Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổ chức trò chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành môn thủ công lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.28 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình, quý báu của các thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu trường tiểu học ..................., các thầy cô giáo khối lớp 2 đã cung
cấp cho tôi những tài liệu và thông tin quý báu để tôi hoàn thiện đề tài như mong
đợi.
Tuy rằng có sự giúp đỡ của nhiều người, kết hợp với sự chịu khó tìm tòi và
nghiên cứu của bản thân nên đến nay tuy đã hoàn thành, nhưng do những hạn chế
về mặt chủ quan và khách quan nên nội dung, kết quả nghiên cứu trong đề tài chỉ
là những kết quả nghiên cứu bước đầu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những góp ý chân tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng
nghiệp. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều đóng góp trên lĩnh vực này để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học như ngành giáo dục đã đề ra.
..................., tháng 02 năm 2016
Người thực hiện

Giáo viên trường tiểu học ...................

Giáo viên thực hiện :

1


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, ngoài
kiến thức trẻ cần học như tiếng Việt, Toán, các môn học khác và một bộ phận thuộc


nội dung giáo dục có tính thời đại. Điều 24, Luật giáo dục ghi rõ : “Giáo dục tiểu
học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội
và con người...”
Điều đó chứng tỏ rằng môn thủ công có một vai trò hết sức quan trọng trong
chương trình giáo dục ở tiểu học đặc biệt là các em ở lứa tuổi lớp 2, môn học này
có mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện và hình thành kỹ năng, kỹ thuật đơn
giản cho học sinh về những trò chơi và sản phẩm quen thuộc xung quanh cuộc
sống các em. Đặc điểm của môn thủ công ở lớp 2 đề cập tới những vật phẩm cụ thể
(như xé, dán; cắt, gấp máy bay; làm đèn lồng,…) các dụng cụ, vật liệu để thao tác
và làm thành những vật phẩm hoàn thiện. Những vật phẩm đó vừa là kết quả học
tập của mỗi học sinh sau giờ học cũng vừa là những dụng cụ để làm trò chơi giúp
các em giải trí sau những tiết học mệt mỏi.
Như vậy môn học thủ công vừa rèn luyện những kỹ năng khéo léo của đôi tay
học sinh, vừa phát huy tính sáng tạo đối với những trò chơi, vật dụng quen thuộc
với các em đồng thời nó cũng giúp cho các em có được những đồ chơi đơn giản,
quen thuộc để sử dụng sau mỗi tiết học. Quá trình trình bày sản phẩm của học sinh
sau giờ thực hành là bước thể hiện kết quả học tập của các em, còn tổ chức trò chơi
học tập là một hình thức dạy học hấp dẫn học sinh, tạo được không khí vui tươi
thoải mái sau giờ học. Vậy giữa trò chơi học tập và trình bày sản phẩm của tiết dạy
thủ công lớp 2 có quan hệ như thế nào? Việc tổ chức trình bày sản phẩm của học
sinh có liên quan như thế nào đến hình thức tổ chức trò chơi? Đó chính là nội dung
nghiên cứu của đề tài mà bản thân tôi đang nghiên cứu : “Tổ chức trò chơi khi học
sinh trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành môn thủ công lớp 2”
I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài này nhằm bước đầu tìm hiểu về các hình thức tổ chức trò chơi khi
học sinh trình bày sản phẩm thực hành ở lớp 2. Từ đó có cơ sở đề xuất một số biện
Giáo viên thực hiện :

2



Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

pháp tích cực giúp giáo viên thực hiện tốt các hình thức tổ chức dạy học môn thủ
công lớp 2. tăng niềm phấn khởi củng như ý thức học tập cho các em.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa cao nên tôi
chỉ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức trò chơi trong tiết thủ công nhằm mục
đích đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm thực hành của các em.
- Tìm hiểu các hình thức tổ chức trò chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực
hành của môn thủ công lớp 2 như thế nào, việc tổ chức trò chơi trình bày sản phẩm
như thế có tác dụng đến việc giáo dục học sinh không.
- Đề xuất một số biện pháp thiết yếu trong việc tổ chức trò chơi nhằm tăng
cường rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc
dạy học môn thủ công lớp 2.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài “Tổ chức trị chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành trong tiết
thực hành mơn thủ cơng lớp 2” là một nội dung nghiên cứu về môn học thủ công
lớp 2 tại trường tiểu học ................... nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em
học sinh lớp 2b của trường tiểu học ..................., huyện ................... –
tỉnh ....................
I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Những nội dung được đưa vào chương trình môn thủ công lớp 2 rát sát với
yêu cầu thực tiến, đảm bảo cho học sinh có những kiến thức cơ bản, học sinh được
học các nội dung về thủ công như : xé, dán; gấp hình; phối hợp gấp, cắt, dán và
làm đồ chơi. Đặc trưng của nhưng giờ học này là hoạt động thực hành của học
sinh, nó giữ vị trí trung tâm và chiếm đa số thời gian của bài học. Kết quả hoạt
động thực hành là học sinh phải làm được sản phẩm thực hành ngay tại lớp để đánh

giá vào cuối bài học. Bước trình bày sản phẩm của học sinh là khâu quan trọng
trong một tiết học. Vì đây là kết quả đánh giá khả năng tiếp thu những kiến thức
mà giáo viên đã chuyển tải tới học sinh. Việc trình bày sản phẩm của giờ học qua
hình thức tổ chức trò chơi là biện pháp thích hợp nhất đối với học sinh lớp 2, các
em vừa được thư giãn sau một giờ làm việc căng thẳng vừa được biết kết quả của
tiết học mình đã đạt đến mức độ nào.
Giáo viên thực hiện :

3


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

Do vậy giới hạn và phạm vi nghiên cứu cuả đề tài chỉ thực hiện các hình thức
tổ chức trò chơi giúp học sinh lớp 2 trình bày sản phẩm thực hành của môn học thủ
công lớp 2 trong trường tiểu học.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1. Phương pháp phân tích : Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều
kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra khảo sát : Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc tổ
chức trò chơi học tập trong dạy học môn thủ công lớp 2 tại trường tiểu
học ..................., huyện ..........., tỉnh ....................
3. Phương pháp đọc sách và tài liệu : Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập
đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho chúng em những cơ sở lý luận của đề tài,
các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.
4. Phương pháp xử lý số liệu : Phân tích định tính và định lượng kết quả
nghiên cứu.
5. Phương pháp tổng kết đánh giá
Dựa trên những số liệu và căn cứ đã nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và rút ra
kết luận của đề tài.


Giáo viên thực hiện :

4


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1) Tổ chức trò chơi trong dạy – học môn thủ công lớp 2:
Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh. Trò chơi phải có
hai yếu tố cơ bản :
- Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kỹ năng trọng tâm
của bài học, hoặc chính là nội dung của bài học.
- Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi : có luật chơi, cách chơi, gây hứng
thú và sự thi đua giữa các em, các nhóm.
Để thực hiện một trò chơi giáo viên cần phải thực hiện dúng 4 đặc điểm chính
của trò chơi.
1) Nội dung, phương tiện, chủ đề và đối tượng của trò chơi : nội dung chơi
phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, dự kiến các kiến thức kinh
nghiệm đã có của học sinh để nắm bắt các vấn đề tiềm ẩn trong nội dung trò chơi.
2) Phải ra luật của trò chơi : trong việc tổ chức trò chơi, giáo viên cần quan
tâm và diễn đạt luật của trò chơi, ngắn gọn, chính xác để học sinh nắm vững luật.
Nếu thiếu sự kiểm tra chặt chẽ của việc thực hiện luật chơi dẫn đến học sinh sẽ
hoài nghi và diễn biến sẽ kém phần sôi nổi.
3) Thời gian quy định cho một trò chơi : Việc dự tính thời gian cho mỗi trò
chơi tương ứng với việc xác định kiến thức trong nội dung trò chơi. Giáo viên cần
quan tâm đến tiến độ đúng đắn của việc thực hiện trò chơi. Nếu tổ chức quá nhàn
sẽ không đáp ứng được kiến thức giáo viên cần kiểm tra đối với học sinh. Còn nếu

tổ chức chơi quá chậm sẽ gây chán nản, giảm hẳn sự hứng thú của học sinh đối với
trò chơi.
4) Tính thi đua thắng thua của trò chơi : Đây là bước rất quan trọng để phát
huy tính phấn đấu của học sinh. Học sinh tham gia thực hiện trò chơi phải tìm tòi
chiến lược chơi để dành phần thắng. Đó chính là mấu chốt kết quả thực hành của
học sinh.
2) Những trò chơi trong môn thủ công lớp 2 :
Môn học thủ công là môn học thực hành về các kỹ năng gấp, cắt và dán
những dụng cụ quen thuộc đối với các em học sinh lớp 2. Những sản phẩm mà các
Giáo viên thực hiện :

5


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

em được học và tự làm ra chính là những dụng cụ đó và giúp cho các em có những
đồ dùng hay đồ chơi đơn giản trong quá trình học tập, như máy may, tên lửa,
thuyền, đèn lồng,…
Trong chương trình của môn học thủ công có 19 bài học/năm, trong đó có 3
tiết kiểm tra, còn lại là 16 bài thực hành được phân bổ 2 tiết/bài (1 tiết/tuần).
Sau mỗi bài học (2 tiết), là học sinh biết được một sản phẩm thực hành. Sản
phẩm đó sẽ được giáo viên hướng dẫn sử dụng dưới dạng tổ chức trò chơi.
II.2. THỰC TRẠNG:
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Trường tiểu học ................... là một đơn vị thành lập rất lâu. Trường được
đóng trên địa bàn trung tâm thị trấn ................... của huyện .................... Với hơn
400 học sinh, đa số là con em gia đình cán bộ công chức, gia đình buôn bán nên có
điều kiện đầu tư trang thiết bị cho con em học tập. Đội ngũ CBGV của trường có

tay nghề vững vàng, nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan
tâm đúng mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em. Đầu năm học 20112012 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2D. đây là lớp có số học sinh
22 em, trong đó 4 em học sinh giỏi, 10 em học sinh khá. Đây cũng là thuận lợi lớn
trong công tác giảng dạy của bản thân.
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như số học sinh có hoàn
cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, một số gia đình phụ huynh học
sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình.
b. Thành công – Hạn chế:
* Thành công
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2D, tôi
đã tiến hành xây dựng cho học sinh trong lớp một nề nếp học tập đúng đắn, vừa
mang lại hiệu quả của kiến thức vừa tạo ra một không khí học tập cởi mở, thân
thiện và tương tác. Việc tổ chức những trò chơi nhỏ trong các tiết học nói chung và
tiết thủ công nói riêng là một hình thức tạo ra không khí học tập vui vẻ, tương tác
và thân thiện. Chính điều này là một trong những thành công của bản thân tôi

Giáo viên thực hiện :

6


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

trong quá trình giảng dạy. Hình thức tổ chức này đã góp phần không nhỏ đến sự
phát triển về chất lượng học tập của các em trong lớp.
* Hạn chế :
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như đa số học sinh lớp 2D là
con em gia đình ở nông thôn, mới học lớp 2 nên cách học của các em chủ yếu là
nghe giáo viên giảng chứ chưa biết cách tham gia học tương tác (học sinh đóng vai

trò chủ đạo) nên tính mạnh dan, tự tin của các em còn yếu, gây nhiều ảnh hưởng
đến chất lượng các trò chơi khi giáo viên tổ chức.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành là
một hình thức tổ chức khá độc đáo và mang lại hiệu quả cao về chất lượng tiết dạy
:
Thứ nhất : Tạo tính thi đua sôi nổi cho học sinh khi trình bày kết quả làm việc
của mình trước tập thể lớp.
Thứ hai : Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn diễn đạt ngôn ngữ diễn thuyết trước
tập thể. Tính đoàn kết trong lớp học (nếu trò chơi theo tổ, nhóm)
Thứ ba: Xây dựng ý thức học tập tự giác, tự tin, sáng tạo trong học tập của
mỗi cá nhân học sinh.
* Mặt yếu:
Bên cạnh những mặt mạnh của việc tổ chức trò chơi trình bày sản phẩm thực
hành thì việc xẩy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức
không phù hợp, không logic:
- Gây ồn ào trong giờ học, khó chấm điểm công bằng, đánh giá đúng thực tế
năng lực của học sinh.
- Nếu nhận xét hoặc tổ chức thiếu hợp lý sẽ làm cho học sinh tự ti, chán nản,
thiếu tự giác.
d. Các nguyên nhân:
Việc tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết
thực hành thủ công lớp 2 ở trường tiểu học ................... hiện nay chưa được tổ
chức thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả. Nguyên nhân ở đây có rất nhiều
yếu tố, nhưng chúng tôi xin nêu ra 3 yếu tố cơ bản :
Giáo viên thực hiện :

7



Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

Tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết
thực hành thủ công lớp 2 là một hình thức tổ chức dạy học khá phức tạp và đòi hỏi
cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và chuẩn bị công phu do đó rất ít giáo viên tổ chức.
Đối tượng học sinh lớp 2 còn quá nhỏ, chưa có ý thức tổ chức làm việc tập
thể, tâm sinh lý chưa bền vững, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực
hiện những trò chơi theo tổ. hoặc trò chơi hùng biện.
Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố khác cũng là một yếu tố không nhỏ
gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức trò chơi nhỏ trong giờ học.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết
thực hành thủ công lớp 2 là một hình thức tổ chức dạy học mang tính đổi mới theo
hướng dạy học tích cực. Chính vì thế mục tiêu của giải pháp này là xây dựng cho
học sinh một hình thức học tập mang tính tương tác (thầy và trò cùng nhau làm
việc), tạo không khí vui tươi, thân thiện trong học tập nhằm phát huy tính độc lập
sáng tạo của học sinh. Phát huy tốt những kỹ năng tiềm tàng sẵn có trong mỗi cá
nhân các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Thống kê những bài dạy có thể tổ chức trò chơi:
Chủ đề

Yêu cầu

Sản phẩm

từng chủ đề


thực hành

Kỹ thuật gấp hình
Bài 1 : Gấp tên lửa

Trò chơi
Trò

chơi

“Không

Biết tạo được tên lửa

Tên lửa bằng

kích” (cách chơi : thi

và sử dụng

giấy sử dụng

phóng tên lửa theo

được.

nhóm vào cuối giờ
học)

Bài 2 : Gấp máy bay


Biết tạo được máy bay

Máy bay phản

Trò chơi “Không

phản lực

phản lực và sử dụng.

lực bằng giấy sử

kích” (cách chơi : thi

dụng được.

phóng máy bay theo
nhóm vào cuối giờ
học)

Bài 3 : Gấp máy bay
Giáo viên thực hiện :

Biết tạo được máy bay
8

Máy bay đuôi rời

Trò chơi “Không



Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

đuôi rời

đuôi rời và sử dụng.

bằng giấy sử

kích” (cách chơi : thi

dụng được.

phóng máy bay theo
nhóm vào cuối giờ
học)

Bài 4 : Gấp thuyền

Biết tạo được thuyền

phẳng đáy không mui phẳng máy không mui
và sử dụng.

Thuyền phẳng

Trò chơi “Chiến

đáy không mui


hạm siêu tốc ” (cách

bằng giấy sử

chơi : tổ chức vào

dụng được.

giờ ngoại khoá)
Trò chơi “Chiến

Bài 5 : Gấp thuyền

Biết tạo được thuyền

Thuyền phẳng

phẳng đáy có mui

phẳng máy có mui và

đáy có mui bằng

sử dụng.

giấy sử dụng
được.

hạm siêu tốc ” (cách

chơi : tổ chức vào
giờ ngoại khoá)

Kỹ thuật phối hợp
gấp, cắt dán hình

Trò chơi “Những

Bài 7 : Gấp, cắt, dán

Biết gấp, cắt, dán hình

Hình tròn bằng

bông hoa đẹp”

hình tròn

tròn đúng yêu cầu.

giấy sử dụng

(cách chơi : dán

được.

thành bông hoa 3, 4
hoặc 5 cánh theo
nhóm)


Bài 8 : Gấp, cắt, dán

Biết gấp, cắt, dán các

Biển báo giao

Trò chơi “Lối đi an

biển báo giao thông

loại biển báo giao

thông chỉ lối đi

toàn” (cách chơi : tổ

chỉ lối đi thuận chiều

thông đúng yêu cầu.

thuận chiều và

chức vào giờ ngoại

và biển báo cấm đi xe

biển báo cấm đi

khoá)


ngược chiều

xe ngược chiều.

Bài 9 : Gấp, cắt, dán

Biết gấp, cắt, dán các

Biển báo giao

Trò chơi “Lối đi an

biển báo giao thông

loại biển báo giao

thông chỉ chiều

toàn” (cách chơi : tổ

chỉ chiều xe đi

thông chỉ chiều xe đi

xe đi đúng và đẹp

chức vào giờ ngoại

đúng yêu cầu.


khoá)

Bài 10 : Gấp, cắt, dán Biết gấp, cắt, dán các

Biển báo giao

Trò chơi “Lối đi an

biển báo giao thông

loại biển báo giao

thông cấm đỗ xe

toàn” (cách chơi : tổ

cấm đỗ xe

thông cấm đỗ xe đúng

đúng và đẹp

chức vào giờ ngoại

yêu cầu.
Giáo viên thực hiện :

khoá)
9



Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

Bài 11 : Gấp, cắt,

Biết gấp, cắt, trang trí

Thiệp chúc mừng

trang trí thiệp chúc

thiệp chúc mừng đúng

đúng và đẹp

mừng

yêu cầu.

Bài 12 : Gấp, cắt, dán Biết gấp, cắt, dán

Phong bì đẹp,

phong bì

đúng kỹ thuật

phong bì đúng yêu

Trò chơi “Lễ sinh

nhật”
Trò chơi “Đưa thư”

cầu.
Kỹ thuật phối hợp
ghép hình.

Hướng dẫn cho học

Bài 14 : Làm xúc

Biết làm xúc xích

Xúc xích đẹp,

sinh ứng dụng vào

xích trang trí

trang trí đúng kỹ thuật. đúng kỹ thuật

thực tế cuộc sống
các em

Bài 15 : Làm đồng hồ Biết làm đồng hồ đeo

Đồng hồ đeo tay

Trò chơi “hoa điểm


đeo tay

tay đúng kỹ thuật.

đúng và đẹp

mười”

Bài 16 : Làm vòng

Biết làm vòng đeo tay

Vòng đeo tay

đeo tay

đúng kỹ thuật.

đúng và đẹp

Bài 17 : Làm con

Biết làm con bướm

Con bướm bằng

bướm

đúng kỹ thuật.


giấy đúng và đẹp

Bài 18 : Làm đèn

Biết làm đèn lồng

Đèn lồng bằng

lồng

đúng kỹ thuật.

giấy đúng và đẹp

Trò chơi “Rước đèn”
(cách chơi : hướng
dẫn chơi ngoài giờ)

c. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Việc tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm có nhiều phương pháp để lựa
chọn :
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của mình theo hình thức cá nhân,
theo nhóm, theo tổ.
- Tổ chức trình bày sản phẩm theo hình thức trò chơi học tập.
Tuỳ thuộc vào sản phẩm của từng bài học mà giáo viên có thể lựa chọn
phương pháp trình bày của học sinh một cách hợp lý nhất, vừa đảm bảo tính khoa
học trong phần kiểm tra, đánh giá, vừa tạo cho học sinh không khí thoải mái và
hứng khởi khi trình bày. Đối với những em có sản phẩm chưa tốt, chưa đạt yêu cầu
kỹ thuật sau khi trình bày thì thêm phần khích lệ để sửa chữa cho tốt hơn.
Giáo viên thực hiện :


10


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

Có thể khẳng định rằng giữa trò chơi và sản phẩm thực hành trong môn thủ
công lớp 2 có một mối quan hệ khăng khít với nhau tạo ra một hệ thống chặt chẽ
bổ trợ cho nhau trong việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Tác dụng của
sản phẩm thực hành chính là kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh qua một giờ
thực hành. Còn trò chơi khi trình bày sản phẩm của kết quả thực hành đó lại là nơi
tạo cho các em sự hứng khởi, khích lệ, tăng cường niềm tin trong học tập.
Ví dụ :
Khi học xong bài : Gấp máy bay phản lực (bài 3, tiết 2, trang 8,9 SGK thủ
công lớp 2). Học sinh lên trình bày sản phẩm, giáo viên tổ chức trò chơi “Không
kích”, cho các em thi phóng máy bay của mình theo hình thức phân ra hai nhóm.
- Hình thức tổ chức : hai nhóm chuẩn bị các máy bay đã làm sẵn trong giờ
học, đứng thành hàng ngang. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, hai đội cùng
phóng máy bay một lượt. Trong mỗi đội chơi có thể được phóng hai hoặc ba lần
tuỳ vào thời gian.
- Thời gian chơi : Tuỳ vào thời gian của tiết học còn lại để bố trí cho thích
hợp. Mỗi lượt chơi khoảng 3- 4 phút
- Luật chơi : Trước khi chơi giáo viên công bố luật chơi. Sau khi nghe hiệu
lệnh các thành viên của hai nhóm cùng phóng máy bay một lần. Nhóm nào phóng
máy bay cao và bay được dài hơn (tức là máy bay đã xếp đúng) thì nhóm đó thắng
và được tuyên dương trước lớp.
Ở những bài học : Gấp tên lửa, gấp máy bay đuôi rời, gấp máy bay phản lực,
đều tổ chức trò chơi giống nhau như trên.
Ở bài học : Gấp, cắt, dán hình tròn. Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi
“Những bông hoa đẹp” bằng cách tổ chức cho học sinh thi dán các hình tròn vừa

cắt được thành những bông hoa 3, 4 hoặc 5 cánh.
Hình thức tổ chức như sau :
- Luật chơi : Giáo viên phổ biến luật chơi cụ thể để học sinh nắm vững luật
trước khi chơi.
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 2 tờ bìa rô ky cắt đôi làm thành 4 tờ bìa nhỏ,
kẻ thành các ô vuông nhỏ có kích cỡ đủ để dán một bông hoa. Học sinh chuẩn bị
các hình tròn nhỏ đã thực hành trong giờ học, hồ dán, giấy màu.

Giáo viên thực hiện :

11


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

- Thời gian chơi : Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học để giáo viên bố trí
cho phù hợp (khoảng 5 – 7 phút).
- Hình thức chơi : Thành lập bốn nhóm chơi, sau khi nghe hiệu lệnh của giáo
viên, tất cả các nhóm cùng lên dán hoa (những hình tròn nhỏ cùng màu được dán
quanh thành cánh hoa. Lấy một hình tròn lớn hơn khác màu dán chính giữa để làm
nhuỵ hoa). Sau khi hết thời gian, nhóm nào dán được nhiều hoa và đẹp hơn sẽ
được tuyên dương trước lớp.
Ở bài học : Gấp, cắt, các biển báo về giao thông. Giáo viên tổ chức cho học
sinh trò chơi “Lối đi an toàn” bằng cách tổ chức cho học sinh chơi ngoài giờ học.
Vì đây là trò chơi lớn có quy mô và thời gian dài nên không thể tổ chức chơi trong
tiết học. Hình thức tổ chức như sau :
- Luật chơi : Giáo viên phổ biến luật chơi cụ thể để học sinh nắm vững luật
trước khi chơi về hướng dẫn của biển báo.
- Chuẩn bị : Một số biển báo giao thông đã được học, vôi kẻ đường đi, mũ
đội theo hình dáng các loại xe đạp, xe máy, xe ô tô, kẻ đường đi theo đường quốc

lộ và các ngã rẽ.
- Thời gian chơi : Thời gian của trò chơi này khoảng 25 – 30 phút.
- Hình thức chơi : Cho các em cắm sẵn biển báo trên đường đi, chọn ra hai
đội chơi, mỗi đội 3 – 4 em, đội mũ biểu hiện là các phương tiện xe tham gia giao
thông. Sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, tất cả cùng bước vào đường đi. Đến
ngã rẽ hay gặp biển báo nào các em phải thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo đó.
Nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi vòng chơi. Sau khi hết thời gian, nhóm nào có số
thành viên ít vi phạm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp
Ở bài học : Làm xúc xích trang trí, làm đồng hồ hay thiệp chúc mừng, phong
bì. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tác dụng của nó để ứng dụng khi chơi ở
nhà hoặc vào thực tế của các em.nếu tổ chức chơi chỉ tổ chức theo hình thức thi
đua là cùng thi làm nhanh trên lớp, nếu ai làm đẹp và nhanh hơn sẽ được tuyên
dương trước lớp. Hình thức tổ chức tương tự trò chơi “không kích”
Ở bài học : Làm đèn lồng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tác dụng của
nó để ứng dụng khi chơi rước đèn ở nhà hoặc những nơi có tổ chức rước đèn.
Ở bài học : Gấp thuyền. Tuỳ vào điều kiện của đơn vị, nếu có bề thì tổ chức
đua thuyền, nhưng tuyệt đối phải đảm bảo an toàn cho học sinh. Đặc biệt cần quán
Giáo viên thực hiện :

12


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

triệt không chơi đua thuyền ở nhà, nơi có hồ ao hay những nơi nước lớn tránh
những điều đáng tiếc xảy ra với học sinh.
Nếu thực hiện khoa học của các trò chơi thì hiệu quả của việc kiểm tra chất
lượng kỹ thuật thực hành của các em sẽ được giáo viên nắm bắt chính xác và kịp
thời. Sau những trò chơi, giáo viên động viên các em về làm lại cho đẹp để tự chơi
với bạn. Như vậy học sinh vừa được chơi, vừa hiểu thêm về những kỹ thuật làm.

Điều đặc biệt hơn là sau trò chơi các em sẽ hứng khởi, phấn chấn, tích cực hơn
trong những tiết học khác. Phát huy tốt khả năng sáng tạo và tính độc lập của các
em.
d. Kết quả khảo nghiệm:
* Tinh thần học tập:
Được học tập, tự làm những sản phẩm và biểu diễn thi trước lớp khi trình bày
kết quả là một hình thức học tập mà 100% số học sinh hưởng ứng tham gia một
cách tích cực, chủ động. Đây có thể khẳng định rằng biện pháp này không chỉ giúp
các em hoàn thành sản phẩm nhanh, đúng và đẹp mà còn tạo cho các em ý thức tự
giác học tập, tham gia sôi nổi hào hứng và nhiệt tình. Đó là kết quả cho thất rõ rệt
nhất sau khi tôi ứng dụng sáng kiến này vào bài dạy.
Sự năng nổ học tập, hăng say phát biểu của học sinh không chỉ xuất hiện ở môn
thủ công mà đã được nhân rông ra các môn học khác như Toán, Tiếng việt,… đó
cũng là một thành công lớn của sáng kiến kiến này.
- Sau mỗi tiết học đa số các em phấn khởi sôi nổi hơn, các em thoải mái hơn,
năng nổ phát biểu hơn so với trước đây.
- Tinh thần đoàn kết trong lớp được củng cố, các em cùng nhau trao đổi trò
chuyện, rút kinh nghiệm sau những lần đạt giải nhất, nhì trong trò chơi.
* Chất lượng học tập:
Qua kết quả thực nghiệm từ lớp 2D do tôi chủ nhiệm, tôi đã sử dụng một số
trò chơi trong bài học sau tiết thực hành, tôi đã thấy có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh
đã mạnh dạn, tự tin và làm được nhiều sản phẩm đẹp hơn, nhanh hơn trước. Cụ thể
đã cho thấy số học sinh làm sản phẩm đúng và đẹp tăng lên so với trước thực
nghiệm. Điều này chứng tỏ việc vận dụng những trò chơi nhỏ tổ chức vào cuối
Giáo viên thực hiện :

13


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................


buổi thực hành (khi trình bày sản phẩm của học sinh) là một hình thức dạy học
mới, phong phú và đem đến một hiệu quả học tập cao cho học sinh.
Điều đó chứng tỏ rằng, dạy học theo hướng tích cực luôn là một bước đi đúng
hướng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
* Kết quả chất lượng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến:

TSHS

Giáo viên thực hiện :

Số sản phẩm Đúng,
hoàn thiện đẹp, có tính
thẩm mỹ

14

Số sản phẩm
Đúng, hoàn
thiện

Số sản phẩm
Còn một vài chi tiết
chưa đạt


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

III. KẾT LUẬN:
III. 1. PHẦN KẾT LUẬN:

Tóm lại việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn thủ công lớp 2
nói chung là một hình thức tổ chức dạy học hay và có tính hiệu quả cao. Thông qua
trò chơi sẽ đánh giá được kết quả sản phẩm thực hành của học sinh, tạo dược
không khí vui tươi, thoải mái trong học tập, kích thích niềm tin, phát huy tính sáng
tạo, độc lập khi học tập môn thủ công và các môn học khác. Bởi vì lứa tuổi tiểu
học là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng và trực quan sinh động, đặc biệt là các em lớp
2, trí tưởng tượng của các em còn ít, tư duy còn hạn chế. Sử dụng phương pháp trò
chơi với những sản phẩm thực hành của học sinh đúng lúc, đúng cách thức tổ chức
không những giúp cho các em tự kiểm tra và điều chỉnh kiến thức của mình mà còn
là cầu nối phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo, tự tin mạnh dạn cho các em.
Từ đó chúng tôi mạnh dạn đề cập đến những biện pháp thực hiện có tính khả
thi để nêu lên trong đề tài. Tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến đóng góp qua học tập
nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân sau một thời gian công
tác trong trường tiểu học .................... Việc tổ chức dạy học bằng những hình thức
nào, phowng pháp nào cho đạt hiệu quả cao không phải là chuyện đơn giản chỉ nói
qua lý thuyết mà cần phải có thời gian cũng như kinh nghiệm giảng dạy cộng với
sự tìm tòi học hỏi không những của người giáo viên thì hiệu quả của tiết dạy mới
được nâng cao, giáo dục mới thật sự đổi mới. Tổ chức trò chơi khi trình bày sản
phẩm thực hành ở môn thủ công lớp 2 không đơn thuần thực hiện được mà đòi hỏi
phải phụ thuộc vào cách bố trí, tổ chức của giáo viên thì hiệu quả mới được phát
huy. Không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương pháp nào là vạn
năng. Chính vì thế người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao
trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đáp ứng được nhịp độ phát triển
của thời đại.
Công việc của tôi dừng lại ở đây, đối với bản thân chỉ nghiên cứu bước đầu về
hình thức tổ chức trò chơi và sản phẩm thực hành trong dạy học môn thủ công lớp
2 ở một góc độ hạn hẹp. Song việc nghiên cứu này cũng giúp tôi tích luỹ thêm một
số hiểu biết về vấn đề dạy thủ công ở cấp tiểu học.
Giáo viên thực hiện :


15


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

Đây là một nội dung hết sức khó khăn nhưng cũng không kém phần quan
trọng. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không
nóng vội, rèn từng bước, hướng dẫn từng ngày cho học sinh trên một quá trình lâu
dài, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn thủ công
là một môn học chính trong chương trình giáo dục tiểu học vì thế phải có thời gian
rèn luyện và đầu tư cao thì hiệu của của bài học mới thật sự hiệu quả, giáo dục tiểu
học mới xứng tầm với sự phát triển của đất nước./.
III. 2. PHẦN KIẾN NGHỊ:
1) Đối với nhà trường :
- Cần tổ chức nhiều chương chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nhằm
giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiệm trong nghiệp vụ sư phạm.
- Cần trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên có đủ đồ
dùng khi lên lớp, đảm bảo tiết dạy đúng theo quy định của Bộ giáo dục.
2) Đối với giáo viên :
- Cần giành nhiều thời gian đến học sinh, tạo không khí vui tươi, gần gũi với
các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, thân thiện và tự giác hơn.
- Quan tâm nhiều hơn nữa đến học sinh trong quá trình giảng dạy, thường
xuyên kiểm tra, theo dõi năng lực học tập của các em, kịp thời tìm ra những điểm
yếu của học sinh đặc biệt là các em học sinh cá biệt để từ đó có biện pháp uốn nắn
kịp thời giúp cho các em có kiến thức cũng như tinh thần để học tốt các bậc học
trên.
- Cần phải nghiên cứu, đối tượng kĩ lưỡng để tổ chức nhiều hình thức học tập
phong phú, phù hợp với học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng học tập cho các
em.


Giáo viên thực hiện :

16


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
CẤP CƠ SỞ:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CẤP HUYỆN :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giáo viên thực hiện :

17


Sáng kiến kinh nghiệm......................................................................

MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CẢM ƠN.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Mục tiêu nghiên cứu :
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
II. PHẦN NỘI DUNG

II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
II.2. THỰC TRẠNG:
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
c. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
d. Kết quả khảo nghiệm:
III. KẾT LUẬN:
III. 1. PHẦN KẾT LUẬN:
III. 2. PHẦN KIẾN NGHỊ:
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
MỤC LỤC

Giáo viên thực hiện :

18

Trang



×