Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

chuyên đề: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT môn Địa lý ôn thi THPT Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.79 KB, 32 trang )

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG THI THPT QUỐC GIA – MÔN ĐỊA LÍ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT

~1~


MỤC LỤC:
STT
1

2

Nội dung

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

3

II. MỤC TIÊU

3

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

4

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


4

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN

4

B. NỘI DUNG
4

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
3

II. LUYỆN TẬP
1. KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LUYỆN TẬP

4

Trang

7

2. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
a. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT
* Dạng câu hỏi: trình bày – phân tích

7

5

* Dạng câu hỏi chứng minh


15

6

* Dạng câu hỏi giải thích

16

7

* Dạng câu hỏi so sánh

20

b. KHAI THÁC ATLAT

22

c. LÀM VIỆC VỚI BẢNG SỐ LIỆU

27

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

32

~2~



CHUYÊN ĐỀ: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
A. MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng là ngành sản xuất nền tảng của nền
kinh tế, có tác động sâu sắc tới tổ chức sản xuất của nền kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của
nước ta. Đây là ngành được trình bày đầu tiên trong hệ thống các ngành kinh tế được đề cập,
nghiên cứu trong sách giáo khoa Địa lí 12.
Trong môn Địa lí, ngành trồng trọt được nghiên cứu khá kĩ càng thông qua hệ thống kiến
thức, kĩ năng được đề cập trong sách giáo khoa Địa lí 12 cũng như trong ATLAT. Việc nghiên cứu
kĩ chuyên đề về cả kiến thức và kĩ năng sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc truyền thụ, luyện tập của
giáo viên giành cho học sinh, cũng như việc tiếp nhận và xử lí của học sinh, sao cho có thể giải
quyết một cách dễ dàng, hiệu quả cao đối với các câu hỏi có liên quan đến ngành trồng trọt có
trong các đề thi khảo sát, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia môn Địa Lí.
Việc làm sáng tỏ các dạng câu hỏi, cách thức tiếp cận về kĩ năng số liệu, ATLAT có trong
chuyên đề này còn có ý nghĩa quan trọng, trở thành một bài mẫu cho việc tiếp cận các ngành kinh
tế khác được đề cập trong sách giáo khoa và chương trình thi THPT Quốc gia môn Địa Lí.
Từ những lí do trên đây, tôi lựa chọn chuyên đề này với mục đích làm sáng tỏ các dạng
câu hỏi thường được sử dụng khi đi thi, kĩ năng thực hành ATLAT, nhận xét và giải thích biểu đồ,
bảng số liệu – đây đều là hệ thống kiến thức, kĩ năng được sử dụng thường xuyên trong các kì thi.
II. MỤC TIÊU:
Sau bài học học sinh có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến:
1. Về kiến thức
- Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta hiện nay.
- Vai trò của từng phân ngành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Điều kiện phát triển ngành sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Hiện trạng sản xuất của từng phân ngành (tình hình phát triển và phân bố)
2. Về kĩ năng
- Khai thác Atlat - trang 18, 19 để trình bày, phân tích, giải thích được:
- Vai trò, vị trí của ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế của khu vực I (Nông – Lâm – Ngư
nghiệp)

- Tình hình phát triển và phân bố của hai phân ngành trồng trọt quan trọng nhất: Lúa, Cây
công nghiệp.
- Phân tích số liệu thống kê.
- Nhận xét, giải thích các biểu đồ, số liệu có liên quan đến ngành trồng trọt.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Sách giao khoa địa lí 12

~3~


- Giáo án chuyên đề.
- At lat địa lí Việt Nam
- Tranh ảnh minh họa (nếu có)
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Khai thác hình ảnh trực quan
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 3 ca chuyên đề (9 tiết)

B. MỘI DUNG:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát:
- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đây
vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trị
sản xuất nông nghiệp – năm 2005)
- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, có sự chuyển biến theo hướng tích cực:
Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng; cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng
2. Sản xuất lương thực
* Vai trò: có vai trò rất quan trọng
- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người

- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH.
- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp
* Điều kiện phát triển ngành:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương
thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Tuy nhiên, thiên tai (bão, lú lụt, hạn hán....) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất
lương thực, có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Các điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển sản xuất lương thực của nước ta ngày càng
thuận lợi như: dân cư và lao động; hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng; thị trường; đường lối
chính sách.
- Tuy nhiên, những biến động, rủi ro trên thị trường, tác động của giá cả....cũng có ảnh hưởng
lớn tới hiệu quả sản xuất của ngành.
* Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua:
Trong hoạt động sản xuất lương thực của nước ta hiện nay, sản xuất lúa đóng vai trò chủ đạo.

~4~


- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha ( năm 1980) lên 6,04 triệu ha ( năm 1990),
7,5 triệu ha (năm 2002) sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha( năm 2005)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp cới điều kiện canh tác của từng địa phương
- Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt
21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện
nay đạt trên dưới 36 triệu tấn
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn

470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm
- Các loại hoa màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa
- Sản xuất lương thực diễn ra trên hầu khắp lãnh thổ của nước ta trong đó tập trung chủ yếu 2
vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước: Trên cả nước đã hình thành được 2 vùng trọng
điểm sản xuất lương thực, trong đó, ĐBCL là vùng lớn nhất, chiếm trên 50% S và SL, BQLT cao
nhất cả nước , > 1000kg; ĐBSH là vùng thứ 2, có năng suất lúa cao nhất cả nước.
3. Sản xuất cây thực phẩm (tham khảo)
- Trồng ở khắp nơi, đặc biệt tập trung ven các thành phố lớn (HN. Tp HCM, HP....)
- Diện tích trồng rau của cả nước > 500.000ha, tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBCL
- Diện tích các loại đậu > 200.000 ha; nhiều nhất ở ĐNB và TN
4. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
a. Cây công nghiệp:
* Khái quát :
- chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn phát triển một số loại cây cận
nhiệt.
- Cơ cấu: chia ra làm hai nhóm cây công nghiệp hằng năm (ngắn ngày) và cây công nghiệp lâu
năm
* Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọng
điểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua
- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng trọt theo hướng tích cực
- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)
- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp
*. Điều kiện phát triển ngành:
+ Điều kiện tự nhiên

~5~



- Điều kiện tự nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với sản xuất cây công nghiệp: khí hậu nhiệt
đới nóng, ẩm; nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng
cây công nghiệp tập trung, nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu....
- Tuy nhiên, cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ của tự nhiên đối với hoạt động sản xuất
của ngành như: thiên tai, thất thường của thời tiết và khí hậu...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cho cây
công nghiệp; sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, địa phương....
- Khó khăn: thị trường thế giới còn nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa
đáp ứng được yếu cầu của các thị trường khó tính......
* Tình hình sản xuất (Hiện trạng sản xuất)
+ Cây lâu năm:
++ Về phát triển:
- CCN lâu năm chủ yếu là: cafe, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
- Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa VN lên vị trí hàng đầu thế giới
về xuất khẩu cafe, điều và hồ tiêu.
++ Về phân bố:
- Cafe: được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở ĐNB, rải rác ở miền
Trung, café chè mới được đưa vào trồng ở Tây bắc.
- Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám phù sa cổ ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng
ở Tây Nguyên, một số tỉnh duyên hải miền trung.
- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT
- Điều được trồng nhiều nhất ở ĐNB.
- Dừa được trồng nhiều nhất ở ĐBCL
- Chè được trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ngoài ra còn có ở trên các cao nguyên cao của Tây
Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng)
+ Cây hàng năm:
- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu ở nước ta là; mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm,
thuốc lá.

- Mía: các vùng chuyên canh mía được phát triển ở ĐBCL, ĐNB, DHMT
- Lạc được nhiều ở các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở ĐNB, Đăk Lăk.
- Đậu tương được trồng nhiều ở TDMNBB, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đăk Lăk,
Đồng Tháp.
- Vùng trồng đay truyền thống là ở ĐBSH.
- Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa
b. Cây ăn quả
- Các loại cây ăn quả chủ yếu: cam, xoài, chôm chôm, chuối, nhãn, vải, dứa...
- Trong những năm gần đay có xu hướng phát triển nhanh

~6~


- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và ĐNB.
- Ở vùng TDMNBB, đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang.
II. LUYỆN TẬP
1. KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LUYỆN TẬP:
Tiến trình luyện tập, ôn luyện kiến thức, kĩ năng phục vụ cho ôn thi được thực hiện thông qua
ba nội dung cơ bản:

Tiết
1,2,3,4

Nội dung luyện tập
- Khái quát KTCB
- Tập trung giải quyết các dạng câu hỏi lý thuyết.

5,6

Khai thác ATLAT


7,8

Bảng số liệu, biểu đồ

9

Kiểm tra đánh giá

(Chú ý: Có sự linh động về việc phân phối tiết dạy tương ứng với các phần)
2. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
a. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
Các dạng câu hỏi của chuyên đề được xây dựng dựa trên cơ sở các dạng câu hỏi lý thuyết của
phần thi đại học (THPT Quốc Gia), tập trung vào ba dạng cơ bản: trình bày – phân tích; chứng
minh; giải thích. Riêng dạng câu hỏi so sánh chủ yếu được dùng cho thi HSG, rất ít khi dùng cho
thi THPT Quốc gia (tốt nghiệp, đại học trước đây)
* Dạng câu hỏi: trình bày – phân tích:
+ Khái quát:
- Đây là dạng câu hỏi dễ, chủ yếu trình bày lại kiến thức cơ bản.
- Dạng câu hỏi này thường có từ khóa là: “Trình bày”, hoặc “Phân tích” gắn liền cùng với câu
hỏi.
- Dạng câu hỏi này thường tập trung chủ yếu ở các vấn đề về: vai trò, ý nghĩa; điều kiện phát triển
ngành; hiện trạng phát triển...(Ngoài ra ở dạng câu hỏi này còn có: trình bày (phân tích) mối quan
hệ. Tuy nhiên đây là một dạng hơi khó, thường dùng cho thi HSG nhiều hơn)
- Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Trước hết cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa một cách có hệ thống,
lôgic.
- Tiếp theo, căn cứ vào câu hỏi, học sinh cần sắp xếp, chọn lọc các kiến thức cơ bản sao
cho phù hợp, giúp bài làm đúng trọng tâm và mạch lạc.
+ Một số câu hỏi cụ thể:

** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) vai trò, ý nghĩa:
1. Trình bày vai trò của hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta.
Trả lời:

~7~


Sản xuất lương thực là ngành có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước
ta:
- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người và tiếp tục gia tăng.
- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH.
- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp
2. Trình bày vai trò của việc trồng và phát triển cây công nghiệp ở nước ta?
* Khái quát
Việc trồng và phát triển cây công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọng
điểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua
- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng trọt theo hướng tích cực
- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)
- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp
3. Ý nghĩa của việc đảm bảo lương thực đối với phát triển kinh tế của nước ta.
Trả lời:
Việc đảm bảo lương thực có ý nghĩa rất quan trọng:
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt: tạo điều kiện để
ổn định và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc
sản quy mô lớn.
- Cung cấp và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi – điều

kiện kiên quyết để có thể phát triển ngành chăn nuôi, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của ngành
trong cơ cấu.
- Là cơ sở đề phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế
biến.
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn, đẩy mạnh phát triển các ngành nông
nghiệp khác.....
- Đảm bảo an ninh lương thực còn đồng nghĩa với việc phát huy hiệu quả của các vùng chuyên
canh lương thực, từ đó thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất, đồng thời là quá trình
trao đổi nông sản giữa các vùng miền – thuận lợi cho đa dạng hóa nông sản phù hợp với đặc
trưng sinh thái giữa các vùng, miền
4. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường ở nước ta.
Trả lời:
* Khái quát.

~8~


* Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường ở nước ta:
- Về kinh tế:
- Tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao,
- Cung cấp đẩy đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa sản
xuất công nghiệp
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần thu ngoại tệ, tăng tích lũy vốn, thúc đẩy
kinh tế phát triển.
- Khai thác được thế mạnh của vùng, phá thế độc canh, góp phần thúc đẩy đa dạng hóa sản
phẩm nông nghiệp.
- Xã hội:
- Tạo việc làm, góp phần thúc đẩy phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng miền.

- Môi trường:
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu...), khắc
phục được tính mùa vụ của khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
.................................................
** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) điều kiện phát triển ngành:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất lương thực của nước
ta.
Trả lời:
* Khái quát
a. Thuận lợi:
Việc sản xuất lương thực ở nước ta có rất nhiều thuận lợi.
* Về tự nhiên: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển
sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.Cụ thể:
- Địa hình – đất đai:
- Dải đồng bằng gần như liên tục, với nhiều đồng bằng có diện tích khá lớn, đặc biệt là hai
đồng bằng lớn (SH, SCL) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là lúa
gạo) trên quy mô lớn.
- Đất: . Có diện tích đất phù sa màu mỡ tương đối lớn, phân bố tập trung ở các đồng bằng
rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây lúa.
. Ngoài ra, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du với hệ đất phù sa cổ còn có thể trồng
được cây hoa màu.
. Khả năng mở rộng diện tích vẫn còn trên cơ sở khai hoang mở rộng diện tích đất…..
- Khí hậu:
- Nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt cao, ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho cây lúa và
các loại hoa màu nhiệt đới (ngô, khoai, sắn…) phát triển mạnh.

~9~


- Sự phân hóa theo mùa của khí hậu là cơ sở để xây dựng lịch thời vụ trong sản xuất lương

thực, và sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế là cao nhất.
- Nguồn nước:
- Dồi dào về cả nước mặt và nước ngầm, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có giá trị rất lớn
đối với ngành sản xuất lương thực: đảm bảo vấn đề thủy lợi, bồi đắp phù sa cho các đồng bằng….
- Các điều kiện tự nhiên khác cũng có những thuận lợi lớn đối với sản xuất lương thực
* Về kinh tế - xã hội:
- Dân cư – lao động:
- Mang đến cho ngành một thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, đông
đảo.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây lương thực, trình độ
thâm canh ngày càng cao.
- Tập quán ăn uống của người dân sử dụng nhiều lương thực cũng là một thuận lợi lớn đối
với sự phát triển của ngành.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật cho ngành ngày càng được tăng cường:
- CSHT: các vấn đề về thủy lợi, hệ thống đê điều, giao thông vận tải… ngầy càng được
đầu tư, cải thiện, nâng cấp…
- CSVCKT: bao gồm các trạm giống, các cơ sở chế biến, dịch vụ trong nông nghiệp ngày
càng được phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
- Thị trường: Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao về mặt hàng
lương thực.
- Chính sách của Nhà nước: có nhiều ưu đãi, đối với phát triển lương thực (hình thành và phát
triển các vùng chuyên canh quy mô lớn….)
b. Khó khăn:
- Nhiệt cao, ẩm lớn thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, phá hoại mùa màng.
- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu gây khó khăn cho vấn đề thủy lợi, bảo quản nông sản sau thu
hoạch….
- Thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), thất thường của thời tiết và khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất, sản lượng lương thực.
- Hệ thống CSHT còn kém phát triển
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.

- Sức ép của dân số, quá trình CNH, ĐTH đến quỹ đất canh tác
- Năng suất lao động thấp…..
2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
Trả lời:
* Khái quát.
1. Thuận lợi:
a. Tự nhiên:

~ 10 ~


- Địa hình – đất đai:
- Địa hình các cao nguyên mặt bằng rộng, các vùng đồi trung du thuận lợi cho phát triển
cây công nghiệp tập trung.
- Quỹ đất lớn, cơ cấu đa dạng: đất feralit; phù sa; đất khác...thích hợp với trồng cây công
nghiệp và là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
- Khí hậu:
- Nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào thuận lợi cho phát triển tập đoàn
cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao (dc)
- Có sự phân hóa của khí hậu, nên bên cạnh việc trồng cây CN nhiệt đới còn có thể phát
triển cây cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi, quế...)
- Nguồn nước: dồi dào, phong phú, thuận lợi cho vấn đề tưới tiêu.
- Các điều kiện khác: cũng có nhiều thuận lợi lớn (sinh vật đa dạng, phong phú – cơ sở thuận lợi
cho vấn đề bảo tồn, lai tạo nguồn giống...)
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động:
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và
chăm sóc cây công nghiệp. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao.
- Chính sách của Nhà nước: có nhiều quan tâm to lớn, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh
quy mô lớn....

- Hệ thống CSHTVCKT ngày càng được đầu tư, tăng cường, củng cố: thủy lợi, phân bón, giống,
cơ sở chế biến..
- Nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng.
- Nhân tố khác: việc đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm; nguồn vốn đầu tư ngày càng
nhiều; gia nhập vào WTO....
2. Khó khăn:
- Về tự nhiên……..
- Về kinh tế - xã hội: Sự biến động của thị trường, CSHT…..
3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm của
nước ta?
Trả lời:
* Khái quát.
1. Thuận lợi:
- Về tự nhiên:
- Diện tích đất lớn, nhiều loại thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm; khả
năng mở rộng diện tích còn rất lớn.
. Đất feralit trên đá bazan tập trung chủ yếu ở TN, rải rác ở ĐNB, TB, DHMT - màu mỡ,
tầng phong hóa dày, rất thuận lợi cho cây lâu năm.
. Đất feralit phát triển trên các loại đá axit thuận lợi cho phát triển cây chè.

~ 11 ~


. Ngoài ra, đất feralit phát triển trên các loại đá khác, sau khi đã cải tạo có thể phát triển
các cây công nghiệp.
. Đất xám phù sa cố thuận lợi cho việc trồng một số cây lâu năm có giá trị kinh tế cao:
điều, cao su...
. Đất cát ven biển thuận lợi cho phát triển cây dừa.
- Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây
công nghiệp

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng  cơ cấu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt,
ôn đới)
- Về kinh tế - xã hội:
- Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo tạo điều kiện ổn định và mở rộng diện tích cây
công nghiệp.
- Lao động: kinh nghiệm, truyền thống; trình độ ngày càng nâng cao….
- CNCB ngày càng được phát triển mạnh (diễn giải)
- Nhu cầu tăng
- Chính sách của Nhà nước.
.........................................
** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) hiện trạng:
1. Trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của ngành trồng trọt ở nước ta?
Trả lời:
- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đây
vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trị
sản xuất nông nghiệp – năm 2005; 73,9% năm 2007)
- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, tuy nhiên không đều giữa các phân ngành:
- Bao gồm các phân ngành: cây lương thực, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
khác.
- Trong đó: cây lương thực đóng vai trò chủ đạo (59,2% năm 2005)
- Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển biến theo hướng theo hướng:
- Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng (dc)
- Cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng (dc)
2. Trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta trong những năm vừa qua?
Trả lời:
1. Khái quát
2. Trình bày:
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm

~ 12 ~



1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương
- Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới
đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm).
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và
hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước

xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người là
hơn 470 kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm.
- Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
- Giá trị sản xuất lương thực tăng không ngừng trong quy mô giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt (dc ATLAT)
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích
và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm
nay là trên 1000kg/năm.
- Đồng bằng sông Hồng là cùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa
cao nhất cả nước.
3. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
1. Tình hình phát triển:
Nhìn chung trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh:
- Cơ cấu đa dạng: bao gồm cả cây hàng năm và cây lâu năm; chủ đạo là cây nhiệt đới, ngoài ra
còn có cây cận nhiệt, ôn đới
- Diện tích: Diện tích gieo trồng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là cây lâu năm (dc)
- Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm cây hàng
năm; tăng cây lâu năm.
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng lên không ngừng: 13,5  25,6%

- Trong cơ cấu cây công nghiệp, nổi lên một số loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao (dc cây
cafe, cao su, hồ tiêu...)
2. Phân bố:
- Không đồng đều, khác biệt:
- Đối với cây lâu năm: phân bố chủ yếu ở TD-MN
- Cây hàng năm: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, tuy nhiên hiện nay đã có xu hướng mở
rộng diện tích ở cả vùng trung du.
- Cụ thể:
Cây
năm

lâu Phân bố

~ 13 ~


- Cafe

Chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cafe chè mới
được trồng ở Tây Bắc.

- Cao su

Chủ yếu ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh DHMT

Hồ tiêu

Được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT...

Điều


Trồng nhiều nhất ở ĐNB

Chè

Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ở Tây Nguyên - trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm
Đồng

Dừa

Trồng nhiều nhất ở ĐBSCL

Cây
năm

hàng Phân bố

Mía

Trồng thành những vùng chuyên canh ở ĐBCL, ĐNB, DHMT

Lạc

Trồng nhiều trên các đồng bằng: Thanh – Nghệ - Tĩnh; ĐNB, Đăk Lăk

Đậu tương

Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, Đăk Lăk

Đay


ĐBSH

Cói

Ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa

Bông

Trồng ở một số tỉnh có mùa khô kéo dài, vùng khuất gió: Gia Lai, Đăk Lawk,
Bình Thuận, Sơn La, Điện Biên

- Trên cả nước hình thành 3 vùng trọng điểm sx cây công nghiệp
4. Trình bày sự phát triển và phân bố cây lâu năm ở nước ta?
Trả lời:
1. Sự phát triển: Nhìn chung có xu hướng ngày càng phát triển mạnh
- Diện tích tăng liên tục
- Tỉ trọng diện tích cây lâu năm tăng liên tục trong cơ cấu
- Cơ cấu cây đa dạng, trong đó nổi lên một số loại cây có giá trị kinh tế rất cao (thống kê diện
tích, sản lượng cây cafe, cao su, hồ tiêu)
- Có sự phân bố rộng khắp cả nước.
 DO: nước ta có nhiều đk thuận lợi. Hiệu quả từ việc trồng cây công nghiệp lâu năm là rất cao.
2. Phân bố:
- Giữa các vùng: phân bố không đều
- Các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở khu vực trung du – miền núi.
- Ở đồng bằng chỉ phát triển được một số cây CN lâu năm như: dừa….
- Từng loại cây: (chỉ rõ sự phân bố cụ thể)
........................................................

~ 14 ~



* Dạng câu hỏi chứng minh:
+ Khái quát:
- Dạng câu hỏi chứng minh đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã có để chứng minh một
hiện tượng địa lí nào đó. Tuy không thật khó như dạng câu hỏi giải thích, nhưng học sinh phải
nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu mà câu
hỏi đặt ra.
- Dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng từ “Chứng minh”, tuy nhiên cũng có thể là cụm từ “Hãy
làm sáng tỏ nhận định”; thường gặp ở các câu hỏi liên quan đến điều kiện phát triển ngành, hiện
trạng sản xuất. (Ngoài ra, có thể yêu cầu chứng minh một mệnh đề, một nhận định có liên quan –
tuy nhiên hơi khó, chủ yếu dùng trong thi HSG)
- Đây là dạng câu hỏi khá phổ biến trong các đề tuyển sinh môn địa lí, để làm bài đạt kết quả cao
thì học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Nắm vững kiến thức cơ bản: ngoài lượng kiến thức cần có học sinh cần nhớ thêm các số
liệu liên quan tới yêu cầu của câu hỏi. Số liệu thống kê là một trong những công cụ đắc lực nhất
đối với dạng câu hỏi chứng minh.
- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứng minh, tránh sự
sa đà dàn trải đồng thời tìm ra đủ chứng lí có sức thuyết phục.
+ Một số câu hỏi cụ thể:
1. Chứng minh rằng trong những năm qua, sản xuất lương thực của nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn?
Trả lời:
1. Chứng minh:
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm
1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương
- Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt
21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm).
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và

hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất

khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn
470 kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm.
- Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
- Giá trị sản xuất lương thực tăng không ngừng trong quy mô giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt (dc ATLAT)
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và
trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay
là trên 1000kg/năm.

~ 15 ~


- Đồng bằng sông Hồng là cùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao
nhất cả nước.
2. Chứng minh rằng cây công nghiệp lâu năm của nước ta đang ngày càng được phân bố
phù hợp hơn?
3. Chứng minh rằng cơ cấu cây công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực?
4. Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu
năm?
.................................
* Dạng câu hỏi giải thích:
- Các câu hỏi lí thuyết thuộc dạng giải thích yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Đây
là một dạng khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận
dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí.
- Đối với dạng câu hỏi này, trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy, cần đặc biệt quan
tâm tới mối liên hệ nhân quả.

- Nhìn chung với dạng câu hỏi này học sinh thường không được điểm cao, do khả năng khái quát
hóa của học sinh còn rất yếu.
- Muốn trả lời tốt dạng câu hỏi này, học sinh cần:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản: nhưng không phải chỉ nắm vững kiến thức một bài hay một
chương mà là của toàn bộ chương trình (ở đây, học sinh cần nắm chắc toàn bộ các vấn đề có liên
quan đến biển – đảo nước ta). Nắm chắc kiến thức không phải là ghi nhớ một cách máy móc thụ
động theo kiểu học thuộc lòng, mà là ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, có mối liên hệ giữa
các kiến thức với nhau, nhớ được lâu bản chất của đối tượng đó.
- Tìm các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí, đặc biệt là mối liên hệ nhân quả.
- Biết cách khái quát hóa các kiến thức có liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng
để tìm ra nguyên nhân. Đây chính là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả bài làm của
học sinh.
+ Một số câu hỏi cụ thể:
** Giải thích dựa vào vai trò:
1. Vì sao đối với nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt?
Trả lời:
Đối với nước ta, đẩy mạnh sản xuất lương thực có vai trò quan trọng đặc biệt vì:
- Cung cấp nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con người, đảm bảo lương thực cho một quy mô dân
số đông, vẫn không ngừng gia tăng (dc quy mô dân số, gia tăng)
- Cung cấp và góp phần đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để
đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp

~ 16 ~


- Cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến có liên quan – là
một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay, tạo thuận lợi cho quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, quan trọng của nước ta; đẩy mạnh sản xuất lương thực vừa
đảm bảo được nguồn cung cấp, đồng thời giữ vững vị trí, vai trò của nước ta về vấn đề xuất khẩu

lương thực ra thế giới.
- Phát triển sản xuất lương thực tạo ra khối lượng lương thực còn có ý nghĩa to lớn đối với vấn đề
đảm bảo an ninh LTTP, dự trữ, phòn tránh thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.....
- Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp:
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát huy truyền thống, kinh nghiệm của nhân dân
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Tại sao việc đảm bảo lương thực là cơ sở để tiến hành đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
- Đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp được hiểu là sự phát triển cơ cấu nông nghiệp đa dạng:
bao gồm cả trồng trọt chăn nuôi; không chỉ độc canh cây lương thực, mà còn có sự phát triển
mạnh của các loại cây trồng khác (cây công nghiệp, cây ăn quả ...), của ngành chăn nuôi.
- Việc đảm bảo lương thực có ý nghĩa rất quan trọng:
- Đảm bảo cung cấp lương thực ổn định cho nhu cầu của nhân dân.
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt: tạo điều
kiện để ổn định và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu,
cây đặc sản quy mô lớn.
- Cung cấp và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi –
điều kiện kiên quyết để có thể phát triển ngành chăn nuôi, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của
ngành trong cơ cấu.
- Là cơ sở đề phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành
chế biến.
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn, đẩy mạnh phát triển các ngành
nông nghiệp khác.....
- Đảm bảo an ninh lương thực còn đồng nghĩa với việc phát huy hiệu quả của các vùng
chuyên canh lương thực, từ đó thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất, đồng thời là
quá trình trao đổi nông sản giữa các vùng miền – thuận lợi cho đa dạng hóa nông sản phù hợp với
đặc trưng sinh thái giữa các vùng, miền
** Giải thích dựa vào điều kiện phát triển ngành:
1. Giải thích vì sao nước ta đạt được những thành tựu to lớn về sản xuất lương thực trong
những năm vừa qua?

Trả lời:
1. Khái quát.
2. Giải thích:
- Mở rộng diện tích gieo trồng (lúa tăng từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7,3 triệu ha năm 2005).

~ 17 ~


- Đầu tư thâm canh, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất: xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ
giới hóa, tạo nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao; chuyển dịch cơ cấu mùa vụ…
- Chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước: coi nông nghiệp là mặt trận sản xuất hàng đầu
- Nguyên nhân khác: đổi mới tổ chức và quản lí trong nông nghiệp (khoán sản phẩm, đa dạng
hóa sản xuất,…); tăng cường vốn đầu tư,…
2. Vì sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp gắn liền với các cơ sở chế biến ở vùng
trung du, miền núi, cao nguyên là một trong những hướng phát triển quan trọng của vùng
cũng như của cả nước?
Trả lời:
1. Vai trò của cây công nghiệp:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị
2. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở trung du miền núi do đây là vùng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển.
3. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp gắn với CB mang lại hiệu quả quan trọng cho vùng, cho
cả nước:
+ Về kinh tế:
- Phát huy được thế mạnh của vùng  biến thành hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh.
- Mở mang, phát triển hệ thống CSHT, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng này.
- Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng này.
+ Xã hội:

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cuộc sống cho các đồng bào dân tộc miền núi.
- Thu hút lao động từ các vùng khác đến  góp phần thực hiện phân bố lại dân cư và lao động
trên phạm vi cả nước.
+ Môi trường:
Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường, hạn chế nạn du canh du cư.
3. Giải thích vì sao cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh?
Trả lời:
Cây lâu năm có xu hướng phát triển mạnh do:
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lâu năm:
- Về tự nhiên. (Diễn giải khái quát)
- Về kinh tế - xã hội. (Diễn giải khái quát)
- Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả cao: kinh tế; xã hội; môi trường:
- Về kinh tế:
. Tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao,

~ 18 ~


. Cung cấp đẩy đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa sản
xuất công nghiệp
. Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần thu ngoại tệ, tăng tích lũy vốn, thúc đẩy
kinh tế phát triển.
. Khai thác được thế mạnh của vùng, phá thế độc canh, góp phần thúc đẩy đa dạng hóa sản
phẩm nông nghiệp.
- Xã hội:
. Tạo việc làm, góp phần thúc đẩy phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng miền.
- Môi trường:
. Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu...), khắc
phục được tính mùa vụ của khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
4. Giải thích vì sao ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất?

Trả lời:
1. Khái quát.
2. Giải thích:
- Do vai trò quan trọng của đồng bằng trong chiến lược phát triển chung của cả nước:
- Cung cấp lương thực cho cả nước
- Vai trò chủ đạo trong xuất khẩu
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề lúa:
-

Đồng bằng có diện tích lớn nhất
Đất phù sa màu mỡ, khả năng mở rộng lớn
Khí hậu cận xích đạo
Nguồn nước dồi dào, phong phú
Dân đông, nhiều kinh nghiệm, sớm tiếp cận với thị trường
Nhận được nhiều chính sách quan tâm, đầu tư

* Dạng câu hỏi so sánh:
Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, chủ yếu chỉ dùng trong các đề thi học sinh giỏi, đối với đề thi
THPT có thể nói là rất ít dùng. Tuy nhiên, nếu nắm vững cách giải thì bài làm của thí sinh có thể
đạt kết quả tốt:
- Trước hết, cần nắm chắc KTCB

~ 19 ~


- Hệ thống hóa, phân loại và sắp xếp kiến thức theo từng phân nhóm riêng biệt để dễ dàng cho
việc so sánh.
- Khá quát kiến thức để tìm ra tiêu chí so sánh phù hợp.
+ Một số câu hỏi cụ thể:
1. So sánh thế mạnh để phát triển lương thực – thực phẩm của ĐBSH và ĐBSCL?

Trả lời:
1. giới thiệu về 2 vùng: đều là 2 vùng trọng điểm sản xuất LT-TP hàng đầu của nước ta nhưng
ĐBSCL là vùng số 1, ĐBSH là vùng số 2. Nguyên nhân do 2 vùng có những điều kiện sản xuất
lương thực giống và khác nhau.
2. Giống nhau:
- ĐKTN:
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa do sông ngòi bồi đắp màu mỡ, Khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất LT-TP
- Đều có tiềm năng phát triển thủy sản lớn: giáp biển, nguồn lợi hải sản phong phú…
- ĐKKTXH:
- Đều có dân đông, lao động dồi dào,nhiều kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, phát triển
thủy sản,Thị trường thiêu thụ rộng, được đầu tư về vồn, KHKT…
3. Khác nhau:
a. ĐKTN:
- Địa hình và đất đai
- ĐBSH: Diện tích nhỏ hơn, bình quân đất nông nghiệp thấp, địa hình tam giác châu điển
hình, đất đai không được bồi đắp thường xuyên lại bị khai thác quá mức nên khá bạc màu.
- ĐBSCL: Diện tích rộng, địa hình bằng phẳng hơn, đất được bồi đắp thường xuyên khá
màu mỡ thuận lợi cho canh tác. Tuy nhiên diện tích đất phèn đất mặn nhiều, thiếu nguyên tố vi
lượng phải cải tạo mới canh tác được.
- Khí hậu:
- ĐBSH: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh nên cơ cấu mùa vụ có vụ đông nhưng
lại ảnh hưởng của hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá…
- ĐBSCL: cận xích đạo nóng quanh năm thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển. Tuy
nhiên, khí hậu phân hóa mưa khô sâu sắc, mùa mưa lũ gây ngập trên diện rộng, mùa khô thiếu
nước cho sản xuất, bốc phèn, bốc mặn…
- Nguồn nước: ĐBSCL phong phú hơn do có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Nguồn lợi sinh vật ở ĐBSCL phong phú hơn
b. ĐKKT-XH:
- ĐBSH: dân cư đông hơn, lao động đông và có trình độ cao hơn.

Có mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ hơn
- ĐBSCL: dân cư năng động sớm thích nghi với cơ chế thị trường nên sản xuất theo hướng hàng
hóa…

~ 20 ~


- Điều kiện khác: vốn đầu tư lớn, lịch sử khai thác lãnh thổ ĐBSH lâu đời hơn…
2. So sánh quy mô và điều kiện phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và ĐNB?
Trả lời:
1. KQ:, Tây Nguyên và ĐNB
2. Giống nhau
a. Quy mô:
- Là 2 vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta cả về diện tích, sản lượng, năng suất,
cung cấp các sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực cho cả nước.
- Có mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao thuận lợi cho sản xuất hàng hóa.
b. Điều kiện:
- đất đỏ ba dan (đặc điểm) thích hợp với phát triển các cây CN lâu năm
- khí hậu cận xích đạo, phân hoá mưa khô rõ rệt. thích hợp với các cây CN nhiệt đới
- đều có nguồn lao động với nhiều kinh nghiệm trong phát triển các cây công nghiệp
khá cao, đã đúc két được nhiều kinh nghiệm lâu đời. Trong đó ở Trung du, miền núi phía
Bắc có kinh nghiệm trồng chè búp, ĐNB có trồng Cao Su, T nguyên có trồng Cà Phê.
- Đường lối chính sách:quan tâm đầu tư lớn về việc hiện đạI hoá CSVCHT, hoàn thiện về
cơ cấu cây trồng và bảo vệ tài nguyên môI trường.
3. Khác nhau:
a. Quy mô:
- ĐNB: vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta
- TN: vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 2 của nước ta.
b. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình :

- ĐNB: địa hình là những vùng đồi lựon sóng đồi bát úp độ cao phổ biến dưới 200m,
- Tây nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng bằng phẳng, độ cao TB 500-600m
- Đất đai:
- ĐNB:chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha,
- Tây nguyên chủ yếu đất đỏ bazan
- Khí hậu:
- ĐNbộ có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm,
- tây nguyên cũng có khí hậu nhiệt đới nhưng phân hoá rất rõ theo chiều cao (từ độ cao
400- 500 m có khí hậu cận nhiệt đới mát lạnh)
- Nguồn nước: ĐNB dồi dào hơn TN nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc và các hồ thủy lợi trữ nước
lớn vào mùa khô
c. Điều kiện KT-XH:
- Nguồn lao động:

~ 21 ~


-

ĐNB dân số đông, lao động dồi dào có trình độ thâm canh cao, năng động, nhạy
bén, vùng nhập cư lớn thứ 2 cả nước

-

Tây Nguyên dân cư thưa thớt, là vùng nhập cư lớn nhất nước ta, thiếu lao động đặc biệt là
lao động có kĩ thuật, có trình độ thâm canh thấp.

- Về CSHT,vốn, thị trường: ĐN bộ mạnh nhất, hoàn thiện hơn Tây nguyên.
................................................................
b. KHAI THÁC ATLAT

Đối tượng: Trang ATLAT 19
ATLAT LÚA
* Thống kê số liệu qua 3 năm 2000; 2005; 2007: Diện tích; Năng suất; sản lượng.
1. Trình bày các đặc điểm cơ bản của hoạt động sản xuất lúa ở nước ta?
Trả lời:
+ Vị trí, vai trò của cây lúa:
- Là cây lương thực chủ đạo trong cơ cấu cây lương thực của nước ta.
- Có vai trò rất quan trọng trong việc………….
+ Điều kiện phát triển ngành
+ Tình hình phát triển:
- Diện tích
- Sản lượng
- Năng suất
- Bình quân trên đầu người
- Sản lượng xuất khẩu
+ Phân bố:
- Phân bố rộng khắp cả nước  do đây là cây lương thực chính, truyền thống, thỏa mãn nhu cầu
lương thực tại chỗ….
- Phân bố không đều:
- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển
- Ít ở trung du, miền núi…
- Có sự phân hóa trong sản xuất lúa gạo trên phạm vi cả nước :
- Giữa các vùng : cao, TB, thấp
- Trong nội bộ từng vùng
(Dẫn chứng : tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực)
- Giữa các tỉnh, địa phương : cao, thấp (dc cột sản lượng ; diện tích)
- Trên cả nước hình thành hai vùng trọng điểm sản xuất lúa, nhiều tỉnh trọng điểm về nghề lúa.
2. Trình bày hiện trạng sản xuất cây lúa? Giải thích ?
Trả lời :


~ 22 ~


1. Tình hình phát triển:
- Diện tích lúa giảm nhẹ  do chuyển đổi mụa đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Năng suất lúa tăng khá nhanh  do thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT
- Sản lượng lúa tăng nhanh  Do tăng năng suất, cơ cấu mùa vụ thay đổi theo hướng tích cực.
- Sản lượng lúa bình quân tăng chậm.
- Sản lượng xuất khẩu tăng.
2. Phân bố :
- Rộng khắp
- Phân bố không đều:
- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển
- Ít ở trung du, miền núi…
- Có sự phân hóa trong sản xuất lúa gạo trên phạm vi cả nước :
- Giữa các vùng : cao, TB, thấp
- Trong nội bộ từng vùng
(Dẫn chứng : tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây lương thực)
- Giữa các tỉnh, địa phương : cao, thấp (dc cột sản lượng ; diện tích)
- Trên cả nước hình thành hai vùng trọng điểm sản xuất lúa, nhiều tỉnh trọng điểm về nghề lúa.
3. Giải thích :
- Lúa là cây LT chủ đạo
- Đường lối chính sách
- CSHTVCKT ngày càng được tăng cường, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất…
- THị trường mở rộng
- Khó khăn…………….
3. Đặc điểm sản xuất lúa của 1 vùng : ĐBSH?
Trả lời :
1. Vùng ĐBSH :
+ Quy mô, vai trò

+ Là vùng có trình độ thâm canh cây lúa cao nhất cả nước.
+ Điều kiện phát triển ngành
+ Tình hình sản xuất :
- Diện tích gieo trồng lúa giảm  do sức ép dân số, ĐTH, CNH
- Hoạt động gieo trồng lúa phát triển : tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa cao
- Năng suất: Là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước
- Sản lượng lúa cao, tăng.
- Sản lượng bình quân tăng chậm, còn ở mức thấp  do sức ép dân số

~ 23 ~


+ Phân bố :
- Khắp các tỉnh trong vùng, tuy nhiên không đều, tập trung ở một số tỉnh trọng điểm nghề lúa của
vùng, nước (dc)
- Phân hóa giữa các tỉnh
4. So sánh tình hình sản xuất lúa giữa 2 vùng : ĐBSH và ĐBCL ?
Trả lời:
1. Giống nhau:
+ Quy mô, vai trò
+ Tình hình sản xuất :
- Diện tích gieo trồng lúa cao
- Năng suất lúa cao hơn TB cả nước
- Sản lượng lúa cao
- Trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất lúa cao
- Phân bố: rộng khắp, không đều, phân hóa, nổi lên một số tỉnh trọng điểm
2. Khác nhau :
ĐBSH so với ĐBSCL :
-


Quy mô, vai trò nhỏ hơn
Diện tích, % diện tích, sản lượng <
Năng suất lúa cao hơn
Phân bố: không đều, phân hóa thành các mức, tỉnh trọng điểm

ĐBCL so với ĐBSH:
-

Quy mô, vai trò>
Năng suất <
Diện tích, sản lượng >
Phân bố: đồng đều hơn, phân hóa thành các mức, tỉnh trọng điểm

ATLAT CÂY CÔNG NGHIỆP:
1. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta? Giải thích vì sao cây công
nghiệp lâu năm phát triển mạnh?
Trả lời:
1. Tình hình phát triển:
Nhìn chung trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh:
+ Cơ cấu đa dạng: bao gồm cả cây hàng năm và cây lâu năm; chủ đạo là cây nhiệt đới, ngoài ra
còn có cây cận nhiệt, ôn đới
+ Diện tích: Diện tích gieo trồng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là cây lâu năm (dc)
+ Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm cây hàng
năm; tăng cây lâu năm.
+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng lên không ngừng: 13,5  25,6%

~ 24 ~


+ Trong cơ cấu cây công nghiệp, nổi lên một số loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao (dc cây

cafe, cao su, hồ tiêu...)
2. Phân bố:
+ Không đồng đều, khác biệt:
- Đối với cây lâu năm: phân bố chủ yếu ở TD-MN
- Cây hàng năm: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, tuy nhiên hiện nay đã có xu hướng mở rộng diện
tích ở cá vùng trung du.
- Cụ thể:
Cây
năm

lâu Phân bố

- Cafe

Chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cafe chè mới
được trồng ở Tây Bắc.

- Cao su

Chủ yếu ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh DHMT

Hồ tiêu

Được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT...

Điều

Trồng nhiều nhất ở ĐNB

Chè


Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ở Tây Nguyên - trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm
Đồng

Dừa

Trồng nhiều nhất ở ĐBSCL

Cây
năm

hàng Phân bố

Mía

Trồng thành những vùng chuyên canh ở ĐBCL, ĐNB, DHMT

Lạc

Trồng nhiều trên các đồng bằng: Thanh – Nghệ - Tĩnh; ĐNB, Đăk Lăk

Đậu tương

Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, Đăk Lăk

Đay

ĐBSH

Cói


Ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa

Bông

Trồng ở một số tỉnh có mùa khô kéo dài, vùng khuất gió: Gia Lai, Đăk Lawk,
Bình Thuận, Sơn La, Điện Biên

+ Phân hóa:
Có sự phân hóa về mức độ gieo trồng cây công nghiệp.
- Mức thấp nhất: dưới 10% - phân bố chủ yếu ở phía Tây của ĐBCL –
- Mức cao nhât: > 30% tập trung ở hai vùng TN và ĐNB, đặc biệt một số địa phương có diện tích
gieo trồng > 50%.
+ Trên cả nước hình thành 3 vùng trọng điểm sx cây công nghiệp
3. Cây lâu năm có xu hướng phát triển mạnh do:
+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lâu năm:

~ 25 ~


×