ bao và bao lưới các ao nuôi thủy sản; tổ chức diễn
tập để nâng cao khả năng ứng cứu của lực lượng xã ấp.
4.2. Xâm nhập mặn
5
- Trong thời gian tới tình hình xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn xã với
cấp độ thiệt hại nặng. Dự báo với mức độ thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra:
1,6 ha lúa hè thu, 16 ha rau màu, 654 ha dừa bị giảm năng suất, giảm 30%
năng suất cỏ, trồng trọt.
- Giải pháp: Thông tịn tuyên truyền kịp thời cho bà con nhân dân thời điểm
xâm nhập mặn; thường xuyên kiểm tra các hệ thống cống; vận động bà con nhân
dân tuân thủ lịch thời vụ, dự trữ nước ngọt, sử dụng tiết kiệm nước, chuyển đổi cây
trồng vật nuôi phù hợp, chọn giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chuyển đổi
diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác.
4.3 Hạn hán
- Trong thời gian tới tình hình hạn hán xảy ra trên địa bàn xã với cấp độ
thiệt hại nặng. Dự báo với mức độ thiệt hại do hạn hán gây ra: 1,6 ha lúa hè
thu, 16 ha rau màu, giảm 30% năng suất cỏ, thiếu nước sinh hoạt cho hơn 449
hộ dân, ảnh hưởng sức khỏe người già, trẻ em và giảm năng suất lao động
trong sản xuất nông nghiệp.
- Giải pháp: Nạo vét các tuyến kênh nội đồng để đảm bảo phục vụ tưới
tiêu cho bà con nhân dân, chuyển đổi cây trồng vật phù hợp, kịp thời nắm bắt
và thông tin tình hình thời tiết để bà con nhân dân dự trữ nước ngọt trong sản
xuất và sinh hoạt, khuyến cáo bà con tiêm phòng đúng lịch của Trạm thú y, lịch
đóng mở cống phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, kiến nghị mở
rộng đường ống nước sạch để người dân sử dụng.
5. Xác định những vấn đề cấp thiết của cộng đồng – mối quan tâm của
người dân
- Đảm bảo đủ nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con
nhân dân trong thời điểm hạn hán và xâm nhập mặn. Nạo vét 13 km kênh nội
đồng, vận động bà con nhân dân dự trữ nước sinh hoạt khi thiên tai xảy ra.
- Đảm bảo không xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi.
Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho bà con
nhân dân.
- Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường sau bão, mưa lớn gây ngập úng.
Tăng cường dụng cụ thu gom, có phương án kịp thời trong việc thu gom, xử lý
xác chết súc vật, rác thải sau bão, ngập úng. Cung cấp đủ thuốc khử trùng sau
bão, ngập úng.
6. Đánh giá mức độ nhận thức về rủi ro thiên tai của người dân
- Trong những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn
cầu, thiên tai xuất hiện bất thường, không theo quy luật, số lần xuất hiện ngày
càng tăng và cường độ ngày càng mạnh đã tác động trực tiếp làm thiệt hại về tài
sản của bà con nhân dân. Từ những thiệt hại đó bà con nhân dân đã nhận thức
được mức độ ảnh hưởng của thiên tai, có kinh nghiệm ứng phó khi thiên tai xảy
ra như chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, tuân thủ lịch thời vụ, nắm bắt
tình hình thông tin dự báo thời tiết....
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa nhận thức được trong phòng
6
chống thiên tai. Vẫn còn chủ quan, chưa quan tâm đến các thông tin dự báo, cảnh
báo thiên tai, thiếu tự giác thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình trước khi thiên
tai xảy ra. Còn một số hộ vẫn còn tư tưởng ỷ lại và trong chờ vào chính quyền địa
phương, nên chưa thực sự quan tâm đến phòng chống thiên tai một cách đúng mức.
III. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
1. Tổ chức phòng ngừa
- Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, bảo đảm chế độ thông tin, báo
cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN với các ấp, đặc biệt là các khu
vực dễ bị tổn thương.
- Tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai, thông báo kịp thời trên các
phương tiện loa đài xã, ấp để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời với các
tình huống khi thiên tai xảy ra.
- Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền cảnh báo sớm thời tiết, thiên
tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Phát triển hệ
thống thông tin cảnh báo theo chiều từ xã xuống ấp và nắm bắt tình hình từ dưới
ấp: từ ấp xuống Tổ NDTQ, nhóm dân cư để mọi người phòng tránh có hiệu quả
và để có thông tin báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã với
Ban Chỉ đạo PCTT cấp huyện.
- Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết
bị đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Chuẩn bị về nhân lực, vật tư,
phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng phó thiên tai.
- Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà
soát, xác định khu vực nguy hiểm, có kế hoạch di dời dân cư ra khỏi vùng có rủi
ro thiên tai cao.
* Thực hiện các giải pháp công trình:
- Lập kế hoạch sử a chữ a, nâng cấp trạm truyền thanh xã; gia cố
3.264m đê bao Sùng Tân; nạo vét 6,5 km kênh mương.
- Đối với các công trình đang xây dựng dở dang chủ động có biện pháp
bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị đi lại trong mùa mưa bão.
- Vận động nhân dân đầu tư xây dựng 96 căn nhà ở kiên cố thay cho
những căn nhà tạm có nguy cơ bị tổn thương.
- Vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ,
dọn dẹp những vật cảng trên bờ kênh, mương làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến
việc tiêu thoát nước; kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an
toàn.
- Chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn xã có biện pháp bảo đảm an toàn cho
người, phương tiện, thiết bị trong mùa mưa, bão, lốc xoáy.
- Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống thông tin truyền thanh, phương tiện
thông tin liên lạc.
7
* Biện pháp phi công trình
- Triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật Phòng chống
thiên tai; lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của xã thông qua công tác truyền thông của hội đòan thể, qua loa đài.
- Cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, chống, ứng
phó thiên tai, xây dựng phương án ứng phó với bão, triều cường, xâm nhập mặn,
hạn hán.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN để
thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành.
- Tổ chức 1 cuộc diễn tập phòng chống lụt bão để nâng cao năng lực cho
Ban chỉ huy và lực lượng tại chỗ.
2. Xây dựng phương án ứng phó
Trong những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn
cầu, thiên tai xuất hiện bất thường, không theo quy luật, số lần xuất hiện ngày
càng tăng và cường độ ngày càng mạnh. Theo số liệu thống kê, rà soát về các
loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trong những năm qua như bão, áp thấp
nhiệt đới, mưa lớn, triều cường, sạt lở bờ sông do dòng chảy, hạn hán, xâm nhập
mặn đã tác động trực tiếp làm thiệt hại về người, tài sản của nhân dân.
2.1. Phương án ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới
- Tổ chức trực ban 24/24 để nắm chắc diễn biến tình hình thiên tai xảy ra,
đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó, đồng thời theo dõi và
thông tin kịp thời diễn biến tình hình thời tiết xảy cho nhân dân trong khu vực
biết để có các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn
(có kế hoạch chi tiết bao gồm: số hộ, dân cần sơ tán, di dời, địa điểm phải di
dời, địa điểm di dời đến, đường di dời, phương tiện di dời, lực lượng di dời …)
; tập trung triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt đối
tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
- Thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh
viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng
trong địa bàn xã.
- Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất như: gia cố bờ bao ao
nuôi thủy sản, thu hoạch sớm diện tích lúa vá rau màu có nguy cơ bị ảnh
hưởng.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai;
công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
- Không cho người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, và các tuyến
đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và
khu vực nguy hiểm khác.
8
- Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ
huy phòng, chống thiên tai.
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ chữa người bị thương, hỗ
trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống tại khu vực bị chia cắt, khu vực
ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
- Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và
nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp
về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời ứng phó với thiên
tai.
2.2. Đối với hạn hán và xâm nhập mặn
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh
báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.
- Đảm bảo các hệ thống thủy lợi được thông thoáng, sửa chữa nâng cấp
những cống đã xuống cấp khi hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.
- Vận động bà con nhân dân dự trữ nước ngọt trong các ao hồ, ống nước
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, sử dụng tiết kiệm nước.
- Khuyến cáo bà con nhân dân không xuống giống khi thiên tai xảy ra để
tránh thiệt hại.
- Điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.
3. Tổ chức khắc phục hậu quả
3.1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:
- Cử các lực lượng tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích, cấp cứu kịp thời
người gặp nguy hiểm.
- Tiếp tục sơ tán những người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng
với trẻ em, người già, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo.
- Lập các trạm cấp cứu tạm thời tận dụng trụ sở cơ quan, trường học, cơ
sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.
- Xác định đối tượng cần được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia
đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực,
nước uống có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm
tới trẻ em, người già, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo.
- Huy động các lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa
bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn; thăm hỏi, động viên các gia đình có
người bị nạn.
- Dựng các liều trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở. Cấp phát lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch cho người bị nạn.
9
3.2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cần cứu trợ
- Ủy ban nhân dân xã cử cán bộ Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai
gây ra, xác định nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu
quả.
- Kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh để ổn định đời
sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị
tác động của thiên tai.
- Kiến nghị hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên
liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất.
- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực xảy ra thiên
tai.
- Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình
phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin tuyên truyền, thủy lợi, điện,
trường học, cơ sở y tế và các công trình hạ tầng công cộng khác.
- Khẩn trương thực hiện các biện pháp xã rửa phèn sau xâm nhập mặn bằng
các biện pháp như: mở cống xã nước nhiều lần, khuyến cáo bà con bón vôi hạ
phèn trước khi gieo trồng vụ mới.
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả
triển khai công tác khắc phục hận quả tại địa phương.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện
1.1 Ban chỉ huy quân sự xã
- Khi có tình huống xảy ra nhanh chóng cơ động lực lượng, phương tiện
tham gia ứng cứu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và
nhân dân trong vùng thiên tai và sẵn sàng cơ động về các địa bàn, các nơi xung
yêu nhất. Sau thiên tai giúp dân khắc phục hậu quả ổn định đời sống và phòng
chống dịch bệnh.
- Trong quá trình tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối về người, tài sản, phương tiện, trang bị. Sẵn sàng làm nhiệm vụ cơ
động theo lệnh của Bộ CHQS tỉnh.
1.2 Công an xã
Khi có tình huống xảy ra nhanh chóng cơ động lực lượng, phương tiện
tham gia ứng cứu, sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất
thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể xã tổ chức bảo đảm ANTT khu vực xảy ra thiên tai, không để kẻ
xấu lợi dụng phá hoại và cướp bóc tài sản, gây tình hình hoang mang trong nhân
dân. Hướng dẫn không để ùn tắc giao thông tại các đoạn đường trọng yếu.
1.3 Trạm y tế xã
10
Đảm bảo lực lượng y - bác sĩ, sẵn sàng các đội cấp cứu, đảm bảo đủ các
dụng cụ y tế và thuốc để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả. Kịp
thời kiểm tra, hướng dẫn phòng tránh và xử lý những ổ dịch bệnh phát sinh
trong mùa mưa bão.
1.4 Đài phát thanh xã
- Tuyên truyền về công tác PCLB và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và trách
nhiệm của người dân khi thiên tai xảy ra.
- Kịp thời thông báo diễn biến tình hình thời tiết trên các phương tiện
thông tin đại chúng, sau thiên tai thông báo ổn định tình hình khắc phục hậu quả
xảy ra.
1.5 Mặt trận, cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ, xã Đoàn:
Có nhiệm vụ sẵn sàng phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc
phục hậu quả sau khi thiên tai xảy ra.
1.6 Kế toán
Có kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ kịp thời về tài chính
và vật chất cho các ấp khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra.
2. Xác định nguồn lực để thực hiện
- Nguồn lực con người: huy động các nguồn lực từ các tổ chức chính trị
xã hội trong xã như lực lượng dân quân tự vệ, các hội đoàn thể xã, ấp và lực
lượng tại chỗ trong dân.
- Sử dụng các vật tư, phương tiện, trang thiết bị đã trang bị cho Ban chỉ huy
PCTT và TKCN xã. Bên cạnh đó, huy động vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc
tây và lương thực dự trữ trong dân để sử dụng trong công tác ứng phó và khắc
khục sau thiên tai.
- Nguồn lực tài chính: Sử dụng nguồn Quỹ dự phòng từ chương trình
phòng, chống thiên tai, các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài tỉnh cũng như các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
3. Xây dựng tiến độ thực hiên, theo dõi, giám sát, đánh giá
- Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn xã phối hợp Ủy
ban nhân dân xã tổ chức triển khai kế hoạch đến các đơn vị có liên quan.
- Hàng năm, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban
nhân dân xã các nội dung về phòng chống thiên tai để từng bước thực hiện kế
hoạch phòng chống thiên tai 5 năm.
- Ủy ban nhân dân xã có quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và tiền kiếm cứu nạn xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng
ban, Ban chỉ huy quân sự xã làm cơ quan thường trực.
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã xây dựng kế
hoạch và tổ chức triển khai việc giám sát đánh giá giữa kỳ.
- Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xây dựng kế
11
hoạch và phối hợp tổ chức diễn tập về công tác phòng chống thiên tai.
4. Tổng kết báo cáo rút kinh nghiệm, cập nhật và chuẩn bị kế hoạch
cho những năm tiếp theo
- Công tác phòng, chống thiên tai được các ngành, các cấp chủ động triển
khai thực hiện ngay từ đầu năm; phối hợp và hỗ trợ tốt trong công tác ứng phó
khắc phục kịp thời; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực nâng cao nhận thức cộng
đồng nên đã giảm thiểu các mặt thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Các thông tin về dự báo, cảnh báo thiên tai được thông tin kịp thời trên
các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các ngành, các cấp và người dân chủ
động phòng ngừa, ứng phó kịp thời.
- Hàng năm, tổ chức sơ tổng đánh giá về các nội dung như: mức độ thông
tin dự báo, cảnh báo thiên tai, năng lực của cán bộ xã ấp về quản lý rủi ro thiên
tai, công tác truyền thông và nhận thức của cộng đồng về rủi ro thiên tai. Đồng
thời cập nhật tình hình thời tiết diễn biến qua từng năm để bổ sung vào kế hoạch
phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Trên đây là kế hoạch phòng chống thiên tai 5 năm 2016-2020 trên địa
bàn xã Tân Thanh Tây, Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các ban ngành, đoàn thể xã
tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc nhằm đạt được kết quả theo yêu cầu./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Phòng NN-PTNT huyện;
- TT Đảng ủy xã;
- TT. HĐND xã;
- CT, P.CT UBND xã;
- Các Thành viên BCH PCTT-TKCN;
- Lưu VT, KT-KH.15b.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
12