Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của các Tòa án quân sự Quân khu (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.92 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ TRUNG DŨNG

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ
QUÂN KHU 2

Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu trong luận văn hoàn toàn chính xác. Toàn bộ nội dung trong luận văn
không sao chép của bất cứ tác giả nào, trường hợp trích dẫn tài liệu để phân tích,
trình bày đều có chú thích tác giả theo đúng quy định.

Tác giả luận văn


Lê Trung Dũng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. ....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA

HÌNH SỰ SƠ THẨM .................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự .............. 6
1.2. Ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm............................................ 15

1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm............................................................................................................................... 18
1.4. Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự một số
nước............................................................................................................................... 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRANH TỤNG VÀ THỰC

TIỄN TRANH TỤNG Ở CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN KHU 2. .................... 28
2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ

thẩm.............................................................................................................................. .28
2.2. Thực tiễn tranh tụng trong xét xử sơ thẩm ở các Tòa án quân sự Quân khu 2. .... .42
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM .................................... ..56
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. ............... 56
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm........ 62
KẾT LUẬN. ................................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 79



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (7/2008 -6/2018)…….43
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của chủ thể tham gia tranh tụng (7/2008-6/2018)…44


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLTTHS

:

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

:

Hội đồng xét xử

HSST

:

Hình sự sơ thẩm

KSV


:

Kiểm sát viên

TAND

:

Tòa án nhân dân

TAQS

:

Tòa án quân sự

TTHS

:

Tố tụng hình sự

TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

TANDTC


:

Tòa án nhân dân tối cao

TTHS

:

Tố tụng hình sự

VKS

:

Viện kiểm sát

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cải cách tư pháp được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong đó “Tòa án có
vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [11]. Để thực hiện tốt chức năng
đó, Tòa án cần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 08-

NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
tư pháp trong thời gian tới xác định là: “Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho

mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm
phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án
phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ,
toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên (KSV), của người bào chữa, bị
cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để
ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn
pháp luật quy định” [9]
Cũng với tinh thần đó; tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020; Đảng ta đã xác định: “…bảo đảm chất lượng tranh tụng tại

các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán
quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”.
[10]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định: “…nâng cao chất lượng tranh tụng tại

các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [11]. Đối với
quân đội; ngày 08/3/2007; Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung
ương) cũng đã ban hành Nghị quyết số 67/NQ- ĐUQSTƯ về việc lãnh đạo thực

hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm 2020.

Thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp do Đảng đề ra, trong những năm qua, chất
lượng tranh tụng tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm (HSST) của các Tòa án nói chung,

Tòa án quân sự (TAQS) nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn
một số hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết án. Mặc dù Hiến pháp 2013 và Bộ
1


luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử; tuy nhiên một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tranh tụng qua thực tiễn áp
dụng cũng còn có nhiều ý kiến và tranh luận khác nhau cần phải được nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện. Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu, luận giải một

cách thấu đáo các quy định của BLTTHS năm 2015 về tranh tụng tại phiên tòa HSST,
từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động này đồng
thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất một số nội dung hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) về tranh tụng là một việc làm rất cần thiết, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tranh tụng tại

phiên tòa hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử
của các Tòa án quân sự Quân khu 2” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tranh tụng là một nguyên tắc rất quan trọng trong TTHS và mới được Hiến
pháp 2013, BLTTHS năm 2015 ghi nhận; tuy nhiên, trước đó đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này; đó là: Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Hải Ninh về
“Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” (2003). Luận văn thạc sĩ

luật học của Nguyễn Đức Mai về “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự” (1996).
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Mai Chi về “Tranh luận tại phiên tòa theo yêu
cầu cải cách tư pháp” (2011). Công trình nghiên cứu “Về nguyên tắc tranh tụng

trong tố tụng hình sự” của TS. Nguyễn Văn Hiển do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia- Sự thật xuất bản năm 2011. Đề tài khoa học cấp cơ sở Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) về “Hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến
tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm- cơ sở lý luận và thực tiễn”, Chủ nhiệm- TS.
Nguyễn Đức Mai (2011). Luận văn thạc sĩ luật học của Võ Thị Phước Hòa về
“Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật TTHS Việt Nam từ

thực tiễn thành phố Đà Nẵng” (2017)…
Ngoài ra còn có nhiều bài báo đề cập đến nội dung nghiên cứu trên ở các góc
độ khác nhau như: “Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự” của Ths. Lê

Tiến Châu (Tạp chí khoa học pháp lý, số 01/2003); “Bảo đảm quyền của bị can, bị
cáo trong phiên tòa mở rộng tranh tụng” của tác giả Cao Xuân Phong (Tạp chí Dân
2


chủ và Pháp luật, số 08/2003); “Vai trò của Hội đồng xét xử trong việc tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” của tác giả Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 01/2004); “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa” của PGS. TS Trần Văn Độ
(Tạp chí khoa học pháp lý, số 04/2004); “Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS
hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm” của TS.
Nguyễn Đức Mai (Tạp chí Luật học, số 7/2008); “Hoàn thiện mô hình TTHS Việt
Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Lê Hữu Thể - Nguyễn Thị Thủ y
(Tạp chí Nhà nước pháp luật, số 18/2010); “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao
chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự” của tác giả Từ Văn Nhũ (Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 10/2012); “Bàn về nguyên tắc hiến định: Tranh tụng trong xét xử
được đảm bảo” của GS. TS Trần Ngọc Đường (Báo điện tử đại biểu nhân dân-

Daibieunhandan.vn; 2014)…
Những công trình nghiên cứu và bài viết trên là những tài liệu quý giá được

các tác giả nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau về nguyên tắc và hoạt
động tranh tụng tại phiên tòa HSST. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu này đều

gắn với hoạt động tranh tụng nói chung mà chưa gắn với thực tiễn tranh tụng trong
xét xử của một TAQS nào. Do đó tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm góp
một phần nhỏ bé vào việc hiểu sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn việc tranh tụng
và áp dụng các quy định của BLTTHS về tranh tụng tại các phiên tòa HSST ở các
TAQS Quân khu 2; đồng thời làm cơ sở cho việc kiến nghị những yêu cầu và giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa HSST.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu, phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tranh tụng tại

phiên tòa HSST. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về tranh tụng và
thực tiễn áp dụng các quy định này tại các TAQS Quân khu 2. Đồng thời đưa ra các
yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa HSST.
3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, tác giả đã kế thừa có chọn lọc một số kết quả

nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu:
3


- Làm rõ thêm khái niệm về tranh tụng tại phiên tòa HSST; đặc điểm và ý nghĩa
của tranh tụng; các yếu tố tác động đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa HSST; tranh
tụng tại phiên tòa HSST theo pháp luật TTHS một số nước trên thế giới;
- Phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về tranh tụng trên cơ sở so
sánh với quy định của BLTTHS năm 2003 và xác định những bất cập trong các quy
định này.


- Đánh giá thực tiễn tranh tụng ở các Tòa án quân sự Quân khu 2; tìm ra
nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc;
- Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại
phiên tòa HSST nói chung và tại các phiên tòa HSST của TAQS Quân khu 2 nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận, các quy định của pháp luật TTHS và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về lý luận, đề tài nghiên cứu các quy định chung về tranh tụng tại phiên tòa
HSST, có đề cập nghiên cứu thêm một số nội dung về tranh tụng tại phiên tòa hình
sự của một số nước.
- Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 về
tranh tụng có so sánh với các quy định của BLTTHS năm 2003; đánh giá thực tiễn
việc tranh tụng tại các phiên tòa xét xử HSST đối với các vụ án thuộc thẩm quyền
xét xử của các TAQS Quân khu 2 trên địa bàn 09 tỉnh biên giới Tây Bắc trong 10
năm từ 7/2008 đến 6/2018 thông qua việc phân tích một số bản án hình sự sơ thẩm,

biên bản phiên tòa và thông báo kiểm tra án.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật, xây dựng nhà nước pháp

quyền và cải cách tư pháp…
4



Quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa; phương pháp
so sánh, đối chiếu quy định của BLTTHS Việt Nam và một số nước trên thế giới

nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm khi đưa ra đề xuất kiến nghị; phương pháp
tổng hợp để tổng hợp các vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định và kết
luận. Để nghiên cứu thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp tiếng nói khoa học khiêm tốn vào hoàn thiện
nhận thức về tranh tụng tại phiên tòa HSST, có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu về TTHS. Về mặt thực tiễn, thông qua
kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của tranh
tụng tại các phiên tòa HSST nói chung và các phiên tòa HSST của TAQS nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 03 chương:
- Chương 1: Các vấn đề lý luận về tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về tranh tụng và thực tiễn tranh tụng ở các
Tòa án quân sự Quân khu 2
- Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×