Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.21 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
BỘ MÔN TÂM LÝ – XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lương Văn Úc
Giảng viên Phạm Thanh Nhàn
Lớp : Tâm lý xã hội học lao động (111)_3
HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2011
MỤC LỤC
2
PHẦN I
TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP
I. Phân tích các loại tính cách
1) Nhu mì và cương quyết
a) Cơ sở lý thuyết
i) Tính nhu mì: được hiểu là hiền lành, dịu dàng, mềm mỏng trong quan hệ
đối xử với mọi người.
Trong tư tưởng triết học và đạo đức Hy-lạp, người nhu mì có bốn đặc điểm sau đây:
•Thứ nhất, tính tình trung dung, không quá nóng nảy hay giận dữ nhưng cũng
không quá yếu mềm hay nhu nhược. Người nhu mì là người biết phản ứng một cách phải
lẽ với mọi tình huống của đời sống.
•Thứ hai, người nhu mì là người biết tự chủ, đặt mình dưới kỷ luật và vâng phục
thẩm quyền.
•Thứ ba là tâm tình khiêm nhường, chịu học hỏi hay dạy dỗ. Người có tâm tình nhu
mì là người mong muốn học nơi người khác. Như thế trong trường hợp này tính nhu mì
đi chung với tính khiêm nhường. Chính đức tính khiêm nhường trang bị cho con người
chúng ta tính nhu mì.
3
•Thứ tư, người nhu mì biết phục thiện, khi có ai chỉ khuyết điểm của mình thì vui
vẻ nhận và cảm ơn chứ không thấy khó chịu, nóng mặt và chống chế.


Người nhu mì thực sự không có nghĩa là yếu đuối, nhu nhược như nhiều người
tưởng. Người nhu mì đôi khi có thể bị hiểu lầm là nhu nhược thì nhất định là yếu, người
nhu nhược dễ nổi nóng và dễ giận, dễ hờn, dễ dỗi, hay dùng võ miệng để che dấu sự nhu
nhược của mình. Người nhu mì nội tâm rất hiền hậu, dễ dàng chế ngự cơn giận, âm thầm
làm việc, một loại nước chảy đá mòn.
ii) Tính cương quyết: là theo đuổi mục đích cho tới cùng, dứt khoát không thay
đổi ý định, lập trường cho dù có gặp phải trở lực gì.
Người cương quyết có những đặc điểm sau:
•Thứ nhất, người cương quyết thường quyết định rất nhanh, đã quyết là làm, là
hành động và không quan tâm quá nhiều đến những điều gì khác ngoài điều mà họ cần
phải đạt được.
•Thứ hai, người cương quyết rất khó bị khuất phục, họ không chấp nhận bỏ cuộc
hay sự hèn yếu.
•Thứ ba, người cương quyết là người luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, luôn luôn
tiến lên và chỉ có tiến lên.
Cương quyết không phải là xử lý vấn đề 1 cách nóng tính, cũng không xử lý theo
kiểu thẳng tính, và không có nghĩa là cứ bực bội hoặc gặp chuyện là tranh luận, hoặc
phải tranh cãi, hoặc “sử dụng ngay nắm đấm”. Mà cương phải hiểu là cứng rắn, kiên
quyết, dựa trên lẽ phải.
Người có tính nhu mì và người cương quyết có xu hướng đối lập nhau: Người nhu
mì thường có tính khí trầm, tính cách mềm mỏng, giỏi giao tiếp và khéo léo trong các
mối quan hệ; trong khi người cương quyết có tính khí nóng, quyết đoán trong đưa ra ý
kiến và giải quyết vấn đề.
b) Xác định thang đo đánh giá

4
C: Mạnh – cương quyết
B: Bình thường – pha trộn
A: Nhu mì – nhút nhát
Giải thích:

 Đáp án C: là mẫu người có tính cách mạnh, cương quyết, khá bảo thủ và độc
đoán.
 Đáp án B: là mẫu người có tính cách cân bằng, là người pha trộn giữa hai tính
cách nên rất linh hoạt, có tính cương quyết nhưng không bảo thủ, biết lắng nghe và
thuyết phục mọi người.
 Đáp án A: là mẫu người có tính cách quá mềm yếu, quá nhu mì, nhút nhát, đôi
khi là nhu nhược.
c) Kết quả đánh giá
Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân
lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Kết quả: 8A- 3B- 5C.
Với đáp án này:
 8A ( bao gồm các câu: 1, 2, 3, 4, 8, 10, 12, 15)
 Đặc tính tâm lý:
o Tính khí: tính khí trầm ( mạnh-cân bằng-không linh hoạt) người này thường có
tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường kích động, làm việc thường nguyên tắc
nhưng không quá cứng nhắc trong mọi việc, ít sáng tạo.
o Tính cách: luôn quan tâm đến người khác, sống tình cảm, thích chăm sóc mọi
người, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Không thích gây ảnh hưởng chi
phối đến ai. Không quá để ý hay soi mói nhiều. Sống khá nội tâm và hay suy nghĩ.
o Năng lực: có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng làm những công việc liên quan
đến con người nhiều hơn là công việc tính toán.
 3B ( bao gồm các câu: 11, 13, 14)
 Đặc tính tâm lý:
o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh- cân bằng- linh hoạt) người có tính khí này tác
phong khá tự tin, dễ thích nghi với môi trường biến đổi, lắm mưu mẹo.
o Tính cách: khá linh hoạt và tự tin, không dễ bị chi phối bởi người khác, cầu
toàn, thích sự cạnh tranh nhưng không quá cứng rắn.
5
o Năng lực: bạn có khả năng thương thuyết tốt, thích hợp với những công việc

đòi hỏi tư duy cao, tiếp xúc nhiều. Có tài tổ chức, lãnh đạo.
 5C ( 5, 6, 7, 9, 16)
 Đặc tính tâm lý:
o Tính khí: nóng (mạnh-không cân bằng-linh hoạt), người có tính khí này thường
khá hấp tấp, vội vàng, dễ bực nhưng không để bụng lâu.
o Tính cách: đôi khi khá khuôn mẫu, bảo thủ và hơi áp đặt, không hay để bụng
những chuyện bản thân cho là không cần thiết, khá thẳng thắn tuy nhiên dễ bực mình.
o Năng lực: bạn có khả năng làm được loại công việc đòi hỏi việc đưa ra quyết
định nhanh và quyết đoán. Bạn phù hợp với những công việc mang tính điều khiển.
Kết luận
- Đánh giá về nhân vật được phỏng vấn như sau:
Bạn thiên nhiều về tính nhu mì nhưng không nhút nhát và nhu nhược, bạn biết quan
tâm và tôn trọng người khác nhưng đôi khi cũng dễ bị những người bạn cho là thân thiết
chi phối. Nhiều lúc bạn cũng khá bảo thủ và áp đặt với người khác nhưng bạn biết giới
hạn, biết lắng nghe và biết cách ăn nói, giao tiếp khá tốt. Biết cách tư duy logic. Bạn coi
trọng và có thể hoàn thành tốt nhiều loại công việc cho dù nó khá nhàm chán với bạn.
Bạn có khả năng tổ chức tốt, có năng lực quản lý và bạn có khả năng hòa hợp trong công
việc cùng với nhiều kiểu người.
- Qua phân tích ở trên, một số gợi ý về công việc tương lai cho bạn sinh viên đó
là: các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo, quản lý.
 Bạn sinh viên này phù hợp với nghề Quản trị Nhân lực.
2) Tính thủ tục và hệ thống
a) Cơ sở lí thuyết
i) Tính thủ tục: là tính có thứ tự và được rập khuôn theo một lề thói, khuôn
mẫu nhất định, bắt buộc phải thực hiện.
Người có tính thủ tục là người làm việc theo một nguyên tắc, một khuôn mẫu nhất
định. Trong mọi công việc, mọi tình huống người đó luôn ép bản thân phải giải quyết
đúng tiến trình, đúng thứ tự. Đôi khi những người thuộc tuýp người này hơi thiên về xu
hướng bảo thủ, máy móc và thiếu linh hoạt trong việc xử lí tình huống.
6

ii) Tính hệ thống: là tính có thứ tự và được sắp xếp theo một quy củ có tính
logic chặt chẽ nhất định.
Người làm việc có tính hệ thống là người thực hiện công việc một cách có logic, có
thứ tự.
Tuy nhiên mẫu người này có điểm khác với mẫu người có tính thủ tục ở chỗ cách
thức thực hiện công việc của họ vẫn có thể linh động tùy theo tình huống và có sự logic,
liên kết với nhau.
7
b) Xác định thang đo đánh giá
Giải thích:
 Đáp án A: Đây là mẫu người có tính thủ tục. Người này luôn sống và làm
việc theo khuôn mẫu một cách máy móc rập khuôn. Người này không hề có sự sáng tạo
linh hoạt.
 Đáp án B : Đây là mẫu người trung hòa giữa tính thủ tục và tính hệ thống.
Ở người này có sự cân bằng giữa 2 tính cách trên. Mẫu người này có khả năng tư duy
logic và linh hoạt ứng phó với từng hoàn cảnh nhưng không hoàn toàn là phủ nhận các
khuôn mẫu truyền thống.
 Đáp án C: Đây là mẫu người có tính hệ thống. Người này có khả năng tư
duy logic và rất linh hoạt trong khả năng ứng biến. Tuy nhiên đôi khi người này lại thái
quá trong việc bác bỏ cái khuôn mẫu, thủ tục truyền thống để tìm tòi cái mới.
c) Kết quả đánh giá
Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân
lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Kết quả: 5A - 3B - 8C
 5A (bao gồm các câu: 1, 2, 8, 12, 15)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí trầm (mạnh - không cân bằng - không linh hoạt) phản ứng với
môi trường chậm, cứng nhắc, chậm chạp, khuôn mẫu, đôi khi thâm nho, bị cái “không
linh hoạt” kìm nén và khi gặp một kích thích bất ngờ sẽ gây bùng nổ.
o Tính cách: có tính thủ tục, làm việc một cách rập khuôn máy móc, đôi khi là đi

theo lối mòn có sẵn, không thích sự thay đổi, luôn sống và làm việc một cách có quy củ,
có tinh thần trách nhiệm cao, rất cẩn trọng trong mọi hành động.
8
C  Logic, linh động (nhận thức lí tính)
B  Bình thường
A  Khuôn mẫu máy móc (nhận thức cảm tính)
o Năng lực: Mẫu người này có đầu óc tổ chức tốt, tư duy rõ ràng, mạch lạc, có
khả năng phân tích tốt. Thích hợp với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính logic và tinh
thần trách nhiệm cao.
 3B (bao gồm các câu: 5, 9, 13)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh – cân bằng – linh hoạt) tính khí hoạt, luôn làm
chủ được bản thân, tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, quan hệ rất phong phú, rộng rãi, dễ
thích nghi với môi trường biến đổi, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo, suy nghĩ logic nhưng
linh động chứ không rập khuôn máy móc.
o Tính cách: có sự hòa trộn giữa tính thủ tục và tính hệ thống. Mẫu người này khả
năng chịu được áp lực công việc cao, có tinh thần trách nhiệm. Là người thực tế với suy
nghĩ logic, luôn thích sự mạch lạc, rõ ràng, cụ thể. Trong công việc luôn sắp xếp và lên
kế hoạch trước khi bắt tay vào làm.
o Năng lực: Mẫu người này có đầu óc tư duy logic tốt, có khả năng ứng biến
tương đối linh hoạt. Có lúc thì rập khuôn thủ tục, thích công việc truyền thống nhưng có
lúc lại nảy ra nhiều phương pháp mới, linh hoạt hơn, phù hợp với hoàn cảnh hơn. Người
này thường có tài tổ chức, lãnh đạo.
 8C (bao gồm các câu: 3, 4, 6, 7, 10, 11, 14, 16)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí nóng (mạnh – không cân bằng – linh hoạt) nhiệt huyết nhưng
đôi lúc không làm chủ được bản thân, nóng tính và thất thường, có khi bốc đồng. Tác
phong thường mạnh bạo, vội vàng, sôi động.
o Tính cách: Đây là người có tính hệ thống. Suy nghĩ của người này logic nhưng
đôi khi thái quá và phá vỡ những thủ tục truyền thống, thích sự đổi mới. Mẫu người này

thường thích sự thay đổi, thích áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Tuy nhiên mẫu
người này có khả năng lập luận tốt, có khả năng khiến người khác tuân theo ý mình.
o Năng lực: có khả năng tư duy logic tốt, linh hoạt, khả năng hùng biện tốt. Có
khả năng ứng biến linh động tốt.
Kết luận
- Đánh giá về nhân vật được phỏng vấn như sau:
Bạn sinh viên này thiên về tính hệ thống tuy nhiên người này không hoàn toàn là
thiên về tính hệ thống mà vẫn có khá nhiều tính thủ tục trong đó. Như vậy mẫu người này
tương đối cân bằng, không phải là người thái quá, cực đoan.
9
- Qua phân tích ở trên, một số gợi ý về công việc tương lai cho bạn sinh viên đó
là: các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo, sắp xếp, bố trí
 Bạn sinh viên này phù hợp với chuyên ngành Quản trị Nhân lực.
3) Tính truyền thống và mỹ thuật
a) Cơ sở lý thuyết
i) Tính truyền thống: là tính lối mòn, xưa cũ, cổ điển và không thích đổi mới,
hiện đại.
Người có tính truyền thống là người làm việc theo phong cách lối mòn, theo khuôn
mẫu. Trong mọi công việc, người này không thích phải đổi mới hay cải tiến công việc mà
chỉ chăm chăm làm theo khuôn mẫu đã định sẵn.
ii) Tính mỹ thuật: là tính nghệ thuật, vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài.
Người có tính mỹ thuật là người có óc thẩm mỹ cao, thích sáng tạo ra cái đẹp, biết
nhìn nhận cái đẹp. Trong công việc người này thường phát huy tính sáng tạo và sở trường
về nghệ thuật của mình để làm công việc thêm mới mẻ và hấp dẫn và đạt được sự đánh
giá cao của mọi người.
Người mang tính mỹ thuật khác với người mang tính truyền thống ở chỗ họ vẫn giữ
vững truyền thống trên nền tảng nhưng có tính sáng tạo và sự thăng hoa phá vỡ khuôn
mẫu trên tình cảm.
b) Xác định thang đo đánh giá
10


Giải thích:
 Đáp án A: Đây là mẫu người có tính truyền thống, người này làm việc theo
phong cách lối mòn, cổ điển, không sáng tạo và có những ý tưởng đột phá đổi mới.
 Đáp án B : Đây là mẫu người trung hòa giữa tính truyền thống và tính mỹ
thuật. Có sự cân bằng giữa 2 tính cách trên. Mẫu người này có khả năng làm những công
việc cần ít nhiều sự sáng tạo trong công việc, không quá truyền thống cổ điển nhưng cũng
không có nhiều sự sáng tạo mang tính đột phá.
 Đáp án C: Đây là mẫu người có tính mỹ thuật. Người này có óc thẩm mỹ
cao, khả năng nhìn nhận cái đẹp cái thẩm mỹ và có những suy nghĩ rất sáng tạo. Tuy
nhiên người này lại hơi xa vời thực tế, bay bổng và lãng mạn quá đà.
c) Kết quả đánh giá
Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân
lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Kết quả: 4A- 4B- 8C
 4A (bao gồm các câu: 3, 6, 10, 15)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí trầm (mạnh - không cân bằng - không linh hoạt) phản ứng với
môi trường chậm, cứng nhắc, chậm chạp, khuôn mẫu, đôi khi thâm nho, bị cái “không
linh hoạt” kìm nén và khi gặp một kích thích bất ngờ sẽ gây bùng nổ.
o Tính cách: có tính truyền thống, làm việc theo khuôn mẫu, đôi khi là đi theo lối
mòn có sẵn, không thích sự thay đổi, không thích và cũng không có được nhiều suy nghĩ
sáng tạo trong công việc.
o Năng lực: Người này có vốn từ vựng tốt, tư duy ngôn ngữ tốt, khả năng diễn đạt
tư duy logic và có thể thuyết phục trong cuộc tranh luận.
 4B (bao gồm các câu: 7, 9, 11, 13)
 Đặc tính tâm lí:
11
C  Sáng tạo, hiện đại, nghệ thuật
B  Bình thường

A  Truyền thống, cổ điển, lạc hậu
o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh – cân bằng – linh hoạt) tính khí hoạt, luôn làm
chủ được bản thân, tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, dễ thích nghi với môi trường biến
đổi, có khả năng sáng tạo.
o Tính cách: có sự hòa trộn giữa tính truyền thống và tính mỹ thuật. Người này có
tư duy ngôn ngữ khá tốt đồng thời trong công việc cũng có nhiều sáng kiến mới mẻ, có
thể thích nghi được với nhiều môi trường do khả năng hòa đồng, khá thân thiện.
o Năng lực: Mẫu người này có khả năng ứng biến tương đối linh hoạt. Có lúc thì
rập khuôn, truyền thống nhưng có lúc lại có nhiều ý tưởng mới mẻ. Người này chuộng
cái đẹp và cũng khá quan tâm tới vẻ bề ngoài. Người này thường có tài tổ chức, lãnh đạo.
 8C (bao gồm các câu: 1, 2, 4, 5, 8, 12, 14, 16)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí nóng (mạnh – không cân bằng – linh hoạt) nhiệt huyết nhưng
đôi lúc không làm chủ được bản thân, nóng tính và thất thường, có khi bốc đồng. Tác
phong thường mạnh bạo, vội vàng, sôi động.
o Tính cách: Đây là người có tính mỹ thuật cao. Rất chuộng vẻ bề ngoài, những
người bề ngoài xuề xòa làm họ khá khó chịu. Suy nghĩ người này rất lãng mạn do trí
tưởng tượng phong phú.
o Năng lực: có thiên hướng nghệ thuật, có óc thẩm mỹ và quan sát tốt. Khả năng
trực giác, khả năng tưởng tượng cao, phù hợp với những công việc mang tính ngẫu hứng
và không khuôn mẫu, không hạn chế óc tưởng tượng.
Kết luận:
- Đánh giá về nhân vật trên như sau: Bạn sinh viên này tương đôi cân bằng
trong 2 thái cực truyền thống và mỹ thuật. Bạn này phù hợp với những công việc đòi hỏi
sự giao tiếp, tranh luận với mọi người do lợi thế về ngoại hình cũng như khả năng tranh
luận, diễn giải, hùng biện tốt. Đồng thời công việc đó không quá nhàm chán, máy móc,
khuôn mẫu mà có thể phát huy sự sáng tạo của mình.
- Qua phân tích ở trên, một số gợi ý về công việc tương lai cho bạn sinh viên đó
là: các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, PR, hoặc các công việc liên quan
đến con người trong tổ chức.

Bạn sinh viên này phù hợp với chuyên ngành Quản trị Nhân lực.
4) Khoa học và kỹ thuật
a) Cơ sở lí thuyết
12
i) Tính khoa học: là tính dựa trên những căn cứ xác thực đã được chứng minh
phân tích.
Người có tính khoa học là những người có tư duy logic nên tìm được căn cứ để thấu
hiểu bản chất của vấn đề, quyết định có căn cứ. Trong mọi công việc, mọi tình huống
người đó luôn dựa vào căn cứ để đưa ra quyết định.
ii) Tính kỹ thuật: là tính không dựa trên căn cứ nào cả (vô căn cứ), mọi trình tự
đều không tuân theo một logic nào.
Người có tính kỹ thuật là người luôn trong trạng thái quan điểm cá nhân, thực hiện
công việc trên những kinh nghiệm cá nhân, không có căn cứ. Vì vậy quyết định của họ
đều mang thiên hướng cá nhân và phong cách đời thường.
b) Xác định thang đo đánh giá
Giải thích:
 Đáp án C : Đây là mẫu người có tính khoa học. Những người thuộc nhóm
tính cách này thông minh và có khả năng giải quyết các vấn đề trên căn cứ chính xác. Họ
tư duy logic và luôn tìm được logic cho cách giải quyết các vấn đề.
 Đáp án B : Đây là mẫu người trung hòa giữa tính khoa học và kỹ thuật. Ở
người này có sự cân bằng giữa 2 tính cách trên. Mẫu người này ở đời thường thì họ
không quan tâm đến các căn cứ, họ thường theo quan điểm cá nhân. Nhưng khi họ bắt tay
vào công việc có tính chất phức tạp thì họ có tính bao quát, căn cứ.
 Đáp án A: Đây là mẫu người thuộc tính kỹ thuật. Người này giải quyết vấn
đề không có căn cứ, theo những kinh nghiệm cá nhân.
c) Kết quả đánh giá:
13
C  Có căn cứ khoa học, logic
A  Vô căn cứ, kinh nghiệm cá nhân
B  Bình thường

Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân
lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Kết quả: 4A - 2B - 10C
 4A (bao gồm các câu: 1, 10, 12, 15)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí trầm (mạnh –cân bằng – không linh hoạt). Người này thường
ít bị môi trường kích động do họ có khả năng che giấu được cảm xúc và ít giao tiếp do họ
muốn độc lập trong các cách giải quyết vấn đề.
o Tính cách: Người thuộc nhóm tính cách này thích hành động hơn là suy nghĩ
xem nó có căn cứ hay không. Trước những vấn đề, công việc nào đó họ dựa trên nhiều
những kinh nghiệm mà họ đã trải qua, để giải quyết các vấn đề đó không dựa trên các
tiêu chuẩn, căn cứ xác thực.
o Năng lực: Mẫu người này giỏi giải quyết những vấn đề mang tính bí mật, hay
nhưng công việc mang tính chất độc lập với các phương thức giải quyết công việc thường
đơn giản, dễ áp dụng và đạt được hiệu quả cụ thể.
 2B (bao gồm các câu: 7, 13)
 Đặc tính tâm lí:
o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh – cân bằng – linh hoạt). Người này luôn làm chủ
được bản thân, tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, quan hệ rất phong phú, rộng rãi, dễ thích
nghi với môi trường biến đổi, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo, suy nghĩ logic nhưng linh
động chứ không rập khuôn máy móc.
o Tính cách: Người này có sự kết hợp của tính khoa học và kỹ thuật. Mẫu người
này có khả năng suy nghĩ một cách logic tuy nhiên nếu như những vấn đề mang tính
thường ngày họ đều dựa trên những quan điểm kinh nghiệm cá nhân nhưng khi vào công
việc thì họ có tư duy logic, có căn cứ xác thực.
o Năng lực: Mẫu người này áp dụng các căn cứ rất linh hoạt. Có lúc thì tính khoa
học, có lúc tính kỹ thuật phù hợp những công việc đòi hỏi bao gồm hai tính khí trên như
công việc như tổ chức, lãnh đạo.
 8C (bao gồm các câu: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 11, 14, 16)
 Đặc tính tâm lí:

o Tính khí: tính khí nóng (mạnh - không cân bằng - không linh hoạt) Người này
thường có tác phong thường mạnh bạo, vội vàng, hấp tấp khó làm chủ bản thân. Tác
phong mang tính mạnh bạo, sôi động.
o Tính cách: Những người này thường dựa trên những căn cứ chuẩn xác chính vì
vậy họ luôn phụ thuộc nhiều vào đó, thiếu mất tính sáng tạo. Họ thông minh và có khả
14
năng giải quyết các vấn đề khoa học, tư duy logic sâu rộng, hiểu được căn nguyên của
bản chất vấn đề. Họ có khả năng tìm tòi, nghiên cứu những quy luật trong tự nhiên và
đời sống xã hội. Độc lập sáng tạo, có tư duy phản biện, lật lại vấn đề. Thích trầm tư suy
nghĩ hơn là tham gia các công tác xã hội sôi nổi.
o Năng lực: Mẫu người này có khả năng tư duy logic cao vì vậy họ đưa ra nhưng
quyết định mang tính chuẩn xác cao. Phù những công việc nghiên cứu.
Kết luận
Đánh giá về bạn sinh viên như sau: Bạn này thiên về tính khoa học, tính khoa học
trội hơn rất nhiều so với tính kỹ thuật. Như vậy người này sẽ gần như hội tụ đầy đủ tính
cách, tính khí và năng lực để làm các công việc liên quan đến khoa học xã hội.
 Bạn sinh viên này phù hợp với chuyên ngành Quản trị Nhân lực.
II. Tổng hợp tính cách
Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy bạn sinh viên này có tính cách: nghiêng
nhiều về nhu mỳ nhưng không nhu nhược, có sự cân bằng tương đối với cương quyết; có
tính hệ thống hay nói cách khác cách thức thực hiện công việc khá linh hoạt nhưng vẫn
logic và liên kết với nhau; tính mỹ thuật trong đó vẫn giữ truyền thống làm nền tảng, tuy
nhiên có sự sáng tạo; tính khoa học hay nói cách khác các quyết định đưa ra đều dựa trên
các căn cứ và có tính logic. Vì vậy, bạn sinh viên này tương đối thích hợp với các công
việc tổ chức, bố trí, lãnh đạo liên quan đến con người.
 Kết luận: nghề Quản trị Nhân lực là phù hợp với bạn sinh viên này.
15
PHẦN II
THIẾT KẾ PHÒNG LÀM VIỆC CHO GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP CÓ TRÊN 1500 LAO ĐỘNG

16
I. Căn cứ khoa học về tính hữu ích của việc thiết kế màu sắc phòng làm việc
Các công trình nghiên cứu tâm lý và sinh lý học hiện đại cho rằng con người thu
nhận được một khối lượng các ấn tượng nhiều nhất thông qua thị giác. Theo
AX.Đovơrơkin và RP. Polilâycơ (1966) thì con người tiếp nhận đến 90% thông tin từ bên
ngoài qua thị giác. Do vậy phải tạo ra môi trường xung quanh con người với sự phối màu
hợp lí sẽ tạo ra tâm lí tốt thông qua việc tiếp nhận của thị giác. Trong thực tế sản xuất,
các nhà tâm lí lao động đã sử dụng phối màu nhằm tạo ra kích thích tâm lí để nâng cao
năng suất lao động. Sử dụng màu sắc thích hợp đã gây được hứng thú trong sản xuất,
kích thích khả năng làm việc cao, làm cho tăng năng suất lao động khoảng 20% và có khi
hơn thế.
Màu sắc đã tạo ra kích thích tâm lí của con người cả về 2 phía tích cực và tiêu cực.
Thiết kế màu sắc cho phòng làm việc của giám đốc hợp lý sẽ làm giảm căng thẳng trong
quá trình làm việc, tạo cảm giác thoải mái cho giám đốc trong quá trình xử lý công việc,
đồng thời thể hiện được sắc thái uy nghiêm, bộc lộ được nét uyển chuyển và linh hoạt
trong cách xử lí công việc của giám đốc.
II. Đặc điểm, vai trò của giám đốc - Chức năng phòng làm việc của giám đốc
1) Đặc điểm và vai trò của giám đốc
• Đặc điểm nghề giám đốc
- Giám đốc là người thay mặt chủ sở hữu doanh nghiệp điều hành quản lý
doanh nghiệp.
- Giám đốc chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu mọi hoạt động và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Người giám đốc luôn phải bao quát tình hình sản xuất kinh
doanh của toàn doanh nghiệp, phải nắm được nội dung then chốt và tiến độ hoạt động của
từng bộ phận phòng ban.
- Người giám đốc được hưởng thù lao tương xứng với kết quả kinh doanh.
• Vai trò của giám đốc
- Theo quan điểm tương tác nhân sự:
+ Vai trò đại diện
+ Vai trò lãnh đạo

+ Vai trò liên kết
- Theo quan điểm truyền thông:
+ Trung tâm thu thập, phân tích và xử lý thông tin
+ Phổ biến, truyền đạt, giải thích các chủ trương kế hoạch
+ Là người phát ngôn chính của tổ chức
- Theo quan điểm của việc ra quyết định:
+ Là người khởi xướng, thiết kế những thay đổi của tổ chức
17
+ Là người điều khiển và điều chỉnh các hoạt động
+ Là người ra quyết định về các giao dịch.
2) Chức năng và yêu cầu của phòng làm việc của giám đốc
• Phòng làm việc của giám đốc là nơi làm việc của giám đốc, nơi giám đốc đọc
báo cáo, lập kế hoạch chiến lược, đưa ra các quyết định, kí kết các văn bản, giấy tờ, hợp
đồng… đồng thời là nơi giám đốc suy nghĩ, đưa ra những ý tưởng mới, tạo ra những giá
trị mới cho doanh nghiệp.
 Yêu cầu:
- Phòng làm việc phải được thiết kế và bố trí nội thất đáp ứng đầy đủ công
năng cho hoạt động đầu não của một công ty. Vì vậy cần có đầy đủ ttrang thiết bị cần
thiết như bộ bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, máy tính… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
giám đốc làm việc.
- Phòng làm việc phải gọn gàng, thông thoáng, không gian màu sắc hài hòa,
khơi gợi và kích thích khả năng sáng tạo.
- Vị trí của phòng, không gian, màu sắc, bố trí nội thất phải đảm bảo được sự
tập trung cao độ cho giám đốc trong quá trình làm việc.
- Công việc của giám đốc đòi hỏi tính quyết đoán, táo bạo, chắc chắn, đồng
thời thường xuyên chịu một sức ép lớn từ cả cấp trên và cấp dưới. Do đó, phòng làm việc
phải là nơi mà giám đốc có thể làm việc hiệu quả, giảm bớt căng thẳng nhưng vấn kích
thích hoạt động trí óc.
• Phòng làm việc của giám đốc là nơi tiếp cán bộ công nhân viên trong công ty,
trao đổi thông tin cũng như quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của giám đốc trong một số

trường hợp cụ thể.
 Yêu cầu:
- Phòng làm việc phải có thêm một hoặc hai ghế ngồi để giám đốc tiếp khách,
trường hợp cần tiếp nhiều người thì phải có thêm bộ bàn ghế nhỏ hoặc có phòng tiếp
khách ngay cạnh phòng giám đốc.
- Cách bố trí, trang hoàng phòng phải thể hiện được phong cách, quan điểm
của người lãnh đạo trước nhân viên của mình.
- Phòng làm việc phải tạo ra được không gian uy nghiêm, để không khí trong
quá trình làm việc thật nghiêm túc nhưng cũng không quá căng thẳng.
• Phòng làm việc của giám đốc là nơi tiếp khách, gặp gỡ các đối tác của công ty.
 Yêu cầu:
- Phòng làm việc phải thể hiện được bộ mặt của tổ chức, thể hiện cho đối tác
thấy được một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tầm nhìn xa và có tham vọng phát
triển mạnh mẽ.
18
- Không gian làm việc có chiều sâu cho thấy uy tín và quyền uy của giám đốc
cũng như của doanh nghiệp.
• Phòng làm việc của giám đốc là nơi bộc lộ uy quyền, uy lực của người lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp, nơi phát ra những mệnh lệnh đưa doanh nghiệp ngày càng
phát triển.
 Yêu cầu:
- Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc của các trang bị nội thất phải hiện đại, chắc
chắn và có điểm nhấn nhằm làm nổi bật cái uy lực của giám đốc.
- Không gian rộng, thoáng, sáng thể hiện được tầm nhìn xa và bao quát của
nhà lãnh đạo.
- Căn phòng phải thể hiện được cái thần khí của người giám đốc.
III. Thiết kế mặt cắt
Doanh nghiệp có số lao động trên 1500 người thường có trụ sở chính nằm tại các vị
trí thuận lợi trong trung tâm thành phố, trong các tòa nhà lớn với thiết kế hiện đại và sáng
tạo.

Phòng làm việc của giám đốc có diện tích 20 m2. Phòng giám đốc sẽ nằm xa cầu
thang lên xuống, tránh các vị trí gần hành lang, gần nơi nhân viên qua lại… nhằm hạn
chế đến mức tối thiểu âm thanh ở bên ngoài tác động vào. Bên cạnh phòng giám đốc là
phòng thư ký và phòng họp. Tất cả phòng làm việc của giám đốc, phòng thư ký và phòng
họp, phòng chờ khách,… được thiết kế trên một tầng riêng biệt là tầng cao nhất của toà
nhà nơi đặt trụ sở của công ty.
Sau đây là minh họa mặt bằng phòng giám đốc, phòng thư kí, phòng họp và khu
vực khách chờ:
19
20
IV. Trang bị cho phòng làm việc của giám đốc
1) Bàn làm việc
• Hình dáng, kích thước
- Kích thước: dài 2m, rộng 0,8m và cao 0,8m. Bàn lớn thể hiện uy quyền,
nhưng kích thước vừa phải để tránh tạo khó khăn trong việc lấy các đồ vật ở xa.
- Hình dáng: Bàn được thiết kế hình chữ L, mặt trước được che kín. Bàn được
trang trí với họa tiết là các đường nét thẳng nổi thể hiện sự mạch mẽ nhưng có vẻ uy
nghiêm, sang trọng.
• Chất liệu: Bàn được làm bằng gỗ tự nhiên, tạo cảm giác chắc chắn, có sức nặng,
sự ổn định. Bề mặt gỗ sáng loáng, bóng mượt tạo hiểu quả cao về mặt tinh thần, giúp duy
trì năng lượng và giảm căng thẳng.
• Màu sắc: Màu vàng đậm của gỗ tự nhiên tạo cảm giác vừa ấm áp, vừa trang
trọng. Sử dụng màu trầm, tạo điểm nhấn thể hiện uy quyền của giám đốc.
• Vị trí đặt bàn làm việc: Đặt ở trung tâm nhiệm sở, nhưng không kê ở giữa phòng.
- Bàn làm việc không kê thẳng với cửa ra vào để tránh những tạp âm bên ngoài
quấy nhiễu và người ngoài nhòm ngó. Đồng thời ngăn “sát khí” không có lợi cho người
ngồi điều hành.
- Kỵ bày đặt bàn viết đối diện với cửa hoặc khi ngồi làm việc quay lưng ra
cửa. Phong thuỷ cho rằng, cửa là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát
khí. Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên,

người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai
lầm khi ra quyết định.
- Sau lưng người giám đốc cần có “chỗ dựa” vững chắc như bức tường.
Khoảng cách giữa lưng người ngồi với tường không được quá lớn. Điều đó giúp làm tăng
thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải. Ngồi quay
lưng ra cửa thì sau lưng không có “chỗ dựa”, thường xuyên thấy cột sống bị ớn lạnh vì bị
động với các tình huống bất ngờ và luôn ở trong tâm trạng bất an.
- Không gian phía trước bàn làm việc của giám đốc để trống nhằm giảm khả
năng mất tập trung trong khi làm việc, tạo ra không gian rộng và thoáng.
21
Ghế giám đốc
Ghế giám đốc ngoài việc quan trọng là tạo ra sự thoải mái, thuận tiện cho công việc
của giám đốc mà còn thể hiện phong thái, uy quyền của người ngồi lên nó.
Vì vậy ghế giám đốc phải to và phải ấn tượng. Do đó, ghế giám đốc chúng tôi chọn
ở đây là ghế da cao cấp với kiểu dáng hiện đại, sang trọng, tiện nghi, màu đen của da kết
hợp với màu nâu bóng của tay cầm rất oai vệ và quyền uy.
22
2) Kệ tủ
Hai kệ tủ đặt sát tường, ở 2 bên phía sau bàn làm việc của giám đốc. Chất liệu gỗ
màu nâu, sang trọng. Hai chiếc tủ gỗ đặt 2 bên sau bàn làm việc giám đốc như là hai hộ
vệ, là chỗ dựa vững chắc cho giám đốc. Tủ không chiếm quá nhiều không gian phòng
nhưng vẫn là điểm nhấn của phòng.
• Một tủ sách vừa là nơi lưu trữ tài liệu nhưng cũng là thành phần tạo nên không
gian uy nghiêm và sang trọng cho căn phòng làm việc.
• Một tủ bày những đồ trang trí như các loại bằng khen, huy chương, đồ lưu
niệm… vừa thể hiện thành tích của công ty, vừa để trang trí cho căn phòng.
23
Tủ sách Tủ trang trí

24

3) Hệ thống ánh sáng
Sử dụng giàn đèn, mỗi đèn có cường độ nhẹ ko lóa mắt, ánh sáng là ánh sáng trắng
phù hợp với sàn và trần làm tăng độ phản chiếu trong phòng, giúp dàn đều lượng ánh
sáng giảm chói. Ánh sáng cần kết hợp hài hòa giữa nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng
nhân tạo. Các cấp độ sáng đã được lưu ý khi thiết kế ánh sáng cho phòng giám đốc: ánh
sáng tổng thể và ánh sáng cho từng khu vực.
Đối với ánh sáng tổng thể, có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ, cửa chính
và toàn bộ khoảng trống trong thiết kế đón ánh sáng vào phòng. Để chủ động trong việc
điều tiết ánh sáng hợp lý, nên sử dụng một chiếc rèm cửa có dây kéo tạo sự thuận tiện khi
sử dụng. Bên cạnh việc lấy sáng tổng thể từ ánh sáng tự nhiên văn phòng cần bố trí thêm
nguồn sáng từ đèn trần, ánh sáng nhẹ dịu lan toả từ bóng đèn trần sẽ giảm bớt cảm giác
chói mắt khi làm việc.
Bên cạnh ánh sáng tổng thể, phòng giám đốc cũng cần đến ánh sáng tập trung cho
từng khu vực. Đèn bàn là một phương tiện chiếu sáng không thể thiếu trong bàn làm việc,
nên lựa chọn bóng đèn huỳnh quang bởi nó toả ra ít hơi nóng tránh được cảm giác khó
chịu cho người làm việc. Thử đèn với nhiều cấp độ ánh sáng khác nhau sẽ biết được ánh
sáng thế nào thì phù hợp với mắt người sử dụng nhất. Điều quan trọng là khi làm việc
chủ yếu bằng đèn bàn thì nên kết hợp làm sáng cả không gian sau bức tường bởi như vậy
mắt người sử dụng sẽ không bị nhức do cường độ ánh sáng khác nhau đột ngột.
25

×