Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

TRẦN THỊ HẢI

TRỢ GIÚP TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

TRẦN THỊ HẢI

TRỢ GIÚP TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

HÀ NỘI – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS Hoàng Mộc Lan.
Các thông tin khoa học nêu trong luận văn có một phần trong đề tài
nghiên cứu mã số QG 16.45 do PGS. TS Hoàng Mộc Lan làm chủ nhiệm. Kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày 04 tháng 12 năm 2017

Học viên
Trần Thị Hải


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này tôi đã nhận được sự trợ giúp
nhiệt tình của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Hoàng Mộc Lan, cảm ơn cô đã tận tình hƣớng dẫn chi tiết cho
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu từ ý tƣởng ban đầu cho đến khi
hoàn thành đề tài. Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn, sửa chữa, đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu từ cơ sở lý luận đến thực tiễn vấn đề nghiên cứu và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Ban Lãnh đạo, tập thể Cán bộ, Giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn, đặc biệt là Cán bộ và giảng viên khoa Tâm lý học đã trợ
giúp và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
của tôi.
Ban lãnh đạo địa phƣơng, hội ngƣời cao tuổi, ngƣời cao tuổi và những
ngƣời chăm sóc cho ngƣời cao tuổi tại ba địa bàn khảo sát của tỉnh Bắc Ninh.

Gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ
khó khăn, động viên, an ủi, khích lệ và hết lòng trợ giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn
Trần Thị Hải


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm khách thể ngƣời cao tuổi .................................................. 45
Bảng 2: Đặc điểm khách thể ngƣời chăm sóc tại nhà.................................... 46
Bảng 3: Đặc điểm khách thể cán bộ địa phƣơng ............................................ 46
Bảng 4. Mức độ thời gian trợ giúp ngƣời cao tuổi của gia đình và các nhóm
xã hội ............................................................................................................... 55
Bảng 5. Trợ giúp cảm xúc ............................................................................... 58
Bảng 6. Trợ giúp việc làm ............................................................................... 59
Bảng 7. Trợ giúp nhận thức ............................................................................ 65
Bảng 8. Đánh giá của ngƣời cao tuổi và ngƣời chăm sóc về trợ giúp cảm xúc
......................................................................................................................... 68
Bảng 9. Đánh giá của ngƣời cao tuổi và ngƣời chăm sóc về trợ giúp nhận thức
......................................................................................................................... 53
Bảng 10. Đánh giá của ngƣời cao tuổi và ngƣời chăm sóc về trợ giúp việc làm
......................................................................................................................... 60
Bảng 11. Trợ giúp của tổ chức y tế, chính quyền, chính trị xã hội cho ngƣời
cao tuổi ............................................................................................................ 62
Bảng 12. Các phƣơng thức trợ giúp của chính quyền .......................................... 64
Bảng 13. Sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi .............................................. 71
Bảng 14. Cảm nhận về tâm trạng của ngƣời cao tuổi .................................... 70
Bảng 15. Mối quan hệ giữa tâm trạng của ngƣời cao tuổi và trợ giúp tâm lý xã
hội cho ngƣời cao tuổi ..................................................................................... 71
Bảng 16. Mức độ hài lòng của ngƣời chăm sóc .............................................. 72

Bảng 17. Tình trạng hôn nhân và các phƣơng thức trợ giúp .......................... 72
Bảng 18. Trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc với các phƣơng thức trợ giúp
......................................................................................................................... 73
Bảng 19.Tình trạng sức khỏe của ngƣời chăm sóc với các phƣơng thức trợ
giúp .................................................................................................................. 73
Bảng 20. Sự hài lòng về các trợ giúp cho ngƣời cao tuổi của ngƣời chăm sóc
với các phƣơng thức trợ giúp .......................................................................... 74


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA
CỘNG ĐỒNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI ....................................................... 6
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu ngƣời cao tuổi và trợ giúp tâm lý xã hội của
cộng đồng cho ngƣời cao tuổi ........................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc .......................................................................... 19
1.2. Cơ sở lý luận về tâm lý ngƣời cao tuổi và trợ gíup tâm lý xã hội của cộng
đồng cho ngƣời cao tuổi .................................................................................. 24
1.2.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi ...................................................................... 24
1.2.2. Các đặc điểm tâm lý cơ bản ngƣời cao tuổi .......................................... 26
1.2.3. Khái niệm trợ gíúp tâm lý xã hội............................................................... 30
1.2.4. Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi .......................... 33
1.2.5. Các phƣơng thức trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi ....... 39
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................42
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 43
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................ 43
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 43
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................... 45
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 46

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận ....................................................... 46
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn ................................................................. 47
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 49
2.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu............................................................ 49
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................... 49
2.3.3. Phƣơng pháp trò chuyện( đàm thoại) .................................................... 50
2.3.4. Quan sát ................................................................................................. 50
2.3.5. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 51
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học .............................. 51
Tiểu kết chuơng 2 ............................................................................................ 52
1


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA CỘNG
ĐỒNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH BẮC NINH ............................... 53
3.1.Mức độ thời gian trợ giúp ngƣời cao tuổi của gia đình và các nhóm xã hội
3.2.Các phƣơng thức trợ giúp ngƣời cao tuổi của ngƣời chăm sóc tại nhà ( gia
đình và ngƣời giúp việc). ................................................................................ 53
3.3. Các phƣơng thức trợ giúp của chính quyền địa phƣơng, tổ chức xã hội ......... 65
3.4. Ảnh hƣởng của trợ giúp tâm lý xã hội đến sức khỏe và tâm trạng của
ngƣời cao tuổi. .....................................................................................71
3.5. Sự hài lòng của ngƣời cao tuổi về các phƣơng thức trợ giúp .................. 72
4. Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng
cho ngƣời cao tuổi. .......................................................................................... 72
4.1. Tình trạng hôn nhân của ngƣời chăm sóc ................................................ 72
4.2. Trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc ..................................................... 73
4.3. Tình trạng sức khỏe của ngƣời chăm sóc................................................. 73
4.4. Sự hài lòng về các trợ giúp cho ngƣời cao tuổi của ngƣời chăm sóc với
các phƣơng thức trợ giúp ................................................................................ 74
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây,nền kinh tế của Bắc Ninh có những bƣớc chuyển
mình đáng kể. Năm 2015, quy mô GRDP của tỉnh Bắc Ninh là 122,5 nghìn tỷ
đồng, xếp thứ 6 cả nƣớc; GRDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Bắc Ninh năm
2015 đạt 5.192 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với nền kinh tế ngày càng tăng trƣởng đem lại đời
sống cao cho con ngƣời cả về vật chất lẫn tinh thần. Lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ
chính quyền địa phƣơng chú trọng và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của nhân dân tỉnh nhà. Một trong những nhóm đối tƣợng đƣợc quan tâm
hơn cả đó chính là ngƣời cao tuổi. Bởi đây là nhóm đối tƣợng đặc thù- những
ngƣời không còn làm việc chính thức trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào
đó.Ngƣời cao tuổi thƣờng hay nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ và chậm trong
việc tiếp xúc với cái mới. Hơn nữa với tình trạng sức khỏe đã bắt đầu giảm
nên rất cần sự trợ giúp từ ngƣời khác. Hiểu và nắm bắt đƣợc vấn đề cũng nhƣ
tâm lý ngƣời cao tuổi, nên nhiều năm qua các hoạt động trợ giúp đƣợc chính
quyền tỉnh cũng nhƣ địa phƣơng đƣợc tiến hành trên quy mô rộng khắp, nhằm
giúp đỡ, động viên ngƣời cao tuổi cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần.. Nhận
thấy sự trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi hiện nay
đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa cả về quy mô lân
chất lƣợng nên tôi đã chọn đề tài “ Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng
cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh”.Trên cơ sở khảo sát và tìm hiểu, đƣa ra
một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp tâm lý xã hội của

cộng đồng cho ngƣời cao tuổi tại Bắc Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự trợ giúp tâm lý xã hội của cộng
đồng cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh và các yếu tố liên quan đến sự trợ
3


giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp tâm lý xã hội của cộng
đồng cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tƣợng, khách thể và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các phƣơng thức trợ giúp tâm lý xã hội của
cộng đồng cho ngƣời cao tuổi và mối quan hệ của trợ giúp tâm lý xã hội với
sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh.
- Khách thể nghiên cứu: 330 ngƣời bao gồm 150 ngƣời cao tuổi, 150
ngƣời chăm sóc và 30 cán bộ của tỉnh Bắc Ninh.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: các phƣơng thức trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho
ngƣời cao tuổi khá phong phú. Luận văn này tập trung nghiên cứu 3 nhóm
phƣơng thức trợ giúp tâm lý xã hội cho ngƣời cao tuổi là trợ giúp về nhận thức,
trợ giúp về cảm xúc, trợ giúp về việc làm, đánh giá của ngƣời cao tuổi về sự trợ
giúp tâm lý xã hội của cộng đồng, mối quan hệ của trợ giúp tâm lý xã hội với
sức khỏe, tâm trạng của ngƣời cao tuổi và các yếu tố nhân khẩu của chăm sóc
cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh.
- Về địa bàn nghiên cứu: thành phố Bắc Ninh, huyện Gia Bình và huyện
Lƣơng Tài.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những phƣơng thức trợ giúp tâm lý xã hội nào đƣợc cộng đồng thực
hiện cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá của ngƣời cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh về sự trợ giúp tâm lý xã

hội của cộng đồng.
- Các yếu tố bên ngoài nào ảnh hƣởng đến trợ giúp tâm lý xã hội của
cộng đồng ?.
5. Giả thuyết nghiên cứu.
4


Sự trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi ở tỉnh
Bắc Ninh đều đƣợc thực hiện ở mức độ khá thƣờng xuyên, trợ giúp về cảm
xúc đƣợc thực hiện nhiều nhất.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lí luận về nội dung nghiên cứu
- Khảo sát về thực trạng trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho ngƣời cao
tuổi và những yếu tố liên quan đến việc trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng
cho ngƣời cao tuổi.
- Đề xuất các kiến nghị đối với việc trợ giúp tâm lý xã hội cho ngƣời cao tuổi.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu luận văn này là phƣơng pháp duy vật
biện chứng.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp trò chuyện( đàm thoại)
- Phƣơng pháp thống kê toán học.

5



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA CỘNG
ĐỒNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu ngƣời cao tuổi và trợ giúp tâm lý xã hội
của cộng đồng cho ngƣời cao tuổi
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
a. Một số lý thuyết về người cao tuổi
Có nhiều nhiều lý thuyết về ngƣời cao tuổi, sau đây là một số lý thuyết
theo cách tiếp cận tâm lý học phổ biến trong các công trình nghiên cứu về
ngƣòi cao tuổi:
- Lý thuyết vai trò
Tuổi già đƣợc xem nhƣ là một giai đoạn của cuộc sống trong đó những cảm
giác của sự bất mãn và tinh thần xuống thấp chiếm ƣu thế (Cavan, Burgess,
Havighurts và Goldhammer, 1949; Cottrell, 1942). Gần đây, các nhà lý thuyết
vai trò đã tập trung nghiên cứu sự điều chỉnh để thay đổi vai trò trong những
ngƣời cao tuổi.
Những thay đổi cá nhân trải qua trong quá trình lão hóa rơi vào hai loại: sự từ
bỏ các mối quan hệ và vai trò xã hội đặc trƣng của tuổi trƣởng thành; và sự
thay thế của chúng bằng hƣu trí và sự chấp nhận các mối quan hệ xã hội điển
hình của những năm tuổi già, chẳng hạn nhƣ sự phụ thuộc của con cái (Cavan,
Burgess Havighurts và Goldhammer, 1949). Phillips (1957) đã cho thấy mối
quan hệ giữa độ tuổi và vai trò của ngƣời già ở độ tuổi đó.
Một biến số quan trọng khác mà Phillips sử dụng là dán nhãn "xác định tuổi
già". Nhãn này là một cách đo của hình ảnh tự thân và hỏi đơn giản, "Bạn
nghĩ rằng mình đang độ tuổi nào - trung niên, cận già, già".

6


Lý thuyết hoạt động

Một lý thuyết của tuổi già mà có liên quan đến lý thuyết vai trò đã xuất hiện
ngầm trong nhiều nghiên cứu lão khoa. Lý thuyết này, đƣợc gọi là lý thuyết
hoạt động, nhƣng thƣờng đƣợc gọi là lý thuyết ẩn của tuổi già, phát biểu rằng
có một mối quan hệ tích cực giữa hoạt động và sự thỏa mãn cuộc sống. Các
quan điểm của lý thuyết này là trong khi các cá nhân cao tuổi đối mặt với
những thay đổi không thể tránh khỏi có liên quan đến sinh lý, giải phẫu và
tình trạng sức khỏe, thì những nhu cầu tâm lý và xã hội vẫn cơ bản giống
nhau. Theo lý thuyết này, cá nhân mà có thể duy trì các hoạt động của những năm
trung niên càng lâu nhất có thể sẽ đƣợc điều chỉnh tốt và thỏa mãn với cuộc sống
trong những năm tuổi già. Nhƣ một cá nhân sẽ tìm thấy một thú vui tiêu khiển
thay thế cho công việc và sẽ thay thế những ngƣời bạn cũ và những ngƣời thân
yêu đã mất bằng những ngƣời mới.
Lý thuyết hoạt động thƣờng đƣợc trình bày gần với lý thuyết buông bỏ của
tuổi già.
Đầu tiên, quan điểm hoạt động giả định rằng cá nhân có rất nhiều kiểm soát
trong các tình huống xã hội của họ. Nó giả định rằng những ngƣời có khả
năng tái tạo lại cuộc sống của họ bằng cách thay thế vai trò mới cho những cái
đã mấ. Tuy nhiên, cá nhân đã nghỉ hƣu mà chịu một suy giảm đáng kể trong
thu nhập, hoặc góa phụ mà phải đối mặt với một sự suy giảm đáng kể nhƣ thế
trong mối quan hệ xã hội của cô ta, có thể thấy nó khó khăn, ngay cả với động lực
thúc đẩy đầy đủ, để thay thế một thú tiêu khiển cho công việc hoặc để thay thế
những ngƣời bạn cũ và những ngƣời thân yêu đã mất.
Thứ hai, quan điểm hoạt động nhấn mạnh sự ổn định của nhu cầu tâm lý và xã
hội qua giai đoạn trƣởng thành của chu kỳ cuộc sống. Điều này tạo ý nghĩa
đáng kể nếu ngƣời ta nghĩ về những nhu cầu đó nhƣ phát triển trong một môi
trƣờng xã hội và thể chất ổn định.
7


Cuối cùng, một vấn đề quan trọng trong lý thuyết hoạt động là kỳ vọng rằng

các hoạt động của bất cứ loại nào cũng có thể thay thế cho sự tham gia đã mất
trong công việc, hôn nhân nuôi dạy con cái, v..v... Sự thay thế cho các mất
mát khác nhau có thể bị chi phối bởi các đền bù khác nhau hoặc có thể là
không thể ở tất cả.
- Lý thuyết buông bỏ
Lý thuyết buông bỏ, đƣa ra bởi Cumming và Henry (1961), sử dụng dữ liệu
dựa trên 275 ngƣời trả lời trong độ tuổi từ 50 đến 90, tất cả những ngƣời cƣ
trú ở thành phố Kansas và có thể chất và tài chính độc lập, những tác giả này
xem đặc điểm tƣơng tác xã hội giảm sút mà họ quan sát đi kèm với tuổi già
nhƣ là một rút khỏi nhau giữa cá nhân cao tuổi và những ngƣời khác trong
một hệ thống xã hội mà họ thuộc về. Lý thuyết lập luận rằng buông bỏ dần
dần là chức năng xã hội, trừ khi phải đối mặt với sự gián đoạn do sự rút khỏi
đột ngột của các thành viên của nó.
Trình bày ban đầu này của lý thuyết Cumming và Henry lập luận rằng quá
trình buông bỏ đồng thời là không thể tránh khỏi và toàn thể. Tất cả các hệ
thống xã hội, nếu chúng duy trì trạng thái cân bằng thành công, thì sự buông
bỏ là cần thiết từ ngƣời cao tuổi. Sự buông bỏ đƣợc coi là một điều kiện tiên
quyết để ổn định xã hội. "Khi ở độ tuổi trung niên, ngƣời tham gia đầy đủ mất
đi, ông ta để lại nhiều mối ràng buộc tan vỡ, và làm gián đoạn tình huống.
Buông bỏ do đó giải phóng cái cũ đã chết mà không làm gián đoạn công việc
quan trọng "(Cumming, 1963).
Các lý thuyết trên đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận quan trọng. Nhiều ngƣời đã
tìm thấy ở lý thuyết sự thiếu sót và không thể biện hộ, nhƣng những ngƣời
khác bảo vệ nó khá kịch liệt. Qua các năm 1960 và 1970, hầu hết các nỗ lực
nghiên cứu không thể cung cấp hỗ trợ thực nghiệm lý thuyết.. Palmore (1968)
đã phỏng vấn 127 cá nhân mà độ tuổi trung bình là 78. Ông đã ít thấy ủng hộ
8


khái niệm mà sự buông bỏ phải tăng tất yếu theo tuổi tác. Các nghiên cứu của

những ngƣời khác đã đề nghị có thể sửa đổi chủ đề buông bỏ. Ví dụ, Tallmer
và Kutner (1970) đã chỉ ra rằng căng thẳng về thể chất và xã hội, hơn là sự lão
hóa, thƣờng tạo ra sự buông bỏ.
-Lí thuyết tƣơng tác xã hội
Tƣơng tác xã hội là những hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít
nhất hai chủ thể hành động. Tƣơng tác xã hội đƣợc quy từ hai khái niệm: quan
hệ xã hội và hành động xã hội, nó đƣợc coi là quá trình hành động và hành
động đáp trả lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các kiểu tƣơng tác xã
hội này không phải chỉ xem xét theo kiểu mặt đối mặt mà quan hệ tƣơng tác đó
chỉ có ý nghĩa khi đặt chúng trong các hành động xã hội và quan hệ xã hội.
Nhƣ vậy, các hành động xã hội là cơ sở, tiền để của tƣơng tác xã hội. Bất
cứ hành động nào của con ngƣời khi đặt trong tƣơng quan với các chủ thể
khác đều trở thành tƣơng tác xã hội. Trong đời sống xã hội, con ngƣời tham
gia rất nhiều các hoạt động khác nhau, tùy theo ý muốn cũng nhƣ hoàn cảnh
mà cá nhân đó có thể tham gia một số hoạt động nào đó.
Lí thuyết tƣơng tác xã hội đã cho thấy sự đa dạng của các mối tƣơng tác
diễn ra trong xã hội. Các dạng hoạt động đó xét cho cùng chỉ nhằm thỏa mãn
nhu cầu khách quan của con ngƣời nhƣ ăn uống, sinh hoạt, nơi ở, sinh hoạt
văn hóa tinh thần, … Vận dụng lí thuyết tƣơng tác xã hội vào nghiên cứu
ngƣời cao tuổi giúp làm sáng tỏ nội dung vấn đề ở chỗ: chỉ ra đƣợc phƣơng
thức tồn tại của chủ thể trong xã hội. Ngƣời cao tuổi là một nhóm xã hội đặc
thù tiêu biểu cho một lối sống đặc thù. Là sự tổng hòa các điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan, do đó phƣơng thức sống của họ vừa phản ánh dấu
ấn xã hội vừa mang nét đặc thù của nhóm xã hội riêng biệt. Ngoài ra, tƣơng
tác xã hội còn là cơ sở để tìm hiểu nội dung và bản chất các hoạt động đang
diễn ra của ngƣời cao tuổi.
9


Lí thuyết tƣơng tác còn cho rằng, ngƣời cao tuổi nếu vẫn tiếp tục tích cực

tham gia vào xã hội thì sẽ đƣợc điều chỉnh tốt nhất. Ngƣời cao tuổi nên giữ
vai trò tích cực trong xã hội bằng cách thay những hoạt động đã mất bằng
những hoạt động mới. Thực chất ngƣời cao tuổi cũng có nhu cầu tƣơng tác xã
hội không kém các nhóm khác trong xã hội. Nói cách khác, quá trình tƣơng
tác xã hội của ngƣời cao tuổi ít hay nhiều đều thể hiện tính tich cực chính trị,
xã hội. Vì vậy, phát huy đƣợc sự chủ động tich cực, sáng tạo của ngƣời cao
tuổi trong công cuộc xây dựng gia đình, cộng đồng là những đóng góp quý
báu từ nhóm xã hội này.
- Lý thuyết của Schaie và Willis về các giai đoạn của nhận thức của ngƣời
cao tuổi
Lý thuyết này sử dụng các phát hiện từ nghiên cứu về phát triển trí tuệ ngƣời
trƣởng thành để xây dựng tám giai đoạn dành cho ngƣời cao tuổi. Họ lập luận
rằng trong khi các giai đoạn thơ ấu của Piaget mô tả hiệu quả ngày càng tăng
trong việc thu thập thông tin mới, thì khá là nghi ngờ rằng ngƣời lớn tuổi tiến
bộ vƣợt ra ngoài các phƣơng pháp mạnh mẽ của khoa học (các hoạt động
chính thức) trong việc tìm kiếm kiến thức.
Trong những năm sau của cuộc đời, vƣợt quá độ tuổi 60 hoặc 65, nhu cầu thu
thập kiến thức sẽ giảm nhiều hơn và giám sát điều hành ít quan trọng hơn.
Giai đoạn này, tái hòa nhập, tƣơng ứng với vị trí của nó trong giai đoạn cuộc
đời đến giai đoạn tự trị của Erikson. Thông tin mà ngƣời cao tuổi thu thập
đƣợc và kiến thức mà họ áp dụng trở thành một chức năng của lợi ích, thái độ
và giá trị của họ. Ngƣời cao tuổi ít có khả năng "lãng phí thời gian" đối với
những công việc vô nghĩa đối với họ. Họ không có nhiều nỗ lực để giải quyết
vấn đề trừ khi vấn đề đó là một vấn đề mà họ phải đối mặt thƣờng xuyên
trong cuộc sống của họ. Giai đoạn này bao gồm việc giảm thiểu thƣờng xuyên
các mạng lƣới quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Việc lập kế hoạch cho thời
10


điểm lệ thuộc vào ngƣời khác có thể đƣợc yêu cầu phải duy trì chất lƣợng

cuộc sống cao khi gặp phải sự yếu ớt ngày càng tăng. Những nỗ lực này có
thể liên quan đến những thay đổi trong sắp xếp nhà cửa, hoặc nơi ở của ngƣời
đó cũng nhƣ làm cho một số các hoạt động liên quan đến bối cảnh này bao
gồm việc tạo ra hoặc thay đổi ý chí, lập ra các hƣớng dẫn y khoa tiên tiến,
cũng nhƣ tạo ra sự tin tƣởng hoặc các cơ chế tài chính khác sẽ bảo vệ nguồn
lực cho việc sử dụng trong những năm cuối cùng của cuộc đời hoặc cho nhu
cầu của các thành viên khác trong gia đình.
Nhiều ngƣời lớn tuổi đạt đƣợc độ tuổi già cao hơn trong sự thoải mái tƣơng
đối và thƣờng với một cái trí tuệ rõ ràng mặc dù với một cơ thể mỏng manh.
Giai đoạn cuối cùng này liên quan đến các hoạt động nhận thức của nhiều
ngƣời trong độ tuổi già mà xảy ra với dự đoán về sự kết thúc của cuộc đời.
Đây là một giai đoạn tạo ra di sản là một phần của sự phát triển nhận thức của
nhiều ngƣời cao tuổi. Giai đoạn này thƣờng bắt đầu bằng việc tự hoặc sửa đổi
một cuốn tự truyện (Birren, Kenyon, Ruth, Schroots, & Swensson, 1995;
Birren & Schroots, 2006).
- Nghiên cứu về giai đoạn tuổi già của Erikson
Erikson là nhà lý thuyết chính thống đến từ nền tảng phân tích tâm lý, ngƣời
luôn theo đuổi cách tiếp cận về ngƣời cao tuổi. Erikson (1982) nhận định rằng
"sự phát triển của con ngƣời bị chi phối bởi sự thay đổi mạnh mẽ trong sự
nhấn mạnh." Trong bài viết của mình, Erikson (chịu ảnh hƣởng của vợ ông
Joan) đã phân tích lại sự nhấn mạnh vào các giai đoạn cuộc sống khác nhau
một cách công bằng hơn. Ông lập luận rằng câu hỏi ƣu tiên hàng đầu trong
nghiên cứu về sự phát triển của ngƣời cao tuổi là "làm sao, trên cơ sở một chu
kỳ sống độc đáo và một động lực tâm lý xã hội duy nhất, mỗi cá nhân cố gắng
hòa hợp các nền tảng trƣớc đó để mang lại sự cân bằng suốt đời. Theo quan
điểm của Erikson về sự phát triển bản ngã, những năm cuối cùng của cuộc đời
11


đánh dấu thời khủng hoảng trọn vẹn và tuyệt vọng, khi mọi ngƣời nhìn lại

cuộc đời của họ (Haight, Coleman,1994) và quyết định rằng cái chết sẽ là một
thất bại trong hàng loạt thất bại. Ngƣợc lại, những ngƣời luôn đối mặt với
cuộc sống của họ (bao gồm cả cái chết của họ) là những ngƣời lạc quan. Giai
đoạn cuối cùng của cuộc đời bao gồm việc khám phá cá nhân về đức tin.
Một cuộc điều tra chính thức về sự tiến triển qua các giai đoạn của Eriksonia
từ giai đoạn trƣởng thành thanh niên lên tuổi trung niên đã đƣợc tiến hành
bằng cách quản lý một bản kiểm kê sự phát triển tâm lý xã hội cho ba nhóm
học sinh, sau đó đƣợc theo dõi sau 11 và 22 năm (Whitbourne, Zuschlag,
Elliot & Waterman, 1992). Nghiên cứu này cho thấy không chỉ những thay
đổi tâm lý bên trong nhƣ đã đƣợc Erikson đƣa ra mà còn cho thấy những ảnh
hƣởng của việc tiếp xúc với các thực tại lịch sử, văn hoá và xã hội đặc biệt
của môi trƣờng.
b. Nghiên cứu về trợ giúp tâm lý xã hội cho người cao tuổi
Trợ giúp tâm lý xã hội là một trong những vấn đề đƣợc các nhà tâm lý
học, xã hội học và các nhà quản lý nƣớc ngoài hết sức quan tâm bởi việc giải
quyết nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời cao tuổi và tính nhân văn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Hiện nay còn có nhiều quan điểm, công trình nghiên cứu khác nhau trong tâm
lý học về trợ giúp tâm lý xã hội, nhƣng khái quát lại có thể nói tới một số
công trình, khuynh hƣớng nghiên cứu cơ bản sau đây.
- Nghiên cứu về các dạng của hành vi trợ giúp tâm lý xã hội: Anne McGuire
(1994) yêu cầu các sinh viên cao đẳng miêu tả ví dụ về hành vi trợ giúp tâm lý
xã hội điều mà bản thân họ từng trải ở cả cƣơng vị là ngƣời trợ giúp hay ngƣời
nhận sự trợ giúp bao gồm những ngƣời bạn hoặc những ngƣời lạ. Các sinh viên
miêu tả gần 1500 ví dụ về hành vi trợ giúp tâm lý xã hội. Các hành vi trợ giúp
tâm lý xã hội (nhƣ an ủi một em bé khóc) và duy trì mối quan hệ tích cực ( nhƣ
12


gặp gỡ những ngƣời khác một cách thân thiện, bắt tay ngƣời khác), hƣớng dẫn

làm những công việc lặt vặt trong gia đình … McGuire cho rằng hành vi đó rơi
vào ba dạng chính: trợ giúp về nhận thức, trợ giúp về cảm xúc và trợ giúp làm
việc. Một số tác giả nghiên cứu về quan điểm của ngƣời nhận sự trợ giúp: cảm
thấy những gì khi cần sự trợ giúp, nói những gì về khả năng của họ, trợ giúp có
thể là một điều tích cực và hiệu quả. (Fisher, Nadler, S' Whitcher-Alagna,
1982; Nadler & Fisher, 1986). Nadler et al. (1976) cho rằng nhận sự trợ giúp từ
một ngƣời nào đó có hai khả năng mà theo đó ngƣời nhận trợ giúp có thể
không có phản ứng tích cực khi nhận sự trợ giúp từ ngƣời khác: đó là khi họ
không thể đáp lại sự trợ giúp và hoặc sự trợ giúp đó làm ảnh hƣởng đến lòng tự
trọng của họ. Daniel Ames, Francis Flynn, and Elke Weber (2004) cho rằng
nguyên nhân thứ ba dẫn đến phản ứng không tích cực đó là cảm nhận của
ngƣời nhận trợ giúp về lý do tại sao ngƣời kia quyết định trợ giúp mình. Ames
và các cộng sự của ông cho rằng khi mọi ngƣời nhận đƣợc sự trợ giúp, họ cố
gắng tìm ra lý do tại sao mình nhận đƣợc sự trợ giúp đó bởi điều đó nói cho họ
biết cảm giác của ngƣời trợ giúp đối với họ nhƣ thế nào: cô ấy hay anh ấy có
thực sự quan tâm đến mình hay không? Nếu ngƣời đó cho rằng ngƣời trợ giúp
thật sự quan tâm đến mình, họ sẽ cảm thấy hài lòng về sự trợ giúp, muốn tiếp
tục giữ mối quan hệ với ngƣời trợ giúp mình trong tƣơng lai và muốn đền đáp
lại. Nhƣng nếu ngƣời đó cho rằng ngƣời trợ giúp không phải xuất phát từ sự
quan tâm, họ sẽ cảm thấy không thoải mái và không có lý do để giữ mỗi quan
hệ với ngƣời đó hoặc đền đáp sự trợ giúp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khi ngƣời ta nhận đƣợc sự trợ giúp, ngƣời
ta thƣờng có 3 hƣớng suy nghĩ về lý do của sự trợ giúp: do quan tâm, quý mến,
do thu đƣợc lợi ích nào đó từ việc trợ giúp hoặc bởi nhiệm vụ, vai trò mà phải
trợ giúp (Morris, Podolny, & Ariel, 2000). Sự quan tâm, quý mến xuất phát từ
tấm lòng của ngƣời trợ giúp và không đòi hỏi bất cứ đền đáp nào. Tuy nhiên,
13


điều này lại khiến cho ngƣời nhận sự trợ giúp mong muốn đƣợc đền đáp.

Mong muốn lợi ích từ sự trợ giúp cho thấy ngƣời trợ giúp mong rằng sẽ nhận
đƣợc sự đền đáp từ hành động trợ giúp của mình. Điều đó cho thấy ngƣời trợ
giúp không hẳn là yêu quý ngƣời nhận sự trợ giúp mà mong muốn đƣợc đền
đáp. Lý do vai trò chỉ ra rằng ngƣời trợ giúp cảm thấy đó là nghĩa vụ của mình,
hoặc vì thi hành công vụ mà phải trợ giúp, chẳng hạn nhƣ khi một sĩ quan cảnh
sát làm nhiệm vụ thì sự trợ giúp đó là một nhiệm vụ cụ thể phải làm. Lý do này
cho thấy ngƣời trợ giúp không hẳn là yêu quý ngƣời nhận sự trợ giúp, thậm chí
họ có thể cảm thấy mình đang “ban phát” lợi ích cho ngƣời nhận sự trợ giúp.
Ames và các đồng nghiệp của ông (2004) đã tiến hành một số nghiên cứu trong
đó ngƣời tham gia mô tả tình huống giả thiết mà họ nhận đƣợc sự trợ giúp,
hoặc mô tả kinh nghiệm thực tế khi nhận đƣợc sự trợ giúp, sau đó báo cáo họ
xử lý nhƣ thế nào hoặc cảm thấy nhƣ thế nào trong tình huống đó. Kết quả cho
thấy hành động trợ giúp từ sự quan tâm tạo ra những phản ứng tích cực từ phía
ngƣời nhận sự trợ giúp. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhận thức về lý do của sự
trợ giúp phản ánh mối quan hệ của ngƣời trợ giúp và ngƣời nhận trợ giúp: lý do
quan tâm phản ảnh một mối quan hệ gần gũi, tình cảm, trong khi đó lý do lợi
ích và vì nhiệm vụ phản ánh mối quan hệ gần nhƣ thƣơng mại hóa.
- Tƣơng tác xã hội của ngƣời cao tuổi của Laura Carstensen (1987, 1991,
1992, 1993): Theo lý thuyết này, mọi ngƣời trong suốt thời gian sống tƣơng
tác với ngƣời khác chủ yếu là vì ba lý do: 1) họ muốn có đƣợc thông tin hoặc
học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời khác; 2) họ muốn đƣợc phát triển và duy
trì những bản sắc qua tự tìm hiểu về bản thân mình thông qua đánh giá của
ngƣời khác; 3) họ muốn hoạt động, trao đổi kinh nghiệm và có tình cảm sâu
sắc với những ngƣời khác. Ba chức năng cơ bản của tƣơng tác xã hội (có
đƣợc thông tin, tự phát triển và cảm xúc) biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn
lứa tuổi. Cuộc sống ở giai đoạn đầu của thời thơ ấu, thanh niên, thiếu niên đến
14


giữa tuổi trƣởng thành- mọi ngƣời thích các đối tác xã hội mà từ những ngƣời

đó họ có thể tìm hiểu một cái gì đó về thế giới (tức là thu và tiếp nhận thông
tin) và về bản thân mình (tức là tự phát triển) trong giai đoạn sau của cuộc
sống, tình cảm trở thành động lực nổi bật nhất cho các cá nhân để tƣơng tác
với những ngƣời khác. Carstensen (1993) cho rằng khi các cá nhân nhận thức
đƣợc rằng, cuộc sống sẽ kết thúc trong tƣơng lai gần thì các mục tiêu dài hạn
trong tƣơng lai sẽ trở nên ít quan trọng hơn, sự quan tâm đến thông tin bị
giảm đi. Do đó, cảm xúc trở nên quan trọng hơn với tuổi già bởi vì nó mang
lại lợi ích ngắn hạn. Ngƣời cao tuổi thu hẹp cuộc sống xã hội của họ và sự
tham gia xã hội để tăng cƣờng sự tham gia của họ trong một phạm vi nhất
định của các mối quan hệ tình cảm gần gũi, cung cấp cho họ các ý nghĩa cần
thiết với cuộc đời còn lại của mình. Đặc biệt, quan hệ gia đình là mối quan hệ
đáng tin cậy và ổn định với tuổi già và rất bền vững, thậm chí không cần có
những nỗ lực đặc biệt để giữ liên lạc hoặc duy trì mối quan hệ này
(Carstensen, 1993b, Crohan & Antonucci, 1989; Field & Minkler năm 1993).
Ở ngƣời cao tuổi không có gia đình, thƣờng là những ngƣời đã về hƣu, họ
tìm kiếm liên kết với xã hội thông qua mối quan hệ tình bạn (Chappell, 1983;
Larson, Mannell & Zuzanek, 1986) để tâm sự, trao đổi hỗ trợ nhau, cung cấp
cơ hội cho các hoạt động xã hội khác nhau trong cộng đồng (Peters & Kaiser,
1985), hoặc có liên quan đến tƣơng tác đơn giản nhƣ là những ngƣời đồng
hành xã hội (Crohan & Antonucci, 1989; Rawlins, 1992).
- Tucker và cộng sự (1999), trong Nghiên cứu về Chu kỳ Đời sống Terman,
đã kiểm tra mối quan hệ giữa mối quan hệ xã hội và tỷ lệ tử vong ở 697 nam
giới và 544 phụ nữ ở bốn điểm đánh giá trong giai đoạn 51 năm (1940-1991).
Họ nhận thấy rằng nam giới kết hôn một lần trong suốt thời gian sống có
nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể so với những ngƣời đã ly thân, ly hôn, góa
bụa hoặc đã kết hôn lần nữa. Đối với phụ nữ, không xuất hiện ảnh hƣởng nhƣ
15


vậy của tình trạng hôn nhân. Thay vào đó, nguy cơ tử vong của họ thấp hơn

khi họ có nhiều con hơn và bị thuộc về nhiều tổ chức hơn. Tuy nhiên, khi tiến
hành phân tích riêng cho hai nhóm tuổi khác nhau, cụ thể là những ngƣời
dƣới 70 tuổi so với những ngƣời 70 tuổi trở lên, các tác giả tìm thấy hiệu quả
bảo vệ của thành viên tổ chức cho nhóm thanh niên nam giới nhiều hơn,
nhóm ngƣời cao tuổi. Ngoài ra, khi họ qua 70 tuổi, những ngƣời đàn ông tái
hôn không còn có nguy cơ tử vong cao hơn những ngƣời kết hôn duy nhất
một lần. Đối với phụ nữ, những ảnh hƣởng có ích của việc có thêm con đã
đƣợc tìm thấy chỉ đối với những ngƣời từ 70 tuổi trở lên. Về thành viên tổ
chức, phụ nữ cho thấy có sự thay đổi về tuổi tác so với nam giới: Đối với phụ
nữ, các mối quan hệ xã hội đặc biệt này chỉ có ảnh hƣởng có ích trong giai
đoạn sau này. Tóm lại, những kết quả này cho thấy việc thiếu quan hệ xã hội
ngoài hôn nhân trở thành yếu tố tiên đoán mạnh mẽ hơn về tỷ lệ tử vong do
tuổi tác và hiệu quả của các mối quan hệ này là khác nhau giữa nam giới và
phụ nữ. Có thể giải thích đƣợc rằng sự khác biệt về tuổi tác và sự khác biệt
giới tính là do thay đổi vai trò xã hội và các định mức xã hội.
- Knoll & Schwarzer (2002) nghiên cứu về ngƣời di dân Đông Đức. Nghiên
cứu đã đƣa ra bằng chứng về tầm quan trọng của sự hỗ trợ nhƣ là một yếu tố
dự báo về những ảnh hƣởng tiêu cực và những khiếu nại về sức khỏe sau một
cuộc sống căng thẳng. Phụ nữ đƣợc báo cáo mức hỗ trợ xã hội cao nhất cũng
nhƣ đƣợc báo cáo các khiếu nại về sức khỏe thấp nhất, một ảnh hƣởng không
thể nhân rộng cho nam giới trong nghiên cứu này. Hỗ trợ xã hội đƣợc kiểm
tra liên quan đến giới tính và tuổi của ngƣời di cƣ Đông Đức trong một
nghiên cứu theo dõi hai năm đƣợc bắt đầu ngay trƣớc khi bức tƣờng Berlin
sụp đổ. Dữ liệu theo chiều dọc đƣợc thu thập bắt đầu từ tháng 9 năm 1989.
Nghiên cứu thứ hai và thứ ba đƣợc tiến hành vào mùa thu năm 1990 và một
năm sau đó. Tổng cộng 126 ngƣời đàn ông và 109 phụ nữ trong độ tuổi từ 14
16


đến 66 đã tham gia vào cả ba nghiên cứu. Phụ nữ trẻ đƣợc báo cáo là nhận

đƣợc sự hỗ trợ xã hội cao nhất, trong khi phụ nữ trung lƣu và cao tuổi cho
thấy mức hỗ trợ tƣơng đối thấp. Đàn ông ở mọi lứa tuổi cho thấy mức hỗ trợ
xã hội tƣơng tự. Hỗ trợ xã hội tăng lên cho cả nam và nữ trong giai đoạn tiếp
theo. Kinh nghiệm về di cƣ vào thời khủng hoảng xã hội và sự mơ hồ về
chính trị rõ ràng là căng thẳng đối với ngƣời di cƣ, những ngƣời cần thu hút
tất cả các nguồn lực có thể, bao gồm mạng lƣới xã hội của họ (Schwarzer,
Jerusalem, & Hahn, 1994; Schwarzer & Leppin, 1992). Bản chất của kinh
nghiệm này làm cho nó giống nhƣ là những ngƣời tham gia nghiên cứu sẽ
biểu hiện các triệu chứng thể chất và chất lƣợng cuộc sống bị thiệt hại. Hỗ trợ
xã hội dự đoán ảnh hƣởng tiêu cực (trầm cảm và lo lắng) và than phiền về sức
khoẻ. Phụ nữ nhận đƣợc một khoản hỗ trợ xã hội nhỏ đã có nhiều khiếu nại về
sức khoẻ nhiều hơn so với phụ nữ nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ hơn. Trong
nhóm phụ nữ đƣợc hỗ trợ kém, những ngƣời lớn tuổi nhất (trên 45 tuổi) là
những ngƣời tồi tệ nhất. Phụ nữ đƣợc báo cáo sự hỗ trợ xã hội nhiều nhất
(phụ nữ trẻ) cũng có mức độ ảnh hƣởng tiêu cực và khiếu nại về sức khoẻ
thấp nhất. Điều thú vị là, đối với nam giới mức hỗ trợ xã hội dƣờng nhƣ
không ảnh hƣởng đến số lƣợng than phiền về sức khoẻ. Nam giới báo cáo
mức độ ảnh hƣởng tiêu cực tƣơng đối thấp, và những ngƣời trên 45 tuổi chỉ ra
mức độ than phiền về sức khoẻ ở mức thấp. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ báo
cáo mức hỗ trợ xã hội thấp có mức trầm cảm và khiếu nại về sức khoẻ cao
nhất, trong khi mức hỗ trợ xã hội của nam giới không liên quan đến trầm cảm
và khiếu nại về sức khoẻ của họ.
- Các nhà nghiên cứu gồm Paul Baltes, John Nesselroade, Hayne Reese, và
K. Warner Schaie trong các nghiên cứu về tâm lý ngƣời cao tuổi đã nhân
mạnh tới vai trò của các yếu tố xã hội, giáo dục, gia đình, y tế và việc làm.

17


Tầm quan trọng của giáo dục ngày càng cao và là một yếu tố quan trọng trong

việc gia tăng tuổi thọ ở ngƣời cao tuổi. Việc phổ biến công nghệ vào hầu nhƣ
tất cả các khía cạnh của cuộc sống từ quan hệ xã hội đến việc làm có nghĩa là
giáo dục ngày càng trở nên cần thiết để tiếp cận các cơ hội toàn cầu. Giáo dục
giúp cho con ngƣời việc tìm đƣợc một công việc phù hợp. Việc làm lại có ảnh
hƣởng tích cực đến chức năng nhận thức. Do đó, trong xã hội chúng ta ngày
nay, giáo dục ảnh hƣởng đến toàn bộ cuộc đời. Hơn nữa, bản chất của công
việc đã thay đổi cùng thời kỳ mà tuổi thọ ở tuổi trƣởng thành đã tăng lên. Hầu
hết mọi ngƣời không còn làm việc cho một chủ nhân suốt đời. Các chính sách
chiến lƣợc và thực tiễn có thể tăng cƣờng giáo dục, củng cố gia đình và cải
thiện chất lƣợng cuộc sống làm việc và chuẩn bị về hƣu trí, đồng thời nâng
cao phúc lợi chung cho dân cƣ. Những thay đổi làm tăng trình độ học vấn, mở
rộng sự tham gia trong nơi làm việc và cộng đồng, và cải thiện y tế, sẽ có lợi
cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc trợ giúp cho ngƣời cao
tuổi. Tình trạng sức khoẻ của ngƣời cao tuổi đã cải thiện đáng kể theo thời
gian, với việc giảm đáng kể cái chết sớm bắt đầu vào thế kỷ 20 và tiếp tục ở
thế kỷ 21. Tuổi thọ tăng cùng với tình trạng thể chất của ngƣời lớn tuổi đƣợc
cải thiện một cách đáng tin cậy. Trong giai đoạn 1980-2000, đã có sự giảm
đáng kể về tỷ lệ khuyết tật chức năng ở ngƣời cao tuổi. Điều này bao gồm khả
năng thực hiện các hoạt động cơ bản nhƣ tắm, mặc quần áo, ăn uống, đi lại
mà không cần trợ giúp và cũng có các hoạt động phức tạp hơn nhƣ mua sắm,
sử dụng điện thoại và nấu ăn (Freedman và cộng sự, 2013). Tỷ lệ ngƣời
khuyết tật tiếp tục giảm trong số những ngƣời trên 85 tuổi. Sức khoẻ thể chất
tốt là nguồn lực quan trọng để ngƣời cao tuổi tham gia vào xã hội, thông qua
công việc đƣợc trả lƣơng hoặc tình nguyện, cả hai đều có những tác động có
lợi cho sức khoẻ (Ajrouch, Antonucci, & Webster, 2014, Bonsang, Adam, &
Perelman, 2012, Carlson và cộng sự, 2009), cũng nhƣ chi phí chăm sóc sức
18


khoẻ ở mức độ cá nhân và xã hội. Bởi vì tỷ lệ mắc của hầu hết các bệnh tăng

theo tuổi, cần chú ý đến việc duy trì sức khoẻ ở ngƣời già. Sức khoẻ tinh thần
ở những ngƣời lớn tuổi ngày nay tƣơng đối tốt so với những ngƣời ở độ tuổi
trung niên và thấp hơn (Blazer & Hybels, 2014).Tăng cƣờng các nỗ lực y tế
làm cho các bệnh viêm phổi, bệnh zona, cúm, và các bệnh khác có thể phòng
ngừa hoặc có thể điều chỉnh giúp cải thiện cũng nhƣ nâng cao sức khỏe cho
ngƣời cao tuổi.Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những ngƣời cao tuổi có
gia đình hạnh phúc, đƣợc chăm sóc bởi ngƣời thân, đặc biệt là vợ( chồng) sẽ
có tuổi thọ cao hơn những ngƣời sống cô đơn hoặc đƣợc chăm sóc bởi cộng
đồng. Đồng thời những ngƣời cao tuổi đƣợc gia đình chăm sóc cũng có đời
sống tinh thần cũng nhƣ thể chất tốt hơn những ngƣời cao tuổi cô đơn.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về trợ giúp tâm lý xã hội cho ngƣời cao tuổi trong nƣớc có
thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
Nghiên cứu của Lê Hà (1990) với tiêu đề “Vài nét về đời sống tâm lý
của ngƣời già” qua khảo sát đời sống của ngƣời cao tuổi ở quận Hai Bà Trƣng
– Hà Nội cho thấy: khoảng 80% ngƣời cao tuổi băn khoăn nhiều về vấn đề
làm sao để dễ hòa nhập với môi trƣờng mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền
kinh tế thị trƣờng gây nhiều khó khăn đối với ngƣời cao tuổi, nhất là những
ngƣời cô đơn. Ngƣời nghỉ hƣu có nguyện vọng đƣợc làm việc, đƣợc tiếp tục
cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình.
Trong hai năm 1991 đến 1992, Viện Xã hội học đã triển khai đề tài
“Ngƣời cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của
ngƣời cao tuổi ở nông thôn và thành thị nƣớc ta từ góc độ xã hội học (lao
động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức
khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã hội sau khi nghỉ hƣu,

19


hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của

ngƣời cao tuổi...).
Bài viết của Phùng Tố Hạnh “Giao tiếp xã hội và gia đình ở ngƣời cao
tuổi” đƣợc rút ra từ kết quả của đề tài trên cho thấy: giao tiếp của ngƣời nghỉ
hƣu chủ yếu tập trung vào các mối liên hệ gia đình và bè bạn – những nhóm
phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ chức xã hội). Việc tham
gia vào các tổ chức xã hội của ngƣời già có xu hƣớng giảm, các hình thức
hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có sự hỗ trợ của
chính quyền địa phƣơng thì ở đó số ngƣời cao tuổi tham gia các tổ chức xã
hội sẽ tăng.
Năm 1993, các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định
lƣợng trên 196 khách thể là ngƣời nghỉ hƣu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên
cứu, ngƣời cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những ngƣời thân,
do đó họ nhận đƣợc sự trợ giúp về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu
cũng cho thấy, ngƣời nghỉ hƣu có nhu cầu đƣợc ngƣời thân chăm sóc khi ốm
đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc
sống của ngƣời nghỉ hƣu
Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc
khảo sát “Ngƣời cao tuổi ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63%
ngƣời nghỉ hƣu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống của ngƣời cao tuổi đã
khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy nhiên do mức lƣơng hƣu và trợ
cấp thấp không đủ sống nên nhiều ngƣời nghỉ hƣu phải đi làm thêm (55,7%).
Gần 1/3 số ngƣời nghỉ hƣu đƣợc hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với ngƣời nghỉ hƣu, nhất là ngƣời cao tuổi hƣu
trí, mất sức, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần đƣợc đặt lên
hàng đầu (80,3%). Phần lớn ngƣời nghỉ hƣu đều mong muốn đóng góp sức
mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội.
20



×