1
Chuyên đề
TÌNH HÌNH DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM, CÁC HOẠT ĐỘNG
LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC CHO MỌI NGƯỜI
DÂN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI
Dân tộc, tôn giáo là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của các quốc gia.
Gần đây, việc tranh chấp, xung đột dân tộc, tôn giáo trong cùng một quốc gia
hay giữa các quốc gia trở nên gay gắt, phức tạp, quyết liệt hơn. Đảng ta nhận
định: “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc,
tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động
khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên
thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” 1.
Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường…cho nhiều quốc gia.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những chiêu bài quan trọng để chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại một số quốc gia, chúng đã
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chống phá, can thiệp vào công
việc nội bộ, đưa quân xâm lược, nô dịch, thực hiện chiến lược toàn cầu phản
cách mạng. Điều đó làm cho vấn đề dân tộc, tôn giáo vốn đã phức tạp lại càng
trở nên phức tạp hơn, thậm chí hình thành một số “điểm nóng” đe doạ hoà
bình, ổn định ở các khu vực trên thế giới. Các quốc gia dân tộc đề cao ý thức
độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, chống can thiệp, áp đặt và cường quyền, đặc
biệt coi trọng việc giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận xã
* Đại tá, TS, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG. H.
2006, tr. 73-74
1
2
hội và sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
1. Tình hình dân tộc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc
chống phá cách mạng nước ta hiện nay.
Hiện nay, trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn
trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hoá kinh tế và những vấn đề quốc tế
làm cho các dân tộc ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn, đẩy mạnh giao lưu,
hợp tác và cùng nhau phát triển. Đồng thời, mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc
tộc, xu hướng ly khai, chia rẽ dân tộc ở nhiều quốc gia, khu vực và trên thế
giới diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng làm cho quan hệ dân tộc, quan hệ giai cấp
tiềm ẩn những hậu quả khó lường.
Vấn đề dân tộc là những vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa các
tộc người, các dân tộc trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tác động đến sự tồn
tại, biến đổi của một dân tộc cũng như đời sống kinh tế, chính trị trên thế giới.
Nảy sinh vấn đề dân tộc là do sự va chạm, xung đột về quyền và lợi ích
nhiều mặt giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia
dân tộc trong quan hệ quốc tế; sự chênh lệch về dân số và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc; sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lý;
tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ty dân tộc; những thiếu sót, hạn chế
trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của bộ máy nhà nước;
những mưu đồ lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ các dân tộc… Vì vậy, tình
hình dân tộc ở mỗi quốc gia có sự khác nhau và diễn biến rất phức tạp, phải
nhận thức đầy đủ, đúng đắn vấn đề dân tộc và hậu quả của nó để có biện pháp
giải quyết kịp thời.
Việt Nam là quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 tộc người cùng sinh
sống. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cùng với sự phát triển của dân tộc,
quan hệ tộc người hình thành, phát triển đa dạng, phức tạp, xây đắp nên
3
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và hình thành những đặc điểm
chủ yếu sau:
Một là, Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều tộc người cùng
sinh sống, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong suốt quá trình dựng
nước và giữ nước. Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các tộc người ở
Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải
sớm cố kết thống nhất để tạo nên sức mạnh cộng đồng đấu tranh chống thiên
tai, địch hoạ, tồn tại và phát triển. Các tộc người ở Việt Nam đều chịu sự tác
động của điều kiện khí hậu, tự nhiên, có chung vận mệnh và lợi ích cơ bản,
luôn chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ đất nước… Đó là cơ sở khách
quan tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, giàu lòng
nhân ái, tình nghĩa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam,
truyền thống ấy đã được xây đắp, gìn giữ và phát triển không ngừng. là giá trị
tinh thần vô giá của dân tộc, là nguồn sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng mọi
thiên tai, địch hoạ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Hai là, các tộc người thiểu số cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn
rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới. Nhiều tỉnh có hàng chục tộc người
sinh sống (tỉnh Đắc Lắc có 44 tộc người), nhiều huyện có hơn 10 tộc
người, nhiều làng, bản có 3, 4 tộc người sinh sống, nhiều tỉnh có dân cư các
tộc người thiểu số chiếm đa số như: Cao Bằng, Lạng sơn, Tuyên Quang,
Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… Đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về
chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Do
cư trú xen kẽ, các tộc người có điều kiện thuận lợi để tăng cường quan hệ
về mọi mặt, hiểu biết nhau hơn, mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá, thúc
đẩy sự cố kết, hoà hợp cộng đồng dân tộc, tương trợ giúp đỡ nhau cùng
phát triển, đồng thời hạn chế ý thức lãnh thổ tộc người, tư tưởng ly khai
dân tộc.
4
Ba là, quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tộc
người ở nước ta không đều nhau. Hiện nay, nước ta có 54 tộc người, trong đó
người Kinh chiếm 86,2% dân số cả nước, 53 tộc người thiểu số chiếm 13,8%
dân số cả nước. Các tộc người thiểu số có quy mô dân số chênh lệch nhau khá
lớn, có những tộc người thiểu số có số dân trên 1 triệu người, như tộc người:
Tày, Thái, Mường, Khơ Me, nhưng cũng có những tộc người có số dân dưới
1.000 người, đó là tộc người: Sila (840), Pupéo (705), Rơmăm (352), Brâu
(313), Ơđu (301).
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tộc người không đều nhau.
Có tộc người đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã tương đối khá như tộc
người Kinh, Hoa, Tày, Mường, Thái... nhưng cũng còn một số tộc người thiểu
số ở Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên... trình độ phát triển rất thấp, đời
sống còn nhiều khó khăn.
Bốn là, mỗi tộc người có sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hoá của các tộc người hình thành và phát triển luôn gắn liền với
lịch sử dân tộc Việt Nam. Điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hoá về nhà
cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức tự
giác tộc người, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá Việt
Nam. Đồng thời, các tộc người lại có những điểm chung về văn hoá, ngôn
ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự
thống nhất trong đa dạng là đặc điểm của văn hoá cộng đồng dân tộc Việt
Nam.
Đặc điểm chủ yếu của quan hệ tộc người ở nước ta là sự đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của các tộc người trong quá trình dựng nước và
giữ nước, cùng góp phần xây dựng truyền thống quý báu của dân tộc. Từ khi
có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, truyền thống đó được phát huy cao độ
5
vì độc lập, tự do của dân tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa
luôn gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp, là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp,
gần đây lại đang nảy sinh những nhận thức rất khác nhau, các thế lực thù địch
luôn luôn tìm cách khai thác, kích động, nhất là những sơ hở, sai sót của
chúng ta trong công tác dân tộc. Vì thế, nhận thức đúng, giải quyết tốt vấn đề
dân tộc vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là yêu cầu thường xuyên để tạo
sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tình hình dân tộc ở nước ta trong những năm qua đã có bước chuyển
biến tích cực. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp
xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khối đại
đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, kinh tế
miền núi và các vùng tộc người thiểu số sinh sống còn chậm phát triển; tình
trạng du canh, du cư tự do vẫn còn; kết cấu hạ tầng thấp kém; đời sống nhân
dân, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn; khoảng cách chênh lệch về mức sống
giữa các vùng, giữa các tộc người ngày càng gia tăng; một số tập quán lạc
hậu, mê tín dị đoan, tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật và
truyền thống của dân tộc; hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc thiểu
số và miền núi còn yếu.
Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng
Việt Nam. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam
của chúng rất thâm độc, tinh vi, xảo quyệt, dễ làm cho người ta tin và làm
theo. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”;
những vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hoá, tâm lý của đồng bào các
tộc người thiểu số; những khó khăn, thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh
6
tế - xã hội, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước để tiến hành lôi kéo,
kích động, gây chia rẽ các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ dân tộc Kinh với
các dân tộc khác, kích động chống phá cách mạng nước ta. Thủ đoạn đó được
biểu hiện cụ thể là:
- Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, nhất là quan điểm,
chính sách dân tộc. Chúng tiến hành kích động mâu thuẫn dân tộc, chống phá
về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khoét sâu những mâu
thuẫn, gây nghị kỵ, hận thù, chia rẽ dân tộc; tuyên truyền tư tưởng dân tộc
lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi làm cho các mâu thuẫn giữa các tộc người ở
Việt Nam đến tình trạng căng thẳng, quyết liệt một mất một còn, dân tộc Việt
Nam bị phân hoá sâu sắc không tạo được sức mạnh tổng hợp, tự suy yếu và
thất bại; lợi dụng khó khăn (chủ yếu về kinh tế) và những hạn chế trong quá
trình thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước để kích động tạo ra sự đối lập
giữa các tộc người với nhau, giữa các tộc người thiểu số với cách mạng. Đây
là “mũi nhọn đột phá” trong các thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống
phá cách mạng Việt Nam.
- Chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế- xã hội, hỗ trợ, chỉ đạo, mua
chuộc, lôi kéo, ép buộc người dân tộc thiểu số chống đối chính quyền, vượt
biên trái phép, gây mất ổn định chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng
trên các địa bàn chiến lược, nhạy cảm … để cô lập, làm suy yếu cách mạng
Việt Nam. Ở phía Bắc, chúng tuyên truyền cái gọi là “Vương quốc Mông tự
trị”, kích động xưng vua, bạo loạn; ở Tây Nguyên, chúng tuyên truyền, lôi
kéo, kích động người Thượng thành lập “Nhà nước Đềga độc lập”, tách Tây
Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; ở Nam Bộ, chúng tăng cường hoạt động
chống phá, kích động người Khơ Me Nam Bộ đòi thành lập “Nhà nước Khơ
Me Camphuchia Krom”…
Khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, Mỹ lợi dụng chính sách mở
7
cửa, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, đề ra nhiều chính sách và kế
hoạch, hỗ trợ cho lực lượng phản động lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá
cách mạng, kích động tạo làn sóng đấu tranh rộng khắp đòi tự trị, ly khai dân
tộc. Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn viết: “Nhân dân Mỹ rất thấu hiểu và sẵn
sàng giúp đỡ người Mông tìm lại Tổ quốc"1. Thực tế những gì đã diễn ra ở
Tây Nguyên trong thời gian qua (xảy ra 02 cuộc bạo loạn chính trị tháng
02.2001 và tháng 04.2004) đã cho thấy, lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá
cách mạng Việt Nam là âm mưu cơ bản, lâu dài, không hề thay đổi của Mỹ và
các thế lực thù địch.
- Các thế lực thù địch tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng, chỉ đạo
bọn phản động người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tay cho nhiều đối tượng để
chúng tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức, đảng phái chính trị phản
động, đồng thời mua chuộc, lôi kéo các phần tử cực đoan, tạo dựng lực lượng,
“ngọn cờ” ở trong nước nhằm phục vụ cho ý đồ và kế hoạch chống phá lâu
dài cách mạng Việt Nam. Thực hiện ý đồ này, chúng đã nghiên cứu kỹ về lịch
sử, văn hoá, tôn giáo, đặc điểm của từng tộc người, lựa chọn những tên cầm
đầu và núp danh bảo vệ "quyền lợi" của từng tộc người để thành lập ra các tổ
chức, hội nhóm phản động mang màu sắc tôn giáo, dân tộc, văn hoá phù hợp
với từng vùng, miền, khu vực. Chúng đã thiết lập nhiều tổ chức chính trị phản
động, đợi thời cơ quay trở lại Việt Nam “phục thù". Theo số liệu thống kê
chưa đầy đủ, tính đến nay có hơn 100 tổ chức của người dân tộc thiểu số Việt
Nam ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ, sau đó là ở Pháp, Ca-na-đa... Đáng
chú ý, một số tổ chức mang đậm màu sắc dân tộc phản động như: "Liên đoàn
Khơ-me Cam-pu-chia Crôm thế giới"; “Mặt trận dân tộc giải phóng Khơ-me
Cam-pu-chia Crôm"; tổ chức quân sự, "Văn hoá - Chính trị", "Trí thức
Mông", "Tôn giáo - chính trị", của người Mông; “Quỹ người Thượng" (MFI);
Hiệp hội người Thượng Đê-ga" (MDA); “Trung tâm Thái học”; “Văn phòng
1
Thư của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn gửi Hội nghị người Mông tại Mỹ, tháng 09.1996)
8
Chăm-pa quốc tế - IOC”; “Hội bảo tồn văn hoá Chăm pa”... Cầm đầu các hội,
nhóm trên phần lớn là những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân ngụy
quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đã, đang và tiếp tục móc
nối, câu kết chặt chẽ với nhau và với bọn phản động trong nước để tiến hành
các hoạt động chống phá cách mạng nước ta trong vùng đồng bào các tộc
người thiểu số.
Cùng với việc thành lập các tổ chức phản động, Mỹ và các thế lực thù
địch còn chú trọng hỗ trợ ngân sách cho bọn phản động người dân tộc ở nước
ngoài thành lập các đài phát thanh như VOKK (Khơ-me Cam-pu-chia Crôm),
RFA (châu Á Tự do), đài Đê-ga và in ấn báo chí, tạp chí, tài liệu (Champaka,
VIJAYA…) bằng tiếng dân tộc, phát tán băng đĩa có nội dung tuyên truyền
xuyên tạc về "lịch sử", kích động tư tưởng đòi "tự trị", "ly khai" nhằm phục
vụ cho mưu đồ "chia nhỏ", "xé lẻ" Việt Nam.
- Chúng hỗ trợ, kích động đồng bào các tộc người thiểu số di cư trái
phép về những khu vực "trọng điểm" và vượt biên ra nước ngoài để vừa tạo
sự bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, vừa có thể "đưa người dân tộc"
về từng khu vực theo ý đồ để có điều kiện xây dựng "căn cứ" phản cách
mạng, qua đó, làm cho vấn đề dân tộc trở thành “ngòi nổ”, tạo ra những cái cớ
để Mỹ có thể can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Chúng đã triệt để lợi
dụng thực trạng di cư diễn ra do phong tục tập quán của đồng bào các tộc
người thiểu số và nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, để tìm cách
hỗ trợ, lôi kéo, chỉ đạo bọn phản động người dân tộc thúc đẩy, tạo "làn sóng"
di cư từ Tây Bắc đi Tây Thanh Hoá, Nghệ An, sang Lào, vào Tây Nguyên,
đẩy mạnh hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép. Theo thống kê chưa đầy
đủ, tại khu vực Tây Bắc, từ năm 1993 đến hết năm 2003 có khoảng 55.000
người, chủ yếu là người Mông di cư trái phép, trong đó di cư vào Tây Nghệ
An, Tây Nguyên, sang Lào chiếm 25%. Năm 2004 có 428 hộ/2670 khẩu ở các
địa bàn (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái,
9
Nghệ An, Thanh Hoá) di cư trái phép, trong đó 106 hộ/606 khẩu vào Đắc Lắc,
Lâm Đồng và Bình Phước, 59 hộ/408 khẩu sang Lào. Từ năm 2001 đến nay,
có hàng nghìn lượt người dân tộc thiểu số ở, gây không ít khó khăn phức tạp
trên địa bàn. Chúng còn lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại, vấn đề "dân
chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" và tìm cách quốc tế hoá vấn đề đó để
tuyên truyền kích động tư tưởng "ly khai", "tự trị" của các tộc người, can
thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
Để có điều kiện lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam,
các thế lực thù địch đã thông qua hoạt động từ thiện nhân đạo, thăm thân, du
lịch, hợp tác phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc với mục đích hỗ trợ
bọn phản động, cực đoan trên địa bàn hình thành các tổ chức, tạo dựng "ngọn
cờ" để tập hợp lực lượng và tiến hành các hoạt động tuyên truyền kích động
đòi "tự trị, ly khai", chống đối nhằm gây mất ổn định và tạo cớ can thiệp.
Hiện nay, vấn đề dân tộc tiếp tục được chúng lợi dụng, sử dụng như một mũi
đột kích quan trọng chủ yếu để thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”,
chống phá cách mạng nước ta.
2. Tình hình tôn giáo và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo chống phá cách mạng nước ta hiện nay.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường,
hư ảo thế giới tự nhiên vào đầu óc con người, qua sự phản ánh đó giới tự
nhiên trở thành siêu nhiên, chi phối, quyết định số phận con người; con người
phải phục tùng và tôn thờ lực lượng siêu tự nhiên đó. Đúng như Ph. Ăngghen
nhận xét: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ảnh hư ảo - vào trong đầu
óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế" 1. Trong đời sống xã hội, tôn giáo là
một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn
1
C.Mác và Ph Ăngghen,Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 437.
10
giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sỹ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động tôn giáo. Sự ra đời, tồn tại và biến đổi của tôn giáo bắt nguồn
từ các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức, tâm lý trong điều kiện lịch sử nhất
định. Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có tính lịch sử, tính
quần chúng, tính chính trị. Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và
phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội. Tôn giáo còn tồn tại
lâu dài, nhưng sẽ mất đi khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và
tư duy. Tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ
phận dân cư. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn
giáo làm công cụ hỗ trợ để áp bức, bóc lột, nô dịch quần chúng.
Theo Từ điển Bách khoa Tôn giáo thế giới năm 2001, hiện nay trên thế
giới có tới 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1
triệu tín đồ. Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo (bao
gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo, Chính thống giáo) có khoảng 2 tỷ tín đồ,
chiếm 33% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,3 tỷ tín đồ, chiếm 22% dân số thế
giới; Ấn Độ giáo: 900 triệu tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới và Phật giáo:
360 triệu, chiếm 6% dân số thế giới. Như vậy, chỉ tính các tôn giáo lớn đã có
4,2 tỷ người, chiếm 76% dân số thế giới.
Trong những năm gần đây trên thế giới, hoạt động của các tôn giáo khá
sôi động, mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Các tôn giáo cũng có xu hướng dân
tộc hoá, bình dân hoá, thế tục hoá để thích nghi, tồn tại, phát triển; mở rộng
các hoạt động giao lưu, thực hiện thêm các chức năng phi tôn giáo, tham gia
các hoạt động xã hội làm cho tình hình tôn giáo đa dạng và phức tạp hơn. Chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiếp tục lợi dụng tôn giáo để chống
phá các lực lượng cách mạng, tiến bộ và can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
11
Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi
giáo, Cao Đài, Hoà Hảo với số tín đồ gần 20 triệu người; có nhiều người cùng
lúc tham gia nhiều hành vi tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Tín đồ các tôn giáo đại
đa số là nông dân, nhân dân lao động; sống tập trung ở những vùng quan trọng về
kinh tế, quốc phòng, một bộ phận ở vùng đồng bào các tộc người thiểu số.
Trong những năm gần đây, các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển
tổ chức, gây ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội, thu hút tín đồ; tăng cường
quan hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng
mới; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi. Đại đa số tín đồ chức sắc tôn
giáo hoạt động đúng pháp luật, theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”.
Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
những nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn không ít chức sắc, tín đồ chưa thật sự
thông hiểu đầy đủ pháp luật, chính sách tông giáo của Đảng và Nhà nước ta, mang
tư tưởng chống đối, cực đoan, quá khích, chưa tuân thủ pháp luật, gây chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; các hoạt động tôn giáo xen lẫn với hành
nghề mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để
chống phá cách mạng Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng lợi dụng cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”,
“tự do tôn giáo” để chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, nhất là giữa
đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước và cách mạng. Chúng sử dụng các thủ
đoạn kích động, tài trợ, xúi giục, lừa bịp và o ép, lôi kéo, gây dựng lực lượng
phản cách mạng, hoạt động trái pháp luật, chống đối chính quyền, gây mất ổn
định chính trị.
Chúng còn triệt để khai thác các phương tiện thông tin hiện đại để tuyên
truyền, lừa mị, lôi kéo, kích động đồng bào tôn giáo chống phá cách mạng;
nuôi dưỡng, sử dụng các phần tử đội lốt chức sắc giáo sĩ để hoạt động chính
12
trị phản động; lợi dụng xu thế quốc tế hoá, các mối quan hệ quốc tế để can
thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo, chỉ đạo các lực lượng phản động
lợi dụng vấn đề tôn giáo hoạt động “diễn biến hoà bình” chống phá cách
mạng nước ta. Chúng tuyên truyền, kích động, chỉ đạo, ủng hộ và chi viện cho
việc truyền đạo trái phép, tìm cách cho ra đời các “giáo hội độc lập”, các “tôn
giáo ly khai” theo kiểu “tin lành Đềga”.
Các thế lực thù địch luôn tìm cách khai thác những hạn chế, thiếu sót của
ta trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, những khó
khăn về kinh tế - xã hội, sự lạc hậu, thấp kém về nhận thức để kích động
những người có đạo và không có đạo vi phạm pháp luật, gây rối loạn trật tự
xã hội, bạo loạn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định về
chính trị chống phá nước ta.
Trong những năm qua, trên địa bàn Tây Nam bộ xuất hiện nhiều đối
tượng là Việt kiều về thăm thân, đến các chùa "cúng dường", tranh thủ gặp
các đối tượng cực đoan đặt vấn đề "tuyển chọn" người đưa ra nước ngoài học
tập, làm ăn, thực chất là đưa đi đào tạo phục vụ cho ý đồ chống phá lâu dài.
Đầu tháng 10.2003, Hội Khơ-me Cam-pu-chia Crôm ở Úc đã cử người về
trường Trung cấp Phật học Pa-li (Sóc Trăng) lựa chọn 4/8 đối tượng là tu sĩ
người Khơ-me đang học năm cuối (năm thứ 4) đưa sang Úc đào tạo.
Đối với các tộc người thiểu số Việt Nam chưa theo một tôn giáo nào thì
việc "đạo hoá" càng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lôi kéo, tập hợp dân
chúng và hình thành các khung chính quyền ngầm núp dưới vỏ bọc tôn giáo,
cũng như sử dụng hệ thống nhà nguyện Tin Lành để chỉ huy, phối hợp các
hoạt động chống đối. Với những toan tính đó, trong nhiều năm qua, Mỹ và
các thế lực thù địch đã, đang đẩy mạnh việc lợi dụng bình phong hoạt động
“đạo hoá” dân tộc, nhất là truyền đạo Tin Lành với nhiều hình thức khác nhau
nhằm tiến tới mục đích chuyển hoá ý thức hệ tư tưởng của đồng bào các tộc
người thiểu số từ lòng tin theo Đảng, theo cách mạng sang lòng tin vào đấng
13
Cứu thế (Chúa Trời, Vàng Chứ), làm thay đổi nếp sống văn hoá truyền thống
bằng thứ văn hoá xa lạ, trên cơ sở đó dùng “thần quyền” để lừa bịp, tập hợp
lực lượng, khống chế, hình thành các nhen nhóm phản động dưới vỏ bọc tôn
giáo, tạo dựng "ngọn cờ", chuẩn bị nguồn lực bên trong, khi hội đủ điều kiện
thì kích động gây bạo loạn, tạo cớ can thiệp.
Để thực hiện thủ đoạn này, chúng nghiên cứu đặc điểm của từng tộc
người (tâm lý, tập quán, lịch sử), cơ sở xã hội của từng khu vực để tiến hành
"đạo hoá" (Tin Lành - Vàng Chứ người Mông ở Tây Bắc, Tin Lành Đê-ga
người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên); sử dụng tổng hợp các biện pháp (đài
phát thanh, tán phát tài liệu, dùng tiền mua chuộc thông qua hoạt động "từ
thiện", dụ dỗ, đe doạ, xây dựng hệ thống cơ sở thờ tự, đào tạo truyền đạo
viên, hợp thức hoá tổ chức...) để phát triển tín đồ nhằm hình thành cơ sở xã
hội của cái gọi là "Vương quốc tự trị"; núp dưới vỏ bọc tôn giáo để liên kết,
tập hợp lực lượng, phối hợp điều hành các hoạt động chống phá cách mạng.
Lợi dụng vấn đề do lịch sử để lại, đời sống khó khăn, tâm lý của người Mông
(mong mỏi tìm lại Tổ quốc của mình), Mỹ và các thế lực thù địch đã "nhào
nặn" ra "Đấng Cứu thế" - "Vua Mèo" của "Tin Lành Vàng Chứ" (hình thức
tôn giáo với sự cải biến luật lệ, lễ nghi của đạo Tin Lành cho đơn giản phù
hợp đặc điểm tâm lý của người Mông) để truyền bá đạo vào khu vực các tỉnh
miền núi phía Bắc, khởi đầu là hoạt động "Xưng Vua" ở Hàm Yên, Tuyên
Quang. Chúng tuyên truyền "Vua Vàng Chứ của người Mông đã về, người
Mông phải nghỉ sản xuất, bỏ bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị đón Vua. Vua Vàng
Chứ là người trời, ai đón Vàng Chứ sẽ được ban cho sống lâu, người già thì
trẻ lại, người ốm thì khỏi bệnh, không làm cũng có ăn... nếu người Mông
không theo Vua thì Vua sẽ làm ngập lụt, sẽ bị hổ vồ, nước cuốn trôi". Với luận
điệu tuyên truyền như vậy, chúng đã lôi kéo được hàng nghìn người Mông
tham gia và bước đầu tạo được "chỗ đứng" của đạo Tin Lành (trong vỏ bọc
"đạo Vàng Chứ") ở vùng đồng bào Mông. Chúng thường núp danh "viện trợ
14
nhân đạo" để móc nối, hỗ trợ cho các tổ chức Tin Lành trong nước để tìm
cách lập "văn phòng", củng cố hệ thống tổ chức, tán phát kinh thánh, đào tạo
truyền đạo viên, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (đài RFA, đài
FEBC ở Ma-ni-la, đài Đê-ga...) để tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành.
Tại khu vực Tây Nguyên, được các thế lực thù địch bên ngoài hỗ trợ, chỉ
đạo, bọn phản động (chủ yếu là FULRO cũ) bí mật trà trộn vào vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số để hoạt động truyền đạo Tin Lành, tập hợp lực lượng
và lợi dụng những khó khăn, vướng mắc của đồng bào các tộc người thiểu số
khoét sâu mâu thuẫn “Kinh - Thượng”, kích động chống đối... Đặc biệt, nhóm
Ksor Kơk ở Mỹ đã thành lập tổ chức “Tin Lành Đê-ga” để tập hợp lực lượng,
lợi dụng hoạt động truyền và học đạo để kích động đòi đuổi người Kinh ra
khỏi Tây Nguyên, đòi công nhận “Hội thánh Tin Lành Đê-ga” ở Tây Nguyên,
đòi thành lập “Nhà nước Đê-ga của người Thượng”. Trong năm 2001 và 2004
chúng đã kích động hàng chục nghìn người tham gia biểu tình, bạo loạn,
chống đối chính quyền. Sau các cuộc bạo loạn trên, chúng tiếp tục lợi dụng
hoạt động tôn giáo để kích động người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt
biên, phá hoạt kinh tế, chống đối chính quyền gây nhiều khó khăn, phức tạp
cho ta.
3. Tác động của vấn đề dân tộc, tôn giáo đến xây dựng ý thức bảo vệ
Tổ quốc cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Ý thức của con người được nảy sinh trong mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nó luôn mang tính chủ quan, vì kết quả phản ánh của nó phụ thuộc
vào năng lực của chủ thể phản ánh. Ý thức là một hiện tượng xã hội, bắt
nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách
quan. C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ: “ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm
15
xã hội, và vẫn là như vậy, chừng nào con người còn tồn tại” 1. Ý thức không
tồn tại dưới dạng chung chung, trừu tượng.
Nó luôn biểu hiện dưới những hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, đạo
đức… phản ánh những mặt, những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Ph. Ăngghen khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định sự
tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của
họ”2.
Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của người dân Việt Nam hiện
nay là một dạng đặc thù của ý thức chính trị, tổng hoà những tri thức, niềm tin
và ý chí quyết tâm của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Đó chính là sự hiểu biết về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
về quốc phòng, an ninh, về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
được hiến pháp, pháp luật thừa nhận; sự tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; ý chí quyết tâm, trách nhiệm công dân, kiên quyết
đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, chống các quan điểm tư tưởng, hành
động phá hoại của các thế lực thù địch.
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu thuộc về bản chất và không
bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang
đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” chống Việt Nam với phương châm
lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại
giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật
đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch làm cho cách
mạng nước ta gặp không ít khó khăn, phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ
1
2
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 43
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập13, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr. 607
16
quốc cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chúng lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo để tác động đến nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, ý
chí quyết tâm và hành động cần phải có của mọi người dân đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Sự tác động ấy được biểu hiện trên các
vấn đề chủ yếu sau:
- Nhận thức sai lệch đồng bào các dân tộc, các tôn giáo về quan điểm
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách dân tộc, chính sách
tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về truyền thống cách mạng, bản chất của chế
độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về
quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh
trong tình hình mới; nhận thức sai lệch về âm mưu, thủ đoạn chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch… Gây tâm lý nghi ngờ, chống đối sự lãnh đạo
của Đảng, phủ nhận và vô hiệu hoá sự quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh
vực đời sống xã hội và các hoạt động tôn giáo, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo,
làm cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo không nhận thức đúng những
hành động của mình và trở thành lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta.
Thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống
đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hoá chế độ
chính trị ở Việt Nam .
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau của đồng bào các tộc người,
các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ giữa
tộc người đa số với tộc người thiểu số và giữa các tộc người thiểu số với
nhau, giữa đồng bào có tôn giáo và không tôn giáo, giữa đồng bào theo các
tôn giáo khác nhau, làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Niềm tin của đồng bào các tộc người, các tôn giáo vào bản chất tốt đẹp
và tất thắng của chủ nghĩa xã hội; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, đường lối đổi mới, các chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của
17
Đảng và Nhà nước; niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tác
động đến tư tưởng, tình cảm và thái độ của người dân đối với quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
tình yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tự hào về truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc…
- Ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mọi người dân, nhất
đồng bào các tộc người thiểu số, các tôn giáo trong giai đoạn cách mạng mới.
Đây là cái đích của việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch. Làm cho người dân từ nhận thức không đúng,
giảm sút tình cảm, niềm tin, dẫn đến hoang mang, thiếu ý chí quyết tâm, sợ hy
sinh, gian khổ, thiếu tinh thần trách nhiệm, thủ tiêu đấu tranh cách mạng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch rất nham hiểm, để lại hậu quả khó
lường, có tác động tiêu cực đến xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi
người dân Việt Nam trong thời kỳ mới, nhất là đồng bào các tộc người thiểu
số, các tôn giáo. Tuy nhiên, âm mưu thủ đoạn đó của chúng có thực hiện được
hay không còn tuỳ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn, sự chủ
động tiến công của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của toàn
quân và toàn dân.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc
là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội X của Đảng
chỉ rõ: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài
trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và
18
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc… Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”1.
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu
dài, có những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới. Đảng
ta chỉ rõ: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn
giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ
đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ
chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ”2.
Giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo là một quá trình lâu dài cùng với quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn và hành động lợi dụng vấ đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
4. Một số giải pháp chủ yếu xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa cho mọi người dân Việt Nam hiện nay
Để khắc phục sự ảnh hưởng của các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo của các thế lực thù địch đến xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi
người dân Việt Nam phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, cần
tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chinh trị
quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 121-122.
2
Sđd, tr. 122
19
Một là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ không thể tách rời giữa độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới, quan điểm, chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay. Đây là giải pháp quan trọng trước tiên cần được quán triệt và thực
hiện. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị,
của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo về các nội
dung trên, thì chúng ta mới làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo, kiên quyết đấu
tranh ngăn chặn và khắc phục có hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, xây dựng ý thức
bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp.
Hiện nay, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu rộng đường lối
đổi mới xây dựng đất nước, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, kiến thức quốc
phòng- an ninh, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho mọi người dân. Phổ biến
pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, quyền và
nghĩa vụ quân sự. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy lòng tự hào dân
tộc, truyền thống đoàn kết của đồng bào các tộc người, các tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vạch trần âm mưu, thủ đoạn “diễn biến
hoà bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế
lực thù địch để mọi người dân Việt Nam luôn đề cao cảnh giác không bị
chúng lừa gạt, lôi kéo, lợi dụng. Vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật nhà
nước, nhất là chính sách, pháp lệnh về dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên đổi
20
mới phương pháp, sử dụng nhiều hình thức, biện pháp, lực lượng và phương
tiện tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân, nhất là đồng bào các tộc người
thiểu số, các tôn giáo.
Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm không ngừng tăng cường sức mạnh nội lực, tạo nên sức đề kháng trước
mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của thế lực thù địch, xây dựng ý thức bảo
vệ Tổ quốc cho mọi người dân Việt Nam. Cần tuân thủ những vấn đề có tính
nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ
Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng là khối liên
minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn
kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân
dân, nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu
tranh loại trừ những nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa
các dân tộc; tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng và tự do không
tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân; đoàn kết đồng bào không phân biệt tôn
giáo tín ngưỡng. Chống kỳ thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân
tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc, tôn giáo.
Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân
tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Hiện nay, trước sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, tệ nạn xã
hội, các hiện tượng tiêu cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự chống
phá của các thế lực thù địch, một bộ phận nhân dân giảm sút niềm tin vào
đường lối đổi mới của Đảng, thờ ơ với chính trị, mất cảnh giác, thiếu ý chí
quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Điều đó
làm cho việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội càng quan trọng cấp bách
21
hơn. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân
trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân, nhất là đồng bào
các tộc người, các tôn giáo.
Ba là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tộc người,
các tôn giáo, tạo điều kiện để mọi người dân tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân có kết quả, vô hiệu hoá sự lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta của kẻ thù. Khi đời sống
vật chất, tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà
nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì mọi âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực
thù địch sẽ bị thất bại.
Các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân tham gia
tích cực vào các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có tôn giáo; tạo mọi điều kiện giúp đỡ
đồng bào các tộc người thiểu số, các tôn giáo nhanh chóng xoá đói giảm
nghèo, nâng cao dân trí, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ bản sắc văn hoá
các dân tộc, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; khắc phục sự
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đồng bào các tộc người
thiểu số, các tôn giáo; đem lại những lợi ích cụ thể về vật chất, tinh thần cho
mọi người dân.
Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị xây dựng ý thức bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân. Chăm lo xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở vùng tộc người thiểu số, vùng tôn giáo thật sự trong
sạch, vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là con em các
tộc người thiểu số, các tôn giáo. Làm cho các tổ chức, các lực lượng trong hệ
thống chính trị thật sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện chính sách dân
22
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, phòng chống các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng, xây dựng ý thức bảo vệ
Tổ quốc cho mọi người dân.
Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá; khẳng định
tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chính trị, quân sự của Đảng ta; vạch rõ tính chất phản khoa học,
phản cách mạng của những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động,
chống phá của các thế lực thù địch. Kiên quyết đấu tranh với những nhận
thức, tư tưởng, quan điểm, thái độ sai trái. Tuyên truyền, vận động đồng bào
các dân tộc, các tôn giáo tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá.
tự vạch mặt bọn xấu cùng những thủ đoạn xảo trá của chúng. Sử dụng có hiệu
quả các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, cổ vũ, động viên
những gương điển hình trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
phê phán những nhận thức, thái độ và việc làm trái với lợi ích của quốc gia,
dân tộc. Xử lý nghiêm theo pháp luật những người ngoan cố chống phá cách
mạng. Đồng thời, kiên trì giáo dục, thuyết phục, vận động những người nhẹ
dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, bình
đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải. Đây là những giải pháp cơ
bản quan trọng để phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng và xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa cho mọi người dân Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
23
1. V.I.Lênin. Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản
Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tr.169-170.
2. V.I.Lênin. Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, Toàn tập, tập
17, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr.510-516.
3. Ban chỉ đạo tổng kết lí luận Trung ương Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân (tháng 8 -2004)
4. Phạm Hồng ChươngP, Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG. H. 2003
5. Đảng CSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, BCHTƯ (Khoá VIII), H. 1996,
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG. H.
2001.
7. Hội đồng chỉ đạo biên soạn GTQG, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG. H. 2003
8. Trần Đình Huỳnh, Gìn vàng, giữ ngọc, Nxb Lao động, H. 1994
9. Nguyễn Đình Lộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, Nxb CTQG. H. 1998.
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG. H. 1995-1996
11. Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lí, H.1985.
12. Hồ Chí Minh và pháp chế, Nxb Tp HCM. 1985 .
13. Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, tập III, Nxb Lao động, H. 1971, tr 138
14. Hồ Chí Minh, Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb CTQG. H. 2000.
15. Phùng Hữu Phú (Chủ biên), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG. H. 1995.
16. Thang Văn Phúc (Chủ biên), Cải cách hành chính Nhà nước - thực trạng,
nguyên nhân và giả pháp (Sách tham khảo) Nxb CTQG. H. 2001.
17. Nguyễn Văn Thảo1, Bộ máy Nhà nước ta 54 năm - xây dựng - trưởng
thành - đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 17 (9- 1999).
24
18. Nguyễn Phú Trọng1, Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh - điều kiện
bảo đảm và giữ vững tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ta. TCCS số 3
(2-20000
19. Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh vvề xây dựng nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb ĐHQG.Tp HCM. 2003.
20. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam Nxb.
CAND. H. 2000.
21. Tô Huy Rứa, Thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong
hoạt động của Đảng cầm quyền, Báo Nhân dân 11-3 2004
22. Đào Trí úc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 2/ 1995.
23. Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, Nxb CTQG. H. 2001.
24. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong
thời kỳ mới, Nxb CTQG. H. 2004.
25. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 43
26. C. Mác và Ph. Ăngghen,Toàn tập, tập13, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr.
607
27. C.Mác và Ph Ăngghen,Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội 1994, tr. 437.