Nhận thức chung
về chiến lược "diễn biến hịa bình"
Của chủ nghĩa đế quốc
1.1. Sự hình thành và phát triển
của chiến lược "diễn biến hịa bình"
1.1.1. Sơ lược sự hình thành của chiến lược "diễn biến hịa bình" qua các thời kỳ.
Chiến lược "diễn biến hịa bình" là một chiến lược của chủ nghĩa đế quốc dựa trên sức mạnh tổng hợp,
lấy sức mạnh quân sự làm răn đe, thông qua các biện pháp phi vũ trang tác động vào tư tưởng, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, quốc phòng - an ninh nhằm lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào
độc lập dân tộc mà không cần chiến tranh. Đây là một chiến lược hết sức thâm độc và nguy hiểm được chủ
nghĩa đế quốc tìm tịi, rút kinh nghiệm và tổng kết qua nhiều thập kỷ.
a) Thời kỳ chiến tranh lạnh (từ 1946 đến 1991).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống, chiếm 35% dân số
thế giới. Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được nâng lên mạnh mẽ, thực sự là
thành trì vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Ba dịng thác cách mạng tiến cơng vào chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới, sự lớn mạnh của
các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới. Trong
bối cảnh đó đế quốc Mỹ đã coi Liên Xô là đối thủ chính trên con đường thực hiện mộng tưởng bá chủ thế
giới của mình. Tổng thống Mỹ Tru-man đã đưa ra "chiến lược ngăn chặn", sử dụng thủ đoạn cứng rắn, trong
đó coi trọng thủ đoạn quân sự để "ngăn chặn" sự bành trướng của Liên Xô, sự phát triển và mở rộng chủ
nghĩa cộng sản. Tru-man từng nói "Mỹ phải dùng quả đấm sắt và ngôn ngữ cứng rắn với Liên Xơ". Họ cho
rằng, chỉ có thực lực qn sự mạnh của Mỹ mới ngăn chặn được các nước xã hội chủ nghĩa. Con chủ bài của
thực lực quân sự Mỹ là bom nguyên tử. Theo họ bom nguyên tử khơng những có thể làm thay đổi tận gốc
cục diện chiến tranh mà cịn có khả năng xoay chuyển cả phương hướng lịch sử và nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã chứng minh "chiến lược ngăn chặn" không ngăn chặn được sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc. Nhiều người trong chính giới Mỹ thức thời tỏ ra nghi ngờ
tính "ưu việt" của chiến lược này và muốn tìm kiếm một phương thức khác chống chủ nghĩa xã hội hiệu quả
hơn.
G.Ken-nan đại diện lâm thời sứ quán Mỹ tại Liên Xô, ngày 22 tháng 12 năm 1946 đã đề nghị với Chính
phủ Mỹ dùng các biện pháp chống Liên Xơ tồn diện hơn, bao gồm: bao vây qn sự, phong tỏa kinh tế, lật
đổ chính trị. Ken-nan đề nghị sử dụng các biện pháp bổ sung thêm cho "chiến lược ngăn chặn" là "bên cạnh
việc tăng cường vũ lực và sẵn sàng sử dụng vũ lực, cần tăng cường viện trợ cho các quốc gia xung quanh
Liên Xô, kể cả các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa, cổ vũ lực lượng chống đối Liên Xô trên thế giới. Với
những đề xuất đó, Ken-nan được coi là người đề xướng các biện pháp "diễn biến hịa bình". Trên cơ sở lý
luận của Ken-nan, tháng 3 năm 1947, chính quyền Tru-man tuyên bố chính thức thực hiện "chiến lược ngăn
chặn" chủ nghĩa cộng sản. "Chiến lược ngăn chặn" sử dụng biện pháp quân sự là chủ yếu (chiến tranh xâm
lược, chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, chạy đua vũ trang...). Kết hợp các thủ đoạn, biện pháp khác,
trong đó "diễn biến hịa bình" là một thủ đoạn nhằm ngăn chặn sự phát triển của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu trên, chính quyền Tru-man phát động chiến tranh lạnh, đối đầu quyết liệt,
tồn diện với Liên Xơ và chiến tranh tâm lý, chạy đua vũ trang, cấm vận kinh tế, lập vành đai bao vây Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, trực tiếp can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Sử dụng viện trợ kinh tế cho Hy
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, cử nhân viên dân sự và nhân viên quân sự đến giúp các nước này duy trì sự thống trị để
các nước này khơng "ngả vào lịng cộng sản". Thực chất của các kế hoạch này nhằm "ngăn chặn" chủ nghĩa
cộng sản và buộc các nước Tây Âu ngả theo Mỹ, chịu sự chi phối của Mỹ.
Học thuyết "ngăn chặn phi vũ trang" của Ken-nan đã được hưởng ứng, tán dương, bổ sung của các học giả
tư sản và tập đồn thống trị Mỹ. Tiếp đó, A-kin-sơn đề ra "chủ nghĩa dân chủ cá nhân", Ken-nơ-đi "Gieo hạt
giống tự do trong kẽ nứt tấm màn thép".
Như vậy, ý tưởng "diễn biến hịa bình" đã được bổ sung và trở thành biện pháp của chiến lược "ngăn
chặn" của đế quốc Mỹ. Theo E.Đa-lét, ngoại trưởng Mỹ (1953-1959), "ngăn chặn và giải phóng" là phương
pháp hịa bình, có nghĩa là: Lấy uy hiếp quân sự làm hậu thuẫn để tập trung xâm nhập về chính trị, kinh tế, tư
tưởng, văn hóa đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khiến các nước này tan rã từ bên trong, "rút ngắn tuổi thọ
của chủ nghĩa cộng sản". Tháng 12 năm 1957, Tổng thống Ai-xen-hao (1953-1960) tuyên bố Mỹ sẽ "giành
thắng lợi bằng hịa bình", chính thức coi "diễn biến hịa bình" là chiến lược để lật đổ các nước xã hội chủ
nghĩa. Năm 1955, Ai-xen-hao tuyên bố mục tiêu của chiến lược "diễn biến hồ bình" là đọc lời cáo chung
cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản bên thềm thế kỷ XXI.
Tiếp tục tư tưởng của những người tiền nhiệm, trước khi lên nắm quyền tổng thống, Ken-nơ-đi đã từng
tuyên bố (trong diễn văn đọc tại thượng viện Mỹ ngày 10-8-1957): "Giải phóng hoặc diễn biến hịa bình
đương nhiên là rất tốt... nhưng Quốc vụ Khanh vẫn chưa đưa ra được những bước đi cụ thể cùng những bước
đi quan trọng". Và họ cho rằng, cần coi trọng những biện pháp cụ thể như: gia tăng tiếp xúc, trao đổi văn
hóa, khoa học, giáo dục...; sử dụng các biện pháp, một cách linh hoạt, cụ thể hơn bằng viện trợ kinh tế, mở
rộng buôn bán, du lịch, báo chí, kỹ thuật, thúc đẩy tự diễn biến.
Khi đắc cử tổng thống Mỹ, bài diễn văn đầu tiên về tình hình trong nước (ngày 21-01-1961) Ken-nơ-đi
tuyên bố: "Nước Mỹ giống như con đại bàng trên quốc huy hình lá chắn của tổng thống, chân phải của nó
cắp cành ơ liu còn chân kia cắp mũi tên, phải coi trọng cả hai chân như nhau" và giải thích "trong đối kháng
với Liên Xô, một mặt phải giữ thái độ cứng rắn, nhưng mặt khác cũng phải thử xem liệu chúng ta có thể tìm
thấy một số cung cách trao đổi ý kiến nào đó được khơng".
Để thực hiện chính sách "đi hai chân", Ken-nơ-đi đã một mặt thực hiện chính sách cứng rắn bao vây, cấm
vận, chống đối, chiến tranh cục bộ... mặt khác đề xướng "liên minh vì sự tiến bộ". Theo Ken-nơ-đi: "Dưới
ngọn cờ hịa bình có thể giành được mọi thứ trên bàn đàm phán với Liên Xô và làm gay gắt thêm mâu thuẫn
Xô - Trung để từ đó tăng cường kiềm chế Trung Quốc".
Thời kỳ (1969-1980) Mỹ suy yếu, nhất là sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng,
suy yếu nghiêm trọng, mất ưu thế quân sự, bị Liên Xô đuổi kịp và vượt một số mặt về kinh tế, hội chứng
Việt Nam tác động sâu sắc đến nhiều mặt đời sống xã hội Mỹ. Trong khi đó, phong trào giải phóng dân tộc
phát triển mạnh mẽ (1976-1981 có 21 nước giành được độc lập). Trước tình hình đó Ních-xơn cho rằng:
"Diễn biến hồ bình" khơng thể nơn nóng, khơng thể hoàn thành trong mấy chục năm mà phải trong nhiều
thế hệ và chủ trương khuyến khích "tự diễn biến" trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa, làm cho thơng tin
phương Tây "như dịng nước xói vào và tan rã chế độ cộng sản". Trong cuốn sách "1999, chiến thắng khơng
cần chiến tranh", Ních-xơn cho rằng: "Làm dịu quan hệ Đông - Tây sẽ làm cho phương Đông xuất hiện sự
phân hố lớn hơn. Tình hình căng thẳng sẽ càng củng cố thêm độc tài. Làm dịu bớt căng thẳng sẽ làm cho
chế độ độc tài yếu đi. Không ai phủ nhận chính sách hồ dịu những năm 70 của chúng ta đã thúc đẩy sự trỗi
dậy mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của phong trào công đồn đồn kết ở Ba Lan". Ních-xơn cịn khẳng định:
"Mở chiến trường tư tưởng, tuyên truyền tự do, dân chủ và quan niệm giá trị theo kiểu Mỹ phải nắm lấy vấn
đề nhân quyền, nắm vững cuộc đấu tranh về hình thái ý thức, phải mở rộng giao lưu với các nước xã hội chủ
nghĩa để nó chịu ảnh hưởng và chịu tác động của phương Tây. Làm như vậy, thậm chí ngay cả các nhân vật
lỗi lạc của Đảng cộng sản cũng khó mà chống đỡ nổi. Đến lúc đó nó sẽ gieo hạt giống tư tưởng, những hạt
giống này sẽ kết thành nụ hoa của diễn biến hòa bình".
Thời kỳ (1981-1988) chính quyền Ri-gân, Mỹ khơi phục kinh tế quân sự và vị thế quốc tế, tăng cường
sức mạnh trên một số mặt. Các nước tư bản khác cũng vượt qua khủng hoảng, sản xuất bắt đầu phát triển.
Trong khi đó các nước xã hội chủ nghĩa do duy trì quá lâu cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, dồn sức chạy
đua vũ trang... do vậy, nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế phải cải tổ, cải
cách, đổi mới để tháo gỡ. Một số nước nóng vội, chủ quan, không tôn trọng quy luật khách quan đã phạm sai
lầm trong cải tổ, cải cách, làm cho tình hình càng trở nên khó khăn phức tạp hơn. Ngồi ra, do sự phát triển
mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra xu thế quốc tế hóa nền kinh tế. Trước tình thế và thời
cơ đó, Mỹ từng bước điều chỉnh chiến lược xác lập vai trò của Mỹ trên thế giới, chiến lược "diễn biến hịa
bình" tiếp tục được hoàn thiện.
Khi điều chỉnh chiến lược, Mỹ ngầm đánh vào bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời nghi binh
chiến lược, tích cực tuyên truyền chạy đua vũ trang, kéo qn đội Liên Xơ ra ngồi, chạy theo đối phó với
"nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực, tồn cầu", loại được cơng cụ sắc bén của Đảng Cộng sản
Liên Xô, đặc biệt là loại được KGB ra khỏi cuộc "chiến tranh ngầm" đang diễn ra gay gắt trong lòng chế độ
xã
hội
chủ
nghĩa.
Lợi
dụng
cải
tổ,
cải
cách
của các nước xã hội chủ nghĩa, "mở rộng dân chủ", tháng 10 năm 1982, Mỹ mở chuyên đề "dân chủ hóa các
quốc gia cộng sản", đồng thời vạch dự án "dân chủ toàn cầu" nhằm ủng hộ sự xuất hiện các lực lượng "dân
chủ" ở các nước cộng sản, tìm cách đả kích hệ tư tưởng mác-xít, đề cao "dân chủ", "tự do" phương Tây, thúc
đẩy sự hòa nhập kinh tế thế giới để lái cải tổ đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ này, Mỹ chú ý hơn đối với các "nhân tố bên trong" các nước xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng thời
cơ "diễn biến hòa bình" ở các nước Đơng Âu đã chín muồi, Liên Xơ cũng đang tiềm tàng khả năng "diễn
biến hịa bình". Sau khi khảo sát các nước xã hội chủ nghĩa năm 1983, cựu Tổng thống Ních-xơn nhận định:
"Những người cộng sản Đơng Âu đã hồn tồn mất đi lịng tin. Ngày nay, phần lớn họ đã trở thành những
người tham lam và quan liêu. Ý nghĩa và niềm tin của Đảng cộng sản bị sụp đổ... Một thế hệ những người
Đông Âu đang trỗi dậy không phải các nhà tư tưởng mà là các nhà thực tiễn cho diễn biến hịa bình".
Sau
khi
nhậm
chức
tổng
thống
Mỹ
(tháng
1
năm 1989) G.Bush (cha) đưa ra chiến lược "Vượt trên ngăn chặn". Mục tiêu của chiến lược này là đưa cuộc
chiến tranh vào trong lịng xã hội Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa khác, làm cho chúng bị xô đẩy tới
chỗ sụp đổ. Từ đây, "diễn biến hịa bình" từ ý tưởng đã trở thành chiến lược chống cộng hoàn chỉnh, là bộ
phận quan trọng nhất của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ và các thế lực phản động.
Như vậy, khi thực hiện chiến lược "ngăn chặn" và "vượt trên ngăn chặn", nhất là từ sau khi thất bại ở Việt
Nam, Mỹ nhận định rằng, dùng vũ lực để "tiêu diệt" các nước xã hội chủ nghĩa là khơng thể thực hiện được.
Vì thế, Mỹ đã tính tốn tìm giải pháp mới, từng bước thay đổi chiến lược, chuyển từ tiến công bằng sức
mạnh quân sự là chủ yếu sang tiến công bằng "diễn biến hịa bình". Từ vị trí là thủ đoạn chiến lược "ngăn
chặn", "vượt trên ngăn chặn" đã trở thành một chiến lược chống cộng hoàn chỉnh. Sử dụng chiến lược này
Mỹ đã thu được kết quả, tạo ra sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
b) Thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Sau khi tạo ra sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xơ, Mỹ có sự điều
chỉnh chiến lược "diễn biến hịa bình". Tổng thống B.Clintơn thực hiện chiến lược "can dự", thực hiện "dính
líu" vào các nước khuếch trương thanh thế của Mỹ để thúc đẩy dân chủ, mở rộng thị trường trên phạm vi
toàn thế giới. Mục tiêu của chiến lược này về cơ bản là củng cố các thiết chế chủ nghĩa tư bản ở các nước
Liên Xô cũ và Đông Âu, đồng thời tăng cường "diễn biến hịa bình" các nước xã hội chủ nghĩa còn lại cũng
như phong trào cách mạng tiến bộ của các nước trên thế giới bằng các vũ khí "dân chủ", "nhân quyền", dân
tộc, tôn giáo, thị trường tự do. Trong đó, "dân chủ" và "kinh tế thị trường tự do" được Mỹ coi là công cụ
quan trọng nhất để chuyển hóa chế độ cộng sản. "Dân chủ", theo quan điểm của Mỹ, gồm bốn nội dung cơ
bản then chốt là: đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, bầu cử tự do, tư pháp độc lập và nhân quyền. Kinh tế
thị trường tự do thì bao hàm các nội dung chủ yếu là thủ tiêu vai trò điều tiết vĩ mơ của kinh tế nhà nước, tư
nhân hóa, giải thể doanh nghiệp quốc doanh và tự do hóa mậu dịch.
Trong chiến lược "can dự" và "mở rộng" của Mỹ cần chú ý đến vấn đề "nhân quyền" và luận thuyết
hoang đường "nhân quyền cao hơn chủ quyền" của B.Clintơn. Thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" thổi
phồng "nhân quyền khơng có biên giới quốc gia", "nhân quyền khơng phải là công việc nội bộ của một
nước" và "nhân quyền không thuộc nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ". Thậm chí chúng cịn
ngang nhiên tun bố: "Những nước phi dân chủ và không quan tâm đến việc tôn trọng nhân quyền đều
không được coi là những nước có chủ quyền". Đó đúng là thứ lơgíc của kẻ cướp, là cái cớ để Mỹ thực thi
chính sách lấy mạnh chèn ép yếu, tự ý can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" đặt ngược nhân quyền lên trên chủ quyền quốc gia, đảo lộn
quan hệ căn bản giữa chủ quyền và nhân quyền. Mọi người đều biết, chỉ khi người dân của bất kỳ nước nào
có chủ quyền quốc gia mới đảm bảo nhân quyền của chính mình. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, khi đất
nước bị nô dịch, xâm lược, quốc gia mất chủ quyền thì người dân đâu có quyền làm người, mà chỉ là thân
phận nô lệ, thân phận của người dân mất nước. Chủ quyền là bất khả xâm phạm, là nhân quyền tập thể của
nhân dân trong quốc gia đó. Vì thế, thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" của Mỹ là hồn tồn hoang
đường. Thực tế, mục đích của thuyết này tuyệt đối không phải để bảo vệ nhân quyền, mà là chính trị hóa vấn
đề nhân quyền, là mượn danh nghĩa nhân quyền để thực hiện bá quyền, thực hiện "diễn biến hịa bình".
Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ không chịu vứt bỏ tư duy chiến tranh lạnh mà ngược lại cho rằng, thời cơ để
xưng bá tồn cầu đã đến, ngang nhiên hơ hào thiết lập thế giới đơn cực do Mỹ chủ đạo với một quan niệm
giá trị duy nhất của Mỹ. Và từ đó nhân quyền đã trở thành công cụ quan trọng hơn để Mỹ thực hiện mưu đồ
của mình. Biểu hiện chua chát nhất là nước nào không theo quan niệm giá trị của Mỹ thì bị Mỹ chụp mũ là vi
phạm nhân quyền, là gây thảm họa nhân đạo, từ đó lấy cớ để Mỹ thực hiện "diễn biến hịa bình" hoặc can
thiệp trắng trợn bằng quân sự.
G.Bu-sơ (con) lên làm tổng thống Mỹ (năm 2000) đã điều chỉnh chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, đến nay chiến lược đó cũng chưa định hình rõ ràng (do ảnh hưởng của sự kiện ngày 11-9 và cuộc
chiến chống khủng bố). Nhưng theo các nhà phân tích chiến lược thế giới, về cơ bản chính quyền của Tổng
thống G.Bu-sơ vẫn theo đuổi chiến lược "diễn biến hịa bình" của chính quyền tiền nhiệm B.Clintơn, tiếp tục
theo đuổi chiến lược "can dự" nhưng có sự điều chỉnh nhất định. Mỹ xác định sẽ tăng cường "dính líu" vào
các nước nhưng bằng các biện pháp "cứng rắn" hơn. Trong đó, coi trọng "đòn phủ đầu" để thực hiện cái gọi
là "chủ nghĩa quốc tế riêng của Mỹ". Mỹ tuyên bố: "Chủ nghĩa quốc tế riêng Mỹ sẽ khơng có bất cứ sự nhún
nhường nào khiến cho Mỹ phải rút lui khỏi thế giới, co về pháo đài của chủ nghĩa bảo vệ hoặc về một hòn
đảo biệt lập" (ngoại trưởng Mỹ C.Pao-oen, cuộc điều trần ngày 07-01-2001). Sau khi nước Mỹ bị tấn công
ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ ra sức lợi dụng cuộc chiến "chống khủng bố", lấy cớ "kiểm sốt việc sản xuất
vũ khí giết người hàng loạt" để tính tốn, điều chỉnh chiến lược. Đặc biệt, sau khi lơi kéo được một số nước
lớn ngả theo mình, Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo (ABM), đẩy mạnh,
nhanh việc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), thành lập "Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ", tăng chi phí
qn sự,... nhằm châm ngịi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Mỹ trực tiếp can thiệp vào nhiều nước (cả
bằng quân sự) để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời triệt để
lợi dụng vấn đề kinh tế, tôn giáo thông qua chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" để can dự sâu vào các nước,
hoặc gây áp lực để hướng lái các nước theo "quỹ đạo" của Mỹ.
Hiện nay, hệ thống xã hội chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại
vẫn tồn tại, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt. Để đạt được ý đồ thống
trị thế giới và xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đế quốc Mỹ đã điều chỉnh chiến lược tồn cầu thành
"dính líu", "khuếch trương", "can dự sớm", trong đó "diễn biến hịa bình" đã trở thành bộ phận trọng yếu
trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong chiến lược này, kinh tế được coi là "địn bẩy", chính trị tư tưởng là
"mũi nhọn" với sự "hỗ trợ" của ngoại giao và "răn đe" quân sự. "Diễn biến hòa bình" ở thời kỳ này được tiến
hành trên cơ sở trực tiếp "dính líu" với từng nước để từng bước chuyển hóa, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
cịn lại, ngăn chặn phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và kìm chế sự phục hồi, phát triển của các
cường quốc khác có khả năng thách thức vai trị bá chủ của Mỹ.
Như vậy, trong suốt q trình thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch đã trải qua ba chiến lược là: "Chiến lược ngăn chặn", "Chiến lược vượt trên ngăn chặn" và
"Chiến lược can dự và mở rộng". Mục tiêu chính trị xuyên suốt của chiến lược này là xóa bỏ chủ nghĩa xã
hội. Thủ đoạn chiến lược cơ bản là xây dựng và khai thác các lực lượng chống đối từ bên trong. Tư duy
chiến lược truyền thống giữ vị trí chi phối hành động của chủ nghĩa đế quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX là chú trọng chiến tranh xâm lược từ bên ngoài kết hợp với bạo
loạn lật đổ từ bên trong. Nhưng từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, tư tưởng xóa bỏ các nước xã
hội chủ nghĩa bằng "diễn biến hịa bình" mới thực sự chiếm vai trò chủ đạo trong tư duy chiến lược của chủ
nghĩa đế quốc. Đấu tranh chính trị và tư tưởng trở thành mặt trận nóng bỏng hàng đầu. Mỹ và các thế lực
phản động tận dụng mọi cơ hội để tạo dựng các tổ chức chính trị đối lập, phản động từ trong lịng hệ thống
chính trị các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là trong ban lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Đấu
tranh kinh tế, văn hóa có vai trị cực kỳ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị và tư tưởng. Các
vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền được sử dụng như những ngòi nổ. Trong khi đó, các lực
lượng qn sự thường được bố trí ở tuyến sau để răn đe và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động pháo hạm,
phịng ngừa, trừng phạt.
Tồn bộ quá trình hình thành và phát triển chiến lược "diễn biến hịa bình" diễn ra một cách hết sức bài
bản theo sự hoạch định, bổ sung, điều chỉnh và tổ chức triển khai của đội ngũ chiến lược gia hàng đầu cùng
hàng loạt chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ. Điều đó phản ánh sự nhất quán của chủ nghĩa đế quốc trong mục
tiêu chống cộng, đồng thời cũng biểu hiện sự tính tốn, cân nhắc rất cơng phu của nó trong từng bước đi của
cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm và đặc trưng của chiến lược "diễn biến hịa bình" của chủ
nghĩa đế quốc như sau:
"Diễn biến hịa bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ,
trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động tiến hành.
Chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc có năm đặc trưng cơ bản sau:
Một là, sử dụng các biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc
lập dân tộc.
Hai là, thông qua các "cơng cụ mềm": ngoại giao, kinh tế, văn hóa rồi đến chính trị làm sụp đổ các nước
xã hội chủ nghĩa.
Ba là, sự tác động bên ngoài tạo sự chuyển hóa, diễn biến từ bên trong, tức là sử dụng lực lượng, con
người, phương tiện của đối phương đánh phá từ bên trong nội bộ đối phương với sự hỗ trợ từ bên ngoài, làm
cho đối phương mơ hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận bản chất chủ nghĩa đế quốc, làm cho đối phương tự diễn
biến, biến đổi, suy yếu, sụp đổ nhanh chóng.
Bốn là, khơng phá hoại, hủy diệt của cải vật chất một cách rầm rộ bằng vũ lực, mà sử dụng các thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt, khôn khéo như: Mua chuộc, dụ dỗ, viện trợ nhân đạo, từ thiện, đòi mở rộng dân chủ, tự do
khơng giới hạn, thực hiện đa ngun chính trị, đa đảng... thực hiện "thẩm thấu hịa bình".
Năm là, chiến lược "diễn biến hịa bình" mang tính tồn cầu, khơng giới hạn về thời gian và không gian,
là chiến lược phá hoại toàn diện đẩy đối phương suy yếu, dẫn đến rối loạn nội bộ rồi tự sụp đổ.
1.1.2. Tình hình diễn biến hịa bình trên thế giới.
a) Lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xơ.
Trong q trình duy trì cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp và các sai lầm chủ quan khác, các nước
xã hội chủ nghĩa nói chung, các nước Đơng Âu và Liên Xơ nói riêng lâm vào tình trạng khó khăn, khủng
hoảng, phải cải tổ, cải cách, đổi mới để tháo gỡ. Một số nước mắc sai lầm trong cải cách, cải tổ như: không
tôn trọng quy luật khách quan, nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Mỹ cho rằng, chống Liên Xơ và các nước xã
hội chủ nghĩa phải tiến hành khẩn trương, nhanh chóng lợi dụng thời cơ đưa ý thức hệ của phương Tây vào
Đông Âu và Liên Xô. Bằng các "chiến lược hòa nhập", lấy giá trị phương Tây làm cơ sở "nhất thể hố châu
Âu", đưa Đơng Âu và Liên Xơ hịa nhập với Tây Âu, Mỹ và Tây Âu đã sử dụng nhiều biện pháp để "phân
hóa", tuyên truyền lừa gạt để "ly tán nhân tâm", gây hỗn loạn xã hội để "chiến thắng không cần chiến tranh"
và chúng đã đạt được mục đích đó. Sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô diễn ra theo nhiều dạng,
nhưng nhìn chung đều là hậu quả của "diễn biến hịa bình" của Mỹ và Tây Âu đối với các nước này.
- Chuyển hóa nội bộ, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua bầu cử hợp hiến ở Ba Lan và Hung-ga-ri.
+ Đối với Ba Lan: Mỹ và phương Tây đã sử dụng nhiều thủ đoạn và biện pháp phân hóa Đảng Cơng
nhân thống nhất Ba Lan; ni dưỡng và lợi dụng Cơng đồn Đồn Kết và lực lượng Thiên Chúa giáo. Gây
sức ép về kinh tế, đặt điều kiện viện trợ 3 tỷ USD nếu Ba Lan "tự do hóa" kinh tế và chính trị theo kiểu
phương Tây. Sử dụng 9 triệu người Ba Lan lưu vong lập ra đảng phái phản động để xâm nhập vào nội địa
hoạt động. Thông qua việc kích động nhà thờ và quần chúng đấu tranh địi "dân chủ", "nhân quyền", địi hợp
pháp hóa Cơng đồn Đồn Kết đồn kết. Khi Chính phủ Ba Lan chấp nhận Cơng đồn Đồn Kết, chúng tiếp
tục lấn tới, địi tổ chức tổng tuyển cử thơng qua "hội nghị bàn trịn", một bên là chính quyền của Đảng Cơng
nhân thống nhất Ba Lan và bên kia là Cơng đồn Đoàn Kết trước "trọng tài" là giáo hội Thiên Chúa giáo Ba
Lan. Chính phủ Ba Lan tiếp tục chấp nhận yêu sách đó, dẫn đến cuộc "Tổng tuyển cử" ngày 25 tháng 6 năm
1989, kết quả Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan chỉ đạt hơn 30% số phiếu nên mất vị trí lãnh đạo, Cơng
đồn Đồn Kết lập chính phủ mới.
+ Đối với Hung-ga-ri: Chủ nghĩa đế quốc đã tìm cách xâm nhập, phân hóa nội bộ Đảng Cơng nhân xã
hội chủ nghĩa Hung-ga-ri, kích động tâm lý dân tộc chống Liên Xô. Năm 1988, nội bộ Đảng, nhất là hàng
ngũ lãnh đạo cao cấp bị phân hóa sâu sắc. Nhóm phi xã hội chủ nghĩa trong Đảng đã tập hợp lực lượng trí
thức và lợi dụng bọn phản động trong Thiên Chúa giáo để kích động tâm lý dân tộc chống Liên Xơ, địi dân
chủ, đa đảng... Đặc biệt, được sự hỗ trợ từ bên ngồi, nhóm này càng lớn mạnh và gây sức ép trong Đảng.
Trước sức ép của lực lượng này, Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri phải tuyên bố giải tán để
thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa cầm quyền với đường lối chính trị theo kiểu xã hội chủ nghĩa, tự do hóa
chính trị, tự do hóa kinh tế (thực chất là đã "đổi màu"), do vậy, ngày càng suy yếu, mất lòng tin của quần
chúng. Và, cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 3 năm 1990, các đảng đối lập đã giành quyền lãnh đạo.
- Chuyển hóa bên trong, kết hợp kích động biểu tình, tạo áp lực quần chúng địi hỏi thay đổi chế độ
ở
Cộng
hòa
dân
chủ
Đức,
Tiệp
Khắc,
Bun-ga-ri,
Ru-ma-ni.
Chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động quốc tế đã kích động quần chúng đòi đa đảng, đa nguyên.
Chúng mua chuộc, tập hợp giới văn nghệ sĩ, trí thức có quan điểm phi xã hội chủ nghĩa, hình thành hàng
trăm nhóm, hội, đảng đối lập, kích động lực lượng thanh niên, sinh viên tổ chức nhiều cuộc biểu tình với quy
mơ ngày càng lớn (có cuộc hàng triệu người tham gia), lúc đầu địi tự do hóa, dân chủ hóa, tiến tới gây áp
lực địi thay đổi lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phân hóa, tranh thủ các vị lãnh đạo "cải tổ" ở địa phương sau đó
thay đổi chính quyền thơng qua "tổng tuyển cử" dưới áp lực của các cuộc biểu tình chống chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Riêng ở Ru-ma-ni, chúng sử dụng lực lượng vũ trang để lật đổ chính quyền, thành lập cái gọi là "Hội
đồng dân tộc cứu nước" "đòi" đặt Đảng cộng sản ra ngồi vịng pháp luật.
Chuyển
Liên Xơ.
hóa
bên
trong
và
bên
trên
đối
với
Các cuộc xung đột sắc tộc những năm 80 của thế kỷ XX ở Liên Xô cũng như sự sơ cứng, bảo thủ trong
đường lối và cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chạy theo chương trình SDI của Mỹ và một số
nguyên nhân khác đã làm cho Liên Xơ rơi vào cuộc khủng hoảng tồn diện, sâu sắc, phải thực hiện cải tổ,
cải cách để tháo gỡ.
Lợi dụng tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường thực hiện "diễn biến hịa bình" đối với Liên Xơ.
Tổng thống Mỹ Ních-xơn tun bố: "Cuối cùng cũng sẽ có một kẻ thắng một kẻ thua trong cuộc kình địch
Mỹ - Xô. Chúng ta không thể thắng nếu như chúng ta không cạnh tranh. Chúng ta tiếp tục tấn cơng nhưng đó
là tấn cơng bằng biện pháp hịa bình".
Chúng đã lợi dụng khó khăn của Liên Xơ để phân hóa nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xơ, chia rẽ các nước
cộng hịa trong Liên bang Xơ-viết, hướng lái cải tổ, cải cách ra khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Từ những địn tiến cơng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế trong ban lãnh đạo
Đảng cộng sản, lực lượng kiên định ngày càng mất vị trí, lực lượng "cơ hội", "cấp trên" ngày càng chiếm ưu
thế và có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng. Từ 1987, lực lượng đối
lập lớn mạnh, cái gọi là chính sách "cơng khai" và "đa ngun chính trị" được quảng bá rộng rãi, làm xuất
hiện các "mặt trận" ("mặt trận nhân dân", "mặt trận toàn dân"). Ở nhiều nước cộng hịa thuộc Liên bang Xơviết đã thơng qua lực lượng đối lập bôi nhọ lịch sử Liên Xô, liên tục tổ chức mít tinh, biểu tình địi thay đổi
chính sách ở Liên Xơ. Năm 1990 Đảng Cộng sản Liên Xơ bị phân hóa thành hơn 20 phe, nhóm với nhiều xu
hướng chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau... Đảng Cộng sản Liên Xô từng bước biến chất, tê liệt, từ
một Đảng tiên phong lãnh đạo trở thành một Đảng nghị trường, mang màu sắc chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ
nghĩa thực dụng, từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, thừa nhận sự tồn tại các phe nhóm đối lập, các cương
lĩnh khác nhau trong một Đảng. Thời kỳ này, tại Liên Xô xuất hiện tình thế "một nước hai chế độ". Lực
lượng Mác-xít chính thống chỉ nắm được một phần cấp Trung ương. ở các nước cộng hòa và địa phương đều
do lực lượng chính trị đối lập kiểm sốt.
Lợi dụng tình thế trên, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã lợi dụng viện trợ kinh tế ép
cải cách chính trị và đe dọa, buộc Liên Xơ phải chấp nhận cho các quốc gia vùng Ban-tích tách khỏi liên
bang. Đặc biệt Liên Xô đã chấp nhận hoạch định chiến lược cải cách kinh tế theo "chương trình kinh
tế 500 ngày" của Viện sĩ Sta-lin và chương trình kinh tế mang tên "cuộc mặc cả vĩ đại" của Ya-vô-lin-xki.
Sản phẩm của sự "hợp tác vô tư" giữa những người "dân chủ" Liên Xô với trung tâm khoa học hàng đầu Mỹ
(Ha-vớt).
Riêng đối với lực lượng vũ trang, sau khi lên làm tổng bí thư, cùng với những sai lầm, phản động về mặt
đường lối, Gc-ba-chốp đã bng lỏng quản lý, xây dựng lực lượng vũ trang, nhân nhượng vô nguyên tắc với
Mỹ trong thương lượng giải trừ vũ khí, làm giảm nghiêm trọng sức mạnh quân sự của Liên Xô, loại trừ quân
đội tham gia giải quyết các vụ xung đột sắc tộc, làm cho quân đội mất phương hướng. Nhiều tướng lĩnh tìm
cách lật đổ Gc-ba-chốp nhưng một số đơn vị quân đội lại đứng về phía En-xin chống lại lực lượng đảo
chính, phục vụ cho ý đồ riêng biệt của En-xin.
Năm 1991, tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Liên Xô trở nên trầm trọng hơn. Tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội hết sức phức tạp, tại Liên Xô đã xuất hiện một tình thế chính trị đặc biệt - tình thế phản cách
mạng. Tháng 8 năm 1991, được phương Tây và những kẻ phản bội trong hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt hỗ trợ,
lực lượng đối lập lật đổ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô để thiết lập hệ thống chính trị tư bản
chủ nghĩa. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên bang Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô-viết đọc diễn văn từ chức, liên bang tan vỡ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ
và ý đồ "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đối với Liên Xô đã
được thực hiện.
b) "Diễn biến hịa bình" ở Trung Quốc.
"Diễn biến hịa bình" ở Trung Quốc diễn ra rất phức tạp, từ cuộc đấu tranh của sinh viên địi dân chủ
chuyển sang bạo loạn chính trị, đỉnh cao là cuộc bạo loạn ở Thiên An Môn từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 21
tháng 6 năm 1989 nhằm lật đổ chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (nhưng bị thất bại).
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế còn sử dụng đòn kinh tế, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo,
dân tộc, đặc biệt là yếu tố tạo nguy cơ "xé nhỏ" để chống Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ G.Bush tuyên bố: "Chính sách một nước Trung Quốc" chỉ có nghĩa là: "Mỹ cơng nhận
Cộng hịa nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc chứ khơng có nghĩa là Mỹ chấp nhận
Đài Loan thuộc lãnh thổ hoặc chủ quyền của Trung Quốc".
Tuy nhiên, những năm gần đây vấn đề Đài Loan, nhất là vấn đề Tây Tạng trở thành vấn đề quan trọng để
Mỹ đe dọa, mặc cả, kiềm chế Trung Quốc. Tuy bề ngoài coi Tây Tạng là "một bộ phận của Trung Quốc",
nhưng trên thực tế Mỹ quan hệ với Tây Tạng như một quốc gia độc lập. Mỹ tích cực ủng hộ các tổ chức ở
Tây Tạng trong và ngoài nước, kích động đấu tranh, gây mất ổn định ở Trung Quốc nhằm tạo cớ để Mỹ đặt
điều kiện hoặc dùng quân sự với Trung Quốc. Mỹ liên tục vu cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền, "đàn áp"
phong trào ly khai của các dân tộc thiểu số ở Tây Tạng, ngầm ủng hộ lãnh tụ tôn giáo Tây Tạng Đại-lai Lạtma (hiện lưu vong ở Ấn Độ) về vật chất và tinh thần, vận động cho Đại-lai Lạt-ma nhận giải thưởng Nơ-ben
hịa bình để tạo dựng "ngọn cờ" chống Trung Quốc.
Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Mỹ thông qua CIA cung cấp tiền, huấn luyện nhân viên mật
vụ, cung cấp trang bị tình báo, hỗ trợ du kích và các nhóm tình báo Tây Tạng hoạt động chống phá Trung
Quốc. Những năm đầu thập kỷ 80, Mỹ thông qua dự luật cho phép ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ cung cấp
tiền cho Tây Tạng với tư cách là một quốc gia độc lập. Các chính quyền Mỹ liên tục chuẩn bị cho Đại-lai
Lạt-ma vốn chính trị để mặc cả với Trung Quốc. Như vậy, Mỹ đã chính thức lợi dụng vấn đề dân tộc Tây
Tạng để mặc cả, kiềm chế Trung Quốc trong chiến lược "diễn biến hịa bình" chống chủ nghĩa xã hội ở
Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc và ấn Độ ký một thỏa thuận (Trung Quốc thừa nhận Xích Kim là một
bang của ấn Độ. ấn Độ khẳng định Tây Tạng là lãnh thổ Trung Quốc và không hậu thuẫn cho những người
Tây Tạng lưu vong trên đất ấn Độ chống lại Trung Quốc) làm cho Mỹ mất đi con bài Tây Tạng để mặc cả
với Trung Quốc.
c) "Cách mạng nhung" - bộ phận hợp thành của chiến lược "diễn biến hịa bình" của Mỹ và phương Tây
thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Sau những thành công của hàng loạt cuộc "cách mạng nhung" ở các nước cộng hịa thuộc Liên Xơ, bạo
loạn lật đổ được nâng lên thành biện pháp chiến lược nhằm thúc đẩy chiến lược "diễn biến hịa bình" của Mỹ
trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống G.Bu-sơ (2004-2008).
"Cách mạng nhung" thực chất là bạo loạn lật đổ giành chính quyền của lực lượng đối lập, dưới sự chỉ đạo
hỗ trợ của Mỹ và phương Tây, trong môi trường đất nước bị khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội do "diễn
biến hịa bình" một cách táo bạo, trắng trợn và kiên quyết hơn trong điều kiện đất nước đã tồn tại chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đang suy thối nghiêm trọng về kinh tế, chính quyền suy yếu, tham nhũng,
không quản lý điều hành được đất nước; một bộ phận không nhỏ quần chúng mất niềm tin và bất bình với
chính phủ, lực lượng vũ trang bị vơ hiệu hóa (nếu khơng đủ các điều kiện trên cách mạng nhung sẽ bị thất
bại như ở Cam-pu-chia (1998-2003) Uzơ-bê-kit-tan (2005), Bê-la-rut-xia (tháng 3-2006).
Phương thức của các cuộc "cách mạng nhung" (phương Tây còn gọi là "cách mạng màu da cam", "cách
mạng hoa dẻ", "cách mạng hoa hồng", "cách mạng màu vàng chanh"...) là: Dưới sự chỉ đạo hỗ trợ mọi mặt
của Mỹ và phương Tây, các thế lực chống đối khoét sâu sai lầm, yếu kém của chính quyền, khó khăn của đất
nước, lợi dụng dân tộc, tơn giáo, dân chủ, nhân quyền... để tiến cơng tồn diện chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa... kết hợp gây áp lực và răn đe của nước ngoài; lực lượng đối lập tập trung đánh thẳng vào cơ quan
lãnh đạo nhà nước bằng thủ đoạn: vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ chính phủ, chia rẽ quân đội, cảnh sát... với ban
lãnh đạo cấp cao, vơ hiệu hóa lực lượng vũ trang và cơ quan bảo vệ pháp luật, đẩy đất nước lún sâu vào
khủng hoảng toàn diện. Nắm thời cơ, vào thời điểm bầu cử lực lượng chính trị đối lập huy động một bộ phận
lớn quần chúng bị kích động, mua chuộc, tiến hành bạo loạn chính trị (có thể có vũ trang), lật đổ cướp chính
quyền ở thủ đơ và các thành phố lớn, dựng chính quyền bất hợp pháp, được Mỹ và phương Tây ủng hộ.
Thông thường các cuộc "cách mạng nhung" thường diễn ra theo quy trình sau:
- Thành lập "Bộ tham mưu cách mạng": Thơng thường Mỹ và phương Tây cử các nhân viên CIA có kinh
nghiệm trong bạo loạn lật đổ đội lốt các nhà ngoại giao, kinh tế... am hiểu tình hình đất nước định làm cuộc
"cách mạng nhung" để hoạch định kế hoạch chiến lược, vạch đường hướng cho việc tiến hành "cách mạng
nhung".
- Xây dựng, hỗ trợ lực lượng đối lập, chỉ đạo hình thành lực lượng hạt nhân và tạo dựng ngọn cờ.
- Chia rẽ nội bộ, tiến hành chiến tranh tâm lý và sử dụng công nghệ bầu cử phương Tây.
- Gây sức ép về ngoại giao và kinh tế.
- Biểu tình, bạo loạn chính trị để tiếm quyền.
Đối tượng của "cách mạng nhung" là những quốc gia ở các khu vực liên quan đến lợi ích chiến lược của
Mỹ, là những nơi mà họ cho rằng khơng có "dân chủ". Theo các nhà lãnh đạo Mỹ, trên thế giới hiện cịn ba
khu vực chưa có "dân chủ": cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); thế giới ả Rập; một số nước thuộc Đơng
Nam á, mà điển hình là Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Mi-an-ma. Vì vậy, thời gian tới chúng ta cần
hết sức cảnh giác với "cách mạng nhung" của Mỹ.
1.2. Mục tiêu, bản chất, thủ đoạn
và nội dung chiến lược "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động quốc tế
1.2.1. Mục tiêu, bản chất của chiến lược "diễn biến hịa bình".
Mục đích cuối cùng của chiến lược "diễn biến hịa bình" là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên mọi phương
diện. Để đạt được mục đích đó, chủ nghĩa đế quốc đặt ra những mục tiêu cơ bản sau:
Một là, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng tư tưởng tư sản ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thực hiện "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập" ở các
nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là, gây mất ổn định chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, khống chế nền kinh tế của
các nước xã hội chủ nghĩa.
Năm là, chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống, xã hội chủ nghĩa theo giá trị phương Tây.
Sáu là, "phi chính trị hóa" để "vơ hiệu hóa" qn đội và cơng an.
Những mục tiêu này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, nếu kẻ thù thực hiện được, tất yếu dẫn đến mục
đích cuối cùng là xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa trên mọi phương diện.
Bản chất của chiến lược "diễn biến hịa bình" được thể hiện ở chỗ nó là bộ phận quan trọng nhất trong
chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Do vậy, nó mang bản chất chống cộng, được
triển khai trên diện rộng, mang tính tồn cầu và rất nguy hiểm. Chiến lược "diễn biến hịa bình" mang bản
chất giai cấp. Thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu
dài giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa các dân tộc đang
đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội với các nước tư bản và các thế lực phản động quốc tế.
1.2.2. Phương châm, thủ đoạn chống phá của chiến lược "diễn biến hịa bình".
Phương châm: "Mềm, ngầm, sâu, trực tiếp, toàn diện".
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế thông qua các thủ đoạn phi vũ trang, kết hợp các
biện pháp thủ đoạn, biện pháp chiến lược khác. Thủ đoạn chủ yếu của "diễn biến hịa bình" là tạo dựng và
thúc đẩy những nhân tố phản động chống đối ngay bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy các nước xã hội
chủ nghĩa vào khủng hoảng nghiêm trọng, tồn diện, qua đó từng bước tìm cách chuyển hóa theo con đường
tư bản chủ nghĩa hoặc sử dụng lực lượng chống đối để thực hiện bạo loạn phản cách mạng, lật đổ chính
quyền cách mạng.
1.2.3. Nội dung chủ yếu của chiến lược "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế.
Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế thực hiện "diễn biến hịa bình" trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội để chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Nội dung cơ bản của chiến lược "diễn biến hịa bình" bao gồm:
a) Hoạt động chống phá về chính trị, tư tưởng.
Đây là mặt trận hàng đầu mà chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế tập trung chống phá.
- Chống phá về chính trị.
Chủ nghĩa đế quốc tập trung phá hoại chủ nghĩa xã hội trên các vấn đề chính trị trọng yếu như: Mục tiêu
chính trị, hệ thống chính trị, đường lối chính trị. Chúng đồng nhất sai lầm khuyết điểm, đổ vỡ của một số
nước xã hội chủ nghĩa với sai lầm, khủng hoảng, phá sản chủ nghĩa xã hội (với tư cách là một hình thái kinh
tế - xã hội và một lý luận khoa học). Ngoài ra, bọn chúng lý giải nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là do những nước này không thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập, do khơng đi theo mơ hình chủ nghĩa xã hội dân chủ, từ đó chúng ra sức luận chứng cho sự loại trừ
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng cộng sản, chun chính vơ sản, tập trung dân chủ.
+ Trên mặt trận chính trị, Đảng cộng sản là đối tượng tiến công quyết liệt nhất. Bộ máy tuyên truyền của
chủ nghĩa đế quốc triệt để lợi dụng thiếu sót trong quá trình lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa để đả kích,
bơi nhọ, gây mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân, tìm mọi cách biến Đảng cộng sản
thành câu lạc bộ, diễn đàn hoặc tác động làm cho Đảng bị phân hóa, phân liệt và tan rã. Chúng gây áp lực
đòi Đảng cộng sản phải từ bỏ vai trò lãnh đạo, phải chấp nhận bầu cử tự do theo mơ hình của các nước tư
bản, theo cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập.
+ Quyền lực nhà nước là đối tượng tiến công rất quan trọng của chiến lược "diễn biến hịa bình". Chủ
nghĩa đế quốc áp dụng mọi biện pháp xây dựng, nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng phản động nhằm
từng bước chia tách và cuối cùng tiến tới chiếm đoạt quyền lực nhà nước với Đảng cộng sản. Trong các hoạt
động nhằm chống chính quyền nhà nước chúng đặc biệt chú trọng chính quyền cấp trung ương. Cựu Tổng
thống Mỹ R.Ních-xơn nhiều lần nhắc nhở rằng, thất bại của chính quyền trung ương là điều kiện tiên quyết
bảo đảm thắng lợi cho "tự do" và "dân chủ". Mục đích của chủ nghĩa đế quốc là từng bước thiết lập chuyên
chính tư sản để tiến tới tiêu diệt chun chính vơ sản. Trong những điều kiện, thời cơ nhất định, chúng dùng
bạo lực chính trị, thơng qua bầu cử để giành chính quyền, lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Để thúc đẩy thời cơ này, chúng ra sức chuẩn bị lực lượng chống đối, chuẩn bị các địa bàn, nhất là vùng dân
tộc thiểu số, vùng tôn giáo phức tạp, vùng biên giới, các trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa để mưu toan
thực hiện những cuộc bạo loạn chính trị.
- Chống phá lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Chủ nghĩa đế quốc xác định chống phá chính trị là trung tâm, chống phá tư tưởng lý luận là khâu đột phá.
Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chúng bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và các tư tưởng cách mạng
khác. Nhìn chung, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc được triển khai trên toàn tuyến nhằm đánh đổ tất cả
các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhưng do khơng thể phủ nhận tồn bộ lý luận Mác-xít,
nên các chiến lược gia của "diễn biến hịa bình" tập trung tiến cơng vào các ngun lý cơ bản, hoặc nhấn
mạnh, tuyệt đối hóa một số mặt nào đó của từng nguyên lý làm cho nó méo mó, biến dạ ng. Đây là một thủ
đoạn hết sức tinh vi. Chúng cho rằng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự áp đặt chứ không
phải là quy luật tất yếu của lịch sử; Cách mạng tháng Mười chỉ là sự "đẻ non", chủ nghĩa xã hội chỉ là "quái
thai của lịch sử", là sự phát triển ngoài nền văn minh của nhân loại, v.v... nên "chắc chắn sẽ bị diệt vong".
Chính cựu tổng thống Mỹ R.Ních-xơn trong cuốn sách "1999, chiến thắng khơng cần chiến tranh" đã
công bố khẳng định: "Viện trợ kinh tế, quan hệ ngoại giao và quan hệ cá nhân sẽ chẳng ăn thua gì hết, nếu
khơng chiến thắng được tư tưởng cộng sản". Ơng ta cịn vạch rõ: "Chúng ta khơng tìm cách thắng bất cứ
nước nào, mà là tìm cách cho tư tưởng tự do (tư tưởng tư sản) thắng tư tưởng độc tài, chuyên chế (ám chỉ tư
tưởng xã hội chủ nghĩa). Chúng ta phải khẳng định rằng, lịch sử của thế kỷ tiếp theo được viết lên, nó sẽ ở
phía chúng ta". Như vậy, một mặt xuyên tạc, bôi nhọ... chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác chúng tán dương,
cường điệu sự giàu có, văn minh, nền dân chủ, tự do của xã hội tư bản, che đậy những khuyết tật, những xấu
xa của xã hội này. Từ đó gây hoang mang, lung lạc tinh thần của những người nhẹ dạ, cả tin, phá hoại tư
tưởng tinh thần các nước xã hội chủ nghĩa, hòng phủ nhận chủ nghĩa xã hội cả học thuyết và hiện thực.
Để thực hiện "diễn biến hịa bình" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, chủ nghĩa đế quốc đặc biệt coi trọng
việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để lung lạc ý chí của quần chúng nhân dân. Hàng năm, Mỹ
chi hàng tỷ đô la tài trợ cho các phương tiện thông tin đại chúng. Theo các nguồn tin nước ngồi thì Mỹ hiện
có hơn 50 hệ thống truyền hình và hàng trăm đài phát thanh bằng nhiều thứ tiếng của các dân tộc trên thế
giới. Mỹ cũng kiểm soát khoảng 80% lượng tin tức cho toàn thế giới với hàng vạn chuyên gia về chiến tranh
tâm lý, phá hoại tư tưởng. Các đài phát thanh "châu Âu tự do", "châu Á tự do" tồn tại và phát triển được là
nhờ vào nguồn cung cấp tài chính của Mỹ.
b) Hoạt động chống phá trên lĩnh vực kinh tế làm suy yếu các nước xã hội chủ nghĩa.
Chống phá về kinh tế được coi là mũi nhọn, từ chuyển hóa kinh tế sẽ chuyển hóa chính trị. Chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động quốc tế thông qua quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ để vừa mưu
lợi vừa kìm hãm, phá hoại nền kinh tế, từng bước chi phối, lũng đoạn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và dần
dần chuyển hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa đế quốc hết sức chú trọng sử dụng ưu thế kinh tế của mình để
ngăn chặn ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tăng cường "tính hấp dẫn" của nền kinh tế
phương Tây trên thế giới. Trong quá trình thực hiện "diễn biến hịa bình" trên lĩnh vực kinh tế, chúng tìm
mọi cách mua chuộc, lôi kéo cán bộ cấp cao của những ngành kinh tế mũi nhọn, những người có chức, có
quyền của các cơ quan kinh tế đối ngoại; hối lộ những cán bộ thối hóa, biến chất, thích tham nhũng. Thủ
đoạn này tạo ra cho chủ nghĩa đế quốc hai khả năng: vừa thâm nhập sâu vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,
vừa cài cắm những phần tử phương Tây hóa trong bộ máy quản lý, lãnh đạo kinh tế ở các nước xã hội chủ
nghĩa.
Tư nhân hóa con đường thường trực của chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực kinh tế. Nó bao
hàm sự hạn chế và thủ tiêu vai trò quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được ngón địn này,
chúng thường lợi dụng các q trình cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước. Một nền kinh tế bị chuyển hóa tận gốc rễ, sẽ kéo theo sự thay đổi cơ sở hạ tầng và bản chất xã hội.
Đây là cái đích mà "diễn biến hịa bình" nhằm đạt được.
Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc cũng nghiên cứu chính sách kinh tế, những thiếu sót trong thực hiện chế độ
chính sách, từ đó kêu gọi, kích động các tầng lớp nhân dân bãi cơng, tẩy chay các chính sách kinh tế của
chính phủ, làm cho nền kinh tế nhanh chóng rơi vào rối loạn, thậm chí một số ngành bị tê liệt hồn toàn. Đời
sống xã hội lập tức mất ổn định, hoảng loạn và chứa đầy sự bất bình của nhân dân đối với chính phủ. Trước
những tình thế kinh tế xã hội như vậy, bọn đế quốc thường nhân cơ hội đó và thơng qua các tổ chức tài chính
quốc tế sẵn sàng nhảy vào cung cấp viện trợ kinh tế tài chính có kèm theo những địi hỏi về chính trị. Những
đòi hỏi hàng đầu mà chủ nghĩa đế quốc thường đặt ra cho các nước xã hội chủ nghĩa muốn nhận viện trợ là:
- Xóa bỏ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập, tự do hóa ngơn luận, báo chí theo kiểu của phương Tây.
- Cải cách tồn diện cơ cấu kinh tế và quản lý, đặc biệt là cải cách luật kinh tế theo hướng tư bản chủ
nghĩa: tư nhân hóa, tự do hóa và thị trường hóa.
- Tơn trọng dân chủ, nhân quyền theo các giá trị và chuẩn mực phương Tây và Mỹ.
- Áp dụng các chính sách kinh tế đối ngoại theo kịch bản của chủ nghĩa thực dân.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động chống phá của Mỹ và phương Tây trên lĩnh vực kinh tế đối với các
nước xã hội chủ nghĩa được tiến hành trong điều kiện quốc tế hóa, tồn cầu hóa, tự do hóa thương mại và
đầu tư. Quá trình tồn cầu hóa bị bọn đế quốc lợi dụng biến thành q trình phương Tây hóa, Mỹ hóa. Đó là
quá trình chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế lợi dụng xu thế kinh tế khách quan của thời đại
để phục vụ cho mục đích phản động của chủ nghĩa đế quốc. Do vậy, vấn đề là các nước xã hội chủ nghĩa
phải không ngừng phát huy nội lực, hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập nhưng khơng hịa tan vào nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa.
c) Chống phá trên lĩnh vực văn hóa, lối sống.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra sức truyền bá văn hóa độc hại, du nhập lối sống thực dụng,
bản năng, vị kỷ, những cặn bã của phương Tây vào các nước xã hội chủ nghĩa để làm chuyển hóa văn hóa lối
sống xã hội chủ nghĩa theo các giá trị phương Tây, nhất là "giá trị Mỹ", "lối sống Mỹ". Chúng đề cao văn
hóa kiểu Mỹ, chủ nghĩa cá nhân, kích thích tâm lý bạo lực với lớp trẻ. Đáng chú ý là sự tác động "diễn biến
hịa bình" trên lĩnh vực văn hóa, lối sống rất dễ đi vào lòng người, nhẹ nhàng, êm ái tưởng như vô hại, nhưng
lại ảnh hưởng rất sâu sắc, lâu dài, khó gột rửa. Lối sống phương Tây dễ khơi dậy nhu cầu bản năng hưởng
thụ của con người, nên dễ lôi cuốn đam mê, nhất là với thế hệ trẻ.
d) Chống phá trên lĩnh vực ngoại giao.
Chủ nghĩa đế quốc lợi dụng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng để thực hiện
"diễn biến hịa bình". Thơng qua ngoại giao để chúng thâm nhập vào các lĩnh vực khác, thông qua ngoại giao
để gây sức ép nhiều mặt: kinh tế, quốc phịng, an ninh. Chúng cũng khơng từ bỏ âm mưu chèn ép, cô lập
ngoại giao đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa và chia rẽ các
nước xã hội chủ nghĩa với các nước khác.
đ) Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Chủ nghĩa đế quốc một mặt tăng cường sức mạnh quân sự để đủ sức răn đe và có thể đáp ứng tình huống
chiến tranh, cả chiến tranh thơng thường và chiến tranh bằng vũ khí cơng nghệ cao; mặt khác, chúng tìm
cách làm suy yếu khả năng quốc phòng, an ninh của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó mục tiêu chủ yếu là
làm cho tan rã sức mạnh chính trị - tinh thần của các lực lượng vũ trang.
Kích động, gây mâu thuẫn giữa lực lượng quân đội với công an và lực lượng xã hội khác nhằm chia rẽ,
cô lập lực lượng vũ trang, gây phức tạp bên trong, làm cho tình hình an ninh - chính trị phức tạp khó giải
quyết.
Các nội dung "diễn biến hịa bình" trên được thực hiện bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn đa dạng và linh
hoạt, tùy theo từng nước, từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau.
1.2.4. Một số kinh nghiệm rút ra qua thành công cũng như thất bại trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "diễn
biến hịa bình" của các nước xã hội chủ nghĩa.
Qua thực tiễn cơng cuộc phịng, chống chiến lược "diễn biến hịa bình" ở các nước xã hội chủ nghĩa vừa
qua, có thể rút ra mấy kinh nghiệm chính sau:
Thứ nhất, thường xuyên nêu cao cảnh giác, nắm bắt và dự báo tình hình thế giới, trong nước, cùng những
âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
"Diễn biến hịa bình" là một bộ phận của chiến lược tồn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là
phương thức mới mà mục tiêu là xóa bỏ hồn tồn xã hội chủ nghĩa trên mọi phương diện. Do vậy, phải
thường xuyên nắm chắc tình hình, nâng cao cảnh giác cách mạng, không được mơ hồ, mất cảnh giác với âm
mưu và thủ đoạn "diễn biến hịa bình" của kẻ thù.
Thứ hai, ln ln chủ động, kịp thời có các chủ trương, biện pháp tích cực, đồng bộ, linh hoạt phịng,
chống mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hịa bình".
Thứ ba, phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân tộc trong phịng chống "diễn biến hịa bình"
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý, điều hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, cần quán triệt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa phịng ngừa và tiến cơng, lấy phịng ngừa làm
chính.
Những bài học trên đây mới chỉ là những kinh nghiệm bước đầu rút ra từ thực tiễn đấu tranh chống chiến
lược "diễn biến hịa bình" vừa qua. Cuộc đấu tranh này còn diễn biến liên tục, quyết liệt, phức tạp và lâu dài.
Do vậy, cần tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển trong tình hình mới. Khi vận dụng các bài học này để
chỉ đạo đấu tranh chống "diễn biến hịa bình" cũng cần vận dụng linh hoạt, sát điều kiện từng nơi, từng lúc...
Có như vậy, đấu tranh chống "diễn biến hịa bình" mới đạt hiệu quả cao, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất
nước vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
1.3. Chiến lược "diễn biến hịa bình"
của chủ nghĩa đế quốc chống Việt Nam
1.3.1. Mục tiêu, phương châm, thủ đoạn chủ yếu chiến lược "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc chống
phá cách mạng Việt Nam.
Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến lược
chống phá mới, bao vây, cấm vận và cơ lập hịng làm cho Việt Nam suy yếu về kinh tế dẫn đến suy yếu về
chính trị và tự sụp đổ. Chính sách bao vây, cấm vận cô lập đã làm cho Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong
việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng sức mạnh quốc phòng - an ninh và trong quan hệ
quốc tế.
Nhưng với truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Từ 1986, Đảng ta đã
khởi xướng và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, mở rộng quan hệ với
các nước trên thế giới, phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc; công cuộc đổi mới đã đem lại nhiều
thành tựu to lớn, đưa đất nước thoát khỏi suy thoái kinh tế; chính sách bao vây cấm vận, cơ lập của chủ
nghĩa đế quốc đối với Việt Nam bị thất bại.
Trước sự thất bại của chính sách bao vây cấm vận, chủ nghĩa đế quốc buộc phải thay đổi thủ đoạn, bỏ
bao vây, cấm vận, thực hiện chiến lược "can dự và mở rộng" nhằm can thiệp sâu hơn, rộng hơn, toàn diện
hơn vào công việc nội bộ của Việt Nam, từng bước tác động làm chuyển hóa chế độ theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Năm 1992, Thượng viện Mỹ thông qua Luật số 954 nêu lên năm biện pháp nhằm thực hiện "diễn
biến hịa bình" chống Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc yêu cầu "cải cách dân chủ", đòi Việt Nam "tự do
hóa chính trị", "tơn trọng quyền con người". Ngày 12 tháng 7 năm 1995, trong diễn văn bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam, tổng thống Mỹ B.Clintơn đã công khai chủ trương và ý định của Mỹ là "bình thường
hóa quan hệ" để thúc đẩy tự do, dân chủ ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.
Mỹ cho rằng, bằng các biện pháp "diễn biến hịa bình", trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc
phịng, an ninh, đối ngoại, kết hợp với gây dựng các tổ chức phản động, gây bạo loạn lật đổ, Mỹ sẽ thực hiện
được việc xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, thiết lập ở Việt Nam một chính phủ thân Mỹ, do Mỹ chi phối.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, để thúc đẩy q trình chống phá Việt Nam bằng "diễn biến hịa bình",
Mỹ đã bổ sung ba bộ phận chiến lược quan trọng là: "Chiến lược chi phối đầu tư", thực hiện "diễn biến hịa
bình" bằng con đường kinh tế; "Chiến lược ngoại giao thân thiện" nhằm lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ;
"Chiến lược khoét sâu nội bộ" thực hiện nội cơng, ngoại kích.
Như vậy, mục tiêu khơng thay đổi chiến lược "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt
Nam là: Xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội; với nhiều biện pháp, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt.
Trong tình hình hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng thủ đoạn nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trường, khống chế kinh tế, dùng kinh tế ép ta về chính trị; lợi dụng vấn đề đấu tranh chống tham
nhũng, từ đó kích động, tập hợp lực lượng, nhằm gây biến động chính trị, để tiến cơng vào sự lãnh đạo của
Đảng ta. Điều đặc biệt nhấn mạnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền cũng như lợi dụng khuyết điểm, yếu kém của ta để phá hoại, làm mất
ổn định chính trị. Kích động, kết hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện cho sự liên kết giữa bọn phản động lợi dụng dân
tộc thiểu số và bọn phản động lợi dụng tôn giáo để thực hiện "diễn biến hịa bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ
để tạo cớ cho Liên Hợp quốc hoặc Mỹ can thiệp nhằm xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3.2. Các dạng thức cơ bản chống phá Việt Nam trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc.
Cho đến nay các nhà nghiên cứu về "diễn biến hịa bình" đã tổng kết và tạm đưa ra năm dạng "diễn biến
hịa bình" cơ bản làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới như sau:
- Chuyển hóa lãnh đạo Đảng, Nhà nước (dạng này xảy ra ở Ba Lan, Hung-ga-ri) phân hóa giai cấp cơng
nhân rồi lật đổ chính quyền thơng qua bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng. Chế độ xã hội chủ nghĩa bị thủ tiêu.
Những người cộng sản lãnh đạo ở các nước này bị lật đổ bằng tổng tuyển cử "tự do" sau khi lãnh đạo chóp
bu của Đảng và nhà nước đã bị chuyển hóa và cơng nhân bị phân hóa nặng về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
- Sử dụng áp lực chính trị quần chúng thay đổi hẳn đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và nhà nước.
Dạng lật đổ chính quyền rất "hịa bình" (như ở Mông Cổ năm 1989), thường bắt đầu từ việc lợi dụng sơ
hở, thiếu sót của chính quyền và kết hợp hậu thuẫn từ bên ngoài, sử dụng lực lượng quần chúng gây áp lực
với chính quyền, buộc thay đổi đường lối đối nội, đối ngoại để làm thay đổi bản chất nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
- Lật đổ chính quyền thơng qua bạo loạn (dạng này xảy ra ở Ru-ma-ni).
- Giành chính quyền một cách hồ bình thơng qua "đảo chính cung đình" (dạng này xảy ra ở Liên Xô
năm 1991).
- Liên Hợp quốc can thiệp, dùng sức ép quốc tế để lập chính phủ mới thay thế chính quyền cách mạng
(dạng này xảy ra ở Nam Tư).
Từ khi thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình" chống Việt Nam đến nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đã áp dụng nhiều dạng thức khác nhau. Tổng quát lại, có các dạng thức chủ yếu sau:
Sử dụng các hình thức và biện pháp phi vũ trang để chống phá Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống - xã hội làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các hình thức, biện pháp phi vũ trang chống phá Việt Nam trên tất cả các mặt của đời sống xã hội còn
được gọi là chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm mục đích làm suy yếu nền kinh tế, làm rối loạn về xã hội,
làm chệch hướng đường lối chính trị, làm mất sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, cô lập và hạ vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào con đường xã hội
chủ nghĩa, từ đó chuyển hóa theo con đường tư bản chủ nghĩa. Dạng thức này được chủ nghĩa đế quốc sử
dụng chống Việt Nam kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 02-9-1945) nhưng tập trung
và quyết liệt nhất là từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng. Nội dung của dạng thức này bao gồm
chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chống phá hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng; chống phá sự nghiệp đổi mới của đất
nước, âm mưu làm chệch hướng công cuộc đổi mới; ngăn trở, kìm hãm, làm chệch hướng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chống phá sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, xây dựng
quân đội nhân dân; âm mưu xóa bỏ sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng
vũ trang, thực hiện "phi chính trị hóa qn đội và cơng an", "vơ hiệu hóa" lực lượng vũ trang.
Để thực hiện dạng thức này, chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng nhiều phương tiện, nhiều lực lượng, nhiều con
đường và biện pháp phi vũ trang rất tinh vi, xảo quyệt, trong đó sử dụng hệ thống thơng tin - truyền thơng
tồn cầu (các đài phát thanh, truyền hình, các loại báo, tạp chí, các loại sách...) để tuyên truyền chống phá về
chính trị, tư tưởng, tuyên truyền chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; kích động, gây hoang
mang trong nhân dân, gây rối loạn xã hội. Dạng thức chống phá này rất nguy hiểm vì tính chất chống phá
điên cuồng, trực tiếp và tồn diện, vì sự tác động mạnh mẽ đến chính trị và tinh thần của nhân dân, vì những
hậu quả gây ra cho nhân dân, quân đội và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Can thiệp sâu vào công việc nội bộ Việt Nam, gây sức ép về nhiều mặt để chuyển hóa sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, tiến tới làm sụp đổ chế độ.
Dạng thức này được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch áp dụng từ khi Việt Nam chủ trương đổi
mới toàn diện đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt, từ khi bình
thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, chủ nghĩa đế quốc càng đẩy mạnh lợi dụng việc Việt Nam mở rộng
quan hệ quốc tế, hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế ở khu vực để can dự
và can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của Việt Nam, âm mưu từng bước chuyển hóa "êm thấm" Việt
Nam. Nhiều chun gia "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc cho rằng, đối với các nước cộng sản,
hình thức chống phá "giấu mặt" bằng can dự, can thiệp, gây sức ép, chuyển hóa thường có kết quả hơn hình
thức đối đầu trực tiếp. Giới chức cầm quyền Mỹ cũng đã từng tuyên bố, Mỹ thua Việt Nam trong chiến tranh
nhưng sẽ thắng Việt Nam trong hịa bình. Dạng thức chống phá này dễ làm cho đối phương mất cảnh giác, chủ
quan, khơng có sự đề phịng cao. Khi can thiệp và chuyển hóa đến một mức độ nhất định thì có nhận ra cũng
đã muộn và hậu quả xảy ra sẽ khó mà lường được.
- Kết hợp "diễn biến hịa bình" với bạo loạn lật đổ.
Kết hợp "diễn biến hịa bình" với bạo loạn lật đổ là sự kết hợp hai phương thức "hịa bình" và "khơng hịa
bình" trong một chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam nhằm bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo
điều kiện cho nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. "Diễn biến hịa bình" và bạo loạn lật đổ có thể diễn
ra đồng thời, đan xen trên một hay nhiều khu vực. Bạo loạn chính trị thường là địn tiến cơng ban đầu đối với
chính phủ, là ngịi châm cho tồn bộ cuộc bạo loạn và áp lực tồn diện đối với chính phủ trong suốt q trình
diễn ra bạo loạn.
Quy mơ bạo loạn lật đổ tùy thuộc vào tương quan lực lượng, vào điều kiện, thời cơ, vào mục đích thực
sự của bạo loạn. Có loại bạo loạn lật đổ mang tính cục bộ, quy mô nhỏ, trên địa bàn hẹp và cũng chỉ nhằm
mục đích tập dượt, chuẩn bị, gây thanh thế cho các cuộc bạo loạn quy mơ lớn hơn, có mục đích cao hơn,
cũng có loại bạo loạn nhằm hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động "diễn biến hịa bình" như gây rối loạn chính
trị xã hội để gây sức ép với chính phủ, buộc chính phủ phải thay đổi đường lối, chính sách theo hướng có lợi
cho "diễn biến hịa bình" tiếp theo.
Hai cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên trong những năm 2001, 2004 là bạo loạn lật đổ rất nguy hiểm,
gây hậu quả trực tiếp và rất tiêu cực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
Trong quá trình chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch không đơn thuần thực hiện một dạng
thức, mà thường sử dụng nhiều dạng thức, không chỉ tiến hành các hoạt động "diễn biến hịa bình" mà cịn
kết hợp bạo loạn, lật đổ để tăng thêm hiệu quả chống phá. Do vậy, trong đấu tranh chống chiến lược "diễn
biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc, chúng ta cần đề cao cảnh giác, có kế hoạch ngăn chặn sớm và đập tan
những âm mưu, mầm mống gây bạo loạn của các thế lực phản động trong nước, không để bạo loạn xảy ra
trên diện rộng.
1.3.3. Nội dung chủ yếu của chiến lược "diễn biến hịa bình" chống phá cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chúng tiến công cách mạng Việt Nam một cách tồn diện cả chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội,
quốc phòng, an ninh, quân sự, ngoại giao.
a) Chống phá trên lĩnh vực chính trị.
Trên lĩnh vực chính trị, chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình" chống phá tập trung
ở các nội dung sau:
Một là, chúng tập trung chống phá, phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của
cách mạng Việt Nam, vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, chúng đẩy mạnh các hoạt động chia rẽ nội bộ, xây dựng lực lượng ngầm và tổ chức đảng phái
chính trị chống đối.
Ba là, chủ nghĩa đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tổ chức các "chiến dịch" xun tạc, địi
xét lại lịch sử nhằm hạ uy tín của Đảng, lôi kéo quần chúng chống Đảng.
b) Trên lĩnh vực kinh tế.
Sau khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động "diễn biến hịa
bình" chống Việt Nam. Trên lĩnh vực kinh tế, chúng đẩy mạnh hoạt động phá hoại mới rất thâm độc, nham
hiểm như sau:
- Thông qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết để đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân,
làm biến đổi dần cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Thông qua hợp tác kinh tế để lôi kéo, mua chuộc người trong nội bộ ta làm tay sai cho chúng, gây thiệt
hại cho kinh tế đất nước.
- Dùng sức mạnh kinh tế thông qua hợp tác để thực hiện ý đồ chuyển hóa chế độ chính trị.
- Thông qua các khoản viện trợ kinh tế, cho vay ưu đãi, hiệp định thương mại và các quan hệ kinh tế
khác để tăng cường gây sức ép về chính trị, can thiệp nội bộ, từng bước chuyển hóa ta theo quỹ đạo tư bản
chủ nghĩa.
c) Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Chủ nghĩa đế quốc ln xác định mũi tiến công vào lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là "mũi đột phá" và là
nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất. Điều này đã được Ních-xơn đề cập trong cuốn sách "1999, chiến
thắng khơng cần chiến tranh", "mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, tồn bộ vũ khí của chúng ta,
các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư
tưởng". Trong cuộc đấu tranh quyết liệt này, kẻ thù ln tìm mọi phương thức, thủ đoạn để tác động vào tư
tưởng, tâm lý, tình cảm, làm nhụt ý chí, mất niềm tin, tạo ra "khoảng trống tư tưởng" trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc du nhập tư tưởng tư sản vào, nhằm đạt tới mục tiêu xóa bỏ hệ
tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xa rời chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, những nội dung, biện pháp chủ yếu mà
kẻ địch thường triển khai tấn cơng trận địa tư tưởng - văn hóa của ta là:
Một là, chúng tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, chế độ xã
hội chủ nghĩa, làm giảm niềm tin của nhân dân vào con đường cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã lựa
chọn.
Hai là, chúng tuyên truyền xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, thân thế và sự nghiệp vĩ đại của Người, tách
rời và đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, xun tạc, bơi đen giá trị văn hóa đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa, đồng thời du nhập văn hóa,
đạo đức, lối sống tư bản.
Bốn là, sử dụng các cách thức, biện pháp, phương tiện để đưa tư tưởng, văn hóa, lối sống tư sản xâm
nhập vào Việt Nam như:
Triệt để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, phim ảnh, ca nhạc, băng hình, vơ
tuyến truyền hình, Internet, văn hóa phẩm, giao lưu văn hóa để phá hoại trận địa tư tưởng của ta.
Triệt để lợi dụng các con đường hợp tác văn hóa để tiếp xúc, mời các nhà văn, các đồn nghệ thuật sang
thăm, học tập, "trao đổi" văn hóa, đặc biệt chú ý tiếp cận giới trẻ, văn nghệ sĩ tác động để lôi kéo họ theo lối
sống phương Tây.
Thúc đẩy xây dựng các trung tâm giao lưu văn hóa Mỹ - Việt để nhanh chóng thay đổi lực lượng, truyền bá
văn hóa phương Tây đối với học sinh, sinh viên, cán bộ đi học tập, công tác ở nước ngoài. Tăng cường thành
lập các trường đại học quốc tế tại Việt Nam để truyền bá tư tưởng, văn hóa Mỹ, phương Tây.
d) Chống phá trên lĩnh vực xã hội.
Trong chiến lược "diễn biến hịa bình", chủ nghĩa đế quốc đặc biệt quan tâm triệt để khai thác, lợi dụng
những vấn đề xã hội như: dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền để phá vỡ khối đại đồn kết của dân
tộc Việt Nam. Kích động, gây chia rẽ nội bộ nhân dân, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước và với lực
lượng vũ trang. Nhen nhóm các tổ chức phản động, tạo ra các xung đột dân tộc, tôn giáo để tạo ra "cái cớ"
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Thực hiện ý đồ đó, chủ nghĩa đế quốc đã triển khai đồng thời nhiều nội dung khác nhau để phá hoại như
sau:
Một là, sử dụng bọn phản động người Việt Nam ở nước ngồi móc nối với các tổ chức phản động trong
các tôn giáo, dân tộc ở trong nước để can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh quốc gia.
Lợi dụng tơn giáo, "dân chủ", "nhân quyền" địi tự do tơn giáo, địi tách tơn giáo hoạt động độc lập khơng
có sự quản lý nhà nước. Chúng coi các tổ chức giáo hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là "Tôn giáo quốc
doanh"; tự ý tạo dựng ra nhiều tổ chức tôn giáo phản động ("Hội thánh Tin lành Đề Ga", "Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất"...).
Chủ nghĩa đế quốc đã thông qua nhiều đạo luật mang tính pháp lý quốc tế về vấn đề tơn giáo để tự do
hoạt động can thiệp, chống phá ta như tháng 8 năm 2000 chúng thông qua Liên Hợp quốc để mở "Hội nghị
thượng đỉnh tôn giáo thế giới" có mời cả bọn phản động cực đoan trong tơn giáo Việt Nam tới dự. Quốc hội
Mỹ cũng ngang nhiên ra "Nghị quyết về tôn giáo Việt Nam", đưa Việt Nam vào danh sách "Một quốc gia
đáng lo ngại đặc biệt".
Hai là, thường xuyên chỉ đạo, hỗ trợ, kích động các đối tượng cực đoan, phản động trong các tôn giáo ở
trong nước phát triển lực lượng và tổ chức các hoạt động chống phá chính quyền.
Thơng qua các nhân viên đại diện ngoại giao, lãnh sự của mình, Mỹ đã chỉ đạo họ thường xuyên đi đến
các tỉnh, các tổ chức tôn giáo để chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các chức sắc tơn giáo và các tín đồ tơn giáo
hoạt động chống đối chính quyền, gây áp lực, địi tự do tơn giáo.
Hỗ trợ, giúp đỡ các phần tử q khích trong các tơn giáo hoạt động chống đối chính quyền, vu cáo Nhà
nước ta đàn áp tôn giáo.
Một số bọn phản động cực đoan trong tôn giáo điên cuồng hoạt động chống đối, kích động đồng bào theo
tơn giáo khơng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phịng. Kích động địi ly khai, địi thành lập "khu tự trị của người Khơme Crơm".
Ba là, chủ nghĩa đế quốc còn kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo, chủ trương "tôn giáo hóa các
dân tộc thiểu số" (đặc biệt là Tin lành hóa trong đồng bào các dân tộc ở Tây Ngun). Kích động chống đối,
ly
khai,
tạo
ra
nhiều
"điểm
nóng"
về
chính
trị
xã hội.
Chúng triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo, thực hiện mưu đồ "tôn giáo hóa đồng bào dân tộc thiểu số" ở
những địa bàn xung yếu. Thơng qua truyền đạo, cố tìm cách làm cho quần chúng xa rời cách mạng, chỉ tin
theo lời mua chuộc, dụ dỗ của chúng, mưu đồ sâu xa của việc truyền đạo là phát triển lực lượng, tập hợp
quần chúng chống đối lại cách mạng, chúng đặc biệt chú ý các địa bàn sau:
ở Tây Bắc: Chủ trương "Tin lành hóa người Mơng", thơng qua hoạt động của các tổ chức "Phi chính
phủ", các đồn tham quan du lịch... để truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo quần chúng theo đạo Tin lành, nhen
nhóm tổ chức phản động, kích động phong trào ly khai, giúp người Mơng "tìm lại Tổ quốc".
ở Tây Nguyên: Chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số kết hợp với tổ chức phản động "Tin lành
Đề Ga" để tuyên truyền tư tưởng, quan điểm phản động, lơi kéo quần chúng địi ly khai. Dưới sự chỉ đạo,
bảo trợ của Mỹ, nhiều tổ chức phản động người Thượng Tây Nguyên ở nước ngoài được thành lập; Tây
Nguyên trở thành địa bàn chiến lược để bọn phản động lưu vong xâm nhập, móc nối xây dựng cơ sở, căn cứ
phản cách mạng. Chúng dựng Ksor Kơk đang sống lưu vong ở Mỹ làm tổng thống cái gọi là "Nhà nước Đề
Ga độc lập" để tập trung lực lượng, cấu kết chặt chẽ với FULRO cũ và sử dụng "Tin lành Đề Ga" để tập hợp
lực lượng chống đối, đòi ly khai. Kẻ địch đã kích động gây chia rẽ khối đại đồn kết toàn dân giữa người
Kinh và người Thượng, giữa nhân dân và Nhà nước, kích động lơi kéo, mua chuộc và cưỡng bức quần chúng
xuống đường đấu tranh gây bạo loạn chính trị trong hai năm (2001, 2004) để chống lại Đảng, chính quyền và
cưỡng bức vượt biên ra nước ngồi để huấn luyện rồi đưa về hoạt động chống phá chế độ. Chủ nghĩa đế
quốc âm mưu gây mất ổn định kéo dài ở Tây Nguyên, để tạo cớ đưa phái đoàn quốc tế vào xem xét "giúp" ta
ổn định tình hình xã hội, nhưng thực chất là tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Kẻ địch muốn
quốc tế hóa vấn đề Tây Nguyên để dễ bề can thiệp quân sự vào nước ta.
ở Tây Nam Bộ, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc Khơme Crôm và thơng qua bọn phản động để kích động,
lơi kéo quần chúng đấu tranh đòi ly khai, thành lập "khu tự trị của người Khơme Crôm". Chúng lấy ngày 4
tháng 6 hàng năm là "ngày đau thương", "ngày mất đất" của người Khơme Crơm để kỷ niệm và kích động
quần chúng đấu tranh địi ly khai, địi đất của ơng cha và xúi giục việc bỏ trốn sang Cam-pu-chia gây mất ổn
định an ninh quốc gia (ngày 04-6-1949 là ngày Chính phủ Pháp thơng qua Sắc luật 49-733 trao trả Nam Kỳ
cho
Chính
phủ
Bảo Đại).
Bốn là, lợi dụng các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, mâu thuẫn xã hội để kích động nhân dân khiếu
kiện tập thể, gây rối, phá vỡ nền tảng chính trị - xã hội để tạo cớ can thiệp.
Chủ nghĩa đế quốc triệt để lợi dụng các hiện tượng tiêu cực trong xã hội để vu cáo, bôi nhọ Đảng, Nhà
nước, kích động làn sóng người chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chúng
cịn lợi dụng những sai sót, khuyết điểm trong chính sách và thực hiện chính sách về đất đai, nhà ở, thuế...
kích động nhân dân khiếu kiện đơng người, gây rối trật tự xã hội, chống đối chính quyền kéo dài tạo cớ trắng
trợn can thiệp vào nước ta. Đồng thời, bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc những cán bộ có chức, có
quyền nhưng thối hóa, biến chất, tham nhũng, làm ăn phi pháp bị Đảng, Nhà nước xử lý, để tạo dựng "ngọn
cờ" chống đối chế độ, thiết lập chế độ mới thân phương Tây phá hoại ta từ trong
phá ra.
đ) Chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Trong chiến lược "diễn biến hòa bình" kẻ địch ln tập trung mọi nỗ lực thơng qua các mối quan hệ hợp
tác để hướng tới mục tiêu phá hoại, làm suy yếu nền quốc phòng, an ninh của đất nước ta với nhiều âm mưu,
thủ đoạn rất thâm độc.
Chủ động ve vãn, móc nối, lơi kéo ta tham gia các hoạt động hợp tác quân sự, an ninh để tìm kiếm sự có
mặt trở lại của lực lượng quân sự của chúng tại Việt Nam.
Thông qua liên kết làm ăn kinh tế với các doanh nghiệp, đơn vị quân đội và hợp tác đào tạo để xâm nhập
vào các lĩnh vực quân sự nhằm khai thác tin tức tình báo, chuyển giao cơng nghệ lạc hậu và chuyển hóa
chính trị lực lượng vũ trang ta.
e) "Phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang.
"Phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang ta là một trong những mục tiêu trọng yếu mà chủ nghĩa đế quốc
tập trung phá hoại làm cho lực lượng vũ trang ta xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, mất phương hướng
đấu tranh khơng làm trịn vai trị nịng cốt trong cuộc đấu tranh cách mạng. Thực chất là làm cho lực lượng
vũ trang mất dần bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, biến chất, xa rời chính trị vơ sản,
du nhập chính trị tư sản, phản bội lại lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân dân.
Để "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, chủ nghĩa đế quốc tập trung chống phá đó là:
- Tập trung phá hoại trận địa tư tưởng cách mạng của lực lượng vũ trang.
- Phá hoại bản chất, truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang, làm lu mờ hình ảnh tốt đẹp "Bộ đội Cụ
Hồ".
- Phá hoại các nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang, xóa bỏ vai trị Đảng lãnh
đạo, hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực lượng vũ trang.
Chúng tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, hạ thấp vai trị lãnh đạo, làm mất uy tín của Đảng đối với lực
lượng vũ trang, với luận điệu: "Đảng là của tồn dân, khơng thể là của riêng một tổ chức, lực lượng xã hội,
đảng phái, giai cấp nào. Muốn vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ bản chất giai cấp công nhân, không
nên nhắc đến bản chất giai cấp cơng nhân làm gì".
Để làm mất vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực của cả hệ thống tổ chức đảng trong các
lực lượng vũ trang, chúng chĩa mũi nhọn vào xuyên tạc, chống phá, đòi loại bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ
của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất quyết định sức sống của Đảng.
Thực hiện âm mưu "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, chúng cịn tập trung phá hoại nguyên tắc hoạt
động công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết đội ngũ cán
bộ mà trước hết là cán bộ chính trị - quân sự với các ngành khác nhau. Chúng tung ra nhiều luận điểm địi
xóa bỏ hệ thống cán bộ chính trị và cơ quan chính trị trong quân đội, chúng cho rằng: "Trong thời buổi kinh
tế thị trường, lấy lợi nhuận làm mục đích, lấy vật chất làm địn bẩy tinh thần, cơng tác đảng, cơng tác chính
trị cũng cần nhưng khơng có tác dụng; rằng, cán bộ chính trị chỉ là người ăn theo".
Chúng ta cần nhận rõ bộ mặt thật của kẻ thù trong âm mưu "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang để nâng
cao cảnh giác, tăng cường trận địa tư tưởng cách mạng của Đảng, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn hoạt
động chống phá của chúng.
f) Chống phá Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại.
Trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng, chủ nghĩa đế quốc triệt để lợi dụng các mối quan hệ quốc tế
của Việt Nam để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", từng bước làm suy yếu và thủ tiêu thành quả
cách mạng ở nước ta, cụ thể là:
- Thông qua quan hệ đối ngoại để gây áp lực, từng bước làm thay đổi đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội.
- Thơng qua các tổ chức nước ngồi vào Việt Nam dưới danh nghĩa "phi chính phủ", "từ thiện", hoạt
động tham quan, du lịch, trao đổi văn hóa, khoa học, nghệ thuật để tuyên truyền những tư tưởng phản động,
từng bước làm chuyển hóa tư tưởng chính trị trong nhân dân.
- Sử dụng các đoàn ngoại giao, cơ quan đại diện để theo dõi tình hình, nhân danh "dân chủ", "nhân
quyền" can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của ta và ngấm ngầm móc nối, chỉ đạo các lực lượng phản
động chống phá ta.
- Lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và các tổ chức quốc tế để tác động chuyển hóa Việt Nam,
chia rẽ nước ta với các nước láng giềng.
Như vậy, có thể kết luận: Âm mưu lâu dài, cơ bản chống Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc thông qua
chiến lược "diễn biến hịa bình" là: Làm mất vai trị chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân Việt Nam, xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với xã hội, làm chệch hướng và tụt hậu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, "phi chính trị hóa", vơ hiệu hóa qn đội và cơng an, làm mất ổn định xã hội trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt về chính trị - tư tưởng, niềm tin, làm cho Việt Nam "tự diễn biến" theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, "tự
biến chất" chế độ mà không cần sử dụng chiến tranh xâm lược trên quy mơ lớn. Các hình thức "diễn biến hịa
bình" thường được chúng kết hợp với bạo loạn lật đổ để giành chính quyền như đã làm ở Áp-ga-nis-tan và ở
Nam Tư.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch coi Việt Nam là một trọng điểm chống phá bằng "diễn biến
hịa bình". Vì nếu thắng Việt Nam bằng "diễn biến hịa bình" thì các thế lực hiếu chiến, phản động chống
Việt Nam mới rửa được "nhục" thất bại trong chiến tranh xâm lược trước đây, mới lấy lại được "uy thế"
cường quốc đế quốc.
Đánh
bại
được
Việt
Nam,
chủ
nghĩa
đế
quốc
mới có thể tạo ra thế mới, thời cơ, thuận lợi mới trong chống phá các nước xã hội chủ nghĩa khác, các
quốc gia độc lập, tiến bộ khác ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Nguy cơ "diễn biến hịa bình" đối với Việt Nam đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, sự tác động cũng như hậu quả
của nó đến mức độ nào lại phụ thuộc vào khả năng đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nếu
toàn Đảng, tồn qn, tồn dân ta đồng tâm, nhất trí, đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa và đấu tranh
với những hình thức phù hợp nhất định đẩy lùi được nguy cơ "diễn biến hịa bình" của chủ nghĩa đế quốc,
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chương 2
đấu tranh phịng,
chống "diễn biến hịa bình" ở Việt Nam
2.1. Quan điểm, phương châm chỉ đạo,
nội dung, biện pháp phịng, chống
"diễn biến hịa bình" với Việt Nam
2.1.1. Quan điểm, phương châm chỉ đạo.
a) Quan điểm cơ bản của Đảng ta trong đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình".
Từ Đại hội lần thứ VII của Đảng ta đã xác định đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình" của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Các đại
hội và các hội nghị Trung ương tiếp theo đều xác định nguy cơ "diễn biến hòa bình" là một trong những
nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Do vậy, quan điểm của Đảng về phịng, chống "diễn biến hịa bình" đã được Đảng ta xác định cụ thể là:
Một là, đấu tranh phòng, chống "diễn biến hịa bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc
gay go, quyết liệt, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hai là, đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ba là, đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình" phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền, an ninh quốc gia, chống bạo loạn lật đổ, chống chiến tranh xâm lược.
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của khối đại đồn
kết tồn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống "diễn biến
hịa bình".
b) Phương châm chỉ đạo của Đảng trong đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình".
Đấu tranh phịng, chống "diễn biến hịa bình" là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết
liệt, phức tạp lâu dài, đó là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn trong tình hình
hiện nay.
Để đánh bại âm mưu và thủ đoạn hết sức thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù, chúng ta cần nắm vững phương
châm chỉ đạo sau:
Một là, kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa từ trước, từ xa với tích cực chủ động tiến cơng
làm thất bại âm mưu, ý đồ chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từ "trứng nước", từ nơi
xuất phát là phương châm đúng đắn của Đảng ta chỉ đạo đấu tranh chống "diễn biến hồ bình", thể hiện tư
tưởng tiến công cách mạng.
Yêu cầu trong vận dụng phương châm này là: trong khi tích cực và chủ động giữ vững bên trong, phòng
ngừa và ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía chủ nghĩa đế quốc, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các
cuộc phản cơng và tiến cơng với nhiều hình thức, quy mơ, lực lượng trên mọi lĩnh vực nhằm làm giảm sức
chống phá, tiến tới đánh bại kẻ thù, bảo vệ mình.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", lấy xây dựng vững mạnh là chính, tích cực chủ động
phòng, chống là quan trọng trong đấu tranh chống "diễn biến hồ bình".
"Xây" và "chống" là hai mặt của cuộc đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" chống Việt
Nam của chủ nghĩa đế quốc. "Xây" là xây dựng thực lực, sức mạnh của đất nước trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Việc xây dựng đất nước vững mạnh là điều kiện
chủ yếu, quyết định mọi thắng lợi của cuộc đấu tranh.
Tuy nhiên, việc xây dựng đất nước vững mạnh phải được kết hợp chặt chẽ với việc đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch nhằm ngăn chặn và giảm bớt sức chống
phá của chúng, tạo điều kiện cho việc xây dựng có kết quả, làm cơ sở vững chắc cho việc chống "diễn biến
hồ bình" thắng lợi.
Trong mối quan hệ giữa "xây" và "chống" thì "xây" ln giữ vai trị quyết định, "chống" giữ vai trò
quan trọng.
Vận dụng phương châm này trong đấu tranh phịng, chống "diễn biến hồ bình", tồn Đảng, toàn dân,
toàn quân cũng như mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và lực lượng cần kết hợp chặt chẽ "xây" và "chống; kết
hợp việc xây dựng sức mạnh kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại với
chủ trương phòng ngừa, sớm phát hiện và tiêu diệt những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến
"bất lợi", "phân hố" cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố, xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người cố tình
chống đối, đi ngược lại với lợi ích dân tộc, "xử lý kịp thời mọi mầm mống gây mất an ninh, không để bị
động bất ngờ" như chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng đã chỉ ra.
Ba là, giữ vững bên trong, làm thất bại tác động chuyển hố từ bên ngồi; coi trọng giữ vững bên trong là
chính, làm thất bại tác động chuyển hố từ bên ngoài là quan trọng.
Một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược "diễn biến hồ bình" chống phá Việt Nam là làm tan
rã, phân hoá từ bên trong, từ nội bộ Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và các tổ chức khác; làm cho đất
nước, chế độ "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, những âm mưu và
thủ đoạn đó sẽ khơng có tác dụng nếu nội bộ đất nước, Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị thống nhất một ý
chí, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, không
hoang mang, dao động trước những tác động chống phá của chủ nghĩa đế quốc từ bên ngoài. Các thế lực thù
địch không tạo được lực lượng ngầm, khơng thực hiện được "nội cơng, ngoại kích" đối với ta, nếu khả năng
phịng ngừa, chống, ngăn chặn, phản cơng và tiến công của ta mạnh.
Vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định của chúng ta hiện nay là phải "giữ vững bên trong",
bịt kín mọi sơ hở, thiếu sót, khơng để kẻ địch lợi dụng kích động, phá hoại, giữ vững đoàn kết thống nhất
trong Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trên cơ sở giữ vững bên trong là chính, cần tích cực chủ động làm thất bại mọi sự tác động chống phá từ
bên ngoài, từ phía kẻ thù, khơng để cho kẻ thù có điều kiện tiến hành các hoạt động chống phá trên các lĩnh
vực, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Phải tiến công về tư tưởng, lý luận, đánh bại các tư tưởng, quan
điểm, các luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch; thường xuyên định hướng tư tưởng
nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, chủ động đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng. Đặc biệt, cần tổ chức các chiến
dịch phản công và tiến công về tư tưởng, lý luận đập tan thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng "dân chủ",
"nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" chống phá cách mạng nước ta.
Bốn là, kiên định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt các sách lược, tranh thủ sự
ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, dư luận quốc tế, phân hố, cơ lập các phần tử ngoan cố, các thế lực
chống phá Việt Nam hung hăng nhất.
Thực hiện phương châm này, cần phải kiên định lập trường, quan điểm, mục tiêu của cách mạng, lợi ích
quốc gia, dân tộc, giai cấp, coi đó là vấn đề bất di, bất dịch; khơng vì lợi ích cục bộ trước mắt mà làm tổn hại
đến lợi ích lâu dài, xuyên suốt của Đảng, của đất nước, của dân tộc, của giai cấp. Đồng thời, tuỳ theo tình
hình, điều kiện và hồn cảnh cụ thể, tương quan so sánh cụ thể mà vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình
thức, biện pháp đấu tranh để đạt hiệu quả cao, khơng cứng nhắc, rập khn máy móc.
2.1.2. Nội dung, biện pháp phịng, chống "diễn biến hồ bình" với Việt Nam.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phịng, chống chiến lược "diễn biến hồ bình" trong
giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau:
a) Trên lĩnh vực chính trị.
Mục tiêu của chiến lược "diễn biến hồ bình" là nhằm xố bỏ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Để phịng, chống "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực chính trị, cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Chăm lo xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, trước hết là xây dựng Đảng, Nhà nước ta thực sự
trong sạch vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng ở thời kỳ mới. Trong đó, xây dựng Đảng được
xác định là khâu then chốt, vì Đảng là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam; Đảng còn là mục tiêu kẻ thù tập trung chống phá. Đảng vững mạnh sẽ ngăn chặn được
nguy cơ chệch hướng, "tự diễn biến" từ bên trong, là điều kiện tiên quyết làm thất bại chiến lược "diễn biến
hồ bình" của địch. Trong xây dựng Đảng cần xây dựng tồn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức,
tác phong, phương thức lãnh đạo; đặc biệt chú trọng công tác cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
trì, cán bộ chiến lược. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy lý luận về xây dựng xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện mới ở Việt Nam làm cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động, củng cố đoàn kết nhất
trí trong Đảng. Nâng cao hiệu quả xây dựng và chỉnh đốn Đảng, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử
cơ hội, thoái hoá biến chất ra khỏi đội ngũ đảng viên để tăng cường sức chiến đấu của Đảng, xứng đáng là
một Đảng cầm quyền và sự tin tưởng tuyệt đối của toàn dân.
- Tăng cường củng cố các tổ chức cơ sở đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, làm
cho các chi bộ thực sự là pháo đài vững chắc chống địch móc nối, xâm nhập vào nội bộ của Đảng ta, là nơi
tiên phong đấu tranh với các phần tử cơ hội chính trị thối hố, biến chất, xét lại, chống Đảng.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đẩy mạnh đấu
tranh tự phê bình và phê bình, củng cố tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo vệ chặt chẽ chính trị
nội bộ, chống mọi biểu hiện cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh và kỷ luật nghiêm
minh với những phần tử thoái hoá, biến chất, loại khỏi đội ngũ những phần tử cơ hội chính trị.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả trong
quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, chống mọi
biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực sự là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng đề ra, củng cố niềm tin của nhân dân với chế độ.
- Xây dựng cơ sở chính trị vững chắc, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; coi
trọng xây dựng "thế trận lòng dân". Chăm lo xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, nhất là địa bàn trọng
điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chống tệ
nạn tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, củng cố quốc
phòng, an ninh, phịng chống "diễn biến hồ bình".
- Kiên quyết đấu tranh với những luận điệu vu cáo, bôi nhọ Đảng, phủ nhận lịch sử, phủ nhận thành tựu
đổi mới của cách mạng. Làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động thành lập các tổ chức chính trị đối lập, tiến
tới đa nguyên, đa đảng của các thế lực ở trong và ngồi nước.
b) Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố.
Mặt trận tư tưởng, văn hố ln là mặt trận nóng bỏng, dễ bị địch tiến cơng hiện nay. Vì vậy, phải tích
cực, chủ động tiến cơng địch để giữ vững ổn định chính trị, làm thất bại mọi thủ đoạn phá hoại của địch trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
Trên lĩnh vực này, Mỹ và các thế lực thù địch tập trung chống phá ta về quan điểm, tư tưởng, lý luận và
đường lối. Trước hết là phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Phủ nhận con
đường đi lên của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, kích động
những khuynh hướng tư tưởng sai trái, mơ hồ về đường lối cách mạng Việt Nam... tạo tư tưởng dao động,
hoài nghi, mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân
ta, dẫn đến những suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xa rời mục tiêu cách mạng của Đảng.
Để phòng, chống "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực tư tưởng cần tập trung vào các nội dung và biện pháp
sau:
- Tăng cường công tác lý luận, tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng; bảo vệ,
củng cố vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và chế độ ta.
Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,
truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong suốt lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tư tưởng tư sản, khuynh hướng xã hội dân chủ, các luận điệu
tuyên truyền vu cáo, bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận
đường lối, quan điểm của Đảng, phủ nhận lịch sử... lợi dụng "tự do", "dân chủ", "nhân quyền" để chống chủ
nghĩa xã hội. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ kiểu Mỹ.
Tăng cường tổng kết lý luận, đổi mới công tác tư tưởng sát với từng đối tượng đi đôi với việc tăng
cường lãnh đạo, quản lý thơng tin, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ; kịp thời ngăn chặn quan điểm lệch
lạc, thương mại hoá trong lĩnh vực tư tưởng, văn hố - văn nghệ, báo chí, xuất bản.
- Xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là tài sản chung, tài sản tinh thần của toàn dân
tộc Việt Nam, là động lực để phát triển xã hội. Âm mưu của kẻ địch là dùng văn hoá xấu, độc hại để tác động
làm suy giảm, dẫn đến thủ tiêu văn hoá dân tộc Việt Nam, thực hiện "xâm lăng văn hoá".
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, làm sâu sắc hơn, giàu có hơn văn hố dân tộc Việt Nam. Tạo ra tính đa dạng của nền văn hố Việt Nam
là phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi văn hoá độc hại, đồi trụy, có nội dung xấu độc, loại trừ âm mưu, thủ
đoạn của địch làm suy yếu đi đến hoà tan bản sắc văn hoá của dân tộc ta. Chống quan điểm thương mại hoá
các hoạt động văn hoá.
- Làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý và kiểm sốt chặt chẽ cơng tác tun truyền, xuất bản
và có định hướng thống nhất trong chỉ đạo nghiên cứu lý luận, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng - văn hố
trong tình hình mới.
c) Trên lĩnh vực kinh tế.
Kẻ địch luôn lợi dụng lĩnh vực kinh tế để gây sức ép về chính trị, buộc ta lệ thuộc và làm lệch hướng nền
kinh tế theo hướng tư bản, tiến tới chệch hướng về mặt chính trị. Do vậy, đấu tranh phịng, chống "diễn biến
hồ bình" trên lĩnh vực kinh tế cần chú ý thực hiện các nội dung và biện pháp chủ yếu sau:
- Quán triệt, thực hiện và bảo vệ vững chắc đường lối đổi mới kinh tế của Đảng theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh
thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.
- Ln đề cao cảnh giác, khơng mơ hồ trước âm mưu đen tối của các thế lực lợi dụng quan hệ kinh tế,
thương mại, thông qua kinh tế để chuyển hố ta về chính trị.
- Thực hiện phương châm chủ động hợp tác, đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo trong quan hệ kinh tế. Đồng
thời, hạn chế các mặt tiêu cực do nền kinh tế thị trường tạo ra trên một số mặt của đời sống xã hội. Phấn đấu
thực hiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng
phí.
- Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Nâng cao ý thức, năng lực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, tự lực, tự cường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
d) Trên lĩnh vực xã hội.
Phòng, chống "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực xã hội là một nội dung quan trọng trong đấu tranh làm
thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" của chủ nghĩa đế quốc. Giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi
trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Để làm thất bại "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực xã hội cần
làm tốt một số nội dung, biện pháp cụ thể sau:
- Tập trung giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhất là những khu vực "trọng điểm".
Vùng "trọng điểm" là các trung tâm kinh tế, chính trị, nơi đông dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, tôn giáo mà kẻ địch tập trung xây dựng cơ sở, tăng cường hoạt động tạo điểm nóng để
chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải đề cao cảnh giác, thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ
vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể, cần giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân khơng để phát
triển thành "điểm nóng", không để kẻ địch lợi dụng gây rối trật tự - xã hội làm mất ổn định chính trị. Giữ
vững ổn định và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trong sạch, tận tụy
với cơng việc, gắn bó mật thiết với nhân dân, gương mẫu thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở, bài trừ tận gốc tham nhũng, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền.
- Thực hiện tốt chính sách xố đói, giảm nghèo, cơng bằng xã hội. Đi đơi với chính sách khuyến khích
làm giàu hợp pháp, phải thực hiện tốt chính sách xố đói, giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Thực
hiện cơng bằng xã hội, chống phơ trương hình thức, tham ơ, lãng phí trong thực hiện các chương trình xố
đói, giảm nghèo của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo đúng đắn, phù hợp với tình hình mới; kiên quyết đấu tranh làm
thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" phá hoại cách
mạng với các biện pháp cụ thể sau:
+ Quán triệt sâu rộng, thực hiện chu đáo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc,
tôn giáo. Tôn trọng quyền lợi và sự bình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân theo
đúng pháp luật và truyền thống của văn hoá Việt Nam.
+ Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng rừng núi, biên giới; cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tơn giáo. Thực hiện "bình đẳng, đồn kết, tương trợ,
giúp đỡ nhau cùng phát triển".
+ Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số, đội ngũ đảng viên trung thành và có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc tôn giáo; ngăn ngừa và đấu
tranh có hiệu quả với mọi âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động địi ly khai,
chống lại Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các già làng, trưởng bản, nhân sĩ, chức sắc tôn giáo trong công tác vận động quần chúng.
+ Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên
cơ sở thực hiện thắng lợi mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và làm tốt công tác vận động quần
chúng, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
đ) Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
Phòng, chống "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực quốc phịng - an ninh là một nội dung đặc biệt quan
trọng trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Để làm thất bại âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hồ bình" trên lĩnh
vực quốc phịng, an ninh cần phải quán triệt và thực hiện tốt những nội dung, biện pháp sau:
- Quán triệt, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
+ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khoá IX của Đảng
đề ra là cơ sở để nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
+ Các ngành phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hố bằng chương trình hành động; đồng thời tổ chức thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả, hồn thành thắng lợi những nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của các cấp, các
ngành, đơn vị mình, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, làm cho quần chúng nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" và u cầu, biện
pháp đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hồ bình" của chủ nghĩa đế quốc; làm cho quần chúng
nhân dân nhận thức rõ đấu tranh chống "diễn biến hồ bình" là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng lực lượng công an, quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới.
+ Trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam
với sự nghiệp quốc phòng, an ninh và đối với qn đội và cơng an. Có biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với quân đội, công an, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
+ Ra sức xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân vững mạnh tồn diện, lấy xây dựng về chính trị
làm cơ sở.
+ Tăng cường mối quan hệ máu thịt, bản chất giữa quân đội và công an với nhân dân; thực hiện tốt cơng
tác dân vận. Đổi mới hồn thiện chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang và hậu phương của lực lượng
vũ trang.
+ Giáo dục quốc phịng, an ninh cho tồn Đảng, tồn qn, tồn dân để nhận thức đúng về nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh, vai trị, nhiệm vụ của qn đội, cơng an và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong
sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng qn đội, cơng an vững mạnh tồn diện, bảo
vệ
vững
chắc
Tổ
quốc
Việt
Nam
xã
hội
chủ nghĩa.
- Thực hiện nghiêm ngặt những yêu cầu về quốc phòng, an ninh trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh
tế.
+ Trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt sâu sắc phương châm: Trong khi
đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, ln coi trọng quốc phịng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ.
+ Trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, trên từng địa bàn phải đặc biệt
chú ý đến yêu cầu quốc phòng, an ninh; phải đảm bảo sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc
phòng, an ninh và giữ vững chủ quyền quốc gia. Chống mọi biểu hiện chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà lơ
là, mất cảnh giác hoặc coi thường yêu cầu về quốc phòng, an ninh của đất nước. Theo đó các dự án kinh tế
cần có sự thoả thuận và nhất trí của cơ quan quân sự và an ninh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
để đảm bảo sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên từng địa phương, địa bàn
và toàn quốc.
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu "phi chính trị hố" qn đội, cơng an của các thế lực thù địch.
Làm thất bại âm mưu "phi chính trị hố" qn đội, cơng an của các thế lực thù địch là một yêu cầu đặc
biệt quan trọng trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của chúng trên lĩnh vực quốc phịng,
an ninh. Để làm tốt việc này cần làm tốt những vấn đề cơ bản sau:
Tăng cường cơng tác chính trị, tư tưởng, chủ động đấu tranh vạch trần luận điệu phản động, phản khoa
học cái gọi là "phi chính trị hố" lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch, thực chất là làm cho lực lượng
vũ trang ta mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu, ngả theo chính trị khác - chính trị tư sản.