Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại nhà máy z121 bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH PHÁO HOA TẠI NHÀ MÁY Z121 BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH PHÁO HOA TẠI NHÀ MÁY Z121 BỘ QUỐC PHÒNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong
quá trình nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của những người xung quanh. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, tôi đã nhận được sự quan tâm,
chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế &
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, cũng như của cán bộ công nhân
viên Nhà máy Z121 - Bộ quốc phòng, của gia đình và bạn bè xung quanh.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý Thầy Cô của trường, đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình
để có thể truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
tại trường. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng Đào tạo,
và các cán bộ của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, viết luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh Trường Đại học Thái Nguyên, người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, người thân và những người
bạn đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc và

thực hiện nhiệm vụ này.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn còn có những hạn
chế, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA ......................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa........... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 5

1.1.2. Đặc điểm của quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa ...........
7
1.1.3. Nội dung QLNN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa ...... 9
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh pháo hoa................................................................................................ 14
1.1.5. Vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh pháo hoa................................................................................................ 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa...... 26
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại
một số nước trên thế giới ................................................................................ 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nhà máy Z121 ....................................
29


4

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (thu thập tài liệu thứ cấp)...................... 30
2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu .............................................................. 31
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động
sản xuất và kinh doanh Pháo hoa .................................................................... 31
2.3.1. Tiêu chí quản lý chất lượng của sản phẩm pháo hoa ............................ 31
2.3.2. Tiêu chí quản lý sản lượng của sản phẩm pháo hoa ............................. 32
2.3.3. Tiêu chí đảm bảo an toàn trong sản xuất và kinh doanh pháo hoa ....... 32
2.3.4. Tiêu chí QLNN về nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động trái phép ....... 32
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội .............................. 33
Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,

KINH DOANH PHÁO HOA CỦA NHÀ MÁY Z121 ............................... 34
3.1. Đặc điểm cơ bản về Nhà máy Z121 và dây chuyền sản xuất Pháo hoa mới
..... 34
3.1.1. Lịch sử hình thành của Nhà máy .......................................................... 34
3.1.2. Hình thức, tên gọi, địa chỉ của Nhà máy............................................... 37
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Nhà máy .................................................. 38
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy ................................................................ 39
3.1.5. Tình hình lao động của Nhà máy .......................................................... 40
3.2. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của Nhà máy ..... 40
3.2.1. Tình hình sản xuất sản phẩm pháo hoa của Nhà máy ........................... 42
3.2.2. Kết quả sản xuất sản phẩm pháo hoa của Nhà máy .............................. 42
3.2.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của nhà máy ................................ 46


5

3.3. Thực trạng về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của
nhà máy Z121.................................................................................................. 49
3.3.1. QLNN về chất lượng sản phẩm ............................................................ 49
3.3.2. QLNN về sản lượng sản phẩm .............................................................. 50
3.3.3. QLNN về giá bán sản phẩm .................................................................. 51
3.3.4. QLNN về ngành kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ............... 52
3.3.5. QLNN về xuất - nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh
trái phép .......................................................................................................... 53
3.3.6. QLNN về hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tác động đến
xã hội ............................................................................................................... 54
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh pháo hoa tại Nhà máy Z121 ......................................................... 56
3.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan ........................................................................ 56
3.4.2. Nhóm nhân tố khách quan .................................................................... 61

3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh
pháo hoa của Nhà máy Z121........................................................................... 71
3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 71
3.5.2. Những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý
hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 ....................... 73
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO
HOA CỦA NHÀ MÁY Z121 ........................................................................ 75
4.1. Phương hướng, mục tiêu nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 ............................... 75
4.1.1. Phương hướng đặt ra ............................................................................. 75
4.1.2. Mục tiêu thực hiện ................................................................................ 76


6

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động sản
xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà máy Z121 .............................................. 77
4.2.1. Về chất lượng sản phẩm........................................................................ 77
4.2.2. Về sản lượng sản phẩm ......................................................................... 79
4.2.3. Về giá bán sản phẩm ............................................................................. 82
4.2.4. Về nguồn cung cấp nguyên liệu ............................................................ 84
4.2.5. Về đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh và kiểm soát các
hoạt động trái phép .......................................................................................... 84
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 85
4.3.1. Đối với nhà nước................................................................................... 85
4.3.2. Đối với cơ quan chính quyền địa phương ............................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88



vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BQP

:

Bộ quốc phòng

- CB-CNV

:

Cán bộ - Công nhân viên

- CNQP

:

Công nghiệp quốc phòng

- DN

:

Doanh nghiệp

- NM

:


Nhà máy Z121

- QLNN

:

Quản lý Nhà nước


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sản lượng sản xuất pháo hoa giai đoạn 2014 - 2017 ................... 42
Bảng 3.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa của NM ........................... 46
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động của Nhà máy trong giai đoạn 2014-2017 ......... 64
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động phân loại theo trình độ ...................................... 65
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động phân loại theo kết cấu ....................................... 66
Bảng 3.6: Hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty .............................. 68
Bảng 3.7: Số liệu thống kê ý kiến khách hàng về sản phẩm Pháo hoa ........ 70
Bảng 3.8: Kết quả sản xuất, kinh doanh đạt được qua các năm ................... 72


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang

Só đồ 3.1:


Cơ cấu tổ chức của Nhà máy ................................................. 39

Hình 3.1:

Pháo hoa tầm cao xuất khẩu................................................... 41

Hình 3.2:

Pháo hoa tầm thấp (Phục vụ bắn trong nước) ........................ 41

Biểu đồ 3.1:
42

Sản xuất pháo hoa xuất khẩu của NM giai đoạn 2014 - 2017......

Biểu đồ 3.2:

Sản xuất pháo hoa nội địa của NM giai đoạn 2014-2017...... 44

Biểu đồ 3.3:
44

Sản xuất pháo hoa tầm thấp của NM giai đoạn 2014-2017 .........

Biểu đồ 3.4:
47

Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa tại thị trường quốc tế .....

Biểu đồ 3.5:

... 48

Tình hình tiêu thụ sản phẩm pháo hoa tại thị trường trong nước

Biểu đồ 3.6:

Cơ cấu lao động của Nhà máy phân loại theo giới tính ......... 67

Biểu đồ 3.7:

Tổng hợp các ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm .... 71

Biểu đồ 3.8:

Kết quả sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017............. 72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của tiềm lực quốc phòng, an
ninh của đất nước; đồng thời, là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù của nền
kinh tế quốc dân. Vì vậy, kết hợp sản xuất quốc phòng với kinh tế, kinh tế với
quốc phòng là yêu cầu khách quan trong hoạt động của ngành CNQP.
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
bối cảnh hội nhập và yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, nhất là
sau khi có Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa
XI) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và
những năm tiếp theo”; Nghị quyết 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 của

Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết
hợp quốc phòng của Quân đội đến năm 2020”, việc kết hợp quốc phòng với
kinh tế, kinh tế với quốc phòng của Tổng cục được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,
thống nhất, tổ chức thực hiện ngày càng khoa học, hiệu quả.
Vì vậy việc quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh để từ đó đánh giá
và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo các
yếu tố yêu cầu của đặc thù ngành nghề có điều kiện trong một Nhà máy thuộc
Tổng cục CNQP là việc vô cùng cần thiết.
Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ
ai, mà là mối quan tâm của bất kỳ xã hội nào, khi làm bất cứ điều gì. Đó cũng
là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện công tác quản lý. Bởi suy cho cùng
quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá
trình trong sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội
dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý
nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh. Đó không những là
thước đo và chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp nói chung và của các Nhà máy, Xí nghiệp
trong Tổng cục CNQP mà cụ thể là Nhà máy Z121 nói riêng.


2

Nhận nhiệm vụ về chủ trương sản xuất, kinh doanh hàng quốc phòng
cũng như hàng kinh tế trực tiếp từ Tổng cục CNQP, Nhà máy Z121 đã luôn
chủ động tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
điều kiện cho phép, và xem đây là thước đo và công cụ thực hiện các mục tiêu
kinh doanh được đặt ra tại Nhà máy.
Đặc biệt, sau sự cố cháy nổ kho chứa tạm pháo hoa ngày 12/10/2013
gây hậu quả nghiêm trọng về con người và tài sản tại Nhà máy, toàn bộ dây
chuyền sản xuất pháo hoa bị phá hủy hoàn toàn, dẫn đến việc sản xuất và kinh

doanh pháo hoa gặp cực nhiều khó khăn, trong khi pháo hoa là mặt hàng độc
quyền của Nhà máy. Nhà máy đã cùng với các cấp lãnh đạo trong Tổng cục
CNQP không ngừng mệt mỏi để xây dựng lại dây chuyền trên quy mô hoàn
toàn mới. Trong những năm qua với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, Nhà máy đã tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của mình nói chung và của sản phẩm Pháo hoa nói riêng.
Do đó, sau khi xây dựng lại dây chuyền sản xuất pháo hoa trên quy mô
hoàn toàn mới thì việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh để rút ra kết
luận về hiệu quả của dây chuyền và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Nhà máy Z121 là một việc làm cấp thiết, mang tính thời
sự, giúp lãnh đạo của Tổng cục CNQP, cũng như của Nhà máy Z121 đánh giá
chính xác thực trạng sản xuất, kinh doanh của mặt hàng pháo hoa trên dây
chuyền mới, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để quản lý hoạt động sản
xuất, kinh doanh pháo hoa đạt hiệu quả.
Bản thân là một nhân viên của Nhà máy và xuất phát từ những lý do
trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa
tại Nhà máy Z121 - Bộ Quốc Phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý kinh tế với mong muốn vận dụng phần nào kiến thức bản thân
để đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp xây dựng đơn vị.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh Pháo hoa của Nhà
máy Z121- Bộ Quốc Phòng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất một số
giải pháp cơ bản, chủ yếu góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh cho nhà máy trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh pháo hoa trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh
pháo hoa và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh pháo hoa của của Nhà máy Z121 trong giai đoạn 2014-2017.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của Nhà máy Z121 trong giai đoạn 20182020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh pháo hoa của Nhà máy Z121.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về công tác
quản lý động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của Nhà máy Z121 trong giai
đoạn 2014 - 2017. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, luận văn sẽ đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý sản xuất,
kinh doanh tại nhà máy trong thời gian tới.
+ Về không gian: Luận văn thực hiện tại Nhà máy Z121, một số công
ty, địa bàn hoạt động của Nhà máy
+ Về thời gian: Luận văn sử dụng nguồn số liệu phân tích trong giai
đoạn 2014 - 2017. Các giải pháp đề xuất trong giai đoạn 2018 - 2020.


4

4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý
hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh pháo hoa của Nhà máy Z121, những kết quả đạt được, những hạn chế,
yếu kém về công tác quản lý sản xuất kinh doanh và nguyên nhân của nó; chỉ

rõ các nhân tố tác động chủ yếu đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh pháo hoa của Nhà máy.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý
hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121 fđáp ứng yêu cầu
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và nhu cầu phát triển trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2018 - 2020.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là căn cứ cho việc hoạch định chính
sách, giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa của
Nhà máy Z121, góp phần thúc đẩy Nhà máy ngày càng phát triển đóng góp
vào sự nghiệp phát triển chung của Tổng cục CNQP.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bố cục thành 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh pháo hoa
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo
hoa của Nhà máy Z121
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản
lý hoạt động sản xuất, kinh doanh Pháo hoa tại Nhà máy Z121.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm quản lý

Là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình dựa trên luật
pháp và những nguyên tắc tương ứng sao cho hệ thống hay quá trình đó vận
động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
từ trước. Quản lý là một yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong mọi đời sống
xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung
càng phức tạp. Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với
phạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể
vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của
con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo
những mục tiêu đã định.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và
dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận
lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng
sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả
năng kinh doanh.
TS Nguyễn Thị Hồng Thủy và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền
(1998 - trang 5) nêu rõ “Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương
tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu
kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể
kinh doanh trên thị trường”.


6

Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh
doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối
quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung

cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối
quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh
đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết
định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh
doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất,
thuê lao động...
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.1.3. Khái niệm ngành sản xuất, kinh doanh pháo hoa
* Khái niệm ngành sản xuất pháo hoa
Pháo hoa hay pháo bông là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và
các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa
dạng, hình khối phong phú, sinh động nhằm quy tụ cộng đồng trong
những sinh hoạt văn hóa có tính tập thể, như khai mạc bế mạc ngày lễ
tết, giao thừa, lễ hội, chào mừng quốc khánh, …
Là loại pháo lễ hội có lịch sử lâu đời, pháo hoa rất thịnh hành trong dân
gian các nước phương Đông đặc biệt là Trung Hoa từ thời cổ đại. Tuy nhiên,
hiện nay pháo hoa đã trở nên phổ biến toàn cầu và được sản xuất chủ yếu tại
các nhà máy công nghiệp.
* Khái niệm ngành kinh doanh pháo hoa:
Kinh doanh sản phẩm pháo hoa là ngành kinh doanh có điều kiện,
ngoài việc phải có sự quản lý theo các quy định chung của pháp luật, còn phải
có một số điều khoản quản lý riêng theo đặc thù ngành nghề được quy định rõ
ràng tại thông tư số 08/2010/TT-BCA (chương 2, điều 7); Quy định chi tiết


7

thi hành một số điều của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về
quản lý, sử dụng pháo, Bộ công an ban hành ngày 05/02/2010, cụ thể:

- Cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa chỉ được bán pháo hoa cho
các đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa quy định tại Điều 7
Nghị định số 36/2009/NĐ-CP.
- Các đơn vị, địa phương được phép sử dụng pháo hoa chỉ được mua
pháo hoa của các cơ sở được phép sản xuất pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòng
quy định tại Điều 11 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP.
- Hồ sơ mua pháo hoa bao gồm:
+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc của Ban Tổ chức lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch nêu cụ thể
thời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại pháo hoa;
+ Hợp đồng mua bán, vận chuyển (nếu có);
+ Người đến liên hệ mua pháo hoa phải xuất trình Giấy giới thiệu và
Giấy chứng minh nhân dân.
1.1.1.4. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh pháo hoa
Là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy,
các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh Pháo hoa trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất, kinh
doanh ngành hàng này.
Mục tiêu chung là khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế mà thị trường
Pháo hoa mang lại, thông qua việc kiểm soát về sản lượng, chất lượng nhưng
phải đảm bảo an toàn, tác động tới đời sống xã hội, kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa
Hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa là ngành nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Kinh doanh các loại
pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo
hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý,
sử dụng pháo.



8

- Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và
người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật
khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh
doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
+ Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi
dân sự; người nghiện ma túy.
+ Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử.
+ Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn;
đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị
phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong
thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ
sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
+ Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố
ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp
đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa
án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa
đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
- Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị,
quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa
điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
- Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định
của pháp luật.
- Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng
Chính phủ cho phép sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa.



9

- Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa
cháy theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ
được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
1.1.3. Nội dung QLNN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa
1.1.3.1. QLNN về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản
phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng (Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12,
2007, khoản 5 điều 3).
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm) là
cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ QLNN về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Luật chất
lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, 2007, khoản 16 điều 3).
Như vậy QLNN về chất lượng hàng hóa là vô cùng quan trọng. Quản lý
chất lượng tốt sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng lẫn người sản xuất.
Bên cạnh đó, việc QLNN về chất lượng cũng góp phần không nhỏ trong việc
ổn định, lành mạnh thị trường.
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản,
môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, hàng hoá Việt Nam.
QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của cơ quan

QLNN có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng
sản phẩm, hàng hoá. Hoạt động QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hoá


10

phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng
hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm,
hàng hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Đối với sản phẩm pháo hoa ngoài việc chấp hành các quy định chung
còn phải tuân thủ nghiêm ngặt với đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh có
điều kiện “Việc sản xuất pháo hoa phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật Việt
Nam, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động
và phòng, chống cháy nổ; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.” (Nghị
định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ, chương 2, điều 6)
1.1.3.2. QLNN về sản lượng sản phẩm
Công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất pháo hoa mới đạt 300.000
quả pháo hoa tầm cao, 25.000 giàn pháo hoa tầm thấp và 10.000 hộp pháo hoa
hỏa thuật các loại. Tuy nhiên, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngày
càng tăng cao, nhất là đối với người dân Nhật Bản (thị trường xuất khẩu chính
của Nhà máy). Hiện tại Nhà máy không sản xuất kịp nhu cầu của thị trường,
phải từ chối bớt một số đơn hàng của đối tác
Đứng trên góc độ nhà sản xuất, có thể thấy sản xuất pháo hoa là ngành
có nhu cầu phát triển, tuy nhiên, sản lượng nên dừng ở mức nào đủ để đáp
ứng nhu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo phát triển ngành thì đó là bài toán
đặt ra đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ. Công cụ chủ yếu vẫn là các chính sách
nhà nước áp dụng cho tổ chức và cá nhân, kế hoạch quy hoạch ngành được
ban hành cụ thể.

“Việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng
pháo hoa phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứng
nhu cầu thưởng thức của nhân dân” (Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày
15/4/2009 của Chính phủ, chương 2, điều 6)


11

1.1.3.3. QLNN về giá bán sản phẩm
Pháo hoa cũng như bao mặt hàng khác cần phải được quản lý về giá
theo quy định về giá. Việc tuân theo quy định về giá cần được dựa trên những
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc quản lý giá: Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế
thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn
giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với
hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền
kinh tế thị trường.
- Công khai thông tin về giá: Cơ quan nhà nước thực hiện công khai
chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của
Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương
tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện
công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ
thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với
hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá,
Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất,

kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải
trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
- Nội dung QLNN trong lĩnh vực giá:
Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong
lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.


12

Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà
nước định giá; thẩm định giá tài sản của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền được pháp luật quy định.
Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước và
thế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ QLNN trong lĩnh vực giá.
Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý
thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
1.1.3.4. QLNN về ngành kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa,
đấu tranh với các hành vi phạm pháp luật; tạo môi trường an ninh trật tự ổn
định để phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công tác này, trong những
năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo
hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh,
trật tự trong lĩnh vực kinh doanh này.
Tuy nhiên trong những năm qua tình hình an ninh, trật tự trong nhiều

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn diễn ra rất
phức tạp, gây lo lắng trong nhân dân, bức xúc, lo lắng trong xã hội. Theo
thống kê của Công an các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến hết năm 2015
thông qua công tác quản lý cơ quan Công an đã phát hiện trên 65 nghìn vụ vi
phạm có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này, qua đó đã đề nghị truy tố gần
1.000 vụ với hơn 1.700 đối tượng bị xử lý hình sự. Do đấu tranh và xử lý
quyết liệt đối với các hành vi vi phạm nên đã góp phần tạo môi trường an
ninh, trật tự ổn định để tổ chức, cá nhân yên tâm hoạt động kinh doanh.


13

1.1.3.5. QLNN về xuất - nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái
phép
Sản phẩm pháo hoa của Nhà máy Z121 đã và đang tham gia vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu (Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, 2017).
Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo
hoa phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. (Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ,
chương 2, điều 6).
Luật Đầu tư 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 đã quy định
bổ sung “Kinh doanh pháo nổ” là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, còn
việc kinh doanh các loại pháo khác là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo đó thì hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái
phép pháo nổ khi có đủ căn cứ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn hành vi
sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại pháo khác (gồm
pháo hoa, pháo hoa đơn, pháo hoa kép,…) là hàng hóa kinh doanh có điều
kiện, không xem xét trách nhiệm hình sự.
1.1.3.6. QLNN về hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tác động đến xã
hội

Đúng thời khắc giao thừa, tiếng pháo đì đùng nổ vang, những đốm
pháo rực sáng trên bầu trời chiếu sáng mặt Hồ Gươm (Hà Nội), mặt sông Sài
Gòn (TPHCM), bừng sáng phố núi Pleiku (Gia Lai)... Người dân vỡ oà trong
niềm vui, hân hoan, không phân biệt quen, lạ, tay bắt mặt mừng, gửi tới nhau
những lời chúc tốt đẹp nhất. Đó là những hình ảnh quen thuộc khi người dân
được xem pháo hoa.
Cuối năm 2016, Ban Bí thư ban hành chỉ thị về việc tổ chức tết năm
2017. Trong đó yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp tết,
dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình
chính sách. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu (2016) chia sẻ
“nếu bỏ bắn pháo hoa thì có lẽ người dân TP.HCM cũng buồn vì việc bắn
pháo hoa đón chào năm mới đã trở thành một nét truyền thống của TP.HCM.


14

Đây cũng là hoạt động thu hút khách du lịch”. Pháo hoa cũng thường xuất
hiện trong các lễ hội truyền thống, các hoạt động mang tính cộng đồng như
đón chào năm mới, kỉ niệm ngày quốc khách, đại hội thể thao... giúp mang
lại không khí sôi động cho buổi lễ. Toàn bộ kinh phí đều được kêu gọi hoàn
toàn từ nguồn xã hội hóa.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh
pháo hoa
Bất cứ một DN nào trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình cũng
đều chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh của
doanh nghiệp chia ra làm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Cũng có thể
chia môi trường đó ra làm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
Nhà máy Z121 cũng không phải là một ngoại lệ. Các nhân tố thuộc môi
trường kinh doanh đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Nhà máy.

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan
a. Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
Mặc dù sản phẩm Pháo hoa của Nhà máy Z121 là sản phẩm tự sản
xuất, không nhập khẩu, nhưng thị trường tiêu thụ của Nhà máy không chỉ là
thị trường trong nước mà còn còn mở rộng ra thị trường quốc tế (hiện nay
Nhà máy xuất khẩu sang thị trường Nhật và Mỹ, lộ trình trong thời gian tới sẽ
xuất sang thị trường Pháp). Bên cạnh đó, để sản xuất ra sản phẩm Pháo hoa
cần rất nhiều loại nguyên vật liệu mà thị trường trong nước không đáp ứng
được, Nhà máy đã phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng nước
ngoài như ở Nhật và Trung Quốc. Chính vì vậy các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Nhà máy chịu ảnh hưởng khá lớn từ môi trường quốc tế. Những
biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực nói chung và
những biến động trong nền kinh tế của những nước mà Nhà máy xuất khẩu
sản phẩm cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng: Các thay đổi về


×