Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.72 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN HOÀNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN HOÀNG

TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐINH XUÂN NAM



HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam
từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Xuân Nam. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kế t
quả nghiên cứu là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu
và tính trung thực của luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Dương Văn Hoàng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ
ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT 7

1.1.Khái niệm, đặc điểm pháp lý các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt ..........................................................................................................................7
1.2. Những vấn đề lý luận về trả hồ sơ điều tra bổ sung ......................................11

1.3. Quy định của pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung ...............................14
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................36

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ C HÍ MINH................38

2.1. Diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 trả hồ sơ để điều tra
bổ sung. .................................................................................................................38

2.2. Tình hình trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với tội phạm xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm

2017 ......................................................................................................................40
2.3. Nguyên nhân dẫn đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung ......................................51
Tiểu kết Chương 2...................................................................................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ, NHẰM HẠN CHẾ VIỆC
TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT ...............................................................57

3.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo của các cơ
quan tiến hành Tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ...................................................................57

3.2. Nâng cao nhận thức đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong


việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung .........................................................................59

3.3. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán.......................................................................................................................61

3.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát với Tòa án ......................................................................................64

3.5. Tăng cường công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong tố tụng .....................65
3.6.Tăng cường công tác ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự. ..................................................................................66

Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật Hình sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT:

Cơ quan điều tra

TA:

Tòa án

TAND:


Tòa án nhân dân

TP HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTHS:

Tố tụng hình sự

VKS:

Viện kiểm sát

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XPSH:

Xâm phạm sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ...................38

Hình 2.2. Biểu đồ phân tích các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ
năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................39

Bảng 2.3. Bảng thống kê các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Viện
kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung từ năm 2013 đến năm

2017...........................................................................................................................40
Bảng 2.4. Bảng thống kê các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Tòa
án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung từ năm 2013 đến năm 2017 ......44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, để đảm bảo cho công tác
điều tra, truy tố và xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật, không bỏ lột tội
phạm và người phạm tội. Bộ luật TTHS năm 2015 tại các điều 245, 246, 280 đã
quy định căn cứ để trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, Thông tư
liên tịch số 02 ngày 22 tháng 12 năm 2017 giữa VKSND Tối cao, Tòa án nhân dân
Tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng quy định quy định việc phối hợp cơ quan tiến
hành tố tụng trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật TTHS 2015 về trả hồ sơ
điều tra bổ sung. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng bảo đảm cho các cơ quan
tiến hành tố tụng trả hồ sơ điều tra bổ sung có căn cứ và đúng pháp luật, tránh
trường hợp lợi dụng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong việc gây khó khăn trong

công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
Có thể nói rằng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố , xét xử, các cơ quan
tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng đã thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, hạn chế ở mức thấp nhất các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung dẫn đến
tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh là trung
tâm kinh tế, văn hóa-xã hội của cả nước, là địa phương có nền kinh tế phát triển sôi
động nhất cả nước, nhiều khu công nghiệp, nhiều khu chế xuất ra đời thu hút mạnh

mẽ nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dịch vụ du lịch vui chơi giải trí, nhà hàng
khách sạn ngày còn phát triển. Mặc khác đây cũng là địa phương thu hút nguồn lao
động trong cả nước về đây làm việc, học tập, sinh sống và làm việc dân số tăng
nhanh đến nay có khoảng 8,4 triệu người dẫn đến việc quản lý tình hình trật tự trị
an, an toàn xã hội, quản lý con người gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của
VKSND thành phố Hồ Chí minh, trong 5 năm gần đây kể từ năm 2013 đến năm
2017. Trên địa bàn thành phố trung bình hàng năm VKS truy tố khoảng 9500 đến
10 000 vụ án hình sự với trên 12 000 bị can trong đó các tội xâm phạm sở hữu có

1


tính chất chiếm đoạt chiếm khoảng trên 70% tổng số vụ và gần 80% số bị can.
Mặc dầu số lượng các vụ án XPSH có tính chất chiếm đoạt xảy ra trên đại
bàn toàn thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhưng cơ quan tiến hành tố tụng đã
nhận thức và thể hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật do đó
trong số các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, số lượng vụ án trả hồ sơ
điều tra bổ sung đều nằm trong trong tỷ lệ quy định của mỗi cơ quan tiến hành tố
tụng (từ 3,3 đến 0,4%). Tuy nhiên do tình hình tội phạm đều diễn biến phức tạp,
một số vụ án XPSH có tính chất chiếm đoạt việc phát hiện vì thiếu chứng cứ chứng
minh tội phạm và người phạm tội dẫn đến bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm oan
người vô tội. Mặc khác trong một số bị can phạm tội là người nước ngoài , đối
tượng người các tỉnh, sống lang thang không có nơi cư trú; quy mô tính chất tội
phạm ngày càng tinh vi xảo nguyệt, một số vụ án phạm tội có tổ chức, nhiều đối
tượng tham gia nên việc phát hiện thu thập chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn...do đó
vẫn còn tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, thậm chí trong số đó có vụ phải đình
chỉ điều tra, đình chỉ vụ án làm giảm uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật gây ra
bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Từ ý nghĩa đó việc lựa chọn vấn đề “ Trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt


Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn là đáp ứng yêu cầu
tất yếu khách quan hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố, cho thấy có một số
công trình đề cập về trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như sau:
Một số công trình nghiên cứu về vấn đề trả điều tra bổ sung ở Việt Na m cho
đến nay: Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2008; Tạp chí kiểm sát, số 6/2008, “ Chuyên
đề về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình
sự”;Vụ 1A Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2008, “Chuyên đề trả hồ sơ để điều tra
bổ sung”; Tác giả Nguyễn Ngọc Kiện, “Một số vấn đề về việc Tòa án trả lại hồ sơ
để điều tra bổ sung”, Tác giả Nguyễn Hải Ninh, “Sửa đổi, bổ sung quy định của

2


pháp luật về điều tra bổ sung”, Tạp chí Luật học, số 7/2008; Tác giả Nguyễn Hữu
Hậu, “Thẩm quyền của Viện kiểm sát và của Kiểm sát viên trong việc đề ra các yêu
cầu điều tra và điều tra bổ sung”, Tạp chí kiểm sát số 16/2009; Tác giả Lê Ngọc
Huấn, “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng”, Tạp chí kiểm sát số 10/2009; Tác giả Nguyễn Đình
Huề, “Một số vấn đề về trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa
án số 4/2009; Tác giả Trần Vi Dân, “Một số giải pháp khắc phục việc trả hồ sơ điều
tra bổ sung, điều tra lại”, Tạp chí kiểm sát số 2/2010; Tác giả Nguyễn Ngọc Kiện,
“Hoàn thiện chế định Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7/2012; Tác giả Nguyễn Thị

Phương Thảo, “Một số vấn đề về hoạt động điều tra bổ sung của Viện kiểm sát ở
giai đoạn xét xử phúc thẩm”, Tạp chí kiểm sát số 6/2012; Tác giả Vũ Gia Lâm,

“Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ
sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án số 8/2013; Tác giả Nguyễn Quang Lộc,
“Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án số 8/2013; Tác giả
Thái Chí Bình, “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013 về
yêu cầu điều tra bổ sung”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2013; Tác giả Lê
Ngọc Duy, “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với
Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Tạp chí kiểm sát số
6/2013; Tác giả Lê Tấn Cường, “Giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ
sung trong giai đoạn truy tố”, Tạp chí kiểm sát số 10/2014; Tác giả Đào Anh Tới,
“Hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung”, Tạp chí kiểm sát số 13/2014…

Các công trình nghiên cứu và bài viết nói trên đã đề cập đến trả hồ sơ điều tra
bổ sung được quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhưng các công trình nghiên cứu
trên chỉ nghiên cứu về cơ sở pháp lý mà chưa nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và bao
quát đối thực tế đối với các án trả hồ sơ để điều tra bổ sung . Vì vậy việc nghiên cứu
đề tài của tác giả trong giai đoạn hiện tại là vấn đề cần thiết.

Một số vấn đề về mặt lý luận liên quan đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung
chưa được làm rõ, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, nhiều khía cạnh pháp lý

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×