Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.89 KB, 133 trang )

lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Chu Nguyên Thạch

1


Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời
biết ơn chân thành nhất đến TS. Chu Đức Thắng, người hướng dẫn
khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm
đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô
giáo trong Bộ môn Nội Chẩn - Dược- Độc Chất thú y, Bộ môn
Vi sinh vật -Truyền nhiễm, bệnh lý, Bộ môn Ký sinh trùng - Kiểm
nghiệm thú sản - Vệ sinh thú y khoa chăn nuôi thú y; Khoa Sau đại
học, Trường Đại học Nông nghiệp I.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các
cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin được gửi tới gia
đình, bạn bè và các hộ gia đình có các ao, hồ, lồng nuôi cá ở Huyện


Gia Lâm- Hà Nội, Mỹ Văn- Hưng Yên, Thuận Thành-Bắc Ninh
đã giúp đõ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả

Chu Nguyên Thạch

2


Mục lục
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii


Danh mục các hình

viii

1.
i

Mở đầu

1.1.
9

Đặt vấn đề

1.2.
10

Mục đích của đề tài

2.
11

Tổng quan tài liệu

2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản và những nghiên cứu về dịch bệnh trên
thế giới

11

2.2. Tình hình Nuôi trồng thuỷ sản và những nghiên cứu về dịch bệnh

trong nước

15

2.3.
18

Những hiểu biết cơ bản về môi trường ao, hồ, đầm nuôi cá

2.4.
31

Đặc điểm sinh học trong nước

2.5.
36

Hệ vi sinh vật của cá

2.6.
38

Một vài đặc điểm của một số loài cá nước ngọt

2.7.Đặc điểm của vi khuẩn hiếu khí ở cá nước ngọt
2.8.
47

42


Một số bệnh do vi khuẩn ở cá

3


3.
52

Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1.
52

Nội dung nghiên cứu

3.2.
52

Nguyên liệu nghiên cứu

3.3.
53

Phương pháp nghiên cứu

4.
61

Kết quả và thảo luận


4.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh vật của nguồn
nước nuôi cá nước ngọt
4.1.1.

61

Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh vật của nước tại

các thuỷ vực có diện tích nhỏ hơn 1000m2
4.1.2.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh vật của nước tại

các thủy vực có diện tích 1000m2 - 3000m2
4.1.3.

61
68

Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh vật của nước tại

các thủy vực có diện tích > 3000m2

71

4.1.4.
biến động của một số chỉ tiêu lý hoá học theo độ sâu của thuỷ vực

Sự
73


4.1.5.
biến động một số chỉ tiêu lý hoá theo thời gian trong ngày

Sự
76

4.2.
t quả kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước ao, hồ, đầm nuôi cá

Kế
79

4.3.
c định số loại, số lượng vi khuẩn thường gặp trong tổ chức của cá


80

4.4.
ám định những vi khuẩn phân lập được bằng phản ứng sinh hoá

Gi
84

4.5.
Số lượng và tỉ lệ xuất hiện những vi khuẩn hiếu khí thường gặp
trong
các tổ chức của cá


86

4.5.1.

S

4


ố lượng và tỉ lệ xuất hiện những vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong
các tổ chức của cá trắm cỏ

87

4.5.2.

S

ố lượng và tỉ lệ xuất hiện những vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong
các tổ chức của cá trôi

90

4.6. Kết quả phân lập vi khuẩn từ các tổ chức của cá trắm cỏ bị bệnh đốm
đỏ

94

4.7. Kết quả định lượng vi khuẩn tổng số trong các tổ chức cá trắm cỏ bị
bệnh đốm đỏ


95

4.8. Kết quả xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh ở cá trắm cỏ bị
bệnh đốm đỏ

97

4.9.
t quả điều trị thử nghiệm bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ

Kế
99

5.
luận và đề nghị

Kết
101

Tài liệu tham khảo

103

5


Danh môc c¸c ch÷ viết tắt

CTCP


: chỉ tiêu cho phép

Ctv

: Cộng tác viên

FAO

: Tổ chức

NTTS

: Nuôi trồng thuỷ sản

NXB

: Nhà xuất bản

VK

: Vi khuẩn

KL

: Khuẩn lạc


Danh môc c¸c b¶ng
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của nước tại các ao nuôi cá

có diện tích < 1000m2

62

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của nước tại các ao nuôi cá
có diện tích 1000m2 - 3000m2

69

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của nước tại các ao nuôi cá
có diện tích > 3000m2

71

Bảng 4.4. Biến động của một số chỉ tiêu lý, hóa theo độ sâu của ao nuôi
cá (n =180)

74

Bảng 4.5. Biến động của một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của nước theo
thời gian trong ngày (n = 90)

77

Bảng 4.6. Số lượng vi khuẩn trong nước ao - hồ - đầm nuôi cá

80

Bảng 4.7. Số loại và số lượng vi khuẩn ở các tổ chức của cá trắm cỏ


81

Bảng 4.8. Số loại và số lượng vi khuẩn ở các tổ của cá trôi

83

Bảng 4.9. Kết quả giám định một số vi khuẩn hiếu khí phân lập được từ
tổ chức cá

85

Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn hiếu khí thường gặp
trong các tổ chức cá trắm

88

Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn hiếu khí thường gặp
trong các tổ chức cá trôi
Bảng 4.12. Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ

91
94

Bảng 4.13. Kết quả định lượng vi khuẩn tổng số trong các tổ chức của cá
trắm cỏ bị bệnh

95

Bảng 4.14. Kết quả xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ
ở cá trắm cỏ


98

Bảng 4.15. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ bằng
Ciprofloxacin và Erythromycin

99


Danh môc c¸c h×nh, biÓu đồ
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập vi khuẩn

58

Hình 3.2. Sơ đồ định lượng vi khuẩn

60

Hình 3.3. Sơ đồ các bước tiến hành định lượng vi khuẩn

60

Biểu đồ 4.1. Biến động của một số chỉ tiêu lý, hóa theo độ sâu của ao
nuôi cá (n =180)

74

Biểu đồ 4.2. Biến động của một số chỉ tiêu vật lý và hoá học của nước
theo thời gian trong ngày (n = 90)


77

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ xuất hiện các vi khuẩn hiếu khí trong các tổ chức của
cá trắm cỏ

90

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ xuất hiện các loại vi khuẩn hiếu khí trong các tổ chức
của cá trôi

93

Biểu đồ 4.5. Kết quả định lượng vi khuẩn tổng số trong các tổ chức của
cá trắm cỏ bị bệnh

96


1. Më ®Çu

1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, gieo trồng lúa nước là

chủ yếu nên số lượng ao hồ, đầm, sông ngòi rất nhiều với diện tích lớn và
được phân bố ở mọi nơi, mọi vùng, mọi khu vực. Vì vậy, tiềm năng phát triển
nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là rất lớn. Cả nước có hơn 1,7 triệu ha mặt
nước có khả năng NTTS. Cùng với khai thác thuỷ sản, nghề NTTS đã có từ
lâu đời và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, đặc

biệt nghề nuôi cá nước ngọt đã có hướng phát triển của tốt. Trong những
năm gần đây với chính sách đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của Đảng và nhà
nước, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng. Diện tích nuôi cá nước ngọt tăng nhanh do chủ trương của nhà
nước chuyển đổi diện tích cấy lúa cho năng suất thấp sang nuôi cá cho
năng suất cao và ổn
định. Điều này đã tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người
làm nghề cá cũng như nghề nông, góp phần đáng kể vào thu nhập quốc nội
của nước ta. Năm 2003, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.110.138 tấn,
trong đó NTTS nước ngọt 589.051tấn, tăng 16,3% so với năm 2002 [16].
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, việc phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng cũng phát triển mạnh do có điều
kiện địa lý phù hợp, dân cư đông đúc.
NTTS là một trong nhiều nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên là đất và
nước, luôn gắn bó với môi trường sinh thái. Nước có vai trò quan trọng
và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành NTTS . Vì vậy, nếu
không có diện tích mặt nước thì không thể phát triển ngành NTTS. Bởi lẽ,
nước là môi trường sống bắt buộc của động vật thuỷ sinh, nó vừa cung cấp
chất dinh dưỡng


vừa là nơi chốn tránh động vật gây hại trên cạn. Những yếu tố tự nhiên của
nước như nhiệt độ, độ pH, hàm lượng các chất hoà tan trong nước… độ
nhiễm bẩn trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của các giống cá nước ngọt. Muốn phát triển nghề NTTS trước tiên phải
đảm bảo nguồn nước sạch phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng
loài cá nuôi. Nhưng thực trạng nguồn nước ở các ao, hồ, đầm hiện nay
đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải công nghiệp,
chất thải sinh hoạt và quy trình chăn nuôi không đúng kỹ thuật. Chính vì vậy,
trong những năm gần

đây tình hình dịch bệnh trên đàn cá nuôi xảy ra khá nhiều và gây thiệt hại lớn
cho các hộ nuôi cá. Đa số các bệnh thường gặp ở cá nuôi nước ngọt là do
vi sinh vật gây ra, có thể là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp. Mặc dù vậy,
nghiên cứu hệ vi sinh vật tồn tại và gây bệnh trên các giống cá nước ngọt còn
ít và chưa có hệ thống. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn hiếu khí gây ra ở
cá nước ngọt một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng”. Trên cơ sở đó
khuyến cáo cho các hộ nuôi cá biết cách chẩn đoán và phòng trị bệnh, làm
giảm thiệt hại của bệnh, góp phần nâng cao sản lượng và hiệu quả của ngành
NTTS.
1.2.

Môc ®Ých của đề tµi

- Xác định các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá ở các ao, hồ, đầm nuôi cá nước
ngọt ở một số địa điểm vùng đồng bằng sông Hồng.
- Xác định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trên cơ thể một số giống
cá nước ngọt nuôi truyền thống, ở trạng thái khoẻ mạnh và bị bệnh.
- Xác định độ mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được trên cá bệnh.
- Thử nghiệm điều trị bằng các loại kháng sinh có độ mẫn cảm cao với vi
khuẩn phân lập trên cá bệnh.


2.

2.1.

Tổng quan tài liệu


T×nh h×nh nu«i trồng thuỷ s¶n vµ nh÷ng nghiên cứu về

dÞch bÖnh trên thế giíi
2.1.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản
Trong thời gian từ vài thập kỷ trở lại đây, ngành NTTS đã phát triển
mạnh, liên tục tăng mức đóng góp vào sản lượng thủy sản trên thế giới, từ chỗ
chỉ chiếm 7,3% sản lượng trong năm 1970, hiện nay đã lên tới 33,92%
(Trần- Nhung, 2003) [16].
Năm 2000, tổng sản lượng NTTS trên thế giới đạt 45,71 triệu tấn
(tăng 6,3% so với năm 1999) trị giá 56,470 tỷ USD (tăng 4,8% so với năm
1999) trong đó hơn một nửa là sản lượng cá nuôi (23,07 triệu tấn, đạt 50,4%)
[16].
Theo thống kê của FAO, năm 2001, sản lượng thủy sản trên thế giới
đạt 42,1 triệu tấn, trong đó NTTS đạt 48,42 triệu tấn, khai thác đạt 93,65 triệu
tấn [16].
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung của NTTS là khá vững chắc, từ
năm 1990 đến năm 2000 đạt 10,5%/năm, nhưng sự tăng này không đồng đều
giữa các nhóm loài và qua từng thời kỳ. Tỷ lệ tăng của cá nuôi trong thập
kỷ 90 chững lại và giảm hơn so với thập kỷ 80. Cụ thể là giai đoạn 1980 1990 sản lượng cá nuôi đạt mức tăng 12,1%, nhưng giai đoạn 1990 - 2000
mức tăng của cá nuôi chỉ đạt 10,13% (Trần Nhung, 2003) [16].
2.1.2. Những nghiên cứu về dịch bệnh do vi khuẩn trên cá
Theo tài liệu của G.Post, vi khuẩn gây bệnh cho cá được phát hiện đầu
tiên vào năm 1894. Nhưng những nghiên cứu về vi khuẩn chỉ phát triển mạnh
vào những năm 1947 trở lại đây.
Ngay từ năm 1904, Plehn đã cho rằng tác nhân gây bệnh đốm đỏ là do


vi khuẩn. Tiếp sau đó, người có nhiều đóng góp và phát triển quan điểm này
là Shaperclaus (1954 - 1979), theo ông vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ có thể
là Pseudomonas và Aeromonas [33].

Hội chứng dịch bệnh lở loét là một trong những bệnh truyền nhiễm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều
nước trên thế giới. Theo Rodge và Burke (1981), vào thời điểm tháng 3-1972
ở miền trung Queensland (óc) một số loài cá tự nhiên sống ở sông đã xuất
hiện các vết loét nông rộng trên thân. Ông cũng cho rằng một số loài cá nước
ngọt sống tách biệt cũng bị nhiễm bệnh [33].
Dịch bệnh năm 1982-1983 tại Thái Lan làm thiệt hại hơn 200 triệu bạt
tương đương 8,7 triệu USD theo Tonguthai (1985). Nếu tính thiệt hại do dịch
bệnh gây ra trong thời gian 1982-1993 ở Thái Lan thì tổn thất lên tới trên 100
triệu USD [56].
Kataba.Z 1985, ở Trung Quốc, đã có những thông báo đầu tiên về tác
nhân gây bệnh đốm đỏ, các nhà nghiên cứu cho rằng vi khuẩn A.hydrophila là
tác nhân gây bệnh ở hầu hết các loài cá như trắm cỏ, trắm đen, cá chép, cá
mè. Tại tỉnh Triết Giang, dịch bệnh đã gây chết 50 - 90% sản lượng cá. Tuy
nhiên khi điều tra nhận thấy cá chép và cá mè bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ
hơn [50].
Những nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cũng cho thấy
một số loài Pseudomonas sp và Aeromonas sp là tác nhân gây bệnh đốm đỏ ở
cá trắm cỏ, trắm đen. Kết quả nghiên cứu của Sở Thủy sinh vật Hồ Bắc,
Trung Quốc khi phân lập từ cá trắm cỏ và cá trắm đen bị bệnh cho biết tác
nhân gây bệnh là vi khuẩn A. functata [18].
Theo tài liệu của G.Nicolas Frerichs (1984), cho rằng hai loài vi khuẩn
di động A. punctata và A.hydrophila là động vật nhưng khác tên và được gọi
chung là Aeromonas hydrophila [44].


Theo Bachadul Shrestal, tác nhân gây bệnh lở loét ở cá tại Nepal là
A.hydrophila, ngoài ra còn có thể có vai trò của ký sinh trùng, nấm trong việc
hình thành dịch bệnh [54].
Theo Popoff M (1984), nhóm vi khuẩn Aeromonas di động sống trong

môi trường nước ấm gồm ba loài cơ bản: A.hydrophyla, A.Caviae, A.Sobria
[55].
Năm 1993, Roberts và Ctv đã đưa ra những nhận xét về vi
khuẩn A.hydrophyla. Theo tác giả, vi khuẩn A.hydrophila phát triển trong
phạm vi nhiệt rộng, thường rộng hơn phạm vi chịu nhiệt của cá. Chúng có
những đặc
điểm: bắt mầu Gram âm, hiếu khí tuỳ tiện, không sinh nha bào và di động với
một roi ở đầu [57].
Nhóm Aeromonas di động liên quan đến một số hội chứng dịch bệnh ở
môi trường nước ấm. Thông thường liên quan đến bệnh xuất huyết
nhiễm khuẩn, bệnh chướng bụng, miệng đỏ lở loét, mục nát vây [49]
Theo J.Janda (1991), khi phân loại vi khuẩn ở mức độ phân tử (DNA)
thì có ít nhất 13 loài mới đã được công nhận. Trong đó có một số loài mới đã
được mô tả như: A. vironii, A. schuberetii, A. eucrenophila, A. jandaii, A.
amedia và A. trota. Tuy nhiên, vai trò của chúng đối với bệnh nhiễm khuẩn
máu thì vẫn chưa được biết rõ [47].
Vi khuẩn A.hydrophila có liên quan chặt chẽ đến hội chứng lở loét và
nó là nguyên nhân gây chết cho cá tự nhiên và cá nuôi với số lượng lớn tại
nhiều vùng ở Đông Nam ¸ [51].
Indrani Karunasagar, đã phân lập được nhiều loài vi khuẩn trong các
vết loét của cá bị bệnh ở ấn Độ bao gồm một số loài thuộc họ
Enterbacteriaceae, Pseudomonaceae, Athrobacter sp... [48]
Stuart Millar (1986), đã phân lập được A.hydrophila, A. sobria trong
các vết loét của cá bị mắc hội chứng lở loét ở Bangladesh [53].


Bondad-Reantaso và Ctv (1990), đã phân lập được A.hydrophila
và Flexibacter columnaris từ những vết loét của cá quả và cá trê bị mắc
hội chứng lở loét ở Philippin [40].
R.B. Callinan cũng đã phân lập được một số loài trong họ

Aeromonas và Pseudomonas tại những vết loét trên cá bị mắc hội chứng lở
loét ở Australia. Ông cho rằng hội chứng lở loét và bệnh đốm đỏ có
những điểm giống nhau [41].
Rodger (1998), Stirling Scottland đã phân lập được A.hydrophila trong
một số tổ chức của cá trắm cỏ bình thường, điều này cho thấy A.hydrophila có
thể không là tác nhân chính gây ra bệnh đốm đỏ.
Những nghiên cứu của G.D.Lio-po, L.T. Albright, E.V. Alapietendercia về Hội chứng lở loét ở Bangladesh, các tác giả cũng tìm thấy
Pseudomonas sp và A.hydrophila trong một số tổ chức của cá khoẻ sống trong
vùng bị ảnh hưởng của Hội chứng lở loét [52].
Năm 1989 Ronald J. Robert đã phân lập được A.hydrophila từ cá bệnh
thuộc khu vực châu ¸ và ông cho rằng đây là tác nhân gây bệnh quan trọng
nhất. Tuy nhiên ông chỉ phân lập được chúng ở giai đoạn cuối của bệnh. Ông
cho rằng đây là tác nhân gây bệnh thứ cấp cho cá [58].
Những nghiên cứu của Valerie Inglis, Ronald J. Robert, Niall R.
Bromage thông báo rằng chủng Aeromonas di động có liên quan đến bệnh
xuất huyết đốm đỏ ở cá nước ngọt là A.hydrophila, A.caviae, A. sobria chúng
có đặc điểm bắt màu Gram âm, hiếu khí tuỳ tiện, không sinh nha bào, di động
và có tiên mao [46].
Theo R.L. Thune, L.A. Stanley, R.K. Cooper (1993) thì khuẩn
Aeromonas di động có khả năng xâm nhập và kháng lại hệ miễn dịch của ký
chủ ở cường độ cao. Chúng có thể xâm nhập vào một số tế bào như: tế
bào


máu, tế bào biểu mô và da cá, đó là khởi đầu cho sự phát triển của bệnh. Do
đó cần phải nghiên cứu và có những hiểu biết về những yếu tố liên quan đến
chất độc tố trong vi khuẩn Aeromonas di động [59].
2.2.

T×nh h×nh Nu«i trồng thuỷ s¶n vµ nh÷ng nghiên cứu về


dÞch bÖnh trong nưíc
2.2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản
Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê, từ hai thập kỷ qua, Việt
Nam cũng từng bước tham gia vào phong trào phát triển NTTS của thế giới

đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2003, sản lượng NTTS đạt
1.110.138 tấn, trong đó thuỷ sản nước ngọt đạt 589.051 tấn, tăng 16,3% so
với năm 2002. Tiềm năng về mặt nước để NTTS của nước ta còn rất
lớn, với khoảng 1.700.000ha, trong đó 120.000ha ao, hồ nhỏ, mương vườn,
340.000ha ao hồ chứa mặt nước lớn; 580.000ha ruộng úng trũng, ruộng lúa
cấy 1 hoặc 2 vụ bấp bênh, kém hiệu quả nhưng có khả năng NTTS xen
canh gối vụ hoặc luân canh có hiệu quả cao và 600.000ha vùng triều. Tính
đến năm 1999 chúng ta mới khai thác và sử dụng NTTS được 630.000ha
mặt nước chiếm 37,05% tổng diện tích tiềm năng. Theo kết quả điều tra
nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản, năm 2001 số hộ NTTS là 512,3 ngàn hộ
chiếm 3,7% tổng số hộ điều tra, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông
Hồng 33,3%. Trong tổng số hộ NTTS số hộ nuôi cá chiếm phần lớn với
86,2%, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc 74,5%. Quy mô NTTS của các hộ phần
lớn còn nhỏ 89,2% số hộ nuôi ở quy mô dưới 5000m2. Trong đó số hộ có
diện tích nuôi dưới 1000m2 chiếm 77%. Số hộ nuôi lớn hơn 5000m2 chiếm
10,8%, trong đó có 62569 hộ NTTS quy mô từ 2ha trở lên, đã phản ánh
phần nào quá trình tích tụ chuyên môn hóa sản xuất trong thuỷ sản. Trong
các hộ NTTS với quy mô lớn có 17.016 hộ đạt tiêu chí trang trại. Tuy nhiên,
ngành NTTS Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, nếu những
người NTTS không có những giải pháp nhanh chóng, hiệu


quả và đồng nhất thì không thể phát triển NTTS bền vững được. Ngoài các
giải pháp về kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản nuôi, đa

dạng hoá đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh học trong
NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh,
phương pháp bảo quản và thu hoạch. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi
trường hiện nay ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các hoạt động nuôi,
tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi làm ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Tình trạng lan truyền mầm bệnh do hoạt
động di giống, nhập giống và cấp thoát nước bừa bãi. Vì vậy, vấn đề đặt ra
trong NTTS là phải tạo được môi trường sạch để nuôi thuỷ sản nói chung và
nuôi cá nước ngọt nói riêng.
2.2.2. Tình hình dịch bệnh
Theo Hà Kí (1992), bệnh đốm đỏ phát hiện lần đầu vào năm 1962 ở
Ninh Bình. Bệnh phát hiện trên cá chép, cá mè, cá trắm cỏ [11].
Năm 1973 - 1976, dịch bệnh xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long gây
thiệt hại nghiêm trọng, hậu quả kéo dài đến 3 - 4 năm sau vẫn chưa khôi phục
được sản lượng như ban đầu [12].
Từ năm 1981 đến 1982, dịch bệnh xảy ra trên các loài cá nuôi tự nhiên
ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh, sau đó dịch bệnh lan dần ra phía Bắc và phía
Nam.
Đợt dịch bệnh này phát triển mạnh nhất, gây thiệt hại lớn cho sản lượng cá tự
nhiên và cá nuôi trong cả nước. Cũng trong thời gian này (1982 - 1983), bệnh
đốm đỏ đã xuất hiện nhiều trong các ao cá trắm cỏ bố mẹ ở Hoàng Liên Sơn.
Hàng tấn cá bố mẹ bị bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất cá giống, ước tính
sức sinh sản của đàn cá bố mẹ giảm đi 30 - 40% [12].
Những công bố đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu tác nhân gây bệnh
đốm đỏ là của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Xuyến và Đào Trọng Hùng.
Tại các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân lập được vi khuẩn gây


bệnh đốm đỏ cho cá trắm cỏ là trực khuẩn hai đầu hơi tròn, kích thước 1,42-



2,18 x 0,38-0,76àm, bắt màu Gram âm, không hình thành nha bào, có khả
năng di động, khuẩn lạc của chúng có kích thước 1-2mm tròn hơi lồi, rìa nhẵn
và bóng [30].
Đầu năm 1983, bệnh lở loét xuất hiện ở đồng bằng Nam Bộ với mức độ
nhẹ. Đến cuối năm 1983 đầu 1984 dịch bệnh bùng nổ khắp các vùng sông
Tiền, sông Hậu, và trên các hệ thống kênh rạch. Các đối tượng cá trắm, cá
mè, cá quả, cá trê, cá tra bị thiệt hại nhiều không chỉ ở các vực nước tự
nhiên mà còn thiệt hại nhiều trong các bè nuôi cá, bệnh làm cá chết nhiều,
giảm tới 30 - 40% sản lượng cá thịt trong các bè nuôi [22].
ë miền Bắc từ tháng 11/1987 đến 4/1988, trên sông Đà 100% số lồng
cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ, gây tổn thất cho hơn 80% số lồng nuôi. Tháng 6 7/1992 dịch bệnh phát triển mạnh ở Hoà Bình tỷ lệ nhiễm 42/43 lồng [21].
Năm 1993 - 1995, bệnh xuất hiện trong một số ao nuôi ở các trại sản
xuất cá giống: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, làm cá chết nhiều, ảnh hưởng
đến khả năng sinh sản, năng suất và sản lượng cá bột [22].
Năm 1995 đến 1996, theo kết quả điều tra của phòng bệnh cá của Viện
nghiên cứu NTTS 1 cho thấy bệnh đốm đỏ xuất hiện trên hầu hết các đàn cá bố
mẹ ở nhiều trại giống như: Cổ Loa, Dương Xá, Toàn Thắng, Phú Thụy, do
không kịp thời cứu chữa nên cá chết nhiều, sau vụ đẻ đàn cá bố mẹ thường
bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao hơn (trại Phú Thụy tỷ lệ cá nhiễm bệnh 60 - 88%)
[26].
Năm 1973 – 1974, công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành đã
xác định tác nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ là Aeromonas punctata [30].
Trong báo cáo nghiên cứu đề tài KN.04 - 12 năm 1992 của Bùi Quang
Tề và Ctv, đã phân lập được hai nhóm vi khuẩn. Nhóm 1 có đặc điểm tương
tự A.punctata và nhóm 2 có đặc điểm tương tự A.hydrophila [23].
Kết quả thu mẫu năm 1994, trên cá trắm cỏ nuôi lồng ở sông Hồng và


sụng ung ó nhn thy ngoi vi khun thng gp l A.hydrophila cũn gp

mt s chng khỏc nh Pseudomonas sp v phõn lp c mt s nm thu
my Saprolegnia sp ký sinh trờn cỏc vt loột ca cỏ [21].
Qua nhiu nghiờn cu Bựi Quang T cho rng Aeromonas hydrophila
l nguyờn nhõn thụng thng gõy nờn bnh nhim khun mỏu ca cỏ sng trong
mụi trng nc m, ni cú hm lng cht hu c cao. õy l loi vi khun
thng gõy bnh cho cỏ nuụi v cỏ sng trong khu vc nc t nhiờn nc
ta [27].
T nm 1996 1998, phũng bnh cỏ Vin nghiờn cu NTTS 1 ó tin
hnh phõn tớch 198 mu cỏ bnh trong ú xut hin 71,7% mu bnh cú vi
khun A.hydrophila, cỏc loi vi khun khỏc ớt gp. Theo kt qu nh lng vi
khun mụi trng nc thỡ nhúm vi khun (A.hydrophila, A.Caviae,
P.fluorescens) luụn luụn tn ti trong nc, khi cú iu kin thun li chỳng
s tr thnh tỏc nhõn gõy bnh [25].
Ngoi ra cũn cú cỏc cụng trỡnh nghiờn cu ca Phm Mnh H, Nguyn
Vn Thnh, Phm Ngc Sn... v vi khun gõy bnh trờn tụm cỏ [6].
2.3.

Những hiểu bit cơ bản v môi trng ao, h, đầm nuôi cá

2.3.1. Khỏi nim v ao nuụi cỏ
Ao nuụi cỏ l mụi trng hn ch v mt din tớch v th tớch, nhng
yu t vụ c v hu c, cỏc yu t v vi sinh vt sng trong ao cú quan h
cht ch vi nhau (Nguyn Hu Th, on Hip, 2004) [31]. Ao nuụi
cỏ cú din tớch mt nc nh hỡnh thnh do o hoc p vi nhiu mc
ớch khỏc nhau nh: o ao ly t p nn nh, ụn cao vn, ly t
lm gch ngúi, cú ni dựng gi nc phc v cho chn nuụi trng trt.
Nhng yu t mụi trng ao nuụi cỏ nh hng trc tip n cỏ nuụi
nh:



- Các yếu tố vật lý, nhiệt độ, ánh sáng, độ trong.
- Các yếu tố về hoá học: DO, COD, pH, hàm lượng các chất khí hoà tan.
- Các yếu tố về sinh học: vi sinh vật, sinh vật phù du, sinh vật đáy…
- Các yếu tố về kỹ thuật: diện tích, độ sâu, độ dày lớp bùn, mật độ thả...
Trong những năm gần đây, trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố môi
trường ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nuôi,
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong mỗi đơn vị diện tích ao nuôi, thông
thường xây dựng đầm, ao phải thuận tiện nguồn nước cấp, có hệ thống
kênh mương cấp nước vào xây nổi và kênh mương thoát nước thải chìm sâu
hơn đáy ao là lý tưởng nhất.
Nguồn nước mặc dù thuận tiện từ thiên nhiên (sông, đàm, hồ...) nhưng
vẫn cần có hệ thống ao chứ lắng, lọc và xử lý sơ bộ trước khi dẫn cấp cho các
ao nuôi. Thường khu ao chứa có diện tích khoảng 20-25% của tổng diện tích
khu vực nuôi là thuận lợi nhất. Ao chứa sẽ là nơi chủ động gây mầu thức ăn tự
nhiên ngay từ giai đoạn đầu cho tôm, cá nhỏ và bổ sung cho ao nuôi sau
những đợt tảo suy tàn.
Đào ao hình vuông hay chữ nhật là phù hợp cho vận hành các thiết bị
và công tác quản lý môi trường(máy sục khí, máy quạt đập nước, kéo
lưới...). Độ sâu của ao phải đảm bảo từ mặt nước xuống đáy từ 1,0 đến1,5m
là thích hợp. Từ mặt nước lên đến chân bờ cách khoảng 0,3-0,5m. Đỉnh mặt
bờ ao cao hơn mặt đất liền 0,2-0,5m, đắp dạng thoai thoải, chân bờ rộng 22,5m, mặt bờ rộng 1,0-1,5m, bờ được đập nén kỹ để tránh rò rỉ nước. Chú ý
thành ao phía dưới bờ có độ thoải lớn hơn phần bờ trên mặt đất, đáy ao được
dọn hết các rác bẩn và bùn thối (nhặt bỏ cành cây, đá sỏi to...) xan phẳng
hơi dốc nghiêng về phía cống tiêu để có thể tháo được cạn kiệt nước trong
ao.
Xây cống tiêu thoát trong ao ở phía mương tiêu, cống thoát có thể tháo


nước theo các tầng thoát (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy). Trường hợp
kênh, mương tiêu không thể sâu hơn đáy ao thì sử dụng phương pháp xi

phông (bình thông nhau) vẫn rút được nước từ đáy ao ra.
2.3.2. Đặc điểm lý học của nước ao, hồ, đầm
2.3.2.1.

Màu sắc

Nhiều người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản giầu kinh nghiệm thường
xem mầu nước có thể biết tình trạng tốt hay xấu của ao, từ đó quyết định giải
pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Vậy cơ sở của việc xem mầu nước ra
sao chúng ta cùng xem xét cụ thể:
Trước hết chúng ta phải loại trừ hai hiện tượng gây nên ảo giác
mầu cho người quan sát: sự tương phản của cảnh vật, không gian ở xung
quanh vùng nước (chẳng hạn cây cối, bầu trời, đồi núi...) và sự khúc xạ
ánh sáng thường làm ta lầm tưởng nước có mầu. Để loại trừ ta phải múc
nước vào lọ thuỷ tinh trong suốt để quan sát.
Màu sắc nước ao, hồ, đầm có thể sơ bộ đánh giá tình trạng tốt, xấu của
ao, hồ, đầm nuôi cá, bao gồm màu giả và thật. Màu thật do các yếu tố tạo màu
trong nước gây nên bao gồm:
- Các chất hoà tan: các chất mầu vô cơ và hữu cơ (một số chất như
chất muối sắt có màu vàng nâu, muối đồng có màu xanh lam).
- Các chất vẩn cặn như cát, phù sa, keo đất... làm nước đục màu đất.
- Các vi sinh vật phù du chủ yếu là các tảo phù du, tảo lục và tảo khuê làm
nước có màu xanh lục. Tảo lam tạo màu xanh lam. Tảo trần gây nên màu
vàng nâu. Tảo giáp gây nên màu nâu hoặc màu nâu đen.
- Các chất bùn bã hữu cơ thường gây nên màu nước đen và có mùi thối.
Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên mà tạo nên mầu nước.
Nước có nhiều phù sa, vẩn cặn hữu cơ, tảo phù du đều là loại giầu dinh


dưỡng. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các màng hoặc váng mỏng trên mặt ao

(dù là màng vô cơ như của canxicacbonat hay của các chất hữu cơ hoặc các
tảo phù du nở hoa) cũng đều không có lợi cho tôm cá phát triển, cần được loại
bỏ ngay bằng cách thay nước sạch hoặc vớt, hút các màng đó khỏi mặt ao.
- Nước có màu xanh nõn chuối (tức là mầu của tảo lục hoặc tảo khuê
chiếm ưu thế) là tốt nhất cho sự phát triển của cá nước ngọt.
2.3.2.2.

Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học trong
nước, như quá trình phân huỷ của các hợp chất hữu cơ, chu kỳ sinh trưởng
và phát triển của tảo, động vật phù du. Đặc biệt nhiệt độ ảnh hưởng tỷ lệ
thuận với khả năng chuyển hoá tạo dinh dưỡng từ nguồn phân bón hữu cơ
trong ao. Theo Van Hoff, nhiệt độ tăng 10ºC thì tốc độ phản ứng tăng 2-3 lần.
Ngoài ra nhiệt
độ còn ảnh hưởng đến sự tồn tại của các chất khí và mức độ bão hoà của
chúng trong nước.
Nguồn cung cấp nhiệt độ cho thuỷ vực chủ yếu từ năng lượng bức
xạ của mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước có
quy luật theo ngày đêm và theo mùa rõ rệt. Thường nhiệt độ của thuỷ vực
về ban ngày cao hơn về ban đêm và về mùa hè cao nhất trong năm, về mùa
đông thấp nhất trong năm.
Nhờ đặc tính lưu giữ nhiệt tốt, nên sự biến động nhiệt độ môi
trường nước ít hơn so với không khí trong cùng điều kiện.
Hiện tượng đối lưu nhiệt chủ yếu xẩy ra mạnh vào mùa đông, do
lớp nước bề mặt tiếp xúc với không khí lạnh nên nhiệt độ giảm đồng thời tỷ
trọng tăng, lớp nước này chìm xuống đáy. Trong khi lớp nước dưới đáy có
nhiệt độ cao hơn, tỷ trọng nhỏ hơn và nổi lên trên, cứ như vậy đã tạo nên
hiện tượng
đối lưu tầng mặt và tầng đáy. Do đó, làm bớt chênh lệch nhiệt độ cũng như



lượng oxy hoà tan giữa lớp nước bề mặt và lớp nước ở đáy của thuỷ vực.
Về


mùa hè đặc biệt ở các thuỷ vực tù đọng hầu như không có sự đối lưu nhiệt
nên sự chênh lệch nhiệt độ cũng như hàm lượng oxy hoà tan giữa tầng mặt
và tầng
đáy khá lớn. Vì vậy, về mùa hè, kèm theo hiện tượng phân tầng về nhiệt độ là
hiện tượng phân tầng về hàm lượng oxy hoà tan, nhiều khi tầng đáy bị thiếu
oxy nghiêm trọng do không có đối lưu nhiệt.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các thuỷ sinh vật từ 20
- 300C (Nguyễn Đức Hội, 2001) [7]. Nhiệt độ dưới 150C làm giảm quá trình
tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, làm cho tôm cá chậm phát triển. Ngược lại
nhiệt độ cao cũng làm cho thuỷ sinh vật mất cân bằng sinh lý cơ thể, hầu hết
tôm cá bị chết ở ngưỡng nhiệt độ ³ 390C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong
thời gian ngắn cũng gây sốc cho vật nuôi, đôi khi dẫn dến chết do sốc nhiệt.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá, quá trình phát
triển phôi...
Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chúng chủ yếu phụ thuộc vào
nhiệt độ nước, dù chúng có vận động thường xuyên thì kết quả vận động sinh
ra nhiệt không đáng kể. Mỗi loại cá, mỗi giai đoạn phát triển của cá yêu cầu
có giới hạn nhiệt độ thích ứng khác nhau. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp,
trạng thái sinh lý của cơ thể cá bình thường sinh trưởng phát triển tốt. Khi
nhiệt độ của môi trường nước ngoài phạm vi thích ứng thì trao đổi chất của
cơ thể cá bị rối loạn, chức năng hoạt động của các cơ quan bị phá huỷ và có
thể làm cho cá chết. Nhiệt độ dưới 60C hoặc trên 420C làm cá rô phi chết
(Dương Tuấn, 1978) [34].
Khi nhiệt độ tăng quá cao thì khả năng chịu đựng của cá với CO2, NH3,

H2S giảm, lượng oxy tiêu hao tăng [11].
Khả năng chịu đựng với CO2, NH3, H2S, tiêu hao oxy ở giai đoạn cá
hương của một số loài cá.


Nhiệt độ(oC)

O2(mg/l)

CO2(mg/l)

NH3(mg/l)

H2S(mg/l)

20

Trắm cỏ
1,50

Mè hoa
32,28

Mè trắng
6,14

Mè trắng
2,50

25


1,92

30,18

5,29

2,12

30

2,05

29,45

4,49

1,93

35

2,53

46,18

4,06

1,66

Bùi Quang Tề (1997) [25]


Vì vậy cần phải theo dõi chế độ biến thiên nhiệt độ của thuỷ vực đều đặn,
thường xuyên để kịp thời có biện pháp khắc phục.
2.3.2.3.

Độ trong - đục

Độ trong đục của nước do các sinh vật nhỏ sinh ra và bao gồm toàn bộ các
chất sống và chết lơ lửng trong nước, từ đó tạo nên phần lắng đọng. Vi sinh
vật cỡ nhỏ bao gồm: chất vẩn vô cơ được đưa vào thuỷ vực từ đất, mùn
được cấu thành từ các mảnh vụn rất nhỏ của chất vô cơ và phần lớn có chứa
các nguyên tố của chất sống. Sinh vật phù du tức là động thực vật lơ lửng
trong nước.
Nước trong thuỷ vực đục sẽ làm giảm khả năng quan sát của cá khi đi
kiếm mồi, dễ bị kẻ thù tiêu diệt. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn lại ở phương diện
khác hoàn toàn, đó là sự chiếu sáng vào vùng nước bị hạn chế do độ đục lớn
và hậu quả là sự quang hợp của tảo phù du bị giảm nghiêm trọng. Sự chiếu
sáng vào vùng nước đục bị hạn chế làm cho sự quang hợp của tảo phù du
giảm nghiêm trọng, mà tảo phù du là sinh vật sản xuất số một của thuỷ vực,
nhờ có chúng thực hiện quá trình quang hợp mới tạo ra vật chất hữu cơ (dinh
dưỡng) cho thuỷ vực.
Nước trong quá cũng không tốt cho sự phát triển của cá. Trường hợp
này dù ánh sáng có xuyên khá sâu vào vùng nước nhưng không có mặt của
tảo phù du để sử dụng. Mặt khác, để tạo điều kiện cho các loài rong tảo đáy
phát triển gây hại cho cá.


×