HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM
TRỊNH XUÂN HẠNH
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIAO
ĐẤT
TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN
ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Thị Tám
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Xuân Hạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Thị Tám đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Thanh Hóa, Phòng TNMT huyện Yên Định, Ban quản lý các dự án trên địa
bàn huyện Yên Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Xuân Hạnh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục các bảng ......................................................................................................vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................vii
Thesis abstract..............................................................................................................ix
Phần 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2
Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................3
2.1.
Cơ sở lý luận của công tác thu hồi đất, giao đất................................................3
2.1.1.
Khái niệm công tác thu hồi đất, giao đất ..........................................................3
2.1.2.
Các quy định pháp luật của việc Nhà nước thu hồi đất, giao đất .......................3
2.2.
Kinh nghiệm một số nước trong khu vực về công tác thu hồi đất, giao đất .......9
2.2.1.
Giao đất, thu hồi đất tại Trung Quốc ................................................................9
2.2.2.
Giao đất và thu hồi đất tại Nhật Bản............................................................... 13
2.2.3.
Giao đất và thu hồi đất tại Thái Lan ............................................................... 15
2.3.
Chính sách thu hồi đất, giao đất ở Việt Nam .................................................. 16
2.3.1.
Thu hồi đất .................................................................................................... 16
2.3.2.
Quy định về đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án
(Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) ..................................................................... 20
2.3.3.
Về giao đất ................................................................................................... 23
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 29
3.1.
Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 29
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29
3.4.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
3
3.4.1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Yên Định ............................. 29
3.4.2.
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Yên Định ................................... 29
3.4.3.
Đánh giá công tác thu hồi đất và giao đất tại 2 dự án nghiên cứu.................... 30
3.4.4.
Đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác thu hồi đất và giao đất trên địa
bàn huyện ...................................................................................................... 30
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.5.1.
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.................................... 30
3.5.2.
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ..................................... 31
3.5.3.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 31
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 32
4.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Định ......................... 32
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 32
4.1.2.
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội................................................................ 34
4.2.
Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định ........................ 40
4.2.1.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ..................................... 40
4.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định theo mục đích sử dụng đất ............... 47
4.2.3.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và theo đối
tượng được giao để quản lý ............................................................................ 47
4.3.
Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất tại 2 dự án nghiên cứu ....................... 51
4.3.1.
Giới thiệu về 2 dự án ..................................................................................... 51
4.3.2.
Đánh giá của người dân về ảnh hưởng từ việc thu hồi đất của 02 dự án.......... 57
4.3.3.
Tình hình thực hiện việc giao đất để xây dựng 02 dự án................................. 64
4.4.
Đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt giao đất, thu hồi đất............................ 67
4.4.1.
Về thu hồi đất ................................................................................................ 67
4.4.2.
Về giao đất .................................................................................................... 70
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 71
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 71
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 72
Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 73
Phụ lục ...................................................................................................................... 76
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BTNMT
Bộ tài nguyên – Môi trường
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CN-TTCN
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
ĐVT
Đơn vị tính
GCNQSD
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
HĐBT
Hội đồng bộ trưởng
HTX
Hợp tác xã
NĐ
Nghị định
NN
Nông nghiệp
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
PNN
Phi nông nghiệp
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
TĐC
Tái định cư
TM-DL
Thương mại – Du lịch
TNMT
Tài nguyên môi trường
UBND
Uỷ ban nhân dân
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định năm 2015 theo đối tượng sử
dụng đất .................................................................................................... 48
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định năm 2015 theo đối tượng
được giao để quản lý ................................................................................. 50
Bảng 4.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án 1............................................................... 53
Bảng 4.4. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án 2............................................................... 54
Bảng 4.5. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng dự án 1............................... 55
Bảng 4.6. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng dự án 2............................... 56
Bảng 4.7. Mục đích sử dụng tiền bồi thường của hộ dân trong 02 dự án .................... 57
Bảng 4.8. Tình hình thu nhập và việc làm, môi trường sống của các hộ dân trong
02 dự án .................................................................................................... 58
Bảng 4.9. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ........................................................... 61
Bảng 4.10. Đánh giá về công tác thu hồi đất qua ý kiến của người dân bị thu hồi
đất tại 02 dự án .......................................................................................... 62
Bảng 4.11. Kiến nghị của người dân về hỗ trợ nghề khi bị thu hồi đất ......................... 63
6
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Trịnh Xuân Hạnh
Tên luận văn: “Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất một số dự án trên địa
bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước.
Tính chất khan hiếm của đất đai, cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người đối với
đất đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong quá trình khai thác, sử
dụng đất đai.
Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nhiều dự án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới, khu dân cư... đang
được triển khai xây dựng. Trong điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày càng cao và nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì lợi ích của người sử dụng đất khi nhà nước
giao đất và thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách. Vì vậy
việc đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất nhằm xác định những ưu điểm và tồn tại
trong công tác thu hồi đất và giao đất tại một số dự án từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp
phần thực hiện tốt công tác thu hồi đất và giao đất đối trên địa bàn huyện trên địa bàn
huyện Yên Định là rất cần thiết. Đề tài sẽ góp phần vào hệ thống giải pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý sử dụng đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, sử dụng kết hợp 2 nhóm phương pháp chính đó là thu thập tài
liệu số liệu và xử lý số liệu và được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp tiến hành chọn dự
án và điều tra 140 phiếu đại diện của các hộ gia đình cá nhân có đất bị thu hồi.
Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê
mô tả) trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm; phương
pháp thống kê so sánh; phương pháp so sánh, đánh giá.
vii
Kết quả chính và kết luận
1) Huyện Yên Định có tổng diện tích tự nhiên là 22.882,9 ha. Là huyện thuần
nông nên việc thực hiện các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở
hạ tầng là rất cần thiết.
2) Công tác quản lý đất đai của huyện trong những năm qua được thực hiện khá
tốt. Việc thực hiện các dự án còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu. Qua nghiên
cứu công tác thu hồi đất, giao đất tại 2 dự án cho thấy:
- Về công tác thu hồi đất:
Diện tích đất bị thu hồi phần lớn là đất nông nghiệp (74 - 94% diện tích đất bị thu
hồi là đất nông nghiệp). Do đặc điểm của đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của hộ
nông dân nên vấn đề việc làm sau thu hồi đất được nhân dân rất quan tâm.
Giá bồi thường về đất và hỗ trợ tài sản trên đất theo đánh giá của người dân còn
thấp. Vì vậy một số hộ dân chưa đồng ý với việc thực hiện thu hồi đất.
- Về công tác giao đất: việc giao đất đối với 2 dự án nghiên cứu tại huyện Yên
Định về trình tự thủ tục và quá trình thực hiện đều đúng với quy định hiện hành. Tuy
nhiên, để giảm thiểu tác động xấu của việc giao đất cần cụ thể điều kiện để đảm bảo an
ninh xã hội, trật tự an toàn cũng như vấn đề môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
Đồng thời xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện đất được giao cũng như các điều
khoản cần giải quyết khi phát sinh các vẫn đề trong quá trình dự án hoạt động.
3) Để thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giao đất cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau: hoàn thiện chính sách thu hồi đất trên cơ sở lợi ích của các bên liên quan; tính
toán giá bồi thường và hỗ trợ hợp lý.
8
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trinh Xuan Hanh
Thesis title: “Assessment of land acquisition and land allocation in some
projects in Yen Dinh district, Thanh Hoa province”.
Major: Land Management
Code: 60 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Land is particularly capital goods an important resource for national development.
The land scarcity, along with the increasing demand of people to urban land could rise to
many diverse relationships, complex extraction in the process of land use.
Vietnam is in the period of implementation of the industrialization and
modernization of the country, many projects such as industrial parks, factories, new urban
areas, residential areas ... construction has ongoing. In terms of land is limited,
increasing land prices and the market economy growing, the interests of the state land
use allocation and land acquisition is still a very hot issue and urgent. So the
assessment of land acquisition and land allocation in order to determine the advantages
and shortcomings in the process of land acquisition and land allocation thus propose
solutions to contribute to process of land acquisition and land allocation in the Yen
Dinh district is essential. The thesis would contribute to system solutions to improve
the efficiency of land use management, contributing to the economic development of
the district.
Methods
In the thesis, two groups of method were used; they are gathering data and
processing data, and is divided into two stages:
Phase 1: After collecting documents and secondary data, conducted surveys with
140 representatives of individual households who have acquired land.
Phase 2: Using quantitative analysis and qualitative (descriptive statistics) in
SPSS for statistical characteristics of the respondents as a group; comparative
statistical methods; methods of comparison and reviews.
9
Main findings and conclusions
1) Yen Dinh district has a total area of 22,882.9 hectares. It is an agricultural
district so complementing the investment projects for social economic development and
constructing infrastructure are essential.
2) In recent years, the land management in the district has done well.
However, the implementation of the projects still has several issues that need to be
studied intensively.
The results of the study on the land acquisition and land
allocation in 2 projects show that:
- Regarding to the land acquisition:
Almost of the acquisition land area are agricultural land (74-94% of the
acquisition land area is agricultural land). Due to the characteristics of the agricultural
land is particularly capital goods of the farmers so that jobs of the people who has land
acquisition are very interested.
According to the interviewees, the price of land compensation and support for
assets on the land is low. So some households do not agree with the implementation of
land acquisition.
- Regarding the land allocation: the procedures and processes of the land
allocation in two research projects in Yen Dinh district are properly implemented
compare to the current regulations. However, to minimize the adverse impact of the
allocation to specific conditions to ensure social security, order and safety as well as
environmental issues when the project goes into operation. At the same time, develop a
mechanism to supervise the implementation of the land allocation as well as the terms
to resolve the problems arising in the course of project activities.
3) To perform well the task of land acquisition and land allocation it is necessary
to implement synchronize following solutions: complete land acquisition and allocation
policy based on the interests of the stakeholders; calculate reasonably the price of
compensation and support.
1
0
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự mở
rộng nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, cơ sở hạ tầng và các khu
dân cư là yêu cầu tất yếu của thực tiễn. Trong khi quỹ đất hiện có dành cho các
hạng mục đất phi nông nghiệp không còn nhiều, việc thu hồi và chuyển đổi đất
nông nghiệp và đất ở sang đất chuyên dùng là điều không thể tránh khỏi. Nhu cầu
chuyển đổi đất đai ngày càng tăng đang tạo ra mâu thuẫn giữa việc thu hồi đất để
tập trung quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng
đất đai một cách hợp lý và bền vững. Bên cạnh việc giải quyết mâu thuẫn này
chúng ta cũng cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm, thu nhập cho
những người dân bị thu hồi đất, đảm bảo giữ ổn định chính trị và công bằng xã hội.
Qua thực tế cho thấy, công tác thu hồi đất trong cả nước nói chung và
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng diễn ra rất phức tạp. Mặc dù các quy định
của pháp luật về giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã
từng bước được hoàn thiện, ngày càng rõ ràng, cụ thể. Các nguyên tắc, điều
kiện, đơn giá thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản khi Nhà nước
thu hồi đất được xây dựng trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước,
lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích của nhà đầu tư. Về lý thuyết khi Nhà
nước tiến hành thu hồi đất việc bồi thường một giá trị lớn hơn phần mà người bị
thu hồi đất có thể nhận được từ đất là tương đối phù hợp. Tuy nhiên trên thực
tế, đất đai là tài nguyên có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm. Vì vậy giá đất
luôn có xu hướng tăng cao ngay cả khi nó chưa được sử dụng. Chính vì vậy nên
người có đất bị thu hồi luôn có xu hướng yêu cầu giá bồi thường về đất cao hơn
nhiều lần so với giá mà Nhà nước và nhà đầu tư đặt ra. Điều đó dẫn đến việc
thu hồi đất, giao đất để thực hiện các dự án bị kéo dài do các bên liên quan không
thống nhất được.
Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá nằm dọc theo sông Mã.
Trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây bắc. Huyện có
đường quốc lộ 45 chạy qua. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Yên Định
phát triển một nền kinh tế đa dạng, đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự gia tăng dân số và việc hình
1
thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn huyện đã gây áp lực lớn đối với đất
đai đòi hỏi phải có cơ chế, giải pháp để thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất
đảm bảo đúng pháp luật và đúng tiến độ đặt ra.
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thu
hồi đất, giao đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hoá” là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong công
tác thu hồi đất và giao đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt công tác thu hồi
đất và giao đất đối với các dự án trên địa bàn huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lựa chọn 02 dự án đầu tư xây dựng cần phải thu hồi đất, giao đất trên địa
bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đó là:
- Dự án 1: Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường nối Đường tỉnh 516B
với Quốc lộ 45, từ xã Định Bình đi xã Định Liên, huyện Yên Định. Tổng diện tích
2
đất bị thu hồi là 90.256 m đất của 214 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức.
- Dự án 2: Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu tại xã Định
Liên huyện Yên Định thực hiện trên địa bàn 02 xã Định Liên, Định Long.
2
Tổng diện tích đất bị thu hồi là 242.556,82 m đất của 293 hộ gia đình, trong đó
2
xã Định Long thu hồi 37.393,59 m đất số hộ bị ảnh hưởng 140 hộ, xã Định
Liên thu hồi
2
205.163,23 m đất số hộ bị ảnh hưởng 153
hộ.
Đây là 02 dự án thuộc diện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng. Trong đó 01 dự án đại diện cho nhóm dự án đầu tư về
xây dựng cơ sở hạ tầng, 01 dự án đại diện cho nhóm dự án đầu tư về phát triển
kinh tế. Cả 2 dự án đx thực hiện xong việc thu hồi đất và giao đất.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về giao đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, từ đó thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT
2.1.1. Khái niệm công tác thu hồi đất, giao đất
Theo quy định tại khoản 2, 5 Điều 4 của Luật đất đai 2013 quy định:
- Nhà nước giao giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất
(QSDĐ) bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
(Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại QSDĐ
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản
lý theo quy định của Luật đất đai (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.1.2. Các quy định pháp luật của việc Nhà nước thu hồi đất, giao đất
2.1.2.1. Nhà nước thu hồi đất
Thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại QSDĐ của người được nhà
nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp
luật về đất đai. Quy định thu hồi đất đã được ghi nhận trong Luật đất đai 2003 đó
là Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật
cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và
được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nếu việc thu hồi đất không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các quyền cơ bản của công dân. Do vậy, Luật Đất đai năm 2003 quy
định khá chặt chẽ các trường hợp thu hồi đất. Theo đó, nhà nước chỉ được quyền
thu hồi đất trong 4 trường hợp: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh,
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật,
người sử dụng tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Trong đó, việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thường diễn ra rất phổ
biến, đặc biệt là khi các dự án kinh tế mọc lên ngày càng nhiều. Ngoài ra, bên
cạnh việc đáp ứng các trường hợp nhất định, việc thu hồi đất vì mục đích phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
3
Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, người sử dụng đất được nhà nước
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật. Luật quy định khá chi
tiết, chỉ những người sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện luật định, mới được
bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc
giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi
thường sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi. Giá
đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất như quy định cũ, mà áp dụng giá
đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc
xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp
tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định
giá đất cụ thể. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập
thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu
đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác
định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất
xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định.
Trường hợp thứ nhất: Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an
ninh (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013). Mục đích quốc phòng an ninh bao
gồm các trường hợp sau đây: làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; xây dựng căn
cứ quân sự; xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc
biệt về quốc phòng, an ninh; xây dựng ga, cảng quân sự; xây dựng công trình
công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho
quốc phòng, an ninh; xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; làm
trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; xây dựng cơ sở đào tạo,
trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng cơ sở giam
giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Trường hợp thứ hai: Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013) trong các
trường hợp sau đây: thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết
định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; thực hiện các dự án do Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: dự án
xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô
4
thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án
xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, công trình di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng
trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp
nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí
đốt, kho dự trữ quốc gia, công trình thu gom, xử lý chất thải.
Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải
thu hồi đất bao gồm: dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công
trình sự nghiệp công cấp địa phương; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông
tin liên lạc, chiếu sáng đô thị, công trình thu gom, xử lý chất thải; dự án xây dựng
công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà
ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn
giáo, khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng, chợ, nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư
nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp,
khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát
triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có
thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ
lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây: dự án thuộc
các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai
2013; kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt; tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
Trường hợp thứ ba: thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm
sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận
quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất
không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5
đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đất
không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho; đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn,
chiếm; đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; người sử dụng đất
không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính
mà không chấp hành; đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn
12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18
tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên
tục; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng
so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa
phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư
được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với
mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án
trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào
sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền
với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai.
Trường hợp thứ tư: thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp
luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử
dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị
giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng
đất; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất
tự nguyện trả lại đất; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng
không được gia hạn; đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ
đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng
bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013).
Việc thu hồi đất trường hợp này phải dựa trên các căn cứ sau đây: Văn bản
của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường
6
hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Giấy chứng tử hoặc quyết
định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác
nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của
người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này; Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp
quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Quyết định giao đất, quyết định cho thuê
đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; Văn bản của cơ
quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh
hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường
hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013).
Vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền thu hồi đất cũng khác nhau.
Tại Điều 44 Luật đất đai 2013 quy định (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013):
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường
hợp sau đây:
- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp cả UBND cấp Tỉnh và UBND cấp Huyện có thẩm quyền thu
hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.1.2.2. Nhà nước giao đất
Giao đất là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai, được
hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở
hữu. Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu sử
7
dụng đất thông qua giao đất và cho thuê đất. So sánh với các nước có sự tương
đồng về chế độ sở hữu đất đai với nước ta cho thấy, khái niệm giao đất là sự
khác biệt, đặc thù trong hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam.
Giao đất, cho thuê đất là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý
nhà nước về đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và bước
đầu phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển của đất nước. Trong 10 năm
qua, việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Luật Đất đai đã góp phần quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và bước đầu phát huy nguồn lực
của đất đai trong phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các
quy định của Luật Đất đai đã phát sinh một số điểm hạn chế dẫn đến vẫn còn tình
trạng đất được giao cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật.
+ Về giao đất không thu tiền sử dụng đất: hộ gia đình, cá nhân trực tiếp
lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủ sản, làm muối được giao đất
trong hạn mức; tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực
nghiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đơn vị vũ trang nhân dân
được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tổ chức sử
dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước;
HTX nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi, nhà
kho, xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS,
làm muối; người sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất xây dựng trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp; đất làm nghĩa trang nghĩa địa, cộng đồng dân cư sử
dụng đất nông nghiệp, cở sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp;
+ Về giao đất có thu tiền sử dụng đất: hộ gia đình cá nhân được giao đất ở;
tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc
cho thuê, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, làm
mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình công cộng có
mục đích kinh doanh; tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư;
Điều 37 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về thẩm giao đất như sau:
- UBND cấp Tỉnh quyết định giao đất cho tổ chức; cơ sở tôn giáo; người
Việt
Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
8
- UBND cấp huyện quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân; cộng
đồng dân cư.
Cơ quan có thẩm quyền giao đất cho các đối tượng trên không được ủy
quyền (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.2. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ CÔNG TÁC
THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT
Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan
trọng nhất, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi Nhà nước thu
hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống
kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnh hưởng không những
không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, ở
những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp đó
là vấn đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đất đai của
các nước trên thế giới sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong
chính sách thu hồi đất, giao đất cho nhân dân.
2.2.1. Giao đất, thu hồi đất tại Trung Quốc
Luật Đất đai của Trung Quốc được xây dựng vào các năm 1954, 1975,
1978 và 1982. Trong đó, Luật Đất đai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất. Từ
năm 1982 Luật Đất đai Trung Quốc đã được sửa đổi 4 lần (qua các năm 1988,
1993, 1999 và năm 2004). Việc sử dụng Luật Đất đai lần này được tiến hành từ
năm 2003 nay đã hoàn thành việc sửa đổi, tại thời điểm đoàn công tác tại Trung
Quốc thì dự thảo sửa đổi này đang được trình Quốc vụ viện Trung Quốc để xem
xét. Luật Đất đai hiện hành của Trung quốc có nội dung quy định mang tính
nguyên tắc (gần giống với Luật Đất đai năm 1987 của Việt Nam); trong đó đối
với những nội dung quan trọng và có vai trò quyết định chi phối các nội dung
khác được quy định cụ thể và mang tính pháp chế cao, những nội dung khác chỉ
quy định nguyên tắc chung có tính mở và giao Chính phủ quy định để các địa
phương thực hiện hoặc chính quyền tỉnh, thành phố quy định cụ thể.
- Quy định chỉ giao đất ở cho các tổ chức đầu tư kinh doanh nhà ở và không
giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân sử dụng tại đô thị có nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, nhưng chưa tạo điều kiện thuận lợi và điều kiện về chỗ ở cho các hộ
gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, chính
sách, cơ chế thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định rõ và đầy đủ
giữa các địa phương thực hiện còn có sự khác nhau.
9
- Quy định thu hồi đất và cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ưu
điểm là được Chính phủ kiểm soát (phê duyệt) và giám sát chặt việc thu hồi đất
đã bảo đảm việc sử dụng đất theo quy hoạch; cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đã thực hiện công khai, minh bạch và cho người bị thu hồi đất, bị thiệt
hại về tài sản được trao đổi trực tiếp (thỏa thuận) về giá, mức bồi thường với cơ
quan, đơn vị lập phương án thực hiện bồi thường. Tuy nhiên còn có nhược điểm
là chưa phân cấp được thẩm quyền và trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh; tăng thủ
tục hành chính và thời gian giải quyết; việc thỏa thuận giá trị bồi thường giữa
người dân với cơ quan nhà nước là không khách quan; mức giá trị bồi thường và
các khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, thiệt hại tài sản chưa bảo đảm quyền
lợi, ổn định đời sống và sản xuất (Tổng cục Quản lý đất đai, 2012).
Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về chế độ sở hữu và
các hình thức sử dụng đất đai. Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu: chế
độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Hiến pháp lần sửa đổi mới nhất năm
2005 quy định: "Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích công cộng, có thể căn cứ vào
pháp luật mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường". Các nhà làm
luật giải thích rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải
chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, còn trưng dụng đổi với đất
thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất.
Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử
dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia… thì Nhà nước có chính sách bồi
thường và tổ chức tái định cư cho người bị thu hồi đất. Vấn đề bồi thường cho
người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:
Về trách nhiệm bồi thường: pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người
nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường
do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng
đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi.
Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời
sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang
ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng từ 442.000 - 2.175.000 nhân
dân tệ/ha (Tổng cục Quản lý đất đai, 2012).
Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai,
tiền trợ cấp tái định cư, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính
tiền
10
bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của
đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn
đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường
tại thời điểm thu hồi đất (Luật Quản lý Đất đai nước CHND Trung Hoa, 1982).
Ở Trung Quốc, Nhà nước quan tâm tới nông dân, tạo điều kiện cho họ
được hưởng những thành quả công nghiệp hóa, đô thị hóa khu thu hồi đất.
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp hoặc là thu hồi đất ở thuộc khu vực nông
thôn để sử dụng vào mục đích khác thì người nông dân được lưu ý, quan tâm về
lợi ích cũng như được bồi thường một cách hợp lý. Một vấn đề rất quan trọng đó là
gắn công tác bồi thường với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Thông thường khi
bị thu hồi đất, người nông dân khó tìm được việc làm thích hợp với khả năng của
mình. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã thực hiện chế độ dưỡng lão
đối với người già (phụ nữ từ 45 tuổi và nam giới từ 50 tuổi trở lên) và hỗ trợ
tiền cho những người đang trong độ tuổi lao động để các đối tượng này tự tìm
việc làm mới. Tiền dưỡng lão được trả từ 90.000 - 110.000 nhân dân tệ/một
lần cho Cục Bảo hiểm xã hội và Cục Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trả tiền
dưỡng lão hàng năm cho những người thuộc diện này; tiền hỗ trợ khoảng 100.000
- 120.000 nhân dân tệ/người (Tổng cục Quản lý đất đai, 2012)..
Giải quyết lao động, việc làm trong quá trình thu hồi đất
Trong thời kỳ đầu cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa, tốc độ đô thị hoá của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện
tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hoá, trong
khi dân số tăng nhanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn ngày càng
tăng. Trong những năm 1990, Trung Quốc có khoảng từ 100 - 120 triệu lao động
nông thôn thiếu việc làm, hàng năm con số này lại tăng thêm từ 6 - 7 triệu người.
Với lực lượng lao động nông thôn dư thừa này, hàng năm có đến hàng triệu
người nhập cư vào các vùng thành thị. Thực trạng này cũng gây ra rất nhiều
khó khăn cho công tác quản lý đô thị về các mặt như quản lý dân cư, lao động việc
làm, an ninh, sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, giáo dục và rất nhiều các vấn đề xã
hội khác. Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong quá trình đô thị hoá,
Trung Quốc đã tập trung thực hiện một số biện pháp sau (Tổng cục Quản lý đất
đai, 2012):
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút lao động:
Công cuộc cải cách và mở cửa của nền kinh tế thị trường ở nông thôn
Trung Quốc được tiền hành từ cuối những năm 1970. Các chính sách khuyến
11
khích phát triển các xí nghiệp địa phương đã làm cho công cuộc cải cách và mở
cửa của Trung Quốc diễn ra sâu rộng hơn.
Các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò chính trong việc thu hút lực
lượng lao động dư thừa ở nông thôn trong quá trình đô thị hoá. Trong những năm
đầu đã có đến 20% tổng thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh
nghiệp địa phương. Ở những vùng phát triển hơn, tỷ lệ này lên tới 50%. Đây là
dấu hiệu cất cánh của CNH - HĐH nông thôn Trung Quốc mà ưu tiên hàng đầu
là tạo ra cơ hội việc làm cho lao động dư thừa trong quá trình đô thị hoá.
Tốc độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp địa phương đã tạo ra rất
nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động dư thừa khu vực nông thôn. Ở
Trung Quốc đã xuất hiện hai mô hình công nghiệp hoá nông thôn đó là mô hình
doanh nghiệp tập thể ở thành phố Văn Châu. Mô hình doanh nghiệp tư nhân
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp ở nông thôn, nhưng còn
thiếu sự tích luỹ vốn ban đầu. Mô hình doanh nghiệp tập thể được hình thành
trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá.
- Xây dựng các đô thị vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư vào các
thành phố:
Trung Quốc cho rằng, có hai cách chính để chuyển đổi lao động dư thừa
trong nông thôn: cách thứ nhất là chuyển họ sang các ngành công nghiệp và dịch
vụ ở các vùng nông thôn, cách thứ hai là chuyển họ đến các thành phố.
Năm 1995, có khoảng 60 triệu lao động nông thôn tìm kiếm việc làm ở
các đô thị và hầu hết trong số họ gia nhập vào đội ngũ dân số trôi nổi ở thành phố
lớn. Trong những năm 1990, số lượng nông dân rời bỏ sản xuất nông nghiệp và đi
tìm việc ở nơi khác đã lên tới trên 200 triệu người. Điều cần thiết là phải tạo thêm
các đô thị mới để thu hút họ. Trong bối cảnh đô thị hoá nhanh ở Trung Quốc,
nếu hàng triệu nông dân đổ vào các thành phố sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề như:
quá tải về hệ thống giao thông và phá vỡ các dịch vụ xã hội, trong khi đó, thị
trường lao động ở các thành phố đã gần như bão hoà. Sự phát triển các đô thị nhỏ
ở các vùng nông thôn cùng với công nghiệp hoá nông thôn không chỉ là giải pháp
quan trọng để thu hút lao động dư thừa ở khu vực này mà còn góp phần tối đa hoá
việc phân bổ các nguồn lực ở các khu vực và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển của các đô thị
nhỏ, một số người cho rằng, việc phát triển đô thị nhỏ mang lại những khó khăn
12
nhiều hơn mang lại thuận lợi, nhưng ngược lại số khác lại coi việc phát triển
những đô thị nhỏ là một giải pháp cho việc thu hút lao động nông nghiệp dư thừa.
Chính phủ Trung Quốc chủ trương tạo điều kiện để hình thành hơn 19.000
đô thị nhỏ. Trong những năm 1990, các đô thị nhỏ đã thu hút trên 30 triệu lao
động nông nghiệp dư thừa, chiếm hơn 30% tổng số lao động nông thôn dư thừa.
Tuy nhiên, khả năng thu hút lao động dư thừa hiện nay của mỗi đô thị nhỏ ở
Trung Quốc chỉ là 1.600 người. Nếu số đô thị nhỏ được tăng lên gấp đôi thì sẽ
thu hút được thêm 30 triệu lao động.
Trung Quốc chủ trương thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp
địa phương, qua đó đẩy nhanh quá trình hình thành các đô thị nhỏ ở các vùng
nông thôn. Chính sách này đã góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, tạo ra điều kiện quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Ngoài ra Trung Quốc chủ trương tạo ra một
mô hình phát triển đô thị mới. Nội dung của mô hình này là xây dựng các đô thị
giữa các thành phố có quy mô lớn và vừa như thành phố Hạ Môn, Quảng Châu,
Thượng Hải, Bắc Kinh... (Tổng cục Quản lý đất đai, 2012).
2.2.2. Giao đất và thu hồi đất tại Nhật Bản
Luật Trưng thu đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định việc
trưng dụng đất có bồi thường để xây dựng công trình hạ tầng trọng yếu được pháp
luật cho phép, chẳng hạn đường xá, công viên theo luật quy hoạch đô thị, đê
điều, hồ chứa nước theo luật sông ngòi, cảng biển theo luật cảng biển…
Trình tự trưng dụng như sau: 1/ Xin phép trưng dụng; 2/ Đăng ký đất đai
và công trình trong diện trưng dụng; 3/ Bên trưng dụng và bên bị trưng dụng
thương lượng thoả thuận; 4/ Trình Hội đồng trưng dụng thẩm định; 5/ Ra quyết
định trưng dụng; 6/ Hoàn tất trưng dụng.
Nhật chỉ trưng dụng đất khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và
được bộ trưởng xây dựng hoặc tri huyện cho phép khi thấy phù hợp lợi ích công
cộng và hội đủ điều kiện cần thiết.
Việc bồi thường thực hiện bằng tiền. Mức bồi thường tính toán tại thời
điểm công bố trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước
lúc ra quyết định trưng dụng (Luật Trưng thu đất đai , Nhật Bản, năm 1951).
13
* Giải quyết lao động, việc làm trong quá trình thu hồi đất
Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài
tăng trưởng trong nông nghiệp. Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút
nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã cơ bản giải
quyết được vấn để việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh
tác ngày càng giảm. Sau khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển,
các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng. Ngoài ra Nhật Bản còn phân
bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông
nghiệp cho lao động nông thôn.
Chính phủ Nhật bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất
nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức,
doanh nghiệp qua Internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những
sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi
thường những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội
phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáp dục đào tạo trên cơ sở
nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin
trong những khu vực mới hoặc đang phát triển.
Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá
bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người
lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và
thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty
hiện đại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các
chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình
tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm
không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ tuyển
dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước
kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương.
Trong những năm 1960, 1970, các lĩnh vực như phúc lợi y tế, công nghệ tin
học và môi trường đang giữ một vai trò quan trọng then chốt trong việc mở ra
những thị trường mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các
dịch vụ liên quan được khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học và công
nghệ địa phương được đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng. Chính
phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định chính thị trường lao
động ở tầm vĩ
14