Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Bồi dưỡng HSG ngữ văn 7 2019 ( mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.34 KB, 34 trang )

ễN TP VN BN NHT DNG.
1. Văn bản nhật dụng.
- Là văn bản đề cập tới những vấn đề.
có tính cập nhật nh văn hóa, giáo dục, môi trờng, dân số, chiến tranh,
quyền con ngời .....bằng các phơng thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, biểu
cảm, nghị luận...
- Đặc điểm : +Tính cập nhật : Sự kịp thời, những vấn đề có tính thời
sự, bức thiết đáp ứng đợc những đòi hỏi trớc mắt của c/ s con ngời.
+ Đề tài : phong phú : Môi trờng, thiên nhiên......
+ Chức năng : Sử dụng nhiều phơng thức biểu đạt
- Vai trò : Mở rộng kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, giúp hs nhận biết các
vấn đề nóng bỏng của xã hội để các em hòa nhập c/ s cộng đồng.
2. Một số văn bản nhật dụng đã học trong chơng trình: 3 văn bản.
* Lớp 6:
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha (Di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh), Bc th ca th lnh da ( mụi trng)
* Lớp 7:
- Cổng trờng mở ra.
- Mẹ tôi.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
-> Gia đình, nhà trơng, quyền trẻ em.
3. Một số vấn đề khi tìm hiểu văn bản nhật dụng:
- Đọc kĩ các chú thích về sự kiện hiện tợng, vấn đề ( Chú ý các chú
thích sgk:
- Thói quen liên hệ : Thực tế bản thân, thực tế cộng đồng,
- Có quan niệm riêng, ý kiến riêng, có thể đề xuất giải pháp
- Vận dụng kiến thức liên môn để học văn bản nhật dụng.
- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, pt biểu đạt để khái quát chủ đề
- Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chơng trình thời sự, phơng
tiện thông tin đại chúng.
* Các văn bản nhật dụng trong chơng trình Ngữ văn 7:


1) Cổng trờng mở ra: Là bài bút kí ghi lại tâm trạng của một ngời mẹ
trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một.
1. VB sd phơng thức biểu đạt nào là chủ yếu? Theo dòng chảy cảm xúc
của ai ? Tác dụng của cách viết này ?
Văn bản sd pt biểu đạt biểu cảm là chủ yếu , tác giả viết theo dòng
chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con thơ qua độc thoại nội tâm của
mẹ.
Tác dụng : Cách viết này nhằm bộc lộ nội tâm, bộc lộ những điều
khó nói bằng lời trực tiếp, khắc họa miêu tả tinh tế những điều sâu
thẳm, những tâm t tình cảm thầm kín trong lòng -> Dễ dàng đi sâu
vào thế giới nội tâm nhân vật, đồng thời nó cứ nhẹ nhàng, thấm dần và
lay mạnh ý nghĩ và t/ c ngời đọc
2. Nội dung cơ bản của văn bản Cổng trờng mở ra ?
VB thấm thía lòng yêu thơng, t/c sâu nặng của mẹ đối với con và
vai trò to lớn của nhà trờng đối với c/s mỗi con ngời.
1


3. Trong văn bản, tâm trạng của ngời mẹ và đứa con rất khác nhau. Hãy
chỉ ra sự khác biệt đó?
4. Văn bản này có cốt truyện không? Ngời nói trong văn bản là ai và đang
nói
với ai? Nêu tác dụng của cách viết này?
5. Hãy chọn những câu văn trong văn bản mà em cho là hay nhất về:
a. Tình cảm của ngời mẹ dành cho con.
b. Vai trò to lớn của giáo dục đối với con ngời.
6. Hãy phát biếu cảm nghĩ về câu nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế
giới này là của con, bớc qua cổng trờng là một thế giới kì diệu sẽ mở ra
7. Viết đoạn văn : Kỉ niệm về ngày khai trờng đầu tiên
2) Mẹ tôi

1. Tại sao bố lại viết th cho En ri cô mà không nói trực tiếp?
Đây là một cách giáo dục tế nhị, kín đáo và sâu sắc. Viết th tức là
chỉ viết riêng cho ngời mắc lỗi biết, vừa giữ đợc sự kín đáo tế nhị vừa
không làm cho ngời mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là cách ứng
xử tế nhị trong c/ s gia đình cũng nh nhà trờng và xã hội.
2. Về Cách đặt tên cho văn bản có hai ý kiến nh sau:
a. Nên đặt tên là Bố tôi vì ông là ngời viết th cho En-ri-cô.
b. Nên đặt là Một lỗi lầm không thể tha thứ của tôi thì hợp lí hơn.
Hãy nêu ý kiến của em?
3. Tìm những chi tiết nói về thái độ của ngời bố trớc lỗi lầm của con trai.
Thái độ ấy có hợp lí, hợp tình không?
4. Những chi tiết, hình ảnh nào nói về ngời mẹ của En-ri-cô? Em có nhận
xét gì về ngời mẹ của cậu bé?
5. Tại sao khi nhận đợc bức th này, En-ri-cô lại thấy xúc động cô cùng? Em
có nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy liên hệ đến bản thân khi
mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận đợc sự góp ý của ngời khác?
3) Cuộc chia tay của những con búp bê:
1. Văn bản sd ngôi kể thứ mấy ? tác dụng ?
=>Ngôi th nhất : Ngời kể chính là ngời chứng kiến câu chuyện xảy ra,
trực tiếp tham gia cốt truyện - tức cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về t/
cảm nh em gái mình.
- Lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có đk trực tiếp thể hiện suy nghĩ t/c
và diễn biến tâm trạng nv, tăng tính chân thực của câu chuyện, làm
cho truyện hấp dẫn sinh động hơn.
2. Truyện nói về vấn đề gì?
3. Tại sao tác giả không đặt tên truyện là Cuộc chia tay của hai anh em
mà lại là Cuộc chia tay của những con búp bê Cách đặt tên truyện nh
thế có phù hợp với nội dung tác phẩm không?
4. Tìm những chi tiết nói về tình cảm gắn bó giữa hai anh em Thành
và Thủy. Em có nhận xét gì về tâm hồn và tình cảm cao đẹp của hai

anh em?
5. Trong truyện có những chi tiết bất ngờ, Theo em đâu là chi tiết bất
ngờ và cảm động nhất?
2


6. Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trờng, cậu bé Thành kinh
ngạc thấy mọi ngời vẫn đi lại bình thờng và nắng vẫn vàng ơm trùm lên
cảnh vật
7. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta là gì?
=> Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô
cùng quý giá, thiêng liêng, mỗi ngời mỗi thành viên hãy biết vun đắp, trân
trọng, giữ gìn
những t/c trong sáng thiêng liêng, đáng quý ấy.

Bài tập về các văn bản nhật dụng.
1) Cổng trờng mở ra:
1. VB sử dụng phơng thức biểu đạt nào là chủ yếu? Theo dòng chảy cảm
xúc của ai ? Tác dụng của cách viết này ?
2. Nội dung cơ bản của văn bản Cổng trờng mở ra ?
3. Trong văn bản, tâm trạng của ngời mẹ và đứa con rất khác nhau. Hãy
chỉ ra sự khác biệt đó?
4. Văn bản này có cốt truyện không? Ngời nói trong văn bản là ai và đang
nói với ai? Nêu tác dụng của cách viết này?
5. Hãy chọn những câu văn trong văn bản mà em cho là hay nhất về:
a. Tình cảm của ngời mẹ dành cho con.
b. Vai trò to lớn của giáo dục đối với con ngời.
6. Hãy phát biếu cảm nghĩ về câu nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế
giới này là của con, bớc qua cổng trờng là một thế giới kì diệu sẽ mở ra
7. Viết đoạn văn : Kỉ niệm về ngày khai trờng đầu tiên.

2) Mẹ tôi
1. Tại sao bố lại viết th cho En ri cô mà không nói trực tiếp?
2. Về cách đặt tên cho văn bản có hai ý kiến nh sau:
a. Nên đặt tên là Bố tôi vì ông là ngời viết th cho En-ri-cô.
b. Nên đặt là Một lỗi lầm không thể tha thứ của tôi thì hợp lí hơn.
Hãy nêu ý kiến của em?
3. Tìm những chi tiết nói về thái độ của ngời bố trớc lỗi lầm của con trai.
Thái độ ấy có hợp lí, hợp tình không?
4. Những chi tiết, hình ảnh nào nói về ngời mẹ của En-ri-cô? Em có nhận
xét gì về ngời mẹ của cậu bé?
5. Tại sao khi nhận đợc bức th này, En-ri-cô lại thấy xúc động cô cùng? Em
có nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy liên hệ đến bản thân khi
mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận đợc sự góp ý của ngời khác?
3


6. Sau khi nhận đợc bức th của bố, En-ri-cô rất hối hận và viết một bức th
để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai vào nhân vật để viết lá th ấy.
3) Cuộc chia tay của những con búp bê:
1. Văn bản sd ngôi kể thứ mấy ? tác dụng ?
2. Truyện nói về vấn đề gì?
3. Tại sao tác giả không đặt tên truyện là Cuộc chia tay của hai anh em
mà lại là Cuộc chia tay của những con búp bê Cách đặt tên truyện nh
thế có phù hợp với nội dung tác phẩm không?
4. Tìm những chi tiết nói về tình cảm gắn bó giữa hai anh em Thành
và Thủy. Em có nhận xét gì về tâm hồn và tình cảm cao đẹp của hai
anh em?
5. Trong truyện có những chi tiết bất ngờ, Theo em đâu là chi tiết bất
ngờ và cảm động nhất?
6. Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trờng, cậu bé Thành kinh

ngạc thấy mọi ngời vẫn đi lại bình thờng và nắng vẫn vàng ơm trùm lên
cảnh vật
7. Thông điệp mà tác gải muốn gửi gắm tới chúng ta là gì?
8. Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của
mình trong một trang nhật kí. Em hãy tởng tợng và ghi lại trang nhật kí
ấy.

ễN TP CA DAO - DN CA.
1. Khỏi nim ca dao - dõn ca:
- Ca dao, dõn ca l nhng sỏng tỏc dõn gian, thuc th loi tr tỡnh. Dõn ca l nhng sỏng tỏc
kt hp gia li v nhc, thng c vit theo nhng ln iu nht nh. Ca dao ( cũn gi l
phong giao) l phn li ca dõn ca. Ca dao gm c nhng bi th dõn gian mang phong cỏch
ngh thut chung vi li th dõn gian. Theo cỏch hiu ny, ca dao chớnh l th tr tỡnh dõn
gian.
- Hin nay phn ln ca dao su tm c ch yu gm hai cõu hoc bn cõu v thng ch cú
mt v ( i) m ớt khi cú y v th hai ( ỏp). Vỡ th, khi tỡm hiu ca dao, cn hỡnh dung
ai ang núi, núi vi ai v núi ni dung gỡ. Nu khụng xỏc nh c li ca dao y l ca ai,
núi vi ai, trong hon cnh no thỡ vic phõn tớch bi ca dao rt d chch hng.
2. Ni dung:
Ca dao phn ỏnh cuc sng nhiu mt ca nhõn dõn. Tuy nhiờn, l th loi tr tỡnh nờn
ca dao ch yu phn ỏnh tõm t, tỡnh cm, khỏt vng, ni nim ca con ngi. Khụng phi
ngu nhiờn m nhiu ngi ó coi ca dao l cõy n muụn iu ca trỏi tim qun chỳng.
Thụng thng, trong ca dao hay xut hin cỏc loi nhõn vt tr tỡnh sau:
- Trong gia ỡnh: ngi m, ngi v, ngi chng, ngi con,...
- Trong quan h tỡnh bn, tỡnh yờu: chng trai, cụ gỏi,...
- Trong quan h xó hi: ngi dõn thng, ngi ph n, ngi th, quan h ch - t,...
3. Ngh thut:
c im ni bt ca ca dao Vit Nam l ngn gn nhng cỏch phụ din tỡnh cm ht
sc phong phỳ. Ca dao thng s dng cỏc th th lc bỏt v song tht lc bỏt l chớnh. Ngụn
ng va giu cht th va gn gi vi li n ting núi hng ngy ca nhõn dõn.

4. Cỏc ch ca dao hc trong chng trỡnh:
4


- Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát than thân.
- Những câu hát châm biếm.

Bµi tËp vÒ c¸c CA DAO-DÂN CA
A. Những câu hát về tình cảm gia đình.
1. Hãy xác định người nói trong bài 1 là ai và người đó đang nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
Nội dung tình cảm của bài này là gì? Những biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng?
2. Người nói trong bài 2 là ai và nói trong hoàn cảnh nào? Tình cảm trong bài thơ này có gì
đặc biệt? Từ cảnh ngộ của người phụ nữ trong bài ca dao này, em có suy nghĩ gì về thân phận
của người phụ nữ trước đây?
3. Ai là người nói trong bài ca dao thứ ba? Phân tích cách bày tỏ tình cảm độc đáo trong bài
ca dao này?
4. Bài 4 có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà không? Vì sao? Hãy phân
tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao này?
5. Có bạn cho rằng, bốn bài ca dao này có chung những biện pháp nghệ thuật sau:
a. Sử dụng thể thơ lục bát.
b. Hệ thống hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
c. Về mặt kết cấu, có một vế mà không có vế thứ hai.
d. Sử dụng hình thức tương phản để nhấn mạnh.
e. Sử dụng thủ pháp nhân hóa.
Theo em ý kiến nào là đúng.
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
1. Về hình thức, bài 1 gồm có mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là
gì? Theo em hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói?

2. Nghệ thuật miêu tả trong bài 2 có gì độc đáo? Hai chữ rủ nhau mở đầu bài ca dao có ý
nghĩa như thế nào? Phân tích ý nghĩa câu “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này”?
5


3. Phân tích phong cảnh trong bài 3. Tại sao câu thơ Ai vô xứ Huế thì vô... lại bỏ lửng, không
có câu bát nối thêm vào phía sau để thành cặp lục bát hoàn chỉnh?
4. Hai câu đầu của bài 4 miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện bằng những
biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích vẻ đẹp của cô gái trong hai câu thơ sau.
5. Về bài 4, hiện có nhiều cách phân tichs khác nhau. Người thì cho rằng đây là lời hát của
chàng trai, chàng khen vẻ đẹp của cánh đồng rồi khen vẻ đẹp của cô gái. Đây là cách bày tỏ
tình cảm với cô gái của chàng trai. Người lại cho rằng, đây là lời của cô gái. Hiện tại người
con gái đẹp, trẻ trung, đầy sức sống, nhưng tương lai ai biết thế nào? Phía sau câu thơ là nỗi
âu lo, phấp phỏng về tương lai.
Em đồng ý với cách hiểu nào? Vì sao?
C. Những câu hát than thân.
1. Bài 1 nói đến thân phận con cò. Đây là hình ảnh tượng trưng cho số phận của ai? Để diễn
tả sự vất vả, lận đận của con cò, bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
2. Có 4 bạn tranh luận với nhau về nội dung bài ca dao như sau:
a. Bài ca dao nói đến sự vất vả của con cò. Đó cũng là sự vất vả của người nông dân.
b. Bài ca dao mang ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc.
c. Bài ca dao rất giàu tính chiến đấu.
d. Bài ca dao trách người nông dân cam chịu, không dám đấu tranh.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
3. Bốn loài vật trong bài 2 có điểm gì chung? Hãy phân tích số phận các hình ảnh ẩn dụ trong
bài?
4. Em đồng ý với ý kiến nào về hai chữ thương thay trong bài 2:
a. Sự lặp lại 4 lần hai chữ thương thay là do bí từ. Vì lặp từ nên bài thơ đơn điệu, không hấp
dẫn.
b. Đây là sự lặp lại mang dụng ý nghệ thuật rõ nét. Tác giả muốn nhấn mạnh cảnh ngộ và thể

hiện sự cảm thông sâu sắc.
c. Sự lặp lại 4 chữ thương thay mở ra bốn nỗi thương cảm khác nhau. Nó có ý nghĩa kết nối
và mở ra những nỗi thương kế tiếp. Đây là sự lặp lại để cho tình ý của bài thơ phát triển.
Em đồng ý với ý kiến nào?
5. Bài 3 nói về thân phận của ai? Phân tích nghệ thuật so sánh trong bài ca dao này?
D. Những câu hát châm biếm.
1. Nhân vật chính mà bài 1 nói đến là ai? Có những đặc điểm gì? Tại sao bài ca dao lại bắt
đầu bằng hai câu thơ có ý nghĩa như một câu hỏi? Người chú trong bài ca dao này tượng
trưng cho lớp người nào trong xã hội?
2. Bài 2 sử dụng lối nói nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó? Lập luận về “số cô” của thầy bói
có gì đáng cười? Bài ca dao này muốn phê phán, chế giễu ai trong xã hội?
3. Bài 3 đề cập đến hiện tượng gì? Các loài vật được nói đến trong bài này tượng trưng xho
loại người nào? Thái độ và hành động của các nhân vật có phù hợp với không khí của một
đám tang hay không? Bài ca dao nhằm mục đích phê phán điều gì?
4. Trong xã hội xưa, “cai” là loại người như thế nào? Chân dung “ cậu cai” có gì đặc sắc? Để
chế giễu cậu, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật châm biếm như thế nào?

6


ÔN TẬP VỀ THƠ TRUNG ĐẠI.
1. Sông núi nước Nam( Lý Thường Kiệt).
1. Bài thơ được viết theo thể loại nào? Tại sao em biết?
=> thể thất ngôn tứ tuyệt. Căn cứ vào đặc điểm sau:
- Số lượng câu: 4
- Số lượng chữ trong một câu: 7
- Hiệp vần: câu 1-2-4 hiệp vần với nhau chữ cuối cùng.
2. Hãy xác định bố cục của bài thơ và nêu lên ý cơ bản của từng phần?
=> 2 phần:
- Hai câu đầu: Nêu lên một thực tế: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được phân

chia rõ rãng ở thiên thư. Đây là một chân lí không thể chối cãi.
- Hai câu sau: Kẻ thù không được xâm phạm. Nếu xâm phạm thì tất yếu sẽ bị thất bại.
3. Có 3 bạn tranh luận với nhau về bài thơ như sau:
a. Đây là bài thơ có tính chất biểu ý ( trình bày ý kiến một cách khách quan)
b. Bài thơ có tính biểu cảm vì nêu lên niềm tự hào của dân tộc sâu sắc.
c. Bài thơ vừa biểu ý, vừa biểu cảm.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
=> Ý kiến c) hợp lí hơn cả. Bài thơ này vừa có tính biểu ý vừa có tính biểu cảm.
- Tính biểu ý thể hiện ở chỗ: Tác giả đã nêu lên một thực tế lịch sử hiển nhiên: Nước Nam có
chủ( Nam đế cư), có cương vực lãnh thổ riêng, không ai được xâm phạm. Nếu kẻ thù xâm
phạm thì sự bại vong của chúng là tất yếu.
- Tính biểu cảm thể hiện ở chỗ:
+ Niềm tự hào về quyền tự chủ và lãnh thổ của đất nước.
7


+ ý chí quyết tâm chiến thắng của dân tộc.
+ Sự xen kết của các chất giọng: hào hùng và đanh thép.
4. Tại sao bài thơ này được gọi là bài thơ thần?
=>Vì nó đã được ngâm lên lần đầu tiên trong đền Trương Hống và Trương Hát( vốn là hai
anh em và là hai vị tướng của Triệu Quang Phục). Hai anh em được tôn là thần sông Như
Nguyệt.
Bài thơ được gắn cho thần làm. Đây là hình thức thiêng hóa ý nghĩa của tác phẩm văn học.
5. Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
ta. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm
nào sau này cũng được coi là Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta?
=> Sông núi nước Nam đúng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vì:
- Tuyên ngôn độc lập bao giờ cũng phải nêu lên được ba nội dung cơ bản:
+ Khẳng định sự độc lập về lãnh thổ.
+ Khẳng định chủ quyền của đất nước ( vua Nam ở).

+ Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước.
* Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai. Và bản
thứ ba là Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc trước quốc dân đồng bào
ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
2. Phò giá về kinh( Trần Quang Khải):
1. Bài thơ thuộc thể thơ nào? Tại sao tác giả lại chọn hình thức thể loại này để biểu đạt tình
cảm của mình?
=> Ngũ ngôn tứ tuyệt. Đặc điểm của thể thơ này là:
- Số dòng thơ: 4
- Số chữ trong từng dòng: 5
- Hiệp vần: câu 2- 4 chữ cuối thường hiệp vần với nhau.
* Trần Quang Khải đã chọn thể thơ này vì đây là thể thơ ngắn gọn nhưng có khả năng dồn
nén ý tưởng và tình cảm rất cao, âm hưởng thơ hào hùng.
2. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ đầu?
=> Hai câu thơ đầu có những nét đặc sắc:
- Cả hai câu tập trung khắc họa những chiến công lững lẫy của quân ta.
- Đều mở đầu bằng hai động từ ( đoạt, cầm) nhằm diễn tả và nhấn mạnh sự mạnh mẽ của
hành động và thế chủ động của quân dân ta.
- Trình tự chiến thắng được đảo ngược: Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng được
đặt ở câu đầu, còn chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước đó vài tháng lại được đặt ở câu sau.
Điều đó có tác dụng làm cho không khí chiến thắng và niềm hân hoan nổi bật hơn. Vả lại,
chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long.
3. Phân tích mối quan hệ về ý nghĩa trong hai câu 3-4.
=> Hai câu sau: Nói lên khát vọng thái bình thinh trị của nhân dân. Đây là cái nhìn xa rộng
của một nhà chiến lược lớn.
- Mối quan hệ:
+ Câu 3 nói về nguyên nhân: nên gắng sức.
+ Câu 4 nói về kết quả: non nước ấy nghìn thu.
Sự bền vững và thịnh trị của dân tộc không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả phấn
đấu của toàn thể nhân dân.

4. Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm gì chung?
=> - Thể hiện bản lĩnh và chiến thắng của dân tộc ta.
- Âm hưởng, giọng điệu hào hùng.
8


- Có sự hòa quyện giữa tính biểu ý và tính biểu cảm. Cả hai bài đều cô đúc, ngắn gọn nhưng
ý thơ sâu sắc, tình cảm trong thơ cao cả, thiên liêng.
5. Sau khi học bài thơ trên em hiểu thế nào là Hào khí Đông A?
=> hai chữ Đông A là chiết tự của chữ “ Trần”. Hào khí Đông A nói về khát vọng chiến
thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của quân dân thời Trần.
3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( Trần Nhân Tông)
1. Bài thơ thuộc thể loại nào?
=> Thất ngôn tứ tuyệt.
2. Tác giả bài thơ này là một ông vua. Việc vua làm thơ về làng quê khiến em có suy nghĩ gì?
=> Thông thường vua sống nơi lầu son gác tía, xa cách cuộc sống thôn quê. Nhưng trong bài
thơ này, ta thấy tâm hồn của bậc quân vương lại mở rộng trước cảnh thiên nhiên và cuộc
sống nơi thôn dã. Điều này cho thấy: thứ nhất, vua Trần Nhân Tông là người có tâm hồn
nghệ sĩ; thứ hai, vào thời Lý- Trần, cuộc sống giữa vua quan và nhân dân không quá cách
biệt.
3. Đọc hai câu thơ đầu, em thấy cảnh sắc trong bài thơ thuộc mùa nào? Cụm từ bán vô bán
hữu ( nửa như có nửa như không) gợi lên điều gì?
=> Đọc hai câu thơ đầu, ta thấy cảnh ở đây vào khoảng cuối thu, chớm đông. Thời điểm
quan sát là lúc chiều muộn, trời sắp tối. Chính thời điểm này khiến cho cảnh mờ mờ như khói
phủ.
Cụm từ bán vô bán hữu ( nửa như có nửa như không) diễn tả rất đạt khung cảnh
làng quê vào lúc trời đã bắt đầu nhập nhoạng. Vẫn có ánh sáng ( bóng chiều) nhưng không
phải là thứ ánh sáng mạnh, chói mà bàng bạc lớp khói sương. Cảnh trở nên man mác nhờ
vào cách nói này của nhà thơ.
4. Hãy phân tích cách lựa chọn và khắc họa chi tiết trong hai câu thơ cuối?

=> Hai câu sau dựng lên hai hình ảnh: hình ảnh thứ nhất gợi âm thanh ( tiếng sáo mục
đồng), hình ảnh thứ hai nói về màu sắc. Tất cả toát lên sự bình yên. Chiều xuống, sương thu
đã lãng đãng nhưng cuộc sống không hề đìu hiu, buồn bã. Tâm thế của nhà thơ là từ trong
phủ trông ra, cái nhìn vừa khoáng đạt, vừa trìu mến trước cảnh.
4. Bài ca côn sơn( Nguyễn Trãi):
1. Khi đọc bài thơ( mặc dù là bản dịch), em có nhận xét gi về âm hưởng chung của tác phẩm?
=> nhẹ nhàng, êm ái, thư thả.
2. Hãy nhận xét: Đoạn thơ dịch thuộc thể loại nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định bản dịch
thuộc thể loại đó?
Em có nhận xét gì về nhiệm vụ của các câu 1,3,5,7 và các câu 2,4,6,8? Tác dụng nghệ
thuật của cách tổ chức câu thơ?
=> Đoạn thơ thuộc thể thơ lục bát. Lục bát nghĩa là sáu tám, sau một câu 6 chữ là một câu 8
chữ. Về hiệp vần, chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát, chữ cuối của câu bát
vần với chữ cuối của câu lục tiếp theo.
- Cách tổ chức câu thơ của Nguyễn Trãi rất khéo. Các câu 1,3,5,7 tập trung tả cảnh, các câu
2,4,6,8 tả người. Việc tổ chức câu thơ như thế khiến cho cảnh và người hòa quyện nhau, tôn
thêm vẻ đẹp của nhau. Như vậy, bài thơ có hai phương diện: thứ nhất, cảnh trí Côn Sơn trong
tâm hồn Nguyễn Trãi; thứ hai, cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
3. Nhân vật ta trong bài thơ là ai? Tại sao ta lại xuất hiện nhiều lần? Hãy phân tích cách cảm
nhận thiên nhiên của ta?
=> Là nhà thơ. Trong đoạn thơ ta xuất hiện nhiều lần, mỗi lần là một tư thế, tâm thế khác
nhau: nghe, ngồi, nằm, ngâm. Phía sau các động từ diễn tả tư thế, hành động là những hình
ảnh so sánh và chính sự so sánh này cho ta thấy được tâm trạng của nhà thơ. Đó là một nghệ
9


sĩ tinh tế, rất mực yêu thiên nhiên trong những ngày tháng thư nhàn, Nhà thơ đang thả hồn
mình vào một thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Tâm hồn nhà thơ trong sáng, thanh cao.
4. Về câu thơ cuối, em đồng ý với ý kiến nào trong số các ý kiến sau:
a. Nguyễn Trãi bị ốm phải về Côn Sơn dưỡng bệnh, ông không biết làm gì nên đành ngâm

thơ.
b. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên sâu sắc bằng một trái tim nghệ sĩ tinh tế và nhạy cảm.
c. Tâm hồn nhà thơ trong đoạn thơ này rất thanh cao, trong sáng.
d. Nguyễn Trãi ngâm thơ vì chán đời, không thiết tha gì với cuộc đời.
=> đồng ý với ý kiến b,c.
5. Sau phút chia li ( Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch).
1. Đoạn trích học thuộc thể thơ nào? Theo em, đoạn thơ có thể chia thành mấy đoạn nhỏ?
=> Đoạn thơ được viết theo thể song thất lục bát( sau 2 câu 7 chữ thì tiếp theo là một câu
lục bát: 7-7-6-8). Đoạn thơ có thể chia làm 3 đoạn nhỏ, mỗi đoạn gồm 4 câu.
2. Bốn câu thơ đầu diễn tả tâm trạng của chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Hãy:
a. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách nói: chàng thì đi- thiếp thì về.
=> Hai câu đầu sử dụng phép đối: chàng thì đi- thiếp thì về. Điều đáng nói là hai người đi
về hai không gian khác nhau. Một bên là cõi xa mưa gió, một bên là giường cũ chiếu chăn.
Đó là hai không gian gợi sự chia li, li biệt.
b. Câu thơ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh nhằm tả cảnh hay tả tâm trạng? Màu xanh
trong câu thơ này có ý nghĩa gì?
=> Đây là hình thức tả cảnh ngụ tình. Mây biếc, núi xanh nói về sự rộng lớn của không
gian, Nỗi sầu chia li cũng trải rộng đến mức mênh mông như vũ trụ.
Màu xanh trong câu thơ này không phải là màu xanh của sự sống, cây cối xanh tươi
mà là màu của tâm trạng. Không gian trải rộng đến ngút ngàn qua những hình ảnh có tính
ước lệ.
3. Hai câu thơ 5,6 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng địa
danh trong đoạn từ câu 5 đến câu 8?
=> Hai câu 5,6 sử dụng phép đối ( ngảnh lại – trông sang). Thủ pháp này nói về nỗi nhớ
khắc khoải của hai người qua sự hình dung của thiếu phụ.
Việc sử dụng và hoán đổi các địa danh trong bài thơ này nhằm diễn tả nỗi nhớ càng
ngày càng dâng cao.
4. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn cuối. Phân tích hiệu quả của
chúng?
=> Sử dụng phép đối, điệp ngữ, điệp ý. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gợi nỗi

sầu nhớ lên tới cực điểm.
5. Vì sao trong đoạn thơ này, tác giả nói nhiều đến màu xanh? Đây là màu xanh thật ngoài đời
hay màu xanh trong tâm trạng?
=> Màu xanh trong bài thơ này vừa là màu xanh hiện thực vừa là màu xanh tâm trạng.
Trong bốn câu thơ đầu, màu xanh nói về sự xa cách. Nhưng dường như cái khoảng cách
ấy vẫn có thể hình dung được. Còn trong đoạn cuối từ xanh xanh đã chuyển sang xanh
ngắt. Đây là màu của trời cao, đất rộng, màu thăm thẳm của sự chia li.
6. Về câu thơ cuối, có hai ý kiến như sau:
a. Câu thơ so sánh về nỗi nhớ của hai người.
b. Nhấn mạnh nỗi nhớ sâu rộng đến cực điểm của chinh phụ.
Em đồng ý với ý kiến nào?
=> Ý kiến đúng là b). Câu thơ cuối không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai mà nhằm
nhấn mạnh nỗi buồn của chinh phụ. Đó là nỗi buồn sâu thẳm và rộng lớn.
10


7. Đọc đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?
=> Số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: đau khổ, là nạn nhân của các cuộc chiến
tranh phi nghĩa thời xưa.
6. Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương).
1. Hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ này?
=>Bài thơ này có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa đen tả bánh trôi nước. Cụ thể: hình dáng: tròn;
màu sắc: trắng; kĩ thuật luộc: bảy nổi ba chìm; có nhân bên trong ( bằng đường phên, màu
nâu đỏ).
2. Ngoài lớp nghĩa đen, bài thơ còn có nét nghĩa bóng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong
xã hội cũ. Hãy chứng minh.
=> Giá trị chủ yếu trong bài thơ nằm ở lớp nghĩa bóng. Trên cơ sở chiếc bánh trôi, nhà thơ
muốn nói về vẻ đẹp của người phụ nữ:
- Hình thức: xinh đẹp.
- Phẩm chất: trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắc,

thủy chung.
3. Hai chữ thân em ở đầu bài thơ gợi cho em điều gì? Có mối liên hệ nào giữa thân em trong
thơ Hồ Xuân Hương và những bài hát than thân trong ca dao hay không?
=> Hai chữ thân em ở đầu bài thơ nói lên nỗi đau thân phận. Thân phận cay đắng của HXH
tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Như vậy, tiếng thơ của HXH có sự
gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao. Một mặt, HXH đưa hơi thở của văn học
dân gian vào thơ đã khiến cho thơ bà tự nhiên, mềm mại, gần gũi với đời sống; mặt khác,
khiến cho tiếng thơ của bà da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao
người.
4. Phân tích thái độ của nhà thơ trong bài thơ?
=> - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ( cả hình thức và nội dung) của người phụ nữ.
- Cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của chị em phụ nữ.
- Lên án xã hội cũ.
7. Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan)
1. Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm thế
của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người?
=> Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả khi trời đã xế chiều. Tâm thế của nhà thơ là tâm
thế của kẻ lữ thứ cô đơn trước không gian dài rộng mà heo hút, hoang sơ.
2. Hãy tìm những chi tiết nói về cảnh sắc và cuộc sống của con người trong bài thơ và nêu lên
nhận xét của mình về cách cảm nhận cuộc sống của Bà Huyện Thanh Quan?
=> Cảnh thiên nhiên được miêu tả lúc đã về chiều, gồm cỏ cây, hoa lá, núi sông, tiếng chim
cuốc, đa đa…Cuộc sống của con người chỉ hiện lên qua những hình ảnh thấp thoáng: tiều
vài chú, chợ mấy nhà. Các từ láy vừa diễn tả hình dáng của chú tiều( lom khom) vừa nói lên
sự thưa thớt( lác đác). Cách cảm nhận của nhà thơ: mượn cảnh tả tình. Cảnh sắc và cuộc
sống ở Đèo Ngang( trong không gian chiều) phù hợp với tâm trạng hoài cổ, man mác buồn
của tác giả.
3. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ, nhất là hai câu cuối?
=> Tâm trạng của nhà thơ:
- Nỗi buồn xuất hiện ngay trong những dòng thơ đầu tiên. Bước chân lữ thứ, cô đơn của nhà
thơ thể hiện nỗi buồn bên trong. Cảnh trí tuy thoáng rộng mà heo hút, cuộc sống trong bài

thơ cũng không tấp nập, đông vui mà vắng lặng. Nó được nhìn qua tâm trạng của một trái
tim nặng trĩu u hoài.
11


- Hai câu 5-6: thông qua các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia để nói về tâm trạng. Tiếng
kêu nhớ nước của chim cuốc, tiếng kêu thương nhà của chim đa đa cũng chính là tâm trạng
nhớ nước thương nhà , hoài nhớ quá khứ của tác giả.
- Hai câu thơ cuối là hai câu bộc lộ tâm trạng một cách trực tiếp. Thủ pháp đối lập được sử
dụng để nhấn mạnh sự cô đơn: trời, non, nước( rộng lớn, bát ngát)- một mảnh tình riêng
( nhỏ bé, lẻ loi). Ba chữ ta với ta đẩy sự cô đơn đến mức gần như tuyệt đối.
4. Em có nhận xét gì về sự khác nhau giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh
Quan?
=> - Ngôn ngữ thơ HXH bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày; ngôn ngữ thơ Bà
HTQ giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố.
- Thơ HXH phóng túng, gần gũi với hơi thở của văn học dân gian; thơ Bà HTQ trang nhã,
đậm chất hoài cổ.
8. Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến):
1. Câu thơ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà thông báo với ta điều gì và lẽ ra Nguyễn Khuyến phải
tiếp bạn ra sao?
=> Câu thơ mở đầu thông báo với ta: Đã lâu rồi bạn không đến thăm nhà thơ. Nay mới có
điều kiện để thăm. Lẽ ra nhà thơ phải tiếp bạn một cách chu đáo. Ít ra cũng có chén rượu để
ngâm thơ, có miếng trầu để trò chuyện.
2. Điều kiện của nhà thơ khi tiếp bạn có gì đặc biệt? Tình huống mà Nguyễn Khuyến nói đến
có nghĩa như thế nào?
=> Sáu câu thơ tiếp theo nói đến một hoàn cảnh đặc biệt: không có gì để tiếp bạn, Tất cả
đều không có hoặc không có điều kiện. Thực ra, đây là cách dựng tình huống của nhà thơ, vì
nếu có mọi thứ để tiếp bạn thì đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Từ cái không về
vật chất ( để tiếp đãi bạn) để khẳng định cái có sâu nặng về tình cảm bạn bè. Đây mới là điều
quan trọng nhất.

3. Suy nghĩ của em về câu thơ cuối bài: Bác đến chơi đây, ta với ta.
=> Câu thơ cuối như một tiếng cười hóm hỉnh. Câu thơ khẳng định sự hòa hợp giữa hai tâm
hồn bè bạn. Cụm từ ta với ta được dùng rất hay. Nếu trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan, ba chữ ta với ta nói về sự cô đơn tuyệt đối thì trong bài thơ này, ba chữ ta với
ta nói đến sự hòa hợp mình với ta tuy hai mà một giữa nhà thơ với bạn mình.
4. Về thể loại, bài thơ này của Nguyễn Khuyến có gì giống với Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan?
=> Đều là thơ thất ngôn bát cú.
9. Xa ngắm thác núi Lư ( Lí Bạch):
1. Em hãy xác định vị trí ngắm cảnh của nhà thơ. Căn cứ vào đâu để em khẳng định điều đó?
Hiệu quả cuả việc lựa chọn vị trí để quan sát và miêu tả?
=> Nhà thơ đứng từ xa để ngắm cảnh. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua hai chữ: vọng
( trông từ xa) và dao (xa). Việc đứng từ xa quan sát tuy không nêu rõ được đặc điểm chi tiết
nhưng lại có ưu thế miêu tả cảnh một cách bao quát, tô đậm được vẻ hùng vĩ và hoành tráng
của cảnh.
2. Về mặt kết cấu, bài thơ được tổ chức theo kết cấu 1-3. Em hãy cho biết nhiệm vụ của câu
đầu và ba câu sau.
=> Kết cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt rất đa dạng. Có thể phân tích theo nhiều cách khác
nhau tùy vào cách tổ chức kết cầu của bài thơ. Trong bài thơ này, câu đầu có tính chất tạo
nên phông nền của bức tranh trước khi miêu tả trực tiếp vẻ đẹp của thác nước. ba câu còn lại
miêu tả cảnh thác nước.
3. Vẻ đẹp của cảnh được hiện lên trong câu đầu như thế nào?
12


=> Câu đầu mang cái nhìn bao quát. Ngọn núi Hương Lô( một ngọn núi trong dãy Lư Sơn)
hiện lên nổi bật nhất. Đặc điểm của ngọn núi này là núi cao, có mây mù bao phủ, đứng xa
trông như một lò hương gọi là “ Hương Lô”. Cảnh tượng hùng vĩ. Mặt trời chiếu ( nhân)
sinh làn khói tía( quả). Cảnh trở nên sống động với động từ sinh. Vì trước nay, Hương Lô mịt
mù sương khói là chuyện ai cũng biết, nhưng đến Lí Bạch, ông đã miêu tả vẻ đẹp ấy dưới ánh

mặt trời.
4. Câu 2 miêu tả cái gì? Theo em, từ nào đóng vai trò quan trọng nhất trong câu thơ này? Vì
sao em lại khẳng định như thế?
=> Câu 2 bắt đầu miêu tả cảnh thác nước một cách trực tiếp. Câu này có ý nghĩa: “ xa nhìn
dòng thác treo trên dòng sông phía trước” . Như vậy, động từ quan trọng nhất là quải ( treo).
Sự thực thì thác chảy, và chảy rất mạnh, nhưng nhìn từ xa, thác nước như không chảy, nó
đang treo trên dòng sông phía trước. Quải biến cảnh động thành tĩnh.
5. Phân tích nghệ thuật sử dụng từ trong câu 3. Em thấy bức tranh phong cảnh trong câu 2 và
câu 3 có gì thay đổi không?
=> Câu 3 có hai động từ: Phi lưu ( nước chảy như bay), trực há ( đổ thẳng xuống). Đây là
câu thơ không chỉ nói đến tốc độ bay của nước, sức mạnh của nước mà còn nói được thế núi
cao và sườn núi dốc ( vì thế nước mới bay và đổ mạnh như thế). Tam thiên xích là con số
ước lệ nhằm nhấn mạnh độ cao.
Nếu như câu 2, cảnh từ động được chuyển sang tĩnh thì trong câu 3, cảnh từ tĩnh chuyển
sang động. Điều này cho thấy sự điêu luyện trong bút pháp tả cảnh của Lí Bạch.
6. Câu cuối nói về vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh. Đề nhấn mạnh tính huyền ảo của thác
nước, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật này có tạo nên tính
chân thực của hình ảnh thác nước không?
=> Câu cuối tả vẻ đẹp huyền ảo của cảnh, Để làm được điều đó, tác giả sử dụng lối nói
cường điệu, phóng đại. Động từ nghi thị ( ngỡ là) nói về sự chuyển đổi cảm giác, hình ảnh
Ngân Hà nói về sự rộng lớn ở tầm vũ trụ, lạc ( rơi xuống) là động từ được dùng rất đắt nhằm
tăng thêm sự huyền ảo, diễm lệ của cảnh.
Sự ngỡ là này hoàn toàn hợp lí, lối nói cường điệu không làm giảm bớt tính chân thực
của bức tranh vì trước đó, nhà thơ đã nói về sự hùng vĩ của cảnh, đã đặt thác nước trong
không gian dài rộng. Vì thế, việc coi dòng thác như dải Ngân Hà lạc khỏi mây là cách nói
gây được ấn tượng và khoái cảm cho người đọc.
7. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Lí Bạch được thể hiện trong bài thơ này?
=> Bài thơ tả cảnh nhưng trong cảnh có tình. Qua bài thơ này, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn
và tính cách cuả nhà thơ:
- Tính cách: mạnh mẽ, phóng khoáng, tự do.

- Tâm hồn: yêu thiên nhiên đằm thắm, thích những vẻ đẹp huyền diệu, bay bổng, lãng mạn.
10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Lí Bạch):
1. Em có biết giai thoại nào nói về tình yêu trăng của Lí Bạch? Tình yêu trăng cho em hiểu
thêm điều gì về con người nhà thơ?
=> Tục truyền có một đêm, khi Lý Bạch đang say sưa trên bờ sông Thái Thạch, huyện Đang
Đồ, tỉnh An Huy (Trung Quốc), ông nhìn thấy trăng ở dưới đáy nước, đẹp quá, liền nhảy
xuống, với ý định vớt trăng lên, nhưng chết đuối. Từ nơi đó, về sau người ta xây một cái đài
đặt tên là Tróc Nguyệt Đài (Đài Bắt Trăng). Cũng có bằng chứng cho rằng Lý Bạch đã tự tử.
Chuyện ông nhẩy xuống sông ôm trăng có phần nào thêu dệt, nhưng chính vì thế, làm cho
thơ ông thơ mộng hơn, nổi tiếng hơn. Qua đó cho thấy tình yêu trăng và vẻ đẹp tâm hồn của
nhà thơ.
13


2. Bài thơ có bố cục như thế nào? Có người cho rằng, hai câu đầu chỉ thuần túy tả trăng. Lại
có người cho rằng, hai câu đầu không chỉ tả cảnh mà còn thể hiện tình cảm của nhà thơ. Em
đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
=> Bài thơ có bố cục 2-2: hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau bộc lộ tình cảm trực
tiếp.
Ý kiến thứ hai hợp lí hơn. Đúng là hai cầu đầu đầy trăng nhưng không phải là tả trăng
thuần túy. Đêm trăng sáng đầu giường khiến nhà thơ vốn trằn trọc không ngủ được ( hoặc đã
chợp mắt nhưng không ngủ được nữa) ngỡ là sương phủ đầy mặt đất. Chữ ngỡ là ( nghi thị)
cho thấy chủ thể hoạt động trong hai câu đầu không phải là trăng mà là người. Như vậy,
trong cảnh đã có tình.
3. Hai câu 3-4 tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả của các thủ pháp
nghệ thuật ấy?
=> Hai câu sau chủ yếu tả tình, nhưng trong tình vẫn có cảnh. Ba chữ tư cố hương bày tỏ
trực tiếp nỗi nhớ của nhà thơ. Trong hai câu thơ này, Lí Bạch sử dụng phép đối( trong thơ cổ
thể, không bắt buộc phải đối).
Hiệu quả nghệ thuật: Ngẩng đầu vừa kiểm tra lại cảm giác ngỡ là ở trên có đúng hay

không, vừa cho thấy trăng càng sáng thì cảm giác lẻ loi nơi đất khách quê người càng rõ. Đê
đầu không phải để kiểm tra sương hay là trăng một lần nữa mà là suy nghĩ, nhớ về quê
hương. Sự đối lập giữa cử đầu và đê đầu đã làm cho mối tình quê thêm sâu sắc, cho thấy nỗi
nhớ quê luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
4. Em hãy chỉ ra sự thống nhất cảm xúc và suy tư của nhà thơ qua các động từ được sử dụng
trong bài thơ này?
=> Bài thơ cho thấy Lí Bạch sử dụng động từ tài tình và chuẩn xác. Trong bài thơ này, các
động từ giúp ta nhận thấy sự vận động của dòng cảm xúc và suy nghĩ. Cụ thể, có ba từ chỉ
hành động của cơ thể( vọng, cử, đê), hai từ chỉ cảm xúc ( nghi, tư). Tuy nhiên cần chú ý ba
động từ sau:
- Nghi thị( ngỡ là): động từ này cho thấy trong hai câu thơ đầu, ánh trăng không phải là chủ
thể hoạt động mà chủ yếu là con người. Đêm trăng, con người không ngủ được, hoặc trằn
trọc vì một điều gì đó mà nhầm tưởng ánh trăng là sương. Hơn thế, câu thơ còn cho thấy,
trăng đây là trăng thu, nỗi nhớ càng thêm nổi bật.
- Cử đầu( ngẩng đầu): Vừa kiểm tra lại sương hay là trăng vừa chỉ sự vận động của cái
nhìn: từ chỗ nhìn ánh trăng trước giường đến mở rộng nhìn bao quát: vọng minh nguyệt
( nhìn cả vầng trăng sáng). Trăng giữa trời khiến cho nỗi lẻ loi, buồn nhớ tăng lên.
- Đê đầu ( cúi đầu): Suy nghĩ, nhớ quê hương. Nỗi nhớ sâu sắc và thấm thía. Đây là động từ
vừa hô ứng với cử đầu, vừa làm cho mối tình quê thêm sâu sắc.
11. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hạ Tri Chương):
1. Em có nhận xét gì về chữ ngẫu trong nhan đề của bài thơ?
=> Bài thơ thể hiện tình cảm cuả nhà thơ về quê sau bao năm xa cách. Ngẫu ở đây có nghĩa
là “ ngẫu nhiên”. Như vậy, không phải tác giả có chủ định viết bài thơ này từ trước, mà cảm
xúc chợt đến. Nhưng chính sự ngẫu nhiên này cho phép người đọc hiểu hơn tâm trạng và tình
quê của tác giả: nỗi nhớ quê lúc nào cũng thường trực trong lòng.
2. Hãy phân tích tình huống độc đáo trong bài thơ này?
=> - Thứ nhất: Người ta thường viết về quê khi xa quê. Càng xa quê thì nỗi sầu xa xứ càng
đậm. Nhưng trong bài thơ này, tác giả viết ngay khi mới đặt chân trở lại quê hương.
- Thứ hai: Không phải ngay từ đầu tác giả viết về quê mà ngẫu nhiên viết. Cảm xúc chợt đến,
giọng điệu hóm hỉnh nhưng tình cảm rất sâu sắc.

3. Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
14


=> Hai câu đầu sử dụng biện pháp đối:
- Câu thứ nhất đối vế: thiếu tiểu li gia – lão đại hồi ( rời nhà khi còn trẻ - quay về khi đã
già). Phép đối cho thấy được các thời điểm trong cuộc đời nhà thơ. Đây là câu thơ mang tính
khái quát cao.
- Câu thơ thứ hai vẫn sử dụng phép đối: hương âm( giọng quê)- mấn mao( tóc mai) và vô
cải( không đổi) - tồi ( đổi). Ở đây, nhà thơ nói đến tương quan giữa cái đổi thay do tuổi tác
( tóc mai) và cái không đổi( giọng quê). Sự không đổi là cái quan trọng nhất, chứng tỏ tình
quê, hồn quê mãi sống trong lòng tác giả.
4. Tình cảm của tác giả trong hai câu cuối được biểu hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về
giọng điệu của hai câu đầu và hai câu cuối?
=> Vì nhà thơ xa quê đã lâu ngày, lũ trẻ không chào, cười hỏi, tưởng nhà thơ là khách lạ
cũng là điều dễ hiểu. Câu thơ phảng phất nét buồn sau giọng thơ hóm hỉnh.
Sự thay đổi giọng điệu trong hai câu đầu và hai câu cuối khá rõ. Trong hai cầu đầu,
mặc dù giọng thơ khách quan nhưng vẫn không giấu được cảm hứng ngậm ngùi. Dấu ấn thời
gian in đậm trong các câu thơ này. Mọi điều đã thay đổi, trừ một yếu tố duy nhất: giọng quê.
Trong hai câu thơ sau, cảnh hiện lên thật trớ trêu, nhà thơ về quê nhưng không gặp ai
quen biết mà chỉ gặp cảnh lũ trẻ hỏi: khách nơi nào đến thăm? Sự tươi tỉnh, hồn nhiên( tiếu
vấn) của lũ trẻ ( nhi đồng) có tác dụng làm nổi rõ hơn sự thay đổi của mình, của con người,
quê hương. Những người cùng tuổi với nhà thơ chắc giờ này ít người còn sống( khi tác giả về
quê đã 86 tuổi). Như vậy, ẩn sau giọng điệu bi hài, hóm hỉnh là cảm giác buồn bã, ngậm ngùi
của một người luôn giữ vững tình cảm thắm thiết với quê hương.
12. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá( Đỗ Phủ):
1. Bài thơ nói về vấn đề gì? ( Để trả lời câu hỏi này nên hiểu thêm về hoàn cảnh xã hội và
cảnh ngộ của nhà thơ)
=> Bài thơ đề cập trực tiếp đến cảnh ngôi nhà tranh bị gió thu phá nát. Ở đây cần chú ý đến
hoàn cảnh:

- Hoàn cảnh xã hội: Loạn An Lộc Sơn – Sử Tư Minh xảy ra năm 755 và đến năm 763 mới
chấm dứt. Như vậy, Khi Đỗ Phủ viết bài thơ này, loạn An Lộc sơn vẫn chưa hết. Đất nước
đang trong hoàn cảnh khốn khổ, bản thân Đỗ Phủ cũng khốn khổ vì nhiều lần chạy loạn.
- Hoàn cảnh riêng: Để tránh họa An Lộc Sơn và cũng không được vua tin dùng, năm 759, Đỗ
Phủ từ quan đưa gia đình về vùng Tây Nam, có thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ Tứ
Xuyên. Năm 760 được bạn bè và người thân giúp đỡ, ông cất được ngôi nhà tranh tại khe
Cán Hoa phía tây Thành Đô. Nhưng nhà vừa dựng xong mấy tháng thì bị gió thu phá nát.
Bài thơ vừa nói lên thực trạng bi đát ấy, vừa cho thấy tấm lòng nhân đạo mênh mông của
nhà thơ.
2. Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các phần?
=> 4 phần:
- P1: Miêu tả cảnh gió thu phá nát nhà.
- P2: Kể chuyện lũ trẻ cậy sức cướp giật và nỗi ấm ức của nhà thơ.
- P3: Miêu tả cảnh khổ sở trong đêm mưa dột khắp nơi.
- P4: Ao ước của nhà thơ.
Bốn phần liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi phần như một phần của bộ phim tư liệu nói
về nỗi thống khổ của nhà thơ trước cảnh nhà mình bị gió thu tàn phá.
3. Trong bài thơ, nhà thơ kể về những nỗi thống khổ nào?
=> - Khổ vì vật chất: nhà bị phá.
- Khổ vì nhân tình thế thái: Bị cướp giật mà không biết chống đỡ như thế nào.
- Khổ vì cảnh màn trời chiếu đất.
15


- Khổ vì xã hội loạn lạc, chiến tranh liên miên.
4. Bài thơ đã sử dụng hoặc kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó?
=> Nhà thơ sử dụng những phương thức biểu đạt sau:
- Phần 1: Kết hợp miêu tả và tự sự, trong đó, miêu tả là chính: tái hiện một cách chính xác cảnh gió
thu cuốn mất nhà ( gió thét già, tranh bay sang sông rải khắp bờ, treo tót ngọn rừng xa, quay lộn
vào mương sa) -> sức tàn phá của gió và sự thảm hại của ngôi nhà khi bị phá.

- Phần 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm: Kể chuyện bị cướp và nỗi ấm ức của nhà thơ-> Nỗi đau nhà
bị phá kết hợp với nỗi đau nhân tình thế thái.
- Phần 3: Miêu tả kết hợp với biểu cảm: Tả cảnh màn trời chiếu đất vì mưa vừa kéo dài vừa nặng
hạt và nỗi đau của nhà thơ.
- Phần 4: Biểu cảm trực tiếp -> Thể hiện lòng nhân đạo mênh mông của nhà thơ ngay trong hoàn
cảnh bi đát, khốn khổ nhất.
5. Phân tích niềm ước ao của Đỗ Phủ trong đoạn thơ cuối.
=> Đây là những câu thơ thể hiện tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ. Cụ thể:
- Vị tha: chỉ nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình.
- Nhân ái: muốn người khác hân hoan vui sướng.
- Ước mơ tuy mang tính ảo tưởng nhưng nó cho thấy khát vọng và tinh thần nhân đạo lớn lao của
nhà thơ. Phải là “ nhà thơ của dân đen” thì mới có khát khao cao đẹp ấy.
6. Em có nhận xét gì về sự khác biệt chủ yếu giữa phong cách thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ?
=> Sự khác biệt giữa hai phong cách:
Lí Bạch
Đỗ Phủ
- Tràn đầy cảm hứng lãng mạn
- Đậm chất hiện thực, được coi là “ thi sử”
của thời đại.
- Giọng điệu thơ thường sôi nổi, mãnh liệt
- Giọng điệu thơ thâm trầm, sấu sắc.
- Hình ảnh thơ thường kì vĩ, siêu phàm, giàu tính - Hình ảnh gần gũi với đời thường, nhưng
tượng trưng.
nhiều lúc thi vị, mãnh liệt.
- Ngôn ngữ sinh động, trong sáng, hoa mĩ và tự - Ngôn ngữ dụng công, gần gũi lời ăn tiếng
nhiên.
nói của nhân dân.

CÂU HỎI ÔN TẬP THƠ TRUNG ĐẠI.
1. Sông núi nước Nam( Lý Thường Kiệt).

1. Bài thơ được viết theo thể loại nào? Tại sao em biết?
2. Hãy xác định bố cục của bài thơ và nêu lên ý cơ bản của từng phần?
3. Có 3 bạn tranh luận với nhau về bài thơ như sau:
a. Đây là bài thơ có tính chất biểu ý ( trình bày ý kiến một cách khách quan)
b. Bài thơ có tính biểu cảm vì nêu lên niềm tự hào của dân tộc sâu sắc.
c. Bài thơ vừa biểu ý, vừa biểu cảm.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
4. Tại sao bài thơ này được gọi là bài thơ thần?
5. Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
ta. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm
nào sau này cũng được coi là Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta?
2. Phò giá về kinh( Trần Quang Khải):
1. Bài thơ thuộc thể thơ nào? Tại sao tác giả lại chọn hình thức thể loại này để biểu đạt tình
cảm của mình?
2. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ đầu?
3. Phân tích mối quan hệ về ý nghĩa trong hai câu 3-4.
4. Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm gì chung?
5. Sau khi học bài thơ trên em hiểu thế nào là Hào khí Đông A?
3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( Trần Nhân Tông)
16


1. Bài thơ thuộc thể loại nào?
2. Tác giả bài thơ này là một ông vua. Việc vua làm thơ về làng quê khiến em có suy nghĩ gì?
3. Đọc hai câu thơ đầu, em thấy cảnh sắc trong bài thơ thuộc mùa nào? Cụm từ bán vô bán
hữu ( nửa như có nửa như không) gợi lên điều gì?
4. Hãy phân tích cách lựa chọn và khắc họa chi tiết trong hai câu thơ cuối?
4. Bài ca côn sơn( Nguyễn Trãi):
1. Khi đọc bài thơ( mặc dù là bản dịch), em có nhận xét gi về âm hưởng chung của tác phẩm?
2. Hãy nhận xét: Đoạn thơ dịch thuộc thể loại nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định bản dịch

thuộc thể loại đó?
Em có nhận xét gì về nhiệm vụ của các câu 1,3,5,7 và các câu 2,4,6,8? Tác dụng nghệ
thuật của cách tổ chức câu thơ?
3. Nhân vật ta trong bài thơ là ai? Tại sao ta lại xuất hiện nhiều lần? Hãy phân tích cách cảm
nhận thiên nhiên của ta?
4. Về câu thơ cuối, em đồng ý với ý kiến nào trong số các ý kiến sau:
a. Nguyễn Trãi bị ốm phải về Côn Sơn dưỡng bệnh, ông không biết làm gì nên đành ngâm
thơ.
b. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên sâu sắc bằng một trái tim nghệ sĩ tinh tế và nhạy cảm.
c. Tâm hồn nhà thơ trong đoạn thơ này rất thanh cao, trong sáng.
d. Nguyễn Trãi ngâm thơ vì chán đời, không thiết tha gì với cuộc đời.
5. Sau phút chia li ( Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch).
1. Đoạn trích học thuộc thể thơ nào? Theo em, đoạn thơ có thể chia thành mấy đoạn nhỏ?
2. Bốn câu thơ đầu diễn tả tâm trạng của chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Hãy:
a. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách nói: chàng thì đi- thiếp thì về.
b. Câu thơ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh nhằm tả cảnh hay tả tâm trạng? Màu xanh
trong câu thơ này có ý nghĩa gì?
3. Hai câu thơ 6.7 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng địa
danh trong đoạn từ câu 5 đến câu 8?
4. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn cuối. Phân tích hiệu quả của
chúng?
5. Vì sao trong đoạn thơ này, tác giả nói nhiều đến màu xanh? Đây là màu xanh thật ngoài đời
hay màu xanh trong tâm trạng?
6. Về câu thơ cuối, có hai ý kiến như sau:
a. Câu thơ so sánh về nỗi nhớ của hai người.
b. Nhấn mạnh nỗi nhớ sâu rộng đến cực điểm của chinh phụ.
Em đồng ý với ý kiến nào?
7. Đọc đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?
6. Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương).
1. Hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ này?

2. Ngoài lớp nghĩa đen, bài thơ còn có nét nghĩa bóng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong
xã hội cũ. Hãy chứng minh.
3. Hai chữ thân em ở đầu bài thơ gợi cho em điều gì? Có mối liên hệ nào giữa thân em trong
thơ Hồ Xuân Hương và những bài hát than thân trong ca dao hay không?
4. Phân tích thái độ của nhà thơ trong bài thơ?
7. Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan)
1. Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm thế
của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người?
17


2. Hãy tìm những chi tiết nói về cảnh sắc và cuộc sống của con người trong bài thơ và nêu lên
nhận xét của mình về cách cảm nhận cuộc sống của Bà Huyện Thanh Quan?
3. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ, nhất là hai câu cuối?
4. Em có nhận xét gì về sự khác nhau giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh
Quan?
8. Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến):
1. Câu thơ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà thông báo với ta điều gì và lẽ ra Nguyễn Khuyến phải
tiếp bạn ra sao?
2. Điều kiện của nhà thơ khi tiếp bạn có gì đặc biệt? Tình huống mà Nguyễn Khuyến nói đến
có nghĩa như thế nào?
3. Suy nghĩ của em về câu thơ cuối bài: Bác đến chơi đây, ta với ta.
4. Về thể loại, bài thơ này của Nguyễn Khuyến có gì giống với Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan?
9. Xa ngắm thác núi Lư ( Lí Bạch):
1. Em hãy xác định vị trí ngắm cảnh của nhà thơ. Căn cứ vào đâu để em khẳng định điều đó?
Hiệu quả cảu việc lựa chọn vị trí để quan sát và miêu tả?
2. Về mặt kết cấu, bài thơ được tổ chức theo kết cấu 1-3. Em hãy cho biết nhiệm vụ của câu
đầu và ba câu sau.
3. vẻ đẹp của cảnh được hiện lên trong câu đầu như thế nào?

4. Câu 2 miêu tả cái gì? Theo em, từ nào đóng vai trò quan trọng nhất trong câu thơ này? Vì
sao em lại khẳng định như thế?
5. Phân tích nghệ thuật sử dụng từ trong câu 3. Em thấy bức tranh phong cảnh trong câu 2 và
câu 3 có gì thay đổi không?
6. Câu cuối nói về vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh. Đề nhấn mạnh tính huyền ảo của thác
nước, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật này có tạo nên tính
chân thực của hình ảnh thác nước không?
7. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Lí Bạch được thể hiện trong bài thơ này?
10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Lí Bạch):
1. Em có biết gia thoại nào nói về tình yêu trăng của Lí Bạch? Tình yêu trăng cho em hiểu
thêm điều gì về con người nhà thơ?
2. Bài thơ có bố cục như thế nào? Có người cho rằng, hai câu đầu chỉ thuần túy tả trăng. Lại
có người cho rằng, hai câu đầu không chỉ tả cảnh mà còn thể hiện tình cảm của nhà thơ. Em
đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
3. Hai câu 3-4 tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả của các thủ pháp
nghệ thuật ấy?
4. Em hãy chỉ ra sự thống nhất cảm xúc và suy tư của nhà thơ qua các động từ được sử dụng
trong bài thơ này?
11. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hạ Tri Chương):
1. Em có nhận xét gì về chữ ngẫu trong nhan đề của bài thơ?
2. Hãy phân tích tình huống độc đáo trong bài thơ này?
3. Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
4. Tình cảm của tác giả trong hai cuối được biểu hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về
giọng điệu của hai câu đầu và hai câu cuối?
12. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá( Đỗ Phủ):
1. Bài thơ nói về vấn đề gì? ( Để trả lời câu hỏi này nên hiểu thêm về hoàn cảnh xã hội và
cảnh ngộ của nhà thơ)
2. Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các phần?
18



3. Trong bài thơ, nhà thơ kể về những nỗi thống khổ nào?
4. Bài thơ đã sử dụng hoặc kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Hiệu quả nghệ thuật của
nó?
5. Phân tích niềm ước ao của Đỗ Phủ trong đoạn thơ cuối.
6. Em có nhận xét gì về sự khác biệt chủ yếu giữa phong cách thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ?

ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI.
1. Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh):
1. Bài thơ thuộc thể loại nào?
=> Bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy nhiên cách ngắt nhịp có nét riêng: câu thứ nhất
ngất nhịp ¾ ( trong khi đó thể thơ này thường ngắt nhịp 4/3); câu thứ 4 ngắt nhịp 2/5 ( cũng
có thể ngắt nhịp 2/2/3).
2. Em hãy cho biết trăng có vị trí thế nào trong tâm hồn thi sĩ của Bác. Lấy một ví dụ để
chứng minh?
=> Trăng có vị trí rất quan trọng trong tâm hồn Bác. Trong Nhật kí trong tù, trăng là người
bạn tri kỉ, tượng trưng cho sự thanh cao, trong sáng. Ví dụ:
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo với vợi mảnh trăng thu
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Sau Cách mạng, trăng thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, gợi lên sự bình yên của cuộc
sống. Ánh trăng trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là những ví dụ tiêu biểu. Qua đó
cho thấy Bác là người nhạy camt, luôn giao hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên bằng một tình yêu
thắm thiết.
3. Bài thơ có bố cục như thế nào? Mối quan hệ giữa các phần?
=> Hai phần: Phần đầu tả cảnh, phần sau tả tình. Thực ra trong cảnh có tình, trong tình có
cảnh. Hai phần có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phần đầu nói về tình yêu thiên nhiên, phần sau
19



nói về tình yêu Tổ quốc và nỗi lo lắng về vận nước. Sự mở rộng thi tứ vừa hợp lí vừa bảo
đảm tính nghệ thuật cao.
4. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong hai câu đầu. Tâm trạng ấy được thể hiện qua những
thủ pháp nghệ thuật nào?
=> Hai câu đầu cho thấy nhà thơ đang thả hồn mình vào cảnh đẹp thiên nhiên. Trước hết
nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh. Cảnh bắt đầu từ âm thanh của suối: Tiếng suối trong như
tiếng hát xa. Là tiếng hát xa nên tiếng suối hết sức êm ả. Trước đây nhiều người hay so sánh
tiếng hát với tiếng suối ( Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền – Thế Lữ), hay tiếng suối
như tiếng đàn ( Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai – Nguyễn
Trãi), còn HCM lại so sánh tiếng suối như tiếng hát. Sự so sánh này vừa cho thấy sự tinh tế
trong cảm nhận của nhà thơ, vừa cho thấy cảnh trí đầy sức sống. Hơn nữa trong đêm khuya,
âm thanh, cảnh trí càng thêm hữu tình.
Câu 2 tạo nên sự trùng điệp của cảnh và màu sắc cổ điển nhờ sự có mặt giữa chữ lồng
giữa câu. Đây là bức tranh nhiều tầng nhiều lớp. Cảnh hòa quyện, quấn quýt nhau mặc dù
chỉ có hai màu cơ bản: sáng – tối; trắng – đen.
5. Phân tích tâm trạng của Bác trong hai câu thơ cuối.
=> Hai câu thơ cuối nói về sự chuyển đổi tâm trạng. Câu 3 chuyển rất khéo. Có hai lượng
thông tin trong câu này: thứ nhất, cảnh khuya đẹp đến mức như vẽ; thứ hai, nhà thơ chưa
ngủ. Đây là thủ pháp tạo bất ngờ. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần. Chưa ngủ vì cảnh đẹp
của Việt Bắc. Nhưng quan trọng hơn là, chưa ngủ vì vận nước. Ý thơ rẽ sang ý khác, mở ra
một chiều sâu mới trong tâm hồn Bác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bài thơ cho thấy sự
hòa hợp giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong tâm hồn Bác.
2. Rằm tháng giêng( Hồ Chí Minh):
1. Hãy xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ?
=> Bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, có kết cầu khai – thừa – chuyển – hợp. Về bốc cục,
hai câu đầu tả không gian, hai câu sau nói về tâm trạng, niềm vui và tinh thần lạc quan của
Bác.
2. Không gian trong hai câu đầu bài thơ có gì đặc biệt?
=> Hai câu đầu vẽ ra một không gian bát ngát, tràn đầy sức sống và ánh sáng. Nguyên văn:

nguyệt chính viên: trăng tròn nhất và sáng nhất. Câu 2 nói về không gian rộng lớn. Chú ý có
3 lớp không gian nối tiếp, chồng lên nhau hài hòa, và đều gắn với chữ xuân ở đầu: xuân
giang – xuân thủy – xuân thiên. Cách sử dụng điệp từ xuân nhấn mạnh được sức xuân đang
choán cả vũ trụ…
3. Phân tích phong thái của Bác và hình ảnh ánh trăng trong hai câu cuối?
=>Câu 3 nói về công việc: đàm quân sự. Bác bận trăm công nghìn việc mà vẫn cảm nhận
được vẻ đẹp của trăng xuân. Câu cuối làm hiện lên phong thái ung dung tự tại của Bác.
Nguyên văn nguyệt mãn thuyền được dịch rất hay: bát ngát trăng ngôn đầy thuyền. Trăng
đẹp, lòng người sảng khoái, sự hô ứng giữa cảnh và tình khiến bài thơ thật đẹp trong cảm
nhận của người đọc.
4. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và tính hiện đại trong bài thơ này?
=> * Màu sắc cổ điển:
- Thể thơ mà Bác sử dụng là thể thơ tứ tuyệt. Đề tài “ Nguyên tiêu” cũng là một đề tài xuất
hiện nhiều trong thơ cổ điển.
- Một số hình ảnh và câu thơ quen thuộc. Chẳng hạn câu: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân
thiên gần với câu Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc của Vương Bột trong bài “ Đằng
Vương các”, câu Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền gần với câu Dạ bán chung thanh đáo
khách thuyền trong bài “ Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế…
20


* Tính hiện đại: Vẻ đẹp ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng, nhà chiến lược vĩ đại
của dân tộc giữa một không gian bát ngát đầy trăng.
3. Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh):
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhan đề Tiếng gà trưa gợi lên điều gì trong cảm nhận của nhà
thơ?
=> Thể thơ năm chữ. Thể thơ này khá thích hợp với việc kể lại kí ức và hoài niệm. Tiếng gà trưa
chính là khởi điểm của nỗi nhớ, đầu mối của nguồn cảm xúc trong tác phẩm. Trên đường hành quan,
người cháu nghe tiếng gà trưa và chính tiếng gà thân thuộc ấy đã đánh thức cả một thế giới: Nghe
gọi về tuổi thơ. Những kỉ niệm cứ thế hiện về một cách thật tự nhiên.

2. Tiếng gà trưa đánh thức những tình cảm, kỉ niệm nào trong lòng người cháu? Tại sao có tới bốn
câu thơ ba chữ tiếng gà trưa trong khi các dòng khác là năm chữ?
=> Những tình cảm và kỉ niệm được đánh thức:
- Hình ảnh những con mái mơ, mái vàng đẹp đẽ.
- Hình ảnh người bà với tất cả sự gần gũi, thương yêu.
- Những giấc mơ tuổi thơ thật đáng yêu của cháu.
Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ này có tới 4 câu thơ ba chữ: Tiếng gà trưa đứng
đầu khổ thơ; mỗi lần nhắc lại là một kỉ niệm được mở ra. Nó vừa có ý nghiã liên kết các hình ảnh
nói về tuổi ấu thơ, vừa giữ nhịp cảm xúc cho toàn bài. Tiếng gà đi suốt bài thơ như một niềm thương
nhớ.
3. Phân tích hình ảnh của người bà và tình cảm của người cháu trong bài thơ này?
=> Hình ảnh người bà được miêu tả chân thực. Đó là người bà gần gũi, giàu tình thương yêu. Chú
ý các chi tiết: bà mắng yêu cháu, bà khum tay soi trứng,lo đàn gà toi, gom góp để dành sắm quần áo
cho cháu,…Tình cảm của cháu: yêu thương, biết ơn bà.
4. Tình bà cháu và tình quê hương góp phần làm cho tình yêu Tổ quốc thêm sâu sắc. Câu thơ nào nói
với em điều đó?
=>Đó là những câu thơ nằm ở khổ cuối. Tình yêu dành cho bà, cho quê hương và tuổi thơ góp phần
làm phong phú thêm tình yêu Tổ quốc. Tình cảm riêng – chung thống nhất, hài hòa.

CÂU HỎI ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI.
1. Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh):
1. bài thơ thuộc thể loại nào?
2. Em hãy cho biết trăng có vị trí thế nào trong tâm hồn thi sĩ của Bác. Lấy một ví dụ để
chứng minh?
3. Bài thơ có bố cục như thế nào? Mối quan hệ giữa các phần?
4. Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong hai câu đầu. Tâm trạng ấy được thể hiện qua những
thủ pháp nghệ thuật nào?
5. Phân tích tâm trạng của Bác trong hai câu thơ cuối.
2. Rằm tháng giêng( Hồ Chí Minh):
1. Hãy xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ?

2. Không gian trong hai câu đầu bài thơ có gì đặc biệt?
3. Phân tích phong thái của Bác và hình ảnh ánh trăng trong hai câu cuối?
4. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và tính hiện đại trong bài thơ này?
3. Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh):
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhan đề Tiếng gà trưa gợi lên điều gì trong cảm nhận
của nhà thơ?
2. Tiếng gà trưa đánh thức những tình cảm, kỉ niệm nào trong lòng người cháu? Tại sao có tới
bốn câu thơ ba chữ tiếng gà trưa trong khi các dòng khác là năm chữ?
3. Phân tích hình ảnh của người bà và tình cảm của người cháu trong bài thơ này?
21


4. Tình bà cháu và tình quê hương góp phần làm cho tình yêu Tổ quốc thêm sâu sắc. Câu thơ
nào nói với em điều đó?

ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN TÙY BÚT.
1. Một thứ quà của lúa non: Cốm ( Thạch Lam).
1. Em hiểu thế nào về thể văn tùy bút? Bài tùy bút này tập trung nói về vấn đề gì và sử
dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
=> - Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực ,
tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình
về con người và cuộc sống hiện tại.
So với các tiểu loại khác của kí, tùy bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và
chất suy tưởng triết lí.
Cấu trúc của tùy bút, nói chung, không bị rang buộc, câu thúc bới một cốt truyện cụ
thể, song nội dung của nó vẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ
đề nhất định.
Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và chất thơ.
- Bài tùy bút này nói về cốm và cách thưởng thức cốm. Đây là tác phẩm không có cốt truyện,
giàu tính trữ tình, mạch lien tưởng khá tự do.

2. Nêu bố cục của bài. Hãy đặt tên cho từng đoạn theo cách hiểu của em?
=> Văn bản này có 3 phần và có thể đặt tên như sau:
- P1: từ đầu đến thuyền rồng: Cốm – sự kết hợp tài tình giữa tinh túy của trời đất và bàn tay
khéo léo của con người.
22


- P2: tiếp đến kín đáo và nhũn nhặn: Cốm – thức dâng của trời đất và một sản phẩm văn
hóa độc đáo.
- P3: còn lại: Hãy nâng việc thưởng thức cốm thành một nghệ thuật.
3. Trong phần đầu bài văn ( từ đầu đến “trong sạch của Trời”), Tác giả đã giới thiệu về
cốm như thế nào?
=> Trong phần đầu, Tác giả giới thiệu về cốm rất khéo và tự nhiên: hương thơm của lá sen
trong gió mùa hạ gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách cảm
nhận rất tinh, đặc biệt là khứu giác. Các tính từ miêu tả hương vị và cảm giác xuất hiện
nhiều: thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch,…
Ngôn ngữ Thạch Lam tinh tế, chọn lọc và đầy chất thơ. Sự xuất hiện của hệ thống tính
từ và khả năng liên tưởng khiến cho văn Thạch Lam cuốn hút người đọc một cách nhẹ nhàng
nhưng hết sức thấm thía. Có thể nói đoạn văn giống như một bài thơ văn xuôi.
4. Theo lời giới thiệu của tác giả, cốm ở đâu được coi là ngon nhất? Sự liên tưởng của
nhà thơ về cốm và những cô gái hàng cốm gợi cho em điều gì?
=> Ở nước ta, mặc dù có nhiều nơi làm cốm nhưng ngon nhất là cốm làng Vòng. Kĩ thuật
chế biến như là “ một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn” truyền từ đời này qua đời
khác. Hình ảnh những cô gái làng Vòng bán cốm với chiếc đòn gánh cong vút như chiếc
thuyền rồng đã trở thành một hình ảnh thấm đầy tính văn hóa, thành nỗi ngóng trông của
bao người mê cốm. Sự liên tưởng này làm cho vẻ đẹp của văn hóa cốm được nâng lên rất
nhiều. Nó thanh nhã, trong trẻo và quyến rũ.
5. Sự hòa hợp của hồng – cốm được nhìn từ phương diện nào? Quan điểm của tác giả về
những tục lệ tốt đẹp đang có cơ bị phai nhạt thể hiện như thế nào?
=> Sự kết hợp giữa hồng và cốm cũng như tục sêu tết được nhìn từ phương diện văn hóa.

Trong đoạn văn này, Thạch Lam nói đến hai khía cạnh: thứ nhất, cốm dùng vào lễ sêu tết vì
cốm là vật dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, thích hợp
với lễ nghi của một xứ nông nghiệp lúa nước như nước ta; thứ hai, cốm và hồng “tốt đôi”,
biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó lứa đôi. Sự hòa hợp này biểu hiện qua hai phương diện:
- Màu sắc: màu ngọc lựu gìa của hồng hài hòa với màu ngọc thạch của cốm, chúng vừa tôn
vẻ đẹp của nhau vừa cùng nhau tạo nên vẻ cao quý của lễ vật.
- Hương vị: hai thứ nâng đỡ, bổ sung nhau: một thứ thanh đạm, một thứ ngọc sắc.
Như vậy, sự hòa hợp giữa hồng và cốm là sự hòa hợp toàn diện, không gì có thể hòa
hợp hơn được nữa.
Quan điểm của tác giả: ngợi ca vẻ đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền, phê phán
thói sùng ngoại, bắt chước nước ngoài một cách mù quáng của những kẻ hãnh tiến, học đòi.
Đây là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn, nhất là vào thời điểm Thạch Lam viết tác phẩm này,
nước ta đang ở thời Âu hóa.
6. Sự tinh tế trong việc thưởng thức cốm được Thạch Lam nói đến trong đoạn văn nào?
Đó có phải là một ứng xử văn hóa với cốm hay không?
=> Đoạn cuối nói về việc thưởng thức cốm. Tác giả muốn nhấn mạnh tính văn hóa trong
việc thưởng thức: phải “ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” để hưởng trọn vẹn sự thơm
thảo và tinh túy của thứ quà vừa bình dị, dân dã, vừa cao quý. Nhà văn đề nghị những người
mua cốm và thưởng thức cốm phải hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của thứ quà độc đáo
này.
2. Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương):
1. Sài Gòn tôi yêu thuộc thể văn nào?Tại sao em lại khẳng định như thế?
=> thuộc thể tùy bút. Văn bản này, Minh Hương miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách
và vẻ đẹp của một thành phố. Bài văn được viết khá linh hoạt, đan xen những câu ngắn, câu
23


dài, có khi sử dụng kết cấu trùng điệp: Tôi yêu nắng sớm…, Tôi yêu thời tiết trái chứng,…
Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn,…
2. Bài văn có bố cục mấy phần ? Mỗi phần nói về vấn đề gì?

=> ba phần:
- Phần 1 (Từ đầu … tông chi họ hàng): Nêu lên ấn tượng chung về Gài Gòn và bày tỏ tình
yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Phần 2 (tiếp … hơn trăm triệu): cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu bền chặt của tác giả với Sài Gòn.
3. Thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn có gì đặc biệt? Tình cảm của tác giả với Sái Gòn được
thể hiện như thế nào?
=> * Nét đặc biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
- Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau tạnh.
- Sự thay đổi thời tiết: “ đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”.
- Không khí, nhịp điệu sống ở những thời khắc khác nhau: “ đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”,
“ cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch” khác với giờ
cao điểm ồn ào,…
* Tình cảm của tác giả với Sái Gòn được thể hiện:
- Yêu thành phố cả vẻ ngọt ngào lẫn những bất thường về thời tiết.
- Yêu Sài Gòn trong tất cả các thời khắc khác nhau: đêm khuya, giờ cao điểm, lúc ban mai
tĩnh lặng.
Tình yêu tha thiết và nồng nhiệt ấy Tình cảm của tác giả với Sái Gòn được thể hiện
được tập trung qua hai câu ca dao: “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tong chi
họ hàng”. Nhờ tình yêu sâu sắn, bền chặt ấy mà tác giả có được những cảm nhận sâu sắc về
một thành phố “ trẻ hoài” và “ đương độ nõn nà” sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
4. Hãy tìm những chi tiết nói về phong cách người Sài gòn.
=> - Là mảnh đất hội tụ khách bốn phương nhưng đã hòa hợp, tất cả đều là người Sài Gòn,
coi Sài Gòn như quê hương bản quán, không phân biệt lai lịch, nguồn gốc.
- Tính cách người SG: chân thực cởi mở mà ý nhị, gần gũi mà e ấp. Đó là vẻ đẹp tự nhiên,
không kiểu cách nhưng rất đáng yêu.
- Khi đất nước sôi sục chống thù, người SG anh dũng sẵn sàng hi sinh cả tính mạng mình vì
độc lập, tự do của Tổ quốc.
- SG hôm nay dù ít chim chóc nhưng bao giờ cũng mở rộng vòng tay đón mọi người.
5. Tại sao tác giả lại khẳng định Sài Gòn là một “ đô thị hiền hòa”?

=>Vì:
- Miền Nam là “ đất lành”, SG được coi là trung tâm của “ đất lành” miền Nam, đương
nhiên là nơi tụ họp của bồn phương.
- Thiên nhiên, thời tiết, phong thủy SG dù có lúc trái tính, trái nết thì cuối cùng vẫn phù hợp
với cuộc sống con người.
- Điều quan trọng nhất là SG luôn rộng mở đón mọi người, không phân biệt nguồn gốc, lai
lịch.
Tóm lại, SG “ hiền hòa” vì nơi đây có sự gặp gỡ của ba yếu tố: thiên thời – địa lợi –
nhân hòa.
6. Sau khi đọc xong tác phẩm này, em có cảm nhận gì về thành phố Sài Gòn của nước ta?
=> SG là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên, khí hậu.
Người SG có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn đã thể hiện
tình cảm sâu đậm của tác giả với SG qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận
tinh tế.
24


3. Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng):
1. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của “Thương nhớ mười hai”?
=> Vũ Bằng viết “ Thương nhớ mười hai” khi ông sống ở miền Nam, trong hoàn cảnh đất
nước đang tạm thời bị chia cắt. Từ Sài Gòn, nhà văn luôn hoài nhớ đất Bắc, đặc biệt là Hà
Nội. Tập tùy bút này có 12 bài, mỗi bài nói về vẻ đẹp của một tháng trong năm. Tất cả đều
hiện lên sống động dưới ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng. Ẩn trong câu chữ của ông là một tình
yêu quê hương da diết, nỗi hoài nhớ đất bắc không nguôi.
2. Bài văn “Mùa xuân của tôi” nói về đề tài gì? Tác giả đã thể hiện những tình cảm nào
về muà xuân miền Bắc?
=> “Mùa xuân của tôi” nằm ở phần đầu thiên tùy bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét
ngọt”, mở đầu cho nỗi “ thương nhớ mười hai” của nhà văn.
- Bài văn tập trung tái hiện không khí và cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc trong
những ngày tháng giêng và mùa xuân nói chung.

- Tình cảm của nhà văn:
+ Thể hiện tình cảm nhớ thương da diết, nồng nàn đối với quê hương, đất nước.
+ Trân trọng và biết tận hưởng những vẻ đẹp của đời sống và thiên nhiên.
3. Hãy xác định bố cục của văn bản và chỉ ra sự liên kết giữa các phần?
=> Thực ra, bài văn trên đây chỉ là một phần của tùy bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét
ngọt” , nhưng cũng có thể coi là một văn bản hoàn chỉnh. Có thể chia thành ba phần như
sau:
- P1: từ đầu đến “ mê luyến mùa xuân”: Yêu màu xuân là một tất yếu.
- P2: Tiếp đến “ mở hội lien hoan”: Cảnh sắc, không khí mùa xuân của đất trời và trong lòng
người.
- P3: còn lại: Mùa xuân sau rằm tháng giêng.
Ba phần trên đây liên kết chặt chẽ với nhau. Phần đầu nêu lên một sự thật có tính quy
luật: yêu mùa xuân là một lẽ tự nhiên, không thể khác; Phần 2 và 3 miêu tả cảnh sắc và
không khí mùa xuân theo bước đi của thời gian: đầu xuân và sau rằm tháng giêng. Trên trục
thời gian ấy, tác giả luôn luôn biết tạo nên những lien tưởng độc đáo khiến cho cảnh tượng
hiện lên đẹp đẽ và quyến rũ hồn người.
4. Trong phần 2, tác giả đã miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc
như thế nào? Mùa xuân trong lòng người được miêu tả ra sao? Ngôn ngữ và giọng điệu
của đoạn văn này có gì đặc biệt?
=> Trong phần 2, tác giả miêu tả cảnh sắc, không khí mùa xuân rất tinh tế:
- Thời tiết, khí hậu: “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu”: Đây là những chi tiết
đậm nét riêng của khí hậu Bắc Bộ vào mùa xuân: cái rét vẫn còn vương lại nhưng hơi ấm đã
về.
- Không khí mùa xuân: “ tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê
tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…Những chi tiết này cho hay, ở Bắc Bộ,mùa xuân là muà
lễ hội với những đám hát chèo, những câu hát giao duyên,…
- Mùa xuân cũng là muà đoàn tụ, ấm cúm trong bầu không khí gia đình với nhang trầm, đèn
nến,…
Mùa xuân không chỉ là khúc ca của thiên nhiên mà còn là khúc ca của con người. Ai
cũng thấy mình thanh tân, đầy sức sống.

- Vũ Bằng có những câu văn rất hay nói về muà xuân lòng người qua những so sánh giàu
tính nghệ thuật: “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài
nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá
nhỏ li ti”.
25


×