Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Phát triển kinh tế tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế tại các làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Bộ phận sau
Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Đai hoc Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình

học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các Nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đai hoc Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn
thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................vi MỞ
ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................
1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .................................................................
3
5. Những đóng góp mới của Luận văn ........................................................................
4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LÀNG NGHỀ .................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Các quan niệm ...................................................................................................
5
1.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề ...........................................
9
1.1.3. Vị trí, vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội .......................
12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ở các làng nghề ....................
18
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................
21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ..............................................
21
1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4

vừa qua ......................................................................................................... 27

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên ..................................................... 33
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài ...........................................................................
35
2.2. Cách tiếp cận ......................................................................................................
35
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................
36
2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................
36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................
36
2.3.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu ............................................................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 38
Chương 3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
KINH DOANH Ở CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ........... 40
3.1. Môt sô đặc điểm cơ bản của tỉnh Thái Nguyên ................................................. 40
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................................... 40
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên .................................. 45
3.2. Thực trạng môi trường phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề
tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 49
3.2.1. Tổng quan về các hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên ......................................... 49
3.2.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các hộ làng nghề ....................................

57
3.2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức phát triển sản xuất kinh doanh .......................
72
3.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 82
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CHO CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ............................ 85
4.1. Quan điểm định hướng....................................................................................... 85
4.2. Các giải pháp ...................................................................................................... 86
4.2.1. Phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ phát triển tại các làng nghề ...............
86
4.2.2. Những giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các làng
nghề......... 89
4.2.3. Những giải pháp về vốn và nguyên vật liệu.................................................... 91
4.2.4. Nhóm các giải pháp về khoa học và công nghệ .............................................. 93
4.2.5. Chính sách bảo vệ môi trường ........................................................................ 96
4.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

PHỤ LỤC ...............................................................................................................102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

: Giá trị gia tăng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND


: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
46
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.

Bảng 3.13.
Bảng 3.14.

Bảng 3.15.


Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp bình quân đầu
người năm 2012 của các tỉnh miền núi phía Bắc...................... 42
Nhân khẩu và lao động tỉnh Thái Nguyên ................................ 45
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2000 - 2014...
Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên ............. 47
Phân bổ và số lượng hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên .............. 50
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về bản thân người chủ
trong các hộ làng nghề ..............................................................
58
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về người lao động
trong các hộ làng nghề .............................................................. 60
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn nguyên vật
liệu cho sản xuất trong các hộ làng nghề.................................. 62
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về trình độ công nghệ
của các hộ làng nghề ................................................................. 64
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về năng lực tài chính
của các hộ làng nghề ................................................................. 66
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về sản phẩm do các
hộ làng nghề sản xuất................................................................ 69
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về kết quả sản xuất
kinh doanh của các hộ làng nghề ..............................................
71
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về chính sách cho
phát triển kinh tế làng nghề ...................................................... 73
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về thủ tục hành chính
liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề................................
74
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về địa lý và cơ sở hạ
tầng liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề ........................
77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8

Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về điều kiện kinh tế giúp
phát triển kinh tế làng nghề .............................................. 78
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn lực lao động
của địa phương giúp phát triển kinh tế làng nghề .................... 81

Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
......................9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam
........15


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm
trong quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam. Phát triển các làng nghề và
ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn,
góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “Ly nông bất ly hương” đang
diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn ở nước ta.
Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa
diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các
làng quê dịch chuyển ra thành phố là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề
và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, nhiều
ngành nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp được thành lập và đi vào
hoạt động; Nhiều hộ dân đã mạnh dạn tm và đầu tư ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tận thu phế liệu công
nghiệp thải và nguyên liệu sẵn có tại địa phương tạo sản phẩm mới cung cấp
trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: Sản xuất gạch không nung; Ép
mùn cưa bằng thuỷ lực thay than đá; Đúc chi tiết sản phẩm kim loại bằng lò
trung tần hiệu suất cao và công nghệ hiện đại chế biến, bảo quản sản phẩm
chè,... Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, năm 2011: Đạt 4.065 tỷ đồng, năm 2013
đạt 4.504 tỷ đồng, bình quân tăng 13,8%/năm và chiếm 14 - 15% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hết năm 2013


2


của tỉnh Thái Nguyên là 105 làng. Giá trị khu vực tiểu thủ công nghiệp và


3

làng nghề đạt bình quân trên 4.300 tỷ đồng/năm, trong đó có 89 làng
nghề chế biến nông sản chiếm 84,76%, số các làng nghề còn lại chiếm
15,24% bao gồm 13 làng nghề chế biến lâm sản, đồ gỗ; 01 làng nghề trồng
dâu nuôi tằm; 01 làng nghề sinh vật cảnh và 01 làng nghề hoa đào. Các
làng nghề
được tỉnh công nhận phân theo huyện: Thị xã Phổ Yên 26 làng; Huyện Phú
Lương 20 làng; Thành phố Thái Nguyên 21 làng; Huyện Đồng Hỷ 16 làng;
Huyện Đại Từ 6 làng; Huyện Định Hoá 2 làng; Huyện Võ nhai 8 làng;
Huyện Phú Bình 6 làng.
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ Trung
ương đến địa phương nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị
và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; Năng suất lao động thấp; Chất
lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe
của người tiêu dùng; Trình độ tay nghề người lao động chưa được chú trọng
đào tạo và nuôi dưỡng; Thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất
chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao
và các nghệ nhân; Môi trường tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chưa
được quan tâm đúng mức và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng; Mặt bằng và
vốn cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; Thị
trường tiêu thụ còn hẹp, thương hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chưa
được đầu tư thoả đáng... Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực
lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm
phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có.
Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế tại các

làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng và đưa


4

ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Nguyên là
hết


5

sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển kinh
tế
- xã hội của tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
2. Mục têu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về làng nghề và thực trạng phát triển làng
nghề tại Thái Nguyên, đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại, các giải pháp
trong thời gian tới về phát triển làng nghề tại Thái nguyên góp phần phát
triển kinh tế - ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ
công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện cuộc sống của người dân nông thôn.
* Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
- Trình bày cơ sở lý luận về làng nghề, vai trò và đóng góp cho phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.

- Phân tích thực trạng về điều kiện phát triển làng nghề trên địa bàn
tỉnh
Thái Nguyên, những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ
hội.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh ở các làng nghề
tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu môi trường phát triển sản xuất kinh doanh
của


6

các làng nghề tại Thái Nguyên: Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài sẽ tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và phát
triển làng nghề trên địa bàn tỉnh từ đó xác định những cản trở và hạn chế
cho việc phát triển sản xuất và kinh doanh của các làng nghề. Các giải
pháp đề xuất sẽ giúp phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề từ
đó tạo thêm


7

công ăn việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo
cho khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.
5. Những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển
làng nghề, vai trò trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Thông qua phân
tch thực trạng điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho việc phát

triển làng nghề tại Thái Nguyên, luận văn đề xuất được những bài học kinh
nghiệm thành công, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện, qua
đó đã trình bày những quan điểm cơ bản cần quán triệt, đề ra các giải pháp
thiết thực, phù hợp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề
tại Thái Nguyên.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng điểm mạnh, điểm yếu,
thách thức và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề
tại Thái Nguyên.
Chương 4: Các giải pháp phát triển làng nghề tại Thái Nguyên.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các quan niệm
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng là nơi dân cư tập trung trong một ngôi làng (làng) có một hoặc
nhiều dòng họ tham gia sản xuất nông nghiệp và kinh doanh độc lập,
hoạt động nông nghiệp chiếm ưu thế trong các hộ gia đình, số lượng lao
động và thu nhập có từ nông nghiệp.
Làng nghề truyền thống là những làng xuất hiện từ lâu trong lịch sử và
vẫn còn tồn tại đến ngày nay, các làng đã tồn tại hàng trăm năm, thậm
chí hàng ngàn năm, có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố truyền thống và kinh

nghiệm dân gian phổ biến đã được tch lũy qua nhiều thế hệ. Có rất nhiều
làng nghề truyền thống ở Việt Nam như xã giấy Phong Khê, tranh dân gian
Đông Hồ, gốm Luy Lâu, chạm khắc gỗ Đồng Giao, Đồng Kỵ…
Trong quá khứ, sau khi thu hoạch, người dân Việt Nam làm nghề thủ
công mỹ nghệ để đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Sản phẩm của họ rất khéo
léo và tinh vi, mặc dù họ là nông dân và không chuyên về thủ công mỹ nghệ.
Các kỹ thuật được giữ bí mật, nhưng họ đã truyền dạy cho người thân hoặc
dân trong làng.
Do đó, Làng đã trở thành một tổ chức rất quan trọng trong ngành thủ
công mỹ nghệ. Tên của ngôi làng đã trở thành thương hiệu của các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của người dân. "Đình Làng" - ngôi chùa của Làng trở thành
nơi thờ phụng "Ông tổ nghề" người đầu tiên đã dạy dân làng làm những hoạt
động thủ công mỹ nghệ. Khi Việt Nam phát triển đô thị hóa, nhiều người đã
chuyển đến thị xã/thành phố và chuyên nghiệp hóa các hoạt động thủ công


9

mỹ nghệ mà họ đã thực hiện trong ngôi làng cũ của họ. Họ không cạnh
tranh với


10

nhau mà tập trung thành "Phường/hội" nghề nghiệp, các hình thức mới của
làng nghề, và giúp đỡ những người khác để cải thiện cuộc sống. Chính phủ
Việt Nam đã công nhận hơn 2.000 làng nghề, trong đó khoảng 300 là làng
nghề truyền thống, những làng duy trì di sản thủ công mỹ nghệ của cả nước.
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông
thôn bao hàm một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng lãnh thổ xác

định, có khả năng độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống ngoại xâm, thiên
tai thì họ là một cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hóa
gắn liền với biểu tượng cây đa, giếng nước, mái đình.
Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quây
quần ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội
của
người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một
không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại
cùng sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được
hiểu một cách tương đối. Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là
làng mà thay vào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố. Tuy nhiên,
dù tên gọi là có thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn
với nông thôn thì vẫn được xem là làng.
Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính:
- Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề
nông một cách thuần túy;
- Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của
một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp;
- Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề
thủ công;


11

- Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở
ven sông, ven biển.


12


Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành
nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do
quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông
nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ
thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với
làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ
công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều này diễn ra ngay trong
các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn.
Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng
nghề được đưa ra. Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư
116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một
không gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc
nhất định sinh sống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản
xuất phi nông nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối
quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở
nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và thu nhập so với nghề nông.
Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính
sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.


13


Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình
thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn
hóa nhằm


×