Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nội dung tài liệu tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.45 KB, 48 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN SINH LÝ I
Sinh lý đại cương và điều hoà hoạt động cơ thể
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN
Mã học phần: YY0401
Tổng số tín chỉ: 2
Lý thuyết: 2
Thực hành: 0
Phân bố thời gian (tiết): 30
Lý thuyết: 30
Thực hành: 0
Số giờ tự học (tiết): 60
Đối tượng sinh viên: bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ
truyền, bác sĩ y học dự phòng hệ chính qui.
Học phần tiên quyết: không
Học phần học trước: lý sinh, hóa học, giải phẫu II.
Học phần song hành: giải phẫu I.
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Sinh lý - Khoa Y
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Sinh lý học là môn học cơ sở quan trọng của y học nghiên cứu về các
chức năng bình thường của cơ thể sống, mà chủ yếu là cơ chế thực hiện và
điều hòa hoạt động chức năng. Học phần 1 giới thiệu các vấn đề cơ bản của
cơ thể sống với đơn vị sống là các tế bào. Học phần này cũng đề cập đến hai
cơ chế điều hoà hoạt động của cơ thể là cơ chế thần kinh và thể dịch. Những
kiến thức chung này có thể được vận dụng để giải thích một số rối loạn chức
năng và làm nền tảng trước khi tìm hiểu về sinh lý cơ quan và hệ thống cơ
quan trong cơ thể.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
- Trình bày được các quy luật hoạt động cơ bản của một cơ thể sống.
- Mô tả được các đặc điểm sinh lý của tế bào và các hiện tượng diễn ra
trên màng tế bào.
- Xác định được nguồn gốc, bản chất, tác dụng và điều hoà bài tiết các


hormon trong cơ thể.
- Phân tích được các cơ chế thần kinh trong điều hoà hoạt động cơ thể.
- Vận dụng được các kiến thức sinh lý học để giải thích một số triệu
chứng bệnh lý, tác dụng của thuốc và ý nghĩa của các phương pháp thăm dò
chức năng thường dùng trong nội tiết và thần kinh.
4. NỘI DUNG HỌC PHẦN
SỐ TIẾT
STT
CHỦ ĐỀ
LT
TH
Tự học

1


Chương 1. Sinh lý đại cương
1
Nhập môn sinh lý và Đại cương về cơ
2
4
thể sống
2
Sinh lý thân nhiệt
1
2
3
Sinh lý tế bào
1
2

4
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
1
2
5
Điện thế màng tế bào
1
2
Chương 2. Sinh lý điều hòa hoạt động cơ thể bằng cơ chế thể dịch
6
Sinh lý dịch cơ thể
2
4
7
Đại cương về hormon
2
4
8
Sinh lý nội tiết vùng hạ đồi
2
2
9
Sinh lý tuyến yên
2
10
Sinh lý tuyến giáp
2
2
11
Sinh lý tuyến cận giáp

2
12
Sinh lý tụy nội tiết
2
2
13
Sinh lý tuyến thượng thận
2
14
Một số hormon địa phương và hoạt
1
2
chất sinh học
Chương 3. Sinh lý điều hòa hoạt động cơ thể bằng cơ chế thần kinh
15
Sinh lý nơron và synap
2
4
16
Sinh lý cảm giác
3
6
17
Sinh lý vận động
3
6
18
Sinh lý phản xạ
2
4

19
Sinh lý thần kinh cao cấp
3
6
Tổng cộng
30
0
60
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
5.1. Phương pháp dạy
- Lý thuyết: thuyết trình, vấn đáp, động não, nghiên cứu trường hợp,
thảo luận nhóm…
5.2. Phương pháp học và tự học
- Sinh viên lên lớp nghe giảng và tham gia trao đổi, thuyết trình, thảo
luận nhóm, kiểm tra theo yêu cầu môn học…
- Sinh viên tự học: chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giảng viên để
hoàn thành bài tập, thuyết trình, thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề…
6. TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
6.1. Tài liệu giảng dạy
Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2014), Giáo
trình Sinh lý học 1 - Sinh lý học đại cương và điều hoà hoạt động cơ thể.

2


6.2. Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí

Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, />%20Medical%20Physiology.pdf
5. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
* Hình thức và nội dung đánh giá:
- Chuyên cần: đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực tham gia thảo
luận, hoàn thành bài tập cá nhân/nhóm đủ và đúng hạn…
- Kiểm tra thường xuyên: kết quả bài tập cá nhân/nhóm, kết quả thuyết
trình, kiểm tra câu hỏi ngắn trong suốt quá trình học.
- Thi kết thúc học phần: MCQ các nội dung đã học kể cả phần tự học.
* Điểm thành phần:
- Điểm chuyên cần: 10%.
- Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra thực hành: 20%.
- Điểm thi kết thúc học phần: 70%.
NHẬP MÔN SINH LÝ HỌC
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được định nghĩa, đối tượng của sinh lý học.
2. Phân tích được mối liên quan giữa sinh lý học với các ngành khoa
học tự nhiên và các chuyên ngành Y học khác.
3. Xác định được phương pháp nghiên cứu và học tập sinh lý học
Cấu trúc bài học:
1. Định nghĩa và đối tượng của sinh lý học
1.1. Định nghĩa
1.2. Đối tượng (tự học)


3


2. Vị trí của sinh lý học
3. Lịch sử phát triển môn sinh lý học (tự học)
3.1. Giai đoạn hình thành
3.2. Giai đoạn hoàn thiện
3.3. Giai đoạn phát triển
4. Phương pháp nghiên cứu và học tập sinh lý học (tự học)
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.2. Phương pháp học tập
* Giới thiệu đề cương chi tiết học phần và phiếu hướng dẫn tự học
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Bài mở đầu, trang 2-8, Nhà xuất bản
Y học, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Nhập môn sinh lý học, trang 19-35,
Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Ghi lại những mong đợi của cá nhân khi học môn sinh lý.
Bài tập nhóm:
1. Xây dựng kế hoạch học tập môn sinh lý cho cá nhân và nhóm để đạt
kết quả tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.
Chương 1

SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG

Bài 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày ba đặc điểm chính của sự sống
2. Trình bày được các dạng năng lượng, quá trình chuyển hóa năng
lượng trong cơ thể sống.

4


3. Trình bày được các nguyên tắc chung trong điều hòa hoạt động cơ
thể.
Cấu trúc bài học:
1. Đặc điểm của cơ thể sống (tự học)
1.1. Khả năng thay cũ đổi mới
1.2. Khả năng chịu kích thích
1.3. Khả năng sinh tồn nòi giống
2. Năng lượng cho sự sống
2.1. Các dạng năng lượng của cơ thể
2.2. Chuyển hóa năng lượng
2.2.1. Tổng hợp năng lượng (tự học)
2.2.2. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể (tự học một phần)
3. Điều hòa hoạt động cơ thể
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Bài mở đầu, trang 2-8, Nhà xuất bản
Y học, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VII Chuyển hóa năng lượng

và điều nhiệt, trang 1-43, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 2 Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi, Mục 1. Đặc điểm của
sự sống, trang 24-25; Bài 5. Sinh lý Chuyển hóa các chất, năng lượng, trang
65-87, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
Bài tập cá nhân:
1. Tìm các thuật ngữ đồng nghĩa với từ đồng hóa, dị hóa được sử dụng
trong y văn. Các ví dụ sau đây chứng minh cho đặc điểm nào của sự sống?:
- Da là một loại mô liên kết sừng hóa, hàng ngày khi lớp sừng hóa bong
ra sẽ được thay bằng một lớp khác.
- Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ dẫn đến tăng nhịp thở.
- Nồng độ glucose trong máu tăng làm tuyến tụy tăng bài tiết insulin.

5


- Nút xoang phát xung động lan truyền ra cơ tâm nhĩ và tâm thất làm
tâm nhĩ và tâm thất co bóp.
2. Trình bày bằng phương trình hóa học khái quát quá trình tổng hợp
ATP của cơ thể.
3. Bệnh nhân chuẩn bị đi đo chuyển hóa cơ sở cần dặn bệnh nhân điều
gì trước khi đo?
Bài tập nhóm:
1. Đọc sơ lược giáo trình, tìm thêm ít nhất 3 ví dụ tương tự các ví dụ đã
nêu ở bài tập cá nhân 1 và cho biết ví dụ đó chứng minh cho đặc điểm nào của
sự sống.
2. Đọc SDA và thảo luận nhóm về việc xây dựng chế độ ăn theo mùa
như thế nào là thích hợp: mùa đông và mùa hè, mùa nào nên ăn nhiều protid,

lipid và glucid? Tại sao?. Tại sao chế độ ăn hỗn hợp có SDA=10 không phải
là tổng SDA của protid, lipid và glucid?
3. Tìm đọc trước trong giáo trình sinh lý và trình bày ít nhất 2 ví dụ
minh họa một trong các nguyên tắc điều hòa hoạt động cơ thể.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

Bài 2

SINH LÝ THÂN NHIỆT
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được các loại thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng đến thân
nhiệt.
2. Trình bày được quá trình sinh nhiệt.
3. Trình bày được các hình thức thải nhiệt của cơ thể.
4. Phân tích được các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
Cấu trúc bài học:

6


1. Thân nhiệt (tự học)
2. Quá trình sinh nhiệt (tự học)
3. Quá trình thải nhiệt
3.1. Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt
3.1.1. Truyền nhiệt bức xạ
3.1.2. Truyền nhiệt trực tiếp
3.1.3. Truyền nhiệt đối lưu
3.2. Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước

3.2.1. Bốc hơi nước qua đường hô hấp
3.2.2. Bốc hơi nước qua da
4. Điều hòa thân nhiệt
4.1. Cơ chế chống nóng của cơ thể
4.2. Cơ chế chống lạnh của cơ thể
4.3. Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VII Chuyển hóa năng lượng
và điều nhiệt, trang 44-56, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 6 Sinh lý điều nhiệt, trang 88-99, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 27. Regulation of Body Temperature, page 805–821, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Lập bảng so sánh thân nhiệt trung tâm và ngoại vi.
2. Đọc lại bài 1 và hoàn thành tiếp phương trình sau:
Nhiệt = (sinh ra từ) các phản ứng chuyển hóa = (là) hoạt động sống =
(đòi hỏi) tiêu hao năng lượng = …?… + sinh sản + …?.. (hai hoạt động sau có
thể có hoặc không nên có thể bỏ) = ….. + ….. + ….. + điều nhiệt (hoạt động
cuối có thể bỏ).
Từ phương trình trên hãy trả lời:

7



- Nhiệt được sinh ra từ 3 hoạt động chính nào và hoạt động sinh nhiệt
nào diễn ra theo tự nhiên, hoạt động sinh nhiệt nào diễn ra bằng hành vi.
- Trong 3 hoạt động trên thì hoạt động nào sinh nhiệt là chủ yếu? Vậy
các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng lên
hoạt động gì?
3. Trong các yếu tố điều hòa thân nhiệt bằng hành vi thì yếu tố nào là
quan trọng nhất giúp con người có thể thích nghi với môi trường?
Bài tập nhóm:
1. Một bệnh nhân bị sốt, để hạ nhiệt cho bệnh nhân, người ta có thể
hướng dẫn đắp khăn lạnh lên trán hoặc lau nước ấm. Hai phương pháp đó có
giúp thải nhiệt không? Thải nhiệt theo cơ chế nào? Và phương pháp nào hiệu
quả hơn nên khuyên sử dụng?.
2. Trẻ em khi sốt cao dễ bị co giật gọi là bệnh lý sốt cao co giật. Theo
thói quen dân gian, người dân thường mặc nhiều quần áo cho trẻ khi bị sốt.
Việc làm đó có nên không?, hãy hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc (mặc quần
áo, uống nước) cho trẻ khi sốt. Khi gặp trẻ sốt cao co giật đến cấp cứu cần
nhanh chóng làm gì?
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

8


Bài 3

SINH LÝ TẾ BÀO
Mục tiêu bài học:
1. Xác định được các thành phần chính của một tế bào và cấu trúc
màng tế bào.

2. Trình bày được hệ thống chức năng của màng tế bào và các bào quan
trong tế bào.
3. Trình bày được các cơ chế điều hòa hoạt động tế bào.
Cấu trúc bài học:
1. Đại cương (tự học)
2. Sinh lý màng tế bào
2.1. Cấu trúc chức năng của màng tế bào
2.1.1. Thành phần lipid của màng
2.1.2. Thành phần protein của màng
2.1.3. Thành phần glucid của màng
2.2. Chức năng của màng tế bào
3. Sinh lý các bào quan trong tế bào (tự học)
3.1. Ty thể
3.2. Tiêu thể
3.3. Peroxisom
3.4. Mạng lưới nội bào tương và ribosom
3.5. Bộ Golgi
3.6. Lông tế bào
3.7. Bộ xương tế bào
3.8. Trung thể
3.9. Nhân
4. Điều hòa hoạt động tế bào (tự học một phần)
4.1. Điều hòa sinh tổng hợp protein của tế bào
4.2. Điều hòa chu trình tế bào
4.3. Điều hòa thời gian sống của tế bào
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương I. Sinh lý tế bào, Bài 3. Sự

9



vận chuyển vật chất qua màng tế bào, trang 33-45, Nhà xuất bản Y học, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Bài 3. Sinh lý tế bào – trao đổi chất
qua màng tế bào, trang 37-52, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 3. The Structure and Function of Cells, page 73–106, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Download hình ảnh cấu trúc màng tế bào từ một website bất kỳ bằng
tiếng Anh có đầy đủ các thành phần như trong giáo trình và chú thích bằng
tiếng Việt.
2. Download hình ảnh cấu trúc của các bào quan trong tế bào từ một
website bất kỳ và chú thích bằng tiếng Việt.
Bài tập nhóm:
1. Phân tích sự liên quan giữa các bào quan theo sơ đồ sau trong quá
trình sinh tổng hợp protein.
Tiêu thể
Nhân → ribosom → mạng lưới nội bào tương hạt → bộ Golgi
Màng tế bào
2. Điền vào chỗ trống:
TT
Chức năng tế bào
Bất thường xảy Bệnh lý liên
ra
quan

1
Phân cách với môi trường xung Vỡ màng tế Tán huyết
quanh
bào hồng cầu,..
2
Vận chuyển chọn lọc các chất
qua màng
3
Tác nhân tạo ra điện thế màng
4
Kết dính tế bào
5
Tương tác tế bào
6
Trao đổi thông tin giữa các tế bào
3. Tìm đọc thêm tài liệu dược lý về vai trò của antagonist trong điều trị.
Viết vắn tắt về vai trò đó và cho ví dụ minh họa.

10


Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

11


Bài 4


VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
Mục tiêu bài học:
1. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động và chủ động.
2. Phân tích được đặc điểm của từng loại vận chuyển vật chất qua màng
tế bào.
Cấu trúc bài học:
1. Đại cương (tự học)
2. Vận chuyển vật chất qua các phân tử cấu tạo màng tế bào
2.1. Vận chuyển thụ động (tự học một phần)
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các dạng khuếch tán
2.1.2.1. Khuếch tán đơn giản
2.1.2.2. Khuếch tán được gia tốc
2.2. Vận chuyển chủ động (tự học một phần)
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Các dạng vận chuyển chủ động
2.2.2.1. Vận chuyển chủ động sơ cấp
2.2.2.2. Vận chuyển chủ động thứ cấp
3. Vận chuyển vật chất bằng một đoạn màng tế bào (tự học)
3.1. Hiện tượng nhập bào
3.2. Hiện tượng xuất bào
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương I. Sinh lý tế bào, Bài 3. Sự
vận chuyển vật chất qua màng tế bào, trang 33-45, Nhà xuất bản Y học, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Bài 3. Sinh lý tế bào – trao đổi chất
qua màng tế bào, trang 37-52, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),

yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.

12


4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 4. Transport Through the Cell Membrane, page 107–136,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Hãy trình bày lại bài học dưới dạng sơ đồ tóm tắt.
2. Hoàn thành các bảng trống sau đây:
Bảng 1: Vận chuyển thụ động
Khếch tán đơn giản
Khếch tán được
Qua lớp lipid kép Qua kênh protein
gia tốc
Hình thức
Chất khếch tán
Đặc điểm
Khác nhau
Bảng 2: Vận chuyển chủ động
Sơ cấp
Thứ cấp
Đồng VC thuận Đồng VC nghịch
Đặc điểm
Chất được vận chuyển
Ví dụ
Bài tập nhóm:
1. Tìm hiểu nồng độ thấu của máu là bao nhiêu?. Tính nồng độ thẩm
thấu của dung dịch NaCl9‰, glucose 5%, glucose 20%? Các dung dịch này là

đẳng trương, nhược trương hay ưu trương so với máu? Hậu quả có thể xảy ra
nếu truyền cho bệnh nhân dung dịch ưu trương hoặc nhược trương? Pha các
dung dịch làm xét nghiệm máu nếu ưu trương hoặc nhược trương thì tế bào
hồng cầu sẽ biến đổi thế nào?
2. Tìm đọc hai trong các trường hợp sau:
- Cơ chế bệnh sinh của sốc trong bệnh sốt xuất huyết và cho biết tại sao
trong trường hợp này phải truyền dung dịch ưu trương để điều trị?
- Cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não và cho biết tại sao trong trường
hợp này phải truyền dung dịch ưu trương để điều trị?
- Cơ chế bệnh sinh của hôn mê do tăng áp suất thẩm thấu máu ở bệnh
nhân đái tháo đường và cho biết tại sao trong trường hợp này phải truyền
dung dịch nhược trương để điều trị?

13


- Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp và cho biết tại sao trong trường
hợp này không được cho bệnh nhân uống các loại nước ưu trương?
3. Đọc trước bài Sinh lý Máu mục Đặc tính của bạch cầu, bài Sinh lý
hô hấp mục Trao đổi khí tại phổi, bài Sinh lý tiêu hóa mục Hấp thu ở ruột
non, bài Sinh lý thận mục Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận để tìm các ví dụ
cho các dạng vận chuyến vật chất qua màng tế bào. Hãy liệt kê các ví dụ đó
theo từng dạng vận chuyển?
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

14



Bài 5

ĐIỆN THẾ MÀNG TẾ BÀO
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được các cơ sở vật lý của điện thế màng tế bào.
2. Phân tích được các đặc điểm của điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
trên màng tế bào.
3. Xác định được các trạng thái điện học của tế bào và ứng dụng.
Cấu trúc bài học:
1. Đại cương về điện thế màng (tự học)
1.1. Điện thế khuếch tán
1.2. Khái niệm về điện thế màng
2. Điện thế nghỉ
2.1. Khái niệm về điện thế nghỉ
2.2. Nguồn gốc phát sinh điện thế nghỉ
3. Điện thế hoạt động
3.1. Khái niệm về điện thế hoạt động
3.2. Nguồn gốc phát sinh điện thế hoạt động
3.3. Các giai đoạn của điện thế hoạt động
3.4. Sự lan truyền điện thế hoạt động (tự học)
4. Các trạng thái điện học của tế bào (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương I. Sinh lý tế bào, Bài 3. Sự
vận chuyển vật chất qua màng tế bào, trang 33-45, Nhà xuất bản Y học, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Bài 3. Sinh lý tế bào – trao đổi chất
qua màng tế bào, trang 37-52, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),

yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
Bài tập cá nhân:
1. Tìm trên website hình ảnh mô tả trạng thái phân cực, khử cực, tái hồi
cực của tế bào.
2. Điền vào chỗ trống khi phân tích hình ảnh sau:

15


Sự khác nhau về nồng độ ion giữa khu vực ......... và ........lúc nghỉ nhờ
hoạt động của các bơm protein. Bơm .............. là thành phần chính trong chức
năng trên bằng cách vận chuyển ..... ion Na+ ra ngoài và ..... ion...... vào trong
tế bào cơ tim, quá trình này sử dụng năng lượng từ ...................... Quá trình
trên gọi là vận chuyển .................... Nồng độ Ca2+ ngoại bào được duy trì ......
hơn nội bào nhờ bơm ........................ và bơm ................, trong đó bơm Na+Ca2+ cho phép ....... vào trong nội bào, làm ...........gradient nồng độ Na + và lấy
năng lượng giải phóng từ quá trình này (thay vì từ ATP) để đẩy ion Ca 2+ ra
ngoài, cách vận chuyển này gọi là vận chuyển ....................
3. Điền vào bảng sau: Đặc điểm trạng thái điện học của màng tế bào
Các pha
Diễn tiến
Kết quả
Pha 0: Khử cực nhanh
Pha 1: Tái cực sớm
Pha 2: Bình nguyên
Pha 3: Tái cực nhanh
Pha 4: Phân cực (nghỉ)
Bài tập nhóm:
1. Trình bày các ứng dụng ghi dòng điện sinh học hiện nay trong chẩn
đoán bệnh theo bảng gợi ý sau:
Hệ thống, cơ quan

Phương pháp ứng dụng Mô tả ngắn gọn nguyên lý
Não
Đo điện não đồ
Tim
Đo điện tâm đồ

Đo điện cơ
2. Tìm một đường link trên mạng diễn tả các giai đoạn của điện thế
hoạt động bằng videoclip hoặc hình ảnh động và ghi lại địa chỉ đường link đó.
Mô tả từng giai đoạn điện thế theo đoạn băng hình trên.
Yêu cầu:

16


Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

17


Chương 2

SINH LÝ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ
BÀNG CƠ CHẾ THỂ DỊCH
Bài 6

SINH LÝ DỊCH CƠ THỂ
Mục tiêu bài học:
1. Phân biệt được các ngăn dịch của cơ thể.

2. Trình bày được các khái niệm về nội môi và hằng tính nội môi.
3. Xác định được các tính chất và chức năng của các loại dịch cơ thể.
4. Phân tích được các cơ chế điều hòa thể tích dịch và thăng bằng kiềm
toan
Cấu trúc bài học
1. Đại cương về dịch của cơ thể (tự học)
1.1. Phân bố dịch cơ thể
1.2. Thành phần dịch cơ thể (tự học)
2. Nội môi
2.1. Khái niệm nội môi
2.2. Hằng tính nội môi (tự học)
2.3. Các khoang dịch ngoại bào
2.3.1. Huyết tương
2.3.2. Dịch kẽ
2.3.3. Dịch bạch huyết (tự học)
2.3.4. Dịch não tủy
2.3.5. Các khoang dịch khác (tự học)
3. Điều hòa hoạt động cơ thể bằng cơ chế thể dịch
3.1. Điều hòa thể tích dịch
3.1.1. Quá trình xuất nhập nước
3.1.2. Tái phân bố nước giữa các ngăn dịch và các vùng
3.2. Điều hòa thăng bằng toan kiềm
3.2.1. Khái niệm về pH và ion H+ (tự học)
3.2.2. Các hệ thống điêu hòa pH
3.2.2.1. Điều hòa do hệ thống đệm
3.2.2.2. Điều hòa do hô hấp

18



3.2.2.3. Điều hòa do thận
3.3. Điều hòa nồng độ các chất có trong dịch
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương II Sinh lý Máu, bài 5 Sinh lý
huyết tương, trang 58-63, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 2 Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi, Mục 2. Nội môi, hằng
tính nội môi, trang 25-27; Bài 8 Sinh lý các dịch của cơ thể, trang 138-150,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 24.Regulation of Fluid and Electrolyte Balance, page
736–760, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Ước tính tổng lượng dịch trong cơ thể, ICF, ECF, huyết tương, dịch
kẽ ở một người nặng 60Kg? Nếu người này bị tiêu chảy mất 6 lít nước thì các
ngăn dịch trên sẽ bị giảm lần lượt theo thứ tự nào? Thử suy luận một vài hậu
quả ở từng ngăn dịch? Tính áp suất thẩm thấu ở từng ngăn dịch sau khi đạt
trạng thái cân bằng?
2. Áp suất thẩm thấu huyết tương chủ yếu do những thành phần nào tạo
ra? Vai trò chính của những thành phần đó đối với cơ thể?
Bài tập nhóm:
1. Tìm hiểu thành phần và vai trò của huyết tương đối với cơ thể. Huyết
tương và huyết thanh giống và khác nhau điểm nào?
2. Tìm đọc 2 xét nghiệm: Hematocrit (Hct) và tốc độ lắng máu (VS).
Cho biết định nghĩa và các biến đổi huyết tương ảnh hưởng đến kết quả Hct
và VS.
3. Kể tên các rối loạn thăng bằng toan kiềm và cơ chế bù trừ của hô hấp

và thận.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

19


Bài 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMON
Mục tiêu bài học:
1. Phân loại hormon và nêu được các đặc điểm chung trong quá trình
sinh tổng hợp, bài tiết, vận chuyển hormon.
2. Phân tích được hai cơ chế tác dụng của hormon.
3. Trình bày được các cơ chế điều hòa hoạt động hệ nội tiết.
Cấu trúc bài học
1. Đại cương
1.1. Khái niệm về hormon, mô đích và receptor
1.1.1. Khái niệm về hormon
1.1.2. Khái niệm về mô đích (tự học)
1.1.3. Khái niệm về receptor chuyên biệt (tự học)
1.2. Phân loại và các đặc điểm của hormon (tự học một phần)
1.2.1. Phân loại hormon
1.2.2. Sinh tổng hợp, bài tiết và vận chuyển hormon
1.2.2.1. Sinh tổng hợp và bài tiết hormon
1.2.2.2. Vận chuyển hormon trong máu
2. Cơ chế tác dụng của hormon
2.1. Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ II
2.2. Cơ chế tác dụng thông qua hoạt hóa hệ thống gen

3. Điều hòa bài tiết hormon
3.1. Điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ đồi – tuyến yên – tuyến nội tiết
3.2. Điều hòa bài tiết theo nhịp sinh học
3.3. Điều hòa bài tiết do tác nhân kích thích
3.4. Điều hòa bài tiết theo cơ chế feedback
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VIII Sinh lý hệ Nội tiết, bài
36 Đại cương về hệ nội tiết, trang 58-66, Thư viện trường Đại học Y Dược
Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 13. Sinh lý Nội tiết, Mục 1. Đại cương về hệ nội tiết và hormon, trang
287-294, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

20


3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 12. Endocrine Control Mechanisms, page 372 – 399, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Lập bảng phân biệt sự khác nhau giữa hormon tan trong nước và tan
trong dầu.
1. Đọc trước các bài tiếp theo trong chương và liệt kê các hormon theo
tính tan và theo từng nhóm tác dụng? (ví dụ: tăng/giảm đường huyết, tái hấp
thu muối nước, chuyển hóa protein, chuyển hóa lipid, huyết áp,
canxi/xương….)
3. Đọc trước các bài tiếp theo trong chương và cho biết những cặp

hormon nào có tác dụng đối lập nhau?
4. Dowload hình trên website bất kỳ về sơ đồ tóm tắt cơ chế tác dụng
của hormon tại tế bào đích thông qua chất truyền tin thứ hai là AMP vòng (có
chú thích tiếng Việt).
Bài tập nhóm:
1. Bệnh nhân bị bệnh cường giáp tiết nhiều T 3,T4. Nếu nguyên nhân
bệnh nằm tại tuyến giáp gọi là nguyên phát, nếu nguyên nhân bệnh nằm tại
tuyến yên gọi là thứ phát, nếu nguyên nhân bệnh nằm tại vùng hạ đồi gọi là
tam phát. Dựa vào điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yêntuyến nội tiết và cơ chế feedback âm hãy cho biết kết quả xét nghiệm định
lượng T3-T4, TSH, TRH ở trường hợp nguyên phát, thứ phát, tam phát sẽ khác
nhau như thế nào? (tăng, giảm hay bình thường).
2. Khi xét nghiệm máu định lượng hormon tan trong dầu, kết quả xét
nghiệm thường được trình bày theo các dạng f, b, t (ví dụ: fT 3-T4, bT3-T4, tT3T4). Vậy f, b, t là gì, tại sao lại có ba dạng đó. Định lượng chất chuyên chở các
hormon tan trong dầu nên định lượng dạng nào albumin hay globulin, tại sao?
Tìm một số tên các chất chuyên chở các hormon tan trong dầu.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

21


Bài 8

SINH LÝ NỘI TIẾT VÙNG HẠ ĐỒI
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được tên, bản chất hóa học, nguồn gốc của các hormon
vùng hạ đồi.
2. Phân tích được tác dụng và điều hòa bài tiết các hormon vùng hạ đồi.
Cấu trúc bài học:

1. Đặc điểm cấu trúc chức năng (tự học)
2. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng hạ đồi (tự học)
2.1.1. Hormon giải phóng GH
2.1.2. Hormon ức chế GH
2.1.3. Hormon giải phóng TSH
2.1.4. Hormon giải phóng ACTH
2.1.5. Hormon giải phóng FSH và LH
2.1.6. Hormon ức chế prolactin
3. Các hormon khác (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VIII Sinh lý hệ nội tiết, trang
57-127, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 13 Sinh lý nội tiết, trang 287-339, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XIV. Endocrinology and Reproduction, Chapter 74-79, page
905 – 995
/>%20Physiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 12. Endocrine Control Mechanisms, page 372 – 399, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
Bài tập cá nhân:

22



1. Dowload hình từ các website bất kỳ thể hiện các trục bài tiết hormon
và chú thích.
Bài tập nhóm:
1. Chọn và vẽ lại một hình có chú thích bằng tiếng Việt về cơ chế tác
dụng của hormon vùng hạ đồi dựa theo các tài liệu tham khảo được giới thiệu
hoặc tài liệu download trên internet.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

23


Bài 9

SINH LÝ TUYẾN YÊN
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được tên, bản chất hóa học, nguồn gốc của các hormon
tuyến yên.
2. Phân tích được tác dụng và điều hòa bài tiết các hormon tuyến yên.
Cấu trúc bài học:
1. Đặc điểm cấu trúc chức năng (tự học)
2. Các hormon tiền yên
2.1. Hormon tăng trưởng
2.2. Hormon kích thích tuyến giáp
2.3. Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận
2.4. Kích dục tố
2.5. Prolactin
3. Các hormon hậu yên
3.1. Hormon chống bài niệu

3.2. Oxytocin
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh (2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VIII Sinh lý hệ nội tiết, trang
57-127, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 13 Sinh lý nội tiết, trang 287-339, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XIV. Endocrinology and Reproduction, Chapter 74-79, page
905 – 995
/>%20Physiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 13. The Pituitary Hormones, page 400–422, Thư viện
trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy, Quách Tuấn Ngọc (2010),
yhoctructuyen.com, phần 3-Bài giảng điện tử Sinh lý học.
Bài tập cá nhân:

24


1. Sơ đồ hóa lại bài học.
Bài tập nhóm:
1. Bệnh nhân bị u các tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên có thể dẫn
đến những triệu chứng gì? Tại sao?
2. Dựa vào tác dụng của các hormon do tuyến yên tiết ra hãy nêu những
triệu chứng điển hình của bệnh lý suy tuyến yên. Cho ví dụ một số bệnh lý do
suy tuyến yên gây ra.
Yêu cầu:

Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

Bài 10

SINH LÝ TUYẾN GIÁP
Mục tiêu bài học:

25


×