ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Thu Phương
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
DỮ LIỆU Y TẾ TẠI VIỆT NAM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
HÀ NỘI - 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Thu Phương
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
DỮ LIỆU Y TẾ TẠI VIỆT NAM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hóa
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước khi trình bày nội dung khóa luận, em xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hóa – bộ môn các hệ thống thông tin đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong suốt thời gian em thực hiện
khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa Xanh-pon,
phòng CNTT bệnh viện Phổi trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình tiến hành khảo sát tìm hiểu các hoạt động của hệ
thống và các nghiệp vụ của bệnh viện.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa CNTT- đại
học Công Nghệ -ĐH Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy trang bị những kiến thức cơ
bản và giúp đỡ em trong quá trình học tập để tich lũy được những kiến thức quý
báu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động
viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Phương
TÓM TẮT NỘI DUNG
Hiện nay, nhu cầu cần có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu y tế quốc gia tại Việt
Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Đây cũng chính là một trong số những cơ sở dữ
liệu quốc gia được nhà nước quan tâm và thúc đẩy xây dựng trong thời gian tới. Với
việc có được một cơ sở dữ liệu (CSDL) y tế cấp quốc gia, việc khám/chữa bệnh của
người dân sẽ trở nên thuận lợi hơn, cả về mặt thủ tục hành chính, lẫn về khía cạnh
khoa học y tế. Chính vì thế, khoá luận tốt nghiệp này hướng đến việc nghiên cứu,
tìm hiểu và đưa ra một mô hình quản lý dữ liệu y tế, tập trung trước mắt đến các
vấn đề như quản lý bệnh nhân, vết khám bệnh, bệnh viện, thuốc… Tuy việc kiểm
nghiệm mô hình mới chỉ dừng lại ở chức năng quản lý bệnh nhân (do thời gian có
hạn), nhưng cũng cho phép minh chứng những tiềm năng lớn của việc có được một
CSDL y tế mức quốc gia.
MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG 1
HÀ NỘI - 2010 1
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG 2
HÀ NỘI - 2010 2
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT NỘI DUNG 1
BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Hiện trạng ngành y tế Việt Nam và việc ứng dụng CNTT 1
1.2 Giải pháp 2
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ 3
VÀ MÔ TẢ BÀI TOÁN 3
2.1 Khảo sát mô hình quản lý tại các bệnh viện 3
2.2 Khả năng tin học hóa 5
2.4 Mô tả bài toán 7
2.5 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng dự án 8
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH DỮ LIỆU 10
3.1 Các thành phần dữ liệu chính 10
3.2 Mô hình cơ sở dữ liệu 10
3.2.1 Dữ liệu quản trị hệ thống 10
3.2.2 Dữ liệu quản lý danh mục và bệnh viện 10
3.2.3 Dữ liệu bệnh nhân 18
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CHỨC NĂNG 24
4.1Quản lý hệ thống 24
4.2 Quản lý danh mục 24
4.3 Quản lý bệnh viện 25
4.4 Quản lý bệnh nhân 26
CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH PHÂN TÁN DỮ LIỆU 28
5.1 Khái niệm chung 28
5.2. Mô hình kiến trúc của Hệ Quản Trị CSDL Phân Tán 29
5.2.1 Mô hình kiến trúc phân tán khách đại lý (client-server) 29
5.2.2 Mô hình phân tán hệ ngang hàng 31
5.2.3 Mô hình hệ phân tán phức hợp 33
5.3 Thiết kế CSDL phân tán 33
5.4 Ứng dụng cơ sở dữ liệu phân tán trong bài toán 35
CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM 37
6.1 Lựa chọn môi trường cài đặt và phát triển 37
6.2 Giao diện chương trình 37
6.2.1 Giao diện về nhập các thông tin chung của bệnh nhân 37
6.2.2 Giao diện quản lý điều trị bệnh của bệnh nhân 39
6.2.3 Giao diện quản lý các xét nghiệm 40
6.2.4 Giao diện quản lý các chẩn đoán hình ảnh 40
6.2.5 Giao diện quản lý phẫu thuật 41
KẾT LUẬN 42
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
2
BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt
1 Bệnh Nhân BN
2 Bệnh Viện BV
3 Công Nghệ Thông Tin CNTT
4 Cơ Sở Dữ Liệu CSDL
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Hiện trạng ngành y tế Việt Nam và việc ứng dụng CNTT
Hiện nay, Việt Nam có 1.024 bệnh viện công với 126772 giường bệnh. Ở
khu vực tư nhân, đến nay cả nước có 68 bệnh viện với hơn 4.000 giường bệnh,
hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân. Trung bình mỗi bệnh viện có 300-
500 bác sỹ với số lượt khám bệnh trung bình 2500/ngày/bệnh viện dẫn đến các
bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến Trung
ương.
Việc ứng dụng CNTT trong y tế: Bộ y tế đánh giá cao việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong y tế và xem việc CNTT hóa trong y tế là cấp bách
- Bộ y tế đã ban hành nhiều quyết định số 952/QĐ-BYT nhằm tạo cơ sở
pháp lý cho việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế (thành lập ban chỉ đạo triển
khai ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế…)
- Trước đây bộ y tế đã phát hành 2 phần mềm Bsoft (1999) và Medisoft
(2003) tuy nhiên cả hai phần mềm này nhằm phục vụ cho việc báo cáo với các
mẫu báo cáo chuẩn mà chưa ứng dụng nhiều trong việc quản lý y tế. Trong khi
người dân rất mất thời gian và công sức khi đi khám tại nhiều bệnh viện khác
nhau, các y bác sỹ cũng rất khó khăn trong việc tìm hiểu bệnh án bệnh nhân.
Chính vì vậy việc lưu trữ bệnh án đóng vai trò rất quan trọng trong giải pháp
quản lý bệnh viện. Có thể thấy rất rõ các lợi ích khi ứng dụng CNTT trong quản
lý y tế: lưu trữ khai thác dữ liệu nhanh và chính xác. Việc khai thác dữ liệu có
ảnh hưởng lớn đến quản lý và chuyên môn: thống kê số liệu, giám sát các hoạt
động, hội chẩn, …
- Trong đề án chính phủ điện tử của Chính Phủ, quản lý y tế là một mảng
quan trọng.
Tình hình ứng dụng CNTT trong y tế:
- Theo khảo sát của Bộ y tế chỉ có 5% bệnh viện trang bị phần mềm quản
lý y tế.Vì thế CNTT hóa ngành y tế là nhu cầu cấp bách của ngành y tế Việt
Nam.
- Các bệnh viện đã ứng dụng CNTT mức độ triển khai rất khác nhau đặc
biệt là việc ứng dụng toàn diện và đạt được hiệu quả không nhiều
- Các bệnh viện đã ứng dụng chỉ mới dừng lại ở mức nội bộ trong bệnh viện
chưa có sự liên kết giữa các bệnh viện
1.2 Giải pháp
Do nhu cầu thực tế cấp bách, giải pháp đưa ra là xây dựng một hệ thống
quản lý y tế cộng đồng trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ nhu cầu quản lý bệnh
nhân của các bệnh viện và các dịch vụ y tế qua mạng Internet.
Đối tượng nghiên cứu: mô hình quản lý các bệnh viện
2
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ
VÀ MÔ TẢ BÀI TOÁN
2.1 Khảo sát mô hình quản lý tại các bệnh viện
Hình 1: Mô hình quản lý tổng thể tại bệnh viện
Lãnh đạo Bệnh viện gồm có Giám đốc và các phó giám đốc, là những cán
bộ được Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, được thực hiện theo quy trình, thủ tục của
Bộ Y tế và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Bệnh viện. Về cơ cấu
tổ chức Bệnh viện gồm các phòng chức năng, các khoa lâm sàng, các khoa cận
lâm sàng.
Khám bệnh:
• Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước
quy định.
• Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của
Nhà nước.
• Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng
như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức
khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố
trưng cầu, khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng
cầu.
Đào tạo cán bộ y tế:
• Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học,
đại học và trên đại học.
• Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
• Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế
bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện
Nghiên cứu khoa học về y học:
• Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe người bệnh.
• Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những
tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng
nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Kết hợp với các bệnh viện chuyên
khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
• Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
• Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên
có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
• Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến
dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán
và điều trị.
4
• Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế
hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực
Phòng bệnh:
• Song song với khám bệnh, chữa bệnh thì phòng bệnh là nhiệm vụ
quan trọng của bệnh viện.
• Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
• Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm
vụ phòng bệnh, phòng dich.
Hợp tác quốc tế:
• Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài theo đúng quy
định của Nhà nước
Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
• Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi ngân
sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hoạch toán chi
phí về khám bệnh chữa bệnh trong bệnh viên.
• Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
• Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phi, bảo hiểm y tế,
đầu tư nước ngoài và đầu tư của các tổ chức kinh tế khác.
2.2 Khả năng tin học hóa
Qua mô hình quản lý bệnh viện trên ta có thể phân tích hệ thống thành hai
phân hệ chính:
Quản lý hành chính: Quản lý nhân sự
Quản lý vật tư trang thiết bị
Quản lý vật tư hóa chất
Quản lý thuốc
Quản lý bệnh nhân: Quản lý tiếp nhận bệnh nhân
Quản lý bệnh nhân nội trú
Quản lý bệnh nhân ngoại trú
Quản lý xét nghiệm
Quản lý chẩn đoán hình ảnh
Quản lý phẫu thuật thủ thuật
Ngoài ra còn có phân hệ quản lý mạng.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, do hạn chế về thời gian và
những hạn chế về khả năng kinh nghiệm tôi chỉ tập trung vào quản lý bệnh nhân
với mục đích chính lưu vết các kết quả khám chữa bệnh.
2.3 Quy trình khám bệnh và điều trị tại bệnh viện
Khi bệnh nhân đến bệnh viện khám bệnh sẽ thực hiện qua các bước:
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh ở phòng khám. Y tá hành chính sẽ hướng
dẫn bệnh nhân điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh. Bệnh nhân
cầm giấy đăng ký qua bàn thu tiền để nộp phí khám bệnh, nếu là bệnh nhân có
bảo hiểm y tế sẽ ra để đăng ký các thông tin về bảo hiểm y tế. Y tá hành chính
sau khi thu tiền sẽ nhập các thông tin cần thiết của bệnh nhân vào máy(nếu là
bệnh nhân mới đến khám, mã số bệnh nhân sẽ được tự động sinh ra, nếu là bệnh
nhân đến tái khám sẽ kiểm tra thông tin khám bệnh trước của bệnh nhân qua mã
số bệnh nhân), xếp số khám và phòng khám, bác sỹ khám cho bệnh nhân.
Bác sỹ có trách nhiệm khám bệnh cho bệnh nhân cẩn thận, tỉ mỷ, yêu cầu
bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần). Khi cho bệnh nhân làm
các xét nghiệm cận lâm sàng cần có giấy chỉ định của bác sỹ điều trị chuyển đến
khoa làm các xét nghiệm cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm vi
sinh, hóa sinh). Các bác sỹ làm xét nghiệm lâm sàng sẽ làm các xét nghiệm và
lưu các kết quả của bệnh nhân vào dữ liệu bệnh nhân qua mã số của bệnh nhân.
Sau đó bác sỹ điều trị có thể xem các kết quả này để đưa ra các chẩn đoán. Tại
đây có các trường hợp xảy ra:
Bệnh nhân không có bệnh: bác sỹ sẽ tư vấn và cho bệnh nhân về nhà
Nếu chẩn đoán được bệnh và có thể điều trị ngoại trú: kê đơn thuốc cho
bệnh nhân và cho bệnh nhân về nhà điều trị, hẹn ngày khám lại
Nếu bệnh nhân nặng cần nhập viện: chẩn đoán bệnh và xếp bệnh nhân vào
khoa bệnh phù hợp. Sau khi nhập viện bệnh nhân sẽ được làm bệnh án. Đây là
nơi lưu trữ các thông tin cần thiết trong suốt quá trình chữa bệnh của bệnh
nhân(tình trạng, triệu chứng, thuốc, phương pháp điều trị, bác sỹ điều trị chính,
6
các kết quả hội chẩn,…). Sau khi bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện các thông
tin của bệnh nhân sẽ được phòng hành chính bệnh viện lưu trữ lại.
Nếu bệnh nhân mắc những bệnh mà bệnh viện không đủ điều kiện để điều
trị: tư vấn hướng dẫn cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại các bệnh viện
chuyên khoa khác.
Trong quá trình khám bệnh của mình, bác sỹ sẽ nhập vào máy các thông tin
về chẩn đoán, đơn thuốc, tình trạng của bệnh nhân vào máy để lưu trữ.
2.4 Mô tả bài toán
Người dùng cuối: các bác sỹ điều trị, bệnh nhân, người quản trị hệ thống
Mô tả bài toán: xây dựng CSDL lưu các thông tin của bệnh nhân không
chỉ tại mỗi bệnh viện mà trên phạm vi toàn quốc dựa trên hệ CSDL phân tán và
hệ thống mạng Internet. Mỗi bệnh nhân khi đến khám sẽ được cấp một thẻ khám
chữa bệnh có mã số bệnh nhân và các thông tin cần thiết cơ bản về bệnh nhân (họ
tên bệnh nhân, địa chỉ, nhóm máu, bệnh mãn tính). Mã số bệnh nhân này sẽ gắn
liền với bệnh nhân khi họ đi khám ở bất cứ bệnh viện phòng khám nào. Với hệ
thống dữ liệu phân tán xây dựng trên mạng Internet, người dùng cuối có thể sử
dụng, truy cập ở bất cứ đâu. Các bác sỹ có thể truy cập xem thông tin của bệnh
nhân đang điều trị hoặc cập nhập các thông tin điều trị bệnh nhân. Bệnh nhân
cũng có thể truy cập để xem lại bệnh án và kết quả điều trị của mình.
Các chức năng:
Quản trị hệ thống:Quản trị người dùng
Quản trị nhóm người dùng
Phân quyền cho người dùng và
nhóm người dùng
Quản trị danh mục: Các danh mục bệnh viện, tỉnh, huyện, thuốc
Quản lý bệnh viện: Quản lý về bác sỹ, các khoa và các phòng bệnh
Quản lý bệnh nhân: Nhập và sửa thông tin về bệnh nhân(thông tin hành
chính và thông tin điều trị)
Báo cáo: lập các báo cáo theo các mẫu
Các tiện ích: forum, tư vấn – hỏi đáp trực tuyến
2.5 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng dự án
Thuận lợi:
Các bệnh viện sẽ có hệ thống quản lý y tế đồng bộ
Các thông tin về bệnh nhân sẽ được quản lý trên máy tính, thực hiện bệnh
án điện tử không cần phải lưu bệnh án trên giấy -> giảm chi phí về con người và
tài chính
Việc quản lý các thông tin về bệnh nhân được lưu và truy cập nhanh chóng
giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, bệnh nhân không còn phải
chờ lâu và xếp hàng dài trước cửa phòng khám tiết kiệm thời gian của các nhân
viên y tế cũng như của bệnh nhân nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
Hệ thống phát triển dựa trên mạng Internet, bác sỹ và người bệnh có thể
xem bệnh án trực tiếp tại bất cứ đâu, tính công khai, minh bạch trong khám chữa
bệnh được nâng cao.
Khi điều trị cho bệnh nhân, bác sỹ có thể xem và nắm bắt được tình trạng
sức khỏe của bệnh nhân trước đây thông qua mã số bệnh nhân. Điều này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình huống bệnh nhân được chuyển cấp cứu bệnh
nhân nặng bị hôn mê
Với bệnh án điện tử được lưu trên mạng các bác sỹ có thể tiến hành hội
chẩn online mà không cần phải gửi bệnh án qua đường bưu điện như hiện nay tiết
kiệm thời gian và chi phí.
Khó khăn:
Về cơ sở hạ tầng: để triển khai dự án yêu cầu bệnh viện phải có cơ sở hạ
tầng về phần cứng đáp ứng được nhu cầu hệ thống (server, hệ thống máy tính, hệ
thống mạng lan và mạng Internet) -> chi phí đầu tư ban đầu khá lớn đối với các
bệnh viện nhỏ tuyến huyện.
Về con người: phải đào tạo đội ngũ cán bộ, bác sỹ, y tá có khả năng sử
dụng CNTT thành thạo trong các bệnh viện.
Về kỹ thuật: Vì hồ sơ bệnh án của mỗi bệnh nhân có các thông tin quan
trọng nên việc bảo mật là vô cùng quan trọng để chống lại những kẻ xấu lợi dụng
8
các thông tin của bệnh nhân. Vì thế hệ thống phải xây dựng hệ thống bảo mật với
mức độ an toàn cao. Hệ thống cần được bảo trì và nâng cấp thường xuyên.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH DỮ LIỆU
3.1 Các thành phần dữ liệu chính
3.2 Mô hình cơ sở dữ liệu
3.2.1 Dữ liệu quản trị hệ thống
3.2.2 Dữ liệu quản lý danh mục và bệnh viện
Hình 2: Mô hình CSDL quản lý danh mục và bệnh viện
Dữ liệu
Bệnh nhân
Dữ liệu
Bệnh viện
Dữ liệu
Quản trị hệ thống
10
3.2.2.1 Danh sách các bảng dữ liệu
Table Miêu tả
DM_benhly Danh sách các bệnh lý/bệnh học
DM_benhvien Danh sách các bệnh viện/phòng khám
DM_chuyenmon Danh sách chuyên môn trong bệnh viện
DM_CDHA Danh sách các loại chẩn đoán hình ảnh
DM_CtyBH Danh sách các công ty bảo hiểm đang hoạt động
DM_dantoc Danh sách các dân tộc
DM_Dvithuoc Danh sách đơn vị thuốc được sử dùng
DM_gen Danh sách gen của con người
DM_huyện Danh sách các huyện của từng tỉnh trên cả nước
DM_nghenghiep Danh sách các nghề trong xã hội
DM_phauthuat Danh sách các loại phẫu thuật
DM_phieuxn Mẫu phiếu xét nghiệm
DM_thuoc Danh sách các thuốc được sử dụng
DM_thuocdoc Danh sách các loại thuốc độc
DM_tinh Danh sách các tỉnh trên toàn quốc
DM_tongiao Danh sách các tôn giáo được phép hoạt động
DM_xetnghiem Danh sách các loại xét nghiệm
DM_CDHA Danh sách các loại chẩn đoán hình ảnh
BV_bacsy Các bác sỹ trong 1 bệnh viện
BV_khoa Các khoa trong viện
BV_phong Phòng bệnh trong các khoa của bệnh viện
BV_giường Quản lý giường bệnh trong các phòng
Bảng DM_BenhLy
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_benhly Char P Mã số bệnh lý theo
ICD-10
Ten_benhly Char Tên bệnh lý
Bảng DM_BenhVien
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_BV Char P Mã số bệnh viện
Tên_BV Char Tên bệnh viện
Dia_chi Char Địa chỉ bệnh viện
ID_huyen Char F Mã số huyện nơi bệnh
viện được xây dựng
ID_tinh Char F Mã số tỉnh nơi bệnh viện
được xây dựng
Bảng DM_CDHA
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_CDHA Char P Mã số loại chẩn đoán
hình ảnh
Ten_CDHA Char Tên loại CDHA
12
3.2.2.2 Bảng DM_ChuyenMon
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_chuyenmon Char P Mã số loại chuyên môn
của bác sỹ (nhi, sản,
nội…)
Ten_chuyenmon Char
Mieu_ta Char
Bảng DM_CtyBH
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_cty Char P Mã số công ty bảo hiểm
Ten_ct Char Tên công ty bảo hiểm
Dia_chi Char
ID_huyen Char F Mã số huyện nơi công
ty bảo hiểm đặt trụ sở
chính
ID_tinh Char F Mã số tỉnh nơi công ty
đặt trụ sở chính
Bảng DM_DanToc
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_dantoc Char P Mã dân tộc
Ten_dantoc Char
Bảng DM_gen
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_gen Char P Mã gen
Ten_gen Char
3.2.2.9 Bảng DM_huyen
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_huyen Char P Mã số huyện trên các
tỉnh
Ten_huyen Char
ID_tinh Char F Mã số tỉnh có huyện này
3.2.2.10 Bảng DM_NgheNghiep
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F
key
Mặc
định
Diễn giải
ID_nghe Char P Mã số nghề trong xã hội
Ten_nghe Char
3.2.2.11 Bảng DM_PhauThuat
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_phauthuat Char P Mã số loại phẫu thuật
Ten_phauthuat Char Tên loại phẫu thuật
3.2.2.12 Bảng DM_thuoc
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
14
ID_thuoc Char P Mã số thuốc
Ten_thuoc Char
Cong_dung Char Công dụng của thuốc
Thanh_phan Char Thành phần chính của
thuốc
Cach_dung Char Cách sử dụng loại thuốc
này
3.2.2.13 Bảng DM_TonGiao
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_tongiao Char P Mã số tôn giáo
Ten_tongiao Char
3.2.2.14 Bảng DM_tinh
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_tinh Char P Mã tỉnh trong cả nước
Ten_tinh Char
3.2.2.15 Bảng DM_XetNghiem
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_xn Char P Mã số xét nghiệm
Ten_xn Char
Mieu_ta Char
3.2.2.16 Bảng BV_BacSy
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_bacsy Char P Mã số bác sỹ
Ten_bacsy Char
ID_BV Char F Mã số bệnh viện nơi bác sỹ
làm việc
ID_khoa Char F Mã số khoa nơi bác sỹ
làm việc
ID_chuyenmon Char F Chuyên môn của bác sỹ
3.2.2.17 Bảng BV_Khoa
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_khoa Char P Mã số khoa trong các bệnh viện
Ten_khoa Char
Dia_chi Char
ID_BV Char F
16
3.2.2.18 Bảng BV_Phong
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
Ten_phong Char P Tên phòng bệnh
ID_khoa Char F Mã khoa nơi có phòng
bệnh đó
ID_BV Char F
Trang_thai Char Trạng thái phòng bệnh(đủ
chỗ, còn trống,…)
So_giuong Int Số giường có trong 1
phòng
Giơi_tinh Bit 0 : nu, 1 : nam
3.2.2.19 Bảng BV_Giuong
Tên trường Kiểu dữ liệu P/F key Mặc định Diễn giải
ID_giuong Char P Mã số giường
Ten_phong Char F
Loai Char Loại phòng nào (dịch
vụ )
Trang_thai Char Trạng thái của giường
(đã có người dùng, còn
trống, đã được đặt
trước…)
3.2.3 Dữ liệu bệnh nhân
Hình 3: Mô hình CSDL quản lý bệnh nhân
3.2.3.1 Danh sách các bảng và mô tả
Table Miêu tả
BN_benhnhan Các thông tin hành chính về bệnh nhân
BN_dieutri Các thông tin trong điều trị bệnh nhân
BN_gen Các thông tin liên quan đến nguy cơ do gen của BN
BN_phauthuat Các thông tin phẫu thuật của bệnh nhân
BN_thuocdiung Các loại thuốc bệnh nhân bị dị ứng
BN_xetnghiem Các xét nghiệm bệnh nhân đã làm
BN_CDHA Các chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân đã làm
18