Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Các loại đại diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.47 KB, 1 trang )

Các loại đại diện:
Dựa trên cơ sở các căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện mà khoa
học pháp lý dân sự và pháp luật dân sự phân biệt hai hình thức đại
diện: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
1.

Đại diện theo pháp luật.
- Là đại diện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
- Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
 Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
 Người giám hộ đối với người được giám hộ.
 Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
 Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình.
 Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác.
 Những người khác theo quy định của pháp luật.
2.

Đại diện theo uỷ quyền:
- Là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện
và người đại diện.
- Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật
quy định về việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.
- Người đại diện theo uỷ quyền:
 Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ
quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
 Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện
theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải


do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×