Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De HSG Ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.6 KB, 3 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo
Huyện yên mô
Đề khảo sát đợt I
Đề khảo sát chất lợng Học Sinh Giỏi 7
Năm học 2008 2009
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Cõu 1. (2,0 im)
Hóy lớ gii hnh ng ngng u v cỳi u ca tỏc gi Lớ Bch trong bi th
Tnh d t
Cõu 2. (3,0 im)
c bi ca dao sau:
R nhau xem cnh Kim H,
Xem cu Thờ Hỳc, xem chựa Ngc Sn,
i Nghiờn, thỏp Bỳt cha mũn,
Hi ai gõy dng nờn non nc ny ?
Trỡnh by suy ngh ca em v cõu hi cui bi th ?
Cõu 3. (15,0 im)
Cm nhn ca em v bi th Qua ốo Ngang ca B Huyn Thanh Quan.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN MÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2008-2009
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay
trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động “cúi đầu” → Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ


tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi
buồn quá lâu → Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về
trong tâm tưởng (1,0 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 2: (3,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của
Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử
và văn hoá.
Những ý tình gợi lên từ câu hỏi cuối bài ca dao:
+ Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động,
sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe
(1,0 điểm)
+ Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông
cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài
được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. (1,0 điểm)
+ Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non
nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông. (0,5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 3: (15,0 điểm)
Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ “Qua Đèo
Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan
* Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Đây là bài thơ “tả cảnh ngụ tình” rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu
luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác
những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang
trải nỗi lòng:
+ Hai câu đề:

- Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là “Đèo Ngang” với “bóng xế tà”: Không gian
mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác
- Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang
(Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ “chen” → Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau
trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều.
→ Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên
nhiên đều gợi nét buồn
+ Bốn câu thực luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang
- Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây,
chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. Có sự xuất hiện của con người
nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu
nặng.
- Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo,
trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương
nhà → niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này).
→ Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá
đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì
mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo
Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều
đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác

Trĩu nặng

Da diết, khắc khoải. Tác
giả đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết:
+ Hai câu kết: thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ
- Thủ pháp đối lâp: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé → nỗi cô đơn gần như tuyệt
đối của tác giả: cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình” → nỗi buồn như kết đọng thành hình
khối trong tiếng thở dài “ta với ta” → Khao khát đuợc chứng giám và trang trải nỗi lòng
của tác giả

* Cho điểm:
+ Phân tích tốt từng cặp câu thơ theo cấu trúc, kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật
(mỗi cặp câu cho 3,0 điểm)
+ Tổng: 4 cặp câu × 3,0 điểm = 12,0 điểm
+ Mở bài: 1,0 điểm
+ Kết bài:1,0 điểm
+ Chữ viết sạch đẹp, bố cục cân đối, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí: 1,0 điểm
(Chú ý: cần lưu ý giữa định tính và định lượng, cần xem xét mối quan hệ giữa ý và việc
triển khai, sự liền mạch trong cảm nhận, cách diễn đạt…Không đếm ý cho điểm; nếu bài
viết chỉ diễn xuôi bài thơ thì không cho quá 6,0 điểm).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×