Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.22 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THU TRANG

TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số
: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, hoàn
toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi.
Tác giả luận văn

ĐỖ THỊ THU TRANG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ............. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể và các điều kiện bảo đảm tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự ........................................................................ 7
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh luận tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự................................................................................ 13
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............... 29
2.1. Khái quát tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng........................................................................................................... 29
2.2. Thực trạng tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự ...................... 32
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 47
CHƢƠNG 3. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH
SỰ.................................................................................................................... 48
3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lượng tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án
hình sự ............................................................................................................. 48
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án
hình sự ............................................................................................................. 53
Kết luận Chương 3 .......................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt cụm từ:
BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

BLHS

Bộ luật hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

KSV

Kiểm sát viên

TAND

Tòa án nhân dân

VKS

Viện kiểm sát

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án
Bảng 2.1. nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến

29

năm 2015
Số lượng và tỷ lệ % bị cáo nhận được sự bào chữa của
Bảng 2.2. luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2011
đến năm 2015

38


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, xét xử đóng vai trò trung tâm,
thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai
đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ
lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trong xét
xử, phiên tòa là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết
định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt ra,

việc nâng cao chất lượng phiên tòa luôn luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp
thiết khách quan.
Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội của bị cáo, tính
chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; là một trong những giai
đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định để Hội đồng xét xử thảo luận khi nghị
án. Việc tranh luận tại phiên tòa được quy định nhằm đảm bảo cho vị đại diện
Viện kiểm sát và những người tham gia phiên tòa được phân tích, đánh giá
chứng cứ của vụ án góp phần đề ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất với
pháp luật. Việc tranh luận tại phiên tòa cũng là một phương tiện hữu hiệu để
người bào chữa hoặc bị cáo tiến hành phân tích lập luận, đưa ra lý lẽ hợp lý,
sắc bén, có sức thuyết phục để bảo vệ bị cáo một cách hiệu quả nhất
Cùng với việc thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp,
BLTTHS năm 2003 đã giành Chương XXI (từ Điều 217 - 221) quy định cụ
thể và đầy đủ hơn về trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm. Vì vậy,
hoạt động tranh luận, đối đáp tại phiên toà nói chung và của Kiểm sát viên nói
riêng với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đã có
những chuyển biến tích cực, rõ nét. Hoạt động tranh luận, đối đáp của Kiểm
sát viên để bác bỏ các quan điểm không có căn cứ của bị cáo, người bào chữa
1


và những người tham gia tố tụng khác đã góp phần làm sáng tỏ sự thật khách
quan về các tình tiết của vụ án.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự những năm gần đây cho
thấy nhìn chung chất luợng, hiệu quả xét xử nói chung và hoạt động tranh
luận tại các phiên toà hình sự nói riêng chưa cao, còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta giai đoạn hiện nay. Tình trạng này do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như: BLTTHS hiện
hành nói chung chưa quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng; các quy định về trình

tự, thủ tục tranh luận tại phiên toà nói riêng không phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của các chủ thể tham gia tranh tụng; chưa có những nhận thức đúng,
nhận thức đầy đủ về tranh luận đúng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án hình
sự; kỹ năng của các chủ thể tham gia tranh luận còn nhiều hạn chế, tinh thần
trách nhiệm chưa cao;…
Đối với vấn đề tranh luận tại phiên tòa hình sự, đã có một số công trình
khoa học quan tâm nghiên cứu ở phạm vi và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các
công trình này mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh nhất định của vấn đề tranh
luận như: địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tranh luận; thủ tục tranh luận
tại phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm hoặc tại phiên tòa hình sự
phúc thẩm,…mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm tại một địa phương cụ thể.
Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Tranh luận tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay, vấn đề tranh
luận tại phiên tòa hình sự được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh
2


vực pháp luật hình sự tại Việt Nam đề cập đến trong các công trình nghiên
cứu, tài liệu; có thể kể ra một vài trong số đó như: Luận văn thạc sĩ luật học
“Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Nguyễn Hải
Ninh (2003); Luận văn thạc sĩ luật học “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp
luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Bùi Thị Hà (2010); Luận văn thạc sĩ luật
học “Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm” của Hà Minh Hải (2007); “Hoàn thiện các quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa sơ

thẩm - cơ sở lý luận và thực tiễn” đề tài khoa học cấp cơ sở TAND tối cao
(2011), Chủ nhiệm - TS. Nguyễn Đức Mai;…
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về
các vấn đề có liên quan đến tranh luận tại phiên tòa hình sự như: “Đặc điểm
mô hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình Tố tụng
hình sự ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Đức Mai (2009), Tạp chí TAND,(2324); Đinh Văn Quế (2004), “Vai trò của Hội đồng xét xử trong việc tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân; Nguyễn Thị
Thúy Hằng (2014), Một số kiến nghị góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên
tắc tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân; “Một số vấn đề
tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1/2003 của
TS. Lê Tiến Châu; “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 4/2004 của PGS.TS Trần Văn Độ; “Một số giải pháp để đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tranh tụng trong phiên tòa xét xử
hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 17/2005 của tác giả Nguyễn Tiến Long.
Các bài viết, công trình nghiên cứu trên đây là những tài liệu quý giá,
giúp cho tác giả luận văn xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng khoa học trong
quá trình nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu, công trình
nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá về mặt thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng để chỉ
3


ra các nguyên nhân, những tồn tại, vướng mắc và qua đó đề xuất giải pháp
hoàn thiện tranh luận tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình
sự từ thực tiễn Đà Nẵng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lý luận cũng
như thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về tranh luận
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, thực trạng tranh luận tại phiên tòa sơ

thẩm vụ án hình sự tại thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo đảm tranh luận đúng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Phân tích những vấn đề lý luận về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ
án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam như khái niệm, đặc điểm,
phạm vi, nội dung, chủ thể, các điều kiện bảo đảm tranh luận tại phiên tòa sơ
thẩm vụ án hình sự.
- Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm hình sự
- Phân tích thực trạng tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong
thực tiễn.
- Đề xuất một số giải pháp bảo đảm tranh luận đúng tại phiên tòa sơ
thẩm vụ án hình sự
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu nội dung tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
4


vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành
phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà
nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về cải cách tư pháp trong

thời kỳ mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể để làm rõ những nội dung cần
nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp
thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ được dùng làm tài liệu nghiên cứu trong các trường đại học,
các khóa đào tạo pháp luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn giúp đóng góp ý kiến trong việc nâng cao chất lượng tranh
luận trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự; là tài liệu áp dụng cho Thẩm
phán, Kiểm sát viên và người bào chữa.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tranh luận tại phiên tòa
sơ thẩm vụ án hình sự.
5


Chương 2. Thực tiễn tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.

6


CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRANH
LUẬN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể và các điều kiện bảo đảm tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Để làm rõ khái niệm tranh luận tại phiên toà sơ thẩm vụ án hình sự,
trước hết cần làm sáng tỏ các khái niệm “Tranh luận”. Có quan điểm cho rằng
Tranh luận tại phiên tòa là “Hoạt động của những người tham gia tố tụng (các
bên) tại phiên toà, trong việc trao đổi, bàn cãi các ý kiến về vụ án” [12,
tr.807].
Luận tội được hiểu là “xem xét, cân nhắc để định tội” [12, tr.1059]. Như
vậy, luận tội của KSV được hiểu là hoạt động của KSV theo quy định của
pháp luật để thực hiện chức năng buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Nếu cáo trạng (quan điểm của VKS truy tố bị can ra trước Tòa án) là sự mở
đầu cho giai đoạn xét xử vụ án hình sự, thì tại phiên toà sơ thẩm lời luận tội
của KSV (hình thức pháp lý thể hiện quan điểm của VKS về các vấn đề cần
giải quyết trong vụ án) là sự mở đầu cuộc tranh luận, đối đáp giữa các chủ thể
của bên buộc tội và bên bào chữa. Ngoài việc trình bày lời luận tội, KSV còn
phải đưa ra những chứng cứ, lập luận của mình để đáp lại ý kiến của những
người tham gia tranh luận về nội dung luận tội và các vấn đề cần giải quyết
trong vụ án.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì đối đáp là “trả lời lại” [43, tr.547].
Theo Từ điển Luật học thì: Tranh luận tại phiên tòa hình sự là các bên
(Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng) đưa ra quan điểm về giải
quyết vụ án, nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án [12, tr.258].

7


Trong phần tranh luận tại phiên tòa hình sự dưới sự giám sát của HĐXX
và sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà, các chủ thể của bên buộc tội (KSV,

người bị hại, nguyên đơn dân sự,…) và của bên bào chữa (người bào chữa, bị
cáo, bị đơn dân sự,…) chính thức đưa ra các chứng cứ, các quan điểm, lập
luận của mình về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án để làm cơ sở cho
HĐXX đưa ra phán quyết về vụ án bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật.
Từ những phân tích, khái quát trên đây, có thể rút ra khái niệm về tranh
luận tại phiên tòa hình sự như sau: Tranh luận tại phiên tòa hình sự là một thủ
tục bắt buộc của phiên tòa hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm), trong đó các chủ thể
của bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra quan điểm, lập luận của mình về các
chứng cứ, các tình tiết của vụ án đã được làm rõ tại phần xét hỏi và đề nghị
Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của bên
đối lập về hướng giải quyết các vấn đề trong vụ án giúp cho HĐXX ra phán
quyết về vụ án đúng pháp luật.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thực hiện chế độ hai cấp xét xử gồm:
Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, nhưng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thì
ý nghĩa và nội dung của tranh luận được thể hiện một cách đầy đủ nhất.
Hoạt động tranh luận tại phiên toà sơ thẩm được bắt đầu bằng việc KSV
trình bày lời luận tội và kết thúc trước khi bị cáo trình bày lời nói sau cùng.
Tranh luận tại phiên tòa hình sự có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thể hiện không chỉ
tính minh bạch, công khai và dân chủ của tố tụng hình sự mà còn thể hiện
bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân. Việc tranh
luận, đối đáp của KSV với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia
tố tụng khác sẽ làm cho phiên tòa khách quan, sống động hơn nhằm nâng

8


cao uy tín của Tòa án, Viện kiểm sát cũng như cũng cố niềm tin của nhân
dân vào công lý.

Thứ hai, Tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm không phải là hoạt
động tố tụng không có giới hạn về phạm vi tranh luận. Phạm vi tranh luận
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự được giới hạn về mặt không gian và
thời gian. Về mặt không gian, hoạt động tranh luận của các chủ thể tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự chỉ có thể được thực hiện tại phiên tòa xét
xử vụ án hình sự. Về mặt thời gian thì thủ tục tranh luận được bắt đầu ngay
sau khi Chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc phần xét hỏi tiếp đến KSV
trình bày lời luận tội.
Thứ ba, Cũng như hoạt động tố tụng khác, tranh luận tại phiên tòa sơ
thẩm vụ án hình sự có nội dung nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự. Nội dung tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm
toàn bộ các quan điểm, lập luận về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án hình
sự mà các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra tại phiên toà đề
nghị HĐXX chấp nhận hoặc bác bỏ khi ra phán quyết về vụ án. Nội dung
tranh luận của các chủ thể tại phiên toà sơ thẩm hình sự cũng xoay quanh các
vấn đề cần chứng minh trong vụ án được quy định tại Điều 63 BLTTHS năm
2003, bao gồm: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và
những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi
phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm
hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng,
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm
nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm
tội gây ra.
Nội dung tranh luận, đối đáp của người bào chữa, bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác chủ yếu tập trung vào các nội dung lời luận tội của
9


KSV trình bày tại phiên toà.
Là một trong những hoạt động tố tụng hình sự, tranh luận tại phiên tòa

được thực hiện bởi những chủ thể nhất định. Chủ thể tham gia vào quá trình
tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là những chủ thể tham gia
phiên toà: Các chủ thể của bên buộc tội (KSV, bị hại, nguyên đơn dân sự,…);
bên bào chữa (bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự,…) và những người
tham gia tố tụng khác (người giám định, người phiên dịch); người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người bảo vệ
quyền lợi của đương sự.
Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, xét đến cùng là tranh
luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa (gỡ tội). Vậy các bên buộc tội và bào
chữa đã có chức năng và vai trò gì trong tranh luận? Dưới đây, luận văn lần
lược phân tích chức năng và vai trò của chúng.
Trong các chủ thể của bên buộc tội, KSV là chủ thể chính trong việc
thực hiện chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự. Tại phiên tòa KSV thay
mặt Nhà nước thực hiện quyền công tố nhằm buộc tội bị cáo và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử. Vì vậy, tranh luận và đáp lại ý
kiến của các chủ thể khác tham gia tranh luận tại phiên toà không chỉ là quyền
mà còn là nghĩa vụ của KSV.
Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, ngoài đọc bản cáo trạng và tham gia
xét hỏi, mở đầu phần tranh luận KSV trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị
cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ
hơn và đề xuất với HĐXX về hướng giải quyết các vấn đề cụ thể trong vụ án.
Như vậy, phụ thuộc vào diễn biến phiên toà tại phần xét hỏi, lời luận tội của
KSV sẽ thực hiện theo một trong ba tình huống sau: giữ nguyên, thay đổi nội
dung buộc tội (rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ
hơn) hoặc rút toàn bộ quyết định truy tố.
10


Có thể thấy rằng, nếu quyết định truy tố (cáo trạng) của VKS là căn cứ
phát sinh giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thì lời luận tội của KSV tại

phiên tòa sơ thẩm là cơ sở để các bên tiến hành tranh luận về các vấn đề cần
giải quyết trong vụ án.
Các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm vụ án
hình sự bao gồm: bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp pháp của họ.
So với các chủ thể khác thuộc bên bào chữa thì bị can, bị cáo luôn là chủ
thể giữ vị trí trung tâm và cũng là chủ thể có địa vị pháp lý bất lợi nhất. Vì
vậy, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này, pháp luật đã dành
cho bị can, bị cáo rất nhiều quyền hạn trong quá trình tố tụng hình sự. Theo
quy định tại Điều 11 BLTTHS năm 2003, thì bị can, bị cáo có quyền tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình, các cơ quan tiến hành tố tụng
có trách nhiệm bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa theo quy
định của pháp luật. Trường hợp bị cáo bị truy tố về tội có khung hình phạt tử
hình; bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất thì bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn Luật
sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện hợp pháp cho người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân (khoản 1 Điều 56 BLTTHS
năm 2003). Người bào chữa có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều
58 BLTTHS năm 2003. Vai trò của người bào chữa (Luật sư bào chữa) tại
phiên toà cũng như ở phần tranh luận là rất quan trọng, tại đây người bào
chữa chứng minh về sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị
cáo; giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế XHCN. Ngoài ra, sự tham gia
của Luật sư bào chữa tại phiên toà còn bảo đảm tính dân chủ, sự bình đẳng
11


giữa các bên tranh tụng cũng như để mọi hành vi tố tụng được thực hiện tuân
thủ các quy định của pháp luật.

Khi tranh luận với KSV và những người tham gia tố tụng khác, người
bào chữa đưa ra lí lẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp và độ tin cậy của
các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra công khai tại phiên toà để làm cơ sở
cho các lập luận của mình và đề nghị HĐXX chấp nhận quan điểm của
mình về sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, về
tội danh, điều khoản BLHS và hình phạt áp dụng; …, bác bỏ quan điểm của
KSV và của các chủ thể khác về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Ngoài bị cáo, người bào chữa, các chủ thể khác thuộc bên bào chữa
(bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của
họ) cũng có quyền tranh luận với KSV và các chủ thể khác về các vấn đề
liên quan đến bồi thường thiệt hại hoặc các vấn đề liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, vai trò của họ trong việc thực hiện chức
năng bào chữa nói chung và tranh luận tại phiên tòa hình sự nói riêng rất
hạn chế.
Ngoài KSV, các chủ thể khác thuộc bên buộc tội (người bị hại, nguyên
đơn dân sự, người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của họ) cũng tham gia
vào việc tranh luận. Theo quy định của BLTTHS, những người này có các
quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia tố tụng, trong đó có quyền trình bày
ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Chất lượng và hiệu quả tranh luận tại các phiên tòa sơ thẩm vụ án hình
sự còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: sự hoàn thiện của pháp
luật; trình độ chuyên môn; kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách
nhiệm của thẩm phán, kiểm sát viên; trình độ dân trí của những chủ thể khác
tham gia tranh luận.

12


1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Tranh tụng nói chung và tranh luận tại phiên tòa hình sự nói riêng, từ sau
cách mạng tháng tám năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam đầu tiên (năm 1988), được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật
khác nhau do Nhà nước ban hành như: Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945,
Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946; Hiến pháp
các năm 1946, 1959, 1980, 1992; Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960; Thông tư số 16/TATC ngày
27/9/1974 của Tòa án tối cao.
Đến năm 1988, BLTTHS đầu tiên của nước ta ra đời và đã quy định
tương đối đầy đủ và cụ thể về trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên tòa. Tuy
nhiên, sau gần 15 năm thực hiện (đã được 3 lần sửa đổi bổ sung vào các năm
1990, 1992 và 2000), các quy định của BLTTHS năm 1988 nói chung và các
quy định liên quan đến tranh luận tại phiên toà nói riêng đã bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế không đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong
tình hình mới. Vì vậy, ngày 26/11/2003 kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XI đã
thông qua BLTTHS mới (gọi là BLTTHS năm 2003 gồm 08 phần, 37
chương, 346 điều) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Sau khi Bộ luật
này được ban hành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn
bản dưới luật (các Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004, số
04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004, số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành Phần thứ nhất
“Những quy định chung”, Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm”, Phần thứ tư “Xét xử
phúc thẩm”;…) nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và áp dụng các quy định
của Bộ luật này trong thực tiễn.

13


1.2.1. Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 liên quan
đến tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm

Bao gồm một số quy định mang tính nguyên tắc của tố tụng hình sự, một
số quy định chung và các quy định cụ thể tại Chương XXI (Điều 217-221)
của Bộ luật này.
Là một hoạt động tố tụng, tranh luận tại phiên tòa cũng chịu sự chi phối
của các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, đặc biệt là một số nguyên tắc
liên quan đến việc bảo đảm cho hoạt động tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa
nhằm giúp HĐXX xác định được sự thật khách quan và ra phán quyết đúng
đắn, chính xác và có tính thuyết phục cao về vụ án. Các nguyên tắc bao gồm:
Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; Bảo đảm quyền bào chữa của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo; xác định sự thật của Tòa án; suy đoán vô tội;…
“Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án” (Điều 19): Nguyên tắc này là
một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc Hiến định “Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật” và được thể hiện rõ nét nhất ở giai đoạn xét xử vụ án tại
phiên tòa. Theo nguyên tắc này thì “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa,
người bị hại và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng
trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân
chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các
quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Nguyên tắc đòi hỏi
Tòa án phải tôn trọng quyền của những người tham gia tố tụng không phân
biệt người đưa ra chứng cứ là KSV hay bị cáo, người bị hại…. Tòa án là
người trọng tài công minh giữa bên buộc tội và bên bào chữa và phải có thái
độ khách quan trong đánh giá toàn diện, đầy đủ các chứng cứ về vụ án mà các
bên đưa ra để có phán quyết phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Quy định này phần nào đã khắc phục được tính hình thức, thiếu dân chủ và
không bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong quá trình xét xử nói
chung và trong tranh luận tại phiên toà nói riêng.
14


“Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” (Điều

11). Đây là nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 132 Hiến pháp 1992 (đã được
sửa đổi, bổ sung). Theo nguyên tắc này, thì ngoài quyền tự bào chữa, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo còn có quyền nhờ người khác (luật sư, người đại
diện hợp pháp, bào chữa viên nhân dân) bào chữa cho mình; các cơ quan
tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm để bị can, bị cáo có thể thực hiện
được quyền này.
Sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là luật sư) vào quá trình tố
tụng hình sự nói chung và tại phiên toà nói riêng không chỉ bảo đảm sự bình
đẳng thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa mà còn là điều kiện quan
trọng để bị cáo có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình trong quá
trình xét xử vụ án cũng như trong tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình
sự; bảo đảm để HĐXX có thể xác định được sự thật khách quan và có phán
quyết chính xác về vụ án; góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.
“Xác định sự thật của Tòa án” (Điều 10). Theo nguyên tắc này thì “Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để
xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết
tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”.
Ngoài ra, nguyên tắc này còn xác định trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng về trách nhiệm chứng minh của Tòa án là
nhằm thực hiện chức năng xét xử chứ không phải để buộc tội bị cáo. Mặt
khác, hoạt động chứng minh tại phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm
kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, tính khách quan và tính liên quan của tất cả
chứng cứ được thu thập về vụ án làm cơ sở để HĐXX xác định sự thật khách
15


quan v ra phỏn quyt chớnh xỏc v v ỏn. Vỡ vy, HXX cú th thc hin

trỏch nhim ny bng cỏch trc tip xột hi hoc giỏn tip thụng qua hot
ng xột hi ca cỏc bờn.
Suy oỏn vụ ti (iu 9): Ni dung ca nguyờn tc ny Khụng ai b
coi l cú ti khi cha cú bn ỏn kt ti ca Tũa ỏn ó cú hiu lc phỏp lut
ũi hi s khỏch quan, vụ t ca HXX trong quỏ trỡnh xột x v ỏn ti phiờn
to, khụng c phộp nh kin v s cú ti ca b cỏo cho n khi bn ỏn kt
ti ca Tũa ỏn ó cú hiu lc phỏp lut. Nú bo m tớnh khỏch quan, vụ t
trong vic ỏnh giỏ chng c, xem xột cỏc ý kin tranh lun ca cỏc bờn cng
nh khi HXX ngh ỏn ra phỏn quyt. Mi chng c v v ỏn c thu
thp hoc c b sung ti phiờn tũa u phi c thm tra cụng khai y
m khụng c xem nh chng c no; trong quỏ trỡnh xột x cng nh tranh
lun ti phiờn to, cỏc thnh viờn HXX phi tin hnh cỏc th tc theo ỳng
quy nh ca phỏp lut v phi luụn coi b cỏo l ngi khụng cú ti.
Ngoi ra, cỏc nguyờn tc khỏc ca t tng hỡnh s (nh: Bo m phỏp
ch XHCN, tụn trng v bo v cỏc quyn c bn ca cụng dõn; Thc hnh
quyn cụng t v kim sỏt vic tuõn theo phỏp lut trong t tng hỡnh s;)
cng chi phi phm vi v mc nht nh n quỏ trỡnh xột x v ỏn núi
chung v tranh lun ti phiờn to núi riờng.
Cỏc quy nh chung v tranh lun ti phiờn tũa s thm v ỏn hỡnh s
ca B lut t tng hỡnh s nm 2003
Cỏc quy nh chung ny bao gm các quy định v quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể tham gia tranh lun ti phiờn to, c th l:
iu 37: Nhim v, quyn hn v trỏch nhim ca KSV: tham gia phiờn
to; thc hin vic lun ti; phỏt biu quan im v vic gii quyt v ỏn, tranh
lun vi nhng ngi tham gia t tng ti phiờn to; kim sỏt vic tuõn theo
phỏp lut trong hot ng xột x ca Tũa ỏn, ca nhng ngi tham gia t tng;
16


iu 39 v 40, quyn hn v trỏch nhim Thm phỏn v Hi thm tham

gia xột x cỏc v ỏn hỡnh s; tin hnh cỏc hot ng t tng thuc thm
quyn ca HXX;
Các iu t 50 n 54, 58 v 59, quyền ca b cỏo, ngi b hi, nguyờn
n dõn s, b n dõn s, ngi cú quyn li ngha v liờn quan n v ỏn;
hoc ngi i din ca h trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyn ca ngi bo cha,
ngi bo v quyn li ca ng s;
Cỏc iu t 63 n 78, chng c v chng minh;
iu 98 v iu 99, ỏn phớ v trỏch nhim chu ỏn phớ;
Cỏc quy nh c th ti Chng XXI ca B lut t tng hỡnh s nm
2003 v tranh lun ti phiờn tũa s thm v ỏn hỡnh s
V trỡnh t phỏt biu khi tranh lun
iu 217 quy nh: Trỡnh t phỏt biu khi tranh lun
1. Sau khi kt thỳc vic xột hi ti phiờn tũa, Kim sỏt viờn trỡnh by li
lun ti, ngh kt ti b cỏo theo ton b hay mt phn ni dung cỏo trng
hoc kt lun v ti nh hn; nu thy khụng cú cn c kt ti thỡ rỳt ton
b quyt nh truy t v ngh Hi ng xột x tuyờn b b cỏo khụng cú ti.
Lun ti ca Kim sỏt viờn phi cn c vo nhng ti liu, chng c ó
c kim tra ti phiờn to v ý kin ca b cỏo, ngi bo cha, ngi bo v
quyn li ca ng s v nhng ngi tham gia t tng khỏc ti phiờn to.
2. B cỏo trỡnh by li bo cha, nu b cỏo cú ngi bo cha thỡ ngi
ny bo cha cho b cỏo. B cỏo cú quyn b sung ý kin bo cha.
3. Ngi b hi, nguyờn n dõn s, b n dõn s v ngi cú quyn
li, ngha v liờn quan n v ỏn hoc ngi i din hp phỏp ca h c
trỡnh by ý kin bo v quyn v li ớch ca mỡnh; nu cú ngi bo v
quyn li cho h thỡ ngi ny cú quyn trỡnh by, b sung ý kin.
17


Theo đó, khi bắt đầu phiên tranh luận, kiểm sát viên trình bày lời luận

tội, sau đó đến lượt bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào
chữa thì người này bào chữa cho bị cáo, tiếp đến là các chủ thể tham gia tranh
luận khác đưa ra ý kiến tranh luận.
Khoản 1 Điều 217 BLTTHS năm 2003 quy định kiểm sát viên đề nghị
kết tội theo toàn bộ hay một phần cáo trạng cho thấy rằng thủ tục tranh luận
tại phiên tòa sơ thẩm đã rất coi trọng bản luận tội của kiểm sát viên, nó được
xem là cơ sở cho các bên dựa vào đó tranh biện. Ngay cả trong thủ tục đối
đáp, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác khi trình bày ý
kiến cũng được luật đặt ra là xoay quanh bản luận tội.
Lời bào chữa được thực hiện sau lời luận tội của kiểm sát viên. Nếu
người bào chữa có mặt tại phiên tòa thì người bào chữa sẽ trình bày lời bào
chữa cho bị cáo, bị cáo bào chữa bổ sung. Cần lưu ý là trường hợp bị cáo
không nhờ người bào chữa, thì họ phải tự bào chữa hoặc lựa chọn phương
thức từ chối bào chữa và chủ tọa phiên tòa không buộc bị cáo phải trình bày
lời bào chữa.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ trình bày ý
kiến để bảo vệ quyền lợi cho người bảo vệ. Nếu không có người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tự trình bày ý kiến để bảo
vệ quyền lợi cho mình.
Tiếp theo Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với
từng ý kiến có liên quan đến vụ án.
Căn cứ vào Điều 217 BLTTHS năm 2003 để xác định trình tự phát biểu
khi tranh luận, Chủ toạ phiên toà có quyền yêu cầu người phát biểu khi tranh
luận phát biểu đúng những vấn đề liên quan đến vụ án và theo quy định
tại Điều 217.
18


Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy

định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003, thì người bị hại hoặc người đại diện hợp
pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà được thực hiện theo trình tự
phát triển khi tranh luận tại phiên toà quy định tại Điều 217 BLTTHS và hướng
dẫn tại mục 7 Phần I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán TAND tối cao, mục 7 Phần I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP quy định
như sau: Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của BLTTHS thì "trong trường
hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105
của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày
lời buộc tội tại phiên tòa". BLTTHS không quy định cụ thể người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa vào lúc nào.
Tuy nhiên, việc người bị hại hoặc người dại diện hợp pháp của họ trình bày lời
buộc tội tại phiên tòa phải thực hiện theo đúng quy định chung của BLTTHS
về phiên tòa sơ thẩm; do đó, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp
của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa được thực hiện theo trình tự phát biểu
khi tranh luận tại phiên tòa quy định tại Điều 217 của BLTTHS năm 2003.
Trong phần tranh luận tại phiên sơ thẩm bị cáo có quyền trình bày lời
bào chữa. Nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo và
bị cáo có quyền bào chữa bổ sung. Trường hợp bị cáo có nhiều người bào
chữa thì một người trong số họ trình bày lời bào chữa và những người khác
bào chữa bổ sung. Thực tiễn cho thấy khả năng tự bào chữa của bị cáo tại
phiên tòa có nhiều hạn chế do đa số họ đều là người dân bình thường, khả
năng nhận thức xã hội cũng như hiểu biết pháp luật còn hạn chế, điều kiện
kinh tế khó khăn, tâm lý căng thẳng,…Vì vậy, sự giúp đỡ của người có trình
độ chuyên môn và nắm vững pháp luật (luật sư) là một bảo đảm quan trọng để
bị cáo có thể thực hiện quyền bào chữa của mình tại phiên toà hình sự nói
chung và ở phần tranh luận nói riêng.
19


Bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của

họ cũng có quyền tranh luận với KSV và các chủ thể khác về các vấn đề liên
quan đến bồi thường thiệt hại hoặc các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của mình.
Điều 218. Đối đáp
“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền
trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình;
Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ
toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho
những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt
những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý
kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”
Sau lời luận tội của kiểm sát viên, lời bào chữa của người bào chữa và ý
kiến của bị cáo, người tham gia tố tụng khác, các bên thực hiện việc đối đáp về
những tình tiết, chứng cứ còn có mâu thuẫn, xung đột trong quan điểm. Nếu
không có hoạt động đối đáp thì mâu thuẫn không được làm rõ, dẫn đến không
thể đưa ra các kết luận, đánh giá về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ
án. Đối đáp còn tạo cơ hội thuận lợi cho bị cáo và người tham gia tố tụng được
lập luận không bị hạn chế về thời gian, được trình bày hết ý kiến và đưa ra đề
xuất của mình; đặc biệt là bên buộc tội phải có trách nhiệm trả lời, giải thích lý
do buộc tội, sự khác biệt trong quan điểm từ phía người bào chữa và người bị
buộc tội và người tham gia tố tụng khác. Điều 218 BLTTHS quy định bắt buộc
Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận đối với từng ý kiến. Về phía người tham gia
tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác tại phiên tòa. Về phía chủ tọa
20



×