Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.97 KB, 7 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể
hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Dân tộc, xã hội
nào cũng có các nhu cầu: ăn, mặc, ở, sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật… Văn
hóa đã và đang thấm sâu vào toàn bộ hoạt động đời sống xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, và mọi lĩnh vực
sinh hoạt và quan hệ con người, trong đó một bộ phận yếu thế của xã hội đó là
người khuyết tật (NKT).
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với các nước
trong khu vực. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm
2011, hiện cả nước có trên 6.1 triệu người khuyết tật, (chiếm 7,8% dân số), trong
đó 75% người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có 3% được
đào tạo chuyên môn, hơn 4% có việc làm ổn định, còn hầu hết người khuyết tật
phải sống dựa vào gia đình và cuộc sống rất khó khăn. Thống kê cũng ghi nhận,
riêng số lượng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện có trên 60 vạn, trong đó chỉ có
khoảng 25% được đi học. Vẫn còn xấp xỉ 1/3 số gia đình trẻ khuyết tật không có
điều kiện chữa trị bệnh cho con.
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới
80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa
vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần
so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này
cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc
làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với
cộng đồng.
Đời sống văn hoá, lối sống văn hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn
hóa dân tộc. Đời sống văn hóa, lối sống văn hóa có tác động tích cực đối với các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Thông qua đời sống văn hóa tinh thần của
mỗi con người, cộng đồng người trong các giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
cho thấy trình độ văn minh, tiến bộ của xã hội, dân tộc, đất nước. Vì vậy, nó có ý
Trang 1




nghĩa vô cùng to lớn với NKT. Việc có đời sống văn hóa tinh thần tốt sẽ giúp
NKT sống tốt, tích cực trong lao động sản xuất và yên tâm sống tại Trung tâm.
NKT thường chịu thiệt thòi về nhiều mặt, trong đó có mặt thể chất, vì vậy tinh
thần của họ càng cần được đề cao hơn nữa để bù đắp những phần thiếu hụt ấy.
Bởi vậy, việc nghiên cứu về đời sống tinh thần của NKT trở thành nhu cầu cấp
thiết hiện nay.
Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm,
hôn nhân, kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân
và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn
về vật chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác - chúng ta
giúp được rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi. Cản trở lớn nhất với người
khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra
bên lề của cuộc sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa
học kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con
người - mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực sự sẽ
chỉ hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta.
Với những yêu cầu cấp thiết như trên, tôi xin chọn đề tài “Thực trạng đời
sống văn hóa tinh thần của Người Khuyết Tật tại Tiền Giang”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng người khuyết tật ở Tiền Giang.
- Phân tích một số nhân tố tác động đến văn hóa tinh thần của NKT
- Đời sống văn hóa tinh thần người khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang nói riêng
và Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Người khuyết tật với đời sống văn hóa tinh thần.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đời sống văn hóa tinh thần của NKT.
- Phạm vi khách thể: NKT.

- Phạm vi Không gian: NKT tỉnh Tiền Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2


- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích, khảo sát… tất cả mọi vấn đề ở mọi khía cạnh
liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần người khuyết tật.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Dựa trên yếu tố văn hóa .
- Dựa trên cơ sở của các môn khoa học về tâm lý,kinh tế, xã hội, pháp
luật.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tình trạng KT ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của NKT.
- Đời sống văn hóa tinh thần của NKT ở Tiền Giang.
7. Kết cấu đề tài
7.1 Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu
Kết cấu đề tài

7.2 Phần 2: NỘI DUNG
1. Các khái niệm liên quan.
1.1 Văn hóa và văn hóa tinh thần
1.2 Khái niệm người khuyết tật
1.3 Khuyết tật và tàn tật
2. Mô hình khuyết tật
3. Nguyên nhân, các dạng khuyết tật và tỷ lệ
4. Thực trạng người khuyết tật ở Tiền Giang
5. Tình trạng KT ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của NKT
6. Xóa bỏ rào cản đưa NKT hòa nhập cộng đồng
7. Thí dụ điển hình về cuộc sống NKT
7.3 Phần 3: KẾT LUẬN

Trang 3


PHẦN NỘI DUNG
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm về văn hóa và văn hóa tinh thần
1.2 Khái niệm người khuyết tật
1.3 Khuyết tật và tàn tật
2. Mô hình khuyết tật
3. Nguyên nhân, các dạng khuyết tật và tỷ lệ
4. Thực trạng người khuyết tật ở Tiền Giang
5. Tình trạng khuyết tật ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của
NKT
5.1 Học tập:

5.2 Việc làm:
5.3 Hôn nhân:
5.4 Tâm lý:
5.5 Kỳ thị/Phân biệt đối xử
6. Xóa bỏ rào cản đưa NKT hòa nhập cộng đồng
7. Thí dụ điển hình về cuộc sống NKT
8. Định hướng và kiến nghị
8.1. Định hướng
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật Người khuyết tật, các văn bản của
Chính phủ có liên quan bằng nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận
thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với công tác trợ
giúp và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành
và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp
người khuyết tật; có trách nhiệm theo dõi, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và triển
khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án,… đến công tác trợ giúp
và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Triển khai mạnh hơn các chính sách gắn với từng bước xây dựng và
nâng cấp các công trình phúc lợi công cộng phù hợp với người khuyết tật, cụ thể
Trang 4


như sẽ nâng cấp hệ thống y tế cấp xã, phường, thị trấn, bố trí đủ nhân lực và
trang thiết bị đủ để khám, chữa bệnh cho người khuyết tật nhằm giảm tải người
khám, chữa bệnh ở tuyến huyện, tỉnh; thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật
chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; tiếp
tục tư vấn cho người khuyết tật học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo
khả năng.
- Để người khuyết tật có điều kiện vươn lên vượt qua nghịch cảnh, nhất
là có thể tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân mình thì công tác dạy nghề, giới

thiệu việc làm cho người khuyết tật là một vấn đề cần thiết.
- Cần khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật vì đây là lĩnh vực khá "gần gũi" với người khuyết tật (ít di chuyển), sau này khi
làm việc được thuận lợi hơn.
- Ngoài các giải pháp trên, thiết nghĩ tỉnh nên tăng cường việc vận
động, phối hợp với các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước tiếp tục phẫu thuật
chỉnh hình, phục hồi chức năng cho các đối tượng người khuyết tật; thực hiện tốt
và kịp thời chế độ trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo quy định; khuyến khích hình thành cơ sở sản xuất - kinh
doanh có sử dụng lao động người khuyết tật; tạo điều kiện thuận lợi để người
khuyết tật hình thành các tổ chức tự lực và hoạt động có hiệu quả để giúp người
khuyết tật tự vươn lên hoà nhập với cộng đồng...
- Cơ sở dạy nghề không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học
trái với quy định của pháp luật và cần cố gắng bảo đảm điều kiện dạy nghề cho
người khuyết tật, kèm theo đó ngoài việc người khuyết tật học nghề được hưởng
hỗ trợ thì giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật cũng phải được hưởng chế
độ, chính sách hỗ trợ (nếu hiện nay chưa có thì tỉnh cần đề xuất Trung ương
hoặc tự cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ).
8.2. Kiến nghị

Trang 5


"Có thực mới vực được đạo". Đây là điều dễ nhận thấy: Khi đời sống vật
chất (văn hóa vật chất) - hệ quả trực tiếp của kinh tế - được đảm bảo và dần dần
nâng cao thì những đòi hỏi về văn hóa tinh thần cũng tăng lên theo. Các nhu cầu
vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, chăm sóc sức khỏe…) mà thiếu đi, không
đảm bảo thì đương nhiên các nhu cầu tinh thần bị hạn chế theo. Nhưng ngược lại
dưới một góc nhìn nào đó, xây dựng đời sống văn hóa là xây dựng tâm hồn, lối
sống tốt đẹp của con người.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)
tỉnh Tiền Giang, hiện tỉnh đang giải quyết cho gần 2 vạn đối tượng là người
khuyết tật được hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng - kể
cả dạy nghề, tuy nhiên việc người khuyết tật tự lo được đời sống cho chính mình
là một vấn đề vẫn còn hết sức nan giải.

Trang 6


PHẦN KẾT LUẬN
Cộng đồng người khuyết tật (NKT) nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ trên 15%
dân số. Họ đều là những người thiệt thòi về thể chất, khó khăn trong cuộc sống
trong việc thu nhận thông tin, nhưng không ít trong số họ đã cống hiến sức mình
làm giàu đẹp cho đất nước. Đa phần NKT thường ngại giao tiếp, mặc cảm với
bản thân và cam chịu. Nhằm giảm bớt khó khăn, bù đắp thiệt thòi cho họ, việc
chăm lo mọi mặt, đặc biệt là đời sống văn hóa, tinh thần cho NKT, đảm bảo
quyền và sự bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa công trong đó có lĩnh vực sách báo, chăm sóc sức khỏe, thu nhập, tới việc tiếp cận các
nhu cầu cơ bản và hòa nhập xã hội - luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, giá trị nhân văn là điều đáng trân
trọng và giữ gìn, toàn xã hội vẫn luôn cần những sự sẻ chia, giúp đỡ những
người khuyết tật để họ có điều kiện bình đẳng hòa nhập cuộc sống, lao động,
học tập và sản xuất. Giúp họ nâng cao dân trí, trau dồi kiến thức cũng là góp
phần đào tạo nhân lực và là nghĩa cử cao đẹp, làm giàu thêm giá trị văn hóa - xã
hội trước thử thách của kinh tế thị trường.

Trang 7




×