Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Địa Trung Hải là phồn vinh của quá khứ, Mỹ là phồn vinh vủa hiện tại, Châu Á là phồn vinh của tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 28 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Phân tích và bình luận nhận định: “Địa Trung Hải là phồn vinh của
quá khứ, nước Mỹ là phồn vinh của hiện tại, Châu Á là phồn vinh của
tương lai”.

Môn: Lịch sử kinh tế
Giảng viên: Nguyễn Chí Hải
Lớp: K17402C

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2018

Danh sách thành viên:

1.

Nguyễn Thị Tường Vi

K174020204


2.

Xa Thị Tú Uyên

K174020202

3.

Nguyễn Như Cẩm Tiên

K174020147



4.

Nguyễn Huỳnh Lâm

K174020185

5.

Đào Bích Vân

K174020203

6.

Nguyễn Quốc Hiệu

1


MỤC LỤC
Danh sách thành viên:...................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
1. Địa Trung Hải là phồn vinh của quá khứ:.................................................................3
1.1. Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX:...........................................4
1.2. Từ năm 1973 đến năm 1991:...............................................................................5
1.3. Từ 1991 đến năm 2000:......................................................................................6
2. Nước Mỹ là phồn vinh của hiện tại:..........................................................................6
2.1. Kinh tế Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước thực quyền:.....................................6
2.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế Mỹ:................................6

2.3. Kinh tế nước Mỹ trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền (từ 1865 đến nay):.9
2.4. Kinh tế Mỹ từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai
(1914-1945):............................................................................................................11
2.5. Kinh tế Mỹ sau WW2 (1945-1973):..................................................................12
2.6. Kinh tế Mỹ thời kỳ từ 1974 đến nay:................................................................12
3. Châu Á là phồn vinh của tương lai:.........................................................................14
3.1. Thương mại:......................................................................................................15
3.2. Công nghiệp:.....................................................................................................17
3.3. Nông nghiệp:....................................................................................................20
KẾT LUẬN..................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22

2


Đề tài: Phân tích và bình luận nhận định: “Địa Trung Hải là phồn vinh của quá
khứ, nước Mỹ là phồn vinh của hiện tại, Châu Á là phồn vinh của tương lai”.

1. Địa Trung Hải là phồn vinh của quá khứ:

Trong giai đoạn 1945-1991, trung tâm quyền lực quốc tế nằm ở phương Tây, nơi diễn
ra sự đối đầu về chính trị, an ninh, quân sự giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau là
TBCN do Mỹ làm trung tâm và XHCN với Liên Xô là trụ cột.
Về thực chất, mâu thuẫn Mỹ - Xô là mâu thuẫn chủ yếu của thế giới và sự vận động,
phát triển của nó quyết định sự phát triển của tình hình thế giới.
Vì thế, người ta mới cho rằng, 1945-1991 là thời kỳ đối đầu Mỹ - Xô, là thời kỳ Chiến
tranh Lạnh giữa hai siêu cường.
Trung tâm quyền lực quốc tế (phương Tây) thời kỳ này có một số đặc điểm nổi bật
sau:
- Một là, nơi hội tụ mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất của thế giới, nơi đây dễ nhận

biết bạn, thù và giữa chúng có phòng tuyến phân chia hai nửa của thế giới đối địch.
- Hai là, sức mạnh kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng, nhưng đối đầu về sức mạnh
quân sự luôn có vai trò quyết định. Năm 1972, GDP của Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu chỉ bằng khoảng 20% GDP của các nước G7, nhưng sức mạnh quân sự của
hai hệ thống đã tương đương nhau trên một số chỉ tiêu như số đầu đạn hạt nhân và các
phương tiện chuyển tải.
Nói cách khác, tại trung tâm quyền lực quốc tế này, nếu xảy ra chiến tranh thì không
bên nào có thể giành thắng lợi áp đảo, mà cả hai bên có thể đồng thời bị hủy diệt - một
cuộc chiến không có kẻ thua người thắng.
Cuối năm 1991, Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN sụp đổ, cuộc đối đầu Mỹ - Xô kết
thúc, Mỹ trở thành vai diễn chủ yếu trên sân khấu chính trị thế giới – trung tâm quyền
lực phương Tây.
3


4


Tám năm tiếp theo dưới thời Boris Elsin (1991–1999), nước Nga đứng bên bờ vực sụp
đổ nhưng lực lượng vũ trang Nga vẫn nắm giữ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ với các
phương tiện chuyển tải hiện đại, đủ khả năng san bằng các nước phát triển Tây Âu.
Do đó, dù Nga đã suy sụp, Mỹ và các nước tư bản phát triển vẫn cảnh giác và xem
Nga là đối thủ chủ yếu. Điều đó có nghĩa là sân khấu chính trị vẫn ở phía Tây, trung
tâm quyền lực chính trị thế giới vẫn ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Về sự chuyển dịch trung tâm sức mạnh thế giới từ Tây sang Đông, sẽ có rất nhiều ý
kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đó là điều bình thường trong dự báo chiến
lược. Song sự chuyển dịch này sẽ mang những nét chính sau:
- Một là, dưới tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: chính trị, kinh tế, an ninh, năng
lượng, môi trường sinh thái và nhân khẩu học… trong đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhanh
chóng của Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm, đã bắt đầu diễn ra sự chuyển dịch trung

tâm quyền lực từ Tây sang Đông.
- Hai là, sự chuyển dịch trung tâm sức mạnh thế giới từ Tây sang Đông diễn ra trong
một quá trình khá lâu dài, có thể đến 3-4 thập kỷ nếu tính từ năm 2001. Học giả nổi
tiếng Kishore Mahbubani và Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) đều đưa ra dự báo
“cơ cấu quốc tế được hình thành sau Thế chiến II sẽ gần như thay đổi hoàn toàn vào
năm 2025”.
- Ba là, ở mức độ khác nhau, các nước, nhất là các cường quốc, các nước cận kề trung
tâm quyền lực, bắt đầu đã điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại và chiến lược
phát triển quốc gia để ứng phó kịp thời đối với quá trình chuyển dịch quyền lực từ Tây
sang Đông.

1.1. Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
 Sự phát triển:
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề.

5


- Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ
của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi
phục.
- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây
Âu ổn định và phát triển -nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh
trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ
thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản).
- Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn
của thế giới.
- Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
- Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng
kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.

 Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng
cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
- Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn viện trợ Mĩ,
tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển, sự hợp tác có hiệu quả trong
Cộng đồng châu Âu (EC).

1.2. Từ năm 1973 đến năm 1991:
- Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo
dài. Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh
tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp.
Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó
khăn trở ngại.

6


1.3. Từ 1991 đến năm 2000:
- Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.
- Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng
tăng từ 2,9 đến 3,4%.
- Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thập
niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp
toàn thế giới. Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại.

2. Nước Mỹ là phồn vinh của hiện tại:

2.1. Kinh tế Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước thực quyền:
Sau khi cuộc đấu tranh giành độc lập thắng lợi, nước Mỹ tăng cường mở rộng lãnh thổ

bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đến giữa thế kỷ XIX, nước Mỹ đã có 30 bang, rộng hơn 3 triệu dặm vuông, dân số
ngày càng đông, dân số mỹ ngày càng đông, nguồn di dân từ châu Âu sang ngày càng
nhiều.
Cùng với công cuộc bành trướng lãnh thổ về phía Tây, Mỹ còn mở rộng đất đai sang
châu Mỹ La tinh và thực hiện nhiều biện pháp như: tham gia chiến tranh thuốc phiện,
ký kết với triều đình Mãn Thanh nhằm mở rộng thị trường tạo điều kiện cho kinh tế
Mỹ phát triển.

2.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế Mỹ:
Cuộc Cách mạng công nghiệp được bắt đầu ở miền Bắc nước Mỹ vào những năm cuối
thế kỷ XVIII.
Sự phát triển công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy công nghiệp nặng phát triển.

7


Năm 1870, ngành luyện kim đạt sản lượng 68.700 tấn, ngành khai thác than cũng được
chú ý phát triển và đạt 29,5 triệu tấn.
Sự phát triển công nghiệp đặt ra nhu cầu phát triển giao thông vận tải. Tốc độ xây
dựng đường sá, cầu cống ở Mỹ diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là đường sắt.
Bên cạnh đó thì vận tải đường sông cũng trở thành nhu cầu bức thiết nối liền miền Tây
với miền Đông .
So với các nước châu Âu, cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra nhanh chóng hơn, tính
đến giữa thế kỷ XIX đã căn bản hoàn thành ở các bang phía Bắc.
Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần so với năm 1800, Mỹ vươn lên
đứng hàng thứ 4 vào giữa thế kỷ XIX và hàng thứ 2 trên thế giới vào năm 1870.

 Nguyên nhân cách mạng công nghiệp Mỹ được tiến hành nhanh:
- Sử dụng được nhiều yếu tố khách quan thuận lợi.

- Tài nguyên phong phú, đất đai khí hậu thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nguồn
vốn, lao động, kỹ thuật từ châu Âu sang.
 Cách mạng công nghiệp Mỹ tuy cũng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, nhưng đã
nhanh chóng chuyển sang công nghiệp nặng và phát triển đều các ngành.
Phía Bắc, cách mạng công nghiệp tác động vào nông nghiệp, việc sử dụng máy gặt
giúp sản lượng nông nghiệp tăng lên nhanh chóng.
Ở miền Nam, các đồn điền trồng bông cũng được mở rộng. Lúa gạo trở thành mặt
hàng xuất khẩu quan trọng, thuốc lá Virginia được coi là sản phẩm quý trên thị trường
thế giới.
Trong nông nghiệp nước Mỹ, đã hình thành hai hệ thống đối lập nhau:
- Ở phía Bắc nông nghiệp phát triển theo hướng trang trại tự do tư bản chủ nghĩa, các
trại chủ chú ý ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp
và thuê lao động.

8


- Phía Nam ít sử dụng máy móc, kỹ thuật, chủ yếu là khai thác và sử dụng kiệt quệ sức
lao động của người da đen, dẫn đến năng suất lao động trong các đồn điền rất thấp.
Bảng 2.2.1.

Dân số (triệu)

1800

1810 1820 1830 1840 1850

1860

1870


5,3

7,2

9,6

Than (triệu tấn)

12,9

17,1

23,3

31,5

37,5

0,3

1,8

6,3

13,0

29,5

21


221

Dầu lửa (tr.gallon)
Gang (1000 tấn)

40

50

20

30

60

20

0,8

1700

Bông tiêu thụ (1000
kíp)

19

36

100


180

145

423

-

1163

Xuất khẩu (tr.USD)

36

42

52

59

112

135

316

377

Nhập khẩu (tr.USD)


41

61

56

50

86

164

357

420

36,8

4500 14500 49000 8500
0

Đường sắt (km)

(Nguồn: Giáo trình của giáo sư Tratulốp, Tiếng nga, năm 1973 trang 169.)

Mâu thuẫn giữ hai hệ thống nông nghiệp dẫn đến cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865),
mặc dù có thiệt hại về vật chất 6,7 tỷ USD, 600.000 người bị chết và 500.000 người bị
thương, nhưng đã mang lại thắng lợi cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở phía
Bắc, thủ tiêu chế độ nô lệ ở đồn điền phía Nam.

“Luật giải phóng nô lệ” (01-01-1863) và chính sách bảo hộ mậu dịch đã thực hiện trên
toàn lãnh thổ nước Mỹ đã tạo cơ sở cho kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
được phát triển nhanh chóng, đưa nước Mỹ vươn lên vị trí hàng đầu về kinh tế vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

9


2.3. Kinh tế nước Mỹ trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền (từ
1865 đến nay):
Đầu thế kỷ XX nước Mỹ đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản
xuất công nghiệp Mỹ tăng rất nhanh.
Năm 1913, sản lượng thép của Mỹ đạt 31,9 triệu tấn so với 35 triệu tấn của tất cả các
nước Tây Âu. Ngành khai thác than sản lượng đạt 517 triệu tấn, trong khi đó của Tây
Âu là 439 triệu tấn.
Cũng trong năm này, Mỹ chiếm hơn một nửa lượng dầu mỏ của thế giới. Các ngành
công nghiệp có giá tị gia tăng lớn và tăng nhanh nhất trong thời kỳ này là chế tạo mãy,
gỗ, in ấn, sắt thép, rượu, may mặc, vải bông, thuốc lá, xe, toa xe lửa, và da giày.
Nông nghiệp Mỹ cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhà nước có chính sách khuyến
khích kinh tế trang trại như không đánh thuế vào hàng nông sản, nông nghiệp phát
triển theo hướng chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật, do đó gia trị
sản lượng nông nghiệp năm 1913 tăng 4 lần so với năm 1870, từ 2,5 tỷ USD lên 10 tỷ
USD. Nước Mỹ cung câp 9/10 bông; 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới vào cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Trong quá trình phát triển kinh tế, đường sắt cũng mở rộng nhanh chóng, là nhân tố tác
động trở lại sự phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế giữa các vùng, khái thác có hiệu
quả nguồn tiềm năng của các ngành kinh tế của nước Mỹ.
Ngoại thương cũng phát triển nhanh và Mỹ bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Năm 1870
kim ngạch ngoại thương đạt 1,5 tỷ USD, năm 1941 đạt 5,5 tỷ USD.
Nếu năm 1899 đầu tư ra nước ngoài của Mỹ mới đạt 500 triệu USD thì đến năm 1913

đạt 2.625 triệu USD, tăng hơn 5 lần.
Sự phát triển công nghiệp đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nước Mỹ.
Cuối thế kỷ XIX nông nghiệp chiếm 50% thì đến 1913 chỉ còn 30% trong tổng sản
phẩm trong nước.

10


 Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX là do nhiều nguyên nhân:
- Do kết quả của cuộc nội chiến (1861-1865) đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam,
tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
- Sau nội chiến, chế độ bảo hộ mậu dịch được thực hiện đã giúp công nghiệp Mỹ tránh
khỏi sự cạnh tranh của hàng công nghiệp nước ngoài.
- Sự phát triển nông nghiệp trang trại tư bản với quy mô lớn đa tạo ra hậu thuẫn vững
chắc cho sự phát triển công nghiệp.
- Thời gian này nước Mỹ tiếp tục thu hút vốn, lao động, kỹ thuật từ các nước châu Âu.
- Mỹ đẩy mạnh nghiên cứu và đã có nhiều bằng phát minh, sáng chế, tạo điều kiện cho
sự phát triển các ngành công nghiệp được với kỹ thuật mới .
- Nhiều ngành công nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời bấy giờ như công
nghiệp chế tạo ôtô, công nghiệp hóa chất, luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp điện,
công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ v.v... của Mỹ giai đoạn này đã thể hiện ưu
thế vượt trội so với các nước tư bản ở châu Âu.
- Kinh tế Mỹ phát triển thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung tư bản và tập trung sản
xuất, và hình thành các tổ chức độc quyền.
- Độc quyền ở Mỹ diễn ra nhanh, quy mô lớn, thấu tóm hầu hết các ngành kinh tế chủ
yếu trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, đường sắt
v.v...
- Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý kinh tế- chính trị thuận
lợi.

- Trong giai đoạn này lãnh thổ Mỹ tiếp tục được mở rộng về phía Tây, đó là những
miền đất còn nhiều tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp
khái thác, chế biến gỗ, năng lượng.

11


2.4. Kinh tế Mỹ từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến hết Chiến tranh thế
giới thứ hai (1914-1945):
Khi mới tham gia chiến tranh, kinh tế Mỹ bị xáo trộn nhưng chiến tranh lại kích thích
kinh tế Mỹ phát triển.
Mỹ lợi dụng việc bán vũ khí và trang bị cho các nước tham chiến thu được 35 tỷ USD
lợi nhuận. Vốn đầu tư cho nông nghiệp từ 1914-1919 tăng khoảng 2 tỷ lần, sản phẩm
công nghiệp tăng 1,7 lần, nông nghiệp tăng 1,5 lần.
Sau chiến tranh Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa,
đồng thời là chủ nợ lớn nhất, riêng các nước Tây Âu vay nợ của Mỹ là 7 tỷ USD.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918, trong khi các nước châu Âu phải khôi
phục kinh tế thì Mỹ tiếp tục được phát triển.
Cuộc khủng hoảng chu kỳ 1920-1921 cũng tác động làm cho kinh tế Mỹ giảm sút,
nhưng với tiềm lực kinh tế mạnh Mỹ khôi phục nhanh và bước vào giai đoạn phát triển
ổn định 1924-1928. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế Mỹ thụt
lùi lại 20 năm về trước.
Đường lối kinh tế của Roosevelt nhằm bảo vệ quyền lợi cho tư bản độc quyền, tuy
nhiên cũng góp phần khôi phục nền kinh tế, nhưng cho đến năm 1939 nhiều chỉ tiêu
kinh tế vẫn chưa đạt được so với mức trước khủng hoảng.
Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ năm 1939, nhưng đến tháng 12/1941 Mỹ mới
tham gia, đứng về phía Đồng Minh.
Trong WW2, Mỹ thiệt hại không đáng kể nhưng lại tiếp tục giàu lên vì chiến tranh.
Nhờ bán vũ khí cho các nước Đồng Minh, Mỹ thu được 117,2 tỷ USD lợi nhuận.
Từ năm 1940-1945 sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi; GDP tăng hơn 2 lần từ 99,7 tỷ

USD lên 211,9 tỷ USD.
Sau WW2 nước Mỹ chiếm hơn 50% sản xuất công ngiệp, hơn 50% kim ngạch xuất
nhập khẩu, gần 3/4 dự trữ vàng và giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong hệ thống các
nước tư bản chủ nghĩa.
12


2.5. Kinh tế Mỹ sau WW2 (1945-1973):
Mỹ gánh lấy trách nhiệm giúp các nước Tây Âu và Nhật Bản khôi phục kinh tế. Điều
đó xuất phát từ chiến lược mở rộng thị trường, nhằm làm bá chủ thế giới.
Thông qua viện trợ kinh tế, Mỹ tăng cường vai trò chi phối, khống chế Tây Âu và
Nhật Bản, đồng thời liên kết chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện kế hoạch Marshall, Mỹ đã ký hiệp ước song phương với từng nước nhận
viện trợ, hiệp ước quy định nước nhận được viện trợ phải dùng tiền viện trợ để mua
hàng hóa của Mỹ, phải xóa bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa cho thị trường Mỹ. Nhờ đó
mà từ năm 1946-1951 Mỹ thu được 30 tỷ USD.
Cùng với xấm nhập vào thị trường Tây Âu, Mỹ còn tìm cách giành giật thị trường
châu Á, châu Phi. Đây là khu vực cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản cho sự pt cn
Mỹ, đồng thời là thị trường tiêu thụ máy móc kỹ thuật và hàng tiêu dùng.
Kinh tế Mỹ giai đoạn 1951-1973 tuy có 4 lần suy thoái, nhưng nhìn chung vẫn phát
triển tương đối nhanh. Nhưng do Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh hơn, làm cho
địa vị của Mỹ giảm sút tương đối trong nền kinh tế thế giới.

2.6. Kinh tế Mỹ thời kỳ từ 1974 đến nay:
Trong những năm 1974-1982 kinh tế Mỹ phát triển chậm chạp và không ổn định, cùng
với đó lạm phát thất nghiệp gia tăng, làm cho địa vị kinh tế của Mỹ tiếp tục giảm sút
tương đối so với Nhật Bản và Tây Âu.
Thị trường nước ngoài của Mỹ cũng bị thu hệp sau khi mất Đông Dương cùng với sự
cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu, và cuộc đấu tranh giành chủ quyền của
các nước đang phát triển.


13


 Mỹ điều chỉnh kinh tế từ 1983 đến nay:
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học và công
nghệ.
- Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp.
- Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia.
- Điều chỉnh vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước.

Bảng 2.6.2. Tỷ lệ đóng góp cho quỹ trợ cấp xã hội của một số nước tư bản chủ
yếu.
Bên đóng góp

Xí nghiệp

Người lao
động

Trích từ ngân
sách

Các loại thuế
khác

Mỹ

49,5


15,2

34,8

0,5

Nhật Bản

26,1

25,0

48,9

0,0

Anh

31,9

14,7

51,7

1,7

Pháp

52,9


24,7

21,0

1,4

CHLB Đức

37,6

30,5

28,0

3,9

(Nguồn: Điều chỉnh kinh tế của nhà nước ở các nước tư bản phát triển. NXB Chính trị Quốc
gia, 1993, trang 105.)

14


Hình 2.6.1.

GDP
6
5
4
3


GDP

2
1
0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999200020012002200320042005
-1
-2

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và Thế giới, tập san qua các năm 1996
đến 2005.)

Nước Mỹ vẫn giữ được vị trí kinh tế hàng đầu thế giới với tiềm lực kinh tế kỹ thuật
hùng mạnh chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới, chiếm 1/2 số
phát minh khoa học lớn và 3/4 ấn phẩm khoa học.

3. Châu Á là phồn vinh của tương lai:

Năm 2012, các tổ chức nghiên cứu của Mỹ dự đoán rằng châu Á sẽ sớm trở thành các
đối thủ nặng ký trên thương trường quốc tế. Năm 2030, châu Á được dự đoán vượt qua
Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại trên phương diện sức mạnh toàn cầu (dựa trên GDP, quy
mô dân số, chi tiêu cho quốc phòng và đầu tư vào công nghệ).

15


3.1. Thương mại:
Hiện nay, phần lớn những nền kinh tế năng động nhất thế giới, bao gồm hai “gã khổng
lồ” Trung Quốc và Ấn Độ, đều nằm tại khu vực châu Á, cụ thể là Đông Á, Đông Nam

Á và Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự đoán tỉ trọng của các nền kinh tế mới nổi
tại châu Á trong tổng sản lượng thế giới (với sức mua tương đương) sẽ tăng từ gần 9%
trong năm 1980 lên 38% trong năm 2021, không chênh lệch nhiều so với các quốc gia
tiên tiến.
Cam kết thương mại tự do của Mỹ đã tạo ra một môi trường giúp châu Á phát triển.
Mở rộng thương mại đóng vai trò quyết định giúp châu Á tăng trưởng kinh tế nhanh,
thông qua khai thác lợi thế so sánh, quy mô kinh tế, tiếp cận chuyên môn và tăng
cường cạnh tranh.
Kết quả khá bất ngờ, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá của Trung
Quốc đã tăng từ khoảng 1% vào năm 1981 lên 4% vào năm 2000 – ngay trước khi
quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001 – và lên
14% vào năm 2015.
Hình 3.1.1.

16


17


Tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá của các nền kinh tế châu Á mới nổi tăng vọt từ 4% vào
năm 1981 lên 14% vào năm 2015. Trong khi đó, tỉ trọng của Nhật Bản lại giảm từ 10%
vào năm 1993 xuống còn 4% vào năm 2015.
Nhìn chung, tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá của châu Á so với thế giới (bao gồm tái xuất
khẩu) đạt 33% trong năm 2015.
Dù có một số dấu hiệu phục hồi, nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu đang
dần chậm lại kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Từ năm 2012 đến 2015, tăng trưởng khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trung
bình từ các nền kinh tế châu Á mới nổi chỉ chiếm hơn 4%, thấp hơn rất nhiều so với
mức tăng trưởng trước khủng hoảng ở giai đoạn 2007-2008 và mức tăng trưởng GDP

trung bình của khu vực.

Hình 3.1.2.

18


Trái ngược với những mâu thuẫn về ngoại giao, châu Á đang đoàn kết hơn bao giờ hết
về góc độ kinh tế.
54% kim ngạch thương mại của châu Á là với quốc gia trong cùng châu Á, tăng mạnh
so với tỷ lệ 25% của năm 1990. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc có mối quan hệ
thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Mạng lưới chuỗi cung ứng dày đặc kết nối các
tập đoàn đa quốc gia với những nhà máy Trung Quốc. Các nhà máy Thái Lan,
Malaysia và Việt Nam cũng đang trở thành một phần của “đại công xưởng châu Á”.
Ấn Độ và Indonesia sẽ sớm gia nhập. Sự trỗi dậy của nhân dân tệ cũng giúp ích cho
quá trình kết nối toàn châu Á.
Châu Á (bài viết này không tính đến Australia) không chỉ rộng lớn về lãnh thổ mà còn
đa dạng về mọi mặt. Châu Á có các quốc gia giàu có và “đang già đi” (như Nhật Bản),
nghèo hơn nhưng cũng “đang già đi” (như Trung Quốc) và cả những quốc gia còn non
trẻ như Ấn Độ, Indonesia cho tới những nền kinh tế mới mở cửa như Myanmar.

3.2. Công nghiệp:
Đến năm 2050, theo công ty kiểm toán PwC (pricewaterhousecooper), nền kinh tế
Trung Quốc sẽ có trị giá 58.000 tỷ USD, còn Ấn Độ sẽ là nền kinh tế trị giá 44.000 tỷ
USD và còn con số này của Mỹ là 34.000 tỷ USD. 10 quốc gia thành viên của ASEAN
với lực lượng lao động lớn thứ 3 trên thế giới được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4
thế giới.
Các nền kinh tế châu Á sẽ giữ vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu trong
15 năm tới, trong đó Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất
thế giới.

Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh
(CEBR) ở London nhận định trong những năm tới, các nền kinh tế châu Á sẽ nổi lên
nhanh chóng về quy mô, khiến các nền kinh tế phương Tây bị tụt lại phía sau.
Theo báo cáo, ngay trong năm 2018, Ấn Độ sẽ vượt qua Anh và Pháp để trở thành nền
kinh tế lớn thứ 5 thế giới tính theo đơn vị USD.
19


20


Đến năm 2027, Ấn Độ được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 3, trước Đức.

Hình 3.2.1. Sự thay đổi thứ tự các nền kinh tế lớn nhất thế giới qua các năm.

(Nguồn: Dự báo của CEBR/Bloomberg.)

Vào năm 2032, ba trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là các nền kinh tế châu Á,
gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Đến thời điểm đó, Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ để giành vị trí nền kinh tế lớn
nhất thế giới - theo báo cáo.
CEBR cho rằng bước tiến của nền kinh tế Ấn Độ sẽ không chỉ dừng ở đó. Báo cáo cho
rằng đến nửa sau của thế kỷ này Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cũng theo dự báo của CEBR, đến năm 2032, Hàn Quốc và Indonesia sẽ lọt top 10 nền
kinh tế lớn nhất thế giới, đánh bật 2 nền kinh tế thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát
triển (G7) là Italy và Canada.
21


Hình 3.2.2.


Hình 3.2.3.

22


23


3.3. Nông nghiệp:
Hình 3.3.1.

Sự năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện trong năm 2018
với tỷ lệ tăng trưởng có thể lên tới 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh
tế giới (3,7%), cũng như tất cả các khu vực kinh tế khác.
Le Monde cho biết, có nhiều yếu tố giải thích cho sự thăng tiến của kinh tế châu Á:
các nền tảng vĩ mô kinh tế vững chắc, hội nhập thương mại mạnh mẽ với đầu tàu là
Trung Quốc, dân số tăng nhanh.
Đến năm 2030, châu Á sẽ có thêm 410 triệu dân và chiếm 50% tổng dân số toàn cầu.
Tỷ lệ đô thị hóa của châu Á cũng cao, 40% (các nước phát triển có tỷ lệ từ 80 đến
90%). Sự phát triển các trung tâm đô thị sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp, dịch vụ và
mức chi tiêu dùng. Đó là những động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm thứ Ba (15/6) dự đoán, trong 5 năm tới, nền kinh tế châu
Á sẽ tăng trưởng 50%; Đến năm 2030, quy mô kinh tế châu Á sẽ vượt qua nhóm 7
nước công nghiệp lớn (G7).
24


×