Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khoa học địa lý với sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.36 KB, 6 trang )

KHOA HỌC ĐỊA LÝ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
Phạm Xuân Hậu∗
Đặt vấn đề:
Từ khi ra đời đến nay, khoa họa Địa lý bao giờ cũng được ứng dụng vào thực tiễn
và có nhiều đóng góp to lớn. Trong những thời kỳ đầu của khoa học này, chức năng
chủ yếu của nó là tra cứu thông tin. Địa lý học đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi lớn
xuất phát từ chính nhu cầu của cuộc sống xã hội như: Cái gì? ở đâu? Như thế nào?
Tại sao ở đó? Phát triển ra sao? … Địa lý với tư cách là khoa học đã giúp cho con
người hiểu biết các quá trình, hiện tượng và các mối quan hệ qua lại giữa chúng,
đồng thời cung cấp và rèn luyện kỹ năng nhìn thấy trước chúng.
Quá trình phát triển của khoa học Địa lý gắn bó chặt chẽ, khắng khít với sự phát
triển chung của các khoa học khác như sinh vật học, vật lý, hóa học, toán học, nhân
chủng học, lịch sử và ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của thực tiễn.
Ơû Việt Nam, trong những năm giữa - cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, những đóng
góp của khoa học Địa lý chủ yếu là vào các vấn đề đánh giá tiềm năng tự nhiên,
phân vùng hệ sinh thái cảnh quan, đánh giá tác động môi trường, bảo vệ tài nguyên,
chống suy thoái về phương diện kinh tế – xã hội của đất nước. Địa lý thật sự có ý
nghĩa quan trọng. Chẳng hạn, vấn đề tổ chức sản xuất qui hoạch vùng lãnh thổ, các
cụm trung tâm công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp, thiết lập các tuyến điểm du
lịch, vấn đề đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
… Không thể kể hết những đóng góp to lớn của khoa học Địa lý đối với phát triển
đất nước trong hàng chục năm qua ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên những nét lớn, có
thể điểm qua một số đóng góp như sau:
1. Từ điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên



Việc kiểm kê đánh giá tài nguyên và các đặc điểm thiên nhiên là việc làm cần thiết,
ban đầu của tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam lại càng không phải ngoại
lệ, đặc biệt qua những mốc son chói lọi của đất nước sau thắng lợi của hai cuộc


kháng chiến bước vào xây dựng, kiến thiết đất nước “to đẹp hơn”, “đàng hoàng
hơn”. Lãnh thổ rộng lớn cùng với vùng trời, vùng biển giàu có nhưng phức tạp đa
dạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai đã là những thách thức to lớn đối với các
ngành khoa học, trong đó có địa lý học. Non nửa thế kỷ qua, những bước chân của
địa lý học đã phủ khắp mọi miền đất nước, từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ; từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, qua duyên
hải miền Trung; từ vùng than Quảng Ninh giàu có ở phía Đông Bắc tổ quốc đến
TS. Khoa Địa lý – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh


vùng thềm lục địa phía Nam với vỉa dầu Bạch Hổ, Côn Sơn ở Đông Nam lãnh thổ
hình chữ S. Bao nhiêu lặng lẽ, âm thầm chịu đựng, hy sinh mồ hôi và cả máu đã
thấm nhiều tuyến thực địa tỏa ra khắp mọi vùng lãnh thổ. Bù lại, các thế hệ hôm
nay có một “Thiên nhiên Việt Nam”, có một “Địa lý tự nhiên Việt Nam”, điểm đến
từng khe đá, ngọn gió, cành cây … ở tất cả mọi địa phương trong cả nước.
Cả nước hiện đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các nguồn
lực lại được phát huy tối đa vào sự phát triển của đất nước. Công tác đánh giá cụ
thể, chính xác, đa diện về tài nguyên và điều kiện tự nhiên Việt Nam đòi hỏi rất
nhiều công sức và tâm trí của khoa học địa lý. Các nhà địa lý học cần mẫn trong
nhiệm vụ xã hội của mình. Điều đáng nói ở đây là đã xuất hiện một số cách thức,
phương pháp đánh giá tổng hợp mới với sự có mặt của máy vi tính và toán học. Kết
quả đó làm giàu thêm kho tàng phương pháp nghiên cứu của địa lý học Việt Nam.
2. Đến phân vùng, quy hoạch tổ chức lãnh thổ
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà
nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng
trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho
công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi
lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho
các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các nhà khoa học Địa lý, với
quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên.

Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước,
việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong những năm 70 – 80. Bên cạnh các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, sản phẩm
phân vùng kinh tế do các nhà khoa học Địa lý đưa ra phần nào đẩy nhanh tiến độ đi
lên sự thống nhất xác định 8 vùng kinh tế phát triển như hiện nay.
Công tác quy hoạch trong những năm 90 lại được đẩy nhanh khắp trong cả nước.
Khoa học Địa lý lại có mặt cùng với các cán bộ kế hoạch đầu tư và các ngành du
lịch, thủy sản với nhiệm vụ nặng nề và phức tạp hơn: quy hoạch tổng thể KT – XH
cấp tỉnh, quy hoạch KT – XH cấp ngành (du lịch, thủy sản …) giai đoạn 1995 –
2010. Quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ trong địa lý một lần nữa lại được cọ
xát với thực tế, góp phần tích cực vào các chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ đất
nước.
Có thể nói tổ chức lãnh thổ là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của địa lý hiện đại,
xuất phát từ đối tượng của khoa học Địa lý theo quan điểm hệ thống là một hệ
thống gồm nhiều thành phần cấu tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau và với bên
ngoài. Hệ thống (hay không gian) đó theo R. Brunet là bộ phận của bề mặt trái đất


được các xã hội lòai người sử dụng và tổ chức lại để làm cho nó tái sản xuất theo
nghĩa rộng. Từ năm 1992, trong phạm vi của Bộ kế hoạch – Đầu tư và Bộ KHCN –
MT, 3 đề tài trọng điểm cấp nhà nước “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và
tuyến trọng điểm”, “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm phía Nam”, “Tổ chức
lãnh thổ địa bàn trọng điểm miền Trung” đã được thực hiện với sự có mặt tích cực
của địa lý học trong các miền đất nước. Cố giáo sư Lê Bá Thảo, trong một bài viết
tại hội thảo ở ĐHQG Tp. HCM (tháng 7/2000) đã cho rằng “Tổ chức không gian là
lĩnh vực mà địa lý có thể phát huy tác dụng nhiều nhất để hoạch định các hành
động đóng góp vào sự phát triển đất nước (chứ không phải chỉ liệt kê mô tả như
trước)” và “Với tổ chức không gian, địa lý học phấn đấu trở thành khoa học hành
động”.
3. Không gian mở ra từ Địa lý du lịch

Vào khoảng những năm 90 của thế kỷ 20, ở Việt Nam, cùng với sự chuyển mình
của ĐLKT sang ĐLKT – XH, cùng với sự đổi mới nền kinh tế theo hướng hội nhập
toàn cầu, đã xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng một ngành mới Địa lý
du lịch. Lịch sử địa lý học sẽ ghi nhận những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh
vực này. Ơû đây sự ngưỡng mộ dành cho các tác giả nằm ở chỗ: địa lý du lịch đã
góp phần mở bung ra và đã đẩy nhanh một hướng phát triển mới của thực tiễn du
lịch, trong đó sự đóng góp của địa lý học vào các lĩnh vực: du lịch lữ hành, quy
hoạch du lịch và giáo dục, đào tạo du lịch thật đáng trân trọng và tự hào.
Khó có thể đánh giá hết vai trò của địa lý học trong lĩnh vực này. Chỉ biết rằng:
chưa đầy trong vòng 10 năm, hầu hết các tài nguyên du lịch đất nước – dưới
phương pháp nghiên cứu địa lý – đã hiện ra rõ mồn một và từ đó lấp lánh trên các
bản đồ, trong các tài liệu, sách chỉ dẫn về du lịch. Một cách nhanh chóng nhất – qua
địa lý học – mọi người hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
Và cũng trong từng ấy năm, hàng nghìn cử nhân du lịch đã từ các khoa du lịch với
xương sống là Địa lý du lịch đã tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc, mang cái đẹp, cái
đặc trưng, cái yêu quí của đất nước cho hàng vạn du khách từ trong và ngoài nước
đến Việt Nam. Con đường đi của địa lý du lịch còn dài và rộng mở, khi mà càng
ngày nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của mọi công dân trở nên thiết yếu, khi mà tốc độ
đô thị hóa đang ngày càng chóng mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất.
4. Với vai trò tất yếu trong lĩnh vực môi trường
Từ rất sớm địa lý đã quan tâm đến những thay đổi trong tự nhiên do tác động của
con người gây ra. Nhà địa lý học Mỹ G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã
nghiên cứu kỹ về điều đó và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên nhiên (sau này F.
Engels đã phân tích sâu sắc một cách biện chứng quá trình tác động của con người
vào tự nhiên).


Các hoạt động xây dựng, kỹ thuật, kinh tế, chính trị của con người có tác động lên
môi trường ở mức hẹp hoặc rộng. Các công trình xây dựng của con người được đặt
vào trong thiên nhiên trở thành một bộ phận của môi trường và luôn luôn chịu tác

động bởi các quy luật của môi trường; hoạt động khai thác tài nguyên của con
người đã làm thay đổi điều kiện sinh thái của nhiều vùng biển rộng lớn; s? can
thiệp của con người vào tự nhiên như đập thủy điện, hồ chứa nước đã tạo ra những
phản ứng dữ dội của tự nhiên ở phần hạ lưu và cửa sông; chiến tranh vùng Vịnh đã
làm khói dầu đen kịt cả bầu trời; các cuộc nội chiến khu vực đã gây những áp lực
nặng nề đến cả môi trường nhân tạo lẫn sinh thái; các nhà máy cũng đã tuôn vào
bầu trời một lượng khí thải đáng sợ. Con người là một bộ phận của thiên nhiên.
Hoạt động của con người đã tham gia vào sự thay đổi vật chất và năng lượng trong
tự nhiên, kết quả tất yếu là làm biến đổi tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực.
Con người không thể ngừng các hoạt động vì sự phát triển, cũng như không thể làm
cho tự nhiên quay trở lại thời nguyên thủy được. Hiểm họa cạn kiệt tài nguyên và ô
nhiễm môi trường ngày càng nguy kịch hơn đi cùng với sự phát triển đã đặt con
người trước một thách thức to lớn: Làm thế nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ
giữa môi trường và phát triển? Địa lý vừa chỉ rõ ra điều đó, đồng thời vừa chia sẻ
trách nhiệm, tìm các giải pháp tối ưu cho sự phát triển bền vững.
Càng ngày, khoa học Địa lý không thể thiếu được trong việc tìm ra các giải pháp
tổng hợp giúp cho con người có những ứng xử hợp lý, thông minh với môi trường.
Quan niệm chung sống với thiên tai hay nói ở mức khái quát hơn là chung sống
thích nghi thông minh với tự nhiên đòi hỏi phải hiểu biết cặn kẽ tự nhiên “nhận
thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một
cách chính xác” (F. Engels – Biện chứng tự nhiên). Địa lý với đặc trưng là một
khoa học tổng hợp có nhiều ưu thế hơn trong việc đó so với các khoa học khác.
Toàn bộ đời sống và hoạt động sản xuất xã hội của con người luôn luôn gắn liền
với tự nhiên. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để vừa
“thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến việc thỏa mãn nhu cầu của các
thế hệ tương lai”. (Tương lai chung của chúng ta – Hội nghị thế giới về môi trường
và phát triển, 1987) mãi mãi vẫn là một thách thức nặng nề đối với nhân loại. Vì lẽ
đó, trách nhiệm của khoa học địa lý gắn liền với nhiệm vụ liên quan đến việc đáp
ứng thách thức trên. Đó là vinh dự dài lâu của chính khoa học này. Trong nhiều
năm tại các trường đại học có ngành địa lý, đã dạy và học chuyên đề địa lý và môi

trường, hoặc bảo vệ tài nguyên môi trường; hoặc con người và môi trường. Bảo vệ
và sử dụng hợp lý môi trường là một thành phần không thể thiếu trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội đất nước. Khoa học nghiên cứu về kinh tế xã hội dưới góc
độ địa lý lại càng cần chú trọng việc tăng cường các kiến thức về môi trường cho
người học.


Trong thực tế, các nhà khoa học Địa lý đã tham gia vào các nhiệm vụ giải quyết
nhiều vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương trong toàn quốc càng chứng tỏ
khả năng thực tế rộng rãi của khoa học Địa lý. Điều đó góp phần quan trọng vào
chất lượng đào tạo cán bộ địa lý và cán bộ môi trường tại nhiều cơ sở đào tạo khác
nhau.
Trong hệ thống khoa học Địa lý, các bộ phận hợp thành như địa lý tự nhiên, địa lý
dân cư, địa lý các ngành công, nông nghiệp, giao thông vận tải, địa lý du lịch… có
lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của mình. Nhờ vậy, tất cả các khía cạnh của môi
trường đều được đề cập trong địa lý. Khả năng góp phần vào đào tạo cán bộ môi
trường của địa lý, do đó cũng được mở rộng phạm vi về nội dung và đối tượng tác
động. Có thể nói địa lý có khả năng mở rộng trong viêc góp phần đào tạo cán bộ
môi trường.
Cùng với việc đào tạo các chuyên gia môi trường, thì công tác giáo dục môi trường
trong các trường học, cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao nhận thức môi trường
cho mọi tầng lớp nhân dân đặt ra cấp bách thường xuyên. Sự nghiệp cơng nghi?p
hố - hi?n d?i hĩa đất nước đẩy nhanh tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, đẩy
nhanh tốc độ phát triển các ngành sản xuất cũng như tốc độ đô thị hóa. Đồng thời
với điều đó là các hậu quả về môi trường ngày càng phổ biến nhiều hơn, ở mức
nghiêm trọng hơn, nếu thiếu sự quản lý, giám sát chặt chẽ và ý thức môi trường của
mọi người không tốt. Từng cá nhân cụ thể phải được hiểu rõ về bản chất của những
biến đổi môi trường, nguyên nhân sâu xa của nó và giải pháp phòng tránh. Xét ở
bình diện này, các tri thức về địa lý là hết sức cần thiết. Có thể lấy hàng loạt ví dụ
về nội dung tài nguyên môi trường, điều kiện phát triển sản xuất, điều kiện quần cư,

du lịch sinh thái… để chứng minh cho sự tất yếu của khoa học Địa lý trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ môi trường và nâng cao nhận thức môi trường cho
nhân dân.
Kết luận
Mục tiêu của khoa học Địa lý là cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng ngày
càng tốt hơn các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa
mãn những nhu cầu khác nhau của xã hội, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước, cho sự phân bố sức sản xuất và cải thiện cơ cấu kinh tế của lãnh thổ (I. P.
Gheraximô, 1976). Để làm được điều đó, cùng với nhiệm vụ làm rõ các đặc điểm,
các quy luật tự nhiên, đánh giá tổng hợp chúng đối với sản xuất và đời sống con
người. Địa lý học còn nghiên cứu tổ chức lãnh thổ với mục tiêu sử dụng tối ưu
không gian địa lý (môi trường) vào sản xuất và đời sống của con người. Những
điều đó làm cho địa lý gần gũi hơn, cần thiết hơn đối với thực tiễn. Những thành
quả có được trong nhiều thế kỷ qua về đóng góp đối với phát triển kinh tế xã hội


đất nước là cơ sở quan trọng để khoa học Địa lý tiếp tục đạt được những kết quả to
lớn hơn trong quá trình phát triển của mình.

SUMMARY:
GEOGRAPHY WITH DEVELOPMENT OF OUR COUNTRY IN THE
STAGE OF INDUSTRIALISATION AND MODERNISATION
 Dr. Pham Xuân Hâu
Geography has existed for long. As a science having a characteristics of
integration, the development of Geography has been closely attaa©”d to other
sciences such as Biology, Physics, Chemistry, Mathematics, Ethnography,
History…Since the beginning, Geography started to meet the answers generated
from basic demands of life: What? Where? How? Why at that location? How about
its development?. During its development process, Geography has not only made
descriptions but also realistic contributions to life. As a subject of System, modern

Geography has generated considerable contributions, from basic survey and
resource evaluation, to regional division and territorial organisation… The
Geography has been a “science of action”. The report presents significant
contribution of the subject to our country, especially in its stage of industrialisation
and modernisation.



×