Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh huyện mỹ đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHỆP VIỆT
NAM

PHẠM TRỌNG CỦA

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN LÊ THANH
HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tn trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Trọng Của

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tnh và tạo mọi điều kiện của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các cơ
quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Trước tên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Quang Giám, người thầy đã trực tếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
thạc sỹ khoa học quản trị kinh doanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban
chủ nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, tập thể các thầy, cô trong khoa và trực
tếp là các thầy, cô Bộ môn Kế toán quản trị và kiểm toán đã giúp đỡ tôi về thời gian
cũng như kiến thức để tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể anh chị em cán bộ của quỹ tn
dụng nhân dân Lê Thanh, những người đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập tài liệu về hoạt
động tín dụng của Quỹ và đưa ra những ý kiến đánh giá sâu sắc về những nội dung
đề tài nghiên cứu.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Trọng Của

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract............................................................................................................. xi
Phần

1.

Mở

đầu

...........................................................................................................1
1.1.

Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.

thiết

của

tiêu

1.2.2.
Mục
tiêu
................................................................................................2

chung
cụ

thể

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.
Đối
tượng
......................................................................................3
1.3.2.

tài


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.
Mục
................................................................................................2

1.3.

đề

nghiên

cứu

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.3.2.1. Phạm vi không gian .........................................................................................3
1.3.2.2. Phạm vi thời gian.............................................................................................3
1.3.2.3.
Phạm
vi
.............................................................................................3
Phần
2.

sở

luận
..............................................................................4

2.1.

nội


dung
thực

tiễn

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.
Một số vấn đề chung về tín dụng và quỹ tn dụng nhân
dân..............................4
2.1.1.1.
Một
số
.............................................................................................4
2.1.1.2.
Đặc điểm của
.............................................7

tn

dụng



quỹ


khái
tín

dụng

niệm
nhân

dân

2.1.1.3. Vai trò, chức năng ...........................................................................................9
2.1.1.4.
Nguyên
tắc
của
...........................................................10
2.1.2.

quỹ

tín

dụng

nhân

dân

Phân loại các hình thức tín dụng ....................................................................12


2.1.2.1. Căn cứ thời hạn tín
dụng ..........................................
......................................12
2.1.2.2. Căn cứ vào sự đảm bảo
hoàn
trả
nợ
...................................................
.............12


Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

iii


2.1.2.3. Căn cứ vào phương thức cho vay ...................................................................13
2.1.2.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng ........................................................................14
2.1.2.5. Căn cứ vào mức độ rủi ro...............................................................................14
2.1.3.

Chất lượng tín dụng .......................................................................................15

2.1.3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tn dụng ........................................15
2.1.3.2. Nội dung chủ yếu đánh giá chất lượng tn dụng quỹ tn dụng nhân dân ............17
2.1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tn dụng.......................................................18
2.1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ........................................23


2.1.4.1. Nhân tố khách quan .......................................................................................23
2.1.4.2. Nhân tố thuộc về khách hàng .........................................................................24
2.1.4.3. Nhân tố thuộc về phía quỹ tn dụng nhân dân cơ sở........................................25
2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................28

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ..............................................28

2.2.2.

Thực tế tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam .....................................32

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ...............................................37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn...............................................................37

3.1.3.


Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân Lê Thanh ...............................................39

3.1.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tổ chức bộ máy ...........................................39
3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ..........................................................48
3.2.

Phương pháp ngiện cứu .................................................................................51

3.2.1.

Phương pháp chọn mẫu..................................................................................51

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................51

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................53
4.1.

Thực trạng hoạt động tn dụng của quỹ tín dụng nhân DÂN LÊ
THANH.........................................................................................................53

4.1.1.

Quy trình cấp tn dụng của quỹ ......................................................................53


4.1.2.

Kết quả hoạt động tn dụng của Quỹ ..............................................................55

4.1.2.1. Công tác huy động vốn ..................................................................................55
4.1.2.2. Tình hình công tác cho vay ............................................................................61
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

iv


4.2.

Thực trạng chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến
chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh...................................68

4.2.1.

Thực trạng chất lượng tín dụng ......................................................................68

4.2.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn ............................................................................................68
4.2.1.2. Tỷ lệ nợ xấu...................................................................................................68
4.2.1.3. Hiệu suất lưu động.........................................................................................70
4.2.1.4. Chỉ têu tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ cho vay .................................................70
4.2.1.5. Hiệu suất sử dụng vốn ...................................................................................71
4.2.1.6. Trình độ chuyên môn cán bộ, nhân viên.........................................................72
4.2.1.7. So sánh một số sản phẩm tn dụng cá nhân của quỹ tn dụng nhân dân
Lê Thanh với một số tổ chức tín dụng trong huyện ........................................73
4.2.2.

4.2.2.1.
4.2.2.2.
4.2.2.3.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.4.
4.4.1.
4.4.1.1.
4.4.1.2.
4.4.2.
4.4.2.1.
4.4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................................
7675
Yếu tố chủ quan.........................................................................................
7675
Yếu tố khách quan .....................................................................................
7877
Đánh giá của cơ quan chuyên môn và chính quyền ....................................
7978
Đánh giá chung về chất lượng tn dụng ......................................................
8079
Những kết quả đạt được .............................................................................
8079
Những mặt hạn chế ....................................................................................
8180
Nguyên nhân .............................................................................................

8180
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân lê thanh .......
8281
Định hướng hoạt động tín dụng của Quỹ....................................................
8281
Định hướng hoạt động tín dụng..................................................................
8281
Định hướng phát triển tn dụng ..................................................................
8483
Giải pháp ...................................................................................................
8483
Giải pháp liên quan đến Quy trình tn dụng ................................................
8483
Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau vay, thanh lọc khách hàng và xử lý nợ

có vấn đề ...................................................................................................
8685
4.4.2.3. Định hướng lựa chọn khách hàng tiềm năng và chiến lược cơ cấu sản
phẩm .........................................................................................................
8786
4.4.2.4. Cơ cấu lại dư nợ ........................................................................................ 8887
4.4.2.5. Tăng tính liên kết hệ thống.........................................................................
8887
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

v


4.4.2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt
động tín dụng............................................................................................. 8887

4.4.2.7. Tăng cường các loại hình huy động vốn .....................................................

9089

4.4.2.8. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư hiện đại hóa công nghệ....... 9190
4.4.2.9. Tăng cường trao đổi nắm bắt thông tin quản lý với cơ quan chính quyền .......... 9291
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9392
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 9392

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 9493

5.2.1.

Ngân hàng Nhà nước ................................................................................. 9493

5.2.2.

Kiến nghị với Hiệp hội Quỹ tn dụng nhân dân .......................................... 9493

Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 9594

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACCU

Hiệp hội các liên đoàn tn dụng Châu á

CBTD

Cán bộ tín dụng

CHLB

Cộng hòa liên bang

DSCV

Doanh số cho vay

HTX

Hợp tác xã

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

LDR


Hiệu suất sử dụng vốn

NHHT

Ngân hàng hợp tác

NHHTX

Ngân hàng hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại



Quyết định

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

QTDTW

Qũy tín dụng trung ương


TCTD

Tổ chức tín dụng

TDND

Tín dụng nhân dân

TDTW

Tín dụng trung ương

TGTC

Trung gian tài chính

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Tr.đ

Triệu đồng

TV

Thành viên

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


vii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự và khách hàng

42

Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn của quỹ tn dụng nhân dân Lê Thanh 2013 - 2015

48

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh quỹ tn dụng nhân dân Lê Thanh 2013 -2015

50

Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn tại

57

Bảng 4.2. Kết quả huy động theo địa bàn hoạt động

59


Bảng 4.3. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn vay

61

Bảng 4.4. Cơ cấu tín dụng theo muc đích sử dụng

64

Bảng 4.5. Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo

67

Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay năm 2013 – 2015

68

Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ xấu cho vay thành viên các năm 2013 – 2015

69

Bảng 4.8. Chỉ têu vòng quay vốn tn dụng các năm 2013 – 2015

70

Bảng 4.9. Chỉ têu tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ cho vay các năm 2013 – 2015

71

Bảng 4.10. Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm 2013 – 2015


72

Bảng 4.11. Trình độ cán bộ nhân viên quỹ

72

Bảng 4.12. So sánh sản phẩm dich vụ với một số quỹ trong huyện

74

Bảng 4.13. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

75

Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của khách hàng qua các năm 2013 – 2015

76

Bảng 4.15. Kế hoạch hoạt động năm 2016

82

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

viii


DANH MỤC HÌNH
Tên hình


Trang

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức quỹ tín dụng nhân dân Lê Thanh

40

Hình 4.1. Quy trình cấp tín dụng

53

Hình 4.2. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn năm 2013

62

Hình 4.3. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn năm 2014

62

Hình 4.4. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn năm 2015

62

Hình 4.5. Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng năm 2013

64

Hình 4.6. Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng năm 2014

65


Hình 4.7. Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng năm 2015

65

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

ix


Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nội dung chủ yếu của đề tài
Bản chất của quỹ tín dụng nhân dân là một ngân hàng thu nhỏ hoạt động
trên động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, hoạt động với quy mô nhỏ và tềm ẩn
nhiều rủi ro. Hoạt động cho vay là sự sống còn và phát triển của quỹ tn dụng nhân
dân, phụ thuộc vào vấn đề chất lượng tn dụng. Chính vì vậy, việc đi sâu đánh giá
thực trạng và phân tch các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tn dụng. Tìm ra các
hạn chế nguyên nhân của các hạn chế, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tn dụng, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tễn sẽ góp phần đảm
bảo cho quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch. Đây là phương pháp trước tên
tến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó đang quan sát
Thu thập các số liệu tổng hợp trên báo cáo, tổng hợp thống kê, sách, báo, tạp
chí liên quan.... và những văn bản có liên quan của các cơ quan chuyên môn đến hoạt
động tài chính quỹ Tín dụng nhân dân.
Điều tra thống kê, đối tượng điều tra được lựa chọn là nhân viên quỹ tn dụng nhân

dân Lê Thanh, hộ sản xuất kinh doanh vay vốn cá nhân có sử dụng dịch vụ của Quỹ.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để phân tích
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của quỹ tn dụng nhân dân
Lê Thanh đề tài đã thu được những kết quả nhất định đó là: Các cơ sở lý luận và thực
tễn về nâng cao chất lượng tn dụng tại quỹ tn dụng nhân dân Lê Thanh, thông qua các
khái niệm, đặc điểm, vai trò. Nội dung hoạt động nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng, những tồn tại hạn chế, tm ra những nguyên nhân của tồn tại hạn
chế từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ
Thứ nhất, cần quan tâm đến công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay, thanh lọc khách hàng và xử lý nợ xấu, tến hành cơ cấu lại nợ.
Thứ hai, cần tăng cường các loại hình huy động nguồn vốn, tăng tnh liên kết
hệ thống.
Thứ ba, cần quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư hiện đại hóa công
nghệ.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây cần phải có sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước về chủ trương định hướng, về chính sách đặc biệt là Ngân hàng
nhà nước và chính quyền địa phương ,có như vậy mới giúp được các quỹ tn dụng nhân
dân hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững góp phần thực hiện thắng
lợi chủ trương của Đảng về ưu tên phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
x

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


THESIS ABSTRACT
The major contents of the subject.
The nature of the People’s Credit Fund is a thumbnail bank operating in the
agricultural and rural localities, small-scale operations and potential risk. Lending is the
survival and development of People’s Credit Fund, depending on the credit quality
problems.Therefore, the depth assessing

the situaton and analyze the factors affectng credit quality. Finding out the
limitatons, the cause of the restrictons, so that the set of measures to improve credit
quality, systematization of the theoretcal issues and practices will help ensure
People’s Credit Fund operate safely, effectvely and sustainably.
The theme is used the quota sampling method.This is the first method to conduct
overall disaggregated according to a certain criteria being observed.
Collecting the data compiled in the report, aggregate statstics, books, newspapers, and
magazines related….and the relevant documents of the specialized agencies to finance
activites of People’s Credit Fund.
Statstical survey, respondents were selected as staff of Le Thanh People’s Credit
Fund, businessman that loans and uses the services of credit
funds. Using descriptve statstcs, comparatve statstcs for
analyse.
Through studying the status of credit actvites of Le Thanh People’s Credit Fund
has obtained subject certain results

were: The theoretical basis and the practices

of credit quality improve in Le Thanh People’s Credit Fund, through the concepts,
characteristcs and role. Operation contents identified factors affectng the quality
of credit, the limitations, to find out the causes of the limitations so that giving
the solutons to improve the quality of People’s Credit Fund.
Fisrtly, regardless of the inspectaton before, during and after the loan, purify the
customer and conduct the bad debt, debt restructuring conducted.
Secondly, the forms of capital mobilizaton should be strengthened, the system
link should be increased .
Thirdly, manpower needed to be trained and technology modernization
should be invested.
Hower, to implement the above measures well, the Party and the State should care
bout the policy orientatons and policies especially the


Natonal Bank and the local

authorities. This will help People’s Credit Funds operate safely, effectively, sustainable
development

contributng to successful implementaton of the Party’s policies on

development priorities on argriculture, farmers and rural areas.
xi

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện có hiệu quả định hướng về tếp tục đổi mới phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn, Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày
27 tháng 7 năm 1993 cho phép triển khai đề án thí điểm thành lập quỹ tn dụng
nhân dân, nhằm xây dựng một hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn khu
vực nông thôn. Ngày 10/10/2000 Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 57 – CT/TW về
củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tn dụng nhân dân (QTDND). Để
thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển này, việc ra đời một định chế tài
chính phù hợp, lấy mục têu tương trợ cộng đồng là chính trên địa bàn
nông nghiệp nông thôn Việt Nam là hết sức cần thiết, đáp ứng thiết thực nhu
cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội cho người dân nông thôn. Nhiệm vụ
quan trọng là huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư
trên địa bàn nông thôn để tạo nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất nông
nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề truyền thống trong khu vực kinh tế nông
thôn.

Hiện nay, mô hình QTDND đang được tiếp tục phát triển tại các tỉnh, thành
phố và hoạt động của các QTDND cơ sở đã giúp các hộ gia đình mở rộng sản
xuất, kinh doanh, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, giải quyết nhiều công
ăn việc làm cho thành viên, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đại bộ phận thành viên đều
thể hiện vai trò trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động của QTDND,
chấp hành nghiêm túc các quy định, chế độ và ý thức xây dựng QTDND. Số lượng
QTDND hoạt động tốt ngày càng tăng, số QTDND hoạt động yếu kém ngày càng
giảm đi.Theo kết quả tổng kết đánh giá tới thời điểm tháng 30/06/2015 của
Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) toàn quốc có 1.146 QTDND cơ sở hoạt động
trên
56/63 tỉnh, thành phố với 2.831 xã phường thị trấn trên có gần 2,3 triệu
thành viên là các hộ gia đình chủ yếu ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
Theo số liệu của Ban Kinh tế Trung ương, đến 30/06/2015, tổng nguồn vốn
hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước lên tới 73.790 tỷ
đồng. Như vậy tnh trung bình nguồn vốn của mỗi quỹ tín dụng nhân dân là 64 tỷ
đồng phục vụ gần 2.000 thành viên đại diện cho hộ gia đình, nếu sử dụng hiệu
quả con số 64 tỷ này ở mỗi địa phương sẽ có vai trò to lớn trong hỗ trợ phát
triển sản
1

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


xuất, kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo trên các địa bàn này.
Tuy nhiên thực tế hiện nay do đặc thù của mình các QTDND có quy mô
nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, năng lực quản lý còn bất cập, hoạt động cơ
bản là chỉ huy động vốn cho vay nên nhiều QTDND vẫn chưa kết nối được với
các cấp chính quyền địa phương do vậy hiệu quả hoạt động chưa cao. Đặc biệt
trong quá trình hoạt động của mình do đặc trưng của những địa phương khác

nhau nên sẽ phát sinh những khó khăn khác nhau để giải quyết được những khó
khăn này cần căn cứ vào những đặc trưng riêng của các địa phương này.
Lê Thanh là xã vùng trung của huyện Mỹ Đức, TP Hà Hội là một xã thuần
nông. Thu nhập chính của nhân dân trong xã là chăn nuôi và sản xuất
nông nghiệp, không có ngành nghề phụ cũng không phải là trung tâm kinh
tế của huyện. Nhu cầu về vốn trên địa bàn chủ yếu là cho sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi. Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có sáu quỹ tín dụng nhân dân đang
hoạt động trong đó QTDND Lê Thanh là Quỹ có phạm vi hoạt động rộng nhất
phục vụ nhu cầu tn dụng cho ba xã Lê Thanh, Hồng Sơn, Xuy Xá. Năm
2014 với việc QTDND Phùng Xá mất khả năng thanh khoản làm ảnh hưởng
đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của QTDND trong vùng nói chung,
cũng như QTDND Lê Thanh nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của QTDND trong tương lai tôi quyết định
lựa chọn vấn đề QTDND Lê Thanh làm luận văn thạc sỹ của mình. Đề tài được
thực hiện tại địa bàn Huyện Mỹ Đức với tiêu đề: “Nâng cao chất lượng tín dung
tại Quỹ Tín dụng nhân dân Lê Thanh- huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng,
đánh giá chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đồng thời tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tễn về chất lượng
tn dụng và nâng cao chất lượng tn dụng tại quỹ tín dụng nhân dân.
Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của QTDND Lê Thanh và phân
tch các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Quỹ trên địa bàn.
2

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt



Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn trong
hoạt động tn dụng của QTDND Lê Thanh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tn dụng
của quỹ tn dụng nhân dân.
Chất lượng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
của QTDND Lê Thanh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân Lê Thanh
trên phạm vi 3 xã Lê Thanh, Hồng Sơn, Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện trong thời gian: từ 03/2015 đến 05/2016.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung phân tch hoạt động kinh
doanh và chất lượng tín dụng tại QTDND Lê Thanh chủ yếu trong giai đoạn
2013 – 2015.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Phạm vi nội dung của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung như
công tác tổ chức, quản trị điều hành, công tác huy động vốn và cho vay vốn, kết
quả kinh doanh. Đề tài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tn dụng cho vay nghiên
cứu việc vay và sử dụng vốn của các thành viên, khách hàng hộ sản xuất kinh
doanh có quan hệ tín dụng với QTDND Lê Thanh.

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân
2.1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm tín dụng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, tuy nhiên một cách chung
nhất có thể hiểu, tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó
một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian
nhất định, đồng thời bên nhận tền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và
lãi cho bên chuyển giao tền hoặc tài sản với điều kiện theo thời hạn đã thoả
thuận.
Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của 3 yếu tố chính là: Lòng
tin, thời hạn của quan hệ tín dụng, sự hứa hẹn hoàn trả. Từ đó có thể rút ra
3 đặc trưng của tín dụng: (1) Đây là quan hệ chuyển nhượng mang tnh tạm
thời; (2) Có tnh hoàn trả; (3) Là quan hệ dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người
cho vay và người đi vay.
Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là sản phẩm của một quá trình vận động và
phát triển của mô hình tổ chức tn dụng hợp tác. Đó là tổ chức của nhóm những
người có cùng cảnh ngộ, muốn cùng thực hiện một công việc chung nhất định
nào đó với chính những lợi ích, quyền lợi của họ. Các nhóm tín dụng hợp tác
ra đời từ khi xã hội loài người chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế hàng hóa, khi có sự phân công lao động chuyên môn hóa bắt đầu hình
thành và cũng là thời điểm con người dần được giải phóng khỏi chế độ nô lệ và
được tự do hành nghề tự do kinh doanh sản xuất.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, điều 4 thì quỹ tn dụng nhân dân
được hiểu như sau:
“Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân
và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện
một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này và của luật hợp tác

xã nhằm
4

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời
sống”.
Quỹ tn dụng nhân dân cơ sở
Là một loại hình tổ chức tn dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục têu
chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, hoạt động của QTDND phải
bảo đảm bù đắp chi phí và có tch luỹ để phát triển. Mỗi QTDND cơ sở là một
đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng, thành
viên.
Khái niệm Chất lượng
Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS
9000:2000, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng
của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".
Chất lượng tín dụng của quỹ tn dụng nhân dân
Có thể hiểu, chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở chính là sự đáp ứng yêu
cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự
tồn tại phát triển của QTDND cơ sở và tạo ra hiệu quả xã hội. Chất lượng tn
dụng là một khái niệm vừa mang tnh cụ thể, vừa mang tính trừu tượng.
Tính cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng có thể
lượng hoá được (nợ quá hạn, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tn dụng…).
Tính trừu tượng thể hiện qua khả năng lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng, uy

tín của QTDND cơ sở và mức độ tác động đối với nền kinh tế.
Trên cơ sở đó khi cho vay QTDND cơ sở phải tnh toán cân nhắc vừa đảm
bảo không vi phạm Luật Ngân hàng vừa giải quyết được đầu ra của mình. Điều
này đòi hỏi QTDND cơ sở phải nghiên cứu thẩm định khách hàng kỹ càng trước
khi cho vay, nắm bắt được thông tin của khách hàng, hiểu được tình hình
sản
xuất kinh doanh, khả năng tài chính của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất ra
cũng phải là những hàng hoá mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là mọi loại
hàng hoá sản xuất ra đều phải có chất lượng. Chất lượng của bất kỳ một loại
hàng hoá nào cũng đều được thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó. Muốn tạo ra
được những
5

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


loại hàng hoá mang giá trị sử dụng cao thì đòi hỏi người sản xuất ra chúng phải
trả lời được 3 câu hỏi quan trọng. Đó là: Sản xuất ra cái gì? Cho ai cần chúng và
sản xuất như thế nào? Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng là sự
phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá
nào đó" hay "Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn
nhu cầu khách hàng".
Từ những nhận xét như vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng QTDND
cơ sở là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát
triển Quỹ và mục têu phát triển kinh tế -xã hội.
Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào, doanh nghiệp muốn đứng vững
trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện nâng cao chất lượng là điều tất
yếu. QTDND cơ sở là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Quỹ tn dụng nhân dân
kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các

dịch vụ khác. Trong các hoạt động của QTDND cơ sở thì hoạt động tín dụng là
hoạt động quan trọng nhất. Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 85-95% doanh
thu, mang lại nhiều lợi nhuận nhất song cũng đồng nghĩa chứa đựng mức độ
rủi ro cao nhất QTDND cơ sở là doanh nghiệp đặc biệt, cũng hạch toán kinh
doanh độc lập, mục tiêu cuối cùng cũng là lợi nhuận. Chính vì vậy, chất lượng tín
dụng có tnh quyết định đến hiệu quả kinh doanh của QTDND cơ sở. Vậy để có
thể đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm bảo
đảm Quỹ kinh doanh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì chúng ta
cần đưa ra khái niệm chung về chất lượng tn dụng.
Các nhà Kinh tế học nói đến “chất lượng” bằng nhiều cách khác nhau “Chất
lượng là sự phù hợp với mục đích và sử dụng”, là “một trình độ dự kiến về độ
đồng đều và độ tn cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”.
Theo Hiệp hội têu chuẩn hóa Pháp (TC NFX – 104) thì “Chất lượng là
năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng”. Như vậy chất lượng tn dụng hiểu một cách đơn giản là “hiệu quả
của việc cho vay mang lại, là khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả vốn gốc lẫn
lãi theo dự định”, nghĩa là chất lượng tn dụng được biểu hiện thông qua hiệu
quả của khoản tài trợ và khả năng thu gốc và lãi. Đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận,
chất lượng tín dụng càng cao khi hiệu quả và khả năng thu nợ càng cao và ngược
lại. Hoạt động tn dụng rất đa dạng, gắn với nó là chất lượng tn dụng của các
khoản
6

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


tn dụng trung dài hạn hay ngắn hạn. Chất lượng tn dụng xem xét theo đối
tượng tn dụng là tài sản cố định hay lưu động; chất lượng tín dụng xem xét
theo mục
đích tài trợ là thương mại, sản xuất hay tiêu dùng...

Tóm lại, để đảm bảo chất lượng tn dụng của mình thì khi cho vay QTDND
cơ sở phải tuân thủ luật pháp, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng tn dụng của
mình. Điều này đòi hỏi Quỹ phải nâng cao năng lực thẩm định khách hàng
kỹ càng trước khi cho vay, thông qua đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của họ. Vốn vay phải thực hiện
đúng chỗ, đúng lúc, thực sự thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có lãi, đúng chính
sách của nhà nước và phù hợp pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm nguyên
tắc hoàn trả tền gốc và lãi được hoàn trả đúng ngày giờ không vi phạm hợp
đồng. Đó chính là cơ sở đảm bảo chất lượng tn dụng. Như vậy chất lượng tín
dụng là bắt nguồn từ hai phía QTDND cơ sở và khách hàng vay vốn.
2.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân
* Đặc điểm của tn dụng
+ Thứ nhất, tín dụng là dựa trên cơ sở lòng tin.
+ Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn.
+ Thứ ba, tn dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
+ Thứ tư, tn dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro.
+ Thứ năm, tín dụng dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.
* Đặc điểm cơ bản của Quỹ tn dụng nhân dân cơ sở
Thứ nhất, QTDND cơ sở là do những người lao động sản xuất cùng nhau
góp vốn thành lập và hoạt động với mục tiêu hợp tác giúp đỡ tương trợ giữa các
thành viên hỗ trợ nhau nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh và cải thiện đời sống. Thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là khách
hàng của QTDND. Do vậy để đảm bảo bình đẳng trong việc hỗ trợ tất cả các
thành viên, QTDND phải được tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế HTX
để mọi thành viên đều được quyền tham gia quản lý, kiểm tra giám sát hoạt
động và quyết định mọi vấn đề một cách dân chủ.
Thứ hai, QTDND do các thành viên cùng nhau góp vốn thành lập với mục
têu là được cung cấp các dịch vụ một cách thuận tện, thường xuyên và ổn định
với giá cả hợp lý. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày
7


Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


càng gay gắt, để duy trì khả năng cạnh tranh của mình thì trong quá trình hoạt
động, các QTDND vừa phải đảm bảo trang trải các chi phí đã bỏ ra, vừa phải
đảm bảo có tích luỹ với quy mô ngày càng lớn để phát triển; qua đó thực hiện
tốt mục tiêu hỗ trợ thành viên được lâu dài, với điều kiện ngày càng thuận lợi
hơn, chất lượng tốt hơn và chi phí hợp lý hơn.
Thứ ba, địa bàn hoạt động của QTDND chủ yếu ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Các thành viên chủ yếu là những người nghèo, sản xuất kinh doanh
nhỏ nên khả năng góp vốn cũng như vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
còn hạn chế; quy mô hoạt động của QTDND thường rất nhỏ so với các loại
hình tổ chức tn dụng (TCTD) khác.
QTDND cơ sở hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các
thành viên ở khu vực nông nghiệp - nông thôn là nơi mà sản xuất, kinh
doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời
vụ, thiên tai,...); Trong khi đó quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các
QTDND thường nhỏ, trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân viên còn hạn chế. Vì
vậy, QTDND là loại hình TCTD thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro và
cũng dễ xảy ra đổ vỡ hơn so với các loại hình TCTD khác.
Thứ tư, không chỉ có vậy, do hoạt động trong lĩnh vực tền tệ, tín dụng
là lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố tâm lý và nhiều
nhân tố khách quan, chủ quan khác nên khi đối mặt với những nguy cơ đổ
vỡ, việc khắc phục đưa QTDND trở lại hoạt động bình thường gặp rất nhiều
khó khăn. Tuy các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động trên
địa bàn ở nhiều vùng địa phương khác nhau nhưng lại có cùng tên gọi, chung
một biểu tượng và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng tự
bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Do đó, khi có một QTDND gặp khó khăn
thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền là rất cao, nếu không có giải pháp
xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là khó tránh khỏi.

Thứ năm, để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển nhằm hỗ trợ lâu dài
cho các thành viên trong điều kiện kinh tế thị trường của các QTDND cơ sở thì
cần phải thiết lập một cơ chế liên kết hệ thống chặt chẽ nhằm phát huy được
các ưu điểm, lợi thế vốn có, lại vừa khắc phục được những nhược điểm cố hữu
mà mỗi QTDND không thể tự giải quyết được. Hệ thống liên kết này phải được
vận hành một cách đồng bộ thông qua cơ chế liên kết kinh tế giữa các đơn vị cấu
thành của
8

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


bộ phận trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên là QTDND cơ sở - QTDND
Trung ương và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính hỗ trợ. Mặt khác, thông
qua tổ chức liên kết phát triển hệ thống có chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi,
định hướng phát triển, cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tn, thực hiện
kiểm toán, quản lý Quỹ an toàn và đào tạo nguồn nhân lực cho toàn hệ thống
QTDND. Tổ chức liên kết phát triển hệ thống tuy không trực tếp tến hành các
hoạt động kinh tế nhưng có chức năng hỗ trợ cho các thành viên (nhất là đối
với QTDND cơ sở) cũng như toàn hệ thống có khả năng phát triển an toàn và bền
vững.
2.1.1.3. Vai trò, chức năng
Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế
+ Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên
tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh
tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối
giữa tết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tết kiệm đồng thời là phương
tện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những

nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy
tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tến
bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
+Thứ hai, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của Qũy là tập trung vốn tền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở
đó cho vay các đơn vị hộ sản xuất kinh doanh.
+ Thứ ba, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển
và ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp Nhà nước đã tập trung tn
dụng để tài trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, từ đó tạo điều kiện phát
triển các ngành khác.
Đặc trưng cơ bản của vốn tn dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và
có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu
quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các Hộ thành viên khi sử dụng vốn tn
dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản
xuất, tăng
9

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
Chức năng của quỹ tín dụng nhân dân
- Quỹ tín dụng nhân cơ sở là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập,
có con dấu, bảng tổng kết tài sản và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các thành
viên và trước pháp luật về các hoạt động của mình.
- Quỹ tn dụng nhân dân cơ sở hoạt động theo Điều lệ được Đại hội toàn
thể thành viên của Quỹ thông qua và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn cấp
giấy phép hoạt động. với các chức năng sau:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế, xã hội, cho vay vốn

ngắn hạn, trung hạn đối với các thành viên của Quỹ sao cho phù hợp với
khả năng nguồn vốn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh và đời
sống của các thành viên.
- Làm các dịch vụ về tiền mặt, thanh toán trong nội bộ hệ thống Quỹ
tn dụng nhân dân theo quy chế chung và giấy phép được cấp.
- Nhận uỷ thác về cho vay, thu nợ hoặc trả các dịch vụ cho các tổ chức tn
dụng trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên và uỷ nhiệm cho các tổ chức tn
dụng khác về các hoạt động nghiệp vụ của mình .
Mặc dù có nhiều chức năng nhiệm vụ như vậy nhưng trên thực tế các
Quỹ tn dụng chưa thực hiện hết, chủ yếu thực hiện chức năng nhận tền gửi
và cho vay vốn các thành viên. Các dịch vụ của QTDND cơ sở còn nghèo nàn như
vậy một mặt là do bản thân các QTDND cơ sở cũng chưa thể đầy đủ tiềm lực
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ cán bộ nhân viên còn hạn chế. Do đó
để có thể phát triển hơn nữa thì các QTDND cơ sở cần phải không ngừng hoàn
thiện mình.
2.1.1.4. Nguyên tắc của quỹ tn dụng nhân dân
* Các nguyên tắc tín dụng của quỹ tín dụng cơ sở
Theo Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ (2001)
về tổ chức và hoạt động tín dụng thì nguyên tắc hoạt động của QTDND gồm:
Thứ nhất, Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức kinh tế hợp tác do
các thành viên tự nguyện thành lập để hỗ trợ các thành viên được tiếp cận
với các dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện với giá cả hợp lý để
nâng cao hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh sản xuất nâng cao đời sống
cho thành viên. Vì vậy, các thành viên đều có thể tự nguyện gia nhập hoặc ra
khỏi QTDND
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt

10



theo quy định tại Điều lệ của QTDND; khi thành viên xét thấy QTDND là một tổ
chức có thể giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân họ thì tự nguyện
tham gia; khi không còn muốn tham gia hoặc xét thấy QTDND không tạo điều
kiện thuận lợi cho mình thì được quyền ra khỏi QTDND.
Thứ hai, với mục têu hoạt động là phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên nhằm hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu quả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Để đảm bảo mục têu
tương trợ đối với mọi thành viên thông qua các hoạt động kinh tế chung thì
QTDND phải thực hiện quản lý dân chủ và bình đẳng. Với nguyên tắc này
mọi thành viên đều có quyền tham gia quản lý kiểm tra giám sát QTDND và
có quyền ngang nhau trong biểu quyết các vấn đề của QTDND mà không phụ
thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít. So với TCTD khác QTDND là một loại hình
tổ chức kinh tế dân chủ rất đặc thù, thành viên vừa là những người đồng chủ
sở hữu lại vừa là khách hàng đây chính là khác biệt căn bản nhất của loại
hình QTDND với các loại hình TCTD khác
Thứ ba, là một tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguyện góp
vốn thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các
thành viên; Vì vậy, cũng như bất kỳ các loại hình tổ chức kinh tế khác, QTDND
cũng phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Chỉ khi
tôn trọng và được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tự chịu trách
nhiệm, thì mới đảm bảo được lợi ích của cả tổ chức hợp tác lẫn lợi ích của thành
viên và có khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường.
Thứ tư, mục tiêu chủ yếu của QTDND là tương trợ thành viên nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hỗ trợ cải thiện đời sống cho thành
viên, nên trong quá trình hoạt động, các QTDND vừa phải đảm bảo trang trải
chi phí để có tch luỹ và phát triển hỗ trợ thành viên được lâu dài với hiệu quả
ngày càng cao. Để ổn định và phát triển lâu dài QTDND cũng cần phải xử lý hài
hoà giữa lợi ích của từng thành viên và lợi ích tập thể của tất cả các thành viên.
Từ lý do trên, sau khi có lợi nhuận và làm xong nghĩa vụ nộp thuế với Nhà
nước, lãi còn lại được trích lập một phần vào các Quỹ nhằm nâng cao năng lực

tài chính của QTDND, một phần được chia theo vốn góp của các thành viên và
phần còn lại được chia cho các thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của
QTDND.
Thứ năm, mục tiêu chủ yếu của QTDND là tương trợ thành viên nâng cao
11

Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt


×