Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Đánh giá hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp tại huyện nam đàn, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 160 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN VĂN SANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành

Quản lý đất đai

Mã số

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Như Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm luận văn tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất
tận tình của PGS.TS. Nguyễn Như Hà – Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhân
dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Như Hà trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa
Quản lý đất đai, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn, tập thể Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con
nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Nam Đàn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn .................................................................................................... iviii
Thesis
abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1

thiết

của

đề


tài

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2

1.4.1
Những
đóng
thuật.............................................................2

góp

mới

về

mặt

học

1.4.2.


Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................2

Phần
2.
Tổng
quan
..........................................................................................3
2.1.
Đất nông
.........................................................3
2.1.1.

nghiệp



hiệu

tài
quả

sử

liệu
dụng


đất

Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
bền vững .........................................................................................................3

2.1.2.
Hiệu
quả
sử
..................................................................7

dụng

đất

nông

nghiệp.

2.1.3.
10

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.........................

2.2.
14

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................................


2.2.1

Khái niệm về đánh giá đất.............................................................................. 14

2.2.2.
15

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......................................................................

2.3.
16

Nghiên cứu sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...............
3


2.3.1.
16
2.3.2.


Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới ...............................................
Nghiên cứu sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việt Nam. ....................................................................................................... 18

2.3.3.
24

Đánh giá và nhận xét chung vấn đề nghiên cứu ..............................................


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................
25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25

3.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 25

4


3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 25

3.4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An ............ 25

3.4.2.

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................. 25

3.4.3.

25

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 26

3.5.2.

Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp. .................................. 27

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................
28
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ........... 28

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................. 28


4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 31

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn .............................. 35

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn .............................. 35

4.2.2.

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tại huyện Nam Đàn ............................... 37

4.3.

Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Nam Đàn........................................................................................................ 40

4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
của huyện Nam Đàn....................................................................................... 40

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT sản xuất nông nghiệp của huyện
Nam Đàn........................................................................................................ 48


4.3.3.

Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp huyện Nam Đàn ......................................................................... 56

4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện Nam Đàn............................................................................. 65

4.4.1

Lựa chọn các LUT , kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả
cao tại huyện Nam Đàn.................................................................................. 65

4.4.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tại huyện Nam Đàn ....................................................................................... 69

4.4.3.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nam Đàn..................... 70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 77
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 77


5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 78

Tài liệu tham khảo......................................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục ...................................................................................................................... 82

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNNN

Cây công nghiệp ngắn ngày

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CPTG


Chi phí trung gian DT

Diện tích
GTSX

Giá trị sản xuất GTNC

Giá trị ngày công HQĐV
Hiệu quả đồng vốn KCX
Khu chế xuất


Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất LX

- LM

Lúa xuân - lúa mùa SL

Sản lượng
STT

Số thứ tự

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


TB

Trung bình

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.
32

Diện tích, sản lượng năng suất một số cây trồng chính qua các năm............

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Đàn năm 2015 .................................. 35

Bảng 4.3.
Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1 huyện Nam
Đàn............. 37
Bảng 4.4.

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2 huyện Nam
Đàn ......................................................................................................... 38


Bảng 4.5.

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 3 huyện Nam
Đàn ......................................................................................................... 39

Bảng 4.6.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế huyện Nam Đàn ............. 40

Bảng 4.7.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 huyện Nam Đàn ............. 41

Bảng 4.8.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 huyện Nam Đàn ............. 43

Bảng 4.9.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 3 huyện Nam Đàn ............. 45

Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT huyện Nam Đàn....................... 47
Bảng 4.11. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội huyện Nam Đàn .............. 48
Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1
huyện Nam Đàn ...................................................................................... 49
Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2
huyện Nam Đàn ...................................................................................... 51
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3
huyện Nam Đàn ...................................................................................... 53
Bảng 4.15. Tổng hợp hiệu quả xã hội theo các loại hình sử dụng đất huyện Nam

Đàn ......................................................................................................... 55
Bảng 4.16. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại
hình sử dụng đất huyện Nam Đàn............................................................ 56
Bảng 4.17. Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng tại huyện Nam Đàn................
56
Bảng 4.18. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông
nghiệp tiểu vùng 1 huyện Nam Đàn......................................................... 58
Bảng 4.19. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông
nghiệp tiểu vùng 2 huyện Nam Đàn......................................................... 60
Bảng 4.20. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông
nghiệp tiểu vùng 3 huyện Nam Đàn......................................................... 62
6


Bảng 4.21. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông
nghiệp huyện Nam Đàn ........................................................................... 64

7


Bảng 4.22. Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng
1 huyện Nam Đàn ................................................................................... 66
Bảng 4.23. Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2
huyện Nam Đàn ...................................................................................... 67
Bảng 4.24. Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng
3 huyện Nam Đàn ................................................................................... 68
Bảng 4.25. Đề xuất các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu
vùng 1 ..................................................................................................... 71
Bảng 4.26. Đề xuất các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu
vùng 2 ..................................................................................................... 72

Bảng 4.27. Đề xuất các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu
vùng 3 ..................................................................................................... 75

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ huyện Nam Đàn ...............................................................................28
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng các loại đất của huyện Nam Đàn năm 2015 .........................36

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An”.
Chuyên ngành: Quàn lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Học viên: Nguyễn Văn Sang
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Hà
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Nam Đàn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn.
2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp.
- Phương pháp xử lý số liệu
3. Kết quả nghiên cứu chính

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
- Đặc điểm tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu .
- Đặc điểm kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, cơ sở hạ
tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi, ...).
3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nam Đàn
- Hiện trạng các loại hình, kiểu sử dụng đất ( diện tích, cơ cấu, phân bố).
b. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông
nghiệp tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá hiệu quả xã hội của LUT đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
8


- Lựa chọn các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững
- Xác định những hạn chế của các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững
- Đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế của từng LUT sản xuất nông nghiệp
bền vững
4. Kết luận chủ yếu của luận văn
- Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên 29252.99 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 74.95%, đất sản xuất nông nghiệp có diện tch 13774,53 ha với
số dân 156.383 người, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp. Trên địa bàn Huyện hiện có 5 loại hình sử dụng đất với 33 kiểu sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp phân bố trên 3 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng 1 có ưu thế với LUT
trồng cây ăn quả lâu năm, tiểu vùng 2 có ưu thế với LUT chuyên lúa và Lúa –màu, tiểu

vùng 3 có ưu thế với LUT chuyên rau màu.
- Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Huyện cho
thấy: LUT chuyên lúa có hiệu quả kinh tế thấp (GTSX: 55,84 triệu đồng/ha,
THHH:
29,41 triệu đồng/ha, HQĐV: 1,11 lần) , hiệu quả xã hội và môi trường trung bình nên có
hiệu quả chung trung bình.
LUT lúa cá có hiệu quả kinh tế cao (GTSX: 218,00 triệu đồng/ha, TNHH:
127,08 triệu đồng/ha, HQĐV: 1,39 lần) nhưng hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
trung bình nên cho hiệu quả chung trung bình.
LUT Lúa – màu có kiểu sử dụng LX - LM – Cà chua (Tiểu vùng 1, Tiểu vùng
2) LX – LM – Dưa các loại (Tiểu vùng 2) cho hiệu quả cao, các kiểu sử dụng đất còn lại
cho hiệu quả trung bình.
LUT chuyên màu có các kiểu sử dụng đất Lạc xuân- đậu tương- lạc thu, Chuyên
lạc (Tiểu vùng 3), chuyên bí xanh (Tiểu vùng 2,Tiểu vùng 3), lạc xuân-rau-rau (Tiểu
vùng 2) cho hiệu quả cao; kiểu sử dụng đất trồng sắn có hiệu quả thấp trong toàn
huyện.
LUT Cây ăn quả lâu năm có các kiểu sử dụng đất chanh, cam, bưởi cho hiệu quả
cao, có hiệu quả xã hội trung bình, hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế cao
( GTSX: 188,04 triệu đồng/ha, THHH: 143,46 triệu đồng/ha, HQĐV: 3,22 lần), các kiểu
sử dụng đất còn lại cho hiệu quả trung bình.
-

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nam

Đàn gồm: Khắc phục các hạn chế của các LUT, KSD đất sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả cao; Tăng cường áp dụng Kỹ thuật trồng trọt tiên tiến trong sản xuất ; Hỗ trợ tài

9



chính, cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp; Áp dụng định
hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nam Đàn.

10


THESIS ABSTRACT
Topic: “Evaluate agriculture land eficiency in Nam Dan district, Nghe An province”.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Author : Nguyen Van Sang
Instructor: As.PhD Nguyen Nhu Ha
1. Main purposes
- Evaluate LUT in agriculture to production in Nam Dan District.
- Recommend for higher quality of agricutural land used.
2. Method
Thesis research method was use the following :
- Methods of data collection
- Efective method of assessment of all agricultural LUT .
- Methods of data processing
3. Result
3.1. Natural characteristics, social economics in Nam Dan District, Nghe An
Province
- Natural characteristics: Location, topographic, land, climate.
- Social economics: economic structure, population, labor force, infrastructure.
3.2. Evaluate types of agricultural land used
a. Current use of land for agricultural production
- Current land used for agriculture in Nam Dan district

- Current types, types of land use (size, structure and distribution)
b. Evaluation
- Evaluate economic efficiency of land used for agricultural production in Nam
Dan District, Nghe An province.
- Evaluate social efficiency of land used for agricultural production in Nam Dan
District, Nghe An province.
- Evaluate environment efficiency of land used for agricultural production in
Nam Dan District, Nghe An province.
3.3. Solutions for upgrading land use in agricutural production
- Choose LUT argriculture production permanently
- Define the limitations of LUT
- Propose solution to reduce limitations of LUT
4. Conclusion
- In Nghe An province, with the population of 156,383, Nam Dan district
possesses advantageous natural condition in order for farmers to develop their
10


agricultural prodution, It’s total natural land area is 19252, 99 hectares with 74,95%
of

11


agricultural land, in which land for agricultural prodution covers an are of 13774,53
hectare. There are 5 forms of using distributed in 3 sub – regions in whichh the
first, one’s advantage is percnnial fruit trees land use type, the second one’s is
specializing paddy rice and lua - mau land use type and the thisd’s is vegetables land
use type
- A number of solution for advancing efficiency in use of agricultural land in

Nam Dan district including. 2, The consequence of evaluating effective use agricultural
production land results of these things below:
Specializing paddy rice land use type in the sub-region 1: The general efficiency
is on average because of low economic efficiency as well as social and enviromental
efficiency (with 55,84 million dong per hectare of production

values – gross

output,
29,41 million dong per hectare of mix income and 1,11 times of HQDV).
Land use type lua – ca: Even though it has high economic efficiency, the general
efficiency is still on everage because of medium social and environmental efficiency
(with 218,00 million dong per hectare of production values – gross output, 127, 081
million dong per hectare of mix income and 1,39 times of HQDV) .
Lua – mau land use type in the sub – region 2: It shows high eficiency the sub –
region 1 and 2 with LX – LM – tomato along with LX –LM – many types of melon in
sub – region 2, the other use of land makes medium result.
Vegetales land use type in the sub – region 3: It shows high efficiency with
spring peanut – autumn peanut – soybeans cultivationin sub – region 3, with squash
specialized in sub – region 2 and 3, and spring peanut – vegetables – vegetables
cultivation in sub – region 2. However, it gets low effiviency in use of cassava
cultivation in the whole district.
Perennial fruit trees land use type : Tt shows medium social efficiency, high
economic and environmental efficiency with high effective cultivation of lime orange,
grapefruit. Besides, the others give medium.
- Overcome limitations of land use type, land use agricultural production are with
high effectiveness. Enhance the application of advanced cultivation techniques in
production. Support finance, in frastructure and production consumption for agricultural
production. Adapt orientation for using Nam Dan agricultural production land.


12


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
con người, cho mỗi quốc gia. Đất đai còn là môi trường sống của con người và
sinh vật, là không gian sống, nơi phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội
khác của con người.
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà
còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra lương thực, thực
phẩm mà còn được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai phải chịu áp lực từ
nhiều phía: sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự
bùng nổ dân số và xu hướng đô thị hóa; cộng thêm việc khai thác và sử dụng đất
không hiệu quả để đáp ứng nhu cầu lương thực, sinh hoạt cho con người... Hậu
quả từ những áp lực đó là: hàng triệu ha đất bị sa mạc và hoang mạc hóa, đất đai
bị thoái hóa mất khả năng canh tác, ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và
môi trường sinh thái.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển “đất chật,
người đông”, hiện có ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế .Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả quỹ đất sản xuất nông nghiệp hiện có là
việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, lạc
hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp.
Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, trên đường quốc lộ 46 Vinh - Đô
Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía Đông. Huyện Nam Đàn có diện tích đất
tự nhiên là 29.252,99 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 13.774,53 ha do
đó để phát triển nền kinh tế huyện Nam Đàn, phải đẩy mạnh phát triển nông

nghiệp. Điều kiện khí hậu đất đai của huyện Nam Đàn khá đa dạng, cho phép
phát triển các hệ thống cây trồng đa dạng phong phú. Tuy nhiên, do nhiều lý do
khác nhau hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có của
huyện.

1


Vì vậy cần tìm ra những hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
hiện nay ở Nam Đàn để có những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao
là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.

2


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Nam Đàn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các xã Nam
Hưng, Nam Thượng và Hồng Long của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 – 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật
- Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về cơ cấu đất đai của huyện.
- Luận văn đã lựa chọn và xác định được một số chỉ tiêu để đánh giá tnh

hiệu quả của các LUT trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn.
- Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Xác định cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn, hiệu quả các
loại hình sử dụng đất làm cơ sở đề xuất các loại hình sử dụng đất
trong tương lai của huyện.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo
và điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo
hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
bền vững
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố
không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng không gian
sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vô cùng quý giá là
có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái

đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên
(Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên, 1995). Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay
thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra
của cải vật chất” (Các Mác, 1949).
Luật Đất đai (2013) nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác”.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Nhưng thời gian gần đây việc sử dụng đất gặp nhiều bất cập:
(1) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp làm cho diện tch đất nông nghiệp bị giảm nhanh;
(2) Khai thác tiềm năng đất nông nghiệp không hợp lý làm cho đất bạc
màu, kém chất lượng dẫn đến năng suất nông sản phẩm kém về sản lượng và
4


chất lượng... Do vậy để có thể đảm bảo năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh
lương thực cần phải có những phương pháp canh tác phù hợp, chọn lọc các loại
hình sử

5



dụng đất phù hợp với từng địa phương nhằm sử dụng đất nông nghiệp đảm
bảo sinh thái môi trường và bền vững.
2.1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là
tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản
xuất có tầm quan trọng khác nhau.
Luật đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trư- ờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc
điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm
nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong
quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản
phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ làm cho sức sản xuất của đất đai
ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên
quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của
con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm
nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng
trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất
hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông
nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,

các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng,
thời tiết, khí hậu, nước,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao
thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai
phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm
6


đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh
thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền
nhất định do pháp luật của mỗi nước quy định, tạo thuận lợi cho việc tập trung,
tích tụ

7


và chuyển hướng sử dụng đất, từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng
đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tch cực của quá trình sản
xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền
tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử
dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất
cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
2.1.1.3. Khái niệm, vai trò của sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người với đất đai. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng
đất đai một cách khoa học, hợp lý(Cao Liêm và cs.,1990). Sử dụng đất đai là vấn
đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực

chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì
vậy, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan
trọng.
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất
bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất
bằng cách sử dụng thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ
thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực
tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thức đẩy phát triển nông thôn.
Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm
truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà
khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những
người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới
vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu
vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái.
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện
tại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và Đỗ
Kim Chung, 1998). Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự
8


thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người cả cho hiện tại và mai sau (FAO, 1990).
vững

9

Sự phát triển bền



×