Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Sự ảnh hưởng của se khôp với nam cao về đề tài người trí thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.97 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Có lẽ trên thế giới, ít có nền văn học nào có sức hấp dẫn và ảnh hưởng lớn
đến đời sống tâm hồn người Việt Nam như văn học Nga. Điều này có thể là do mối
quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhưng trước hết, tự thân những tác phẩm văn học
Nga đã chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại, những giá trị thẩm mỹ tác
động trực tiếp lên tâm tư, tình cảm của người Việt.
Lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao
cả, tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc được phản ánh trong phần lớn những
tác phẩm của nền văn học này rất phù hợp với tâm tư, tình cảm của người Việt,
hoàn cảnh lịch sử Việt Nam nên có sức ảnh hưởng rất lớn. Đã có những thế hệ lớn
lên cùng các câu chuyện cổ tích của Nga như Ông già Khốt- ta- bít của Lazar
Lagin, Cánh buồm đỏ thắm của Aleksandr Grin, rồi sau đó là Người thầy đầu tiên,
Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ… của Aitmatov, truyện ngắn của Sêkhốp… Nhiều thế hệ người Việt đã đi qua chiến tranh bằng những bộ tiểu thuyết đồ
sộ chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả như: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và
hòa bình, Người mẹ, Thép đã tôi thế đấy…
Tác phẩm văn học Nga không chỉ làm rung động trái tim của độc giả mà còn
có tác động không nhỏ đến các nhà văn Việt Nam khi tiếp xúc với văn học Nga.
Nam Cao gặp và yêu mến tác phẩm của Sê-khôp như một cơ duyên. Truyện
ngắn của Nam Cao, nhất là mảng đề tài về người trí thức có nhiều ảnh hưởng, gặp
gỡ với sáng tác của Sê-khôp. Thực hiện đề tài Sự ảnh hưởng của Sê-khốp đối với
Nam Cao về hình tượng người trí thức, chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ sự tiếp nhận
cũng như những điểm sáng tạo của Nam Cao đối với sáng tác của Sê-khôp, từ đó
cho thấy phong cách của mỗi nhà văn và đóng góp của họ cho nền văn học hai
nước.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận chung
1.1 Ảnh hưởng của văn học Nga – Xô viết đến văn học Việt Nam


Không đất nước nào dễ dàng có được những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Chiến
tranh và hòa bình (Lep Tônxtôi), Sông Đông êm đềm (M.A.Solokhov), Piotr đệ
nhất (A.N.Tolstoi) hay Rừng Nga (L.M.Leonov)… Chính M.Gorki đã lí giải sức
hấp dẫn của nền văn học nước mình một cách đầy tự hào rằng: “Trong lịch sử phát
triển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng
kì lạ. Tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có nền văn học phương
Tây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào
quang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta. Ở châu Âu không có ai sáng tác
nên những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo
được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh không sao tả xiết (…)
Không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một vầng sao rực rỡ
của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga”. Sức mạnh của nền văn học Nga đã lan tỏa ra
khắp thế giới, và tất nhiên ở cả Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm văn học Nga bắt đầu được giới
thiệu rất rộng rãi ở Việt Nam. Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến năm 1987, đã có hơn
900 đầu sách văn học Nga và Xô Viết được dịch và giới thiệu ở nước ta. Nhờ vậy,
đông đảo độc giả trong nước đã được thưởng thức các tác phẩm văn học kinh điển
Nga, cũng như các kiệt tác văn học của các dân tộc khác trong Liên bang Xô Viết.
Nhiều đại văn hào và thi hào Nga như L.Tolstoi, Dostoievski, Puskin, Lermontov,
Trekhov, Gogol, Solokhov, Paustovski, Sekhov… cũng như các nhà văn người dân
tộc: Aimatov, Dumbadze, Gamzatov… đã trở nên quen thuộc với công chúng Việt
Nam. Văn học Nga - Xôviết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu,
giúp độc giả nước nhà cảm nhận và ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước Nga, tâm hồn
Nga, tính cách Nga.
Dù không phải là tất cả nhưng một số tác giả nổi bật cũng đã được đưa vào
chương trình Ngữ văn dành cho bậc trung học ở Việt Nam. Học sinh Việt Nam cũng
đã có một sự tiếp cận mạnh mẽ đối với văn học Nga và Xô Viết thông qua tác phẩm
Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước
2



cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây; truyện ngắn Người trong bao
của Sê-khốp; bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin; truyện ngắn Số phận con người của
Sô-lô-khốp. Những tác phẩm văn học Nga theo chân người Việt Nam đủ mọi lứa
tuổi, tầng lớp, trên khắp các nẻo đường Bắc Nam. Như một điều tất yếu, những nhà
văn, nhà thơ lúc bấy giờ cũng chịu ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp quan
điểm thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác từ “người anh” Nga- Xô Viết này.
Về phần mình, các tác phẩm văn học Việt Nam cũng được chọn dịch và giới
thiệu một cách có hệ thống ở Liên Xô từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước. Hàng
trăm cuốn sách tiêu biểu đã được dịch sang tiếng Nga và các thứ tiếng trong Liên
bang với số lượng hàng triệu bản. Trong năm năm từ 1981 đến 1985 Nhà xuất bản
Văn học ở Liên Xô đã xây dựng Tủ sách văn học Việt Nam gồm 15 tập với đủ các
thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…
Bóng dáng của một nền văn học này có thể in dấu đậm hay nhạt lên bóng
dáng một nền văn học khác. Nghiên cứu tiếp nhận văn học, nghiên cứu ảnh hưởng
văn học là những xu hướng nghiên cứu không loại trừ nhau trong so sánh văn học.
Nếu nghiên cứu tiếp nhận văn học phải chú ý đến hai yếu tố: cái được tiếp nhận và
chủ thể tiếp nhận thì nghiên cứu ảnh hưởng cũng phải căn cứ trên tác phẩm có ảnh
hưởng và tác phẩm nhận ảnh hưởng. Trên thực tế, đã có những nhà văn tự nhận
mình chịu ảnh hưởng của tác giả này, tác giả khác nhưng cũng không ít nhà văn
không thừa nhận hoặc rất ngại nói tới ảnh hưởng. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
rất có lí khi ông cho rằng: Cùng một nòi giống, cùng một ngôn ngữ, cùng một giáo
dục, cùng một văn hóa mà người ta còn không hiểu nhau, vậy không hiểu sao mình
chỉ là những kẻ rất xa họ và chỉ mới học mướn lại có thể hiểu đến nơi đến chốn,
để…chịu ảnh hưởng. Sự thật ảnh hưởng thơ văn không phải dễ dàng như thế. Việc
có cách viết giống nhau của các nhà văn Việt Nam và các tác giả văn học phương
Tây nói chung và các tác giả văn học Nga nói riêng chủ yếu do sự giao lưu và tiếp
nhận.
Lâu nay, bên cạnh sự so sánh Gooc-ki và Nam Cao, giới nghiên cứu vẫn hay
so sánh Sê-khốp và Nam Cao để nói về về sự ảnh hưởng của văn học Nga đối với

văn học Việt Nam.
3


1.2 Sê-khốp và Nam Cao
1.2.1 Tác giả Sê-khốp
An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) là nhà văn Nga kiệt xuất trong
lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Ông xuất thân trong một gia đình lao động bình dân ở
tỉnh Ta-gan-rốc. Những năm học ở Khoa Y, Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va (18791884), Sê-khốp đã nổi tiếng về truyện ngắn. Năm 1887, ông được nhận Giải thưởng
Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Sau năm 1890, sáng tác của ông chuyển
sang một thời kì mới. Nhà văn đã cho ra đời nhiều kiệt tác mang tinh thần chống đối
mãnh liệt chế độ nông nô chuyên chế như Đảo Xa-kha-lin, Phòng số 6,… Năm
1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Nhưng
hai năm sau, ông đã khước từ danh hiệu này để phản đối chính quyền Nga hoàng
không công nhận việc Gooc-ki được bầu làm viện sĩ. Do bệnh phổi nặng, năm 1904
ông sang Đức chữa bệnh và qua đời tại đây. Khi gia đình và bạn bè đưa thi hài ông
về nước, chính quyền Nga hoàng đã phải cho cảnh sát canh chừng cẩn mật vì sợ xảy
ra biểu tình.
Sê-khốp đã để lại cho đời hơn năm trăm truyện ngắn. Truyện của ông thường
đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân bản sâu xa. Hầu hết các cây bút kiệt
xuất của thế giới thế kỷ XX (Faulkner, Hemingway, Marquez…) không ai là không
tôn sùng và thừa nhận việc học hỏi từ ông. Điều đó chứng tỏ, tính hiện đại và tính
luôn mới ở Sê-khốp lớn biết nhường nào. Về phương diện này ta có thể khẳng định,
hiếm có cây bút truyện ngắn nào của nhân loại bắt kịp ông.
Sê-khốp là thiên tài trong lĩnh vực nắm bắt và phản ánh thực tại. Chỉ đôi
dòng là ông có thể đi sâu vào bản chất sự việc. Văn ông không khoa trương mà bình
lặng, đầy suy tư. Ông là bậc thầy trong nghệ thuật khai thác tâm lí, khai thác những
rung động tinh tế trong hồn ngưòi. Đọc ông ta ngỡ như chạm phải một cung đàn,
tuy khẽ nhưng dư âm của nó vẫn mãi vang vọng, có khi ngân vang suốt của đời ta.
Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỷ mà lại phải chống chọi

với bệnh tật trong hàng chục năm, Antôn Paplôvich Sêkhốp vẫn trở thành nhà cách
tân nghệ thuật kịch và bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới. Hơn trăm năm qua,
bạn đọc toàn cầu vẫn nồng nhiệt đón đọc truyện ngắn của ông.
4


1.2.2 Tác giả Nam Cao
Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình
nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay
thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Học hết bậc Thành chung, Nam
Cao vào Sài Gòn sống khoảng ba năm với một người cậu, có ý định tìm cách xuất
dương đi học. Do ốm đau, ông phải trở về quê và không tìm được việc làm. Sau đó
có thời gian, Nam Cao phải dạy cho một trường tư thục ở Hà Nội, nhưng qua Nhật
kéo sang chiếm đóng, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn,
làm gia sư. Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị
khủng bố, ông phải tránh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở
đây. Năm 1946, Năm Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung
Bộ. Sau đó, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương. Năm
1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công
tác vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích bắt và sát hại.
Nam cao viết văn từ năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm
thơ, soạn kịch. Từ năm 1941, với tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới thực sự chứng tỏ
tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Sau Cách
mạng tháng Tám, Nam Cao hăng hái đem ngòi bút phục vụ cách mạng và kháng
chiến, chân thành đặt lợi ích của cách mạng và kháng chiến lên trên hết. Rất tiếc,
ông đã sớm hi sinh khi sức sáng tạo đầy hứa hẹn. Nam Cao được Nhà nước tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996.
Những tác phẩm của Nam Cao phần lớn được sáng tác trước Cách mạng,
đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong một thời kì
tưởng chừng như bế tắc. Nam Cao bước vào văn đàn khi đã có nhiều nhà văn đàn

anh vang danh như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên
Hồng…Nhưng tên tuổi của Nam Cao không bị lu mờ, trái lại, ông trở thành nhà văn
nổi tiếng, là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Có được thành
công này là vì Nam Cao đã không giẫm lên lối mòn của những người đi trước trong
quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao đã cố gắng chọn cho mình một hướng đi
mới mặc dù đối tượng chính trong những sáng tác của ông vẫn là người nông dân
và trí thức nghèo – những đối tượng không mới trong sáng tác văn học.
5


1.2.3 Ảnh hưởng của Sê-khôp đến Nam Cao
Trong tiến trình phát triển của mình, thế kỉ XIX có lẽ là thời kỳ rực rỡ nhất
của văn học Nga. Nhiều tác phẩm lớn ra đời và có tầm ảnh hưởng trên thế giới đến
cả những thế kỷ sau. Nhờ mảnh đất hiện thực màu mỡ của cuộc đấu tranh cách
mạng và sự xuất hiện đúng lúc của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã bắt
kịp những thành tựu của văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Có lẽ nhờ
đó mà nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, văn học Nga là một trong những nền văn học
phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất
của nghệ thuật thế giới. Nhận xét đó không hề thừa khi nước Nga sở hữu những tên
tuổi chói lọi như Puskin, Lermantop, Ðôxtôiepki, Tuôcghênhep, Tônxtôi... Những
tác phẩm của các tác gia này là những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiện
đại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới. Giữa
vườn hoa đầy sắc hương ấy, Sê-khốp vẫn có một chỗ đứng riêng, một tiếng nói
riêng. Tác phẩm của ông tác động mạnh mẽ đến bạn đọc và ít nhiều ảnh hưởng đến
các nhà văn giai đoạn sau. Nam Cao cũng là một trong số những nhà văn chịu ảnh
hưởng từ Sê-khôp.
Xung quanh việc so sánh Sê-khốp với Nam Cao xuất hiện không ít những ý
kiến khác nhau. Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng Sê-khốp và Nam Cao có
nhiều sự khác biệt. Ngoài phong cách đặc trưng được tạo bởi “cơ địa sáng tác” của
mỗi nhà văn, giữa họ còn có sự khác nhau về thời đại, xứ sở, hoàn cảnh sống và

môi trường văn hóa. Vả chăng, nếu Nam Cao giống Sê-khốp tới độ như hai loại cây
cùng loài e rằng chúng ta đã không có một tác giả Nam Cao với tư cách một nhà
văn xuất sắc của dân tộc. Cùng là những cây đại thụ trong dòng văn học hiện thực
phê phán nhưng Nam Cao không thể lẫn vào với Sê-khốp được. Tuy vậy, dù sáng
tác của nhà văn có khác nhau như thế nào, theo chúng tôi, việc so sánh họ vẫn có
thể, bởi so sánh không chỉ nhằm tìm những tương đồng loại hình, mà còn làm lộ rõ
cá tính sáng tạo độc đáo riêng biệt của từng người.
So sánh Nam Cao với Sê-khốp, các nhà nghiên cứu đều dựa trên cơ sở về mối
quan hệ tiếp xúc của Việt Nam với văn học ngước ngoài những thập niên đầu thế kỉ
XX như một hệ quả tất yếu của sự giao lưu văn hóa – văn học giữa các dân tộc anh
em. Nam Cao là một nhà văn, là một trí thức không được đào tạo ở phương Tây
6


nhưng dưới nhà trường thuộc địa thời bấy giờ, Nam Cao sớm tiếp thu những tư
tưởng văn hóa mới. Chính “cơ hội” ấy, Nam Cao đã có một cuộc “gặp gỡ đầy duyên
nợ” với văn hào Sê-khốp, một nhà văn hiện thực nổi tiếng của Nga cuối thế kỉ XIX
và là “người đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga”.
Mặt khác, theo hồi kí của Tô Hoài cũng như hồi ức của nhiều nhà văn quen
biết Nam Cao, điều thừa nhận rằng, Nam Cao luôn bày tỏ niềm say mê của mình
đối với văn hào Sê-khốp. Sê-khốp là nhà văn được Nam Cao yêu thích và nể phục.
Vì thế điều chắc chắn, trong sáng tác của Nam Cao không thể không có những yếu
tố ảnh hưởng từ nhà văn này. Kế thừa, học tập nhưng Nam Cao vẫn có những sáng
tạo cho riêng mình. Hình tượng nhân vật của Nam Cao mang đầy đủ những tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của con người Việt Nam lúc bấy giờ chứ không phải là sự
mô phỏng cứng nhắc từ những hình tượng trong sáng tác của Sê-khốp. Nam Cao đã
trở thành nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại của nền văn học Việt Nam hiện đại mà
khó có tên tuổi nào vượt qua được.
1.3 Về hình tượng nhân vật người trí thức trong văn học
Nhân vật là đối tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm văn học. Nhìn lại

chiều dài lịch sử văn học của các quốc gia trên thế giới ta thấy xuất hiện nhiều loại
nhân vật: người phụ nữ, người nông dân, người anh hùng, người trí thức… Mỗi loại
nhân vật đều có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh, cuộc sống, diện mạo, tâm hồn,
tính cách,… nhưng sâu sắc và phức tạp hơn cả, có lẽ là hình tượng người trí thức.
Nhà văn cũng là một trí thức nên khi viết về nhân vật trí thức, chính là lúc họ
đang viết chuyện của đời mình, của lòng mình, của giới mình. Ở đây, nhà văn và
nhân vật dường như đã có mối dây đồng cảm sâu sắc. Dù ở những nền văn học khác
nhau nhưng người trí thức chưa bao giờ là một kiểu nhân vật bị các nhà văn bỏ
quên. Sáng tác của O.Henry (Mỹ), V. Huygo, Bandăc (Pháp), Lỗ Tấn (Trung Quốc)
… đều dành sự quan tâm đặc biệt cho mảng đề tài này.
Trong văn học Nga, nhân vật người trí thức được tái hiện thành công trong
Ônêghin trong Épghênhi Ônêghin của Puskin, như Pétsôrin trong Nhân vật của
thời đại chúng ta của Lecmontov. Họ thuộc tầng lớp trên và thường không phải lo
toan chuyện áo cơm. Bi kịch của họ chỉ là không tìm thấy mục đích sống, ý nghĩa
sống trong xã hội Sa hoàng. Họ đã hoài phí đời mình vào những cuộc ăn chơi vô
7


bổ; càng sống càng thấy chán; và một cái chết thật trong đấu súng, hoặc một cái
chết về tinh thần - đó là sự kết thúc cho cả một đời dằn vặt. Đến Sê-khốp, sau ngót
nửa thế kỷ, loại nhân vật trí thức trở đi trở lại trong trang văn của ông.Đó là những
con người sống trong những cảnh đời thừa, vô vị, nhàm tẻ, đơn điệu, trống rỗng, tự
huyễn hoặc mình và đầu độc bầu không khí chung quanh... mà tiêu biểu là nhân vật
Bê-li-cốp ở truyện ngắn Người trong bao.
Còn trong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức
đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật
trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn
nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách
cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.
Một hình ảnh trung thực về người trí thức trong xã hội thuộc địa phải đến

Nam Cao mới xuất hiện. Trước ông, trong văn học hiện thực còn chưa có. Đến với
những sáng tác của nhà văn làng Đại Hoàng này, người trí thức vừa trong chật vật
của sự mưu sinh, vừa trong bi kịch của những thất vọng và bế tắc tinh thần. Khơi
sâu được vào trong những bi kịch của người trí thức trong xã hội thuộc địa - đó là
nét đặc trưng và cũng là đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn kết thúc văn học
hiện thực Việt Nam trước 1945.
Viết về thân phận người trí thức nghèo trong số phận chung của người trí
thức, Sống mòn là cuốn tiểu thuyết kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước
1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết tinh trọn vẹn gương mặt hiện đại của văn học
Việt Nam - sau 30 năm hình thành và phát triển. Trước Sống mòn, và như là sự bổ
sung và hoàn thiện cảnh ngộ “sống mòn” là những kiếp "đời thừa", qua số phận của
những Điền và Hộ trong Nước mắt, Giăng sáng, Đời thừa...
Sê-khôp và Nam Cao đã tái hiện thành công hình tượng nhân vật người trí
thức cùng xã hội tối tăm, buồn tẻ đang dần hủy hoại nhân cách, tài năng của họ.
2. Hình tượng người trí thức trong sáng tác của Nam Cao và Sê-khôp
2.1 Sự gặp gỡ, tương đồng
2.1.1 Về nội dung
2.1.1.1 Bi kịch “tha hóa” và “chết mòn”
8


Người trí thức trong trang văn của Sê-khôp và Nam Cao luôn bị bủa vây bởi
cuộc sống tù túng, sống không ra sống, đang dần dần mất đi những phẩm chất tốt
đẹp vốn có.
Nhiều nhân vật trí thức của Sê-khôp vì sự thăng tiến mà dễ dàng bán rẻ danh
dự và nhân phẩm (Cái chết của một viên chức, Anh béo anh gầy, Mặt nạ…)
M.Gorki đã tinh tường nhận thấy: “Không ai hiểu được một cách rõ ràng và tinh tế
cho bằng Antôn Paplôvích cái chất bi kịch của những chuyện vặt vãnh trong cuộc
sống, trước anh chưa hề có ai vẽ ra được trước mắt người đời một cách chân xác
đến tàn nhẫn như vậy cái cảnh nhục nhã đáng buồn của đời họ trong cõi hỗn mang

tối tăm của cuộc sống trưởng giả hàng ngày”.
Các nhân vật của Sê-khốp ban đầu là những con người tốt đẹp, có ước mơ
nhưng sau đó vì sự đưa đẩy của cuộc đời hoặc sự trì trệ của tâm hồn mà đánh mất đi
bản tính, khát vọng tốt đẹp ban đầu. Anh sinh viên Vaxiliep vốn là một chàng trai
tốt, không thích đến những nơi ô tạp, có cái nhìn đầy thiện cảm với cuộc đời. Trong
khi hết thảy đều khinh miệt những cô gái điếm và nhạc công, đầy tớ trong các nhà
chứa, anh lại lên tiếng bên vực cho họ: “Tất cả họ đều giống loài vật hơn là loài
người, nhưng họ vẫn là con người, ở họ vẫn có tâm hồn. Cần phải hiểu, sau đó sẽ
đánh giá họ” (Cơn bệnh thần kinh). Thế nhưng đến cuối cùng, vì không thể thay
đổi được cái xã hội ô trọc, vì mãi ám ảnh bỡi những cô gái đáng thương, anh ta đã
hóa điên. Trong truyện I-ô-nứt, Sê-khốp miêu tả một thanh niên yêu đời, muốn làm
vệc có ích cho xã hội nhưng do thiếu một thế giới quan tiến bộ, do ươn hèn, yếu
đuối nên đã bị môi trường dung tục ở tỉnh nhỏ làm cho tha hóa. Chỉ sau bốn năm ở
trong môi trường đó, y đã trở thành một tên béo ị, mắt híp, ích kỉ, lạnh lùng, tham
lam, chỉ lo lắng tới việc là giàu, sống một cuộc đời tẻ nhạt, chán ngắt. Các nhân vật
cứ trượt dài theo bánh xe của số phận, đánh mất dần thiện lương của mình trong cái
xã hội tối tăm của nước Nga lúc bấy giờ.
Sê-khốp được coi là “ca sĩ của những cái vặt vãnh”, “ca sĩ của đời thường”,
ông đưa nghệ thuật xích gần lại cuộc sống. Ít đề cập đến những cái lớn lao, Sê-khốp
quan tâm đến những việc rất nhỏ của cuộc sống nhân sinh. Ông từng nói: “Hãy làm
sao cho trên sân khấu tất cả sẽ vừa phức tạp và cũng vừa đơn giản như trong cuộc
9


sống. Người ta ăn, chỉ ăn thôi, ấy vậy mà trong lúc đó hạnh phúc của họ hình thành
và cuộc đời của họ tan vỡ”. Rất yêu cái đẹp, mong ước tả các điển hình tích cực,
nhưng trong “thời buổi ốm đau” khi “nhà văn không phải là thợ làm bánh kẹo,
người trang điểm, kẻ mua vui”, Sêkhốp buộc phải khuấy bút vào “vũng bùn cuộc
đời”. Tuy tả cái tiêu cực nhưng Sêkhốp tin rằng “các nhà văn hiện thực thường có
đạo đức hơn cả các đại giáo chủ” bởi vì “có những người càng làm quen với vũng

bùn cuộc đời càng trở nên trong sạch hơn”. Miêu tả sự “tha hóa” của người trí thức,
Sê-khốp muốn chữa căn bệnh thế kỉ của nước Nga thời đó.
Bi kịch “tha hóa”, “chết mòn” được thể hiện rõ hơn trong các sáng tác của
Nam Cao. Ông đặc biệt quan tâm miêu tả người trí thức nghèo. Họ là nhân vật
chính trong tiểu thuyết Sống mòn và nhiều truyện ngắn khác như Nước mắt, Mua
nhà, Đời thừa, Cười, Quên điều độ, Trăng sáng, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi
được… Người trí thức nghèo trong xã hội cũ ở những tác phẩm của Nam Cao
thường là những người có bản chất lương thiện, gần với người lao động. Họ có ý
thức về công bằng xã hội và đều có những mơ ước về sự nghiệp. Nhưng cuộc đời cũ
đã không cho phép thực hiện những mơ ước và đẩy họ vào những cảnh sống tù
túng, bế tắc phải kiếm sống, chạy theo miếng cơm manh áo.
Trước cách mạng, không có nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm triết
lý, tổng hợp khái quát cao về tình trạng chết mòn của con người như nhà văn Nam
Cao. Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống mòn, một cách chết
mòn. Một cuộc sống vô lý, vô ích, vô nghĩa, “chết mà chưa làm gì cả”, “chết trong
lúc sống”, “chết mà chưa sống”. Nam Cao không chấp nhận sự sống của con người
chỉ là sự tồn tại sinh học. Ông coi đó không phải là cuộc sống xứng đáng của con
người: “Có thú vị gì cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật,
chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày?”. Cuộc sống
xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, theo quan niệm của Nam Cao, là
phải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống. Xuất phát từ
tư tưởng đó, Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc và đau đớn vô hạn trước bi kịch của
những con người muốn sống có ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình mà rốt cuộc
phải sống như một kẻ vô ích, một “người thừa”.
10


Nam Cao đã phản ánh trung thực cuộc sống mòn mỏi, bế tắc của tầng lớp trí
thức tiểu tư sản, đồng thời phản ánh một xã hội đen tối, ngột ngạt trước chiến tranh
đế quốc. Ông không tô hồng bản chất của tầng lớp mình. Trái lại, ông mổ xẻ, phê

phán lối sống mòn thật thảm hại, kéo lê cuộc sống vô nghĩa, tẻ nhạt của mình qua
những ngày vô vị, một lối sống mà theo Nam Cao là không xứng đáng với cuộc
sống con người. Lối sống này bắt nguồn từ tâm lý yếu đuối, bất lực trước hoàn cảnh
(do điạ vị kinh tế bấp bênh, do tính chất hay dao động, do dự của giai cấp tiểu tư
sản Việt Nam trước cách mạng). Nguyên nhân của bi kịch trên căn bản là do chế độ
xã hội và một phần do chính những người trí thức tiểu tư sản chưa có tư tưởng tích
cực vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo đói, bạc bẽo. Thứ trong Sống mòn đã
từng “thích làm một việc gì có ảnh hưởng đến xã hội ngay” và mong muốn đem
“những sự đổi thay lớn lao đến cho xứ sở mình”. Hơn một lần Thứ mơ ước: “Mình
cũng là một vĩ nhân, một anh hùng, vượt lên trên sự tầm thường để chỉ nghĩ đến
một cái gì vĩ đại thôi. Y nghĩ đến những phương kế để xoay ngược lại, đồng thời
xếp đặt cho người với người ổn thoả hơn”. Những con người mang hoài bão lớn ấy
khi chạm trán với cuộc đời đều nếm trải đắng cay, đau đớn, đều lâm vào tình trạng
“sống mòn”.
Nhưng dẫu bị “áo cơm ghì sát đất”, tuy “sống mòn” nhưng họ chưa hoàn toàn
cạn kiệt hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, được
phát triển; vẫn khao khát mỗi cá nhân được phát triển “đến tận độ” để góp vào
“công việc tiến bộ chung” của loài người. Cao cả và đẹp đẽ biết bao lý tưởng nhân
văn của Nam Cao được gửi gắm qua những dòng suy ngẫm của nhân vật Thứ về sự
sống: “Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và
vợ con mình có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì cao đẹp hơn nhiều,
cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ
những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của
mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho
nhân loại”.
2.1.1.2 Bi kịch “con người thừa”

11



Trong thời kì cuối những năm 80, vấn đề được Sê-khốp quan tâm đến khá
nhiều là sự khủng hoảng của giới trí thức, tình trạng hoang mang dao động, bế tắc,
thái độ không can thiệp vào đời sống của những con người thiếu lí tưởng, thiếu nghị
lực, hoảng sợ trước thế lực phản động trong thời kì đen tối của nước Nga. Những
truyện của Sê-khốp trong giai đoạn những năm 90 và cuối đời rất đa dạng. Nhà văn
tiếp tục phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt và
ngưng đọng với những ảnh hưởng độc hại của nó (truyện Người trong bao, Cây
phúc bồn tử, Về tình yêu,...). Nhưng dù đi theo hướng nào, mục đích cuối cùng Sêkhốp là chỉ ra bi kịch “con người thừa” của người trí thức, hướng đến thức tỉnh ý
thức của con người và khát vọng vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Hàng loạt nhân vật của Sêkhốp từ anh sinh viên, thầy giáo trẻ đến vị giáo sư
già, ông bác sỹ bừng tỉnh, đốn ngộ, nhận ra cuộc sống tồi tệ, tẻ nhạt của mình và
muối rời bỏ nó (Sinh viên, Ba năm, Câu chuyện tẻ nhạt, Thầy giáo dạy văn,
Iônứts…).
Sê-khôp đã tái hiện những con người thừa với cuộc sống vô vị, nhàm tẻ, đơn
điệu, trống rỗng, tự huyễn hoặc mình và bị đầu độc bởi bầu không khí chung
quanh... Trong Người vợ chưa cưới, nhân vật Xaxa nói với Nađia sự ngạc nhiên
thấy những người quanh anh, chẳng ai chịu làm việc gì. “Có trời mà biết tại sao
không một ai làm gì cả (...) Nếu như má cô, bà nội cô không làm gì chẳng hạn thì
phải có người nào đó làm việc thay các vị, các vị đã cướp mất cuộc sống của người
khác, lẽ nào cái đó lại là trong sạch, lại không nhơ nhuốc?”. Nhân vật cô giáo Masa
trong Ba chị em nói: “Phải biết tại sao mình sống? Nếu không tất cả chỉ là nhảm
nhí. Tất cả chỉ là vô nghĩa”.
Nam Cao cũng tập trung khắc họa hình tượng nhân vật “con người
thừa” trong giới trí thức trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật Hộ trong
truyện ngắn Đời thừa (1943) là một con người thừa như vậy. Nhân vật Hộ tự ý thức
về “con người thừa” của mình với tâm trạng đau xót, chán chường: “Sự cẩu thả
trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương
thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn là những cái vô vị, nhạt
nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy
12



loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới
lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa”. Bi kịch
của Hộ chính là ở chỗ nhận thức được sự nghèo nàn, nhạt nhẽo của những trang
viết, khác với nghề văn chân chính là phải sáng tạo. Điều rất khổ tâm đối với Hộ
mặc dù biết rằng mình phải viết vội, viết cẩu thả để kiếm sống, không xứng đáng
với nhà văn chân chính nhưng Hộ vẫn say mê văn chương: “Chính tôi làm cái thân
tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ”. Hộ vẫn tha thiết yêu quý nghề: “Tuy khổ thì
khổ thật nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa
chắc tôi đã đổi”.
Nhân vật của Nam Cao luôn khao khát có việc làm, có tiền, có cuộc sống đầy
đủ, không phải lo đến cơm áo gạo tiền. Thứ trong Sống mòn là những nhân vật như
thế. Đó là hoàn cảnh của một thanh niên trẻ tuổi mang nhiều mơ ước, khao khát có
công việc nhưng không tìm ra việc; trong cảnh thất nghiệp, may mắn tìm được chân
một nhà giáo dạy tư để nuôi thân và để vực gia đình. Anh chỉ muốn kiếm đủ tiền để
nuôi vợ nuôi con, để yên thân, nhưng dù làm việc đến kiệt sức, hà tiện đến vắt ruột
mà vẫn túng thiếu. Những con người xung quanh Thứ vì miếng cơm manh áo mà
trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, ti tiện (San, Oanh, Đích). Thế giới bên trong nhân vật dần
được hé mở và thông qua những tự bạch của nhân vật trước mắt người đọc hiển
hiện một con người có đời sống tinh thần phức tạp, nhiều khát vọng, muốn sống có
ích, để lại cái gì cho đời.
Có thể nói, âm điệu chủ đạo trong sáng tác của Sê-khốp và Nam Cao về
người trí thức là sự vùng vẫy của con người tự ý thức về mình, song bất lực trước
cuộc đời và trở thành “con người thừa” đối với xã hội.
2.1.2 Về nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức
2.1.2.1 Truyện không có cốt truyện
Nhiều nhà nghiên cứu đã nói tới kiểu truyện không có cốt truyện của Sê-khốp
và Nam Cao, coi đây là một trong những cách tân nghệ thuật lớn của hai nhà văn.
Bởi, cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác

phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong

13


một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nó
giữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự.
Các kiểu cốt truyện của Sê-khốp thời kì sáng tác ban đầu cực kì phong phú và
thường mang tính hư cấu, tưởng tượng. Phương thức tổ chức truyện ngắn của Sêkhôp thường đi ra ngoài khuôn khổ quen thuộc hay ít ra cũng là biến dạng khuôn
mẫu có sẵn. Truyện của ông thường ít có cốt truyện hiểu theo nghĩa thông thường,
nhưng lại luôn luôn có sự vận động bên trong tạo thành một kiểu cốt truyện của
riêng Sê-khốp. Ông chối bỏ những kiểu truyện có cốt truyện căng thẳng, xung đột,
lộ liễu, kiên cưỡng. Sêkhốp chủ trương “cốt truyện càng đơn giản càng tốt”. Ông
không nhấn mạnh các biến cố. Ngay ở những truyện có biến cố lớn, gay cấn,
Sêkhốp cũng không dùng giọng điệu gay gắt và màu sắc đậm để gây ấn tượng (Hai
kẻ thù, Phòng số 6, Trong khe núi). Sêkhốp không chú trọng vào xung đột nổi
trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý nghĩa tượng
trưng của từng chi tiết, tạo dòng chảy ngầm, mạch ngầm văn bản, chất trữ tình của
văn tự sự.
Truyện về đề tài người trí thức của Nam Cao cũng thường có cốt truyện rất
đơn giản. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, truyện ngắn Nam Cao phần lớn là
truyện tâm lí, không ít tác phẩm chỉ là sự mô tả thuần túy quá trình phát triển của
dòng ý thức, sáng tác của ông vì thế ít biến cố và sự kiện. Kết cấu truyện ngắn tâm
lí của Nam Cao thường được xây dựng theo nguyên tắc liên tưởng nhằm giải thích
một cách chi tiết và cặn kẽ nguồn mạch của mọi hiện tượng và quá trình đời sống.
Hầu hết truyện tâm lí của Nam Cao có thể xem là truyện triết học đời sống, trong đó
việc trực tiếp nhận thức mối liên hệ nhân quả giữa vật chất và ý thức, môi trường và
con người, hoàn cảnh và tính cách, xã hội và cá nhân… trở thành nội dung cơ bản
của nhận thức thẩm mĩ. Ông không chỉ giải phóng tổ chức sự kiện ra khỏi tính cố
sự, mà còn giải phóng nhân vật ra khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy với

những luật lệ khắt khe của các mô hình nghệ thuật lí tưởng. Cốt truyện rộng với
những bước chuyển tự do, những kết thúc đột ngột trong các truyện của nhà văn cho
thấy ông có năng lực như thế nào trong việc hư cấu những truyện ngắn cuốn hút
người đọc.
14


Miêu tả những bi kịch đời thường của những người tri thức, sáng tác của Sêkhốp và Nam Cao đã mở ra một trang mới cho chủ nghĩa hiện thực mà nguyên tắc
sáng tác hàng đầu là tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Trong sáng tác
của hai ông không có những anh hùng hay những tội đồ khét tiếng, mà bất cứ con
người nào, cho dù là những “y”, “thị”, “hắn”, “gã” đều có thể trở thành những nhân
vật điển hình; những sự kiện vặt vãnh: hai người bạn học cũ – một béo một gầy lâu
ngày mới găp nhau, anh gầy có hành vi khúm núm, nịnh bợ khi biết anh béo làm
quan to (Anh béo anh gầy), những tính toán xung quanh việc mua cái ghế mây
(Giăng sáng) cũng trở thành nội dung chính của tác phầm, có ý nghĩa nhân sinh sâu
sắc.
2.1.2.2 Giọng kể lạnh lùng, khách quan
Người kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự vì nó gắn
với giọng điệu, điểm nhìn và cách dẫn chuyện. Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm đều có
kiểu người kể chuyện riêng của mình. Lạnh lùng, khách quan là đặc điểm chung
trong giọng kể của hai nhà văn Sê-khốp và Nam Cao.
Có thể thấy Sêkhốp nhấn mạnh tính khách quan, tính chân thực trong mô tả
và cách mô tả độc đáo, ngắn gọn, chân thành, không khuôn sáo. Trong thời kỳ sáng
tác đầu, vào những năm 80 thế kỷ XIX, Sê-khốp bị chê trách là khách quan đến lạnh
lùng, thiếu thế giới quan. Nghệ thuật tự sự độc đáo của ông chưa được hiểu đúng.
Sê-khốp còn bày tỏ quan điểm của mình trong truyện Những ngọn lửa in năm
1888: “Nghệ sĩ không nên là quan toà đối với các nhân vật của mình và những điều
chúng nói mà chỉ nên là người chứng kiến vô tư. Ngay từ năm 27 tuổi, Sêkhốp đã ý
thức rất rõ về sứ mạng ngòi bút của mình: “Văn học được coi là có tính nghệ thuật
vì nó vẽ tả cuộc sống như vốn có trong thực tế. Mục tiêu của văn học là sự thật

tuyệt đối và trung thực (…) Đối với các nhà hoá học thì trên trái đất không có gì
bẩn. Nhà văn cũng phải khách quan như nhà hoá học; anh ta phải từ bỏ tính chủ
quan trong đời và biết rằng những đống phân trong phong cảnh cũng đóng vai trò
rất đáng nể, còn các dục vọng xấu xa cũng gần gũi cuộc sống như các dục vọng tốt
lành”.

15


Nam Cao, có lẽ, ảnh hưởng từ Sê-khốp chất giọng lạnh lùng ấy. Đọc văn
Nguyên Hồng, độc giả cảm nhận sự đồng cảm sâu sắc, thấm thía của nhà văn dành
cho nhân vật. Dường như ta nghe rõ tiếng kêu thống thiết, nước mắt Nguyên Hồng
tuôn trào khóc cho bất hạnh của nhân vật. Trái lại, ấn tượng ban đầu của bạn đọc khi
tiếp xúc với truyện của Nam Cao, là một giọng lạnh lùng, tỉnh táo, sắc lạnh. Trước
hết, giọng văn sắc lạnh, tỉnh táo xuất phát từ ngôn ngữ người kể chuyện. Cách gọi
các nhân vật trí thức là “hắn”, “thị” , “y”… xác lập khoảng cách giữa nhà văn và
nhân vật, đồng thời tạo nên sự xa cách, lạnh lùng.
Nếu chỉ xét bề ngoài của ngôn ngữ thì dường như nhà văn lạnh lùng, tàn
nhẫn với nhân vật nhưng phải thật tinh tế ta mới nhận ra được những điều ẩn chứa
đằng sau câu chữ. Nhà văn xưng hô như vậy là để đảm bảo được sự khách quan,
người đọc từ đó, cảm nhận cũng thật khách quan điều mà tác giả miêu tả. Có lẽ, khi
nhà văn viết những dòng này thì ông cũng phải đau đớn, khổ tâm, dằn vật nhiều lắm
bởi cái tha hóa của người trí thức, bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền đang hủy hoại cuộc
sống của họ. Ngòi bút của Nam Cao dữ dội nhưng cái tình của ông gửi gắm ở ngôn
ngữ lại thật đằm thắm, thiết tha. Một niềm trắc ẩn, mênh mang tình người… Như
vậy, tuy viết bằng giọng lạnh lùng, khách quan nhưng ẩn đằng sau ấy là tấm lòng
tha thiết, thương yêu của Sê-khốp và Nam Cao dành cho các nhân vật của họ.
2.. Sự khác biệt
2.2.1 Cuộc sống tẻ nhạt và thói quen nô lệ của người trí thức Nga trong sáng
tác của Sê-khôp

Dù nhân vật trí thức của Sê-khôp cũng từng lăn lộn kiếm miếng ăn hằng ngày
giống các nhân vật trí thức của Nam Cao, song chủ yếu anh ta phải chống chọi với
sự nhàm tẻ trong một cuộc sống tưởng chừng đã mãn nguyện, đủ đầy.
Nhân vật chính của truyện Khóm phúc bồn tử là một viên công chức. Ước
mơ lớn nhất của lão là mua được một trang trại nho nhỏ có bụi phúc bồn tử và về an
cư ở đó suốt đời. Tất cả mọi việc làm, mọi ý nghĩ của lão đều nhằm một mục đích
duy nhất là thực hiện ước mơ này; cuối cùng, lão đã đạt được ước mơ tầm thường
đó nhưng lão đã trở thành một kẻ hoàn toàn sa đọa về tinh thần. Trong truyện này,
Sê-khốp lại một lần nữa lên án hành động lẩn trốn vào bao của giới trí thức.
16


Nhân vật chính của tác phẩm Đời tôi thấy được những mâu thuẫn của chế độ
tư bản và tin tưởng rằng lao động chân tay sẽ mở ra cuộc sống mới cho mọi người.
Anh đã khước từ địa vị của một người quý tộc, trở thành một người thợ quét sơn, đã
cũng với vợ, về nông thôn làm việc nhỏvà tự tu thiện bản thân. Nhưng công việc
của anh chỉ là giọt nước trong biển cả; chỉ một thời gian sau vợ anh đã nhận ra điều
đó và rời bỏ anh để trở lại môi trường giàu có và ra nước ngoài.
Số phận của những nhân vật trí thức trong truyện Sê-khôp luôn bi thảm bởi
họ bạc nhược, không tìm được sự sẻ chia trong cuộc đời. Bê-li-côp cuối cùng phải
chết trong cô đơn. Vẻ nhẹ nhõm thanh thản của Bê-li-côp khi nằm trong quan tài
phải chăng là vì anh ta tìm thấy cái bao nhốt mình vĩnh viễn, như Burkin nghĩ, hay
là bởi anh ta đã thoát được khỏi cái tầm thường, đê hèn của những “kẻ trong bao”
đích thực sống quanh anh ta? Nhân vật Kovrin cuối tác phẩm Tu sĩ mặc đồ đen
cũng chết với “nụ cười sung sướng còn đọng trên gương mặt” vì được giải thoát, “vì
tấm thân anh mảnh dẻ đã không còn có thể dùng làm cái bao cho thiên tài nữa”.
Qua các sáng tác về đề tài người trí thức, Sê-khôp cho thấy tình trạng nước
Nga cuối thế kỷ XIX – cái thời đại mà ông coi là “thời buổi ốm đau?” Đôxtôiepxki
đi tìm con người trong con người, phơi bầy những ung nhọt của đại đô thị trong các
tiểu thuyết phức điệu. L.Tônxtôi nắm bắt con người bên trong qua con người hữu

hình và mô tả sâu sắc việc chiếm hữu ruộng đất cùng quan hệ địa chủ - nông dân
trong các tiểu thuyết tâm lý – xã hội. Sê-khốp có nói đến ách áp bức tư bản (Một
chuyến đi khám bệnh), cảnh nông thôn cùng khốn (Nông dân, Trong khe núi), tìm
đường giải phóng quần chúng bị áp bức (Ngôi nhà có căn gác nhỏ) nhưng trung
tâm chú ý của ông không phải là quan hệ sản xuất và các vấn đề kinh tế mà là mong
muốn khám phá và mô tả thân phận nô lệ, đầu óc nô lệ của con người biểu hiện qua
vô vàn dạng thức. Đó là thói quỵ luỵ trước quyền uy, chức tước (Anh béo và anh
gầy, Lão quản Prisibêep, Con kỳ nhông, Các bà, Vở kịch vui, Người trong bao),
thói nô lệ đồng tiền, của cải (Mặt nạ, Iônưts, Vé trúng số, Thảo nguyên), sự tác oai
tác quái của hoàn cảnh vô nhân đạo (Vanca, Nỗi nhớ, Buồn ngủ) sự khuất phục
hoàn cảnh, tâm lý bạc nhược, ngụy biện (Phòng số 6, Người tu sĩ vận đồ đen,
Iônưts).
17


Có thể nói, thói nô lệ ngấm sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn
bà, trí thức, viên chức, quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “những con
người không biết kính trọng cái phẩm giá làm người của mình, đành tâm ngoan
ngoãn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ”. Gorki nhận xét rất đúng về đầu
óc nô lệ trong thế giới trí thức của Sê-khốp: “trước mắt ta diễu qua cả một chuỗi dài
vô tận những kẻ nô lệ và nô tỳ của tình yêu, của sự ngu dại và của thói lười biếng,
của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là những kẻ nô lệ của một nỗi
sợ hãi tối tăm trước cuộc sống, họ quằn quại trong một nỗi lo âu mơ hồ và trút ra
những lời lẽ đầu Ngô mình Sở về tương lai vì cảm thấy trong hiện tại không có chỗ
cho mình đứng…”
2.2.2 Bi kịch “vỡ mộng” vì nỗi lo “cơm áo gạo tiền” của người trí thức tiểu
tư sản Việt Nam trong sáng tác của Nam Cao
Nếu bi kịch của người trí thức trong văn Sê-khôp là bị kịch của những con
người phải sống một cuộc sống buồn tẻ, chắn ngắt thì trong sáng tác của Nam Cao,
chủ yếu lại là những kiếp người suốt đời bị nỗi lo cơm áo gạo tiền vắt kiệt sức.

Những lo toan về miếng ăn hằng ngày tưởng chừng vặt vãnh, không đáng kể nhưng
nó có sức mạnh bào mòn, hủy diệt nhân cách con người, không cho họ ngẩng mặt
với đời, sống với ước mơ tự do sáng tạo.
Hộ cũng như nhiều nhân vật trí thức nghèo khác đều mang bi kịch vỡ mộng,
Hộ cũng có một mơ ước đẹp trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn chương. Ở tuổi
thanh niên, Hộ say sưa, chăm chỉ học hành: “Đói rét không có nghĩa lý gì với gã trẻ
tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn”. Hộ là một
nhà văn mong ước có một sự nghiệp văn chương: “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác
phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”. “Cả một đời tôi, tôi sẽ
chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ
tiếng trên toàn cầu!”
Nhưng rồi Hộ đã hoàn toàn thất bại, cái mơ ước cao siêu ấy vĩnh viễn không
bao giờ đến và cả những mong ước nhỏ bé cũng không thực hiện được: “Còn gì đau
đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của
mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”. Hộ hiểu
18


rõ giá trị của đồng tiền và nỗi tủi đau của một người đàn ông khi thấy vợ con mình
đói rách. “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc. (...)
Hắn trở nên cau có và gắt gỏng” và dần trở thành một kẻ sống bất thường, lúc thì
yêu thương vợ con, lúc thì cáu kỉnh đập phá: “Ngày mai... mình có biết không? Chỉ
ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất,
không chừa một đứa nào (...) Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả!
Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy cũng đáng vật một
nhát cho chết nốt...”.
Nhân vật Điền trong truyện ngắn Trăng sáng (1942) của Nam Cao là một
ông “giáo khổ” trường tư, mê văn chương và ước mơ sáng tạo văn chương. Mộng
văn chương có khi trỗi dậy mãnh liệt: “Điền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền
nguyện cam chịu tất cả những thiếu thốn, đoạ đày mà văn nhân nước mình phải

chịu. Điền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng. Điền sẵn lòng từ
chối một một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được
năm đồng về văn…”. Nhân vật Điền sẵn sàng hi sinh vật chất để hướng lòng mình
tới cõi mộng của “chốn” văn chương. Nhưng rồi gia cảnh nghèo đói đâu có cho
Điền thực hiện được ước mơ. Điền phải xót xa chấp nhận một thực tế cay nghiệt
phũ phàng: “Không một phút nào Điền không phải nghĩ đến tiền, óc Điền đầy
những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lại cái mộng xưa, Điền lại thở dài.
Điền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Điền biết: Chẳng bao giờ viết nữa bởi chắc
chắn là suốt đời Điền cũng không có tiền…”. Một đêm trăng đẹp, Điền đã thả hồn
theo gió, theo mây. Nhưng rồi tiếng vợ đánh chửi con, tiếng con kêu khóc đã lôi
Điền trở về với thực tại đắng cay. Điền không thể nào mơ mộng được giữa một cuộc
sống cơ cực, đói nghèo: “Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được?
Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu
người nữa cùng một cảnh, khổ như Điền”.
Nhân vật trí thức của Nam Cao có đời sống tinh thần phức tạp nhiều khát
vọng, muốn sống có ích để lại cái gì cho đời, song luôn bị những chuyện cơm áo
gạo tiền chi phối.

19


Người trí thức được nói đến nhiều trong văn học phương Tây, kể cả văn học
Nga. Còn ở Việt Nam, sự thật thì người trí thức chưa bao giờ là một hình ảnh nổi
đậm và có vai trò riêng trong đời sống xã hội phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam,
bởi chưa bao giờ họ có đủ tiềm lực để cùng đồng hành hoặc là hậu thuẫn cho các
giai tầng cơ bản làm nên một cuộc cách mạng trong lịch sử. Phải vào những năm
40, với Nam Cao, Thạch Lam và Nguyễn Huy Tưởng... vấn đề người trí thức mới
xuất hiện, trên một số khía cạnh vừa gắn bó, vừa độc lập với các vấn đề chung của
nhân dân và dân tộc.
Qua các sáng tác của Nam Cao, ta thấy đặc điểm nổi bật của trí thức tiểu tư

sản Việt Nam. Họ có một gia đình nho nhỏ, một vốn tri thức nho nhỏ, đủ để đứng
vào đội ngũ những người tri thức. Họ xuất thân đều từ nông thôn, gần gũi với cuộc
sống những người nông dân. Nhưng từ họ đến người nông dân còn một khoảng
cách khác xa. Đó là người trí thức vừa trong chật vật của sự mưu sinh, vừa trong bi
kịch của những thất vọng và bế tắc tinh thần. Khơi sâu được vào trong những bi
kịch của người trí thức trong xã hội thuộc địa - đó là nét đặc trưng và cũng là đóng
góp của Nam Cao trong giai đoạn kết thúc văn học hiện thực Việt Nam trước 1945.
3. Sự ảnh hưởng của Người trong bao (Sê-khốp) đến Sống mòn (Nam Cao)
3.1 Đề tài, chủ đề
Người trong bao của Sê-khôp và Sống mòn của Nam Cao đều viết về đề tài
người trí thức. Nếu Người trong bao khắc họa nhân vật Bêlicôp, một giáo viên
trung học dạy tiếng Hi Lạp thì Sống mòn tái hiện nhân vật Thứ, một nhà văn nghèo.
Cả hai đều là nạn nhân của xã hội mà ở đó con người không được “làm người”.
Truyện ngắn Người trong bao sáng tác năm 1898, trong thời gian Sê-khốp an
dưỡng ở thành phố l-an-ta. Xã hội Nga đương thời đang ở tình trạng bế tắc và ngạt
thở bởi bầu không khí chuyên chế nặng nề. Môi trường ấy đã đẻ ra những kiểu
người kì quái mà Bê-li-cốp là một nhân vật điển hình đặc sắc. Trong truyện, Sêkhôp “vắn tắt” kể lại câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc
chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến nỗi sống và chết đều thảm hại. Bê-li-cốp có cuộc
sống và tính cách dị thường, anh ta luôn sợ hãi cho nên không bao giờ dám bộc lộ ý
nghĩ của mình trước người khác. Để tạo cảm giác an toàn, Bê- li-cốp đi giày cao su,
20


che ô, mặc áo bành tô cốt bông, đeo kính đen, kéo cổ áo lên cao giấu kín mặt. Bê-licốp say mê và tôn sùng quá khứ đến mức cực đoan. Khi đi ngủ, anh ta thường đóng
cửa kín mít rồi kéo chăn trùm đầu mặc dù trời rất nóng, vì sợ nhỡ có việc gì xảy ra
thì sao? Bê-li-cốp định ngỏ lời cầu hôn với Va-ren-ca, chị gái của một giáo viên trẻ
mới về trường. Có kẻ nào đó đã vẽ bức tranh châm biếm dề dòng chữ Một kẻ si tình
rồi gửi cho Bê-li-cốp. Hôm sau, anh ta ngạc nhiên khi nhìn thấy hai chị em Va-renca và Cô-va-len-cô phóng xe đạp rất nhanh ngoài đường nên quyết định sẽ góp ý
với họ. Cô-va-len-cô nổi nóng cự lại và đẩy Bê-li-cốp ngã lộn nhào xuống cầu
thang, đúng lúc Va-ren-ca đi đâu về. Va-ren-ca nhìn thấy cảnh đó và cất tiếng cười

nhạo báng. Trở về nhà, Bê-li-cốp vừa buồn bực vừa nhục nhã. Anh ta trùm chăn kín
mít và nằm im lặng trên giường, ai hỏi gì thì chi đáp không hay có. Một tháng sau
thì anh ta chết.
Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”,
“lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga;
đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể
sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế. Câu chuyện không
chỉ phản ánh thực trạng xã hội – môi trường xã hội đã đẻ ra lắm thứ sản phẩm người
kì quái, mà còn có ý nghĩa khát quát triết lý sâu xa – tiếng kêu cứu của nhữg con
người nhỏ bé, nhu nhược.
Sống mòn là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Nam Cao về đề tài người trí thức.
Nhân vật chính là Thứ, vốn là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí
hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung, y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Nhưng
sau 3 năm, nghèo khó, bệnh tật, y phải về quê, chịu cảnh thất nghiệp. Trong thời
gian đó, Đích – anh họ đồng thời cũng là bạn của Thứ cùng vợ chưa cưới là Oanh
mở một trường tư ở ngoại thành Hà Nội. Do phải công tác xa, Đích mướn Thứ đứng
tên hiệu trưởng và dạy ở trường. Cùng dạy với Thứ, Oanh còn có San. Ban đầu Thứ
hết lòng vì công việc nhưng sau đó, việc nhiều mà chỉ được trả những đồng lương
còm cõi, lại bị bớt xén khẩu phần ăn hằng ngày, y khó chịu, chán nản, đôi khi muốn
trả miếng nhưng rồi tự cảm thấy xấu hổ và ân hận. Cuộc sống chung đụng khiến
cho mâu thuẫn giữa Oanh với San và Thứ ngày càng gay gắt. Kiếp sống nghèo khổ
21


đã thui chột ước mơ, hoài bão và đẩy y đến cảnh “sống mòn”. Y trở nên ti tiện với
bạn bè, nhỏ nhen với vợ. Khi nghe Đích ốm nặng, y đã thầm mong Đích chết nhưng
sau đó lại khóc, khóc cho cái chết của tâm hồn. Kỳ nghỉ hè, Thứ tưởng được thanh
thản nhưng nào ngờ lại phải đối mặt với những chuyện khó chịu, làm khổ nhau một
cách vô lý ở thôn quê và ở ngay trong gia đình. Đến khi ra Hà Nội, y lại gặp những
tình huống bất ngờ: trường phải đóng cửa vì thành phố luôn trong tình trạng báo

động, Đích đang hấp hối trên giường bệnh.... Thứ đành phải trở về quê. Anh chua
chát hình dung đời mình sẽ mục ra, và sẽ “chết mà chưa kịp sống”. Nhưng nghĩ đến
cuộc chiến tranh đang diễn ra, lòng Thứ đột nhiên lóe lên tia hy vọng về một cuộc
sống công bằng, tốt đẹp hơn.
Ở Sống mòn, Nam Cao phản ánh một cách chân thực và cảm động “tấn bi
kịch tinh thần” của một người trí thức với bao mộng đẹp và hoài bão cao cả đã bị
cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” ghì sát đất. Thông qua bi kịch nhân vật, ngòi bút của
nhà văn đã phanh phui đến tận cùng đời sống quẩn quanh, vô nghĩa, kiếp sống “sẽ
mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, mục ra” của kẻ trí thức trong xã hội thực dân phong kiến
ở Việt Nam thời bấy giờ.
Sự ý thức sâu sắc của nhân vật về hoàn cảnh của chính mình cũng chính là sự
khác biệt trong tác phẩm Sống mòn của Nam Cao. Nếu Bêlicôp sống cuộc sống hết
sức nhếch nhác, quẩn quanh, hèn kém và giam mình trong hoàn cảnh xã hội, “sống
đơn độc như con ốc, con sên lúc nào cũng muốn thu mình vào trong vỏ”, với nỗi sợ
hãi thường trực “nhỡ lại xảy ra chuyện gì” thì Thứ - ý thức rất rõ về bi kịch của
mình: “Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!...Nghĩ thế y thấy nghẹn
ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc
rủi may…” . Thứ suy nghĩ , trăn trở về cuộc sống trong sự dằn vặt khôn nguôi, tha
hóa của nhân cách và lòng khao khát được đổi thay cuộc sống.
Vốn dĩ là những tri thức, lẽ ra Bêlicôp và Thứ phải được xã hội trọng vọng,
tôn vinh hay chí ít, cũng có cuộc sống êm ấm để thực hiện được những ước mơ
chính đáng của mình. Song ở đây hoàn toàn ngược lại, , họ là những người “sống
trong bao”, sống cảnh “sống mòn” và không còn là chính mình. Từ đề tài người trí
thức, cả hai nhà văn đã phản ánh trọn vẹn thực trạng của xã giá trị hiện thực, giá trị
22


tố cáo mà còn thể hiện được giá trị nhân đạo của hai tác giả hiện thực có “cơ duyên
tương hợp”.
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Tài năng của Sê-khốp thể hiện rất rõ qua nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
hình. Nhân vật điển hình Bê-li-cốp tuy có nét riêng kì quái không giống bất cứ ai
nhưng lại tiêu biểu cho một kiểu người, một lối sống khá phổ biến trong xã hội Nga
đương thời.
Khắc họa chân dung Bê-li-cốp với những nét cá biệt về ngoại hình, về thói
quen, về mối quan hệ xã hội, về cái chết đầy tính bi hài kịch, Sê-khôp đã khái quát
về một kiểu người, một lối sống. Bê-li-cốp mang tính phổ quát của hàng trăm, hàng
nghìn Bê-li-cốp bé nhỏ, yếu hèn và bạc nhược. Qua nhân vật này, Người trong bao
phát hiện, châm biếm, báo động về những con người, những xã hội nô dịch, nô lệ
trong cách sống, lối sống và trong tư tưởng, ưa sống với những cái tầm thường chật
chội, cũ rích; muốn duy trì trật tự cũ, coi cái cũ bảo thủ là đạo đức, là thước đo chân
lí cuộc đời và thỏa mãn với cái cũ đến mức coi đó là đức tin; sợ hãi, xét nét cái mới,
chống lại mọi cái mới tốt đẹp đang nhen nhóm. Sê-khôp đã cho thấy tác hại âm
thầm mà khủng khiếp, dai dẳng, nặng nề của kiểu người, kiểu sống trong bao đè
nặng, ám ảnh, đầu độc môi trường đạo đức, văn hóa và tiến bộ xã hội đến mức nào.
Tiếp cận với những tác phẩm khác của Sê-khôp còn thấy “người trong bao” xuất
hiện dưới nhiều biến thể: kẻ thì chui vào cái vỏ bọc của con kì nhông (Con kì
nhông), người thì trang bị cho mình chiếc mặt nạ (Mặt nạ), kẻ giam mình ở một
chốn quê yên tĩnh, một trang ấp với những khóm phúc bồn tử (Khóm phúc bồn tử),
người thì ý thức được mình đang bị vây bọc bởi một “nhà tù” dơ bẩn, vô nhân đạo
nhưng không làm gì để cải tạo, thay đổi nó (Căn phòng số 6).
Sê-khốp đã tạo nên những chi tiết điển hình, những tình huống điển hình để
khắc hoạ tính cách của Bê-li-cốp. Vì quanh năm suốt tháng tự nhốt mình trong bao
nên Bê-li-cốp sống như một người bệnh tưởng, trầm cảm. Hắn sợ ánh sáng, sợ bóng
tối, sợ trộm vào nhà, sợ lão nấu bếp cắt cổ hắn. Nhà lúc nào cũng đóng chặt cửa, cài
then, chăn trùm đầu kín mít lúc ngủ, ở nhà mùa hè cũng như mùa đông, lúc nào hắn
cũng mặc áo khoác ngoài. Suốt đêm, “hắn toàn mơ những điều khủng khiếp” vì thế
23



buổi sáng đến trường, mặt hắn “tái nhợt, rầu rĩ” một cách thảm hại! Lối sống đó là
sống khổ, sống mà như chết. Bê-li-cốp đã tự cầm tù mình, đày đoạ mình, gây đau
khổ cho thân mình. Hắn thật đáng thương hại.
Bê-li-cốp là một sáng tạo lớn của An-tôn Sê-khốp, hình tượng nhân vật này
vừa hiện lên rõ nét là một nhân vật độc đáo, riêng biệt không lẫn với ai vừa là nhân
vật đặc trưng, khái quát cho một kiểu người có lối sống “trong bao”, gấp sách lại
người đọc vẫn thấy hiện lên một hình ảnh Bê-li-cốp bằng da, bằng thịt, có những
tính cách, suy nghĩ, hành động lời nói kiểu “trong bao” và cũng thấy đâu đây hình
ảnh nhân vật này trong cộng đồng người, đâu đó trong xã hội Nga đương thời và cả
trong xã hội hiện đại ngày nay.
Trong Sống mòn Nam Cao xây dựng nhân vật trên chất liệu đời thường.
Cuộc sống của từng nhân vật đều được khắc họa từ những chuyện vặt vãnh trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi người, từ trí thức đến nông dân. Sống mòn một tác
phẩm hiện thực đã kết tinh và thành công nổi bật trong cách xây dựng nhân vật đặc
biệt là nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp trí thức thời đó.
Nhân vật chính trong Sống mòn là Thứ - một thanh niên trí thức nghèo luôn
luôn suy nghĩ, dằn vặt giữa nỗi lo tồn tại với khát vọng cao xa về một lý tưởng tốt
đẹp. Trong bản thân Thứ lại tồn tại những mâu thuẫn khó lý giải. Y vừa tự ti nghĩ
“mình chỉ là một anh giáo khổ trường tư, lương kém lương anh bồi khách sạn to”,
không dám vào nhà Hải Nam vì y là người vốn “hãi người” như gia đình hay mắng
nhưng có lúc lại táo bạo đến mức cố ý “rẽ vào con đường tối... ước ao được một cô
gái giang hồ ngăn lại khoác tay lên vai…”. Có lúc y có những hành động trả miếng
lại Oanh ích kỉ, đê tiện, nhưng có lúc lại tế nhị đến mức cứ áy náy mãi chỉ vì sự có
mặt của mình và San trong nơi trọ mới gia đình ông Học “làm vướng víu cái hạnh
phúc giản dị của gia đình họ”. Đó là sự giằng xé nội tâm, một sự trộn lẫn nhiều tính
cách trong một con người ở từng hoàn cảnh cụ thể.
Nhân vật Thứ được minh họa đầy sức thuyết phục đúng như Rubinsten đã nói
“mỗi người là cả một nước cộng hòa nhiều chủ thể”. Trong mỗi nhân vật trí thức
của Nam Cao, họ luôn tự đối mặt và đối thoại với nhau. Đó là thế giới của những
dằn vặt, những suy tư, ao ước, trăn trở của một anh trí thức nghèo. Thứ đã từng có

24


khát vọng lý tưởng, hăm hở đón một chuyến đi Tây không biết nản, náo nức ý
nguyện cải tạo và xây dựng cái trường. Nhưng chỉ mới sau vài năm sống trong cuộc
sống tù tùng, nghèo đói con người Thứ đã trở nên ti tiện, ích kỉ và tính toán. Cuộc
sống đã vùi dập ước vọng của Thứ, khiến y một mặt muốn đối xử với mọi người
bằng tình thương nhưng một mặt y lại hẹp hòi, tàn nhẫn vì sĩ diện hão. Đó là hình
ảnh một con người trí thức bị bào mòn dần về nhân cách và tinh thần, họ như đang
chết mòn trong cái cuộc sống chật hẹp khốn khổ không thể thực hiện được chí
hướng của chính mình.
Trong Sống mòn, tác giả đã miêu tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lí nhân
vật Thứ. Thông qua những giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự thú, tự lên án và tự
vượt mình để hướng tới cộc sống xứng đáng cho con người thật sự là người hơn.
Nhân vật tự độc thoại với bản thân, chỉ dám nghĩ chứ không dám bộc lộ ra cho
người khác thấy “y chỉ nghĩ rằng: mình ở chung với những người nhỏ nhen lắm, tất
có ngày cũng đến thành nhỏ nhen như họ mất thôi”. Với nhân vật Thứ tác giả đã
góp phần làm phong phú thêm về các nhân vật điển hình của văn học hiện thực mà
nổi bật ở đây là tầng lớp trí thức nghèo.
Nếu Người trong bao là một truyện ngắn thì Sống mòn là một tiểu thuyết.
Dung lượng của một cuốn tiểu thuyết cho phép Nam Cao không chỉ khắc họa nhân
vật trung tâm là Thứ mà cho tái hiện hàng loạt chân dung những nhân vật trí thức
khác như San, Oanh, Đích… Tuy khác nhau về thể loại nhưng cả hai đều rất thành
công trên phương diện xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình – đặc
trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
3.3 Giọng điệu trần thuật
Đọc Người trong bao của Sêkhôp và Sống mòn của Nam Cao, chúng ta bắt
gặp một giọng điệu chung của người kể chuyện là giọng điệu lạnh lùng, khách
quan. Người kể chuyện nhập vai vào nhiều đối tượng để tái hiện sự việc và làm nổi
bật tính cách, số phận nhân vật.

Đây là giọng trần thuật ở Người trong bao: “Từ nghĩa địa trở về, lòng tôi đều
cảm thấy nhẹ nhàng, thỏa mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống lại diễn ra
như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán
25


×