Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ðOÀN HUYỀN HÀ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH LÂM

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

ðoàn Huyền Hà


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám ðốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Khoa Môi trường, Viện ðào tạo sau đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Lâm, người thầy
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc
Giang, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những
thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và
năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu
hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

ðoàn Huyền Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tăt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Danh mục biểu đồ, sơ đồ


viii

MỞ ðẦU

1

1

Sự cần thiết của đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

1

3

Yêu cầu của đề tài

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3

1.1


Khái niệm về chất thải nguy hại (CTNH)

3

1.1.1

Một số khái niệm

3

1.1.2

Chất thải nguy hại

4

1.1.3

Phân loại chất thải nguy hại

5

1.1.4

Ảnh hưởng của chất thải nguy hại

9

1.2


Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

12

1.2.1

Luật pháp chính sách quản lý CTNH ở Việt Nam

12

1.2.2

Nguồn phát sinh CTNH

13

1.2.3

Lượng và loại CTNH phát sinh tại Việt Nam

13

1.2.4

Công tác thu gom, vận chuyển CTNH ở Việt Nam

16

1.3.5


Xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại

17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

20

2.1

ðối tượng nghiên cứu

20

2.2

Phạm vi nghiên cứu

20

2.3

Nội dung nghiên cứu

20

3.4

Phương pháp nghiên cứu


20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

23

3.1

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang

23

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

23

3.1.2

ðiều kiện kinh tế xã hội

28

3.2


Thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

31

3.2.1

Khối lượng, thành phần chất thải nguy hại

31

3.2.2

Hiên trạng công tác thu gom, vận chuyển xử lý CTNH trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang

39

3.2.3

Tình hình chung về công tác quản lý hành chính chất thải nguy hại

44

3.3

Các tồn tại và thách thức trong quản lý chất thải nguy hại tỉnh

49


3.4

ðề xuất phương án xây dựng quản lý chất thải nguy hại của tỉnh Bắc
Giang.

3.4.1

50

Tính dự báo lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Bắc
giang trong 10 năm tới

3.4.2

50

Tính toán lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020

3.4.3

52

ðề xuất xây dựng phương án quản lý chất thải nguy hại tỉnh Bắc
Giang

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


75

1

Kết luận

75

2

Kiến nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTNH


Chất thải nguy hại

CCN

Cụm công nghiệp

CTCN

Chất thải công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

KCN

Khu công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

1.1

Bảng phân loại CTNH theo TCVN 6706:2000

6

1.2

Bảng phân loại CTNH theo mức đội gây hại

8

1.3

Các loại chất thải nguy hại

8

1.4

Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010

3.6

Một số doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại


14

trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang
3.7

32

Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số cơ sở sản xuất trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang

33

3.8

Lượng và loại CTNH ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc giang

34

3.9

Tổng lượng CTNH phát sinh tại các bệnh viện thuộc địa bàn tỉnh
Bắc Giang

36

3.10


Chi phí xử lý CTNH tại Bắc Giang (năm 2013)

43

3.11

Danh sách một số các công nghệ xử lý CTNH hiện có trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang

3.12

43

Danh sách một số đơn vị được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy
hại năm 2013

46

3.13

Danh sách các đơn vị vi phạm trong việc thực hiện bảo vệ môi trường

47

3.14

Hệ số phát thải của một số ngành nghề công nghiệp

53


3.15

Ước tính lượng chất thải của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020

54

3.16

Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong bệnh viện

55

3.17

Ước tính lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020

3.18
3.20

56

Tổng lượng CTNH ước tính phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020

57

Lộ trình vận chuyển CTNH từ Trạm trung chuyển đến khu xử lý


68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Tác hại của CTNH

10

3.1

Sơ đồ tỉnh Bắc Giang năm 2013

24

3.2

Bản đồ phân bố các khu vực thường xuyên phát sinh CTNH trên địa

bàn tỉnh Bắc Giang

31

3.3

Mô hình thu gom CTCN/CTNH tại các khu CN – Cụm CN

62

3.4

Mô hình kho chứa chất thải của trạm trung chuyển

64

3.5

Các loại xe chuyên chở CTNH

67

3.6

Lò đốt CTNH

70

3.7


Hệ thống lò nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng

71

3.8

Hầm chôn lấp CTNH

71

3.9

Hệ thống chưng dầu

72

3.10

Thiết bị xử lý bóng đèn thải

72

3.11

Dây chuyền nghiền bản mạch và phá vỡ đơn giản

73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ

STT

Tên biểu đồ, sơ đồ

Trang

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ phần trăm các nguồn phát sinh CTNH trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang

38

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ phần trăm lượng CTNH được xử lý, lưu kho và không được
xử lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 3.1

41

Thể hiện nguồn, lượng CTNH phát sinh và các hình thức thu gom,
vận chuyển, xử lý hiện tại đã áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
42

Sơ đồ 3.2

Vị trí đặt nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại xã Nham Sơn –
huyện Yên Dũng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

60

Page viii


MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia cho dù đó là quốc
gia phát triển hay đang phát triển. Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng
và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của
đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây
dựng... trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại (CTNH) đã và đang là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô
rộng lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường
chung. Vấn đề xây dựng phương án quản lí chất thải nguy hại trở nên vô cùng bức
thiết. Thông qua việc lập phương án giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối
với vấn đề này đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số
lượng chất thải nguy hại vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của
nó đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống. Cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang, lượng chất thải nói chung, cũng như
chất thải nguy hại nói riêng phát sinh ngày càng lớn, chất lượng môi trường sống bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, bên cạnh đó công tác quản lý môi trường còn nhiều hạn
chế và bất cập gây hậu quả không nhỏ tới qua trình phát triển kinh tế - xã hội song
song với phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây

dựng phương án quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Bắc Giang”
2. Mục đích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
nhằm đề xuất lập phương án quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định số lượng thành phần CTNH, các cơ sở phát sinh CHNH, hệ thống
thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


- ðiểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thu gom, xử lý CTNH
- Xây dựng phương án quản lý CTNH
- ðề xuất một số biện pháp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại (CTNH)
1.1.1. Một số khái niệm
Theo UNEP
- Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt
tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây
nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất
thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:

- Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm
trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ
theo quy ước, điều khoản, quy định riêng.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất
thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số
quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt
(Nguyễn ðức Khiển, 2001)
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA):
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các
tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng
những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm
hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của
người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại
hoặc tương lai.
Việt Nam
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc
đặc tính nguy hại khác”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung
tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là
nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải
nguy hại.
1.1.2. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại (hazardous waste/materials) là những chất có tính độc hại

nhất thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không
phân huỷ sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể
không thể kiểm soát; liều lượng tích luỹ đến một liều lượng nhất định nào đó sẽ gây
tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.(Nguyễn ðức Khiển, 2001)
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy hại:
0

- Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): Chất có nhiệt độ bắt cháy < 60 C,
chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất gây cháy thường gặp
là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen,
etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…
- Chất có tính ăn mòn (Corossivity): Là những chất trong nước tạo môi
trường pH <3 hay pH >12.5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những
chất có tính axít hoặc bazơ…
- Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): Các chất dễ dàng chuyển hoá hóa
học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây
nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh
khí độc khi tiếp xúc với môi trường axít, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và
gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu huỷ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm.
- Chất có tính độc hại(Toxicity): Những chất thải mà bản thân nó có tính độc
đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần
trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép thì chất thải đó được xếp vàp loại chất thải độc hại. Chất độc hại gồm; các
kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì và các muối của chúng; dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học
(thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều
kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh
(PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls) (Nguyễn ðức Khiển, 2001).
- Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: Dioxin
(PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…
1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo
tính chất, cách quản lý, mức độc … Tuy nhiên để áp dụng cách phân loại nào thì
còn phụ thuộc vào các quốc gia khác nhau do các yếu tố xã hội – kinh tế, môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
Có một số cách phân loại CTNH như sau:
*Phân loại theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 1.1. Bảng phân loại CTNH theo TCVN 6706:2000
STT

1. Chất thải
dễ bắt lửa dễ
cháy

2. Chất thải
gây ăn mòn


F3. chất thải
dễ nổ

4. Chất thải
dễ bị ôxi hoá

5. Chất thải
Gây độc cho
người và sinh
vật

Loại chất thải

Mã số
TCVN 6706-2000

Chất thải lỏng dễ
cháy

1.1

Chất thải dễ cháy

1.2

Chất thải có thể tự
cháy

1.3


Chất thải tạo ra khí
dễ cháy

1.4

Chất thải có tính
axit

2.1

Chất thải có tính ăn
mòn

2.2

Chất thải dễ nổ
Chất thải chứa các
tác
nhân oxy hoá vô cơ
Chất thải chứa
peoxyt hữu cơ

3
4.1
4.2

Chất thải gây
độc cấp tính


5.1

Chất thải gây độc
mãn tính

5.2

Chất thải sinh ra
khí độc

5.3

6. Chất độc
cho HST

Chất độc cho hệ
sinh thái

6

7.Chất thải
lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm
bệnh

7

Mô tả tính nguy hại
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt

cháy dưới 60 độ.
Chất thải không là chất lỏng, bốc
cháy khi bị ma sát hoặc ở điều
kiện áp suất khí quyển
Chất thải có khả năng tự bốc
cháy
do tự nóng lên trong điều kiện vận
chuyển bình thường, hoặc tự nóng
lên do tiếp xúc với không khí và
có khảthải
năngkhi
bốcgặp
cháynước, tạo ra
Chất
phản ứng giải phóng khí dễ cháy
hoặc tự cháy.

Chất thải lỏng có thể ăn mòn
thép với tốc độ > 6,35mm/năm ở
55o C
Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc hỗn
hợp rắn lỏng tự phản ứng hoá
học tạo ra nhiều khí,ở nhiệt độ
và áp suất thích hợp có thể gây
nổ.
Chất thải có chứa clorat,
pecmanganat, peoxit vô cơ…
Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc
phân tử -0-0- không bền với
nhiệt nên có thể bị phân huỷ và

tạo nhiệt nhanh
Chất thải có chứa chất độc có thể
gây tử vong hoặc tổn thương
trầm trọng khi tiếp xúc.

Chất thải chứa các thành phần mà
khi tiếp xúc với không khí
hoặc nước thì giải phóng ra khí
độc thải có chứa các thành phần
Chất
có thể gây ra các tác động có hại
đối với môi trường thông qua
tích luỹ sinh học hoặc gây ảnh
hưởng cho hệ sinh thái.
Chất thải có chứa các vi sinh vật
sống hoặc độc tố của chúng có
chứa các mầm bệnh

(Nguồn: Công bố của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


* Phân loại theo nguồn phát sinh
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp , các hoạt động thương mại
tiêu dùng trong cuộc sống mà CTNH có thể phát sinh từ các nguồn khác nhau
(Nguyễn ðức Khiển, 2001)
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát sinh
chất thải nguy hại

+ Chế biến gỗ
+ Chế biến cao su
+ Công nghiệp cơ khí
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Khai thác mỏ
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Kim loại đen
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Lọc dầu
+ Sản xuất thép
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Hóa chất BVTV
* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
- Chất hữu cơ hay chất vô cơ
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).
* Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50). Tổ chức
Y tế thế giới phân loại theo bảng dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.2. Bảng phân loại CTNH theo mức đội gây hại
Cấp độc
IA (rất độc )

I B (độc cao)
II(độctrung bình)
III (ít độc )

LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)
Qua miệng
Qua da
Dạng rắn
Dạng lỏng
Dang rắn
Dạng lỏng
<5
<20
<10
<40
5-20
20-200
10-100
40-400
50-500
200-2000
100-1000
400-4000
>500
>2000
>1000
>4000
(Nguồn: Nguyễn ðức Khiển, 2001)

*Phân loại theo mức độ gây hại

Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ liênh động, khả năng
toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải.
*Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục
đích kĩ thuật. Bảng 1.1 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống
này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các
phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp. Hệ thống này có thể mở rộng.
Bảng 1.3: Các loại chất thải nguy hại
Các loại chính

ðặc tính

Nước thải chứa chất
vô cơ
Nước thải chứa chất
hữu cơ
Chất hữu cơ lỏng

Bùn, chất thải vô cơ

Chất rắn/bùn hữu cơ

Ví dụ

Thành phần chính là nước Axit sunphuric thải từ mạ kim loại. Dung
nhưng có chứa kiềm/axit và dịch amoniac trong sản xuất linh kiện điện
các chất vô cơ độc hại
tử. Nước bể mạ kim loại.
Nước thải chứa dung dịch
Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ sâu.

các chất hữu cơ nguy hại.
Chất thải chứa thành phần là Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu dầu hoặc
dầu
bồn chứa dầu.
Bùn xử lý nước thải có chứa kim loại
nặng.
Bùn, bụi,chất rắn và các
Bụi từ quá trình xử lý khí thải của nhà
chất thải rắn chứa chất vô
máy sản xuất sắt thép và nấu chảy kim loại.
cơ nguy hại.
Bùn thải từ lò nung vôi Bụi từ bộ phận đốt
trongtừcông
Bùn
khâunghệ
sơnchế tạo KL.
Hắc ín từ SX thuốc nhuộm
Hắc ín trong tháp hấp thụ phenol
Bùn,chất rắn và các chất
Chất rắn trong quá trình hút chất thải nguy
hữu cơ không ở dạng lỏng
hại đổ tràn.
CR chứa nhủ tương dạng dầu.

(Nguồn: Michael D.LaGrega, Philipin Buckinghan, Ueffrey C.Erans and The
Eviromenttal Resourrces group, Hazaduos Waste Management,1994))
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



* Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải
nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy
hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia
theo bốn danh mục: F,K, P,U (Nguồn: Lâm Minh Triết, TS. Lê Thanh Hải, 2004).
Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F- Chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng. ðó là các
chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá
trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của nghành mạ điện.
Danh mục K- chất thải từ nguồn đặc trưng. ðó là chất thải từ các nghành
công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế
biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ
cặn từ đáy tháp chưng cất aniliene, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép,
bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: Chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm
này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực
vật…
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
chất thải nguy hại không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với
nước mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm
nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ
đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng. Có
không nhiều những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện
tiêu huỷ chất thải nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá
tác động thực tế.
Những chuyến khảo sát điều tra về chất thải nguy hại, xem xét những tài liệu
đã công bố và thảo luận với cơ quan Nhà nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt

Nam đang có nhiều mối quan tâm về ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do công


nghiệp. Không thể phân lập chất thải nguy hại đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý
chất thải


rắn và nước thải vốn đã khá trầm trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản lý chất thải
rắn khó khăn hơn do thiếu những hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, mà riêng việc
này cũng đã làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm gia tăng rồi.
Môi trường khí

CTCH

Ảnh hưởng đến

- ðốt không đúng

con người qua:

cách

- Ăn uống

- Chôn lấp lẫn rác

- Hít thở

thải sinh hoạt


- Tiếp xúc qua da

- Bãi chôn lấp không

Gây bệnh cấp tính

hợp vệ sinh

và mãn tính

- Thải bỏ bừa bãi ra
môi trường

Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường
đất

Hình 1.1. Tác hại của CTNH
Chất thải nguy hại cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những
sự cố môi trường nghiêm trọng:
+ Bệnh minamata ở Nhật Bản: Căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá
và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata.
Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và
năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này
cho công ty Chisso (Một công ty sản xuất hóa chất) gây ra vì đã làm ô nhiễm môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


trường. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một
tháng sau khi bị mắc bệnh. Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh
Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng
những biện pháp tập luyện, trị liệu. Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh
Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn
người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã
được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân
Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có
tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay.(http: yeumoitruong.com)
+ Sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại
nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế
giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả
phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào
môi trường sống. Ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm
phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và
lên đến
93.000 người. Một khối bê tông cốt thép khổng lồ được xây lên để lấp chiếc lò phản
ứng bị nổ. Nhưng trước khi nó được xây chất phóng xạ đã kịp lan từ Ukraina sang nước
láng giềng Belarus và nhiều nơi khác ở châu Âu. .(http: yeumoitruong.com)
+ Sự cố Bhopal: Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại
nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở
Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn ðộ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12 giờ trưa,
nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi
nhiễm trên 500,000 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự không
thống nhất. ðánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259, phía chính quyền
bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga
này. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết. Một số tổ

chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000
người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. .(http: yeumoitruong.com)


+ Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991: Trong chiến tranh vùng vịnh
năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu
và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.Kết
quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu
loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô. Diện tích dầu loang có kích
thước tương đương đảo Hawai. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến
tranh kết thúc. ðể bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40
km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng
loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.(http: yeumoitruong.com)
1.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ
và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng
với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải
cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Theo
kết quả nghiên cứu năm 2004, tổng lượng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm
2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm
2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
năm 2009, số lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng gần 700
ngàn tấn. Riêng số lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị
hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép trong năm
2009 là hơn 100 tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh.(Nguồn:
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011)
1.2.1. Luật pháp chính sách quản lý CTNH ở Việt Nam
Kể từ khi Luật bảo vệ môi trường Việt Nam ra đời đã có rất nhiều những
nghị định, thông tư, quyết định trong công tác quản lý CTNH. Cụ thể như:
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện

pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn ở vùng đô thị và khu công nghiệp 1997
- Quyết định số 152/1999/Qð-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt
- Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp và đô thị tới
năm 2020


- Quyết định số 60/2002/Qð-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ


Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp
chất thải nguy hại
- Nghị định số 59/2007/Nð-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn
- Quyết định số 2149/2009/Qð-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
tới năm 2050
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
- TCVN 6706:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - phân loại
- TCXDVN 320:2004 Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại
- TCVN 7629:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất thải nguy hại
- TCVN 6707:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh
báo
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại
1.2.2. Nguồn phát sinh CTNH
CTNH ở Việt Nam phát sinh theo nguồn sau đây: (Nguồn: Trinh Thị Thanh
và Nguyễn Khắc Kinh, 2005)
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động y tế
Nguồn phát sinh CTNH nhiều nhất là từ các hoạt động công nghiệp
1.2.3. Lượng và loại CTNH phát sinh tại Việt Nam
* CTNH nông nghiệp
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng
35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới
71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng
bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra


môi trường khoảng 11.000 tấn bao bì các loại. Tuy nhiên việc thu gom xử lý chất
thải từ bao bì chai lọ hóa chất thuốc BVTV còn nhiều hạn chế. ðây là CTR thuộc


×