Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỒNG CHÍ TRẦN BẠCH ĐẰNG với CÁCH MẠNG VIỆT NAM, kẻ sĩ GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 228 trang )

ĐỒNG CHÍ TRẦN BẠCH ĐẰNG VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH
MẠNG VIỆT NAM
I. TỪ KẺ SĨ GIA ĐỊNH
Trên toàn bộ đất nước, vào thời điểm đầu thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX, không đâu ít người khoa
bảng bằng Gia Định và Nam Bộ nói chung, cái cơ sở mà dựa vào nó người ta nói đến kẻ sĩ. Sĩ theo nghĩa
"học trò" thì thời nào cũng có, song kẻ sĩ, sĩ phu lại bắt nguồn từ một độ sâu nhất định của nền nho học,
của chế độ quan viên triều đình - rất mỏng ở Nam Bộ. Dễ hiểu thôi, những người lưu tán hoặc trên đôi
chân men Trường Sơn, hoặc bồng bềnh sóng nước ven biển đến các cửa Cần Giờ, Rạch Gốc, Cửa Đại,
Trần Đề... cách nay 400 năm - có thể còn lâu hơn - tìm miền "đất hứa" không chủ yếu thuộc lớp nhà nho,
càng ít quan viên, ngay các đợt bổ sung chính thức của vua chúa Nguyễn sau nầy cũng gồm các lớp
người cơ cực nơi quê cũ. Và, khi thực dân Pháp mộ phu đồn điền cao su Đông Nam Bộ, đồn điền trồng
lúa Đồng Tháp Mười và tây sông Hậu..., cái quy luật nầy lặp lại...
Kẻ sĩ, bất cứ hiểu rộng hay hẹp đều liên quan đến vị trí xã hội - không nhứt thiết từ phẩm hàm và
nhứt thiết đứng "ngoài vòng cương tỏa" của chức vị, đã làm quan nhưng bỏ quan hoặc mưu trí - để cách
suy nghĩ, lối sống có thể được một bộ phận dân chúng noi theo hoặc ít nhứt cũng được kính nể. Thông
thường, người ta đồng nhứt kẻ sĩ với trí thức nhà nho có uy tín về học vấn, về đạo đức. Sau này, kẻ sĩ mở
rộng đến những người Tây học với chuẩn mực phẩm chất giống xưa kia, đó là chuyện hiện đại.
Đất mới Đồng Nai - Bến Nghé - Cửu Long mãi đến 1698 mới được Nguyễn Hữu Kính đưa vào bản
đồ Đại Việt, phân bố đơn vị hành chánh và quốc phòng trong chuyến kinh lý ba năm cuối đời ông (16981700). Việc làm của vị danh tướng nầy là thừa nhận sự thật đã hình thành trước khi ông vào Gia Định và
như ta biết, gần 100 năm sau, chế độ thi cử mới ra đời ở Gia Định, khi Nguyễn ánh chiếm được trung
tâm nầy, bắt đầu ổn định quyền lực trên Nam Bộ.
Tất
nhiên, từ
Nguyễn
Hữu
Kính
đến
Nguyễn
ánh,
khoảng hơn
80


năm, vẫn có một số trí thức từ nơi khác đến mở trường ở Gia Định như cụ Võ Trường Toản và cũng có
một
lớp
trí
thức
tại
chỗ
như
Trịnh
Hoài
Đức,
Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh... môn đệ của cụ. Nếu công bằng hơn, còn phải kể số có học tháp tùng
theo Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên vốn là người Trung Quốc, trốn Mãn Thanh được chúa Nguyễn cho cư
trú ở Hà Tiên, cù lao Phố. Song chưa thể gọi họ là trí thức trong cộng đồng người Việt - sau nầy Mạc
Thiên Tích đã lấy Việt Nam làm quê hương là chuyện khác.
Chẳng mới mẻ gì khi tôi nhắc người Nam Bộ đầu tiên đỗ tiến sĩ là Phan Thanh Giản năm 1826. Đến
lúc đó cả nước đã có mấy chục trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và nhiều trăm tiến sĩ, trong một nền
học vấn quy củ đã vài ngàn năm và trong một chế độ thi tuyển cả ngàn năm - không kể thời Bắc thuộc.
Như vậy, Nam Bộ và Gia Định là đất mới với đầy đủ ý nghĩa của chữ mới. Từ đầu thế kỷ XIX, khi
nhà Nguyễn thiết lập chế độ của mình trên cả nước, lần hồi Nam Bộ mới đi vào hệ thống chung, mới có
quan viên, người khoa bảng. Bước "hòa nhập" nầy thật ra cũng không dễ dàng, nhanh chóng. Cụ Nguyễn
Đình Chiểu đỗ tú tài năm 1843. Tuy huyện Bình Dương thuộc phủ Gia Định (không phải theo địa giới
tỉnh
Bình
Dương
hiện
thời
mà chính là nội ô Thành phố Hồ Chí Minh) từ 1800-1858 có tới 100 cử nhân, thì với cả vùng Nam Bộ
rộng lớn trung bình mỗi năm có hai cử nhân mà thôi.
Trí thức bấy giờ chưa là kẻ sĩ. Cụ Đồ Chiểu được tôn vinh kẻ sĩ khi Pháp xâm lược Nam Kỳ. Tiêu

chuẩn kẻ sĩ ở Gia Định xác lập bằng thái độ đối với dân tộc. Mặc dầu một bộ phận trí thức Nam Bộ tôn
phù Nguyễn ánh, không thiện cảm với Tây Sơn, song rất ít người - nếu không nói là không có - trong số đó
được xã hội xem là kẻ sĩ. Có lẽ trừ Võ Trường Toản, mà Võ Trường Toản ẩn danh cả với chúa Nguyễn
lẫn Tây Sơn. Và những trí thức tôn phù Nguyễn ánh lúc nội chiến lại chống triều đình gay gắt, khi nhà
Nguyễn dấn vào con đường chủ hòa khiến Nam Kỳ rồi cả nước rơi vào tay giặc. Từ 1850 trở đi, trí thức


Nam Bộ trở thành kẻ sĩ khá đông - Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Lạc (Học Lạc)... trong đó, có người tổ chức vũ trang
chống địch như Nguyễn Hữu Huân, phá vỡ cái phẳng lặng của kẻ sĩ như người ta quen quan niệm.
Nam Bộ là vùng đất rộng mà cư dân ít chịu ảnh hưởng của lề thói quan liêu cùng nếp nho phong. Họ
trọng chữ Trung, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Liêm một cách khoáng đạt trên vùng đồng bằng mênh mông
ba bề giáp biển, giao lưu tương đối thuận tiện, vốn tứ xứ tụ hội về, mỗi người từng chịu đau khổ mức nầy
mức khác nơi quê cũ, tự lực khai phá cơ ngơi mới - khá trù phú tuy vô cùng vất vả. ở đây người có uy tín
phải là người có tài tổ chức, có đức độ và họ sống khá lâu trong mối cam kết tự nguyện, trước khi Gia
Định và Nam Bộ đi vào cơ chế của triều đình.
Kẻ sĩ, như thế, quan hệ rất chặt với đông đảo dân chúng, đại biểu trực tiếp cho dân chúng. Sau này,
khi Pháp đến, không phải chiếu Cần Vương hay các bậc đại khoa, đại thần kêu gọi dân đứng lên kháng
chiến mà là những Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Duy Dương... gần như
"áo vải cờ đào".
Rất không thích triều đình song kẻ sĩ Gia Định vẫn thấy, giữa lúc phận nước mười phần nguy hiểm,
lời nói và việc làm nào khiến sức mạnh quốc gia giảm sút thì bất lợi cho sự nghiệp chung. Kẻ sĩ Gia Định
không làm "quân sư" cho những vụ phân liệt - thật ra cũng ít ở Nam Bộ - nhưng lại xếp hàng ngay vào
đội ngũ chống xâm lược.
Trong 300 năm thành lập Gia Định và Nam Bộ, mất gần 30 năm xung đột Tây Sơn - Nguyễn ánh, 115
năm thuộc Pháp rồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tổng cộng một nửa thời gian cho cái không ổn
định. Một nửa còn lại thì 70 năm đầu thời chúa Nguyễn ở dạng sơ khai, tương đối ổn định dưới triều Gia
Long, Minh Mạng - không kể mấy năm sự biến Lê Văn Khôi - Thiệu Trị và một phần nhỏ thời Tự Đức.
Sự đại định, xét cho cùng, mới vài mươi năm nay.
Dòng chảy hối hả, dữ dội của lịch sử ấy tất yếu tạo ra lớp kẻ sĩ năng động. Kẻ sĩ Gia Định và Nam

Bộ, nếu có, không theo chuẩn mực kẻ sĩ theo cách nghĩ của chúng ta. Họ được thời cuộc hóa, hiện đại
hóa rất nhiều. Truyền thống yêu nước chủ đạo hành vi của họ.
Tôi có một người ông - Cúc Nông Trương Gia Mô, thường gọi cụ nghè Mô - theo một nghĩa xác đáng,
đúng là kẻ sĩ. Gốc gác Gia Định, sinh ra ở Bến Tre, con của tuấn vũ Trương Gia Hội, cụ giữ một chức
quan nhỏ ở Huế rồi thôi thúc bởi tán thành tư tưởng Nguyễn Lộ Trạch, bỏ quan về trú quán tham gia mở
công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (Phan Thiết), đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn, đi lang
thang khắp Nam Bộ, làm thơ phú gửi tấm lòng với quê hương đồng bào, lận súng rình giết toàn quyền
Pháp và vua Khải Định, ý nguyện không thành, sau cùng tự vận ở núi Sam.
Một nhóm kẻ sĩ rất gần chúng ta, trong hai cuộc kháng chiến, giữa Sài Gòn, với ba vị nổi tiếng - kỹ
sư cầu cống Lưu Văn Lang, giáo sư Dương Minh Thới, trắc lượng sư Phạm Văn Lạng - cả ba thuộc
"thượng lưu trí thức" tây học lớp đầu tiên và đầu đàn ở nước ta, từng giữ cương vị cao trong nghề, song
sau Cách mạng tháng Tám đã triệt để bất hợp tác với Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Hơn thế, cả ba
đều công khai tỏ rõ thái độ ủng hộ Cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến, ký tên vào các tuyên ngôn, tuyên cáo vì
hòa bình và độc lập nước nhà. Chính quyền Sài Gòn gọi ba vị là "Việt Minh", là "Việt cộng". Bị đe dọa,
tù, bị làm khó dễ đủ điều, lòng sắt đá của ba vị không thay đổi, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Một
chuyện rất thú vị đã xảy ra. Bấy giờ, vào năm 1966 hay 1967, nghe tin cụ Lưu Văn Lang mệt nặng, Khu
ủy Sài Gòn cử đồng chí Đặng Xuân Phong (sau này là thượng tá đã mất) vào thăm và báo cáo tình hình
kháng chiến, xin ý kiến của cụ. Lặng lẽ nghe xong, cụ nói: "Mấy anh Thọ, Phát làm tốt và giỏi lắm, tôi
không có ý kiến gì, chỉ nhắc một điều là đánh Pháp thắng rồi thì đánh Mỹ sẽ thắng thôi".
Kẻ sĩ Gia Định như thế đó. Định nghĩa đủ chưa, tôi vẫn còn tìm hiểu thêm, song tôi tin vào cách hiểu
của mình...
3-1997


ĐẾN CON NGƯỜI MIỀN NAM

Anh Giang Nam bảo tôi viết bài cho báo "Văn nghệ Giải phóng", nhân dịp ngày 20 tháng 7, kỷ

niệm 10 năm đấu tranh giải phóng miền Nam.


Nhận lời rồi, nhưng tôi suy nghĩ mãi, không biết nên viết vấn đề gì. Đề tài 20 tháng 7 thì khá rộng,
nhưng đề tài 20 tháng 7 gắn chặt với văn nghệ, riêng ở tôi lại rất hẹp. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng nói lên
vài khía cạnh về con người Việt Nam ở miền Nam nhân ngày mà phần đất nầy của Tổ quốc đi vào lịch sử sau
khi kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp thắng lợi.
Từ lâu, tôi có một băn khoăn, đó là việc thể hiện con người miền Nam trong văn học. Năm 1960, trở
về trước, văn học miền Nam ít có điều kiện nói đến con người miền Nam. Gần đây, con người miền Nam
bắt đầu xuất hiện trong văn, thơ, kịch, nhạc, họa. Nhưng, nói chung, nếu tôi không chủ quan, con người
miền Nam "thật" hình như vẫn còn mờ nhạt và trong một số trường hợp, con người miền Nam "bị" phản
ánh không hoàn toàn đúng. ở đây, tôi không nói những mẩu chuyện, những báo cáo về "người thật, việc
thật" mà các địa phương đã chú ý khai thác. Tác dụng của những mẩu chuyện này rất lớn, nhưng dầu sao,
người đọc vẫn đòi hỏi những công trình có tính nghệ thuật tương đối cao. Tôi cũng không nói những tác
phẩm sơ lược và công thức đã không làm sáng tỏ con người miền Nam thêm một chút nào, nhứt là không
làm sáng tỏ con người miền Nam trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay. Tôi
muốn nói đến những sáng tác rất nghiêm túc và đã biểu hiện mức cố gắng lao động nào đó của tác giả.
Phân tích về tánh chất con người lại dùng lối văn nghị luận thì thật khó mà nói được đầy đủ. Lý chỉ
có thể "tổng kết" những nét chung của con người thuộc mỗi giai cấp khác nhau và cố nhiên nó không thể
không khô khan. Với cách làm đó, nếu không thận trọng, ta có thể cho ra đời những "mẫu" người không
hoàn toàn giống với con người đang sống, một "mẫu" người cơ giới hoặc một "mẫu" người xét trên góc
độ khoa học tự nhiên. Chỉ văn nghệ với khả năng riêng của mình, mới có thể giới thiệu con người
một cách sâu sắc, một cách "người". Tôi nhớ nhà văn nổi tiếng Liên Xô A.Tôn-xtôi giới thiệu người Nga
không phải bằng một bài lý luận mà bằng một truyện ngắn sắc sảo: Tính cách Nga. Qua các nhân vật
trong truyện, nhứt là cặp Đô-rê-mốp và người yêu của anh, chủ nghĩa anh hùng, lòng chung thủy và
nhiều đức tính tế nhị nữa mà người ta khó gọi tên, được phản ánh đầy đủ, rất sinh động. Đọc xong người
ta nói: "A, người Nga như thế đó". Chủ nghĩa anh hùng, lòng chung thủy và những phẩm chất cao quý
khác của con người lao động trong cuộc chiến tranh yêu nước không phải ở đâu, mà ở Nga, vì tác giả rõ
ràng muốn nói đến người Nga, bỏ vào đâu cũng không lẫn lộn được nhưng nếu như thay truyện của
A.Tôn-xtôi bằng một bài luận, dầu phân tích khoa học đến thế nào, chắc chắn cũng sẽ rất chung, trừu
tượng và rốt cuộc vẫn không thể giới thiệu người Nga như "cái - mà - người - Nga - là - như - thế".
Với chức năng của nó, văn nghệ miền Nam phải làm cho chính nhân dân miền Nam hiểu mình, nhân
dân cả nước và bạn bè trên thế giới hiểu con người miền Nam. Chữ "hiểu" dùng ở đây với tư cách một

danh từ văn học. Tính chất người miền Nam, là tính chất người Việt Nam, là tinh thần dân tộc với truyền
thống hàng ngàn năm của nó, được phát huy trong những điều kiện đặc biệt của miền Nam Việt Nam và
từ hơn 40 năm nay được phát huy dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân, trong một
cao trào cách mạng được xếp vào hàng vĩ đại của những biến động sâu sắc nhứt của loài người. Nói đến
tính chất của người miền Nam hoàn toàn không phải nói một cái gì khác biệt, mà là nói đến tính chất của
dân tộc thể hiện trong một bộ phận của dân tộc ấy, nói đến cái riêng trong cái chung.
4


Cuộc cách mạng của chúng ta đang bước dồn dập đến thắng lợi. Nhớ lại ngày nào cách đây 10 năm,
chúng ta chỉ có hai bàn tay trắng. Cơ đồ dựng lên được như ngày nay có nhiều nguồn gốc, mà trong đó
con người miền Nam giữ vai trò định đoạt nhứt. Người miền Nam đã sống trong chiến tranh liên tục gần
một
phần

thế
kỷ
đã
đánh
với
Anh,
Chà-chóp,
Tây,
Lê-dương, mặt gạch, những kẻ về xác thì to hơn ta, còn về vũ khí hơn ta biết bao nhiêu lần mà kể. Bây
giờ chúng ta lại đánh với Mỹ, một cường quốc vào loại "bự" nhứt, có đủ thứ vũ khí giết người ghê gớm
nhứt, có cả bom nguyên tử - loại chỉ cần chi vài quả là làm sạt nghiệp anh chàng đế quốc Nhựt khá hung
hãn. Chúng ta có thể sẽ phải đánh với tàn quân Tưởng Giới Thạch, bọn ngụy Nam Triều Tiên và các loại
chư hầu khác của Mỹ. Bao giờ cũng vậy, nhân dân miền Nam bắt đầu từ tay không, đúng hơn, với ngọn
tầm vông rất tiêu biểu, với cuốc, rựa, thậm chí với đòn gánh. Thế mà, chiến xa phải chùn bước, máy bay
phải rũ cánh, trọng pháo phải câm họng. Chúng ta chống địch và thắng địch ở nông thôn, ở thành phố,

trong hàng ngũ địch, trong trường học và ngay trong nhà tù. Chúng ta đánh địch bằng vũ trang và chúng
ta đánh địch bằng chính trị, bằng đấu lý. Hàng ngàn người tay không kéo trước họng liên thanh của địch.
Chúng nó dàn liên thinh ra không phải để dọa mà để bắn thật. Biết bao nhiêu người đã ngã gục, nhưng
đến bây giờ, quần chúng vẫn hăm hở tham gia đấu tranh chính trị, vẫn hăm hở đi thẳng đến họng liên
thanh. Những người anh hùng không thiếu ở miền Nam, còn hành động anh hùng thì gần như ở mọi
người đều có: em bé, bà cụ và tất cả những người yêu nước. Chúng ta sẽ có tội, nếu như không nêu trong
văn học con người miền Nam. Chúng ta cũng sẽ có tội, nếu như không phản ánh đúng con người miền
Nam ấy. Người miền Nam không phải hành động theo lối "cuồng tín", càng không hề bị bất kỳ một thúc
ép hay ràng buộc nào. Bọn Mỹ và tay sai ngu ngốc cắt nghĩa rằng quân giải phóng sở dĩ chiến đấu mạnh
bạo là vì bị xiềng chân vào súng!
Không ở đâu mà tính tự nguyện cao bằng trong cuộc chiến đấu ở miền Nam, trong nhân dân miền
Nam. Tính tự nguyện đó đã thành như một thứ đạo đức, một nền luân lý, một thói quen, một nhu cầu đối
với mọi người.
*
*

*

Tôi thuật chuyện sau đây, lý do duy nhứt là chỉ vì nó có liên hệ đến ngày hòa bình vừa lập lại mà bài
viết nầy dầu sao cũng phải đề cập.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi bùi ngùi từ giã vùng giải phóng Khu 9, nơi mà tôi sống và làm việc
nhiều năm, về Sài Gòn. Tôi bước chân lên chợ Phụng Hiệp vào một buổi sáng. Bên kia sông là vùng giải
phóng. Phía tây mặt chợ là trụ sở ủy ban Liên hiệp, ngọn cờ Tổ quốc đang bay. Phụng Hiệp tuy nhỏ
nhưng rất náo nhiệt. Đối với tôi, cái gì ở đây cũng xa lạ cả. Cảnh bến xe càng ồn ào hơn, người lên xe,
xuống xe, đi lại rầm rập. Từ bờ sông lên, tôi phải qua mặt nhiều người và khi qua mặt họ tôi có cảm giác
lạnh lạnh ở gáy, như là bị những con mắt tò mò nhìn xỉa xói. Trèo lên xe, tôi liếc người kế bên. Đó là một
thanh niên đeo kiếng đen "Tay nầy có vẻ một lính kín", tôi nghĩ bụng. Đằng sau tôi là những ai? Tôi mấy
lần định quay lại nhìn, nhưng tôi thôi... Những suy tính lung tung ấy làm tôi bứt rứt. Xe chạy vụt qua bao
nhiêu xóm, chợ tôi không nhớ. Cảm giác chung là khi xe chạy qua hết những khúc lộ bị phá hoại, bắt đầu
đến đoạn tốt, xe không xốc nữa, tôi thấy hình như mình xa Khu 9 hơn và thấy bơ vơ hơn. Khi xe ngừng ở

đầu một cây cầu, trước mắt là ngã vào thành phố Cần Thơ, tôi trực nhớ là đến chỗ hẹn với liên lạc. Sau khi
hỏi người tài xế để biết chắc chắn đây là cầu Tham Tướng, tôi xuống xe. Anh thanh niên ngồi phía sau
cũng xuống theo. "Có lẽ mình đã bị lộ và đang bị theo dõi". Tôi lo lắng bước qua cầu. Xem đồng hồ, mới 9
giờ sáng. Theo hẹn, một giờ rưỡi mới có liên lạc đến đón. Không thể đứng ngoài đường, tôi vào một cái
quán nhỏ, gần cầu và chú ý anh thanh niên, nhưng anh ta đi đâu mất rồi. Tôi ngồi vào bàn, kín đáo nhìn ra
đường.
- Thầy dùng chi?


Tôi giựt mình, ngước lên: người bán quán đến hỏi.
Đó là một bà khoảng trên năm mươi tuổi, mặc áo bà ba trắng, miệng nhai trầu. Tôi kêu một chai nước
cam. Quán nhỏ, lụp xụp, chỉ có ba bàn. Tôi ngoái nhìn sau, thấy kê sát vách một tủ thu tiền và bên cạnh là
lối vào một căn buồng nhỏ, màn vén lên lộ rõ một cái giường trải chiếu. Ngoài tôi ra, không có người
khách nào trong quán. Thấy người qua lại đông quá, tôi đổi chỗ ngồi quay lưng ra cửa. Tôi kêu thêm một
chai nước cam nữa, vì trong quán không có bán thức ăn, chỉ có nước giải khát và rượu. Từ sáng, bụng còn
trống, uống liền hai chai nước cam, tôi thấy khó chịu và ợ liên hồi. Xem đồng hồ, mới chín giờ rưỡi còn cả
giờ nữa. Không lẽ ngồi hoài ở đây? Tôi bắt đầu lúng túng. Bà chủ quán - tôi đoán là bà chủ quán, vì bà
ngồi ở chỗ tủ tiền, vả lại, trong quán cũng không còn ai - ngồi ngó mông ra cửa. Nhưng, thỉnh thoảng tôi
thấy rõ bà liếc tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về bà ta.
Bà rời tủ tiền, đến bên cạnh tôi. Bà hỏi: "Thầy đi đâu?". Tôi buột miệng trả lời: "Đi Sài Gòn". Trả lời
xong, tôi nghĩ mình dại, nói làm gì. Bà lại hỏi: "Chắc thầy còn đợi ai?". Tôi chưa kịp trả lời thì bà lại
cười, nụ cười rõ ràng hồn nhiên, rất hiền và khó mà nghĩ rằng đây là một tay chỉ điểm được. Bà nói luôn,
giọng thân mật: "Chắc chú mệt (bà đã gọi tôi bằng chú), vào trong buồng kia mà nghỉ". Rồi, không cần
đợi tôi đồng ý, bà xách cái giỏ của tôi đi thẳng vào buồng. Tôi riu ríu theo bà. Bà chỉ chỗ cho tôi ngồi,
bảo tôi quay lưng ra ngoài và đưa cho tôi một tờ báo. Tôi mở tờ báo rộng ra che khuất mặt, giả bộ chăm
chú đọc. Bà ra ngoài, bỏ tấm màn che cửa xuống. Lúc đó, tôi lại đâm nghi, đứng lên nhìn phía sau xem
có chỗ nào "rút" khi cần (ở sau là đám dừa nước nối tiếp ra bờ rạch), đồng thời theo dõi bà chủ quán. Tôi
thấy bà ra cửa, gọi người bán bánh mì. Có thể tên bán bánh mì là lính kín, tôi lại "thủ thế". Một lúc sau
bà trở vô, tay cầm một ổ bánh mì thịt. Thì ra, bà đi mua bánh mì cho tôi vì biết tôi đói. Hay là bà ta giả
đò như thế để "cầm chân" tôi, đợi tên bán bánh mì đi kêu lính? Nhưng, rõ ràng người bán bánh mì vẫn

còn đứng đó, tiếp tục bán. Tôi có thể nhìn thấy anh rất rõ. Bà chủ quán đưa tôi ổ bánh mì. Không hiểu
sao, tôi nhẹ nhõm nhận ổ bánh mì từ tay bà, chỉ cảm ơn bằng đôi mắt. Tôi tự nhiên thấy thảnh thơi trong
đầu hơn, mặc dầu theo nguyên tắc, tôi đã phạm sai lầm là để lộ tông tích của mình. Trong lúc tôi ăn, bà
ngồi kế bên và nói thủ thỉ: "Chú ở "trỏng" về, nhưng ăn mặc như vầy không tiện đâu, "tụi nó" để ý đa".
Không hiểu sao tôi bỗng thấy tin cậy bà chủ quán, thừa nhận mình "ở trỏng" về, không cải chính. Tôi nhìn
lại cách ăn mặc của mình: áo sơ mi trắng, quần bà ba trắng, đi guốc và đội nón nilon. Đúng là ăn mặc rất
kỳ, so với những người chung quanh.
Bà chủ quán đi lại cái rương ở góc buồng, mở ra và xốc chồng quần áo. Đoán được ý bà, tôi vội vàng
cho biết là trong giỏ xách tôi có mang quần áo theo. Bà bảo tôi thay quần áo. Khi trở vào, bà nhìn tôi một lúc
từ đầu đến chân, rồi hỏi: "Ai may đồ cho chú vậy?". Bộ "com-pờ-lê" xanh nầy do anh Xích Hồng, một đồng
chí, giám đốc nhà in Trần Phú xuất thân từ thợ may, may cho, theo tôi rất đẹp. Bà cười: "Không được đâu, áo
gì như áo khỉ, quần gì chó táp bảy ngày không tới, ở ngoài nầy chẳng có ai ăn mặc như vậy". Rồi bà đi tìm
quần áo khác. Cuối cùng, bà đưa tôi một áo sơ mi ngắn, ủi phẳng phiu, một quần dài xám còn mới bảo tôi
thay. "Quần áo của thằng Hai tôi đó". Nét mặt đang vui của bà thay đổi đột ngột. Bà chỉ lên nóc tủ, tại đó có
để một bức ảnh phóng đại của một thanh niên: "Nó đi xe ba bánh, bị xe nhà binh đụng chết cách đây hơn hai
năm". Mắt bà đỏ lên, bà khịt mũi.
Người liên lạc đón tôi đi qua cửa quán. Tôi lật đật chào bà. Bà từ chối không nhận tiền bộ quần áo và
cả tiền hai chai nước cam, ổ bánh mì. Bà chúc tôi: "Chú đi mạnh, ráng giữ gìn, bà con mình đang mong
mấy chú". Mắt tôi tự nhiên thấy cay cay. Còn bà, bà liếc nhìn người liên lạc - anh lái xe đeo quân hàm
đại úy quân đội Cao Đài; anh là cơ sở của ta. Tôi cười với bà, cốt để bà yên tâm.
Trên xe chạy về Sài Gòn tôi còn ngầy ngật. Sự quen biết với bà lão thật đột ngột. Tuy tôi chưa bao giờ
nói bằng miệng với bà mình là cán bộ trở về thành, nhưng rõ ràng mối quan hệ giữa tôi và bà không phải là
mối quan hệ bình thường. Tôi tiếc quên không hỏi thăm chồng bà làm nghề gì, còn hay mất. Tôi lại nghĩ
đến anh thanh niên đeo kiếng, bây giờ trong trí nhớ của tôi hình như anh ta chẳng có vẻ gì là một tên lính
kín cả. Đó cũng là nhận xét trở lại của tôi đối với những người tôi gặp ở bến xe, trên xe mặc dầu nó không
6


có một căn cứ nào rõ rệt. Xe lao nhanh về phía bến đò. Tại đây người ta rất đông, đông hơn cả ở bến xe
Phụng Hiệp, nhưng tôi vẫn thấy vững lòng. Bên kia bến đò là Cái Vồn, vùng Hòa Hảo khét tiếng. Xe chạy

vụt qua những nhà sơn màu đà, treo trần điều, và cây phướn. Tôi hoàn toàn không có cảm giác gì ghê rợn
cả. Càng đi sâu về hướng Sài Gòn tôi nhớ hình như tôi thoải mái hơn lúc đặt chân lên cái chợ quận Phụng
Hiệp nhỏ bé kia.
Từ đó, tôi không có dịp nào gặp lại bà chủ quán cầu Tham Tướng, nhưng những người như bà chủ
quán thì tôi gặp rất nhiều, ở khắp nơi trong mười năm qua.
*
*..... *
Câu chuyện nhỏ mà tôi vừa kể chắc chắn không phải là một chuyện điển hình. Nó không thể so sánh
với "Tính cách Nga" bất cứ về phương diện nào.
Tôi không có dụng ý giới thiệu "Tính chất người miền Nam" qua kỷ niệm nầy, bởi vì khái quát như
thế e rằng sai lệch và thô bạo. Ngay trong ký ức của tôi, câu chuyện đó cũng không phải điển hình. Tôi
có hàng chục, hàng trăm chuyện tương tự mà tôi chứng kiến, còn chuyện tôi nghe thì lại quá nhiều. Đó là
những chuyện xảy ra hàng ngày ở miền Nam, rất giản dị, gần như không có gì đáng nói. Nhưng, theo tôi,
chính chúng ta có bổn phận phải nói đến những chuyện giản dị như vậy, những người bình thường như
vậy. Giản dị và bình thường là đứng về biểu hiện mà xét, chứ những hành động giản dị và bình thường ấy
xuất phát từ một cơ sở giác ngộ vô cùng sâu sắc, tích lũy nhiều mặt lâu dài và thật là vĩ đại. Chúng ta tự
hào chính đáng vì sự nghiệp anh hùng của nhân dân miền Nam và đồng thời chúng ta cũng tự hào vì
trong nhân dân chúng ta, những người như bà chủ quán kể đến hàng triệu.
Trong mười năm qua, nhân dân miền Nam hy sinh cả trăm ngàn người. Hy sinh có người biết và hy
sinh hoàn toàn yên lặng. Yên lặng như bà chủ quán cầu Tham Tướng giúp tôi hồi năm 1954. Cuộc chiến
đấu của nhân dân miền Nam vang dội nhưng nó vang dội chủ yếu vì toàn bộ cuộc chiến đấu ấy tiến hành
một cách đương nhiên, tất yếu là như vậy! Ca ngợi cuộc chiến đấu ấy, nói đến chỗ kỳ diệu của nó, không
cần phải lên gân, không cần phải khua chiêng gióng trống, không cần phải thêm thắt cho có vẻ "ly kỳ
rùng rợn" làm gì.
Gần đây tôi có đọc một vài truyện ngắn nói về con người miền Nam. Trong những truyện đó, tác giả
cưỡng bức chụp lên người miền Nam những tình cảm, ý nghĩ xa lạ. Ngòi bút của người viết truyện gán
cho nhân vật của mình những sự đau xót dằn vặt, dai dẳng và một mối tình không trọn vẹn, vì những chết
chóc, v.v... Tác giả đã tưởng tượng thay cho con người miền Nam thật quá nhiều. Đúng là ở miền Nam,
nhân dân ta trải qua một thời kỳ đau khổ lớn nhất chưa từng có và đang còn đau khổ. Nhưng, người miền
Nam trước đau khổ có khi chỉ khóc òa lên, khóc thật to rồi thôi, không phải trằn trọc với nó hết năm nầy

đến tháng kia, đeo đẳng nó bên mình, để rồi nó thường xuyên thì thầm với ta rằng nào là cuộc sống phức
tạp lắm, nào là tuổi xuân quá ngắn ngủi, nào là sự thèm khát của yêu đương chưa thỏa mãn, v.v... Lạc quan,
lạc quan ngay trước cái chết, đó là một đặc điểm lớn. Nó giống như nhiều chí sĩ nước ta trước đây làm thơ
khi lên đoạn đầu đài hay ra trường bắn. Đặc điểm đó phản ánh tính chất tự tin của nhân dân miền Nam nắm
chắc thắng lợi trong tay và cũng phản ánh thực tế là trước khi cầm súng, nhân dân miền Nam chẳng sung
sướng gì, chính cuộc chiến đấu hiện giờ mới đủ sức giải tỏa những nỗi niềm chồng chất hàng trăm, hàng
ngàn năm, phản ánh tầm nhìn của nhân dân miền Nam: chỉ có thể có trọn vẹn những cái cần có qua giông
bão mà mình chủ động dấy lên.
Chưa bao giờ những luân lý có tính truyền thống của dân tộc như "xem cái chết nhẹ tựa lông hồng",
"xem nghĩa lớn nặng hơn việc riêng", v.v... được phát huy cao độ và thể hiện phong phú như ngày nay.
Những cái gọi là "tìm tòi", "đào sâu" kiểu chẻ tình cảm vốn đơn thuần của người miền Nam ra làm năm
bảy mảnh, hình như không phù hợp với thực tế (cố nhiên nếu nói đến tâm hồn con người mà đơn giản


và sơ lược thì cũng không đúng). Có nhiều khi, xem một vở kịch bi thảm quá, tôi đâm bực tác giả. Tác
giả đã tàn nhẫn giết một lúc nhiều người, kể lể dài dòng về cái chết và hình như cái "mốt" là không để
tác phẩm kết thúc bằng thắng lợi, đoàn viên. ở đây, để khỏi bị hiểu rằng tôi chủ trương một loại văn
nghệ "có chưng táp-lô trước khi hát và ca Ma-đờ-lông khi vãn", tôi thấy cần xác định một vấn đề
thuộc quan điểm. Công thức là một khuynh hướng văn nghệ thô sơ. Cũng không phải chỉ ở lĩnh vực
văn nghệ, công thức mới là điều đáng trách mà nó bị phản đối ở các ngành hoạt động xã hội khác, tỷ
như chính trị. Sự đồng hóa con người đến mức ai cũng giống ai, chuyện đời nào cũng y hệt nhau, vừa
mở miệng là người ta biết tỏng anh nói gì, diễn tiến câu chuyện và kết thúc ra sao thì còn gì thú vị,
bởi vì, đơn giản thôi, nó không thật. Nhưng, để "đối chọi" với bịnh công thức, có người lại muốn văn
học phải buồn buồn, phải có "một tí lâm li", nâng tính "bi" thành một nguyên tắc. Vô hình trung, kiểu
suy nghĩ ấy tự nó cũng là một thứ công thức, ở về một cực khác.
Vấn đề là không phải ở chỗ hiểu văn nghệ phải thế nầy phải thế kia. Vấn đề, rốt lại, là ở chỗ văn nghệ
phản ánh cuộc sống, con người trung thực đến cỡ nào. Hô khẩu hiệu chung chung, lên gân hay khóc sướt
mướt cũng đều không thể chấp nhận được, nếu nó là một định lý có trước khi sự việc tự chỉ ra cách kết
thúc. Nếu chúng ta phản ánh cuộc sống, con người đúng như nó có về bản chất thì không bao giờ sa vào
một trong hai sai lệch đã nói trên.

Lạc quan, đối với con người miền Nam, không phải là một sự cưỡng bức, gán ghép. Nó có thật. Ta
đọc Nguyễn Đình Chiểu, Học Lạc, Thủ khoa Huân và các nhà văn, thơ khác trong lúc đất nước ta còn tối
lửa tắt đèn thì sẽ hiểu điều nầy rõ rệt. Không phải không đau, nhưng cái bao trùm vẫn là
nụ cười.
Đương nhiên ở miền Nam không phải lúc nào cũng toàn là cảnh "Điền Đơn hội tam thê" cả. Mọi tình
huống diễn ra không phải lúc nào cũng kiểu Phụng Kiều trùng phùng Lý Đáng, kiểu Lục Vân Tiên gặp
lại Kiều Nguyệt Nga. Có chết chóc, chết chóc nhiều. Có sự việc kết thúc thật tàn nhẫn. Tôi không phản
đối nói đến cái chết nhưng tôi phản đối cách ngó cái chết, cách phân tích và suy nghĩ về cái chết - thiếu
khách quan, lấy nội tâm của tác giả (chừng nào đó chưa thật phù hợp với cuộc sống lớn lao) thay cho nội
tâm của nhân vật mà mình mô tả, phản đối việc tác giả vô hình trung đối lập những lợi ích cá nhân (sự
sống, tình yêu...) với lợi ích của dân tộc, của cách mạng, của con đường lên phía trước một cách có ý
thức.
Văn học nói đến sự sống, chủ yếu là nói đến sự sống. Ngay khi nói về cái chết, văn học cũng phải làm
bật lên ý nghĩa "sống" toát ra từ cái chết đó.
Tôi không nói đến chủ nghĩa hiện thực nói chung. Tôi muốn nói đến chủ nghĩa hiện thực áp dụng ở
miền Nam Việt Nam, trong điều kiện nhân dân ta đang giành thắng lợi to lớn, dồn dập và tiến gần đến
thắng lợi cuối cùng mặc dầu còn phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh, thậm chí hết sức lớn,
trong điều kiện tính chất thời đại trên phạm vi thế giới hiện nay mà những người cộng sản nhận định có
một sự thống nhứt kỳ lạ với sự phát triển của miền Nam Việt Nam. Phản ánh con người miền Nam trong
văn học, tôi nhấn mạnh lần nữa, chỉ cần thật trung thực, thì chắc chắn tác phẩm sẽ thành công. Nói thì dễ,
nhưng đây là một quá trình tu dưỡng bản thân gian khổ, vừa phải quán triệt tình hình thực tế, đường lối
chánh sách của Đảng, vừa phải bồi dưỡng ý thức tư tưởng nghiêm túc để cho tác giả có tâm hồn lớn lao
như tâm hồn của những người dân bình thường ở miền Nam, vừa phải có tinh thần cần cù, thận trọng và
nhiều sáng tạo trong lao động nghệ thuật.
Tập "Từ tuyến đầu Tổ quốc" do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật miền Bắc xuất bản, đang có một
tiếng vang hết sức lớn trên thế giới. Đó chỉ là những bức thư phản ánh người thực. Bạn bè chúng ta đánh
giá cao tập "Từ tuyến đầu Tổ quốc" không phải vì lý do chính trị đâu. Vì tính văn học của nó đấy và tính
văn học cao nhứt là phản ánh đúng sự thật. Bản thân của các sự việc, con người của miền Nam đã rất
phong phú, súc tích. Tự nó đã có tính văn học cao rồi.


8


Cuốn phim "Miền Nam anh dũng" được giải Băng-đung, phần thưởng cao nhứt của Đại hội Điện ảnh
á Phi vừa rồi, cũng trên tinh thần ấy.
Nhiệm vụ của các nhà công tác văn học nghệ thuật ở miền Nam là cố gắng đưa vào tác phẩm mình với
trình độ nghệ thuật càng cao càng tốt nhiều con người miền Nam, những con người miền Nam có thật, bình
thường mà vĩ đại, những con người đã góp phần tạo ra một nửa nước giải phóng hoàn toàn và đang đi đến
hoàn toàn giải phóng phần đất còn lại của Tổ quốc. Chúng ta vui mừng thấy rằng nền văn học trẻ tuổi của
chúng ta có những bước đi đầu tiên khá chắc. Một số sai sót mà bài báo nầy có nói đến thật ra không phải
là hiện tượng phổ biến và càng không phải là hiện tượng trầm trọng. Nói chung, chúng ta đã đi vào "quỹ
đạo".
Cố nhiên chúng ta chưa làm được nhiều việc, bởi vì thời gian chưa phải lâu lắm và chúng ta còn bị
hạn chế về nhiều mặt, chủ yếu là mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ các nhà văn. Nhưng rõ ràng
chúng ta có điều kiện tốt để làm việc tốt. Thực tế phong phú, nhiệt tình ta không thiếu, sự lèo lái của lãnh
đạo chính xác. Đảng đã và sẽ làm tất cả những việc có thể làm được để cho các nhà văn phát huy cao
nhứt tác dụng của mình, trở thành những nhà văn vô sản kiên cường và có tài năng với những thành tựu
tương xứng với thành tựu con người miền Nam.

NHIệM Vụ TậP TRUNG LớN NHứt CủA NHà VĂN

C

uộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ trực tiếp đánh bại những đơn vị
vũ trang của đế quốc Mỹ đang đổ vào đất nước ta càng lúc càng nhiều. ý nghĩa của thời kỳ trước mắt
trong toàn bộ cuộc đấu tranh cách mạng rất to lớn; đè bẹp ý chí xâm lược của một cường quốc đế quốc
vốn có rất nhiều vũ khí, có một tiềm lực quân sự mạnh nhứt trong thế giới tư bản, nuôi nấng tham vọng
nô dịch cả loài người, rất kiêu ngạo. Trong phạm vi cuộc chiến tranh miền Nam Việt Nam, một khi
những binh đoàn Mỹ từng được quảng cáo là vô địch bị đánh tả tơi, thì các xương sống của cuộc chiến
tranh xâm lược bị bẻ gãy và kéo theo đó sự sụp đổ sát ván của cả thế lực cướp nước và phản cách mạng

tại đây. Lần sụp đổ nầy, đương nhiên là bước nghiêm trọng nhứt trong quá trình xâm lược của Mỹ ở Việt
Nam. Những lần thất bại trước, cũng rất nghiêm trọng, nhưng rõ ràng đế quốc Mỹ còn giấu mặt, chúng có
thể giải thích - như chúng đã giải thích - sự phá sản của những kế hoạch Sta-lây - Tay-lo, Mắc Na-ma-ra là
do quân ngụy kém tinh thần, do chính trị ở Sài Gòn không ổn định, do bọn tướng tá ngụy miệng hùm gan
sứa, v.v... Bây giờ, không phải lũ tay sai, mà chính bọn chủ đích thân tham chiến, tự đề ra kế hoạch và
trực tiếp thực hiện kế hoạch ấy. Rồi đây, bọn chúng lưỡi rất dài, môi rất mỏng, sẽ leo lẻo viện ra nguyên
nhân này lý do kia để che giấu nguồn gốc thực sự của thất bại. Kể ra cũng còn khá nhiều nguyên nhân và
lý do để cho chúng đổ: mùa mưa thì đường lại ngập nước, mùa nắng thì không hợp với quân quen ở xứ
lạnh, thời tiết xấu không cho phép không quân phát huy hết tính năng, rừng rậm dễ cho du kích ẩn nấp,
đồng lầy cơ giới khó sử dụng được tốt, thành phố đông người quá, ban đêm không nhìn ra du kích, ban
ngày du kích nhìn rõ Mỹ để bắn tỉa... Đó là ta chưa nói còn một lý do "trị bá chứng" nữa, mà lúc nào đó
Mỹ sẽ xài: tất cả đều do Chúa Trời. Nhưng, dầu cắt nghĩa cách nào, lần thất bại nầy cũng hết sức nặng
nề, kéo sụp cả một thần tượng mà toàn bộ thế giới phản động tín ngưỡng và trông cậy.
Trong truyện Tàu, có một điển hình phản diện là Dư Hồng. Hắn ta đấu phép với Lưu Kim Đính. Sau
nhiều phen thất bại, hắn về núi và hẹn khi đã luyện được phép mầu, sẽ đánh cho viên tướng họ Lưu
không còn manh giáp. Lần xuống núi sau, hắn mang theo cả một hồ lô bửu bối, toàn là thứ độc địa.
Trước cửa thành Thọ Châu, Dư Hồng huênh hoang khiêu chiến họ Lưu, xem chừng ngày tận số của viên


nữ tướng đã đến. Hắn tưởng họ Lưu phải lẩn trốn và do đó, hắn càng lên mặt lên mày ghê gớm. Nhưng,
cửa thành Thọ Châu bỗng mở hoác, họ Lưu đường hoàng ra ngựa không có gì sợ hãi cả. Và trận đấu
phép bắt đầu. Chỉ qua vài hiệp, Dư Hồng tháo mồ hôi. Càng đánh, họ Lưu càng khỏe, bất cứ thứ phép gì
của Dư Hồng đưa ra đều bị họ Lưu đón bắt và vứt xuống đất như vứt một cọng rác. Từ kinh ngạc, Dư
Hồng đổi sang nổi nóng. Và từ nổi nóng, Dư Hồng đổi sang khiếp sợ, khiếp sợ đến kinh tâm táng đởm.
Cuối cùng, công ngàn năm tu luyện từ con chim hồng biến ra hình người, một phút tan theo mây khói:
Dư Hồng bị đốt rụi.
Đế quốc Mỹ hiện nay ở miền Nam na ná giống Dư Hồng. Giống Dư Hồng lúc xuống núi lần sau
cùng. Đó là cuộc thử thách cực kỳ quan trọng, nó định rõ số mạng của bọn ăn cướp, khi mà chính bọn ăn
cướp phải đem sức lực bản thân ra đương đầu với cách mạng miền Nam.
Không nói, tất cả chúng ta đều hiểu rằng, về phần chúng ta thắng lợi lần nầy có ý nghĩa quyết định

lớn hơn bất kỳ thắng lợi nào trước đây.
ý nghĩa thì lớn, rất lớn, nhưng hành động thì giản dị, rất giản dị. "Ông kẹ Mỹ" mà có người thổi
phồng lên quá trớn đã phơi bày tất cả những kẽ hở của nó, ngay trong những lần giáp mặt đầu tiên với
quân dân ta. Nó giống như những chiếc phản lực đang nhào lộn mỗi ngày trên vòm trời và được đồng
bào ta đánh giá: thứ tốt mã nhưng rã đám, coi hù hì vậy mà bắn dở khẹt. Phản lực mong dùng tiếng rú ầm
ĩ để uy hiếp kẻ yếu bóng vía, chớ tác dụng của nó chẳng ra gì. Giặc Mỹ mong dùng bộ vó kịch cợm để
dọa người, chớ tài đánh đấm xem ra còn dưới bực trung nữa. Chúng cũng biết run, biết chạy vắt giò lên
cổ, biết khóc, biết lạy và cũng ngoan ngoãn ngã xuống khi lãnh vào tam tinh một viên bá đỏ. Tất nhiên,
đánh Mỹ không đơn giản. Thắng giặc Mỹ trong cuộc chiến nầy rồi cũng không phải chúng ta "giũ áo
phong sương" được. Nó còn nhiều tham vọng, mưu mẹo, sức lực. Ta nhất định phải vượt qua nhiều khó
khăn, phức tạp, hy sinh trong trận chiến đấu lâu dài nầy. Nhưng, không phải vì vậy mà đánh và thắng Mỹ
quá tầm tay của chúng ta.
*
*.......*
Trên một phạm vi rộng lớn hơn, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam đang giải quyết một nhiệm
vụ lịch sử cho cả thời đại. Có người quá thương Việt Nam, nên nói rằng chúng ta đang "thế thiên hành
đạo", giống những nghĩa sĩ Lương Sơn Bạc đã làm trước đây; nhân dân Việt Nam đang thay cho trời mà
trừ hung, khử bạo, vén mây mù, xua tan bóng tối. Trên một ý nghĩa nào đó, cách so sánh như thế cũng
không sai. Nhưng, với chúng ta, chúng ta không muốn mình xuất hiện như một cái gì quá ghê gớm trong
thế giới cách mạng. Chúng ta muốn trước sau chúng ta vẫn là những người bình thường và hành động
của chúng ta nếu có sức cổ vũ thì không phải ở khía cạnh xem nó như huyền thoại mà ở khía cạnh nó là
việc ai cũng có thể làm được. Do những điều kiện lịch sử đặc biệt, cuộc đấu tranh chống tên đế quốc
hùng cường bậc nhứt lại xảy ra trên đất nước ta. Sự thử thách tại đây, về ý nghĩa chính trị của nó, vượt
quá ranh giới của một quốc gia và kết quả của nó sẽ không chỉ giản đơn là nhân dân ta đánh bại một cuộc
ngoại xâm như tổ tiên ta đã từng làm, hoặc như trước đây mười năm, chúng ta đã làm. Viên chủ tướng
của phe đế quốc ra quân tại Việt Nam và các lực lượng tiến bộ thế giới cử nhân dân Việt Nam đứng dưới
cờ, trổ tài ngăn chống. Cuộc đấu chỉ thu hẹp ở một phần đất của một thế giới, nhưng nó chính là một giai
đoạn trong bước phát triển của cả loài người.
ở đây, không phải chúng ta chỉ làm cái việc lột bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ. ở đây, chúng ta còn
cho mọi người thấy đế quốc Mỹ chẳng phải mình đồng da sắt, chẳng phải thần thông quảng đại gì, hễ

dám đánh chúng, biết cách đánh chúng là chắc chắn thắng chúng. Công việc sau, trong điều kiện quốc tế
hiện nay, vô cùng quan trọng, bởi vì khi thừa nhận đế quốc Mỹ là xâm lược, là trung tâm phản động quốc
tế, là tên sen đầm, là thế lực thực dân trụ cột, là man di mọi rợ, là ngang tàng hống hách, là mặt người dạ
thú, v.v... thì có người vẫn e dè, thậm chí "phón" cái vỏ gà cồ, cổ dài, mồng đỏ, tiếng gáy oang oang của
10


đế quốc Mỹ. Nếu không giải đáp vấn đề sau, việc chửi bới đế quốc chẳng qua là cảnh bà hàng xóm lôi cả
tông tổ người bên cạnh ra mà nhục mạ, thậm chí quên hết mọi giữ gìn, nhưng cuối cùng đâu vẫn ra đó,
một sợi lông chân của kẻ thù vẫn không rụng. Không phải bằng lý luận, mà bằng thực tiễn, mà bằng
xương máu chúng ta chứng minh một kết luận chính xác của những người có cái nhìn và sức suy nghĩ,
cân nhắc thấu đáo: Có thể đánh và thắng đế quốc Mỹ. Cố nhiên, đánh giặc không phải trò chơi, có mặt
gay go, ác liệt và phải hy sinh. Đánh giặc Mỹ không thể vừa đánh vừa thọc tay túi quần mà thắng được.
Nhưng cũng không nên cường điệu quá mức công việc đánh giặc Mỹ với công việc đánh giặc nói chung.
Chúng ta xiết bao hãnh diện gánh vác nhiệm vụ quốc tế trọng đại bực nhứt ấy mà tất cả những người
dân chủ, những người bị áp bức trên địa cầu xem Việt Nam là một thứ quê hương của họ. Chúng ta xiết
bao hãnh diện về việc làm của chúng ta ngày nay có một giá trị không chỉ ở hiện tại, mà cho cả những
thế hệ sau này.
Do đó, với tất cả sự nô nức và hứng thú, với sự quyết tâm, chúng ta đánh Mỹ. Cách đây mấy hôm, tôi
gặp một du kích ở một ấp. Đó là một nông dân năm mươi tuổi, có bốn con, hai con gái đầu lòng đang đi
bộ đội. Cầm khẩu mút Anh, người du kích đi lại trên bờ ruộng, nhìn bầy trực thăng rối rít bay về hướng
Dầu Tiếng, Minh Thạnh, ông nói: "Sao nghe nói Mỹ sẽ càn vào vùng ta, mà đợi lâu quá không thấy? Tụi
tôi sẵn sàng, kỳ này nó vô là bỏ xương. Sợ nó không vô quá!". Nên nhớ đây là một du kích năm mươi
tuổi, đầu đã hoa râm. Ông nói tiếp: "Dân ở vùng nầy bây giờ vững lắm. Anh thấy không, sáu lần bị B.52
rồi, có ai dời dạt đi đâu, tụi tôi quyết bám đất nầy và đến B.60, B.500 cũng không ngán. Hồi trước nghe
xe lội nước thì sợ, nhưng sau đó thấy xe lội nước chịu không thấu với bá đỏ. Rồi có lúc hoảng vì ba cái
phản lực, nhưng thấy nó không nhằm nhè gì bao nhiêu. Bây giờ tới B.52, coi đi coi lại cũng là máy bay
thả bom, kiểu như ca-nông bầy vậy. Không sao cả, mà ví dầu có phải hy sinh sanh mạng, thì có sao?
Đánh giặc làm sao khỏi hy sinh?". Ông nói rất vui, mắt long lanh một sức mạnh ghê gớm toát ra từ người
du kích già. Chỗ tôi gặp ông là một vùng đầy lỗ bom, đàn trẻ áo trắng áo đỏ vẫn vui cười, đang chơi một

trò gì đó, rất nhộn nhịp.
Chúng ta đang làm một nghĩa vụ của một thời đại, không, của nhiều thời đại một cách bình thường,
ung dung như vậy đó. Người du kích năm mươi tuổi đầu muốn khẩu mút Anh của ông ta với hơn sáu
mươi viên đạn có dịp "thử coi mục tiêu Mỹ có khó bắn hơn mấy gốc cao su không" như
ông nói.
*
*.......*
Trong bối cảnh hùng vĩ đó, công tác văn học cần được đặt ra như thế nào cho phù hợp? Nhà văn ở
miền Nam Việt Nam, trước hết là một chiến sĩ. Nhiệm vụ của họ là bằng sở trường của mình, cổ võ nhân
dân và bộ đội ta đánh thắng giặc Mỹ. Những lời họ viết ra phải có ích lợi cho sự nghiệp kháng chiến hiện
nay. Phong cách diễn đạt, thể loại biểu hiện tất nhiên có nhiều vẻ, nhưng mục đích trước mắt chỉ là một:
văn học phải tỏ rõ bản lĩnh của mình là một thứ vũ khí bén và có sức mạnh thôi thúc, làm cho người đọc
phải nhỏm dậy, lao vào cuộc kháng chiến với tất cả sự hả hê khoái trá, sôi nổi và phơi phới. Trung tâm đả
kích phải là đế quốc Mỹ và trung tâm đề cao phải là những người dân bình thường đang chiến đấu chống
Mỹ ở miền Nam Việt Nam - trước hết là công nhân, nông dân, anh bộ đội giải phóng. Phải mô tả cho kỳ
được những hành động rất bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn ấy. Chúng ta đang sống ở thời kỳ mà
khí phách anh hùng của một tập thể dân tộc được phát huy đến độ cao, ở thời kỳ mà mỗi người dân kể cả
các em nhỏ, đều là anh hùng hoặc ít nhất đều có khả năng trở thành anh hùng.
Có thể vài chục năm nữa, vườn cây văn học cách mạng miền Nam mới có được những quả thật lớn.
Nhưng, rõ ràng ngày tháng mà chúng ta đang sống tạo ra cơ sở cho sự phồn vinh ấy. Văn học đang có
những điều kiện để thực hiện chức năng cao quý của nó và phải nói rằng điều kiện đã quá đủ. Gương
chiến đấu hàng giờ của từng người dân miền Nam là những chủ đề, những nội dung linh động hấp dẫn


hơn bất kỳ đề tài nào, trong suốt cả lịch sử dân tộc ta. Trong những ngày sắp tới, khi mà cuộc chiến tranh
chống Mỹ phát triển đến những bước cao tất yếu của nó, gương chiến đấu ấy càng nổi bật lên, rực rỡ và
trong suốt. Giá trị của một nhà văn chân chính là ở chỗ nhà văn ấy biết khám phá ra những nét vĩ đại của
nhân dân trong cuộc cách mạng lớn lao nhứt. Vì sao lại có thể cho rằng văn học cách mạng ở miền Nam
không thể đạt đến đỉnh cao của nó, trong khi cuộc chiến đấu của nhân dân ta ngày càng trở nên lộng lẫy,
hấp dẫn, thần kỳ? Hãy nô nức gây dựng một cao trào văn học cách mạng, hãy cố vươn lên những đỉnh

cao của văn học, và công bằng mà nói, sự nỗ lực của nhà văn không phải đến nỗi quá mệt nhọc. Cố
nhiên, không thể so sánh việc làm của một chiến sĩ xung kích phải đạp qua mấy hàng rào kẽm gai, giải
quyết bao nhiêu ổ đề kháng để đánh chiếm một cái đồn với công việc nhiều suy tư, tìm tòi, tích lũy vốn
sống và tình cảm của nhà văn, nhưng cũng không nên nói rằng công việc nhà văn khó hơn người xung
kích. Trước khi vào trận đánh, người xung kích cũng có những băn khoăn: hào sâu, rào cao, nhiều mìn và
lựu đạn gài, đại liên bắn chéo, công sự cứng... Nhưng rồi, với nhiều nhận thức tổng hợp lại, người xung
kích kết luận là có thể hành động và hành động thắng lợi được. Điều kiện quan trọng nhứt để cho người
xung kích hoàn thành nhiệm vụ là tư tưởng quyết chiến quyết thắng của anh. Nhà văn cũng vậy, để có tác
phẩm tốt, cần phải có tư tưởng tốt.
Nếu như nhà văn không nhận rõ đặc điểm của cuộc chiến đấu hiện nay là gì, nếu không giác ngộ
được vai trò của dân tộc chúng ta trong sự nghiệp cách mạng chung của các dân tộc, nếu không có những
cảm nghĩ và xúc động như người du kích già mà tôi vừa nói, thì không bao giờ chúng ta có thể hiểu được
thời cơ tuyệt đẹp hiện nay để có những tác phẩm xuất sắc.
Bộ đội chúng ta có thể làm nên một trận Bàu Bàng, thì tôi nghĩ văn học chúng ta phải có những tác
phẩm giống như chiến thắng Bàu Bàng.
Hơn lúc nào hết, sự tu dưỡng của người làm công tác văn học phải đặt ra một cách nghiêm chỉnh.
Nguồn gốc của sự trì trệ trong văn học bất cứ ở thời kỳ nào là ở chỗ nhà văn còn bước đi chậm rãi (đó
là tôi không nói một ít còn thụt lùi nữa) trong khi cả dân tộc lao lên như một trận bão dữ dội. Chúng ta
có quyền vui mừng vì những thành quả bước đầu của chúng ta trong một số tác phẩm đã xuất bản,
nhưng không thể chối cãi rằng công việc ấy còn quá khiêm tốn. Chúng ta còn nhiều mâu thuẫn phải
giải quyết: đội ngũ ít, lý luận kém, thủ pháp chưa cao, nhưng có lẽ mâu thuẫn cơ bản nhất vẫn là chúng
ta chưa đủ nhiệt tình, trái tim chưa đủ sức rung cảm trước cảnh tượng bao la của cuộc chiến đấu, tư
tưởng chưa đủ lành mạnh để đón lấy những sự kiện vĩ đại đang xảy ra ở bất cứ hang cùng ngõ hẻm nào
của đất nước, căm thù chưa đủ sâu đối với lũ ăn cướp. Nhà văn không thể có tác phẩm tốt nếu tình cảm
nhỏ và thấp và càng tệ hại hơn, nếu họ hiểu cuộc sống dưới mức bình thường.
Cho nên quá trình xây dựng một nền văn học tiêu biểu ở miền Nam không thể nào tách rời quá trình
xây dựng một đội ngũ nhà văn, trong đó, trung tâm là vấn đề nâng cao chất lượng tư tưởng và chính trị.
Nền văn học miền Nam hiện nay phải được giới thiệu như là một nền văn học chống Mỹ thành đạt
nhứt. Đó là nền văn học phản ánh cuộc sống và chiến đấu ở vào một thời kỳ rộn ràng chưa từng có của
lịch sử.

Tác phẩm hay nhứt là tác phẩm đánh Mỹ đau nhứt.
Nhà văn lỗi lạc nhứt là nhà văn dùng ngòi bút đâm giặc Mỹ bén nhọn nhứt, sâu sắc nhứt.
Hiên tại và cả tương lai đòi hỏi những nhà văn, nếu muốn xứng đáng với danh hiệu nầy, như vậy đó.
Trong ngày khải hoàn, tại cuộc lễ duyệt binh mừng kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, bên cạnh các
binh, quân chủng được biểu dương, ước sao có một "binh chủng" huân chương đỏ ngực, đứng rất có bề
thế trong hàng quân: "binh chủng" văn học.
20-12-1965

12


Ra khỏi ngõ gặp anh hùng

Một đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ lần nầy là chủ nghĩa anh hùng cách mạng thâm

nhập và phát huy rộng rãi, sâu sắc trong đông đảo nhân dân ta.

Đại hội anh hùng quân đội năm ngoái đã tuyển ra được một số đại biểu ưu tú mà hoạt động của họ
phảng phất những hình tượng xuất quỷ nhập thần trong truyền thuyết. Nhưng, một đại hội không đủ khả
năng phản ánh toàn bộ hoạt động của một tập thể đông đến 15 triệu người - nếu ta chưa muốn nói là đông
đến hơn 30 triệu.
Cuộc chiến tranh đang ở vào thời kỳ gay gắt. Sinh hoạt bình thường của mỗi con người đều đòi hỏi
một tinh thần gan góc đặc biệt, bởi vì nếu thiếu tinh thần đó, anh hay tôi không thể nào ăn cơm được,
không thể nào ra đồng cày cấy được, thậm chí không thể nào làm những việc thiết yếu hàng ngày, chớ
đừng nói đến những cái gì khác cao hơn, tỷ như hội họp, hành quân, đánh giặc, nghiên cứu.
Tôi có dự một cuộc họp tiểu tổ nông hội ở một ấp. Tất cả quây quần trên một chiếc đệm trải giữa nhà,
dưới ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn con cóc. Trong lúc bàn cãi sôi nổi thì một trái đại bác vọt qua
nhà. Không một ai chộn rộn, người đang nói vẫn tiếp tục nói. Một tiếng nổ chát chúa. "Nó bắn ở lộ xe".
Một bà nhận xét như vậy và không ai quan tâm tới nữa, đầu lộ xe cách chỗ chúng tôi họp không đến một
trăm thước. Rồi, nhiều phát đại bác nữa véo véo bay ngang.

ở khu vực nầy, gần như không có giờ nào không có máy bay. Có ngày, bị bắn phá 5 - 7 lần. Đủ thứ
máy bay trên trời: đầm già, cào cỏ, xipên, đacôta quần tới quần lui, trực thăng loại cán gáo, loại chữ
thập, loại "lấy thây" (chuyên đi chở xác Mỹ và tay sai bị ta tiêu diệt), có thứ bắn dai như bò đái, có thứ
chỉ có cái đầu, giống như con cá rô bị lóc thịt, chuyên đi chỉ điểm cho pháo, máy bay khu trục, máy
bay phản lực gầm rú điếc tai và cả B 52 nữa. Chúng bay suốt ngày đêm, từ mờ sáng đến tối mịt, rồi từ
tối mịt đến mờ sáng. Có đêm, chúng thả hỏa châu rồi bắn năm ba chập. Ngoài máy bay là pháo cối.
Quanh đồn thì chúng nã cối, xa thì pháo. Pháo 105, 155 và gần đây pháo 175, 203 ly. Có thứ bắn liên
thanh và có khi chúng tập trung cả chục cây bắn một lần. Thật là hiếm có một thời gian yên tĩnh, dầu
yên tĩnh tương đối. Đó là chưa kể những chiếc máy bay làm "chiến tranh tâm lý" như rải truyền đơn
trắng trời, như bắc loa kêu gọi, thậm chí giả cả tiếng trẻ con khóc, ca vọng cổ để vừa khêu gợi vừa
nhuộm vẻ tang thương cho một vùng đang bị tàn phá.
Lúc mới đến, tôi nghĩ rằng ở đây không khí căng thẳng dữ lắm, nhưng lại kinh ngạc vì đồng ruộng
vẫn xanh rì, mùa màng vẫn đúng thời vụ, hơn nữa, nông dân phấn khởi làm lúa ba trăng theo hướng dẫn
của cán bộ, công tác cách mạng không đình trệ, trường học vẫn mở, trên đường tôi gặp từng đoàn học
sinh cắp sách đi, lễ phép chào các chú bộ đội. Thật là kỳ lạ.
Tôi ở cạnh một lò tráng bánh tráng. Lúc đó đã hơn 12 giờ trưa, ba chiếc phản lực bất thần lao tới và
sau khi con "đầm già" bắn trái điểm, chúng gầm rú nhả từng loạt bom. Lò bánh tráng bị bom chụp phá
sập một chái, nhưng cả nhà bình yên. Giữa lúc mùi khét lẹt của bom còn chưa tan, cũng từ lò bánh tráng
ấy tiếng võng kẽo kẹt đều đặn và cháu gái lối năm, sáu tuổi đưa em nó cất tiếng hát "Bài ca may áo" của
Xuân Hồng rất dễ thương. Sự thích ứng của nhân dân đối với hoàn cảnh đạt đến một độ không thể ngờ
được. Nói "thích ứng" e không chính xác lắm. Đúng ra là nhân dân đã chiến thắng địch, khắc phục tất cả
trở ngại, đạp lên những tai hoạ do địch gây ra, để sống bình thường và để chiến đấu bình thường.


Tôi đã hoạt động ở vùng nầy hồi chưa chuyển lên. So với hồi đó, bây giờ có nhiều bom hơn. Nhưng
mặt khác, bây giờ vẫn sướng hơn. Nầy nhé: địch ở trong đồn, không dám đi ra ngoài luông tuồng, tề điệp
bị quét không còn ai hạch sách nhân dân, ruộng đất được chia, đi lại hội họp tự do, khỏi phải ngó trước
ngó sau, thậm thò thậm thụt như hồi nẳm... Tuy nhiên cái sướng nhứt bây giờ là ở chỗ: mình có thể đánh
lại tụi nó, thậm chí mình có thể bắn chết tụi nó, để bảo vệ mình, vợ con mình, nhà cửa mình.
Tôi gặp một bác nông dân quen cũ. Trước đây khoảng năm 1957 tôi về công tác ở vùng nầy. Bây

giờ cách tám năm lại gặp bác. Thấy tôi, bác nhớ ra, bác cười và giới thiệu tôi với gia đình. Nhà bác bị
bom phá sập hai lần, bom na-pan đốt một lần. Nhà thu nhỏ, cây cột còn cháy nám. Nhân vui miệng,
tôi hỏi "cảm tưởng của bác về chiến tranh". Bác trả lời, không phải suy nghĩ: "Mình đã tính trước, hễ
đánh giặc là có chết, có cháy nhà. Nhưng mình không đánh cũng chết, cũng cháy. Bây giờ tao thấy
máy bay nó phải "yêu cầu Việt cộng đừng bắn" thì khoái trong bụng rồi. Bây giờ, khi nào cũng độc
lập cả. Nó càn vô, cũng độc lập bởi nó đi ké né lắm, không dám ở lâu. Còn hồi đó, luôn luôn bị cùm
chân cùm tay, một thằng dân vệ mình cũng sợ...".
Lý do của cuộc chiến đấu rất giản dị, điều kiện để cho cả nhân dân ta trở thành anh hùng cũng giản
dị, không phải chúng ta bị bất ngờ đối với tình hình mà nhân dân ta đã ước lượng trước và sẵn sàng
chiến đấu trong điều kiện gay go hiện nay hay gay go hơn nữa.
Sức mạnh kinh hồn của dân tộc ta, sự dẻo dai có thể là kỷ lục của mọi thời đại, chính bắt nguồn từ
chỗ đó. Chúng ta tranh cướp với thằng địch từng chút và tiếng bom ầm ĩ rõ ràng không thể át nổi tiếng
hát yêu đời, tin tưởng của ngay cả một cháu thiếu nhi. Sự thắng bại giữa ta và địch không phải chỉ
định đoạt ở ngoài chiến trường, mà ngay tại ấp xóm vô danh này. Những "xóm vô danh" rất anh hùng,
những "người vô danh" rất anh hùng khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có.
Trong khi tôi ngồi nói chuyện với đồng chí cán bộ xã, thì một chú thanh niên bước vào. Chú để
khẩu mút Anh trên ván, chào tôi, và đi ra nhà sau. Gọi chú là thanh niên có lẽ hơi quá, vì tuổi chú chừng
16 - 17. Khẩu súng rõ ràng lớn hơn đối với thân thể chưa phát triển của chú. ấy vậy mà là một anh hùng
của xóm. Đầu năm nay, địch càn vào khu vực nầy. Chú và một chú nữa phụ trách một tổ chiến đấu gần
ngã ba. Địch kéo hàng dài, cả trăm đứa súng lên cò, lom khom tiến lên. Chú nhỏ nhảy ra, cách địch
chừng vài trăm thước, tay ngoắc miệng kêu: "Các anh là quân đội cộng hòa, võ trang toàn đồ bén, còn tụi
tôi là em của Giải phóng quân võ trang đồ cải tiến thôi, nhưng sẵn sàng tiếp các anh". Địch trụ lại, bắn
liền mấy phát cối. Rồi, thấy bên ta chỉ có một chú nhỏ, chúng hằm hè xông lên, tên đại đội trưởng dẫn
đầu. Một phát súng bá đỏ nổ chát chúa, tên đại đội trưởng bị lật ngang: hắn bị bắn trúng giữa bụng. Cả
bọn vào nhà dân tháo cánh cửa làm cáng và hối hả khiêng xác tên chỉ huy tháo chạy, mặc dầu chú bé tiếp
tục ngoắc, tiếp tục kêu réo, bọn chúng vẫn không ngó lại. Thiệt khó mà tìm được một vẻ gì đặc biệt ở
người chú nhỏ nầy, nếu không nói là hơi khù khờ. Tôi xuống bếp và thấy chú đang bốc cơm nguội ăn với
mắm sặc rất ngon lành.
Nghe nói anh ấp đội còn "dữ dằn" hơn chú đội viên: anh đã tự tay bắn chết hơn 60 địch từ 1961 đến
nay và anh làm nghề sửa xe đạp cũng như chú nhỏ chuyên đi cắm câu, thỉnh thoảng vào sở cạo mủ kiếm

ít tiền may bộ chánh quy ka-ki, sắm dây nịt, bình ton cho nó giống... chủ lực Miền!
Tôi bỗng nhớ đến một chú nhỏ khác, mà tôi gặp cách đây bốn năm. Tôi gặp chú ở một đơn vị Giải
phóng quân, chú làm thợ máy. Cũng ốm yếu, có vẻ học sinh. Chú ra khu sau khi đánh một trái bom vào
câu lạc bộ sĩ quan Mỹ ở Phú Nhuận. Thật không dè trong người cậu học trò lại súc tích một sức chiến
đấu "quá" như vậy. Lúc ấy chú kể cho tôi nghe bằng giọng tự nhiên: "Cháu thôi học, vào làm bồi cho câu
lạc bộ Mỹ, vì cháu biết quọt quẹt ba chữ Anh. Ba cháu liên lạc được mấy chú và giao cháu "đánh trái" cái
câu lạc bộ nầy. Cháu dùng xe ba gác chở trái vào. Ban đầu cháu tưởng trái nhỏ, tới hồi thấy, ối trời ơi, nó
lớn bằng cái nơm, bộ tướng kình càng! Cháu để trái lẫn lộn trong đống lave, nước đá và mang vào câu
lạc bộ, đặt ở một buồng bỏ trống, chỉ có bàn ghế cũ. Theo các chú dặn thì 11 giờ trưa trái nổ. Trước đó
vài phút, cháu ra khỏi câu lạc bộ, nhưng quá 11 giờ, trái vẫn không nổ. Nóng ruột quá, cháu trở lại, lại
buồng nhìn vô vẫn thấy nó nằm chình ình ở đó. Tối hôm đó, cháu gặp mấy chú hỏi, mấy chú cho biết có
14


lẽ là vì đồng hồ hư. Hôm sau, cháu lại khệ nệ mang trái ra giao cho mấy chú. Cách đó vài hôm, mấy chú
gặp và nói không thể đánh chỗ đó được nữa, vì sợ lộ. Cháu không thấy bị lộ, xin được đánh lần nữa. Sau
cùng, mấy chú đồng ý. Cháu lại bê trái vào. Lần này, trái gắn một đồng hồ reo tổ bố kêu tích tắc rầm rầm.
Mấy chú nói là không có đồng hồ nhỏ. Trong khi đợi giờ cháu cũng hơi sợ vì đồng hồ kêu lớn quá.
Nhưng, không ai để ý. Gần 11 giờ trưa, cháu ra cửa ngóng chừng, không biết vì sao hôm nay tụi nó đến
trễ quá! Nhưng, còn chừng 5 phút tới giờ, tụi nó tới khá đông. Cháu đi qua chỗ để trái để thăm lại một
lần nữa rồi ra cửa. Cháu đi cách câu lạc bộ vài trăm thước thì nó nổ...".
Chú bé thuật chuyện đến đây là hết. Chú kết luận: "Phải cháu đừng ra, cứ trà trộn trong đó còn dịp đánh
nữa. Tụi nó không biết đâu..." Những thanh thiếu niên anh hùng như những người tôi vừa kể, tôi gặp rất
nhiều. Có người là học sinh, có người là sinh viên, có người là thợ, là bán báo, làm mướn và cũng có người
là nữ thanh, tỷ như một cô học sinh lần đầu bắn "côn" 12 ly hạ một tên ác ôn giữa Sài Gòn và vì sử dụng
chưa thạo, để nổ tiếp một viên, trúng ngón chân cái. Cô đã cắn răng chạy về nhà an toàn, với ngón chân cái
bể nát.
Chung quanh tôi, không phải chọn lọc lâu lắc gì, toàn là những người đặc sắc. Ngay cả nông dân, chỉ đi
gặt lúa thôi, cũng thể hiện phẩm chất anh hùng cao vợi: địch cấm gặt lúa và máy bay chúng lồng lộn bắn
vào đồng ruộng, nhưng bà con ta vẫn đi gặt. Thấy tôi ái ngại, một người nói: sợ gì, nó bắn dễ gì trúng,

mình lại có hầm hố ngoài ruộng, với lại hễ nó bắn thì mình kéo ra bốt nó đấu tranh. Mùa gặt diễn ra khẩn
trương và thắng lợi. Đúng là địch bắn không dễ trúng và chúng cũng ngán sự du kích trị lại, sợ các cuộc
biểu tình ồ ạt vào thị trấn.
ở đây, khi nghe trực thăng và đầm già eo éo: "Xin cán binh Việt cộng đừng bắn chúng tôi", thì ta thấy
rõ thế ta thế địch. Đúng là hào khí của những con người bình thường đã làm cho những tên ăn cướp mất
mặt, dầu chúng ở trên trời.
Nếu như một nhà văn nào đó trùm lên vùng tôi ở, trong tác phẩm của mình, những màu sắc ảm đạm,
thê lương thì thật sai lầm.
Cố nhiên, không ai đánh trống ăn mừng khi bom nổ, nhưng cứ nhìn cái xóm H với gần 100 nhà, dầu
đằng trước, đằng sau, bên hông mỗi nhà đầy lỗ bom, có nhà biến mất và bên cạnh mọc lên một cái chòi,
nhưng ở đây vẫn đầy sức sống: vẫn không vắng bóng người, vẫn có lãnh rau, tiếng gà gáy, chó sủa, tiếng
ca hát, do đó có thể kết luận rằng bom đạn bất lực! Người ta có những cái vui rất độc đáo. Người đi cạo
mủ về gần tới xóm, cười nói oang oang: tưởng chút nữa "nó" ăn tôi rồi, nghe veo véo, tôi nhảy xuống
chiến hào thì nó nổ, nổ kề bên tôi". Chị vợ trong nhà đi ra, cười âu yếm, đưa con cho anh và họ bàn
chuyện khác.
Một ông bán nước mía, khoe với khách như là chiến công: "Cái xe này mà Mỹ tốn bao nhiêu bom rồi,
vẫn không trúng. Có gì đâu, bữa nay tôi để đây, trưa tôi đẩy lại chỗ kia, đầm già bắn điểm không sao
trúng được!". Rồi ông cười đắc chí. Cũng có nhiều thiệt hại, nhưng thắng lợi của cách mạng ở khắp nơi
cộng với những thắng lợi hằng ngày của mỗi người tại đây làm người ta phấn chấn, vượt qua đau xót,
tiến lên. Và những thắng lợi nho nhỏ nầy ngày nào nhân dân trong vùng cũng giành được cả"...
Bài nầy lấy tên là "Ra khỏi ngõ gặp anh hùng". Cái tên đó vẫn chưa thật đúng. Bởi vì, ngay chưa ra
khỏi cửa ngõ, cũng đã gặp anh hùng rồi.
Bà má chiến sĩ, chủ nhà tôi ở, dâng cho Tổ quốc bốn người con trai, hai người trong lần kháng chiến
trước, hai người trong lần kháng chiến nầy. Má còn một đứa cháu nội mới 15, 16 tuổi. "Tao định sang
năm cho nó đi". Má nói dứt khoát như vậy. Đứa cháu nhe răng cười: "Nội nói thì nhớ nghen!". Má là một
chiến sĩ đấu tranh chánh trị của xã, cũng gánh phần đánh địch như con và cháu vậy. Má là một anh hùng.
Và, đứa cháu, lớn lên trong không khí đó, chắc chắn sẽ là anh hùng.
Một hôm, tôi đang ngồi làm việc dưới hầm, vào khoảng 7 - 8 giờ tối. Một trái pháo 175 ly lao ào ào
tới và nổ rung chuyển cả một khu vực. Hầm chao đảo, đất cát rơi rào rào. Mùi khói thuốc khét lẹt. Vừa



dứt tiếng nổ, tôi nghe có người la, ngỡ là ai đó bị thương nên vội vàng leo lên hỏi. Chú Lùn, một bảo vệ,
cười hắc hắc: "Nó nổ mát đít quá tay". Thì ra chú đang đi tiêu lúc pháo bắn. Hay, một chú khác, chú
Điền, y tá. Lúc đến đây, chú cũng sợ, nghe máy bay bắn thì chú nhảy xuống hầm trước, nhưng được anh
em góp ý và thét cũng quen, chú lần lần bình tĩnh. Một hôm, khu vực tôi bị máy bay phản lực thả bom.
Từ dưới hầm sâu tôi nghe Điền dõng dạc báo cáo: "Bom rơi rồi, hơi dài, cách xa mình vài trăm thước...
Bom rơi, tròn lắm, gần đa!". Oàng một tiếng, bom nổ cách hầm chừng 50 thước. Tôi giật giọng bảo chú
xuống, nhưng chú trả lời: "Đợi nó thả, coi dèo bom rơi gần xa rồi sẽ xuống".
Ta không thể viết thêm, vì viết đến bao giờ mới hết? Mà cũng không cần phải tìm tòi khó khăn, tôi có
thể viết một mạch không nghỉ. Hôm qua đây thôi, một đồng chí giao liên đã lấy thân mình che cho cán
bộ bị thương giữa đồng trống khi đụng trực thăng và đồng chí giao liên hy sinh. Tôi chưa nói đến cán bộ,
chưa nói đến ngay chính các đồng chí lãnh đạo của địa phương, đã có một phong thái anh hùng đặc sắc.
Không thể viết dài hơn, đành phải thôi.
*
*........*
Chúng ta tin ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng vì nhiều lẽ, trong đó có chân lý: hầu hết đồng bào
ta đều là anh hùng, hơn nữa, những bực đại anh hùng.
Những người nông dân, công nhân, lao động, những bà má, những học sinh, những thanh nữ, những
thiếu niên mỗi ngày mỗi sản sinh biết bao nhiêu hành động anh hùng tuyệt diệu.
Càng anh hùng hơn nữa khi họ làm những việc đó một cách đơn giản, bình thường như một động tác
cần thiết của cuộc sống. Những hành động bình thường đã đạt tới tầm phi thường. Chúng ta có thể tự hào
về dân tộc chúng ta. Nếu cần nói thêm thì nói điểm nầy: Không ai hài lòng về thành tích của mình, thậm
chí còn chưa chịu đó là thành tích nữa. Họ nghe chuyện anh Trần Dưỡng, chị Tạ Thị Kiều rất say sưa và tỏ
ra khâm phục, trong khi tôi thấy họ cũng có những cái không kém gì các anh hùng kia. "Thế thì khiêm tốn
chính là một đức tính nữa của những người anh hùng vậy".
1-1966

16



NGHĩ về vài vấn đề
của văn nghệ cách mạng miền nam hiện nay

(Nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Văn nghệ Giải phóng)

Ta sắp sửa kỷ niệm ngày Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam ra đời, cùng ngày với biến cố lớn của

dân tộc ta, ngày 20 tháng 7. Cũng đã hơn 10 năm rồi.

Trong không khí ngây ngất của những ngày đồng khởi thắng lợi, một số anh chị em được phân công
làm văn nghệ. Nhiệm vụ khá nặng nề, phức tạp mà có người lại mới chân ướt chân ráo "vào nghề", rất bỡ
ngỡ. Tôi nhớ lúc đó, ngoài vài anh chị em chuyên nghiệp từ các chiến trường về, cơ quan văn nghệ tuyển
lựa những người có "khiếu" ngay trong tân binh. Bây giờ, nhiều anh chị em đã thực thụ trở thành người
công tác văn nghệ, với những thành công đáng khích lệ.
Thật ra, hoạt động văn nghệ lúc đó chỉ được hình dung bó hẹp qua đoàn văn công. Các tiết mục chủ
yếu của đoàn lại có từ cuộc kháng chiến chống Pháp, vài tiết mục học "lóm" đoàn văn công miền Bắc.
Mãi đến mấy năm sau, mới bắt đầu có ngành văn, nhạc, họa, điện ảnh, v.v... Kỷ niệm ăn sâu trong chúng
ta là những bước đi mò mẫm và những khó khăn trong đời sống: anh Lý Văn Sâm há chẳng từng cùng
đoàn văn công đi đào củ chụp để ăn thay gạo đó sao? Một nữ diễn viên không rành nhịp vọng cổ, phải
có người ở phía sau màn dùng sào tre đụng vào chân để chị ca cho đúng
đó sao?
Không phải những năm sau tập kết chuyển quân không có hoạt động văn nghệ cách mạng ở miền
Nam. Các anh Dương Tử Giang, Lê Vĩnh Hòa, Trần Hữu Trang, Trương Bỉnh Tòng, Trần Đình, Văn
Phụng Mỹ, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, v.v... tả xung hữu đột giữa các thành thị, dưới chế độ phát xít của
Mỹ
Diệm.
Anh
Dương
Tử
Giang

đã
hy
sinh
như
một
chiến
sĩ trong cuộc vượt ngục tập thể lịch sử ở Biên Hòa. Trong bí mật lúc đó,
các anh Trường Thắng, Tiêu Như Thủy, chị Bạch Tuyết, anh Trọng Tuyển, Xuân Hồng, Giang Nam, Thanh
Hải, Dân Thanh và sau nầy thêm Lý Văn Sâm, dầu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn có những sáng tác phục
vụ cho cuộc đấu tranh gay go chưa từng thấy của nhân dân miền Nam chúng ta. Hình thức thể hiện phổ
biến là các bài ghi chép, mẩu chuyện, ca cổ, thơ đăng trên các báo bí mật hoặc in riêng thành tập. Ngay
quần chúng cũng sáng tác thơ ca, mẩu chuyện để động viên lẫn nhau trong chiến đấu, như đồng bào Tây
Nguyên, đồng bào các tỉnh miền Đông Nam Bộ, v.v...
Tuy nhiên, chỉ khi cuộc khởi nghĩa nông thôn giành lại được chính quyền trên một phạm vi rộng rãi,
trước tiên ở Nam Bộ, rồi sau đó ở Trung Bộ, văn học nghệ thuật cách mạng mới có đầy đủ điều kiện phát
triển. Từ năm 1960 đến nay, văn nghệ cách mạng ở miền Nam, từ bị chèn ép và bắt buộc phải phân tán,
đã giành được địa vị chủ động và tiến công, với một khí thế và quy mô hoàn toàn khác trước. Sẽ không
thỏa đáng nếu chúng ta không nhớ đến những ngày ăn bờ ngủ bụi, chép tay từng bài ca dao, bài ca cổ, bài
thơ, chuyển cho nhau đọc và giới thiệu cho quần chúng. Những sáng tác và phương tiện hoạt động rất thô
sơ đó vẫn có một sức động viên ghê gớm. Tôi không bao giờ quên cảnh ở giữa rừng Long Nguyên, mỗi
chiều thứ bảy, anh Tám Mỹ, lúc đó là cán bộ phụ trách giao liên của Khu ủy miền Đông Nam Bộ, chùi
lau máy thu thanh, o bế một bộ pin tốt nhứt, để cùng các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào gần căn cứ nghe


buổi sân khấu truyền thanh của Đài Phát thanh Hà Nội. Tôi cũng không thể quên được cảnh học viên
trường Đảng miền Đông Nam Bộ, tất cả là tỉnh ủy viên và huyện ủy viên, nắn nót chép các bài thơ của
Tố Hữu - đặc biệt là bài "Ta đi tới" và của một số nhà thơ khác mang về địa phương. Tôi càng không thể
quên anh Xuân Hồng, lúc bấy giờ lấy tên là Ba Mực, xoay trần để làm bài nhạc "Chiếc áo phương xa"
trong khi vẫn làm nhiệm vụ chép tin đọc chậm của đài Hà Nội và in bản tin ấy (do đó, anh có tên Ba
Mực) phổ biến trong một số đại đội vũ trang cách mạng như Đại đội 60, Đại đội 70 đóng ở rừng miền

Đông Nam Bộ. Nhiều người thuộc lòng và thích thú đọc bài thơ "Qua sông Sài Gòn" của Trường Thắng
làm trước trận Tua Hai. Tôi hết sức xúc động nhìn đoàn quân đi đánh Dầu Tiếng năm 1958 huýt gió khe
khẽ bài "Hành quân xa" của Đỗ Nhuận.
Một lần, vào năm 1958, tôi công tác ở Tân Bình, núp trong chuồng trâu một cơ sở, bên cạnh nhà bếp.
Con gái của chủ nhà trong lúc nấu cơm, đã ca nho nhỏ bài vọng cổ mà sau này tôi biết là của anh Thanh
Nha, bài "Đêm trăng nhớ bạn". Một lần khác, cũng năm 1958, tôi dự một cuộc họp của Huyện ủy Trảng
Bàng. Số đông huyện ủy viên là thanh niên. Để bảo vệ bí mật chỗ họp, các đồng chí ca bài "Chiến sĩ Việt
Nam" bằng cách nhép nhép cái miệng, do một thường vụ bắt nhịp!
Năm 1956, tôi ở trong một xóm lao động Sài Gòn, vào buổi sáng, nghe từ bên nhà đối diện giọng một
cô gái hát bài "Đóng nhanh lúa tốt".
Một chuyện khác: Năm 1955, một cán bộ của ta gói tài liệu trong một áo mưa, cột đằng sau xe gắn
máy, chạy từ trung tâm Sài Gòn lên Phú Nhuận, nửa đường, khoảng gần cầu Kiệu, áo mưa rơi. Về đến
nhà, kiểm lại thấy mất tài liệu, đồng chí hốt hoảng liều lĩnh quay xe lại đi tìm. Đến vùng rơi tài liệu,
đồng bào mách cho là có một cảnh sát viên đã lượm cái áo. Tất nhiên đồng chí ấy phải chạy đi cho lẹ.
Thế rồi, chừng một tuần lễ sau, chúng tôi được một Quận ủy Đảng ở nội thành gởi trả áo và tài liệu, với
một thơ, đại khái cho biết: người cảnh sát lượm áo là cơ sở của ta, anh ấy theo hệ thống tổ chức gởi trả
các thứ, phê bình sự bất cẩn của cán bộ và xin được giữ để xem một tập thơ gồm các bài của Tố Hữu,
Hoàng Trung Thông, v.v... in giấy sáp. Đấy là tập thơ mà cơ quan Tuyên huấn của Đảng phát hành.
Gần đây tôi biết tại Tổng Nha cảnh sát ngụy, giữa không khí của tra tấn và chết chóc, từ khu vực nữ
vang lên một giọng đơn ca cao vút bài "Chiếc khăn tay". Nó cũng giống như trường hợp hàng trăm thanh
niên siết tay nhau hợp xướng với tư thế anh hùng bài "Dậy mà đi" trong khói bom cay sặc sụa, ngay
trước cửa Nghị viện của ngụy quyền.
Như ở trên tôi nói, văn nghệ giải phóng ra đời bằng một đội văn công. Đây không phải là trường hợp
riêng của Hội Văn nghệ Giải phóng những ngày chập chững. Năm 1945, sinh hoạt cách mạng đầu tiên
được giới thiệu cũng bằng các đội tuyên truyền, văn nghệ lưu động. Sau những năm chống bình định,
văn nghệ các khu vực hiện nay được khôi phục trước hết cũng tiêu biểu bằng các đội văn công. Ngoài
các lý do khác, hiện tượng nầy làm nổi lên vấn đề hàng đầu của văn nghệ là mối liên hệ với quần chúng.
Ta không ngừng lại ở mức các đoàn văn công nầy, nhưng mọi cơ đồ văn nghệ đều không thoát ly quy
luật từ quần chúng mà ra, từ nhỏ mà lên. Chưa có điều kiện lập đoàn văn công quy mô thì làm tốt công
tác biểu diễn nhỏ phân tán. Ngay khi đã có những đoàn "chính quy" rồi vẫn phải hết sức xem trọng các

hình thức hoạt động quần chúng, nghiệp dư, địa phương. Chưa có nhà in chữ chì thì in giấy sáp. Chưa
trình bày những bản trường ca thì các ca khúc ngắn gọn, v.v... Thật là khổ tâm khi thấy một đồng chí văn
nghệ bỉu môi chê đoàn văn công địa phương vì đồng chí ấy gán cho văn công một hình thức cố định như
đã thấy ở nơi nào, vào lúc nào đó. Ta cũng không kém khổ tâm khi có người chê việc sáng tác các bài ca cổ
là thấp kém, ghi chép là thiếu "chất lượng văn nghệ", ký họa là thô sơ và thơ lục bát là... ca dao (trong khi
có trình độ và xúc cảm làm nổi ca dao hay chắc không phải đơn giản). Sự kênh kiệu vô lý nầy trước hết nó
làm hại bản thân người có các nhận thức ấy. Đây không chỉ là vấn đề khiêm tốn mà là vấn đề quan điểm.
Văn nghệ gắn bó với cuộc sống, là nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, ngay trong quy luật phát triển tự
nhiên của nó. Biết bao nhiêu người vô tình hay cố ý, tách văn nghệ ra khỏi cuộc sống, biến nó thành một
thứ trang sức siêu thoát hay quý tộc, đứng bên lề cuộc sống, nhưng tất cả đều thất bại. Tất nhiên, ta cần
18


hiểu cuộc sống là của ai, của một thiểu số hay của đông đảo quần chúng. Nhạc Phạm Duy, tiểu thuyết của
Chu Tử vẫn có người nghe, người đọc, người khen, nhưng những người đó là ai và xã hội có cần những
người ấy hay không? Điểm xuất phát sơ khởi nầy chắc chúng ta đã nói đến nhiều lần nhưng không phải
vì vậy mà nó đã nhập tâm trong chúng ta như một sự tự giác. Nhắc lại một lần, nhiều lần, thậm chí, nhắc
lại hằng ngày có lẽ cũng không thừa.
Tôi muốn từ vài sự kiện rời rạc ấy rút ra một ít kết luận liên hệ đến tình hình văn nghệ giải phóng
hiện nay.
Gọi là văn nghệ giải phóng, chúng ta chỉ ra một giai đoạn phát triển nhất định của văn nghệ miền
Nam, trong khuôn khổ cách mạng dân tộc, dân chủ mà mục đích chính trị lớn nhứt là giải phóng miền
Nam khỏi ách đế quốc Mỹ, đánh đổ chánh quyền tay sai của nó, thực hiện độc lập dân tộc, dân chủ, tiến
tới hoà bình thống nhứt nước nhà. Thật ra, trong lãnh vực văn nghệ, sự "phân tuyến chia vùng" là điều
không chân thực. Mặc dầu cách mạng miền Nam không lấy việc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội
làm mục tiêu trước mắt nhưng rõ ràng văn nghệ cách mạng miền Nam không thể ngưng lại trong phạm vi
nào đó và, về mặt bản chất, nền văn nghệ ấy phải là một nền văn nghệ vô sản, trong khi chúng ta vẫn sẵn
sàng, thậm chí hết sức thân ái đoàn kết với các tư trào văn nghệ khác có nội dung chống đế quốc, chống
bọn bán nước, tán thành dân chủ có mức độ và về quan điểm chưa đi vào quỹ đạo - có khi còn phản đối
những mặt nào đó vì chưa hiểu, vì lập trường tư tưởng - nền văn nghệ chân chính mà chúng ta kiên trì.

Một mặt trận rộng rãi là tối cần thiết cũng như một dòng văn nghệ vô sản có sức mạnh thuyết phục và áp
đảo - không phải bằng số lượng, bằng các biện pháp ngoài văn nghệ - là vấn đề sống chết quyết định đối
với toàn bộ nền văn học nghệ thuật ở miền Nam. Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người làm công tác
văn nghệ tán thành hoàn toàn lý luận văn học mác xít của chúng ta - tôi nói trong hoàn cảnh hiện nay thì đó là biểu hiện của tư tưởng biệt phái, thoát ly thực tế. Đấu tranh quan điểm văn nghệ là cuộc đấu
tranh chính trị lâu dài, phức tạp, đòi hỏi người văn nghệ cộng sản phải vững vàng mà rộng lượng, chấp
nhận đối thoại bình đẳng và xây dựng, kiên định nhưng thuyết phục, với lòng tự tin vào tính chất tuyệt
đối đúng đắn của văn nghệ mác xít và lòng tin tưởng ở khả năng chuyển biến về phía chân lý của những
thành phần khác, miễn là họ thành tâm thiện ý. Nhưng, nếu chúng ta lại vì nhiệm vụ chính trị của giai
đoạn trước mắt mà làm mờ nhạt đi những sự thật không thể phủ nhận được đã đặt ra trong lịch sử và là
xu thế tất yếu của xã hội thì đó lại là một lỗi lầm chiến lược. Một nhà văn hỏi tôi có nên nói đến chi bộ,
đảng viên đúng với kích thước của nó trong tác phẩm hay không. Cũng có nhà văn khác hỏi về việc phản
ánh một chiến sĩ từ lưu vực sông Hồng theo tiếng gọi của Đảng, của Tổ quốc, vào lưu vực sông Cửu
Long, tham dự cuộc đại tiến công Mậu Thân. Có đồng chí nói: Trong tình hình nầy nên ít đề cập đến lãnh
đạo, Đảng để bảo đảm sách lược. Đề cập bao nhiêu là ít, bao nhiêu là nhiều? Sách lược hiểu cách đó chỉ
là thủ đoạn, theo nghĩa xấu, bởi vì hiện nay cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giải phóng miền
Nam do Đảng lãnh đạo là một sự thật không phải từ ý muốn chủ quan của người cộng sản mà từ tính tất
yếu của lịch sử. Đề cập đến lãnh đạo, đến Đảng theo thực tế đang có là nhiệm vụ của bất kỳ người văn
nghệ chân chính nào. Vấn đề này hoàn toàn không mâu thuẫn với nội dung dân tộc, dân chủ theo xu thế
xã hội chủ nghĩa mà cách mạng miền Nam đang thực hiện. Ta có thể hiện người cộng sản lãnh đạo xây
dựng chủ nghĩa xã hội đâu? Cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng lãnh đạo thì tại sao lại không nói được
điều đó một cách rõ ràng, dứt khoát? Tại sao văn nghệ phải đi sau thực tế một bước? Và, lãnh đạo tức là
đưa đường chỉ lối, thì có gì phải cấm kỵ.
Sự khe khắt biệt phái thực sự không phổ biến lắm, trái lại sự buông lỏng, xóa nhòa ranh giới, đồng
hóa mọi thứ văn nghệ với nhau lại là hiện tượng thường xảy ra.
Như tất cả chúng ta đều biết, văn nghệ miền Nam là một bộ phận của nền văn nghệ Việt Nam. Nhiệm
vụ chính trị của từng miền trước mắt có những chỗ khác nhau nhưng điều đó hoàn toàn không thể hiểu
như là một khác biệt, càng không thể hiểu như là hiện tượng bất nhứt hay mâu thuẫn. Văn nghệ miền
Nam thừa kế nền văn nghệ dân tộc lâu đời và văn nghệ dân tộc của chúng ta hoàn chỉnh rất sớm. Nó nối



tiếp sự nghiệp văn nghệ vẻ vang mở đầu từ Cách mạng tháng Tám, với một đà phát triển mới rất mạnh mẽ.
Nó tiếp nhận có chiều sâu những chuyển động của thời kỳ chống Mỹ - Diệm là một trong những thời kỳ
khó khăn nhứt của lịch sử cách mạng Việt Nam, qua đó, nội dung dân tộc và giai cấp được chủ nghĩa
thực dân kiểu mới thách thức, từng bước hài hòa với nhau. Rồi đến cuộc kháng chiến chống Mỹ với các
giai đoạn của nó. Thu hoạch lớn nhứt của thời kỳ sôi động có một không hai nầy, đối với văn nghệ, là
phát hiện thật sâu sắc tính cách dân tộc nổi bật lên qua sự chạm trán với đế quốc Mỹ, trong đó, truyền
thống chiến đấu, tự cường, tự chủ, tự tin là cái cốt sắt đảm bảo cho nhân dân ta chiến thắng một kẻ thù
mạnh nhứt cổ kim. Tính cách dân tộc độc đáo ấy được triển khai trên cơ sở nó được giai cấp công nhân
và chính đảng đại biểu cho giai cấp công nhân lãnh đạo, theo xu hướng đi đến một xã hội xã hội chủ
nghĩa, ước mơ của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, phù hợp với trào lưu cách mạng của cả thế giới
trong thời đại hiện nay. Chúng ta có thể nói mà không sai lầm hay quá đáng là nền văn nghệ xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc nước ta hiện nay nói tổng quát, đạt mẫu mực về sự hài hòa tính dân tộc và tính giai
cấp, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, rất truyền thống mà cũng rất hiện đại.
Văn nghệ giải phóng tất nhiên có yêu cầu trung tâm của nó nhưng khái niệm "giải phóng" chủ yếu chỉ
mũi nhọn mà nền văn nghệ ấy phải đánh thẳng vào chớ hoàn toàn không có nghĩa nó mang một bản chất
khác biệt. Ta không coi nhẹ nét riêng, phong cách riêng của văn nghệ giải phóng bởi vì văn nghệ giải
phóng biểu hiện trên một mảnh đất có màu sắc địa phương nhưng đồng thời ta cũng không lầm lẫn nhiệm
vụ chính trị với bản chất. Thật ra, nếu tác phẩm văn học ở miền Nam, viết về miền Nam mà không mang
sắc thái riêng của nó thì nó chứng tỏ người sáng tác không hiểu thực tế, không sát quần chúng, xem sáng
tác văn học như một động tác đúc khuôn, không kể đến đối tượng miêu tả, khung cảnh và thời gian miêu
tả, đối tượng phục vụ.
Văn nghệ giải phóng đạt được nhiều kết quả lớn trên nhiều bộ môn khác nhau: văn, thơ, kịch, nhạc,
họa, điện ảnh. Mặc dầu kết quả ấy không đồng đều nhưng trong vòng một con giáp, nền văn nghệ miền
Nam nhảy vọt, vượt quá bất cứ thời kỳ nào trước đây. Ta có thể so sánh với lúc kháng chiến chống Pháp.
Chín năm kháng chiến vừa vặn để cho nền văn nghệ, từ sự bồng bột nhưng đồng thời còn khá nhiều vấn
đề chưa kết luận, tìm lối đi cho phù hợp với quy luật của lịch sử. Những năm đầu, tính tự phát bộc lộ rất
rõ, nó là sự kế thừa chưa kịp gạn lọc những mặt tốt và chưa tốt của thời kỳ chuẩn bị cướp chính quyền.
Tôi nhớ, vào năm 1948, tại câu lạc bộ thanh niên, anh chị em diễn nhạc cảnh "Tích trầu cau" và hát bài
"Thiên thai". Một nhà thơ làm cả bài thơ ca tụng Quan Vân Trường. Một số nhà thơ
theo lối mòn của Xuân Diệu, Nguyễn Bính. ở nhiều chỗ, thơ văn phảng phất tư tưởng "tuốt kiếm bên

đồi", "ta ngả mình bên trướng", "điếm cỏ cầu sương", v.v... Tất nhiên, bên cạnh đó, các đoàn văn công
địa phương và trong quân đội bắt đầu có những bài hát và ca kịch với nội dung thiết thực hơn, nhưng vẫn
ở mức thô sơ và chưa dứt khoát. Lễ độc lập đầu tiên tổ chức long trọng, có duyệt binh, triển lãm. Tranh
có nội dung tốt như Diệp Minh Châu vẽ chân dung Bác bằng máu chen kẽ các tranh lập thể, kể cả vài
tranh không lành mạnh. Trong cuộc biểu diễn văn nghệ quy mô lớn lần đó, những bài đơn ca "áo mùa
đông" vừa nhận từ miền Bắc được hoan nghinh nhiệt liệt cùng với sự hoan nghinh không kém bài
"Thăng Long hành khúc" và "Đoàn quân đi", bài trước bàng bạc hoài cổ, bài sau khá ướt át. Nói chung,
cả đêm biểu diễn chưa ôm lấy các vấn đề nóng hổi đặt ra cho cuộc kháng chiến lúc vừa hồi sinh đó, sau
sơ ước 6 tháng 3 và thỏa hiệp án 14 tháng 9.
Khi Nam Bắc thông thương, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi hơn với những bước đi của nền văn nghệ
từ các vùng tự do ở Bắc và Trung Bộ, bắt đầu được lý luận hướng dẫn, tiếp thu thêm các tác phẩm các
nước bạn, văn nghệ miền Nam - nói cho chính xác là văn nghệ Nam Bộ - có một chuyển động mới, chủ
yếu là nội dung truyện Xung kích, Con trâu, các truyện ngắn của Tô Hoài, thơ của Tố Hữu, Minh Huệ,
Trần Hữu Thung, v.v..., nhạc của Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Thương, Lưu Hữu Phước, v.v..., truyện phim
của Liên Xô, Trung Quốc phổ biến với sự hưởng ứng nồng nhiệt của quần chúng và bộ đội. Cũng từ đó,
văn nghệ Nam Bộ tự mình cũng có thế đứng mới với truyện của Minh Lộc, Bùi Đức ái, Phạm Hữu Tùng,
Phạm Anh Tài, Nguyễn Ngọc Tấn, thơ của Nguyễn Bính, Nguyễn Hải Trừng, v.v..., nhạc của Hoàng Việt,
20


Đắc Nhẫn, Lưu Cầu, Quách Vũ, Nguyễn Ngọc Bạch, v.v..., tranh của Nguyễn Cao Thương, Diệp Minh
Châu, Huỳnh Văn Gấm, v.v..., Tôi không nhớ hết và cũng không có ý giới thiệu các tác giả điển hình, mà
chỉ cốt nêu lên nhận xét là văn nghệ Nam Bộ từ trạng thái bồng bột của những ngày đầu kháng chiến, sau
đó trải qua một cơn khủng hoảng vì văn nghệ tỏ ra không theo kịp sự phát triển của thực tế, cuối cùng đã
tìm được lối đi, trong lối đi chung của nền văn nghệ cả nước. Sự trưởng thành của nền văn nghệ Nam Bộ
phản ánh sự trưởng thành của cách mạng nói chung. Tác phẩm Bàn về Mặt trận dân tộc thống nhứt của
đồng chí Lê Duẩn là sự chỉ đạo sâu sắc đối với toàn bộ hoạt động văn nghệ của Nam Bộ từ 1951 trở đi.
Cũng rất dễ hiểu khi văn nghệ cách mạng Nam Bộ tìm được lối đi rồi mà vẫn còn có những vấp váp,
tỷ như một loạt sáng tác xuất hiện vào năm 1953, trong đó sự kết hợp hai mặt trận dân tộc và dân chủ
theo thực tế Việt Nam chưa thật nhuần nhuyễn, chừng nào đó còn tách cuộc đấu tranh ruộng đất ra khỏi

cuộc đấu tranh chung, điển hình là xem "Bạch mao nữ" như một tiêu chuẩn. Sự ấu trĩ trong những bước
giao thời là hiện tượng thường có không phải chỉ ở văn nghệ.
Ngày nay, nhìn lại quãng đường dài đã qua, ta có những tự hào và lo lắng.
Ta tự hào vì văn nghệ miền Nam hiện nay đã vượt khỏi thời kỳ ấu trĩ xa xưa. Bằng hoạt động thực
tiễn của mình, văn nghệ đã đóng góp phần đáng kể vào thắng lợi của cách mạng. Cùng với nền văn nghệ
tiền phong cứng cáp ở nửa nước, văn nghệ miền Nam tham gia vào sự nghiệp chung với tư cách là một
bộ phận có sắc thái và quy mô riêng. Điều đó, về khách quan, làm cho nền văn nghệ Việt Nam phong phú
hẳn lên. Bây giờ thì không thể kể đơn giản một số tác giả và tác phẩm được nữa. Có hàng trăm, hàng
nghìn thành tựu văn học nghệ thuật trên nhiều bộ phận và cũng có hàng trăm, hàng nghìn người làm công
tác nầy.
Nói riêng về Nam Bộ, thật chưa có thời kỳ nào văn nghệ sung mãn đến như vậy. Là mảnh đất khai
phá sau cùng, bờ cõi phía Nam nầy của Tổ quốc vừa ổn định thì đồng thời cuộc đấu tranh bảo vệ và
giành chủ quyền cũng nổ ra từ giữa thế kỷ XIX. Rồi cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm. Rồi cuộc
kháng chiến chống Mỹ đang vào năm thứ 18. Gần như là một chuỗi xáo trộn liên tục. Nền văn học nghệ
thuật cũng như nền văn hóa nói chung hình thành trong những điều kiện gay go. Đối chiếu với nhu cầu
thời gian thì cũng quá sớm để nó có được những bông hoa sắc sảo. Nếu chúng ta nhớ những năm trước
Cách mạng tháng Tám, thể văn xuôi ở Nam Bộ còn ở mức thô sơ. Tiêu biểu cho văn học là các tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Phú Đức, thơ của Vi Ta. Cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoài các
ý nghĩa chủ yếu khác, đã nâng cao văn hóa và văn học ở Nam Bộ, tạo những điều kiện và tiền đề để nó
phát triển lên mức phổ cập của nền văn hóa và văn học cả nước. Bây giờ, sự đồng nhứt đó là một thực tế
và chúng ta hết sức cám ơn Đảng, giai cấp vô sản đã làm được một việc vĩ đại đưa một bộ phận trong
cuộc sống của con người ở phía Nam nầy lên tầm mức cần phải có của nó. Tôi nhắc điều đó để chúng ta
đánh giá đúng hơn nền văn học nghệ thuật hiện nay, về chiều rộng, chiều cao cũng như chiều sâu.
Đó là tôi chưa nói đến nền tảng vô cùng phong phú đảm bảo cho văn nghệ miền Nam nói chung và
văn nghệ Nam Bộ nói riêng phát huy rực rỡ trong tương lai. Đây là mảnh đất trẻ, chưa khai phá, chứa
đựng nhiều của quý, đặc biệt nó tích lũy và sản sinh thật no đầy trong hơn một trăm năm chống ngoại
xâm gần như không một ngày ngơi nghỉ. Sự nhảy vọt trong vòng hai mươi bảy năm nay cũng hứa hẹn
một cái gì vượt qua mức bình thường để có những thành quả đột xuất, có thể không xa xôi trong quá
trình chuyển động của văn hóa và văn nghệ miền Nam. Bất cứ một sự đánh giá nào, muốn trung thực,
đều phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể, tuyệt nhiên không thể dựa vào một chuẩn tưởng

tượng hay vay mượn nào đó. Mức tiến bộ của văn học nghệ thuật nằm trong mức tiến bộ chung của nền
văn hóa. Bây giờ, yêu cầu thưởng thức của quần chúng đông đảo rõ ràng đã thay đổi lớn so với vài mươi
năm trước đây. Một khía cạnh mà chúng ta cần chú ý là qua hai cuộc kháng chiến, trình độ văn hóa của
quần chúng cao hẳn lên, cùng với sự thâm nhập tự nhiên nhưng sâu sắc những đạo đức mới, lần lần thành
một nếp sống, một nền luân lý trong sáng của quần chúng. Ngày nay, thưởng thức văn học của quần
chúng chẳng những cao mà còn phức tạp hơn, không phải chỉ với bài vọng cổ là đủ thỏa mãn. Hiện tượng
ham thích ca nhạc mới, kịch nói, múa, điện ảnh, v.v... ngang với ham thích cải lương - hoặc có giới thì


còn cao hơn - mang ý nghĩa rất tích cực. Người làm văn nghệ không sợ tài năng của mình đến "ba trăm
năm sau" mới có người hiểu. Tính phổ cập và tính nâng cao trong văn học đang thu hẹp lần khoảng cách
và, theo tôi, đó là niềm tự hào chính đáng của tất cả chúng ta.
Nỗi lo lắng của chúng ta không phải từ chỗ chúng ta nghĩ rằng nền văn học cách mạng còn yếu trên
nhiều mặt, đặc biệt văn học cách mạng chưa có những tác phẩm thật hay, thật tiêu biểu. Ta không lo lắng
bởi vì chưa có rồi sẽ có. Lịch sử Việt Nam từ dựng nước đến cuối thế kỷ XVIII mới kết tinh nổi một
Truyện Kiều. Trái to phải từ cây vững gốc. Chúng ta có thể rút ngắn dặm trường của cha ông nhưng đỉnh
cao của văn học không thể đạt được bằng sự nôn nóng. Chế độ, con người, nền luân lý mà chúng ta đang
xây dựng và bảo vệ dầu sao cũng còn mới mẻ. Thời gian tích lũy là cần thiết. Chưa có tác phẩm có tầm
vóc không phải là cái tội. Nhưng, không có một nền văn nghệ tiêu biểu cho chế độ anh hùng ngày nay thì
quả là việc không thể chấp nhận được. Hay vừa phải nhưng rộng, đều, theo tôi là đòi hỏi rất công bằng
mà những người làm công tác văn học nghệ thuật phải đáp ứng. Hơn nữa, không phải sự so sánh nào
cũng hợp lý cả. Nền văn học nghệ thuật ngày nay kể cả thơ, chắc chắn vượt xa thời đại mà Nguyễn Du
sống, xét về phương diện nội dung chính trị, tính tư tưởng hay nghệ thuật. Ta chưa có một số tác phẩm
ưu tú và tập trung, nhưng ta có nhiều tác phẩm tốt, nền tảng vững chắc cho những thành công lớn. Phải
khiêm tốn nhưng cũng không được tự ti khi ta ngó về bước đường văn học ở những nước gần xa.
Nhân dân chúng ta, qua sự hy sinh vô tận của mình, một sự hy sinh được nhân loại khâm phục gần
như tín ngưỡng, cấu tạo một thời đại mang tên Hồ Chí Minh, rực rỡ hơn cả những thời đại rực rỡ nhứt
của nước ta. Không ở đâu mà sự sống mang nhiều ý nghĩa như ở chúng ta và không ở đâu mà sự sống ấy
gắn bó với chiến đấu bằng ở ta, ngay sống bình thường nhứt, khiêm tốn nhứt. Hơn ai hết, con người, cỏ
cây, ruộng đất của chúng ta tha thiết với cuộc sống, với không khí, với màu xanh, và do đó, hơn ai hết,

chúng ta hiểu cái lẽ nhiệm mầu của chiến đấu. Bất kỳ người dân nào cũng có cả một chuỗi sự tích ly kỳ,
trải qua không biết bao nhiêu lần thoát chết, đều là những "dị nhân" có thật, lãng mạn hơn nhiều so với
những chuyện mà người xưa ghi chép, qua truyền thuyết và tưởng tượng. Chất liệu từ cuộc sống đó thật
hết sức giàu có. Nếu người làm công tác văn học nghệ thuật cùng đứng với quần chúng trong cuộc đấu
tranh ác liệt và cao cả nầy thì nền văn học nghệ thuật cách mạng cũng sẽ giàu có như thế. Điều đại kỵ
của nhà văn, nhà thơ là xa rời thực tế. Từ xa rời các sự kiện trong thực tế đến xa rời về mặt ý thức. Đã lạc
lõng về quan điểm rồi thì dầu thực tế sờ sờ ra đó vẫn không hiểu nổi hoặc hiểu sai lệch. Ta không thiếu gì
các ví dụ đau lòng và phẫn nộ về con đường thành quy luật của những người mang suy bì riêng tư vào
trận địa văn nghệ. Và ta cũng có hàng trăm, hàng ngàn ví dụ thanh thoát đáng học tập về lao động nghệ
thuật vô tư. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta viết Nhật ký trong tù ngay trong nhà tù. Phu-xích viết tác phẩm
lẫy lừng ngay dưới giá treo cổ.
Cái cần suy nghĩ là ta phục vụ như thế nào, niềm cổ võ ta từ đâu. Tôi có gặp một số sinh viên, trí thức
trẻ ở Sài Gòn, họ nói là nhờ đọc tiểu thuyết của Lý Văn Sâm mà họ tham gia cách mạng. Anh Sâm có thể
vui lòng được, mặc dầu sáng tác của anh có thể chưa hẳn đã hoàn bích. Nếu ai cũng tính toán xem hoạt
động của mình góp vào sự nghiệp chung một cách cụ thể như thế nào, lấy đó làm khuôn thước cho nỗ lực
thì đẹp biết bao nhiêu! Bài hát nổi tiếng của thanh niên Sài Gòn gần đây, bài "Dậy mà đi" lấy từ bài thơ
cùng tựa của Tố Hữu. Những lần đấu tranh chống khủng bố, thanh niên Sài Gòn mang chiếc hòm tượng
trưng với câu thơ "Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu" của Tố Hữu. Phấn khởi biết bao nhiêu về sự thâm
nhập và tác động của văn nghệ trong đấu tranh cách mạng.
Tôi hoàn toàn hiểu những khó khăn của những người làm công tác văn học nghệ thuật trong những
năm gần đây. Tôi cũng nghĩ rằng động tác tổ chức để giúp các nhà văn, nhà nghệ thuật thực hiện chức
năng của mình như đảm bảo sáng tác, phổ biến tác phẩm, biểu diễn, v.v... có những vấn đề cần rút kinh
nghiệm. Chẳng hạn, trung tâm của công tác tổ chức đặt trong văn nghệ là gì? Thực hiện chánh sách
không phải chỉ là việc đãi ngộ theo một nghĩa nông cạn. Có khi cách hiểu đó tự nó tạo ra một cái nếp làm
thấp giá trị lao động của văn nghệ và người làm văn nghệ. Chánh sách lớn nhứt và đảm bảo cho văn nghệ
phát triển và muốn như thế, cũng là chánh sách lớn nhứt nữa, đảm bảo cho người làm văn nghệ có điều
22


kiện tốt nhứt thâm nhập vào cuộc sống, đạt đến trình độ một cán bộ toàn diện mà yêu cầu vững vàng về

tư tưởng, lập trường, trong sạch về đạo đức, tác phong, có tâm hồn cao rộng, rung động chân thực, nóng
bỏng trước lý tưởng mà quần chúng mơ ước và đổ máu để thực hiện, những cái đó giữ địa vị hàng đầu.
Về phương diện nầy, chánh sách đối với văn nghệ sĩ không có gì khác, tuyệt đối không có gì khác so với
chánh sách cán bộ nói chung. Đôi người có thói quen khi nói đến văn nghệ là nói đến thoải mái, coi như
dấu riêng của văn nghệ. Đó cũng là thói quen của một số người công tác văn nghệ nữa. Tôi cũng không
quên trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Nhưng, người thực hành chánh sách của Đảng và
chánh sách của Đảng vẫn là hai việc phải phân biệt. Nghiêm khắc mà nói, nếu quá trình hoạt động văn
nghệ có cái gì không liên tục thì trước hết nguồn gốc của tình hình đó phải được tìm chủ yếu ở những
người làm công tác văn nghệ. Đó là thái độ tự chỉ trích cần thiết của những người làm công tác văn nghệ.
Tất nhiên những người khác có trách nhiệm vẫn phải xét lại sự đóng góp của mình để cho nền văn nghệ
vỗ cánh.
Hơn ở đâu hết, người làm công tác văn học nghệ thuật tại miền Nam chúng ta phải là những chiến đấu
viên thực thụ. Kiến thức chuyên môn cần thiết, nhưng cái cần thiết lớn hơn vẫn là sự thông cảm đến mức
hòa lẫn nỗi vui, buồn, giận, lo của quần chúng, của bộ đội, tức là đối tượng mà chúng ta thể hiện và phục
vụ. Thật khó mà có tác phẩm tốt nếu chúng ta không trực tiếp cùng quần chúng chống giặc bình định,
chống cướp bóc, giữ con em, đánh giặc và đấu tranh chính trị, v.v... hoặc ít nhứt cũng chứng kiến những
hành động đó của quần chúng. Một trong những khác biệt giữa nền văn học cách mạng với nền văn học
phản động hoặc lừng chừng, theo tôi, là ở chỗ người làm văn nghệ cách mạng và nhân vật chính mà mình
miêu tả gắn bó, không chỉ về lý mà cả về hồn. Tác giả phải là người trong cuộc. Thẩm quyền văn học xác
lập từ chỗ đó và mọi giá trị văn nghệ bắt đầu từ hai chữ trung thực. Mức gắn bó nói trên càng nhiều bao
nhiêu thì giá trị văn học càng cao bấy nhiêu. Ngược lại, khoảng cách ấy càng dài ra, quần chúng thì hy sinh
không tính toán cho đại nghĩa còn người làm văn nghệ bị vướng mắc vì danh vọng cá nhân và các loại
khác, thì khó mà có những thành đạt đáng kể, hoặc nếu có cũng chỉ là giả tạo, dễ chết yểu, tan biến như bèo
bọt.
Kỹ
xảo
dầu
tinh tế đến đâu vẫn không thay thế nổi cho xúc cảm lành mạnh, lạc quan, vững vàng.
Đội ngũ làm văn nghệ càng đông thì là điều đáng mừng (hiện nay đội ngũ ấy còn quá ít) nhưng đội
ngũ làm văn nghệ chuyên nghiệp mở rộng mãi mãi lại không phải là việc mà những người yêu văn nghệ

mong muốn. Vì sao chúng ta không hình dung công tác văn nghệ là một mặt trận tỏa rộng ở khắp nơi và
văn nghệ sĩ - trừ một số bộ môn và một số người nhứt định - đồng thời cũng là cán bộ cơ sở, cán bộ
chuyên môn ở các ngành, cán bộ quân đội? Tại sao cho tới nay, ở miền Nam, chưa có một đồng chí tỉnh
ủy viên, huyện ủy viên nào là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc? Phải chăng vì đó chúng ta đã xa rời thực
tế và tách hoạt động văn nghệ và những người làm công tác văn nghệ ra khỏi dòng thác chiến đấu chung?
Phải chăng vì đó mà khả năng khái quát của các tác phẩm bị hạn chế vì thiếu những nhà văn có tầm nhìn
rộng lớn dự vào các sự kiện ở cương vị trách nhiệm nhứt định? Tất nhiên, những người nầy cần có một
thời giờ nhứt định để tập trung sáng tác, khi tích lũy đã chín muồi.
Học ở một trường chuyên môn là cần thiết để trang bị kiến thức cho người làm công tác văn nghệ.
Nhưng, không có một trường chuyên môn nào thay đổi vốn sống, mà vốn sống thì chỉ có từ cọ xát, lăn
lộn với thực tế. Thực tế chống Mỹ, cứu nước không phải kéo dài mãi mãi. Khi nó đã thành quá khứ rồi,
làm sao chúng ta tìm được hơi thở, đường nét, màu sắc, âm thanh của nó.
Đi thực tế là việc cần, nhưng cũng có ba bảy cách đi thực tế. Đi thực tế "để khai thác" đề tài, tự cách
quan niệm đó, đã sai. Đi thực tế là sống trong thực tế như những người khác, cái đó mới có giá trị. Cứ
làm một đảng viên ở cơ sở cho tốt đi, nếu ta có khả năng, ta sẽ có tác phẩm vì tác phẩm từ trong máu
chảy ra, chảy một cách tự nhiên.
Hư cấu có vị trí lớn trong văn nghệ, nhưng hư cấu, trước hết, là sự tổng hợp các điều có thật nhưng
rải rác, chớ không phải thuần công việc của tưởng tượng, dầu là một óc tưởng tượng phong phú ghê gớm.


Làm công tác văn nghệ ở miền Nam, nếu chưa sống thời kỳ dưới chế độ Mỹ - Diệm và trong cao trào
đồng khởi là một thiếu sót có thể hiểu được, nhưng nếu lại vắng mặt tại trận tiền trong những ngày chống
Mỹ nóng bỏng thì khó mà thông cảm nổi.
Có đồng chí băn khoăn về yêu cầu phục vụ kịp thời và những sáng tác dài hơi. Cách nêu vấn đề như
thế vô hình trung đối lập hai mặt nầy với nhau. Khái niệm "phục vụ kịp thời" trước hết không có nghĩa là
hời hợt, không có chiều sâu, không có giá trị nghệ thuật. Nó cũng như khái niệm "dài hơi" không thuần
chỉ những đề tài bao quát nhiều không gian và nhiều thời gian, càng không thể tính trên số trang giấy, số
giờ trình diễn.
Một tác phẩm hay nhứt định phải có tác dụng phục vụ kịp thời, giải quyết các vấn đề nóng hổi mà
cuộc chiến đấu đặt ra, mà quần chúng đòi hỏi. Tất nhiên, chức năng chủ yếu của văn học không phải

nhằm giải quyết cụ thể từng vụ việc trong cuộc sống mặc dầu có một bộ phận văn nghệ phải làm việc đó.
Thông qua hình tượng nghệ thuật, tác phẩm khái quát - theo bản lĩnh của tác giả - các vấn đề của thời
đại, của lịch sử. Với một truyện có thể ngắn mà có thể dài miễn là có chất lượng, tác giả cùng một lúc
làm hai việc: phục vụ kịp thời và dài hơi. Không có một tác phẩm nào không ra đời trong một khung
cảnh lịch sử nhứt định và sức sống của tác phẩm dài hay ngắn tùy thuộc ở chất lượng của tác phẩm, tức
là ở vốn sống, tâm hồn, lao động của người viết. Tôi tin là Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, khi viết
Kiều, Lục Vân Tiên không nghĩ rằng tác phẩm ấy sống đến mấy trăm năm, càng về sau càng sống khỏe
và sẽ sống mãi mãi với non sông đất nước. Và, tôi cũng tin là rất có thể có một số người nào đó cùng thời
với hai cụ viết một số bài thơ văn với ý định là nó "dài hơi", mà bây giờ chúng ta không hân hạnh biết, vì
thời gian đã đào thải nó.
Cứ viết những cái "phục vụ kịp thời" cho thật hay đi, đó là điều kiện quyết định giá trị của tác phẩm.
"Hòn đất", "Con trâu", "Xung kích", "Rừng Xà Nu", "Người mẹ cầm súng", "Sống như Anh", "Về làng",
kịch của Y Linh, thơ của Thu Bồn, Nam Hà, tranh của Cổ Tấn Long Châu, Lê Lam, nhạc của Phạm Minh
Tuấn, Thanh Trúc, Nguyễn Đồng Nai, phim của Hồng Chi, Phạm Khắc, v.v... đều nhằm giải quyết các vấn
đề trong một thời gian cụ thể. Nó đã thành công trong phạm vi trách nhiệm đó, cho nên, tất yếu là nó "dài
hơi". Bỗng nhiên vấn đề "phục vụ kịp thời" và "dài hơi" được đặt ra, trong khi về bản chất không hề có sự
cách biệt, phải chăng vì chúng ta hiểu một cách quá thô sơ ý nghĩa chiến đấu của văn nghệ đồng thời hình
dung công việc, sáng tác là cái gì ghê gớm, thoát ra mọi sự thường tình? Chắc không ai phủ nhận mỗi
người văn nghệ cần tích lũy để có tác phẩm lớn hơn, khi mọi thứ chín muồi. Nhưng, chắc tất cả chúng ta
đều nhứt trí là nếu một người văn nghệ chỉ nghĩ và dồn sức duy nhứt cho tác phẩm sẽ ra đời vào mười năm
sau, không dính dáng gì đến cuộc chiến đấu trước mắt, thì đó là thái độ sai lầm và cũng khó có được tác
phẩm như thế. Trên khía cạnh nào, thái độ sai lầm ấy khoác chiếc áo của loại văn nghệ tháp ngà. Ta bất cần
"Đất vỡ hoang", "Vỡ bờ", nhưng ta cần không kém "Bão táp", "Một trăm lá thư", "Khói", "Đứa con"...
Một nhà thơ nói với tôi: "Sáng tác của tôi sượng vì những khó khăn từ 1968 đến nay". Không có một
người Việt Nam nào không muốn cách mạng thắng nhanh, thắng gọn, thắng triệt để. Nhưng, tình cảm
thiết tha và sôi nổi ấy phải được hướng dẫn bằng đường lối, chánh sách của Đảng. Chúng ta nhứt định
đánh bại tất cả các thế lực đế quốc và phản động, nhứt định giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để để xây
dựng một đất nước tươi đẹp theo lý tưởng của tất cả chúng ta. Nhưng, con đường đi đến thắng lợi ấy khi
thẳng, khi quanh, nó còn liên quan đến nhiều nhân tố khác. Phương châm của Đảng ta là đẩy lùi địch
từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Thực tế ấy, đường lối ấy, phương

châm ấy đồng thời phải là tình cảm của những người làm công tác văn nghệ. Đó chính là tính Đảng biểu
hiện một cách cụ thể.
Trên đường giành thắng lợi cuối cùng, cách mạng chúng ta còn trải qua nhiều khó khăn phức tạp.
Những khó khăn - thậm chí những khó khăn hết sức to lớn - là việc tất nhiên phải xảy ra, ở nơi nầy hay
nơi khác, vào lúc nầy hay lúc khác. Về chiến lược, cách mạng Việt Nam nắm đầy đủ các nhân tố thắng
lợi, cho nên những khó khăn, dầu đến mức nào, vẫn là tạm thời so với xu thế chung. Xúc cảm của người
24


văn nghệ không thể chỉ ở những hình ảnh "thắng như chẻ tre", "đánh rốc" biểu hiện trong từng lúc. Ngay
trong khó khăn, xúc cảm vẫn trong sáng, vẫn thể hiện được thực tế là nhân dân ta chấp nhận khó khăn,
nhìn thẳng vào khó khăn, vượt lên khó khăn với bản tính yêu đời, lạc quan, hồ hởi và tin tưởng. Hồi
kháng chiến lần trước, giữa lúc ta thắng rất to, Trung ương Cục vẫn phê bình bản nhạc của Quách Vũ
trong đó có câu: "Ta thắng như chẻ tre, ta thắng như nước tràn"... Đây không chỉ là vấn đề giữ bí mật hay
ngăn ngừa bịnh lạc quan tếu, mà chính là thái độ nhìn bao quát hơn cuộc chiến đấu và vai trò của văn
nghệ trong cuộc chiến đấu ấy. Văn nghệ giáo dục và động viên con người bằng tình cảm. Nó thù địch với
sự giả tạo và rõ ràng dao to búa lớn trong từ ngữ, trong điệp khúc cũng như sự cường điệu thoát ly thực
tế không phải là phương cách tốt. Hơn nữa, ở đây còn có lòng tin. Sự bế tắc, nếu có, phải chăng có biểu
hiện sự dao động ở chừng mực nào đó đối với thắng lợi của cách mạng? V ăn nghệ sĩ cũng như các cán
bộ cách mạng khác, đóng góp vào sự nghiệp chung vào những lúc cách mạng gặp khó khăn. Trước Cách
mạng tháng Tám, Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan còn có tác phẩm hay, huống chi bây giờ. Không biết có
đúng hay không, từ khi Mỹ ném bom lại miền Bắc, tôi nghe anh chị em hát qua đài phát thanh hay hơn,
người xướng ngôn ở đài đọc hay hơn. Cường bạo chỉ làm cho chúng ta thêm bén nhọn vì ít ra ta cũng học
được ông cha: uy vũ bất năng khuất. Chẳng lẽ văn nghệ sĩ chỉ hò reo khi chiến thắng. Truy cho cùng, cái
"sượng" đó không tách khỏi sức chịu đựng của người làm văn nghệ. Và cũng truy cho cùng chúng chưa
thấu triệt lời Bác dặn lại: "Cuộc kháng chiến có thể còn kéo dài, nhân dân ta có thể còn hy sinh nhiều
người, nhiều của...". Lấy "Không có gì quý hơn độc lập tự do" làm mục tiêu phấn đấu, chúng ta sẽ nhẹ
nhàng hơn trong suy tư và giải tỏa được bao nhiêu thắc mắc. Nhân dân chúng ta đều làm như thế đấy.
Tôi nghĩ chính khung cảnh "hỉ nộ ái ố" hiện nay có giá trị rất cao đối với văn nghệ, nó giúp người làm
văn nghệ nhận thức thực tế có chiều sâu, qua đó mà nâng ý chí và tình cảm của mình lên, gạt bỏ được

bịnh sơ lược, công thức. Tôi có một kỷ niệm riêng, cách đây ba năm, làm cho tôi suy nghĩ mãi. Trong
một trận chống càn ác liệt ở một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị bảo vệ chúng tôi bố trí
vòng ngoài, có một số thương vong, địch lọt vào bên trong, gần hầm trú ẩn của chúng tôi. Cách hầm
chúng tôi không xa là một tổ, có một chú bé 13 tuổi làm việc vặt ở cơ quan anh X, một nữ và một bảo
vệ. Đồng chí bảo vệ hy sinh. Em bé cầm súng chống địch xung phong. Vừa bắn em vừa la: "Mấy anh lại
với em nếu không thì em khóc đó". Và em khóc thật, vì không ai có thể lại với em được. Tiếng khóc hòa
trong tiếng súng bắn rất bình tĩnh của em. Một lúc khá lâu sau, em mới được chi viện. Tự tay em bắn
chết ba thằng Mỹ và thu được một súng địch. Tan càn, lúc đó đã gần mười giờ đêm, chúng tôi lên nhà
nghỉ. Nhà đó cũng chính là nhà của em. Tôi thấy em từ mặt trận trở về, quần áo sình lầy, mặt mày lấm
lem. Em đi rửa mặt, vuốt sơ quần áo rồi vào lục cơm nguội ăn. Em không nói gì về chiến công của mình,
chỉ tỏ ra hơi mắc cỡ khi có người nhắc việc em khóc. Ăn cơm xong, em leo lên ván, đắp chiếu và ngủ
ngon lành. Đấy, một đề tài rất văn nghệ. Tôi tự nghĩ, em bé, những việc xảy ra quanh em là hình ảnh thu
hẹp của toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước mà cũng là cuộc khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân miền Nam
chúng ta. Bản thân cuộc chiến tranh mà là cuộc khởi nghĩa cũng đã đề ra cho chúng ta vô số nội dung
phải nghiêm túc nghiền ngẫm.
Cuộc cách mạng miền Nam đang không ngừng phát triển. Dù thể dạng của nó ngày mai, ngày kia như
thế nào, cốt tử vẫn không bao giờ thay đổi: chúng ta làm cách mạng, tiếp tục làm cách mạng. Từng người
văn nghệ cũng phải có một sự xác định dứt khoát như thế. Văn nghệ sĩ không phải là công chức. Văn
nghệ sĩ cũng không phải là người thích đặc quyền bất kỳ về mặt nào. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ mà trận địa
không chỉ ở trong tiểu thuyết, trên sân khấu. Có được như thế, nền văn học nghệ thuật non trẻ của chúng
ta sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đất nước, của thời đại. Kẻ thù của dân tộc và kẻ thù riêng của luân lý,
đạo đức còn đó. Nó bị đánh bại, suy yếu nhiều nhưng nó chưa đầu hàng. Hơn nữa, nó còn mơ ước dụ
hàng chúng ta, thông qua con đường văn nghệ và không văn nghệ, không những bây giờ mà trong nhiều
năm nữa. Văn nghệ cách mạng nhận lãnh trách nhiệm với dân tộc đối đầu và quét sạch nền văn hóa lạc
hậu, vong bổn, tối phản động mà văn hóa Mỹ là đại biểu, công việc đó đơn giản tương đối hay khó khăn


là do những người làm công tác văn nghệ chúng ta từ bây giờ mài dũa vũ khí, tôi luyện quan điểm, kiên
định thái độ, sẵn sàng làm một người cán bộ bình thường của cách mạng.
Thật buồn lòng khi nghe một đồng chí vừa có một bài thơ, một truyện ngắn, một bài nhạc đã tự cho

mình một chỗ ngồi, một chỗ nằm khác xưa. Đội ngũ cán bộ văn nghệ sẽ già cằn đi với đà không lành
mạnh đó. May thay đó chỉ là số ít.
Những đồng chí sống thời kỳ kháng chiến chống Pháp và những năm trước và sau đồng khởi đều giữ
những hình ảnh đẹp về một người viết văn hòa lẫn trong sinh hoạt hàng ngày của quần chúng, một nghệ sĩ
vừa chèo xuồng, mang nhạc cụ, vẽ sơn thủy và biểu diễn. Đó cũng là hình ảnh những cán bộ Việt Minh,
Giải phóng mà tài sản gọn trong túi nhái, ăn cơm dân, ngủ nhà dân. Không phải chúng ta bảo thủ đến mức
duy trì cách thức làm việc cũ bất chấp mọi đổi thay. Nhưng, cái lõi của văn nghệ vẫn là con người làm văn
nghệ.
Có một vài đồng chí thắc mắc: "Anh X hát hay, anh ấy cần rèn luyện thêm để sau này đứng giữa một
nhà hát lớn, trình bày bài "Đứng gác bên cầu chữ Y", nếu bây giờ anh ấy đi hát dạo, lỡ hy sinh có phải là
tổn thất cho cách mạng không". Cách đặt vấn đề mới nghe qua thì hợp lý. Nhưng tại sao không nghĩ rằng
đồng chí X sẽ hát hay hơn, có hồn hơn nếu được lăn lộn trong chiến đấu? Và, nếu như thế, rốt cuộc chỉ
còn có anh X hát cho anh ấy nghe thôi vì không ai từ chối hy sinh cả, trừ nhà hát của kẻ thù. Không lẽ có
một loại người hy sinh được, một loại khác không thể hy sinh? Một sinh viên sắp ra bác sĩ có thể từ chối
cuộc chiến đấu không? Một người cha với đàn con đông có thể từ chối cuộc chiến đấu không? Chỉ khi
nào chúng ta cảm thấy cách mạng là việc không liên quan đến chúng ta, không phải tất yếu thì chúng ta
mới đặt vấn đề theo kiểu khó hiểu đó. Tôi cho anh Hoàng Việt hy sinh, tuy đáng tiếc, nhưng không có gì
phải phàn nàn. Anh ấy sống thì tác phẩm sẽ bay bổng, nhưng anh ấy chết thì những người khác kế tục
hoài bão mà anh bỏ dở, cũng bằng cách xông xáo đi chiến trường chớ không phải rút lui. Tôi có nghe
một chuyện: một nhạc sĩ có tài trả lời khi có người gợi ý anh đi chiến trường: "Bây giờ không phải là lúc
nguyên soái ra quân". Tính kênh kiệu và tính cơ hội đồng thời phát tác trong một suy nghĩ. Từ đó, tôi ác
cảm với các sáng tác của anh. Tôi hy vọng đó chỉ là một tin đồn.
Tôi muốn nói thêm vài suy nghĩ về một mặt quan trọng trong hoạt động văn nghệ, đó là công việc phê
bình, nghiên cứu, nói chung là phần lý luận văn nghệ.
Nếu về sáng tác, chúng ta có nhiều thành công lớn trong hơn mười năm qua thì bộ môn phê bình,
nghiên cứu, lý luận nầy còn ở mức chưa phấn khởi. Phê bình để giới thiệu với người đọc các tác phẩm
văn học và công trình nghệ thuật đã ít mà nghiên cứu những nét riêng của văn học miền Nam, thông qua
quá trình hoạt động của văn học nghệ thuật để rút ra các kết luận có giá trị hướng dẫn lại càng ít hơn. Bộ
môn phê bình, nghiên cứu gắn bó với sáng tác như thế nào, tất cả chúng ta đều biết. Mức độ phát triển
của bộ môn nầy tự nó là sự đánh giá mức độ phát triển của bản thân văn nghệ, hơn nữa, bộ môn nầy sắc

nét bao nhiêu thì nó phản ánh tính tự giác của nền văn nghệ cách mạng cao bấy nhiêu.
Phê bình nghiên cứu văn nghệ không chỉ đơn giản là việc tìm xem tác phẩm văn nghệ có chỗ nào hay
chỗ nào dở, chỗ nào đúng chỗ nào sai, chỗ nào lợi chỗ nào hại. Đó là chưa nói phê bình văn nghệ không
thể là việc lấy sẵn một cái khuôn để đo tác phẩm dài ngắn, thấp cao. Phê bình nghiên cứu văn nghệ là "cố
vấn" của độc, thính, khán giả đã đành, nó còn là chỗ dựa của ngay người sáng tác và thậm chí, nếu làm
công việc đó tốt, nó còn ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của văn nghệ.
Đối chiếu tác phẩm với đường lối, chủ trương của Đảng, với những nguyên lý mác xít về văn học
nghệ thuật tất nhiên là điều cần phải làm và còn phải tiếp tục làm chặt chẽ hơn nữa. Nhưng, nếu rốt cuộc
người làm công tác phê bình văn nghệ chỉ xem xét tác phẩm có những vi phạm gì hoặc thể hiện đường
lối, chủ trương nguyên lý ấy như thế nào thì sự đóng góp của bộ môn nầy sẽ hạn chế.

26


×