Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ON TAP RTE CK1 HCM2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.99 KB, 8 trang )

CÂU HỎI
1. Đường nào ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và hiệu quả hấp thu thuốc:
a. Đường hô hấp.
d. Đường miệng
b. Đường da.
e. Đường miệng và đường hô hấp
c. Đường qua hậu môn.
2. Độ PH dạ dày trẻ thấp làm kéo dài sự hấp thu thuốc nào sau đây:
a. Thuốc có tính acid mạnh.
d. Diazepam,Theophylline.
b. Thuốc có tính kiềm mạnh.
e. Tất cả đều đúng
c. Thuốc có tính acid yếu như PNC
3. Sự khác biệt giữa hệ hô hấp của trẻ em so với người lớn:
a. Tốc độ hô hấp và chuyển hoá cơ bản thấp.
b. Đg hô hấp của trẻ dễ bị tắc, khả năng bù trừ và khả năng dự trữ kém hơn.
c. Lồng ngực nhỏ, xương ức mềm, xương sườn ít nằm ngang hơn.
d. Cơ chủ yếu cho sự hô hấp ở trẻ là cơ hoành và các cơ liên sườn.
e. Có sự khác biệt không đáng kể.
4. Đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ tim mạch ở trẻ em :
a. Thể tích máu tăng dần từ sơ sinh đến một tuổi.
b. Trẻ càng lớn nhịp tim càng tăng dần
c. Huyết áp đạt mức người lớn khi trẻ thay răng xong.
d. Các thuốc bài tiết qua thận có thời gian bán hủy ngắn hơn.
e. Tuần hoàn ng biên ít phát triển nên sự hấp thu qua đg tiêm bắp kém hơn.
5. Ở trẻ em các thuốc tiêm tĩnh mạch cho hiệu quả lên não nhanh hơn người lớn :
a. Đúng.
b. Sai.
6. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện:
a. Tác dụng phụ là làm tăng nhịp tim.
b. Vừa giảm đau vừa kháng viêm.


c. Giảm đau mạnh nhưng thường gây ức chế hô hấp.
d. Codein mạnh hơn và ít gây nghiện hơn morphine.
e. Tất cả đều đúng.
7. Loại kìm khuẩn dùng nhiều trong hầu hết trường hợp, diệt khuẩn không nên
dùng ở trẻ vì gây tổn thương hệ miễn dịch :
a. Đúng
b. Sai
8. Cephalosporin là kháng sinh :
a. Ức chế tổng hợp vách tế bào.
d. Thay đổi tính thấm màng tế bào.
b. Ức chế tổng hợp protein vi khuẩn. e. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
c. Kháng chuyển hoá.
9. Amoxicillin:
a. Có phổ kháng khuẩn hẹp hơn PenicillinG vàV.
b. Tác dụng nhiều trên vi khuẩn gr(+).
c. 200 – 300 mg/kg/ngày, tối đa là 12g/ngày.
d. 100 – 400 mg/kg/ngày, tối đa là 12g/ngày.
e. Hấp thu tốt hơn và ít gây tiêu chảy hơn ampicillin.
10. Theo Clark’s:
a. Liều trẻ em = (Trọng lượng trẻ(kg) x liều người lớn)/100kg.
b. Liều trẻ em = (Trọng lượng trẻ(kg) x liều người lớn)/75kg.
c. Liều trẻ em = (Tuổi trẻ x liều người lớn)/(Tuổi trẻ + 12).
d. Liều trẻ em = (Tuổi trẻ x liều người lớn)/(Tuổi trẻ + 17).
e. Liều trẻ em = (Trọng lượng x liều trẻ em)/75kg.
11. Tỷ lệ mỡ ở cơ thể trẻ cao khi dùng thuốc nào sau đây cần tăng liều điều trị:
a. Diazepam và Babiturate.
d. Ampicilline.


b. Theophyline.

e. Sulfonamide.
c. Amoxylline.
12. Để tránh độc tính ở trẻ, nồng độ thuốc co mạch epinephrine không quá
1 :100000 :
a. Đúng
b. Sai
13. Điều nào KHÔNG đúng đối với thuốc Epinephrine:
a. Là thuốc quan trọng nhất trong hộp thuốc cấp cứu
b. Liều lượng: 0,01mg/kg đường tiêm bắp
c. Liều duy nhất ở trẻ em không quá 0,5mg
d. Là thuốc điều trị phản ứng phản vệ
e. Tác dung phụ: co cơ trơn khí quản, loạn nhịp tim, đau đầu
14. Loại thuốc có thể làm chậm nhịp tim do phản xạ là:
a. Atropine
d. Methoxamine
b. Sodium bicarbonate
e. Epinephrine
c. Calcium chloride
15. Suy tâm thu, hạ huyết áp, phân ly điện-cơ dùng:
a. Dextrose
d. Atropine
b. Sodium bicarbonate
e. Lidocaine
c. Calcium chloride
16. Xử trí cấp cứu nội khoa được xắp xếp theo trình tự ưu tiên:
a. Thuốc, thông khí, hô hấp, tuần hoàn
b. Tuần hoàn, hô hấp, thông khí, thuốc
c. Hô hấp, thông khí, thuốc, tuần hoàn
d. Thông khí, hô hấp,tuần hoàn, thuốc
e. Thông khí, tuần hoàn, hô hấp, thuốc

17. Thông khí trong xử trí cấp cứu nội khoa:
a. Quan trọng trong xử trí cấp cứu sau tuần hoàn.
b. Nguyên nhân giảm thông khí hàng đầu là đờm giải.
c. Răng hoặc gòn không thể gây tắc nghẽn thông khí.
d. Nghiệm pháp Heimlick có thể áp dụng cho mọi nạn nhân tắc nghẽn thông
khí.
e. Nguyên nhân hay gặp nhất của tắc nghẽn đường hô hấp là do tụt lưỡi.
18. Xử trí khi bệnh nhân lên cơn hen trên ghế nha khoa :
a. Cho bệnh nhân nằm ngửa và thở oxy
b. Không nên dùng ống bơm khí dung
c. Chích dưới da Norepinephrine 0,01mg/kg dung dịch 1/1000
d. Chích dưới da Epinephrine 0,01mg/kg dung dịch 1/1000
e. Sau 2 liều Norepinephrine mà cơn không giảm thì chuyển bệnh nhân đến
BV
19. Điều nào là KHÔNG đúng khi xử trí trẻ em trong giai đoạn tiền ngất :
a. Nhận ra sớm các biểu hiện: da lạnh, tái xanh, vã mồ hôi, nhịp thở nhanh,
choáng váng.
b. Cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, chân cao
c. Có thể cho bệnh nhân ngửi amoniac.
d. Cho thở oxy kết hợp hỗ trợ bằng thuốc.
e. Cho thở ô xy.
20. Xử trí cấp cứu trẻ em trong giai đoạn ngất:
a. Cho bệnh nhân nằm ngửa, gối đầu cao, chân cao.
b. Nếu quá 10 phút mà ý thức không phục hồi thì cần hỗ trợ bằng thuốc.
c. Không nên cho thở oxy, khuyến khích bệnh nhân hít thở sâu.
d. Nhịp tim và huyết áp phục hồi khá nhanh so với ý thức nên cần theo dõi
các dấu hiệu sinh tồn.
e. Cho thở oxy và duy trì thông khí
21. Xử trí bệnh nhân động kinh tại phòng nha KHÔNG bao gồm:



a. Giữ bệnh nhân một cách nhẹ nhàng.
b. Bảo đảm thông khí.
c. Cho uống Diazepam khi cơn động kinh mới bắt đầu.
d. Cơn động kinh liên tiếp cho chích diazepam và chuyển lên tuyến trên.
e. Giữ bệnh nhân ngồi yên trên ghế để phòng ngừa thương tích.
22. Hội chứng thở sâu:
a. Xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
b. Xảy ra chủ yếu ở những phụ nữ trẻ hay lo sợ.
c. Nhịp thở có thể tăng 40lần/phút.
d. Trấn an bệnh nhân, bảo bệnh nhân thở nhanh sẽ ngăn chặn được quá trình
này.
e. Nên cho thở oxy.
23. Xử trí bệnh nhân bị hạ đường huyết trong phòng nha khoa bao gồm:
a. Cho bệnh nhân uống glucose khi bệnh nhân mất ý thức.
b. Chích tĩnh mạch glucagon.
c. Truyền tĩnh mạch dextrose 5% cho những bệnh nhân lơ mơ.
d. Tốt nhất là cho uống glucagon.
e. Cho dextrose 50% qua đường tĩnh mạch .
24. Sự khác biệt mô nha chu ở trẻ em và người lớn:
a. Nướu đỏ hơn, mềm hơn và có lấm tấm da cam như người trưởng thành
b. Rãnh nướu có thể đến 5mm
c. Màng nha chu rộng, ít sợi và nhiều mạch máu hơn
d. Xương ổ răng ít thớ xương, tủy xương hẹp
e. Mạch máu nuôi dưỡng và mạch lympho ít hơn
25. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nha chu ở trẻ em:
a. Viêm nướu ở trẻ em sẽ dẫn đến tổn thương của mô nha chu không hoàn
nguyên
b. Ở trẻ em không có viêm nướu và cao răng
c. Viêm nướu phổ biến ở trẻ em và thiếu niên, nhưng viêm nha chu ở người

trẻ thấp hơn người trưởng thành
d. a, b, c đúng
e. b, c đúng
26. Viêm nướu miệng do nhiễm herpes nguyên phát:
a. Là tình trạng nhiễm trùng mạn tính do virus
b. Nhiễm trùng nguyên phát thường ở trẻ 5-7 tuổi
c. Thường gây biến chứng viêm não
d. Chẩn đoán vào tiền sử, triệu chứng lâm sàng và độ tuổi
e. Nên cho kháng sinh điều trị ngay từ đầu chống bội nhiễm
27.Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính:
a. Virus được xem là nguyên nhân chính
b. Có đặc điểm đau dữ dội vào ngày đầu, sau đó giảm dần
c. Gai nướu không còn nhọn, vết loét có dạng lõm hình chén
d. Bệnh nhân không có suy giảm hoạt động thức bào và hóa ứng động của
BCĐN


e. Chỉ cần điều trị tại chỗ là đủ
28. Nướu quá phát do thuốc Cyclosporin:
a. Tỷ lệ khoảng 30%
b. Trẻ em ít nhạy cảm hơn so với người lớn
c. Do tác dụng kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và sợi collagen đồng thời
ức chế men gây thoái hóa collagen
d. a và c đúng
e. a, b, c đúng
29. Biến chứng nha chu do chỉnh nha:
a. Viêm nướu do khí cụ cản trở vệ sinh răng miệng
b. Tăng sản nướu giữa nhóm răng trước do các mô này bị cuộn lại
c. Mất bám dính và mất xương nhiều hơn so với người không điều trị
d. Nguy cơ tụt nướu và chấn thương răng

e. Tất cả đúng
30. Viêm nha chu thanh thiếu niên dạng toàn thể:
a. Gây mất xương trầm trọng theo cả 2 chiều dọc và ngang
b. Chỉ gây mất bám dính ở R cối thứ nhất
c. Mât xương ngay cả khi vệ sinh răng miệng tốt
d. Ít tái phát
e. a và c đúng
31. Điều nào là KHÔNG ĐÚNG trong viêm nướu do mọc răng:
a. Quá trình mọc răng đầu tiên dễ gây phản ứng viêm
b. Hiện tượng viêm tiếp tục hoặc xấu hơn khi có mảng bám tích tụ
c. Viêm nướu vẫn tiếp tục dù răng đã mọc ở vị trí cắn khớp bình thường
d. Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết
e. Không nên có những điều trị toàn thân
32. Viêm nướu tuổi dậy thì:
a. Phì đại gai nướu vùng kẽ răng
b. Kích thích tố và kích thích tại chỗ kết hợp làm cho tình trạng viêm nướu
trầm trọng hơn
c. Không thể điều trị cho đến khi lượng kích thích tố cân bằng trở lại
d. Chủ yếu do vi khuẩn hình que, xoắn khuẩn, P. intermedia, E.corrodens
e. c sai
33. Mô nha chu của thiếu niên tương tự mô nha chu ở người trưởng thành:
a. Đúng
b. Sai
34. Khoảng rộng nướu sừng hóa là điểm mốc duy nhất để đánh giá tình trạng tụt
nướu ở trẻ em:
a. Đúng
b. Sai
35. Nha chu viêm thanh thiếu niên (JP) chỉ xảy ra ở những người có tình trạng vê
sinh răng miệng kém:
a. Đúng

b. Sai
36. Đặc điểm của nướu quá phát do dùng thuốc:
a. Phenytoin gây nướu quá phát xảy ra trên 80% bệnh nhân dùng thuốc
b. Nướu quá phát xảy ra ngay sau khi dùng thuốc


c. Nướu quá phát thường biểu hiện gai nướu có dạng cục nhỏ rồi lớn dần,
xâm lấn đến vùng môi
d. Có thể thay đổi phát đồ điều trị chống động kinh bằng các thuốc không
ảnh hưởng nướu
e. c và d đúng
37. Mục đích của chất trám bít hố rãnh:
a. Phòng ngừa sâu răng mặt nhai
b. Phòng ngừa sâu răng mặt tiếp cận
c. Phòng ngừa sâu răng mặt ngoài và trong
d. Phòng ngừa sâu răng hố rãnh
e. Tất cả đúng
38. Mức độ lưu giữ của chất trám bít hố rãnh tùy thuộc vào:
a. Loại vật liệu
b. Các bước thực hiện
c. Tuổi của trẻ em
d. Chỉ định thực hiện
e. Tất cả đúng
39. Thao tác trám bít hố rãnh:
a. Dùng cây điêu khắc hoặc thám trâm đặt GIC vào hố và rãnh
b. Khuấy mạnh chất trám để tăng bám dính
c. Đặt GIC vào hố rãnh phủ 1 phần múi răng để tăng bám dính
d. Bề mặt trám cần giữ ẩm
e. Không cần kiểm tra khớp cắn
40. Tỷ lệ trộn GIC để trám bít hố rãnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất là:

a. Một thìa bột, một giọt dung dịch
b. Một thìa bột, hai giọt dung dịch
c. Một thìa bột, ba giọt dung dịch
d. Hai thìa bột, một giọt dung dịch
e. Ba thìa bột, một giọt dung dịch
41. Trình tự sâu răng ở hệ răng sữa giảm dần theo thứ tự:
a. Răng cối trên, răng cối dưới, răng cửa trên, răng cửa dưới
b. Răng cối dưới, răng cửa trên, răng cửa dưới, răng cối trên
c. Răng cối dưới, răng cối trên, răng cửa trên, răng cửa dưới
d. Răng cửa trên, răng cửa dưới, răng cối trên, răng cối dưới
e. Răng cửa dưới, răng cửa trên, răng cối trên, răng cối dưới
42. Sự phân bố sâu răng ở hệ răng sữa:
a. Răng cối sữa I trên và dưới hay bị sâu mặt nhai hơn răng cối sữa II
b. Trong thời kỳ răng sữa, mặt nhai dễ bị sâu răng tấn công nhất
c. Sang thương mặt bên phát triển hơi về phía nướu và ở giai đoạn sớm
d. b và c đúng
e. a, b, c đúng
43. Sâu răng ở mặt tiếp cận phát triển nhanh hơn sâu răng ở mặt nhai và tỷ lệ lộ tủy
cũng cao hơn:
a. Đúng
B. Sai


44. Sang thương sâu răng trên phim tia X luôn luôn lớn hơn sang thương thật:
a. Đúng
b. Sai
45. Đối với trẻ em, khi khám răng nên chụp phim tia X thường xuyên để phát hiện
sâu mới chớm ở mặt bên.
a. Đúng
b. Sai

46. Sang thương mãn tính trên phim tia X ở răng sữa thường xảy ra dưới dạng thấu
quang vùng chẻ thay vì ở vùng chóp:
a. Đúng
b. Sai
47. Nguyên nhân của sâu răng lan nhanh:
a. Mức độ nhạy cảm cao với sâu răng
b. Vệ sinh răng miệng quá kém
c. Dùng quá nhiều đường sucrose
d. Rối loạn cảm xúc
e. Tất cả đúng
48. Đặc điểm lâm sàng của sâu răng do bú bình:
a. Là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh
b. Các răng cửa hàm dưới bị tổn thương nặng nhất, sau đó đến các răng cối
sữa I trên và dưới, nanh dưới
c. Răng cửa trên không bị ảnh hưởng
d. a, b, c đúng
e. a, b đúng
49. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em:
a. Cấu tạo răng sữa có men và ngà mềm và mỏng hơn răng vĩnh viễn
b. Răng sữa bị sâu sẽ bị phá hủy nhanh hơn và dễ ảnh hưởng đến tủy răng
c. Trẻ thường không đau ngay cả khi có nhiễm trùng chóp hoặc áp xe cấp
d. a, b đúng
e. a, c đúng
50. Tình trạng sún răng ở trẻ em:
a. Là một dạng sâu răng xảy ra ở trẻ từ 1-3 tuổi
b. Có thể do rối loạn dinh dưỡng nhất là thiếu vitamin C
c. Thường xuất hiện ở mặt ngoài răng cửa dưới
d. Thường gây đau nhức và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
e. Tất cả đúng
Câu 51: Răng cối sữa thứ nhất trên và dưới thường bị sâu mặt nhai hơn răng cối

sữa thứ hai vì răng thứ nhất mọc sớm hơn.
A. Đúng
B. Sai
Câu 52: Trong thời kỳ răng sữa, vị trí của răng dễ bị sâu răng tấn công nhất:
A. Mặt bên gần
B. Mặt bên xa
D. Mặt ngoài
C. Mặt trong
E. Mặt nhai
Câu 53: Ở giai đoạn răng hỗn hợp, tỷ lệ sâu răng tăng lên ở vị trí:


A. Mặt bên gần
B. Mặt bên xa
D. Mặt ngoài
C. Mặt trong
E. Mặt nhai
Câu 54: Ở thời kỳ răng vĩnh viễn, tính nhạy cảm với sâu răng theo thứ tự từ cao
đến thấp:
A. Răng cối thứ nhất, răng cối thứ hai, răng cối nhỏ, răng nanh và răng cửa
dưới, các răng trước trên
B. Răng cối thứ nhất, răng cối nhỏ, răng cối thứ hai, các răng trước trên,
răng nanh và răng cửa dưới
C. Răng cối thứ nhất, răng cối thứ hai, răng cối nhỏ, các răng trước trên,
răng nanh và răng cửa dưới
D. Răng cối thứ hai, răng cối thứ nhất, răng cối nhỏ, răng nanh và răng cửa
dưới, các răng trước trên
E. Răng cối thứ hai, răng cối thứ nhất, răng cối nhỏ, các răng trước trên, răng
nanh và răng cửa dưới
Câu 55: Sang thương hoại tử tủy mãn tính trên tia X thường xảy ra dưới dạng:

A. Vôi hóa ống tủy
B. Nội tiêu
C. Ngoại tiêu
D. Thấu quang vùng chẽ
E. Thấu quang quanh chóp
Câu 56: Trong giai đoạn hình thành hoặc vôi hóa răng vĩnh viễn, nếu răng sữa
tương ứng bị nhiễm trùng nặng nề thì thường gây ảnh hưởng cho răng vĩnh viễn
dưới dạng:
A. Cứng khớp răng vĩnh viễn
B. Khiếm khuyết men
C. Nang thân răng
D. Nang chân răng
E. Dị dạng răng vĩnh viễn
Câu 57: Đối với răng sữa, tốc độ tiến triển sâu răng từ men vào ngà trong thời gian:
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 12 tháng
D. 18tháng
E. 24 tháng
Câu 58: Đối với răng vĩnh viễn, tốc độ tiến triển sâu răng từ men vào ngà trong
thời gian:


A. 6 tháng
B. 1 năm
C. 2-3 năm
D. 4 năm
E. 5-6 năm
Câu 59: Đặc điểm nào KHÔNG CÓ trong sâu răng lan nhanh ở trẻ em:
A. Xuất hiện đột ngột, lan rộng

B. Sâu răng xảy ra trên toàn bộ răng nhưng mức độ sâu nhẹ, tủy răng thường
ít ảnh hưởng
C. Có trên 10 sang thương mới/năm
D. Có liên quan đến rối loạn cảm xúc
E. Gặp nhiều nhất ở tuổi thiếu niên
Câu 60: Đặc điểm của sâu răng do bú bình:
A. Là tình trạng sâu răng do nuôi dưỡng
B. Các răng sữa hàm trên bị tổn thương nặng nhất, sau đó đến các răng nanh
dưới, răng cối sữa 1 trên và dưới
C. Răng cửa dưới thường cũng bị ảnh hưởng
D. a, b đúng?
E. a, b, c đúng
Câu 61: Những răng bị ảnh hưởng trong dạng sâu răng do bú thường xuyên:
A. Răng cối sữa thứ hai trên
B. Răng cối sữa thứ hai dưới
C. Răng cửa giữa trên
D. Răng nanh
E. Tất cả đều đúng
Câu 62 Biện pháp nào sau đây KHÔNG thích hợp trong dự phòng sâu răng do xạ
trị:
A. Đặt fluor tại nhà 2 lần mỗi ngày
B. Tăng cường vệ sinh răng miệng sau khi xạ trị
C. Dùng nước bọt nhân tạo
D. Chải răng hoặc súc miệng với gel hoặc dung dịch Chlorhexidin gluconate
E. Trám sang thương sâu răng bằng GIC, composite, mão thép không rỉ làm
sẵn




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×