Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 199 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––  –––––––––––––––

NGUYỄN V VÕ MINH ĐỨCĂN TUẤN

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––  –––––––––––––––

V

VÕ MINH ĐỨCĂN TUẤN

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Ngô Hướng
a học: PGS., TS. HÀ QUANG ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Võ Minh Đức
Sinh ngày: 15/10/1977
Nơi sinh: Quảng Trị
Hiện đang công tác tại: Trường đại học Ngân hàng TP. HCM;
Nghiên cứu sinh khóa 16 – (2011–2015) của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM;
Cam đoan đề tài: “Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc
với tinh thần nghiêm túc của tôi;
Số liệu trong chuyên đề luận án có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy;
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ

VÕ MINH ĐỨC


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án, tôi đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận

tình của PGS,TS. Ngô Hướng; Qúy thầy cô giáo, các nhà khoa học; các anh chị phòng Đào Tạo Sau
Đại học thuộc Trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề luận án tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là phòng Kế Hoạch Tổng Hợp trong việc cung
cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
Quá trình học tập, nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn giải quyết một
cách triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song do năng lực và kiến thức còn hạn
chế, mặt khác hiệu quả tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mảng đề tài khá phức tạp và
sâu rộng nên kết quả nghiên cứu của chuyên đề luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà chuyên môn để
đề tài nghiên cứu của tôi thêm được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và tập thể các anh chị đồng nghiệp tại
Trường, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cùng gia đình đã giúp đỡ chia sẽ cùng tôi
những khó khăn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề luận án tốt nghiệp của mình!
TP. HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ

VÕ MINH ĐỨC


i

Agribank

Vietnam bank for Agriculture and Rural Development – Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ATM


Automated teller Machine – Máy rút tiền tự động

BIDV

Stock Commercial Bank for Investment and Development – Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển

CBTD

Cán bộ tín dụng

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CD CCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CIC

Credit information center – Trung tâm thông tin tín dụng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa


CSTD

Chính sách tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DPRR

Dự phòng rủi ro

FDI

Foreign Direct Investment - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED

Federal Reserve System (FED) - Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Gross Domestic Product (GDP) - Tổng sản phẩm nội địa

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ODA

Official Development Assistance - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

ROA

Return On Asset – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

TBCN

Thiết bị công nghệ


TCTD

Tổ chức tín dụng


ii
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTD

Thông tin tín dụng

USD

U.S. Dollar – Đô La Mỹ

VAMC

Vietnam Asset Management Company Viet Nam Asset Management
Company – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương

Vietinbank


Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương

VNĐ

Đồng Việt Nam


iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH
STT
1.
2.

DANH MỤC
Bảng 3.1: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP qua các năm
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP trên địa bàn TP. HCM chia theo khu vực kinh
tế giai đoạn 2012 – 2017

TRANG
56
57

3.

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP của Thành phố

58


4.

Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

59

5.

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2012 -2017

60

6.

Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB Nhà nước

61

7.

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động trong các ngành

62

8.

Bảng 3.8: Sự thay đổi diện tích một số loại đất

63


9.

Bảng 3.9: Mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn thành phố

64

10. Bảng 3.10: Vốn điều lệ và tài sản của các NHTM

65

11. Bảng 3.11: Vốn huy động, dư nợ cho vay đối với tăng trưởng GDP

65

12.

13.

Biểu đồ 3.1: Kết quả huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên
địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2017
Bảng 3.12: Huy động và cung vốn của các TCTD trên địa bàn TP.
HCM

67

68

14. Bảng 3.13: Cho vay đối với chuyển dịch CCKT theo ngành

71


15. Bảng 3.14: Đầu tư vốn cho thành phần kinh tế của các TCTD

72

16. Bảng 3.15: Cho vay đối với chuyển dịch CCKT theo ngành

73

17. Biểu đồ 3.2: Cho vay đối với chuyển dịch CCKT theo ngành

73

18.

Bảng 3.16: Đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế của các
TCTD.

19. Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
20.

Bảng 3.17: Thang đo các nhân tố tác động đến TDNH với CD CCKT
TP. HCM

75
78
80


iv

21.

Bảng 3.18: Thang đo mức độ tín dụng ngân hàng với chuyển dịch
CCKT mã hóa

81

22. Bảng 3.19: Lĩnh vực làm việc

87

23. Đồ thị 3.1: Lĩnh vực làm việc

87

24. Bảng 3.20: Giới tính

89

25. Đồ thị 3.2: Giới tính

88

26. Bảng 3.21: Trình độ học vấn

87

27. Đồ thị 3.3: Trình độ học vấn

90


28. Bảng 3.22: Độ tuổi

89

29. Đồ thị 3.4: Tuổi

89

30. Bảng 3.23: Kinh nghiệm làm việc

89

31.

Bảng 3.24 Tổng hợp độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo tín
dụng ngân hàng với CDCCKT

93

32. Bảng 3.25 Độ tin cậy Cronbach Alpha của biến phụ thuộc

94

33. Bảng 3.26: Kết quả kiểm định KMO và Barlett:

95

34. Bảng 3.27. Kết quả ma trận xoay


96

35. Bảng 3.28: KMO and Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test

97

36.

Bảng 3.29: Tổng hợp các thang đo tác động TDNH với CDCCKT TP
HCM

98

37. Bảng 3.30: Hệ số tương quan

100

38. Bảng 3.31 Tóm tắt kết quả hồi qui

101

39. Bảng 3.32 Sự phù hợp của mô hình (ANOVAa)

101

40. Bảng 3.33 Kết quả hồi qui

102

41. Bảng 3.34 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


103


v
MỤC LỤC
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

TRANG
01

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI

01

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

01

1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam

03

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

05

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MÀ

08
CÁC CÔNG TRÌNH CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC.
1.2.1 Các nghiên cứu chưa chỉ ra được.

08

1.2.2 Một số nghiên cứu nêu ở góc độ tổng quan, chưa phản ánh cụ thể các tác
động của công tác tín dụng Ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. 08
HCM.
1.2.3 Sự cần thiết của vai trò tín dụng trong việc thực hiện quá trình chuyển
09
dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

11

1.3.1 Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM,
11
trên nền tảng khoa học có liên quan.
1.3.2 Phân tích thực trạng các vấn đề đã nghiên cứu để chỉ ra kết quả, hạn chế
và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của hạn chế trong chuyển dịch cơ 12
cấu kinh tế TP. HCM.
1.3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.
13
HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

17

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

17

2.1.2 Bản chất của tín dụng

18

2.1.3 Chức năng của tín dụng

19

2.2 TỔNG QUAN VÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

20


vi
2.2.1 Cơ cấu kinh tế

20

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

22


2.2.3 Nội dung yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

23

2.3 VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN
25
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2.3.1 Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

25

2.3.2 Tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

29

2.3.3 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

32

2.4 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ

33

2.4.1 Khái niệm mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự
cần thiết mở rộng tín dụng

33

2.4.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng đối với CDCC kinh

tế.

36

2.4.3 Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch
38
cơ cấu kinh tế TP. HCM.
2.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

41

2.5.1 Kinh nghiệm của một số nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

41

2.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và cho TP. Hồ Chí Minh nói
48
riêng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

52

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP.

53

HỒ CHÍ MINH

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 53


vii
3.1.1 Điều kiện địa lý kinh tế xã hội

53

3.1.2 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế

56

3.2. KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ
58
CHÍ MINH
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế

58

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

59

3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư xây dựng

59

3.2.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động

62


3.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

63

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
63
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3.1. Mạng lưới tổ chức và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa
63
bàn
3.3.2 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn phục vụ chuyển dịch cơ
70
cấu kinh tế TP. HCM
3.3.3 Tiêu chí đầu tư tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 72
3.3.4 Tiêu chí đầu tư tín dụng cho các chương trình, dự án công nghiệp

74

3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA 77
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.4.1. Thiết kế nghiên cứu

77

3.4.2. Nghiên cứu định tính

78


3.4.3. Nghiên cứu định lượng

81

3.4.4. Kết quả khảo sát

86

3.4.5 Kết quả hồi qui

102

3.4.6 Kiểm định các giả thuyết

103

3.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ 104
CHÍ MINH
3.5.1. Những kết quả đạt được

104

3.5.2 Những tồn tại và hạn chế

108

3.5.3. Những nguyên nhân của tồn tại và hạn chế

114


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

120


viii
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

121

4.1 CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

121

4.1.1 Đối với ngành dịch vụ

121

4.1.2 Đối ngành công nghiệp

121

4.1.3 Đối ngành nông nghiệp

122

4.2 ĐỊNH HƯỚNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025


122

4.2.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch
123
cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
4.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Min

127

4.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

133

4.3.1. Mở rộng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn

133

4.3.2. Mở rộng mạng lưới huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ

135

4.3.3 Giải pháp tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh góp
137
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

142


4.4.1. Đối với ủy ban nhân dân TP. HCM và các sở, ban ngành

142

4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

143

4.4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

144

4.3.4 Giải pháp hỗ trợ

144

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

148

KẾT LUẬN

149


ix
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển

kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất
định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia nói
chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng lên một trình độ mới. Để phục vụ cho việc xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch
của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm
mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Vì đó là điều kiện, là yếu tố tiên
quyết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Hướng đi đúng
đắn đó, đến nay đã làm cho hệ thống tài chính nước ta ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý và do đó đã đẩy nhanh được tốc độ tăng
trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đối với cả nước thể
hiện ở vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở
mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, TP. Hồ Chí Minh còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có hệ
thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao
thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không giữa 2 miền Đông
và Tây Nam bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về giao thông
với Châu Á và thế giới; ở giữa khu vực Đông Nam Á có các điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, văn hoá, trong đó Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ
nhanh nhất và ổn định nhất bên cạnh đó vốn là vấn đề cấp bách cho CD CCKT.
Mở rộng tín dụng cho nền kinh tế đối với các nước đang phát triển luôn là vấn đề
có tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Một khi thị trường tài chính còn chưa thực sự
trở thành một kênh thu hút và điều hòa vốn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp chưa đủ
sức tham gia thị trường để huy động vốn thì vốn (TDNH) vẫn đóng một vai trò hết sức
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung CDCCKT nói riêng.


x
Việc mở rộng tín dụng là một trong những tiền đề đảm bảo sự thắng lợi cho việc

CD CCKT, nếu thiếu mở rộng tín dụng sẽ không thể đầu tư thay đổi trang thiết bị, công
nghệ mới, không thể đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực tương thích với trình
độ của công nghệ, kỹ thuật mới, … do đó vấn đề vốn luôn là vấn đề bức xúc đối với
những nước đang tiến hành CDCCKT.
Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đảm bảo cho nền kinh tế đất nước nói chung
và kinh tế thành phố nói riêng tăng trưởng bền vững: cả về số lượng và chất lượng tăng
trưởng. Đây là mục tiêu cơ bản. Với ý nghĩa đó, chuyên đề nghiên cứu tập trung nghiên
cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và đưa ra một số vấn đề cần quan tâm giải
quyết.
Trong thực tế hiện nay cho thấy, Tp. Hồ Chí Minh là một đầu tàu cho sự phát triển
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển.
Từ mục tiêu đó, các tổ chức tín dụng cùng các chủ thể khác hoạt động trên địa
bàn thành phố đã không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức hoạt động
tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu tín dụng, tạo thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân thành phố. Tuy nhiên, việc mở
rộng tín dụng vẫn chưa thực sự đóng vai trò đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của TP. HCM chưa thực sự tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực để chuyển đổi
kinh tế hiệu quả, tiềm năng về tài nguyên, nhân lực trên địa bàn thành phố.
Từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH"
làm mục tiêu nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng
của mình.
Nội dung gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh


xi

tế.
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng
đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Chương 4: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp về tín dụng ngân hàng nhằm
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành
phố trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa góp phần làm rõ hơn những vấn đề có tính lý luận về CD CCKT
mở rộng TDNH đối với quá trình CDCCKT, xác định tiêu chí, nhân tố tác động đối với
mở rộng TDNH qua đó khẳng định sự cần thiết khách quan của việc mở rộng TDNH góp
phần thực hiện CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng phân tích CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh và mức độ
như thế nào đối với TP. Hồ Chí Minh, rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn
chế của việc mở rộng tín dụng phát triển đối với quá trình thực hiện CDCCKT TP. Hồ
Chí Minh thời gian qua.
- Trên cơ sở thành tựu, nguyên nhân của hạn chế và định hướng phát triển kinh tế,
xã hội của thành phố, định hướng phát triển của ngành ngân hàng luận án đề xuất hệ thống
các giải pháp và những kiến nghị mở rộng và hướng phát triển mở rộng tín dụng trong
quá trình CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 và định hướng 2025.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
i) Có đặc điểm cơ cấu kinh tế có tác dụng như thế nào với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh?


xii
ii) Việc mở rộng tín dụng ngân hàng có vai trò như thế nào đối với chuyển dịch cơ

cấu kinh tế?
iii) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo
hướng như thế nào?
iv) Giải pháp kiến nghị nào, nhằm để mở rộng tín dụng ngân hàng đối việc CD
CCKT thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Về vấn đề tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu
những vấn đề có tính lý luận, thực tiễn về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: Luận án nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận về cơ cấu kinh
tế và tín dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù có nhiều kênh tín dụng
chính thức và không chính thức tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song trong khuôn
khổ đề tài, luận án chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu về mở rộng tín dụng ngân hàng. Bởi
đó là kênh mở rộng tín dụng chính thức có vai trò trọng yếu nhất đối với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Về mặt thực tiễn: Ngoài phần khảo cứu nghiên cứu định lượng, luận án tập trung
phân tích đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Đồng thời, dựa trên các kết quả
đó luận án đưa ra các đề xuất về các giải pháp và kiến nghị về tín dụng ngân hàng nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
- Thời gian: Chủ yếu từ năm 2012 - 2017.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài là phương pháp định tính kết hợp minh chứng phương pháp định


xiii
lượng để nghiên cứu mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.

HCM cụ thể như sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.
Với phương pháp này bằng cách thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp như: khảo sát
sách báo, tạp chí, Luận án. Luận văn, luật, báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức tín dụng, … từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh
nhằm:
(i) Nêu lên các tiêu chí, nhân tố tác động đến vấn đề liên quan đến tính dụng ngân
hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
(ii) Thực trạng, tiêu chí đánh giá, nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Những thuận lợi, khó khăn
nào và nguyên nhân của những khó khăn cho việc CD CCKT TP. HCM.
(iii) Xây dựng phương pháp chuyên gia để lấy mẫu khảo sát các yếu tổ tác động đến
mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
(iv) Khảo sát các yếu tổ tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
đươc gửi trực tiếp qua Bảng câu hỏi khảo sát gồm những cán bộ quản lý ngân hàng và
quản lý các doanh nghiêp vừa và nhỏ, một số khách hàng có mục đích chuyển đổi vốn vay
trong kinh doanh, hiện đang giao dịch với tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố. Thu
thập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Với phương pháp này để đánh giá độ tin
cậy và mức độ phù hợp của các yếu tố tác động và mẫu đánh giá mức độ tác động của từng
yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và được
thực hiện tại các tổ chức tín dụng;
Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính và phân tích định lượng từ đó sẽ có cơ
sở hợp lý để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,


xiv
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Làm rõ các khái niệm nội dung CD CCKT, tác động các nhân tố đến CD CCKT
và xác định việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành
kinh tế và tăng trưởng kinh.
- Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá, phản ánh việc mở rộng tín dụng ngân hàng
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở các số liệu thống kê, từ đó khảo sát, phân
tích đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng với CD CCKT TP.HCM.
- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng với CD CCKT TP. HCM thời gian qua.
Kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân hạn chế
- Đề xuất giải pháp hạn chế nhằm tiếp tục CD CCKT tăng trưởng bền vững ở TP.
HCM trong thời gian tới và định hướng cho đến 2030.
- Đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
tới.
- Làm rõ hơn những vấn đề tác động đối với mở rộng TDNH qua đó khẳng định sự
cần thiết của việc mở rộng TDNH góp phần thực hiện CD CCKT TP. HCM.
- Trên cơ sở thành tựu, nguyên nhân của tồn tại hạn chế và định hướng phát triển
CD CCKT TP. HCM, luận án đề xuất những kiến nghị đối với chính phủ, các Bộ ban
ngành cho việc CD CCKT TP. HCM, từ nay đến năm 2020 và 2025 có hiệu quả tốt nhất.


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng gắn bó
với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính
sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ chuyển dich cơ cấu kinh tế Việt nam nói chung và TP. Hồ
Chí Minh nói riêng, trước hết luận án nghiên cứu những vấn đề về lý luận và phương
pháp luận nghiên cứu gồm: Tổng quan các công trình đã nghiên cứu ở trên Thế giới và ở

Việt Nam, các công trình ở TP. Hồ Chí Minh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Quan
điểm tiếp cận, phương pháp và quy trình nghiên cứu, để phục vụ sử dụng hợp lý trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vốn, trong
đó có vốn tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
 Nhà kinh tế người Anh, gốc Jamaica là A.Lewis. Năm 1950, ông đã xuất bản tác
phẩm được cho là có ảnh hưởng nhất đối với kinh tế học phát triển dưới tên gọi “Phát
triển kinh tế với cung lao động không giới hạn”, trong đó ông phân tích mối quan hệ giữa
nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng bằng “Mô hình 2 khu vực cổ
điển”.
 Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow (1960) cũng được coi là công
trình nghiên cứu điển hình và sớm nhất về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Theo
Rostow, quá trình phát triển của một quốc gia được chia ra 5 giai đoạn ứng với 5 dạng cơ
cấu kinh tế ngành. Giai đoạn 1- giai đoạn kinh tế truyền thống với cơ cấu nông nghiệp là
chủ đạo. Giai đoạn 2 – Chuẩn bị cất cánh với cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp chủ đạo,
khoa học kỹ thuật bắt đầu được áp dụng vào nông nghiệp – công nghiệp, giáo dục được
mở rộng. Giai đoạn 3 – giai đoạn cất cánh với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – nông nghiệp
– dịch vụ với công nghiệp chế tạo là đầu tàu và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 4
- là giai đoạn trưởng thành có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với


2
nhiều ngành công nghiệp mới phát triển, nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao,
nhu cầu thanh toán quốc tế tăng nhanh, khoa học công nghệ được áp dụng phổ biến. Giai
đoạn 5 là giai đoạn tiêu dùng cao, trong đó cơ cấu GDP thay đổi không còn nhanh, cơ cấu
lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn
cao, thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ cao cấp, các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội. [35]

 Nghiên cứu của Peneder (2001) nhằm tìm các bằng chứng thực nghiệm về mối
quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng cho các nước hợp tác phát triển
(OECD) thời kỳ 1990 - 1998 theo 2 cấp độ (1) Lượng hóa đóng góp trực tiếp của chuyển
dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng và (2)
Mô hình hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng. Kết quả phương
pháp thứ nhất cho thấy, yếu tố chuyển dịch cơ cấu có đóng góp quan trọng không lớn vào
tăng trưởng năng suất do thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành tạo ra cả tác động tích cực
và tiêu cực tới tăng trưởng; thứ hai, tác động tích cực và tiêu cực loại trừ nhau nên tác
động tổng hợp của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng là nhỏ; thứ ba, có một số
ngành nhất định có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn những ngành khác, khi đó
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới những ngành đó sẽ có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết
quả lượng hóa mô hình kinh tế lượng dạng bảng động trong thời gian từ 1990 - 1998 cho
28 nước OECD với biến giải thích là GDP bình quân đầu người và sai phân bậc 1 của
GDP bình quân đầu người, các biến giải thích là cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động làm việc,
vốn đầu tư, số năm đi học trung bình, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP và tỷ lệ giữa tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng
cao cho thấy những kết luận là (1) Mặc dù tỷ trọng ngành dịch vụ có tương quan dương
với mức thu nhập, biến trễ của nó có tương quan âm với GDP bình quân đầu người; (2)
Ở ngành công nghiệp chế tạo, biến trễ và sai phân bậc 1 của tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu của các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng cao có tương
quan dương với GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP/người. Do vậy, kết luận
quan trọng của nghiên cứu là chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế và bằng chứng này ủng hộ quan điểm về lý thuyết các giai đoạn phát triển


3
của Rostow.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam
Một là, Lê Bá Tâm (2016), Luận án tiến sĩ với đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An. Tác giả chuyển dịch cơ cấu

kinh tế (CCKT) nông nghiệp là quá trình làm thay đổi (tăng hoặc giảm) về tỷ lệ giữa các
chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất
định ở tỉnh Nghệ An. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô sản
xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một chiều
hướng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế tối đa. Kết quả chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) thể hiện ở mức độ thích nghi của bản thân
ngành nông nghiệp với thị trường, ở sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường
trong nước và quốc tế; thể hiện ở sự tăng trưởng và đóng góp của nó trong nền kinh tế và
thể hiện ở tính bền vững của ngành kinh tế này trong dài hạn ở tỉnh Nghệ An [24].
Hai là, Lê Thị Huyền (2016) luận văn về: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
Tác giả đã nêu lên quá trình thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả, cần phải có những giải pháp
đồng bộ, thiết thực và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh quá trình
chuyển dịch này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả, cần phải có những giải pháp
đồng bộ, thiết thực và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp nói
riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông
nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. Qua đó Tác giả đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn
chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong
những năm tới [9].


4
Ba là, Nguyễn Tiền Phong (2010), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam. Tác

giả đã hệ thống hóa vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các
doanh nghiệp vừa nhỏ; phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam [19].
Bốn là, Hoàng Hương Giang (2010), Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông
nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Tác giả đã khái quát
lý thuyết tăng trưởng và phân tích được quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực, đưa ra mô
hình nêu ra những tiềm năng chủ yếu ảnh hưởng đến CD CCKT Việt Nam, trên cơ sở đó
đưa ra quan điểm và phương hướng CD CCKT ngành nông nghiệp của cả nước [4].
Năm là, Nguyễn Thị Lan Hương, Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của
nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, năm 2011. Luận
án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CDCCNKT và tăng trưởng kinh tế. Từ đó khẳng định
giữa cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng CDCCNKT và tăng trưởng kinh tế của Việt nam, luận
án đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để lượng hóa tác động của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thông qua biến số tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP. Ngoài ra, mô
hình kinh tế lượng sử dụng thêm hai biến số là Vốn đầu tư và tỷ lệ tăng của dân số trong
độ tuổi lao động. Luận án đã đưa ra các giải pháp CD CCKT nhằm thúc đẩy tác động tích
cực của CD CCKT đến tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù việc sử dụng phương pháp
kinh tế lượng để nghiên cứu sự tác động là hợp lý, song việc lựa chọn biến số của mô
hình đã đưa ra gợi ý cần có nghiên cứu tiếp tục nhằm hoàn thiện hơn phương pháp định
lượng trong đánh giá tác động của cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế [5].
Sáu là, Nguyễn Việt Hùng (2008), Luận án tiến sĩ với đề tài: Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả đã nêu lên được
lý luận cơ bản về đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM và đưa ra được mô hình phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả đã làm sáng tỏ
thực trạng hoạt động của NHTM, làm rõ được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu


5

quả hoạt động của NHTM trong thời gian qua trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống
NHTM trong thời gian tới. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của tác giả là 32 NHTM ở Việt
Nam Tuy nhiên khi phân tích tác giả chưa nói lên được những thuận lợi và khó dẫn đến
hiệu quả hoạt động khác nhau hay nói cách khác là có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả kinh
doanh của hai loại hình ngân hàng so sánh ở đây, tác giả cũng chưa đề cao được năng lực
cạnh tranh của các NHTM [7].
1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Một là, TS. Đinh Sơn Hùng (2013), Chủ nhiệm - cấp ngành của Viện Nghiên cứu
phát triển, Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020. Đề
tài đã xây dựng khung lý thuyết về tái cấu trúc nền kinh tế: định nghĩa tái cấu trúc nền
kinh tế; tính tất yếu tái cấu trúc nền kinh tế; mục đích tái cấu trúc nền kinh tế; nội dung
tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng hệ thống tiêu chí và các chỉ tiêu có cơ sở khoa học để
tái cấu trúc cơ cấu kinh tế TP. HCM theo hướng hợp lý, sử dụng hệ thống tiêu chí và các
chỉ tiêu đã được xây dựng để phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế TP. HCM thời gian qua
để có cơ sở định hướng phát triển kinh tế theo cơ cấu mới, định hướng phát triển kinh tế
phù hợp đối với TP. HCM và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2012-2020. Thời gian phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.
HCM là giai đoạn 2000-2011 và dự báo giai đoạn 2011-2020. Tái cấu trúc nền kinh tế có
phạm vi khá rộng nhưng do hạn chế về thời gian, kinh phí và lực lượng nghiên cứu nên
đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. HCM
chia theo khu vực kinh tế, ngành kinh tế; không nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp [6].
Hai là, Mai Văn Tân (2014), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu
và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích các nhân tố tác động Nghiên
cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí
Minh và làm rõ bằng mô hình tăng trưởng là tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm
lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp sinh thái; Đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ



6
phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
cao, bền vững [22].
Ba là, Th.S Cao Minh Nghĩa (2016) cấp ngành, Những giải pháp đẩy mạnh liên
kết ngành kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam, của Viện Nghiên cứu phát triển, đề tài đã thực hiện các chương trình liên kết
ngành kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP giai đoạn 2011-2015 của cả Vùng
cao hơn so với cả nước 1,37 lần. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chưa xác định được cơ chế, giải pháp phù hợp chung
với sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng trong phân công nhiệm vụ giữa Thành phố với các
tỉnh trong Vùng để phối hợp giải quyết những lĩnh vực chủ yếu trong liên kết phát triển
kinh tế Vùng. Mặt khác, việc chưa hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu chung của Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam đã dẫn đến việc các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp tiếp cận thông tin chung của Vùng và từng địa phương trong Vùng còn hạn chế,
chưa kịp thời. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ Công tác liên ngành và
Tổ Chuyên viên giúp việc điều phối phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam thời
gian qua chưa cao; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam còn rời rạc [15].
Bốn là, Trần Thị Mỹ Ngân (2014) Đề luận văn văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Củ Chi, TP. HCM giai đoạn
2013 – 2020. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra các mối quan
hệ và các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê như thu thập và xử lý thông tin
dưới dạng thứ cấp, mô tả, so sánh để có cái nhìn tổng quát, phân tích các số liệu để đánh
giá thực trạng và kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng CNH, HĐH của huyện Củ Chi. Mặt khác Tác giả phân tích thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện chuyển dịch và xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt nhất nguồn
lực hiện có và tiềm năng của từng địa phương, từng khu vực trên địa bàn thành phố, ngành

phát huy lợi thế so sánh của từng ngành và giữa các ngành tạo ra sức sản xuất hàng hóa


7
với khối lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ
tác động đến đầu ra của ngành (như sản lượng, năng suất lao động) dẫn đến sự thay đổi
tỷ trọng của ngành so với trước và tất yếu tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể
nền kinh tế. Quá trình di chuyển nguồn lực đó cũng làm thay đổi cơ cấu của chính bản
thân nó như vốn, lao động giữa các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu
của chính nguồn lực đó. Đối với nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa
là sự vận động và biến đổi của các ngành khu vực I, II, III, theo chiều hướng là tăng tỷ lệ
các ngành khu vực II, III, giảm tỷ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) [16].
Năm là, ThS. Cao Ngọc Thành (2016) cấp ngành, Đánh giá tác động của đầu tư
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM giai đoạn 2000-2010. Tác giả đã phân tích tổng
hợp tác động bên ngoài của kinh tế thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ tiêu để đo lường
mức độ lạm phát của nền kinh tế có nhiều biến động lớn và có lúc nằm ngoài dự định của
Chính phủ. Trong năm 2009, mặc dù đã triển khai hàng loạt biện pháp như thắt chặt chính
sách tài khóa, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, cắt giảm đầu tư công nhưng mức
lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức cao của thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính quyền
thành phố cũng đã nghiêm túc triển khai các biện pháp được đề ra trong Nghị quyết 11
của Chính phủ và đã có một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, hầu hết các chính sách này
đều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là
biện pháp cắt giảm đầu tư công và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong quá trình
đó, xuất hiện hai luồng ý kiến: một là tiếp tục cắt giảm đầu tư và đầu tư công với những
quyết tâm lớn nhất, và hai là thận trọng trong việc cắt giảm đầu tư nhằm duy trì mức độ
tăng trưởng kinh tế và đảm bảo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu nghiên
cứu của đề tài bao gồm. a)Đánh giá hiện trạng tác động của vốn đầu tư đến cơ cấu kinh
tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong đó, làm rõ mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát

triển với cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. b)đề xuất giải pháp và kiến nghị
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đến năm 2020, và xây dựng định hướng chiến lược đầu
tư trong giai đoạn 2015-2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng và CD CCKT [28].


×