Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

LATS Y HỌC Nghiên cứu tổ chức pha chế, đánh giá chất lượng thuốc tiêm truyền trong điều kiện dã ngoại (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC PHA CHẾ,
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM
TRUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2019


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc đảm bảo kịp thời, đầy đủ nhu cầu thuốc cứu chữa cho thương binh
trong chiến đấu là nhiệm vụ và là yêu cầu bắt buộc của công tác tiếp tế quân
y thời chiến. Trạm quân y sư đoàn là phân đội quân y cấp chiến thuật, trong
chiến đấu làm nhiệm vụ cứu chữa cơ bản cho thương binh. Để đáp ứng cho
nhiệm vụ cứu chữa tại trạm quân y sư đoàn, ngành Quân y đã nghiên cứu
đóng gói, cấp phát cơ số K bao gồm các thuốc chiến thương, trong đó có 2
thuốc tối cần thiết để chống sốc và phẫu thuật cho thương binh là thuốc tiêm
truyền glucose 5% và natri clorid 0,9%. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, có
sự hỗ trợ của công nghệ cao như hiện nay, các phương tiện kỹ thuật càng hiện
đại càng dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt, các cơ sở hậu cần kỹ thuật
luôn là mục tiêu đánh phá, hệ thống giao thông bị chia cắt, các khu vực tác
chiến bị cô lập. Các phân đội quân y, trong đó có trạm quân y sư đoàn sẽ gặp


rất nhiều khó khăn để đảm bảo đủ thuốc đủ thuốc phục vụ cứu chữa thương
binh, do đó giải pháp hiệu quả nhất là tổ chức pha chế tại chỗ bằng trang bị
phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nhân dân Việt Nam [1], [2].
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trong CCBVTQ, ngày
15/6/1994 Chính phủ có Quyết định số 315/QĐ - TTg giao nhiệm vụ cho
ngành Y tế tổ chức 53 tổ pha chế lưu động trong cả nước, nhằm đáp ứng đủ
thuốc cho việc cứu chữa người bị thương trong các khu vực có chiến sự [3];
năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 129/2014/NĐ - CP ngày
21/12/2014 về việc Giao chỉ tiêu huy động ngành Y tế khi có chiến tranh và
tình trạng khẩn cấp, quy định cho các tỉnh, thành phố trong cả nước phải huy
động 81 tổ pha chế dịch truyền [4]. Điều lệ Quân y quân đội nhân dân Việt
Nam và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ hiện hành của Cục Quân y cũng luôn
khẳng định pha chế thuốc là hoạt động chuyên môn bắt buộc tại các tuyến
quân y, trong đó trạm quân y sư đoàn phải triển khai pha chế được thuốc tiêm


2
truyền đáp ứng nhu cầu cứu chữa cho thương binh trong chiến đấu [5], [6],
[7].
Tuy nhiên, hiện tại việc triển khai pha chế tại trạm quân y sư đoàn hiện
nay không thể thực hiện được vì trang bị pha chế ở tuyến sư đoàn hiện tại đã
lạc hậu, nhiều trang bị không còn phù hợp nhưng chưa được nâng cấp, bổ
sung kịp thời. Lý do thứ hai là cần có một tài liệu có thể áp dụng triển khai
pha chế ở tuyến sư đoàn trong điều kiện dã ngoại, nhưng hiện tại chưa được
biên soạn. Cuối cùng là vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có sự ô nhiễm
các nguồn nước tự nhiên đang ở mức báo động, rất khó có được nước sạch
phục vụ pha chế.
Với thực trạng về trang bị, tài liệu hướng dẫn pha chế và ô nhiễm
nguồn nước như vậy, các sư đoàn không thể triển khai pha chế nếu không có
các biện pháp khắc phục. Do đó, nghiên cứu hoàn thiện danh mục, biên soạn

tài liệu hướng dẫn, đánh giá khả năng triển khai và chất lượng thuốc tiêm
truyền pha chế trong điều kiện dã ngoại là một yêu cầu cấp thiết đối với công
tác tiếp tế quân y trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu tổ chức pha
chế, đánh giá chất lượng thuốc tiêm truyền trong điều kiện dã ngoại ″ có
các mục tiêu:
1- Hoàn thiện cơ số, biên soạn tài liệu hướng dẫn pha chế thuốc tiêm
truyền tại trạm quân y sư đoàn trong điều kiện dã ngoại.
2- Đánh giá khả năng triển khai, chất lượng nước cất, thuốc tiêm
truyền glucose 5% và natri clorid 0,9% tại trạm quân y sư đoàn bằng trang
bị, tài liệu đã nghiên cứu.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG PHA CHẾ THUỐC TIÊM
TRUYỀN Ở TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN TRONG CHIẾN TRANH
1.1.1. Sốc do vết thương, dự kiến thương binh và nhu cầu thuốc tiêm
truyền ở tuyến quân y trung, sư đoàn trong chiến tranh
1.1.1.1. Sốc do vết thương chiến tranh
Sốc do vết thương chiến tranh là một nguyên nhân chính gây tử vong
cho thương binh (TB), đặc biệt là ở tuyến trung đoàn (e), sư đoàn (f).
Tỷ lệ sốc, mất máu của TB trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam được
thống kê ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ sốc, mất máu trong tổng số thương binh ở tuyến quân y
trung đoàn, sư đoàn trong các cuộc chiến tranh trước đây
Tuyến e (%)
Cuộc chiến tranh


Tuyến f (%)

Toàn bộ

Sốc,

Toàn bộ

Sốc,

TB

mất máu/TB

TB

mất máu/TB

Chống Pháp

6,0

3,0 - 18,0

5,3

3,9 - 12,0

Chống Mỹ


8,8

9,4 - 25,1

13,9

7,6 - 27,0

Biên giới Tây Nam

13,9

8,2 - 24,0

16,6

7,6 - 32,0

Biên giới phía Bắc

17,0

9,2

-

-

Trung bình


11,4

7,5 - 16,8

11,9

6,4 - 27,7

* Nguồn: theo Lê Thế Trung (1989) [8]

Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy: Nếu tỷ lệ TB bị sốc mức độ 2 và mức độ 3
càng lớn, thì nhu cầu thuốc tiêm truyền (TTT) càng nhiều, nhưng số lượng
TTT trong các cơ số có hạn nên luôn bị thiếu so với nhu cầu, cần có giải pháp
đảm bảo, trong đó triển khai pha chế tại chỗ là phương án chủ động, kịp thời,
hiệu quả nhất [9].


4
1.1.1.2. Dự kiến thương binh và nhu cầu thuốc tiêm truyền ở tuyến quân y
trung đoàn, sư đoàn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Với quân số trung bình một trung đoàn bộ binh (eBB) là 2750 người,
một sư đoàn bộ binh (fBB) là 9000 người. Nếu một đợt chiến đấu kéo dài 10 15 ngày, tỷ lệ TB được dự kiến như ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Dự kiến tỷ lệ, số lượng thương binh theo mức độ tổn thương
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở tuyến trung, sư đoàn
Đơn vị tính: Người
eBB
Tiến Phòng

Cả


fBB
Tiến Phòng

Cả

công

ngự

đợt

công

ngự

đợt

17,5

36

22

58

71

32

103


161

32,5

68

40

108

132

58

190

298

50

103

62

165

202

90


229

394

100

207

124

331

405

180

522

953

Mức độ tổn thương
Thương
b
i
n
h
T.số

Nặng

(%)
Vừa
(%)
Nhẹ
(%)
(%)

Tổng
cộng

Ghi chú: eBB: Trung đoàn bộ binh; eBB: Sư đoàn bộ binh.
*Nguồn: theo Nguyễn Văn Hưng (2008) [10]

Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy: tỷ lệ TB ở tuyến e từ 4,5 - 7,5%/ngày/quân
số tham gia chiến đấu, một đợt chiến đấu khoảng 25% quân số bị thương; còn
ở tuyến f tỷ lệ TB từ 2 - 4,5%/ngày/quân số tham gia chiến đấu, một đợt
chiến đấu khoảng 15% quân số bị thương. Dự kiến sau một đợt chiến đấu,
toàn tuyến e,f có trên 950 TB do vũ khí thông thường sát thương ở cả 3 mức
độ nặng, vừa và nhẹ.
Bên cạnh dự kiến tỷ lệ TB, còn phải tính đến nhu cầu thuốc cho quân
nhân tại các đơn vị do điều kiện chiến tranh sinh hoạt khó khăn, nguy cơ dịch
bệnh như sốt rét, tê phù, bệnh ngoài da, các bệnh do virus rất có khả năng xuất


5
hiện...lúc này nhu cầu thuốc cho các quân nhân bị mắc các dịch bệnh có thể
còn lớn hơn nhu cầu cho TB, cần phải có các phương án đảm bảo để có đủ
thuốc để điều trị cho những quân nhân bị bệnh, trong đó có TTT [11], [12],
[13], [14].
Theo số liệu trong các cuộc kháng chiến trước đây của ngành Quân y

Việt Nam (NQYVN): cứ 2000 TB chuyển từ tuyến trước về Tr.QYe, Tr.QYf
cần phải có 250 - 500 L TTT dùng trong chống sốc, phẫu thuật, cấp cứu, điều
trị cứu chữa bước đầu và cứu chữa cơ bản cho khoảng 12,5% trong tổng số TB,
với lượng sử dụng là 1,5 L/TB cho cứu chữa bước đầu, 2,0 L/TB cho cứu chữa
cơ bản tính theo TTT glucose 5% và TTT natri clorid 0,9% [15] (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Dự kiến nhu cầu thuốc tiêm truyền natri clorid
0,9%, glucose 5%
cho thương binh ở tuyến trung, sư đoàn trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc
Phương thức
tác chiến

SL
TB

Tiến công/ngày
Phòng ngự/ngày
Đợt chiến đấu

207
124
331

eBB
12,5% TB
sử dụng TTT (L)
SLTB

TTT


26
16
42

39
24
63

SL
TB

405
180
953

fBB
12,5% TB
sử dụng TTT (L)
SLTB

TTT

51
23
74

102
46
148


* Nguồn: theo Nguyễn Minh Chính và cs (2014) [15]


6
Số liệu ở bảng 1.3 cho thấy: Nhu cầu TTT dự kiến cho một đợt chiến
đấu ở tuyến e là 63 L, tuyến f là 148 L.
Với khả năng đảm bảo thuốc, vật tư y tế để cứu chữa của 1 cơ số Y là
25 TB, 1 cơ số K là 50 TB, thì số lượng cơ số được cấp phát và khối lượng
TTT natri clorid 0,9% và glucose 5% có sẵn trong cơ số được trình bày ở
bảng 1.4.
Bảng 1.4. Khối lượng thuốc tiêm truyền
natri clorid 0,9%, glucose 5% đóng gói sẵn trong cơ số Y, K
TT

Thuốc
tiêm truyền

Cơ số Y
Trong
SL
1 cơ số

1
2

Glucose 5%
Natri clorid 0,9%
Tổng cộng

(L)

2
1,5

cơ số
13
13

TTT

Cơ số K
Trong
SL
Cộng

(L)

1 cơ số

cơ số

(L)

26
19,5
45,5

(L)
4
3
-


19
19
-

76
57
133


7
* Nguồn: theo Nguyễn Minh Chính và cs (2014) [15]

Bảng 1.4 cho thấy: Nếu được tiếp tế 13 cơ số Y, số lượng TTT glucose
5% và natri clorid 0,9% có trong cơ số là 45,5 L; với 19 cơ số K thì số lượng
TTT có trong cơ số là 133 L, số lượng TTT có sẵn là 178,5 L. Trong khi nhu
cầu phải có là 211 L, do đó lượng TTT còn thiếu là: 211 - 178,5 = 32,5 L.
Số lượng TTT còn thiếu (32,5 L) phải được triển khai pha chế tại
Tr.QYf để chủ động đáp ứng đủ nhu cầu cứu chữa cho TB [15]. Chính vì vậy,
ngoài khối lượng TTT glucose 5% và natri clorid 0,9% có sẵn, CQY đã đóng
gói 1000g natri clorid nguyên liệu pha tiêm trong mỗi cơ số K [15]. Điều đó
cho thấy, việc triển khai pha chế TTT tại Tr.QYf đã nằm trong phương án bảo
đảm của NQYVN, vừa góp phần chủ động đáp ứng nhu cầu thuốc, vừa giảm
bớt khối lượng vật tư quân y phải đóng gói, vận chuyển trong điều kiện chiến
đấu cơ động, nhất là điều kiện địa hình rừng núi, chứ không chỉ là nhiệm vụ
đột xuất trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2. Khả năng triển khai pha chế thuốc tiêm truyền trong chiến tranh
1.1.2.1. Quân đội nước ngoài
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II (1941 -1945), Hồng quân Liên - Xô

(cũ) đã tổ chức được một màng lưới pha chế thuốc rộng khắp, đảm bảo cho
công tác cứu chữa thương binh tại các mặt trận [16].
Để chủ động đảm bảo TTT cho TB tại các chiến trường trong thời gian
nhanh nhất có thể, quân đội nước ngoài vẫn luôn quan tâm đến nghiên cứu pha
chế TTT với các nội dung: Cải tiến công nghệ, tổ chức pha chế, đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, TTT trong ĐKDN [17]. Quân đội Nga
đang có cơ số trang bị pha chế TTT tại các đại đội quân y lữ đoàn, sư đoàn
[18], [19]. Một số công ty của Mỹ đang nghiên cứu chế tạo các thiết bị pha chế


8
TTT trang bị cho cá nhân binh sĩ hoặc các bộ phận tác chiến trên chiến trường
ở xa căn cứ, có thể chủ động đảm bảo nhu cầu TTT cho TB theo hướng áp
dụng công nghệ cao như điều chế nước cất bằng hệ thống lọc RO, sau đó nước
cất được lọc qua màng lọc vô khuẩn để loại trừ vi khuẩn rồi đóng gói trực tiếp
vào các chai Polyethylen terephthalat (PET) chứa sẵn nguyên liệu hoặc dung
dịch mẹ, không cần tiệt khuẩn. Nhưng đây cũng mới là các sản phẩm chế thử,
chưa được quân đội Mỹ chính thức áp dụng [20], [21], [22].
1.1.2.2. Ngành Quân y Việt Nam
* Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khi lượng TB tại các trận chiến đấu
tăng cao nên thiếu thuốc, các phân đội quân y đã triển khai và pha chế hàng
nghìn L TTT, góp phần đảm bảo đủ nhu cầu thuốc cứu chữa cho TB ngay tại
mặt trận [2], [23].
* Trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975)
Đầu những năm 1960 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, công tác chi
viện vật chất, trong đó có thuốc từ miền Bắc cho miền Nam bị đối phương tìm
mọi cách ngăn chặn, việc mua sắm tại chỗ không thuận lợi, dẫn đến thiếu hụt
thuốc. Nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu thuốc cho thương bệnh binh, mặc dù
trong điều kiện khó khăn thiếu thốn về nhân lực và trang bị, nhưng các phân

đội quân y từ cấp trung đoàn trở lên trên khắp chiến trường miền Nam đã tích
cực, chủ động triển khai bào chế thuốc với trang bị, nhân lực tại chỗ, trong đó
TTT là sản phẩm chủ lực [24], [25], [26].
Tại chiến trường Nam Bộ, có sư đoàn trong 1 năm đã pha chế được
1029,3 L thuốc gồm dung dịch natri clorid, glucose, Novocain, vitamin B1, C,
B12...Có chiến dịch, sư đoàn đã pha chế hơn 2000 L thuốc các loại [27].
Tại chiến trường Tây Nguyên, từ năm 1961-1975 đã pha chế khoảng
100.000 L TTT (chiếm trên 33% nhu cầu). Khối lượng TTT pha chế tại chỗ


9
(301.633 L) gấp khoảng 6 lần lượng chi viện từ miền Bắc (53.326 L) và gấp
gần 265 lần mua ngoài thị trường (1.141 L) [28].
Trên đường mòn Hồ Chí Minh, từ năm 1965 - 1975, Quân y các đơn vị
thuộc Bộ tư lệnh 559 đã tổ chức pha chế tại chỗ được khoảng 2.156 L TTT
bao gồm natri clorid 0,9%, glucose 5%, nước cất, novocain để cứu chữa cho
TB tại các trạm quân y dọc đường Trường Sơn [29].
Những con số về khả năng triển khai và số lượng TTT pha chế tại chỗ ở
các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn
đối với công tác tiếp tế quân y, khẳng định vai trò không thể thiếu được của
hoạt động này trong chiến tranh, cần được duy trì trong điều kiện hiện nay
[1], [23].
Ở miền Bắc, công tác pha chế cũng phát triển rộng khắp tại các bệnh
viện trong ngành Y tế. Đa số các bệnh viện tuyến huyện tự pha chế được TTT
glucose và natri clorid để điều trị cho người bệnh [30].
Sau ngày đất nước thống nhất, NQYVN vẫn thường xuyên quan tâm,
chỉ đạo công tác tiếp tế quân y, trong đó có công tác pha chế thuốc thông qua
các hội thao kỹ thuật, các đợt tập huấn nhằm duy trì hoạt động chuyên môn ở
các đơn vị và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu [31].
* Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979-1989) và hiện nay

Trong thời kỳ đầu của cuộc CCBVTQ được dự báo là sẽ diễn ra khẩn
trương, ác liệt nên sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng lại rất khẩn trương
trên một địa bàn rộng, do đó ngoài việc được đảm bảo từ cấp trên thì tạo nguồn
vật chất tại chỗ là một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị, nhất là các đơn vị
tuyến trung, sư đoàn [32], [33]. Đối với ban dượcTr.QYf, ngoài nhiệm vụ tiếp
nhận, bảo quản, cung cấp thuốc, vật tư y tế, còn có nhiệm vụ pha chế TTT để
sử dụng tại trạm và các đơn vị trong sư đoàn [34].
Số liệu sơ kết đợt chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (từ 17/02/1979 18/03/1979) cho thấy: Tuy có một số đơn vị vẫn triển khai pha chế được, nhưng


10
đa số các đơn vị không thể triển khai pha chế do nhiều nguyên nhân do trang bị
chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, xuống cấp; nhân viên chưa quen với PCDN, chưa
tích cực tổ chức huấn luyện trong thời bình, nên khi chiến tranh xảy ra không
triển khai được, phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả cứu chữa cho TB [35].
Xác định vai trò của công tác pha chế TTT trong ĐKDN là một hoạt
động không thể thiếu trong công tác tiếp tế quân y thời chiến, từ nhiều năm
nay, các chương trình huấn luyện đào tạo về y, dược học quân sự luôn có nội
dung này để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu cho các đối tượng học
viên bác sĩ quân y, dược sĩ quân y, sĩ quan dự bị y dược và lực lượng y tế dự
bị động viên [36], [37].
Trong tổ chức huấn luyện, diễn tập lực lượng y tế dự bị động viên,
ngoài việc huy động trong các cơ sở y tế, một số trang thiết bị được hỗ trợ từ
các cơ sở Quân y. Do đó, ngoài nhiệm vụ huấn luyện cho các phân đội quân y,
NQYVN còn cần phải có trang bị để hỗ trợ các cơ sở y tế triển khai [38], [39],
[40], [41].
Trong tài liệu “Mấy vấn đề cơ bản của công tác đảm bảo quân y trong
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” do CQY xuất bản năm 1982 và tài liệu
“Tổ chức và chiến thuật quân y năm 1989” về công tác đảm bảo thuốc và
trang bị quân y đã nhấn mạnh việc phải tổ chức sản xuất thuốc tại chỗ, tăng

cường cải tiến trang bị, bào chế thuốc phù hợp với yêu cầu huấn luyện và
chiến đấu của quân đội với từng loại cơ số cho từng bộ phận hoạt động theo
chức năng như cơ số pha chế, hóa nghiệm, phẫu thuật… [42], [43].
Ngày 11/11/1997, CQY ban hành Công văn số 721/QY-5 “Qui định về
pha chế thuốc tại c,d quân y, bệnh xá BCHQS tỉnh, bệnh xá tại các đơn vị
tương đương e,f, lữ đoàn” đã nêu rõ: Các tiểu đoàn quân y của các sư đoàn đủ
quân, trên cơ sở trang bị pha chế hiện có, được pha chế một số thuốc (natri
clorid, glucose, novocain) để ôn luyện thao tác pha chế nhằm chuẩn bị tốt cho
thời chiến theo kế hoạch huấn luyện chung của ban quân y được chủ nhiệm


11
quân y cấp trên phê duyệt. Số sản phẩm này cần được kiểm nghiệm về chí
nhiệt tố, nồng độ để đánh giá chất lượng pha chế hoặc để rút kinh nghiệm về
thao tác kỹ thuật, không dùng cho người...Việc pha chế phải tuân thủ theo qui
định hiện hành của Bộ Y tế (BYT) và CQY, phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát
để đảm bảo chất lượng thuốc và phải được ghi chép vào sổ pha chế của đơn vị
[44].
Gần đây nhất, Công văn số 193/CQY - PD ngày 04/02/2013 của CQY
đã hướng dẫn cụ thể về Pha chế dịch tiêm truyền trong đơn vị quân đội:
- Các bệnh viện quân y tiếp tục duy trì bộ phận pha chế TTT, củng cố
cơ sở vật chất hiện có, có thể triển khai khi có tình huống xảy ra.
- Đối với các sư đoàn bộ binh đủ quân và tương đương hàng năm ít nhất 1
lần, các đơn vị phải tổ chức huấn luyện pha chế dã ngoại TTT natri clorid 0,9%.
- Viện Kiểm nghiệm, Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội
chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các sư đoàn bộ binh đủ quân và tương
đương huấn luyện pha chế TTT tại các đơn vị, kiểm tra chất lượng các mẫu
thành phẩm; đề xuất phương thức đảm bảo trang thiết bị, vật tư pha chế phục
vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu [45].
Để thống nhất về danh mục trang bị, quy trình triển khai pha chế và

đánh giá chất lượng TTT trong ĐKDN, năm 2008 và 2014, CQY đã 2 lần tổ
chức tập huấn PCDN cho các sư đoàn đủ quân, các bệnh viện quân khu, quân
đoàn đến bệnh viện tuyến cuối trong toàn quân [46], [47], [48], tiếp tục
“Nghiên cứu, đóng gói trang bị pha chế dã ngoại tuyến trung - sư đoàn” [49].
Có thể thấy, những kết quả về hoạt động pha chế TTT tại các tuyến
quân y trong các cuộc chiến tranh trước đây đã góp phần rất quan trọng vào
việc đảm bảo thuốc tại chỗ, nhất là trong điều kiện các con đường tiếp tế (từ
hậu phương ra tiền tuyến, mua sắm tại chỗ...) đều không thể thực hiện được.
Những chỉ đạo của Chính phủ, của BYT, của NQYVN về công tác pha chế
TTT trong CCBVTQ hiện nay vẫn khẳng định, đây là hoạt động không thể


12
thiếu đối với các phân đội quân y e, f, các cơ sở y tế dự bị động viên, nhằm
đảm bảo cứu chữa cho TB và những người bị thương trong khu vực có chiến
sự bằng các sản phẩm thuốc được pha chế tại chỗ, trong đó quan trọng nhất là
TTT glucose 5% và natri clorid 0,9%. Do đó cần phải nghiên cứu giải quyết
một cách tổng thể, đồng bộ để có được cơ số trang bị pha chế TTT, phục vụ
các sư đoàn chủ động triển khai hoạt động này trong huấn luyện và SSCĐ.

1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHA CHẾ VÀ TRANG BỊ, TÀI
LIỆU HƯỚNG DẪN, NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ PHA CHẾ THUỐC
TIÊM TRUYỀN TẠI TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN
1.2.1. Hoạt động pha chế thuốc tiêm truyền tại các đơn vị hiện nay
Bảng 1.5. Kết quả thăm dò ý kiến về hoạt động
pha chế thuốc tiêm truyền tại các đơn vị
Có triển khai pha chế
1. Thường xuyên huấn luyện tại đơn vị
2. Kiểm tra tiểu đoàn quân y đủ quân (2008)
3. Tập huấn công tác quân y


Số ý kiến
2
1
1


13
Cộng

4

Không triển khai pha chế
1. Không nói rõ lý do
1. Trang bị chưa đủ, chưa đồng bộ
2. Không có trang bị, tài liệu

11
9
8

3. Chưa biết được trang bị, cách thức triển khai pha chế

5

4. Chưa có chỉ đạo của cấp trên

3

Cộng

Không trả lời
Tổng cộng

36
8
48

*Nguồn: theo Cục Quân y (2014) [48]

Kết quả ở bảng 1.5 cho thấy: Với 48 ý kiến trả lời, chỉ có 4 ý kiến
(8,3%) cho biết đơn vị có tiến hành pha chế TTT; 36 ý kiến (75%) trả lời là
không triển khai pha chế vì các lý do: trang bị thiếu hoặc chưa đồng bộ, chưa
có tài liệu hướng dẫn, không nắm được trang bị và cách thức triển khai pha
chế, không có chỉ lệnh của thủ trưởng có thẩm quyền; 8 ý kiến (16,7%) người
được hỏi không trả lời mà không cho biết lý do.
Với thực trạng triển khai pha chế tại các đơn vị, đã cho thấy yêu cầu
cấp thiết hiện nay của NQYVN cần phải nghiên cứu xây dựng để có được
danh mục trang bị pha chế, biên soạn tài liệu hướng dẫn triển khai pha chế và
đánh giá chất lượng TTT trong ĐKDN, nhằm đáp ứng được yêu cầu huấn
luyện và SSCĐ trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
1.2.2. Danh mục trang bị pha chế
1.2.2.1. Sơ lược về trang bị bào chế thuốc của quân đội nước ngoài
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Việt Nam có nhận được một số
trang bị pha chế thuốc của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây viện trợ như
trang bị pha chế của Hungary đóng trong một hòm nhỏ gồm các bình thủy
tinh 5 L, máy hút bụi đẩy, phễu lọc bằng thủy tinh xốp (G4).Trang bị pha chế
vòng kín của CHDC Đức (cũ) có bình pha chế bằng thuỷ tinh (50-60 L), máy


14

khuấy điện, máy nén khí, máy đóng dịch, phễu thuỷ tinh xốp G 3, G4....[3],
[50].
Quân đội Trung Quốc đã trang bị cho NQYVN cơ số bào chế thuốc
gồm 27 khoản, trong đó có nồi cất nước 5 L/h, máy hút đạp chân, vải lọc,
bình lọc Chamberland, chai, nút đựng TTT...nhưng để tiến hành pha chế TTT
thì cơ số này chưa đáp ứng được. Hiện tại CQY vẫn còn dự trữ những cơ số
này [51], [52].
Các kết quả khảo sát về trang bị bào chế thuốc của quân đội nước ngoài
không còn phù hợp với yêu cầu của CCBVTQ ở Việt Nam.
1.2.2.2. Trang bị pha chế ở tuyến quân y sư đoàn của Việt Nam
Sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc (1954), nhằm đáp ứng yêu cầu
xây dựng quân đội chính quy, ngày 17/10/1962, CQY ban hành văn bản số
1122/P5 về “Dự thảo qui định trang bị quân y thời chiến trong chiến đấu
thông thường” bao gồm thuốc, hóa chất, bông băng, trang bị y tế cho các
tuyến quân y c, d, e, f; trong đó cơ số BC6 trang bị cho tuyến e, cơ số BC7
trang bị cho tuyến f trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ để tiến
hành pha chế thuốc [53].
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, để đáp ứng yêu
cầu của công tác tiếp tế quân y cho CCBVTQ, năm 1982 CQY đã ban hành
“Danh mục trang bị dụng cụ labo - bào chế tiểu đoàn quân y sư đoàn bộ binh”
gồm 22 khoản, trong đó có các dụng cụ pha chế như cân, nồi cất nước, nồi
hấp, phễu, chai pha thanh huyết, giấy lọc, cốc chân, ống đong...đáp ứng pha
chế các thuốc thông thường hoặc thanh huyết rửa, khó có thể triển khai pha
chế TTT [54].
Nhằm đảm bảo khả năng triển khai hoạt động pha chế thuốc tại tuyến
sư đoàn, tháng 06/2000 CQY ban hành “Biểu trang bị dụng cụ quân y sư
đoàn bộ binh” để pha chế một số thuốc uống, dùng ngoài, đông y, thuốc tiêm
novocain, dung dịch chống đông máu ACD, dịch truyền mặn ngọt đẳng



15
trương đáp ứng nhu cầu cứu chữa TB trong chiến đấu [55]. Năm 2002, CQY
ban hành “Biểu trang bị dụng cụ pha chế tuyến e,f” có bổ sung thêm 3 khoản
dụng cụ so với danh mục năm 2000 là: lều bạt, nilon triển khai buồng pha
chế và quần áo + mũ + mạng cho nhân viên pha chế [56].
Để có căn cứ xây dựng đề tài “Nghiên cứu cải tiến và chế tạo bộ pha
chế thuốc truyền tĩnh mạch dã ngoại trang bị cho tuyến quân y sư đoàn”
(2003 - 2005), Nguyễn Hồng Quân và các thành viên của đề tài (2006) đã
tiến hành khảo sát thực trạng trang bị pha chế tại một số sư đoàn đủ quân.
Về danh mục, trang bị pha chế đang có tại các sư đoàn gồm 27 khoản,
trong đó 23 khoản là danh mục xây dựng từ năm 2000 [55], trong 4 khoản
còn lại, có khoản được bổ sung thêm (nồi hấp điện 10 L/h), có khoản các đơn
vị phải tự đảm bảo (bàn pha chế, màn pha chế) và chiến lợi phẩm thu được từ
năm 1975 (xô inox 10 L có nắp). Danh mục này còn thiếu nhiều trang bị cần
thiết để tiến hành pha chế và đánh giá chất lượng TTT như đèn soi kiểm tra độ
trong, bộ kiểm nghiệm nước cất, màn pha chế. Một số dụng cụ đã có nhưng
không phù hợp như nồi hấp điện chỉ dùng được trong điều kiện có điện (công
suất nồi hấp là 3,8 kw/h).
Về chất lượng, các trang bị đều đã xuống cấp do được sản xuất đã lâu
với vật liệu không có độ bền và không đạt theo quy định hiện nay (nồi cất
nước, xô men, hút đạp chân, khúc xạ kế cầm tay), một số trang bị đã hỏng
(nylon, dây cao su). Nhiều nhất trong danh mục là dụng cụ thủy tinh (8 khoản),
trong đó chai thủy tinh là cần nhất, nhưng hiện tại trên thị trường không còn
loại chai có nắp nhựa xoáy mà thay vào đó là chai có nút nhôm bọc bên ngoài
nút cao su. Các dụng cụ như phễu thủy tinh, ống đong, đũa khuấy trộn rất dễ
vỡ, ít sử dụng, cần loại bỏ bớt. Nồi cất than củi kích thước cồng kềnh (57 x
65cm), nặng (24kg), tốn nhiên liệu (3,2kg củi/L nước cất), vật liệu chế tạo
không tốt (tôn) và không đạt theo quy định hiện hành của BYT, không đóng gói



16
thu gọn được. Dụng cụ pha chế là xô men không có vòi, khi hòa tan phải mở
nắp, vi khuẩn, bụi dễ xâm nhập vào dịch lọc, khó đảm bảo vô khuẩn [57].
Như vậy có thể thấy, trang bị pha chế hiện có tại các sư đoàn đã cũ,
thiếu, không còn khả năng đáp ứng yêu cầu huấn luyện và SSCĐ, cần được
trang bị lại.
Trong công tác đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, CQY vẫn đang dự trữ cơ
số trang bị pha chế tuyến e,f với danh mục đã được xây dựng từ nhiều năm
trước. Danh mục trang bị pha chế gồm 29 khoản, đóng gói trong 4 kiện và
cũng bao gồm các dụng cụ chuyên sâu về bào chế tương tự như danh mục
hiện có tại các fBB.
Qua thực tế sử dụng trang bị pha chế do CQY bảo đảm (bảng 1.7) phục
vụ diễn tập, danh mục này chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai pha chế
trong ĐKDN vì một số tồn tại sau: trang bị có trong danh mục nhưng chưa
phù hợp với yêu cầu của công việc như nồi cất nước công suất thiết kế quá
nhỏ (5L/h), khi sử dụng chỉ đạt hiệu suất 2,5-3 L/h, muốn pha chế 5 L TTT,
phải điều chế được 7,5 L nước cất, cần thời gian ít nhất 3 giờ, trong điều kiện
chiến đấu khẩn trương, ác liệt đây là thời gian quá dài cho một lần pha chế
[3]. Khúc xạ kế dùng chung cho định lượng nồng độ glucose và natri clorid là
không hợp lý, cần có dụng cụ riêng để định lượng glucose và natri clorid.
Danh mục cũng có nhiều các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, tần xuất sử dụng thấp.
Một số trang bị chuyên dụng không thể thiếu được như đèn soi kiểm tra độ
trong, xiết nút nhôm, thiết bị xử lý nước (RO), bình pha chế thì vẫn chưa có…
Danh mục cũng chưa được nghiên cứu đóng gói ở dạng tích hợp các tính năng
của trang bị và chưa theo các vị trí triển khai pha chế (phòng pha chế, nơi cất
nước, nơi kiểm tra độ trong, đóng nút, nơi rửa tay trước khi vào buồng pha
chế) để giúp cho nhân viên pha chế dễ dàng tiếp cận các dụng cụ, hóa chất,
nguyên liệu trong quá trình triển khai pha chế [58].



17
Với kết quả khảo sát danh mục tại các sư đoàn và danh mục hiện hành
của CQY là không có sự khác biệt. Đó chính là lý do đa số các sư đoàn đều
không thể triển khai pha chế, cần phải nghiên cứu xây dựng một danh mục
trang bị pha chế cho sư đoàn có tính khả thi trong điều kiện hiện nay.
Do đó cần phải nghiên cứu xây dựng một danh mục phù hợp với yêu
cầu pha chế TTT tại Tr.QYf. Ngoài việc xây dựng danh mục tổng thể, đóng
gói hợp lý, cần nghiên cứu chế tạo cải tiến một số trang bị sẵn có, nhằm nâng
cao hiệu quả triển khai và đảm bảo chất lượng TTT.
1.2.2.3. Nghiên cứu trang bị pha chế dã ngoại
Tại Hội thao Trạm Quân y e toàn quân năm 1985, đã có một số sáng
kiến cải tiến trang bị pha chế như buồng pha chế dã ngoại tuyến e triển khai
trong hầm đủ diện tích cho 1 nhân viên pha chế, thiết kế theo nguyên tắc 1
chiều, bảo đảm vô khuẩn, tháo lắp, di chuyển dễ dàng; bàn gấp dã ngoại 2
tầng có thể dùng làm việc, bàn pha chế, bàn điều trị, bàn ăn cơm; bàn pha chế
dã ngoại hình chữ L, khi triển khai vừa làm bàn pha chế, vừa làm bàn cân…
[59].
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài Tổ chức, biên chế, triển khai đại
đội và tiểu đoàn quân y trung, sư đoàn bộ binh trong CCBVTQ của Bộ môn
Tổ chức chiến thuật quân y [60], năm 1986, Khoa Dược - Tiếp tế quân y
HVQY đã nghiên cứu xây dựng “Trang bị dụng cụ ban dược trạm quân y sư
đoàn bộ binh” có 86 khoản, gồm 4 nhóm trang bị: Dụng cụ xây dựng và cải
tạo địa hình (8 khoản), dụng cụ triển khai cơ sở (19 khoản), dụng cụ chuyên
môn (52 khoản) và sổ sách - nhãn thuốc (7 khoản). Danh mục này đã được sử
dụng phục vụ huấn luyện dã ngoại và diễn tập YHQS trong một số năm và
hiện tại không còn được sử dụng, nhưng là cơ sở để tham khảo cho việc xây
dựng danh mục mới [61].
Phan Công Thuần (1994) [3 ] đã có nghiên cứu về mặt lý thuyết để dùng
đèn soi độ trong bằng nguồn sáng pin thay cho bóng đèn điện 40w đã cho thấy



18
khả năng phát hiện tiểu phân trong TTT của 2 nguồn sáng là tương đương, có
thể chế tạo để dùng trong ĐKDN.
Về nghiên cứu vật liệu lọc trong TTT, Nguyễn Mạnh Quang (1996)
[62] đã nghiên cứu chế tạo màng lọc mềm dùng lọc TTT với ký hiệu là MT .
Màng MT đã sử dụng tại các bệnh viện quân y và trong diễn tập YHQS tại
HVQY. Ngoài các kết quả do tác giả Nguyễn Mạnh Quang công bố, màng
lọc MT đã được thử nghiệm tại Công ty B.Brauwn và đạt được yêu cầu về
khả năng lọc trong [63]. Trong ĐKDN, màng lọc MT phù hợp để sử dụng tại
tuyến sư đoàn khi pha chế TTT.
Nguyễn Minh Tuấn (2002) [63] đã nghiên cứu cải tiến nồi cất nước, chế
tạo đèn soi kiểm tra độ trong dùng nguồn sáng pin, chế tạo bình pha chế bán kín
để bổ sung vào danh mục trang bị pha chế phục vụ diễn tập YHQS tại HVQY,
tập huấn PCDN toàn quân, triển khai đội điều trị dự bị động viên. Qua huấn
luyện, trang bị đã đáp ứng được yêu cầu về chiến thuật và kỹ thuật để triển khai
pha chế TTT, tuy nhiên vẫn cần bổ sung để danh mục hoàn thiện hơn.
Trong đề tài “Nghiên cứu cải tiến và chế tạo bộ pha chế thuốc truyền
tĩnh mạch dã ngoại trang bị cho quân y tuyến sư đoàn” (2003-2005), Nguyễn
Hồng Quân và cộng sự đã xây dựng được một danh mục trang bị pha chế TTT
rút gọn, trong đó có những dụng cụ đã được thay thế như khúc xạ kế (KXK)
dùng đo cả đường và muối đã được thay bằng KXK đo đường và KXK đo
muối với độ chính xác và giới hạn phát hiện cao hơn. Một số dụng cụ khác có
được nghiên cứu như bình pha chế, nồi hấp, xiết nút chai, nồi cất nước nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và chiến thuật nên không được CQY
áp dụng [57].
Như vậy ngành Quân y Việt Nam chưa có một cơ số trang bị pha chế
TTT đáp ứng yêu cầu huấn luyện và SSCĐ ở Tr.QYf. Việc phải có một danh
mục trang bị pha chế TTT cho Tr.QYf là một yêu cầu cấp thiết. Dựa vào
danh mục trang bị pha chế của CQY, thực trạng trang bị pha chế đang có tại



19
các đơn vị, dựa vào các kết quả nghiên cứu đã thu được, phải xây dựng được
một cơ số trang bị đáp ứng yêu cầu triển khai pha chế và đánh giá chất lượng
TTT với những dụng cụ bào chế chuyên sâu như nồi cất nước, đèn soi kiểm
tra độ trong, màng lọc MT, KXK cầm tay, bàn pha chế, bình pha chế bán kín,
dụng cụ xiết nút chai cầm tay, thiết bị lọc nước RO, dụng cụ và hóa chất
kiểm nghiệm nước cất và chất lượng TTT. Nghiên cứu đóng gói trang bị pha
chế theo hướng cơ số hóa tại các vị trí chuyên môn trong quy trình triển khai
pha chế TTT (nơi cất nước và hấp tiệt trùng, kiểm tra chất lượng, đóng nút
chai, rửa tay và kiểm tra chất lượng nước cất, phòng pha chế).
1.2.3. Tài liệu hướng dẫn pha chế thuốc tiêm truyền
trong điều kiện dã ngoại
Hiện nay, có một số tài liệu của nước ngoài nói về việc pha chế và sử
dụng TTT trong ĐKDN, nhưng chỉ là tài liệu tóm tắt mang tính chất giới thiệu
về: Tổ chức và kỹ thuật pha chế TTT trong ĐKDN; Các biện pháp đảm bảo
chất lượng TTT pha chế trong ĐKDN; Sử dụng TTT pha chế trong ĐKDN
[18].
Các tài liệu trên đều khẳng định rằng: những vấn đề về triển khai và áp
dụng những công nghệ hiện đại vào pha chế TTT trong ĐKDN là không thể,
mà phụ thuộc vào những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và những vấn đề
thực tiễn khi triển khai bao gồm bao bì chứa đựng, tiệt khuẩn, điều chế nước
cất từ các nguồn nước tự nhiên đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo các kỹ
thuật để đảm bảo chất lượng TTT [19].
Đã có một số tài liệu được NQYVN và BYT biên soạn về hướng dẫn
nghiệp vụ công tác dược và pha chế TTT. Sau đây là một số tài liệu đã được
biên soạn:
* Tài liệu huấn luyện dược tá (Cục Quân y - 1975)
Nội dung PCDN trong tài liệu được biên soạn bao gồm: Nhiệm vụ của

bộ phận dược ở tuyến e,f phải đảm bảo pha chế tại chỗ; phương án triển khai


20
pha chế thuốc tiêm ở tuyến e, f: biên chế; cơ sở pha chế; trang bị dụng cụ; tiến
hành pha chế.Tuy phần PCDN đầy đủ các nội dung cơ bản liên quan đến pha
chế TTT, nhưng không có sơ đồ hướng dẫn qui trình pha chế và các kỹ thuật
cụ thể tại các công đoạn pha chế, các trang bị pha chế đều lạc hậu so với điều
kiện hiện nay. Các nội dung liên quan nằm ở nhiều phần khác nhau trong tài
liệu, khi cần tra cứu không thuận tiện [64].
* Sổ tay cán bộ quân dược (Cục Quân y - 1978)
Tài liệu do Lê Pha (1977) [65] biên soạn gồm 5 phần: các đơn vị đo
lường và phép đo lường; bảo quản; bào chế; bào chế thuốc nam; một số công
thức và kinh nghiệm công tác. Trong phần kiến thức bào chế không có chuyên
mục PCDN, mà chỉ có những nội dung liên quan đến pha chế như nguyên tắc
xây dựng buồng vô trùng, xử lý nút chai thanh huyết, xử lý chai lọ để đựng
thuốc tiêm và thanh huyết, điều chế nước cất, màng lọc bằng bông và vải, bếp
hoàng cầm, màn pha chế, hầm pha chế... Đây là một tài liệu hướng dẫn các
nghiệp vụ công tác dược cho các tuyến quân y và cũng được biên soạn đã lâu,
không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay, nhất là nội dung PCDN.
* Pha chế dung dịch tiêm truyền (1985)
Đây là tài liệu do BYT chủ trì, được hai tác giả Phan Bá Hùng và
Phương Đình Thu (1985) [66] biên soạn. Tài liệu được trình bày rõ ràng, bài
bản để hướng dẫn kỹ thuật pha chế TTT ở các bệnh viện. Nội dung trong tài liệu
phù hợp với thực tế trang bị các bệnh viện trong và ngoài quân đội trong những
năm 80, nhưng về cơ bản tài liệu đã biên soạn đã hơn 30 năm, nên không còn
đáp ứng được nếu áp dụng triển khai pha chế TTT trong điều kiện hiện nay.
Trong báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu cải tiến và chế tạo bộ pha chế
thuốc truyền tĩnh mạch dã ngoại trang bị cho quân y tuyến sư đoàn”, Nguyễn
Hồng Quân (2006) [57] và nhóm nghiên cứu ngoài việc xây dựng danh mục

trang bị pha chế, cũng đã dự thảo một số quy trình như quy trình xử lý nước,
xử lý chai, nút, pha chế TTT glucose và TTT natri clorid 0,9% dã ngoại. Nhưng


21
đây chỉ là các hướng dẫn đơn thuần để giải quyết các kỹ thuật đơn lẻ tại từng
công đoạn pha chế và chưa được biên soạn thành một tài liệu hoàn chỉnh, nên
chưa phải là một liệu hướng dẫn pha chế TTT trong ĐKDN.
Như vậy cho tới thời điểm này, chưa có tài liệu nào đáp ứng được yêu
cầu là một tài liệu hướng dẫn chuyên ngành về triển khai pha chế và đánh giá
chất lượng TTT trong ĐKDN. Do đó việc biên soạn một tài liệu Hướng dẫn
pha chế TTT tại Tr.QYf để phục vụ huấn luyện và SSCĐ tại các đơn vị là rất
cấp thiết.
1.2.4. Nguồn nước và cải thiện chất lượng nước
1.2.4.1.Thực trạng chất lượng nguồn nước
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị, nguyên liệu
hóa chất, thì việc xử lý và điều chế được nước cất đạt tiêu chuẩn pha tiêm là
yếu tố quyết định. Nước cất pha tiêm phải được xử lý và điều chế nước cất từ
nước sạch đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo quy định của BYT [67], [68].
Hiện nay ở Việt Nam, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã
hội nhanh, đi cùng với nó là sự gia tăng các chất thải trong quá trình sản xuất
và sinh hoạt đã gây ra nhiều sự biến đổi lớn thậm chí là thiệt hại cho môi
trường tự nhiên, trong đó có ô nhiễm nguồn nước. Các nguồn nước bị ô
nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng,
lượng nước sạch dùng cho sinh hoạt của con người ngày càng bị giảm đi do
sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật của nước thiên nhiên đến mức gây hại tới
sức khỏe và bệnh tật đối với con người.
Các chất gây ô nhiễm nước là những chất không được phép có trong
nước hoặc được phép có với một giới hạn quy định của tiêu chuẩn nước sạch
hoặc nước sinh hoạt, bao gồm độ đục, màu, mùi vị của nước; các hóa chất có

chứa amoni, nitrit, nitrat, clorid, fluorid; các kim loại nặng có độc tính cao
như arsen, chì, thủy ngân; các chất hữu cơ độc hại thuộc các nhóm chất hóa
học như nhóm alkan clo hóa (carbon tetraclorid), nhóm benzen clo hóa


22
(monoclorobenzen; 1,2 clorobenzen; 1,4 diclorobenzen; triclorobenzen), hóa
chất bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, diệt nấm…)…vv; các vi
sinh vật gây ô nhiễm nước như phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn
thương hàn, virus viêm gan, coliform, feacal coliform...[69].
Nước bị ô nhiễm từ các nguồn khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước
thải từ các khu công nghiệp, các chất thải của bệnh viện, các váng dầu mỡ
phủ trên bề mặt nước, các chất thải như phân, rác, nước tiểu của con người;
phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…đã khiến cho nhiều con sông, suối, ao
hồ, mạch nướcc ngầm từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi tới đồng bằng
bị ô nhiễm nặng nề, thậm chí đã bị “bức tử” [70], [71], [72], [73].
Nước dùng cho sinh hoạt, hoạt động chuyên môn trong ĐKDN (huấn
luyện ngoài doanh trại, diễn tập, chiến đấu) phần lớn đều là các nguồn nước
có sẵn trong tự nhiên như: nước bề mặt (hồ, ao, sông, suối), nước mạch ngầm
(giếng, mạch nước từ khe núi chảy ra, nước giếng khoan), nước mưa,...Những
nguồn nước này trước đây được coi là nước sạch, thì nay đang bị ô nhiễm,
nếu không có các có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng sức khỏe của con
người, chưa nói đến việc sử dụng để pha chế thuốc [74].
Trong những năm qua, NQYVN đã tiến hành đánh giá thực trạng
nguồn nước tại một số đơn vị trong quân đội đóng quân trên các địa bàn khác
nhau, từ đó thấy được thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp cải thiện
chất lượng nguồn nước tại các đơn vị quân đội. Năm 2001, Viện YHDP Quân
đội đã nghiên cứu 22 mẫu nước nước sinh hoạt của 12 đơn vị thuộc quân khu
Thủ đô (nay là Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội), kết quả đã cho thấy: chỉ có 4/22
mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của BYT. Các

mẫu còn lại không đạt về độ trong, màu sắc, mùi vị (màu vàng, vị tanh), hàm
lượng sắt, nitrit, các chất hữu vượt quá mức qui định. 12/22 mẫu nước có
coliform, F.coliform, vi khuẩn kỵ khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép, chứng tỏ
nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, rác thải từ con người [75].


23
Trong tài liệu “Địa lý y tế quân sự Thủ đô Hà Nội” (2009) có đánh giá: các
nguồn nước ở khu vực thành phố Hà Nội đều bị ô nhiễm, có thể phải khai
thác cả nước sông Hồng để phục vụ sinh hoạt [76]. Trong báo cáo kết quả
kiểm tra 15 mẫu nước sinh hoạt tại một số đơn vị quân đội thuộc Quân khu 7,
Quân khu 3, Quân khu 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 2, Quân đoàn 1 của Viện
YHDP (2009) cũng cho thấy: 6 mẫu nước khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn nước
sạch đều là các mẫu nước máy, 9 mẫu không đạt đều là các mẫu nước giếng
khoan tại các bệnh xá sư đoàn, nơi chưa có nước máy [77], [78], [79], [80],
[81], [82].
Ở phía Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyên, Bùi Xuân Phách
(2017) với các nguồn nước giếng khoan tại một số khu vực ở TP. Hồ Chí Minh
cũng cho thấy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng [83].
Qua các số liệu về chất lượng nước hiện nay ở Việt Nam, có thể nhận
thấy hầu hết các nguồn nước đều đang ô nhiễm, nhất là các nguồn nước tự
nhiên, do đó rất cần một giải pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng nước phục
vụ sinh hoạt và hoạt động chuyên môn.
1.2.4.2. Các biện pháp đảm bảo chất lượng nước
a. Bằng kỹ thuật thường qui
- Làm trong nước bằng phương pháp để lắng tự nhiên hoặc lọc qua than cát sỏi
Là phương pháp làm sạch nước theo cảm quan vì nó chỉ loại trừ được các
tạp chất cơ học mà mắt chúng ta nhìn thấy (bùn, rong rêu), còn các chất hòa tan
như NH3, Na2CO3, MgCO3, CaCO3 và một số kim loại nặng như thủy ngân,
arsen…thì chưa loại trừ được. Nếu trong nước có các tiểu phân nhỏ ở dạng

huyền phù thì khó có thể lắng hoàn toàn xuống phía dưới, luôn lơ lửng ở giữa
lớp nước, hạn chế hiệu suất làm trong nước. Quá trình lắng tự nhiên xảy ra
chậm và thụ động, cần kết hợp với các yếu tố khác để cải thiện chất lượng nước
[84].


24
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyên, Bùi Xuân Bách (2017) [83] cũng
cho thấy: với phương pháp lọc bằng than cát sỏi, nước chỉ giảm về độ đục và
hàm lượng sắt, còn các chỉ tiêu về màu sắc, pH, amoni, clorid, nitrit, nitrat,
HCHC, độ cứng, coliform, E.co li hầu như ít thay đổi. Do đó kể cả trong
ĐKDN thì kỹ thuật lọc này cũng không nên áp dụng nữa, vì không thể làm
sạch nước như yêu cầu hiện nay để phục vụ pha chế thuốc.
- Làm trong, sạch và mềm nước bằng phương pháp lắng cưỡng bức
Làm trong, sạch và mềm nước bằng phương pháp lắng cưỡng bức là việc
sử dụng các hoá chất như phèn chua, thuốc tím, natri carbonat,...
Khi hòa phèn chua vào nước sẽ tạo ra Al(OH)3 ở dạng huyền phù và
lắng xuống cuốn theo các tạp chất cơ học, để lại lớp nước trong phía trên, gạn
lấy phần nước trong để sử dụng. Phèn chua còn có tác dụng giữ lại các muối
amoni không bay hơi khi nước sôi (phản ứng 1)
KAl(SO4)2 + NH4+ → K2SO4 + Al(OH)3↓ + (NH4)2SO4 (1)
Tuy nhiên nếu dùng nhiều phèn chua thì có thể tạo môi trường acid,
ảnh hưởng chất lượng nước cất (phản ứng 2 và 3):
KAl(SO4)2 + Cl- → K2SO4 + Na2SO4+ AlCl3 (2)
AlCl3 + 3H2O →Al(OH)3 + 3HCl (3)
Để loại trừ các tạp chất hữu cơ có trong nước, người ta thường sử dụng
thuốc tím (kali permanganat) hòa vào nước, thuốc tím giải phóng Oxy phân
tử vừa mới tạo ra có tác dụng phá hủy các tạp chất hữu cơ có trong nước (4):
KMnO4 + H2O → HOH + MnO2 + O↑ (4)
Có thể sử dụng Natri carbonat (Na2CO3), một hóa chất không có tác

dụng làm trong nước, nhưng có tác dụng làm mềm nước khi nguồn nước cứng
có các muối calci, magnesi hòa tan cần phải loại bỏ [84].
b. Làm trong, sạch và mềm nước bằng hệ thống trao đổi ion


×