Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.39 KB, 7 trang )

Giới thiệu về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Thực tế, trong cuộc sống chúng ta thấy khi xem xét bất cứ những sự vật và quá trình
nào đó diễn ra trong tự nhiên và xã hội thì đều sẽ có những mặt bên ngoài giác quan của
con người có thể nhận thức được và đánh giá được đúng nó, nhưng cũng có những mặt
những mối liên hệ bên trong bị che khuất đi mất và chỉ có thể dùng tư duy trừu tượng và
phân tích thật kĩ mới có thể hiểu được. Những mặt thể hiện ra bên ngoài đó ta gọi là
hiện tượng, còn mặt bên trong gọi là bản chất .
Thực ra, thì sự vật và quá trình nào cũng luôn có hai mặt ấy, chúng luôn vận động và
phát triển cùng nhau. Vì vậy khi xem xét các sự vật hoặc quá trình trong tự nhiên và xã
hội ta cần phân biệt rõ đâu là bản chất và đâu là hiện tượng tránh nhầm lẫn để đưa đến
những kết luận sai về sự vật và quá trình ấy .
Quá trình đi từ bản chất đến hiện tượng giúp con người có thể rút ra được những kết
luận đúng đắn nhất về sự vật và quá trình.
Vì vậy muốn nhận thức đúng đắn khoa học về sự vật thì không nên dừng lại ở vài hiện
tượng đơn lẻ mà cần phải phân tích tổng hợp các hiện tượng đi sâu để tìm ra bản chất
thực sự của nó.

1, Phân tích mối quan hệ giữa phạm trù bản chất và hiện tượng
a, Thế nào là phạm trù bản chất và hiện tượng
Phạm trù là gì ?
1


-Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định .
Phạm trù bản chất là gì?
- Là định nghĩa dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong, qui định sự tồn tại, vận động,phát triển của sự vật hiện
tượng đó.
-Phạm trù bản chất gắn liền với cái chung, nhưng không đồng nhất với cái chung có cái
chung là bản chất nhưng có cái chung lại không phải là bản chất.


Ví dụ : Điểm chung của con người là đều có chân, tay, mắt, mũi tuy nhiên những cái
chung ấy lại không làm nên bản chất một con người.
-Phạm trù bản chất hay phạm trù qui luật là cùng loại hay còn gọi là cùng bậc với nhau.
- Tuy nhiên bản chất và qui luật không đồng nhất với nhau. Mỗi qui luật thường chỉ biểu
hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều qui
luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng và phong phú hơn phạm trù qui luật. Bản chất là cái
toàn bộ còn qui luật chỉ là cái bộ phận.
Ví dụ : Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động
bằng nhiều qui luật .Nhưng những qui luật ấy lại chỉ thể hiện một phần của bản chất.
Phạm trù hiện tượng là gì?
- Là định nghĩa dùng để chỉ biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối liên hệ
của bản chất trong những điều kiện xác định.
Ví dụ :Một trong những đặc trưng của ánh sáng là tính chât sóng .Hiện tượng biểu hiện
của nó là sự giao thoa bước sóng ( có thể quan sát thấy được ).
-Chú ý cần phải phân biệt hiện tượng với giả tượng
-Giả tượng cũng được coi là một hiện tượng tuy nhiên nó xuyên tạc bản chất làm con
người hiểu theo một nghĩa khác không đúng với bản chất .
b, Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
-Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập
với nhau .
-Tuy nhiên theo Mác Lê Nin thì quan điểm duy tâm không hiểu đúng sự tồn tại khách
quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng bản chất không tồn tại thực sự bản chất
chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó
chỉ là tổng hợp các cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan của con người.
Còn những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự
của nó nhưng đó không phải của bản thân sự vật mà là chỉ là những thực thể tinh thần.
2


- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách

quan là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra bởi vì sự vật nào cũng được tạo ra
từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ
khách quan đan xen chằng chịt .Trong đó có những mối quan hệ tất nhiên tương đối ổn
định .Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật .Vậy bản chất là cái
tồn tại khách quan gắn liền với sự vật, còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản
chất cũng là cái khách quan và không phải do cảm giác chủ quan của con người quyết
định
-Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện
tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định . Không
có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại
không biểu hiện của một bản chất nào đó.
“Khi bản chất thay đổi thì lúc đó hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi
thì hiện tượng cũng mất đi theo.”
[Trích Giáo trình Những NLCB của CNMLN]
Vì vậy, V.I Le-Nin cho rằng: “ Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất ”
Chính nhờ sự thống nất này mà người ta tìm ra cái bản chất, tìm ra qui luật trong vô vàn
các hiện tượng bên ngoài. Bản chất và hiện tượng về cơ bản là phù hợp với nhau. Bản
chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy,
bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau.
-Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: được thể hiện ở chỗ bản chất là cái chung,
cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái tương
đối ổn định còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
“ Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật nhất trí với nhau thì tất thảy khoa học sẽ
trở nên thừa”
[Trích C.Mác ]
-Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan còn hiện tượng là
mặt bên ngoài của hiện thực khách quan .Bản chất được bộc lộ ở nhiều hiện tượng khác
nhau .
-Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản
chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất và

phản ánh không đúng bản chất bởi vì nếu hiện tượng nào cũng bộc lộ ngay tức khắc và

3


hoàn toàn đầy đủ bản chất thì con người chỉ cần dùng giác quan để nhận thức sự vật
không cần dùng đến các ngành khoa học kĩ thuật hiện đại .
“Cái không bản chất ,cái bề ngoài,cái trên mặt,thường biến mất không bám chắc
không ngồi vững bằng bản chất ”
[ Trích V.I Le Nin]
-Sự đối lập biểu hiện ở cái ổn định và cái thường xuyên biến đổi.
Bản chất của sự vật tồn tại trong suốt quá trình phát triển của nó chỉ khi nào sự vật mất
đi thì nó mới thay đổi hẳn. Chính vì thế bản chất có tính tương đối ổn định .Nhưng trong
quá trình phát triển của sự vật thì bản chất nó được biểu hiện bằng những hiện tượng
khác nhau và luôn thay đổi tùy vào điều kiện khách quan bên ngoài .Điều đó chứng tỏ
hiện tượng thường xuyên biến đổi.
Hiện tượng phong phú hơn bản chất , còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
-Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức đúng sự vật hiện tượng, thì không được dừng lại ở hiện tượng bên
ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau thì mới nhận
thức đúng và đầy đủ bản chất .
Vì lẽ rằng bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật mà biểu hiện qua hiện
tượng. Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định
nào và cũng biến đổi trong sự phát triển của sự vật .Do vậy phải phân tích sự biến đổi
của nhiều hiện tượng nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất
của sự việc, nhận thức được bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện
tượng đến bản chất từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn .
Theo V.I LeNin “ Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn ,từ hiện tượng đến
bản chất,từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai.”
Mặt khác, bản chất phản ánh tính tất yếu ,tính qui luật, cái tương đối ổn định bên trong

sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật nên trong nhận thức thực tiễn phải
căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá một cách
chính xác về sự vật, hiện tượng đó, và mới có thể cải tảo căn bản sự vật.
2, Liên hệ với thực tế
Xã hội ngày càng phát triển thì càng kéo theo nhiều những vấn đề xảy ra. Tiểu biểu
trong số đó đáng để nói đến nhất là cách sống của con người hiện nay. Có thể nói không
những cách sống và còn cả cách nghĩ .Tất cả đều có vấn đề.

4


Chúng ta có thể thấy đời sống chúng ta hiện này đang tràn đầy những tranh chấp và
xung đột. Rõ ràng những giá trị đạo đức truyền thống mà ông cha ta để lại đã dần mất đi
hẳn thậm chí còn có nhiều hiện tượng xuyên tạc đạo đức .
Thực trạng con người hiện nay hầu như sống theo lối sống ích kỉ, chia rẽ bè phái, tàn
phá lẫn nhau, luôn tìm cái lợi cho bản thân mình không để ý đến người khác .Thậm chí
họ có thể làm mọi điều chỉ khiến bản thân mình vui còn cảm xúc của người khác thì họ
không cần quan tâm và có thể vô tư bỏ mặc những người thực sự cần mình giúp đỡ.
Đặc biệt về cách ngĩ họ cũng chỉ dựa vào những cái nhìn thoáng qua và đã kết luận
người khác là người như thế nào.
Lí do vì đâu mà như vậy? Tại sao lại biến xã hội thành như vậy ? Có phải chăng chúng
ta đã vô tình đánh mất đi cặp phạm trù bản chât và hiện tượng trong mỗi con người rồi
không?
Cặp phạm trù này xuyên suốt từ vật chất con người , cho đến các hiện tượng kinh tế xã
hội .Vì vậy sự nhận thức đúng đắn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với xã hội ngày
nay.
Ví dụ: Khi ta nhìn ánh sáng thì không có màu tuy nhiên khi dùng kính lúp sẽ thấy 7 màu
khác nhau .Vì vậy những gì chúng ta nhìn thấy chưa hẳn là đã đúng nên đừng vội vàng
kết luận điều gì chì sau cái nhìn đầu tiên .
Chúng ta phải bình tĩnh sáng suốt đánh giá và phân loại những phạm trù bản chất và

hiện tượng .Chúng ta không nên hàm hồ chạy theo những hiện tượng hào nhoáng của
đời sống vật chất mà quên đi bản chất hai mặt của chúng .Việc này cấp thiết hơn bao
giờ hết khi đạo đức truyền thống đã bị xuyên tạc rất nhiều .Chúng ta hãy tìm lại và hãy
đặt vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng vào đúng vị thế của nó vốn phải
được có .Làm thế không những giúp mình thoát khỏi tiến trình làm thay đổi con người
mà cũng là tự tìm hạnh phúc cho riêng mình và hãy nhớ mình hạnh phúc khi toàn xã hội
được hạnh phúc .
Cặp phạm trù này cho phép ta xem xét một cách toàn diện vấn đề qua đó đóng góp vào
sự ổn định của xã hội. Để đưa ra những kết luận đúng đắn hơn về xã hội .
Ví dụ: Một người trước đây rất hiền lành nhưng khi đến một môi trường mới đã bị cám
giỗ và thay đổi bản thân khiến mình trở thành một người khác như vậy là đã đi ngược lại
với đạo đức truyền thống rồi nhưng tuy nhiên mọi người xung quanh thi nhau chỉ trích
người đó vậy cũng không đúng bởi vì bản chất của họ không hề vậy .Những gì nhìn thấy
trước mắt chỉ là một hiện tượng nhỏ trong vô vàn các hiện tượng khác .Chúng ta không
thể dựa vào đó để đánh giá một con người. Đó chính là đi ngược lại với cặp phạm trù
bản chất và hiện tượng .
5


Là một sinh viên tôi càng cần phải trang bị cho mình kiến thức về cặp phạm trù bản chất
hiện tượng thật kĩ càng. Bởi vì học sinh, sinh viên là lứa tuổi đang cần báo động nhất.
Họ đang chạy theo những phong cách mà họ cho là hiện đại từ cách ăn nói cho đến ăn
mặc đều không phù hợp. Và đặc biệt tình trạng sinh viên sau khi rời ghế cấp 3 lên đại
học gặp một môi trường mới chưa thích nghi kịp và bị bạn bè rủ rê và đã ăn chơi đua đòi
theo các thói hư tật xấu của bạn bè và làm những điều không tốt như ma túy cờ bạc.
Những hiện tượng bồng bột ấy khờ dại ấy đã chứng tỏ hiểu sai lệch về bản chất của con
người. Họ cho rằng bản chất và hiện tượng là một đồng nhất với nhau.
Chúng ta hãy nhìn vào những mặt tốt đẹp hơn, cũng có rất nhiều sinh viên đã vượt qua
sự khó khăn của gia đình để học tập thật tốt ,không những thế mà còn đạt nhiều giải
thưởng lớn khác, đó chính là minh chứng cho sự kết hợp tốt đẹp giữa bản chất con người

với đạo đức truyền thống của ông cha ta là sự nghị lực và kiên cường.
Chúng ta phải đi từ lối sống cách suy nghĩ của họ để từ đó loại bỏ những nhược điểm
đồng thời phát huy những ưu điểm để mỗi một học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng và
tất cả mọi người nói chung để tất cả mọi người đều trở thành người tốt, đều là những
công dân có ích cho xã hội, cùng giúp đất nước ngày càng phồn vinh hơn nữa.
Chúng ta phải ra sức khuyến khích họ tăng cường sự sáng tạo năng động của bản thân
và điều quan trọng là hãy làm chủ được bản thân mình .
Truyền đạt sự nhân ái, đùm bọc lẫn nhau đồng thời loại bỏ những mầm mống xấu xa của
chủ nghĩa thực dụng của những tệ nạn xã hội trong đời sống.
Hãy cùng nhau tìm kiếm lại những đạo đức truyền thống mà chúng ta đã đánh mất, đó là
tinh thần nhân ái, yêu thương, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau những lúc gặp
hoạn nạn khó khăn hay nói cách khác nó chính là bản chất của con người Việt Nam.
Hãy nhớ luôn giữ trong mình cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, hãy luôn giữ gìn bản
chất tốt đẹp của mỗi con người đừng để những cám giỗ của cuộc đời thay đổi bản chất
ấy. Và chúng ta cũng hãy học cách đánh giá người khác khi đã hiểu rõ về người đó chứ
đừng để một hiện tượng không tốt nào đó khiến chúng ta đánh giá sai về con người của
người chúng ta tiếp xúc.
Bài viết được dựa trên Giáo trình NNLCB của CNMLN

6


7



×