Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ MINH TRANG

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC GIAI ĐOẠN 1990-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ MINH TRANG

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC GIAI ĐOẠN 1990-2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BÙI HỒNG HẠNH

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Bùi Hồng
Hạnh – người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, các
thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình làm khoá luận.
Tôi cũng xin cảm ơn các trung tâm thư viện, các viện nghiên cứu đã giúp đỡ
tôi về nguồn tài liệu. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của những bài
viết, những công trình nghiên cứu có liên quan mà qua đó đã giúp tôi có được
nhiều tài liệu tham khảo để hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
LÊ MINH TRANG

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài: ―Cộng đồng người Việt Nam ở CHLB
Đức giai đoạn 1990-2015‖ là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Luận
văn có sự kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu của những người đi
trước và có sự bổ sung những tư liệu, kết quả nghiên cứu mới, chưa được công
bố bất cứ công trình nào. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, được sử dụng trung thực.

Tác giả luận văn

LÊ MINH TRANG

4



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 9
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 11
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 17
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 17
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 19
CHƢƠNG 1: CƠ Sở HÌNH THÀNH VÀ CÁC YếU Tố TÁC ĐộNG TớI CộNG
ĐỒNG NGƢờI VIệT NAM ở CộNG HOÀ LIÊN BANG ĐứC ....................... 20
1.1 Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức ................................................ 20
1.2 Cộng đồng người Việt ở Đức trước năm 1990 ................................................ 24
1.3 Yếu tố tác động đến cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức sau năm 199026
1.4 Chính sách của Đức đối với vấn đề nhập cư và Cộng đồng ngoại kiều .......... 32
1.5 Chính sách của Việt Nam đối với người Việt ở nước ngoài và Đức ............... 37
Tiểu kết .................................................................................................................. 40
CHƢƠNG 2: ĐặC ĐIểM CủA CộNG ĐồNG NGƢờI VIệT NAM TạI CộNG
HÒA LIÊN BANG ĐứC ...................................................................................... 41
2.1 Đặc điểm chính trị - xã hội.............................................................................. 41
2.1.1 Đặc điểm dân cư ........................................................................................... 41
2.1.2 Quan điểm chính trị ...................................................................................... 50
2.2 Đặc điểm kinh tế .............................................................................................. 54

5


2.2.1. Tỉ lệ có việc làm ........................................................................................... 55
2.2.2. Các hình thức kinh doanh phổ biến ............................................................. 57
2.3 Đặc điểm văn hóa ............................................................................................. 60

2.3.1 Trình độ học vấn ........................................................................................... 61
2.3.2 Tôn giáo......................................................................................................... 62
2.3.3 Mức độ hòa nhập, hội nhập vào xã hội Đức................................................. 64
2.3.4 Giữ gìn bản sắc dân tộc ................................................................................ 66
2.4 Những vấn đề tồn tại của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức.................... 68
Tiểu kết .................................................................................................................. 73
CHƢƠNG 3: THÚC ĐẨY VAI TRÒ CủA CộNG ĐồNG NGƢờI VIệT
NAMTạI CộNG HÒA LIÊN BANG ĐứC ......................................................... 74
3.1 Vai trò của của cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức ............................ 74
3.1.1 Đối với CHLB Đức ........................................................................................ 74
3.1.2 Đối với Việt Nam ........................................................................................... 76
3.1.3 Đối với quan hệ Việt Nam - Cộng hòa liên bang Đức .................................. 79
3.2 Đề xuất giải pháp.............................................................................................. 85
3.2.1 Xây dựng hành lang pháp lý ........................................................................ 87
3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động................................................. 88
3.2.3 Thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước .......................................................... 90
3.2.4 Đẩy mạnh công tác truyền bá văn hóa và các giá trị dân tộc ..................... 91
Tiểu kết .................................................................................................................. 92
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 96

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AfD

ASEAN


ASEM

BKA

CDU
CHLB
Đức
COLAB

CSU

DAAD

Alternative für Deutschland
Sự thay thế cho nước Đức
Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Das Bundeskriminalamt
Cơ quan điều tra hình sự Liên bang Đức
Christlich Demokratische Union Deutschlands
Liên minh Dân chủ Cơ đốc Đức

Cộng hoà Liên bang Đức
Center of overseas Labor
Trung tâm lao động nước ngoài
Christlich-Soziale Union in Bayern
Liên minh Xã hội Cơ đốc Bayern
Deutscher Akademischer Austauschdienst

Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức

7


EU

FDI

FDP

KFW

GIZ

European Union
Liên minh Châu Âu
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Freie Demokratische Partei
Đảng dân chủ tự do
Kreditanstalt für Wiederaufbau
Ngân hàng Tái thiết Đức
The Deutsche Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit
Cơ quan Hợp tác phát triển Đức

NVONN
ODA


OECD

SPD

WTO
WUS

Người việt ở nước ngoài
Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Sozialdemokratische Partei Deutschlands
Đảng dân chủ xã hội Đức
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
The World University Service
8


Tổ chức hỗ trợ đại học Thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở CHLB Đức nói riêng,
về bản chất là cộng đồng người Việt Nam di cư sang quốc gia khác. Cộng đồng
này có đặc điểm là những người di cư – về mặt địa lý bên ngoài quốc gia quê
hương, nhưng bản thân họ tự nhận thức, văn hóa và truyền thống quê hương là
bản sắc của họ. Hiện nay, những người di cư đang thách thức các thể chế nhà
nước truyền thống về quyền công dân và lòng trung thành, thông qua việc nằm ở
giữa trong mối liên hệ của chính trị trong nước và chính sách đối ngoại1. Đặc biệt

trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hóa phát triển, đồng thời các điểm
nóng xung đột trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, vấn đề người di cư
được tất cả các quốc gia ưu tiên quan tâm.
Người Việt Nam di cư phân tán khắp thế giới - theo ước tính chính thức của Bộ
Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - khoảng 4,5 triệu người
Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài2. Tổng lượng kiều hối năm
2014 đạt 12 tỷ USD, chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam3.Cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú.
Trong đó, cộng đồng người Việt Nam ở Đức là cộng đồng có số lượng người Việt
lớn trên thế giới. Cộng đồng người Việt Nam ở Đức hình thành muộn hơn do

1

Pillai, G (2013), The Political Economy of South Asian Diaspora: Patterns of Socio-Economic Influence,
Springer.
2
Báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2012),Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài
lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển
cùng đất nước”.
3
Thông Tấn Xã Việt Nam (2014), Công bố báo cáo tác động của dòng kiều hối chính thức vào Việt Nam.

9


những hoàn cảnh lịch sử nhất định, gắn với sự chia cắt ở cả Việt Nam và Đức. Sự
hình thành của cộng đồng người Việt ở Đức bắt đầu từ cuối những năm 1950giai đoạn nước Đức và Việt Nam bị chia cắt, muộn hơn nhiều so với lịch sử từ
trước năm 1945 của cộng đồng người Việt ở Pháp. Các mốc phát triển của cộng
đồng người Việt tại Đức cũng tương đồng với những dấu mốc lịch sử của sự thay
đổi chính trị ở cả hai quốc gia. Sự xuất hiện của các thành phần dân cư mới trong

cộng đồng, tình hình kinh tế, tình trạng cư trú cũng như sự thay đổi trong văn hóa,
lối sống của người Việt tại Đứcchuyển biến rõ rệt nhất từ sau năm 1975- sau khi
Việt Nam thống nhất và sau năm 1989- sau khi nước Đức thống nhất.Chính bối
cảnh lịch sử đặc biệt như vậy đã tạo nên sự đa dạng trong chính cộng đồng người
Việt tại Đức, đồng thời tạo nên sự khác biệt so với cộng đồng người Việt tại các
quốc gia khác.
Tiến trình phát triển của quan hệ Việt Nam - CHLB Đức từ năm 1990 đến nay
chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cộng đồng người Việt
Nam tại CHLB Đức có vai trò nhất định. Nhân tố người Việt luôn tồn tại trong
quan hệ Việt Nam - CHLB Đức là một thực tế khách quan. Việt Nam có thể tranh
thủ nhân tố người Việt để thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với
Đức; đồng thời cũng đặt ra một số thách thức trong việc hạn chế những tác động
tiêu cực của nhân tố này. Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cộng
đồng người Việt tại Đức có ý nghĩa thực tiễn góp phần vào việc đề ra chính sách
cũng như triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước trong thúc đẩy quan hệ
giữa hai nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về cộng đồng người Việt ở Đức
là hết sức cần thiết, vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn.

10


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả luận văn xin đề cập đến một số đề tài, công trình khoa học tiêu biểu,
bài nghiên cứu, báo, tạp chí trong nước và ngoài nước về cácchủ đề liên quan đến
đề tài luận văn như sau:
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài
Trong nước, chủ đề này đã có những công trình, tài liệu nghiên cứu đáng kể
đến như sau: “Người Việt Nam ở nước ngoài”, tác giả Trần Trọng Đăng Đàn,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Qua 12 chương sách, 662 trang,

tác giả đề cập nhiều vấn đề: Từ việc xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu đến
các mặt, lĩnh vực khác nhau trong đời sống của người Việt Nam ở nước ngoài
như đời sống văn hóa, văn nghệ của người Việt ở nước ngoài, vấn đề pháp lý kiều
dân và người Việt ở nước ngoài, người Việt Nam ở khu vực Liên Xô cũ và Đông
Âu. Tác giả còn có công trình “Người Việt ở nước ngoài không chỉ có Việt
kiều”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao xuất bản
công trình: “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (19592009)”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009. Cuốn sách này gồm
148 trang đề cập đến lịch sử phát triển của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam
ở nước ngoài và công tác đối với NVONN của những nhà quản lý, nghiên cứu
nhiều năm kinh nghiệm trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Cuốn sách “Cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở các nước Đông Âu
những năm đầu thế kỷ 21”, chủ biên TS. Nguyễn An Hà, Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội, 2011. Cuốn sách nghiên cứu thực trạngcủa cộng đồng người Việt và đội
ngũ trí thức Việt Nam tại các nước Đông Âu trong những năm đầu thế kỷ 21 trên
11


các khía cạnh đặc trưng (pháp lý, ngành nghề, môi trường sống và làm việc, hội
nhập, vai trò); phân tích bối cảnh và những nhân tố tác động tới cộng đồng người
Việt tại Ba Lan, Séc, Hungarycũng như quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về cộng đồng người Việt ở nước ngoài để từ đó đề xuất các giải
pháp phát huy vai trò của cộng đồng.
Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM xuất bản ký sự và tư liệu
“Kiều bào và quê hƣơng”, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2006. Cuốn sách 968 trang có
3 phần chính: Nhìn từ cội nguồn lịch sử, Truyền thống phong trào đấu tranh yêu
nước của kiều bào 1945-1975; Kiều bào trong thời kỳ đổi mới đề cập đến quá
trình hình thành, những cống hiến của kiều bào trên thế giới, khẳng định mối
quan hệ huyết mạch không thể chia lìa của Tổ quốc và đồng bào trong nước với
những người xa xứ.

Sách Hồ sơ di cư Việt Nam 2015 và Hồ sơ di cư Việt Nam 2016 do Cục Lãnh
sự thuộc Bộ Ngoại giao phối hợp với tổ chức Di cư quốc tế công bố. Hồ sơ gồm
số liệu cập nhật về các dòng di cư của Việt Nam; phân tích, đánh giá về thực
trạng di cư, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý di cư và
hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lí di cư hiệu quả hơn. Trong nội dung
của hồ sơ bao gồm cả số liệu về dòng di cư của Việt Nam vào CHLB Đức nói
riêng.
Một số đề tài nghiên cứu do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thực
hiện, có thể kể đến như: “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài:
thực tiễn và một số cơ sở lý luận” (đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Ủy ban về người
Việt Nam ở nước ngoài, năm 2003); “Áp dụng luật quốc tịch Việt Nam đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài” (đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Ủy ban về

12


người Việt Nam ở nước ngoài, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005); “Vấn đề dạy
và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: thực trạng và
giải pháp” (đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài, năm 2002)…
Luận văn thạc sĩ “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước
ngoài trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Bảo Chung, bảo vệ năm 2008
tại Học viện Ngoại Giao và “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài trong sự nghiệp phát triển Đất nước thời kỳ đổi mới” của tác giả Phạm
Văn Hùng bảo vệ năm 2011 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phân tích
về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN
trong thời kỳ đổi mới, tiềm lực của cộng đồng này và những đóng góp của cộng
đồng NVNONN vào sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, từ đó đánh giá
vai trò và đề xuất những giải pháp, chính sách cần thiết để tiếp tục tăng cường
công tác vận động NVNONN.

Ngoài ra cũng có những đầu sách, kỷ yếu, các bài báo, tạp chí đề cập tới cụ thể
cộng đồng người Việt ở từng quốc gia như: Cuốn kỷ yếu hội thảo:“Quan hệ Việt
Nam – Ukraine, Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”, chủ biên GS.TS Nguyễn
Quang Thuấn, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, 2011bao gồm các bài tham luận
của các nhà khoa học Việt Nam và Ukraine. Trong đó có phân tích thực trạng và
vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Ucraina trong phát triển quan hệ giữa
hai nước.Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài viết: “Tìm hiểu về người Việt Nam ở
nước ngoài trong tương quan với trường hợp Italia”, Bùi Nhật Quang, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, 2009, số 5, tr. 75-82; “Chính sách nhập cư của EU và của
các nước EU mới tại Trung-Đông Âu và tác động đến cộng đồng người Việt tại
Balan, Sec, Hungary”, Hà Hoàng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2009, số 3;
13


tr. 43-55; “Hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực di dân lao động”, Ng,
Kunznhexop, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2010, số 11; tr. 74-80…
Ở nước ngoài, một số nghiên cứu bàn về nguyên nhân lịch sử và quá trình hình
thành cộng đồng người Việt tại nước ngoài như: “Introduction: Epic Directions
for the Study of the Vietnamese Diaspora”, Alexander M. Cannon,
“Remembering the Boat People Exodus A Tale of Two Memorials”, Quan Tue
Tran, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 7, No. 3, Fall 2012.
Cộng đồng người Việt ở Đức
Về phía Việt Nam, vấn đề này chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu.Một
số công trình khoa học và bài viết của một số tác giả chủ yếu đề cập đến cộng
đồng người Việt ở Đức trong một giai đoạn nhất định hay một khía cạnh cụ thể.
Tác giả Nguyễn Duy Dũng (2009) trong bài viết “Cộng đồng người Việt Nam
tại Cộng hoà Liên bang Đức: Ghi nhận từ một chuyến đi”, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 4; tr. 79-82 tổng kết chuyến đi khảo sát ở Liên bang Đức, đưa ra
những nhận xét cá nhân, khái quát hoá tình hình chung của cộng đồng người Việt
tại Đức thời điểm đó về đời sống vật chất (kinh tế) và tinh thần (văn hoá, giáo

dục).
Các nghiên cứu nước ngoài nổi bật về cộng đồng người Việt tại Đức bao gồm:
Luận văn “Zwischen zwei Welten: Vietnamesische VertragsarbeiterInnen in
Rostock”, Micha Rehder, 2013, Đại học Eberhard Karls, Tübingen cung cấp một
cái nhìn tổng quan về toàn diện cuộc sống của công nhân hợp tác lao động người
Việt tại Rostock qua hai thời kỳ Cộng hoà Dân chủ Đức và nước Đức sau thống
nhất dưới các khía cạnh: hoành cảnh, điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc; sự hội
nhập (ngôn ngữ, xã hội và văn hoá) tại Đức và đặc biệt là sự kì thị của người dân
14


sở tại (Cuộc bạo độngtấn công người nước ngoài lớn nhấtnước Đức ở thành phố
Rostock); khuôn khổ pháp lý về chính sách người nước ngoài tại Đức trước và
sau thống nhất.
“Return Migration to Vietnam Monitoring the Embeddedness of Returnees”,
Machteld Kuyper, University of Amsterdam, 2008, nghiên cứ vấn đề hồi hương
của người Việt trong đó có người Việt tại Đức, giai đoạn sau năm 1989 tập trung
vào quá trình hồi hương và các nhân tố tác động đến quá trình này.
“Identities and Inbetweens: The Vietnamese and Assimilation Strategies in
Germany”, Andrew C. Downs, Georgia Southern University, 2014, nghiên cứu
về thái độ dân tộc Đức với người gốc Việt và thái độ người Việt với các dân tộc
nhập cư khác tại Đức.
Bài nghiên cứu “The Vietnamese diaspora in Germany”,Dr Ann-Julia
Schaland, the German Federal Ministry for Economic Cooperation and
Development (BMZ), 2015, xem xét cấu trúc, tổ chức và hoạt động của cộng
đồng người Việt tại Đức từ đó chỉ ra hoạt động cộng đồng của người Việt ở Đức
có đặc điểm hướng về những người mới nhập cư và đồng bào tại Việt Nam. Tác
giả Felicitas Hillmann trong bài viết “Riders on the Storm: Vietnamese in
Germany’s Two Migration Systems”, 2005, bàn về thực trạng cộng đồng người
Việt tại Đông Đức và Tây Đức - những người đã trải qua hệ thống nhập cư khác

biệt của hai nước Đức trong Chiến tranh Lạnh. Cũng về vấn đề này, tác giả Phi
Hong Su trong nghiên cứu “Transforming Refugees into Citizens: VietnameseOrigin Germans and the Legality Divide”, đi sâu vào phân tích cách tiếp cận
khác nhau giữa cộng đồng người Việt tại hai miền nước Đức với xã hội Đức. Đây

15


là những yếu tố khiến cho cộng đồng người Việt khó thống nhất, bên cạnh các
yếu tố nguồn gốc do lịch sử để lại.
Quan hệ Việt Nam - CHLB Đức
Cuốn sáchQuan hệ Đức Việt - Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 35 năm quan hệ
Ngoại giao giữa Cộng hoà liên bang Đức và cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bao gồm 9 bài viết của các học giả Việt Nam và Đức, chủ yếu phân tích
toàn diện, sâu sắc về quan hệ giữa hai quốc gia từ giai đoạn chiến tranh cho đến
ngày nay. Nội dung cuốn sách đề cập đến quan hệ phức tạp, đan xen giữa hai
quốc gia, nhiều khi nhạy cảm với các nhân tố bối cảnh thế giới và khu vực.
Nguyễn Tú Hoa, Nguyễn Thế Lực (2004), “Quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt
Nam - CHLB Đức: Hiện trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số
4; tr. 78-87 phân tích, đánh giá quan điểm và chính sách của Việt Nam đối với
CHLB Đức và ngược lại; thực trạng quang hệ hai bên: thuận lợi và hạn chế để
đưa ra một số khuyến nghị thúc đẩy mối quan hệ hai bên.
Như vậy có thể thấy, đối tượng nghiên cứu của các công trình, đề tài nói trên
phần lớn là cộng đồng NVONN nói chung, cộng đồng người Việt hoặc đa phần
chỉ tập trung phân tích một khía cạnh nào đó của cộng đồng người Việt Nam tại
CHLB Đức, chưa có nghiên cứu nào đi sâu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn
diện về cộng đồng người Việt tại Đức cũng như vai trò của cộng đồng này trong
quan hệ Việt Nam-Đức. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn “Cộng
đồng người Việt Nam ở CHLB Đức giai đoạn 1990 -2015” sẽ giúp khái quát hoá,
phân tích, tổng hợp thông tin về cộng đồng người Việt ở Đức. Luận văn có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan của Đảng, Chính phủ và các

Viện nghiên cứu muốn tìm hiểu hoặc nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng NVONN
16


nói chung và ở Đức nói riêng. Luận văn chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót
về mặt tư duy, nhìn nhận vấn đề và ngay cả sự hạn chế về tư liệu gây ra, tác giả
luận văn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung và sửa chữa nhằm làm
cho kết quả nghiên cứu được đầy đủ hơn
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lịch sử hình thành, tình hình cộng đồng người Việt Nam
tại CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2015, luận văn hướng tới làm rõ thực trạng
vai trò của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức và đề xuất những giải pháp đẩy
mạnh, phát huy tiềm lực của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, tác giả luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt ở
CHLB Đức.
- Phân tích đặc điểm xã hội- chính trị, kinh tế vàvăn hóa của cộng đồng người
Việt tại Đức.
- Làm rõ vai trò của cộng đồng người Việt tại Đức đối với Việt Nam, nước
Đức và quan hệ Việt Nam- Đức đồng thời đưa ra giải pháp nhằm phát huy
vai trò của cộng đồng người Việt tại Đức.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cộng đồng người Việt Nam ở Đức, bao gồm hầu hết
người Việt với nguồn gốc cư trú, tình trạng kinh tế, học vấn và tư tưởng chính trị,
tôn giáo khác khau: thuyền nhân, công nhân hợp đồng, người cư trú hợp pháp, bất
hợp pháp; sinh viên, giới kinh doanh, đối tượng phản động, băng nhóm tội
phạm…

17



Về thời gian, luận văn nghiên cứu cộng đồng người Việt Nam ở Đức trong
quãng thời gian sau khi nước Đức thống nhất năm 1990 đến nay. Sở dĩ chọn mốc
thời gian này là do đây là giai đoạn cộng đồng người Việt ở Đức đối mặt với
những thay đổi cơ bản về kinh tế, chính trị trên nước Đức. Giai đoạn này chứng
kiến sự chuyển dịch nhanh chóng của cộng đồng về cả số lượng, thành phần, đặc
điểm kinh tế, chính trị và văn hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các vấn đề trong luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại và
sức mạnh dân tộc.
Luận văn bám sát các quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
vấn đề cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện trong các văn kiện của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề tài vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận với
những vấn đề lịch sử của cộng đồng người Việt ở Đức. Trong đó, phương pháp
lịch sử kết hợp với phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu chủ yếu nhất.
Các phương pháp khác như so sánh đối chiếu, thống kê được sử dụng ở các mức
độ khác nhau hỗ trợ cho hai phương pháp chủ yếu trên.
Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu khoa học
liên quan đến tình hình cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và cộng
đồng người Việt ở Đức nói riêng cũng như tình hình quốc tế, chính sách của Đức
đối với người nước ngoài…

18


Mọi nhận định, đánh giá trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở phân
tích, khái quát những dữ kiện thực tế và những công trình khoa học trong và
ngoài nước đã được công bố.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận,cấu trúc luận văn được chia làm 3 chương.
Chƣơng 1: Đưa ra cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của
cộng đồng người Việt ở Đức, thông qua việc phân tích cơ sở hình thành của cộng
đồng cũng như khái lược về tình hình của cộngđồng trước năm 1990. Bàn về
chính sách cho người nước ngoài sống tại Đức của Đức và chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam đối với NVONN nói chung qua từng giai đoạn.
Chƣơng 2: Nghiên cứu bối cảnh quốc tế và khu vực, những biến động trong
phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của hai nước tác động đến sự hình thành và
phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức sau năm 1990 và khái
quát đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa và chính trị của cộng đồng người Việt ở
Đức. Từ đó chỉ ra các đặc tính riêng biệt của cộng đồng người Việt tại Đức.
Chƣơng 3: Đánh giá khái lược tổng thể về vai trò của cộng đồng người Việt ở
Đức đối với nước Đức, đối với Việt Nam, cũng như đối với quan hệ song phương
giữa hai nước, cả ở khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Đồng thời đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại Đức.

19


CHƢƠNG 1: CƠ Sở HÌNH THÀNH VÀ CÁC YếU Tố TÁC ĐộNG TớI
CộNG ĐỒNG NGƢờI VIệT NAMở CộNG HOÀ LIÊN BANG ĐứC
1.1Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ chính thức ngày 23/09/1975. Trước
đó, Việt Nam đã có mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít với Cộng hòa Dân chủ Đức
kể từ năm 1955. Trong thời kì đất nước bị chia cắt, sự giúp đỡ và viện trợ của
Cộng hòa Dân chủ Đức đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa hết sức
to lớn. Sau khi đất nước được thống nhất, quan hệ giữa hai nước phát triển với
nhiều dự án hợp tác có quy mô lớn hơn. Các dự án hợp tác chủ yếu tập trung vào
các lĩnh vực lâm nghiệp và xuất khẩu lao động Việt Nam sang làm việc tại Cộng

hòa Dân chủ Đức4.
Cộng hòa Dân chủ Đức bắt đầu mời sinh viên Việt Nam tham dự các chương
trình học tập và đào tạo ở Đông Đức vào đầu những năm 1950; hợp tác mở rộng
vào năm 1973 sau khi cam kết đào tạo thêm 10.000 công dân Việt Nam trong 10
năm tiếp theo. Năm 1980, Cộng hòa Dân chủ Đức ký một thỏa thuận với nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thống nhất cho phép các doanh nghiệp ở
Đông Đức đào tạo cho người Việt Nam; từ năm 1987 đến năm 19895. Chính phủ
Đông Đức xem các chương trình thực tập này không chỉ là một phương tiện để
tăng nguồn cung lao động cho ngành công nghiệp địa phương, mà còn là viện trợ
phát triển cho các thành viên nghèo hơn của khối xã hội chủ nghĩa.
Đối với CHLB Đức, trên thực tế mối quan hệ giữa hai quốc gia bị đóng băng
trong nhiều năm do khác biệt về hệ tư tưởng và việc Việt Nam bị cấm vận. Quan
4

Phạm Quang Minh (2005), Quan hệ Việt - Đức: Quá khứ và hiện tại, Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội,
Khoa học xã hội và nhân văn, T XXI, số 1-2005, tr26-27
5
Bui, Pipo (2004), Envisioning Vietnamese Migrants in Germany: Ethnic Stigma, Immigrant Origin Narratives
and Partial Masking, Berlin/Hamburg/Münster: LIT Verlag

20


hê ̣ hai nước cũng căng thẳ ng trong mô ̣t vài nă m vì những xung đột về hợp đồng
xuấ t khẩ u lao đô ̣ng . Tuy nhiên, tấ t cả dầ n đươ ̣c giải quyế t thông qua đàm phán .
Kể từ sau khi nước Đức thống nhất đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức
là mối quan hệ hợp tác cùng phát triển. Trên cơ sở đó, tháng 10 năm 2011, hai
nước kí tuyên bố Hà Nội, nâng tầm quan hệ lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Quan hệ đối tác chiến lược là mối quan hệ lâu dài, hợp tác cùng có lợi mà không
cần có sự ràng buộc về an ninh - quân sự. Khuôn khổ của mối quan hệ này đa

dạng phong phú về thành phần, nội dung, hình thức, mức độ, dựa trên mục tiêu cụ
thể và sang kiến thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu cấp cao giữa hai quốc gia6.
Năm lĩnh vực hợp tác then chốt được nêu rõ trong Tuyên bố chung Hà Nội
gồm: Hợp tác chính trị chiến lược; Thương mại và đầu tư; Tư pháp và pháp luật;
Phát triển và bảo vệ môi trường; Giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền
thông và xã hội7.
Về hợp tác chính trị, hai nước hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong các cơ chế đa
phương như Liên Hợp Quốc, ASEM, EU-ASEAN. Đức hỗ trợ Việt Nam trong
quá trình gia nhập WTO. Việt Nam và Đức chia sẻ mối quan tâm trong hầu hết
các vấn đề quốc tế quan trọng như toàn cầu hóa, chống khủng bố, cải cách Liên
Hợp quốc. Hợp tác song phương cũng được chú trọng với các cuộc viếng thăm
thường xuyên, ở nhiều cấp bậc giữa lãnh đạo hai nước.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia phát triển nhanh chóng và là
động lực chủ yếu thúc đẩy quan hệ song phương. Đức là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam tại Châu Âu, chiếm khoảng 28% tổng kinh ngạch xuất khẩu

6
7

Lê Thế Mẫu(2016), Nhận diện quan hệ đối tác chiến lược trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và CHLB Đức ký tại Hà Nội ngày 11/10/2011

21


của Việt Nam sang các nước thuộc EU8. Trong 7 tháng đầu năm 2017 kim ngạch
thương mại song phương Việt Nam - Đức đạt 5,44 tỷ USD (tăng 9,9% so với 7
tháng đầu năm 2016)9. Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ
40/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hoá
từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều10.

Dù vậy, Đức hiện vẫn áp dụng các rào cản thương mại theo tiêu chuẩn chung của
EUvới Việt Nam. Mối quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia chưa tương xứng với
tiềm năng và mong muốn của hai bên. Tính đến hết tháng 4/2017, có 285 dự án
của Đức tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD, đứng thứ 5
trong Liên minh châu Âu (EU) và thứ 20/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam11. Đầu tư của Đức chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất công
nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ bán lẻ, công nghệ phần mềm, thông tin truyền
thông, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
Một trọng tâm khác trong quan hệ giữa hai quốc gia là hợp tác giáo dục. Điển
hình là Trường Đại học Việt - Đức, được thành lập từ tháng 9/2008 tại Tp. Hồ
Chí Minh với sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức DAAD và Bang Hessen (Đức).
Trường hoạt động theo mô hình của đại học Đức và đạt chuẩn quốc tế về chất
lượng12. Bên cạnh đó, hợp tác phát triển Việt Nam - Đức được thực hiện chủ yếu
bởi hai tổ chức là KFW và GIZ, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: đào tạo nghề
8

Chử Thị Nhuần (2012), Quan hệ Việt Nam- CHLB Đức và vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Đức, Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu số 11-2012, tr83-84
9
Vinanet (2017), Kim ngạch thương mại song phương Việt – Đức tăng trưởng gần 10%, truy cập ngày 20 tháng 9
năm 2017
10
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2016), Hồ sơ thị trường Đức
11
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2016), Hồ sơ thị trường Đức
12
Dân trí (2013), ĐH công lập Việt - Đức sau 5 năm thành lập và phát triển, truy cập ngày 10 tháng 10 năm
2017.

22



(đặc biệt mô hình đào tạo nghề kép nổi tiếng của Đức), môi trường (đa dạng sinh
học và bảo vệ bờ biển), năng lượng (sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng
tái tạo).
Tóm lại, trong suốt 40 năm qua, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố
và phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong thời gian tới, hai nước
sẽ thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với
tiềm năng và thế mạnh của mỗi quốc gia.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức là điều kiện nền tảng cho sự phát
triển của cộng đồng người Việt ở Đức. Cộng đồng người Việt tại đây chịu tác
động trực tiếp không chỉ bởi chính sách chính trị nội bộ của Việt Nam hoặc Đức
mà còn chịu tác động từ chính quan hệ song phương giữa hai quốc gia.Khi mối
quan hệ này phát triển theo hướng tích cực, cộng đồng người Việt ở Đức sẽ trở
thành nhân tố được cả hai nước coi trọng, nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của cả
hai chính phủ. Nếu xem xét ở khía cạnh ngoại giao và kinh tế, có thể dễ dàng
nhận thấy số lượng chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo hai nước với cộng đồng
người Việt ở Đức tăng lên nhanh chóng, tỉ lệ thuận với sự phát triển của quan hệ
song phương Việt Nam- Đức. Từ đó, cộng đồng người Việt có cơ hội để bày tỏ
tâm tư, nguyện vọng và chính kiến với chính quyền của nước sở tại cũng như Việt
Nam. Ở khía cạnh kinh tế, do hợp tác kinh tế là nền tảng và động lực cho quan hệ
giữa hai quốc gia, cộng đồng người Việt có cơ hội và được hỗ trợ để đầu tư ở
Việt Nam cũng như kinh doanh buôn bán ở Đức, đồng thời là cầu nối cho doanh
nghiệp của hai nước. Các ảnh hưởng của quan hệ song phương Việt- Đức tới các
khía cạnh khác của cộng đồng người Việt như văn hóa, giáo dục khó có thể đánh
giá trong ngắn hạn mà chỉ có thể xem xét trong dài hạn. Tuy nhiên, với ảnh
hưởng tích cực từ lợi ích chính trị và kinh tế mà cộng đồng người Việt ở Đức có
23



được từ quan hệ song phương phát triển tích cực của hai quốc gia, rõ ràng, điều
này kéo theo sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng người Việt ở Đức.
1.2

Cộng đồng ngƣời Việt ở Đức trƣớc năm 1990

Lịch sử của cộng đồng người Việt ở Đức bắt đầu ngay từ năm 1953 khi nhóm
lưu học sinh đầu tiên của Việt Nam gồm 5 người đã được cử sang Cộng hòa Dân
chủ Đức học tập. Khoảng 150 trẻ em người Việt ở độ tuổi từ 9 tới 14 (những đứa
trẻ Moritzburg13) tới Đông Đức vào năm 1955 để đi học phổ thông và học nghề14.
Những năm sau đó, số lưu học sinh, nghiên cứu sinh đã tăng dần lên. Sau thời
gian học tập, rất nhiều người trong số họ trở về nước và giữ trọng trách trong bộ
máy của Đảng và nhà nước. Có người trở thành chính khách, lãnh đạo các viện
nghiên cứu hàng đầu hoặc phiên dịch viên.
Đầu những năm 80, mỗi năm có hàng ngàn lao động Việt Nam sang làm việc
theo thoả thuận của Hiệp ước Tuyển dụng lao động song phương. Đây là thời
điểm số lao động Việt Nam sang Đức đông nhất, với khoảng 60.000 người15. Với
số lượng người lao động nhập cư tăng lên nhanh chóng, nhà nước Đông Đức áp
dụng một chính sách lao động - nhập cư hạn chế, đòi hỏi người xuất khẩu lao
động tại Đức phải có một hợp đồng có thời hạn rõ ràng. Theo đó, người lao động
được kí một hợp đồng lao động kéo dài 5 năm với khả năng gia hạn hợp đồng rất
ít. Khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động Việt Nam phải trở lại quê
hương. Những người lao động Việt Nam chỉ được dạy tiếng Đức trong khoảng 2
13

Năm 1954, 150 trẻ em Việt Nam từ Hà Nội đến Moritzburg, một thành phố nhỏ cạnh Dresden,sống trong ký túc
xá Käthe-Kollwitz và học tập trong vòng 4 năm tại Cộng hòa Dân chủ Đức.
14
Dietrich, Alexander (2011), Onkel Ho und seine
Kinder, truy cập

ngày 20 tháng 9 năm 2017
15
Minority Rights Group, Germany- Vietnam, cập ngày 20
tháng 9 năm 2017

24


tháng và phải sống trong những khu nhà ở riêng biệt dành riêng cho lao động
nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ Đông Đức không khuyến khích những thành
viên khác trong gia đình nhập cư vào Đức cũng như hôn nhân giữa người Việt và
người Đức. Những phụ nữ Việt nếu mang thai khi làm việc tại Đông Đức, bị buộc
phải lựa chọn giữa việc phá thai hoặc hồi hương. Mặc dù vậy, người Việt tại
Đông Đức luôn tích cực lao động và làm việc, tạo ra các giá trị kinh tế góp phần
vào công cuộc phát triển đất nước. Với tiền lương của mình, họ mua các sản
phẩm như máy may, xe đạp, đồ điện và đồ gia dụng ở Đông Đức và gửi về Việt
Nam. Đa số họ là những trí thức, người lao động có tay nghề cao và đồng thời có
sự gắn kết mạnh mẽ với quê hương.
Sau sự kiện Việt Nam thống nhất năm 1975, khoảng 40.000 thuyền nhân Việt
Nam đã vượt biển, đến Tây Đức xin tị nạn trong giai đoạn 1978-198516. Nguyên
nhân Tây Đức tiếp nhận những người tị nạn Việt Nam là do nước này là thành
viên của chương trình viện trợ do Cao ủy Liên Hợp Quốc về người nhập cư điều
phối, đóng vai trò là nước tái định cư thứ ba. Những người này được tàu Cap
Anamur17 của Đức vớt ngoài biển hoặc được tiếp nhận từ các trại tị nạn Đông
Nam Á. Họ được đưa vào các trại tị nạn ở Tây Đức18, nhận các khoản từ thiện từ
người dân sở tại và sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên19. Thành phần của nhóm
người Việt này khá đa dạng, từ những người Việt gốc Hoa đến các nhóm chính
16

Engler, Marcus & Schneider, Jan (2015), German Asylum Policy and EU Refugee Protection: The Prospects of

the Common European Asylum System (CEAS), Policy Brief No.29.
17
Cap Anamur là tên một tổ chức thiện nguyện của Đức chuyên cứu giúp người tỵ nạn. Năm 1979, hưởng ứng lời
kêu gọi của Uỷ ban một con tàu cho Việt Nam ở Pháp, một phóng viên người Đức Rupert Neudeck đã đứng ra
quyên góp và thiết lập uỷ ban này tại Đức, chỉ sau vài ngày số tiền đã đủ dể Uỷ ban mướn một con tàu, cho ra
khơi thi hành công việc cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông. Cho đến năm 1987, Uỷ ban đã cho ra khơi ba con
tàu với mục đích tương tự.
18
Bui, Pipo (2003), Envisioning Vietnamese Migrants in Germany: ethic, stigma, immigrant oriin narratives and
partial masking, LIT Verlag Münster.
19
Bui, Pipo (2003), Envisioning Vietnamese Migrants in Germany: ethic, stigma, immigrant oriin narratives and
partial masking, LIT Verlag Münster.

25


×