Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hỏi đáp về 82 BIA TIẾN sĩ tại văn MIẾU QUỐC tử GIÁM hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.73 KB, 130 trang )

HỎI

ĐÁP VỀ
82
BIA TIẾN


VĂM
MIẾU
QUỐC
TỬ
GIÁM
Câu hỏi 1: Mục đích chính của việc dựng bia, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ là gì?





NỘI

Trả lời:
Nhân tài có vai trò đặc biệt đối với quốc gia, do đó các triều đại phong kiến Việt Nam đều hết mực coi trọng, ngoài việc ban
ơn ưu đãi còn có những hình thức tôn vinh, đề cao.
Đến đời Lê Thánh Tông, không chỉ quan tâm đến tổ chức thi cử, trọng dụng nhân tài mà vua còn nghĩ thêm cách đề cao, lưu
danh họ trong sử sách. Tháng 4 năm Giáp Thìn (5-1484) cuốn Đăng khoa lục đầu tiên trong lịch sử nước ta, thống kê danh sách
những người đỗ đạt đã được hoàn thành và in ấn, phát cho nho sinh đang theo học tại Quốc Tử Giám. Ân huệ cho các Tiến sĩ
như thế tưởng nghĩ đã hết mức long trọng, chu đáo; nhưng chưa dừng ở đó, Lê Thánh Tông biết rằng Đăng khoa lục dù được in,
phát nhưng cũng chỉ trong một giới hạn nhất định, phần nhiều lại xếp trên các giá sách mà thôi, do đó không có tác dụng rộng rãi
đến đông đảo mọi người trong xã hội. Vì lẽ đó, ông đã cho thực hiện thêm một phương thức tôn vinh độc đáo để lưu danh, đề
cao nhân tài mà các sách Đăng khoa lục không đáp ứng được, đây cũng là điều mà trước đó trong lịch sử Việt Nam chưa từng có
tiền lệ. Đó là việc cho dựng bia đá, khắc tên những người thi đỗ Tiến sĩ, mở đầu cho một công việc tuyệt vời mà đời sau coi đó


là "lệ hay", là "điều tốt đẹp xiết bao", là "quy mô mưu trị, ý đẹp chấn tác hiền tài"…
Ngay trên tấm bia được dựng đầu tiên (đề tên những người đỗ đạt trong khoa thi năm 1442) đã viết rõ ràng mục đích chính
của việc dựng bia: "Nay Thánh thượng anh minh, lại nhận thấy rằng việc lớn tốt đẹp tuy đã vẻ vang một thời, nhưng lời khen
tiếng thơm chưa đủ để lưu truyền lâu dài cho hậu thế. Vì thế lại cho khắc đá đề danh dựng ở cửa nhà Thái học để cho kẻ sĩ
chiêm ngưỡng, hâm mộ phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái kính giúp nhà vua. Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn
mà đặt ra đâu!". Hoặc như trên tấm bia đề danh Tiến sĩ Chế khoa ất Sửu (1565) có ghi: "Dựng bia vừa để công danh còn mãi đến
muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng cho ngàn thuở". Hay như nội dung tấm bia năm Kỷ Mùi (1739) cũng còn ghi tương tự: "Từ
thời Hồng Đức đã đặc biệt coi trọng khoa thi Tiến sĩ, cho rằng nếu chỉ nêu tên bảng vàng, đem treo ở cửa nhà Thái học, tuy có
thể thỏa mãn nghe nhìn nhưng không đủ để lưu truyền mãi mãi; ghi vào sổ sách cất giữ ở triều đường dẫu tiện tra cứu mà vẫn
chưa đủ để nêu rõ thanh danh. Vì thế (Thánh Tông Thuần hoàng đế) mới sai khắc đá dựng bia ở nhà Thái học, khiến cho khoa


danh tên tuổi lưu tiếng thơm tới ngàn đời. Lối phô trương khích lệ như thế, từ xưa chưa có, thánh đế đời trước sáng tạo ra mới
mẻ mà thánh hoàng thời nay nối gót làm theo, thực là thịnh tâm chuộng hiền đãi sĩ, quy chế tốt đẹp trọng đạo sùng Nho vậy!".
Ngoài mục đích tôn vinh người đỗ đạt, cổ vũ học tập đối với đương thời và hậu thế, bia Tiến sĩ được dựng còn mang nhiều
mục đích, ý nghĩa sâu sắc khác mà chúng ta có thể thấy được khi tìm hiểu, đọc rõ nội dung ghi trên những tấm bia đó.
1) "Việc dựng bia khắc đá là cốt để làm cho ý tốt cầu hiền tài và đạo trị nước của thánh tổ thần tông được lưu truyền mãi mãi.
Đó chính là phép lớn để rèn giũa người đời và là điều rất may cho Nho học" (Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất - 1442).
2) "Cho soạn bài ký khắc vào đá tốt đặt tại cửa hiền để khuyến khích kẻ sĩ" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Thìn - 1448).
3) "Khắc vào bia đá dựng ở nhà Quốc học, một là để làm thịnh điển của triều vua sáng, hai là để làm vinh quang cho kẻ sĩ, soi
tỏ mai sau, ngụ lời khuyến khích" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi - 1463).
4) "Khắc đá đề danh có bia lại càng thêm đủ để khuyến khích rộng rãi cho đời sau" (Bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất -1466).
5) "Bia đá này dựng lên không chỉ để nêu thanh danh và lưu tiếng tốt, khiến cho những người thi đỗ được vẻ vang nhất thời
mà thôi đâu, mà thâm ý khuyên răn thực gửi vào trong đó" (Bia Tiến sĩ khoa ất Mùi - 1475).
6) "ý chính của triều đình cho dựng bia khắc tên là cốt mong cho những người tôi trung con hiếu ngày thường thì can ngay
nói thẳng, tôn vua giúp dân, khi gặp việc thì vì nước quên nhà, gặp gian nguy thì dám quên mình" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1478).
7) "Bia đá này dựng ở nhà Thái học là cốt để cho những người làm quan và những người làm việc từ chương chữ nghĩa mắt
nhìn chăm chú, miệng đọc thuộc lòng, bồi hồi xem đọc, ngưỡng mộ sự tốt đẹp lớn lao, để cho nhân tâm có cơ được khích lệ,
khiến cho ý nghĩa của bài văn này càng thêm lớn lao sáng tỏ" (Bia Tiến sĩ khoa Tân Sửu - 1481).
8) "Mở khoa thi Tiến sĩ là quy chế đã định sẵn để kén chọn kẻ sĩ, khắc đá đề danh cốt để rộng rãi khuyến khích nhân tài" (Bia

Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất - 1502).
9) "Đăng khoa thì có sách chép, đề danh thì có bia là cốt để lưu tiếng thơm trong sử sách, làm rạng rỡ sự nghiệp đến muôn
đời" (Bia Tiến sĩ khoa Tân Mùi - 1511).
10) "Cho dựng đá đề danh người thi đỗ… để bổ sung thiếu sót và để kịp thời biểu dương khuyến khích" (Bia Tiến sĩ khoa
Giáp Tuất - 1514).
11) "Đăng khoa phải có sách chép, đề danh phải có bia ký, để ghi công danh tới muôn đời và để rạng tỏ sự nghiệp đến ức vạn
năm" (Bia Tiến sĩ khoa ất Sửu - 1565).


12) "Đề danh vào bia đá để ghi lại sự kiện lớn, khiến người đời sau sẽ trông vào đó mà bắt chước vậy" (Bia Tiến sĩ khoa Đinh
Sửu - 1577).
13) "Tạc đá khắc bia để truyền lại khuôn mẫu cho đời sau, chép họ ghi tên để cho hậu thế xem đọc. Trên để tuyên dương
tiếng thơm của người trung nghĩa đời trước, dưới để cảm hoá kẻ sĩ hào kiệt đương thời; mà ý khen ngợi khuyên răn gửi cả vào
trong đó" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Thìn - 1580).
14) "Sai quan Bộ Công khắc đá đề danh, từ thần soạn bài ký dựng ở cửa nhà Thái học để khuyến khích kẻ sĩ trong nước...
Đem các khoa thi trước sau khắc vào đá tốt, vừa là để biểu dương danh thơm đức tốt, vừa là để khuyến khích kẻ trung thần"
(Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi - 1583).
15) "Sai Bộ Công khắc đá cứng dựng ở nhà Thái học để soi tỏ cho đời sau, lưu truyền đến vô cùng... Cho khắc sâu chữ lớn đề
họ tên những người thi đỗ các khoa, sừng sững dựng bia cao đối diện với trường Giám để làm thịnh điển cho thánh triều, cũng là
để cho sĩ tử vinh hạnh trông vào" (Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu - 1589).
16) "Đề tên dựng đá có bài ký khắc bia, là cốt để làm gương soi làm rùa bói cho trăm đời, làm quy trình phép tắc cho muôn
thuở… Bia đá này dựng lên giúp ích được rất nhiều: người thiện có thể xem để được khuyến khích, kẻ ác có thể lấy đó làm răn,
tỏ ý khen chê đối với việc trước, để lại khuyên răn cho đời sau, trau dồi danh tiết sĩ phu cả trăm ngàn năm, mệnh mạch nước nhà
vững bền muôn vạn thuở" (Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn - 1592).
17) "Khắc họ tên lên đá cứng để khích lệ các nho thần…. Bia đá này dựng lên chính là trụ đá của danh giáo, là sự khuyến
khích người hiền, răn chừng kẻ bất thiện" (Bia Tiến sĩ khoa ất Mùi - 1595).
18) "Các khoa Chế khoa, Tiến sĩ, chọn được rất nhiều nhân tài, nếu không dựng bia đề danh thì sao đủ tô điểm cho cuộc thái
bình?" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Tuất - 1598).
19) "Khắc vào bia đá tốt để biểu dương tiếng thơm đức sáng còn tiềm ẩn của người trước và để khuyến khích cho đời sau…
Bia đá này dựng lên vừa là để khích lệ kẻ sĩ cho đến trăm ngàn đời sau, vừa là để bồi đắp nền tảng ức muôn năm của nước nhà,

đó là việc quan hệ không nhỏ, há phải chỉ để cho đẹp mà thôi đâu" (Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Dần - 1602).
20) "Sai quan Bộ Công khắc đá, sai từ thần soạn bài ký ghi việc thực, để nêu rõ việc lớn của Nho khoa và tôn vẻ đẹp của thời
đại… Bia đá nguy nga, trường Giám sừng sững bảng đề, chính để nêu gương cho sĩ tử, làm trụ đá vững chắc cho nền danh giáo"
(Bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn - 1604).


21) "Có người được nước nhà coi là người tâm phúc; có người được thiên hạ xem như mệnh mạch của quốc gia. Vì vậy cần
phải khắc họ tên vào bia đá tốt, dựng tại nhà Quốc học cho người trong nước vinh hạnh trông vào, làm thể chế tốt đẹp cho muôn
đời…. Mở khoa thi chọn kẻ sĩ là để cho vẻ vang ở đương thời; ghi tên lên bia đá ở Quốc Tử Giám là muốn cho lưu danh với hậu
thế. Vả lại thi đỗ đã có sách Đăng khoa lục, lại cho tạc đá dựng bia là cốt để tôn trọng sự chính thống của nền tư văn… Bia đá
này dựng lên, đã đủ nêu huân danh của người đời trước, lại cũng đủ khiến người đời sau trông vào mà biết sự khuyến khích, răn
đe" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Tuất - 1610).
22) "Sai từ thần chia nhau soạn các bài ký khắc lên đá xanh để biểu dương cho nổi bật… ý nghĩa dựng bia ngày nay há phải
chỉ truyền lâu dài xem cho đẹp cảnh mà thôi đâu! Mà chính là để phúc lâu dài muôn vạn năm" (Bia Tiến sĩ khoa Bính Thìn 1616).
23) "Sai các từ thần chia soạn bài ký để biểu dương sự tốt đẹp của khoa bảng… Nay sai khắc đá đề danh, dựng bia cao ở nhà
Quốc học để lưu truyền mãi mãi, coi là việc trọng đại của thánh triều và làm vẻ vang cho sĩ tử" (Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi 1619).
24) "Sai đề danh bia đá đặt trước cửa nhà Thái học để làm cho thế đạo đẹp đẽ vinh quang" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Hợi - 1623).
25) "Sai Bộ Công khắc đá, theo thứ tự đề họ tên từng người, dựng ở cửa nhà Thái học để tỏ ý ngợi khen khích lệ, giúp cho
hậu thế có chỗ chiêm ngưỡng mà thấy được sự vẻ vang, để mà cố rèn mài danh tiết, gắng lên kính giúp hoàng gia, há chỉ để làm
hư văn mà thôi đâu!" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Thìn - 1628).
26) "Khắc đá đề danh khoa này dựng ở cửa nhà Thái học là để rạng rỡ sự nghiệp đến vô cùng và lưu truyền tiếng tăm mãi
mãi" (Bia Tiến sĩ khoa Đinh Sửu - 1637).
27) "Chưa kịp khắc đá đề danh, chưa tỏ được ý biểu dương khuyến khích, thế thì làm sao hoàn thành được việc người trước
chưa hoàn thành, làm cho đầy đủ những việc tiên thánh chưa làm đủ? Vì thế [sai] viết bài ký khắc vào bia đá tốt, đặt ở cửa nhà
Thái học để khuyến khích kẻ sĩ" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Thìn - 1640).
28) "Nay dựng bia đá một lần mà truyền tới lâu dài, đạo tác thành nhân tài, cách khích lệ kẻ sĩ há chẳng rõ ràng, đầy đủ lắm
sao?" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi - 1643).
29) "Khắc đá đặt tại trường Quốc học để biểu dương sự kiện trọng đại của Nho khoa, làm tráng quan cho đương đại… Bia
cao sừng sững, chữ lớn khắc sâu, treo cao trước cửa trường Giám, truyền mãi không mòn, vừa là để chấn hưng tư văn, vừa là để
cho hàng Nho sĩ trông vào" (Bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất - 1646).



30) "Những người thi đỗ đều được đãi ngộ long trọng, ơn vinh được ban thưởng rất mực trọng hậu. Lại cho khắc họ tên lên
bia đá để mãi mãi lưu truyền" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Dần - 1650).
31) "Khắc đá đề danh, soạn bài ký để ghi thuật sự việc, đường hướng tác thành tuyển chọn và phương pháp khen thưởng
khích lệ nhân tài chưa bao giờ có quy mô to lớn, khuôn mẫu tốt đẹp như thế!... Bia đá này khắc ra đem dựng ở cửa nhà Thái học
chẳng phải chỉ để tuyên dương thịnh sự thánh triều trọng Nho, khoe khoang áng văn đẹp một thời, mà cốt để khích lệ nhân tâm,
bồi dưỡng sĩ khí, phù trì thế giáo đến vô cùng vậy" (Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn - 1652).
32) "Cho khắc tên vào bia đá tốt để truyền tới lâu dài, khiến cho kẻ sĩ biết văn học là quý trọng, khoa giáp là vẻ vang" ( Bia
Tiến sĩ khoa Bính Thân - 1656).
33) "Đem họ tên những người thi đỗ khoa này khắc lên bia đá tốt để phát dương hương thơm trung nghĩa ở chốn cửu tuyền,
để lại cho đời sau gương soi trong việc chọn hiền" (Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi - 1659).
34) "Bia đá này dựng lên, đâu phải chỉ để đề cao giá trị Nho khoa, phô trương thịnh trị mà còn để nêu gương cho người hậu
tiến, cảnh tỉnh và khích lệ sĩ phong nhằm duy trì thế giáo, vun đắp cương thường tới ức vạn năm" ( Bia Tiến sĩ khoa Tân Sửu 1661).
35) "Phát tiền kho, giao cho quan Bộ Công mài đá khắc họ tên người thi đỗ để lưu truyền lâu dài… Có lệ khắc đá đề danh, có
bài văn ghi lại sự việc, dựng ở trước cửa trường Thái học để treo gương cho sĩ tử… Bia đá cao ngất dựng trước trường Quốc Tử,
vừa là nêu cao tiếng thơm trung nghĩa thuở trước, vừa là để phát dương danh thơm của những người trung nghĩa thời xưa, vừa là
để
cổ

chí
khí của các bậc hào kiệt đời nay; đối với công cuộc chấn hưng Nho phong, bồi đắp thế giáo" ( Bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1664).
36) "Nay tấm bia này dựng lên, dù không kịp khuyên răn những người được ghi tên vào đá, song cũng đủ răn đe lớp hậu học
chăm chú xem bia" (Bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi - 1667).
37) "Đặt ra lệ khắc đá dựng bia ở cửa trường Thái học, đức tôn trọng khuyến khích nhân tài đã hết mức" ( Bia Tiến sĩ khoa
Canh Tuất - 1670).
38) "Lệ cũ khắc đá đề danh lại được tiến hành, đó là để khích lệ biểu dương làm rạng rỡ đời trước, phấn chấn đời sau vậy"
(Bia Tiến sĩ khoa Quý Sửu - 1673).
39) "Khắc lên bia đá để tỏ ý tính danh không mòn vậy" (Bia Tiến sĩ khoa Bính Thìn - 1676).



40) "Tô điểm nhân văn, hăng hái biểu dương nêu gương sáng, sai dựng bia đá cao ngất, từ xa trông vào họ tên sáng rệt để lại
cho đời sau chiêm ngưỡng" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Thân - 1680).
41) "Quy chế khắc đá đề danh, tức là phát triển thêm điều trước chưa có, tỏ sự khen thưởng đến vô cùng" (Bia Tiến sĩ khoa ất
Sửu - 1685).
42) "Người đỗ đạt đã có sách ghi, đề danh có bia đá, chính là để mở rộng giáo hóa tựa diều bay... Cho nên bia đá này dựng
lên chính là trong sự biểu dương khen ngợi có ngụ ý khuyên răn, khích lệ lòng liêm sỉ đối với muôn ngàn đời, vì muốn bậc bề
tôi văn học lưu lại danh thơm tiếng tốt" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Thìn - 1688).
43) "Cho tạc đá khắc bia trước nhà Quốc học, cả nghi thức và lễ văn thật là đầy đủ. Rạng rỡ tinh hoa văn trị, chấn tác chí khí
học trò, bồi đắp phong hóa ức muôn năm,… Sai khắc bia những khoa còn thiếu để rạng tỏ sự tốt đẹp của đời, khuyến khích lớp
hậu học hăng hái vươn lên" (Bia Tiến sĩ khoa Tân Mùi - 1691).
44) "Chính những người ấy tô điểm cho nền trị bình, làm rạng rỡ cho chế độ của vương triều. Cũng chính họ đã giúp vua
giúp nước, cứu đời yên dân. Cho nên đề họ tên những vị ấy để tỏ rõ cho đời sau biết, trong sự đề cao biểu dương chẳng phải
không có ngụ ý khuyên răn… Việc khắc đá đề danh chính để biểu dương việc lớn của Nho khoa, làm vẻ vang đời trước, để lại
quy mô tốt cho đời sau… Bia đá này dựng lên, chẳng những chỉ làm rạng rỡ cho người đương thời được đề danh lên đá mà còn
để khuyến khích, khuyên răn người đời sau trông vào" (Bia Tiến sĩ khoa Giáp Tuất - 1694).
45) "Bia đá lại dựng, trường học sửa sang, trên để dõi lòng sùng thượng của tổ tông, dưới để dấy chí hăng say của sĩ tử" (Bia
Tiến sĩ khoa Đinh Sửu - 1697).
46) "Có sách Đăng khoa lục và quy chế khắc bia đề danh, lo cho đủ những việc đời xưa còn thiếu, làm cho hết những việc
đời trước chưa kịp làm, ý đẹp cầu hiền thực xưa nay mới thấy một lần. Cho nên hiền sĩ đua nhau giúp nước, bổ nhậm đầy triều,
điển chương hiệu lệnh nghiêm minh, nền thiện chính rạng rỡ vậy" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi - 1703).
47) "Sai Bộ Công tạc đá, từ thần soạn bài ký khắc bia để nêu ý trọng văn, tỏ rõ quy mô lớn lao đương thời" (Bia Tiến sĩ khoa
Bính Tuất - 1706).
48) "Bia cao dựng lên, họ tên ngời sáng, vừa là nêu việc lớn của Nho khoa, vừa là để cho sĩ tử vinh hạnh trông vào. Làm như
thế là để bồi bổ sĩ phong, phù trì thế giáo" (Bia Tiến sĩ khoa Canh Dần - 1710).
49) "Đăng khoa có sách, đề danh khắc đá có bia, là cốt để ngợi khen khích lệ, lễ nghi văn vật thật là đầy đủ" (Bia Tiến sĩ khoa
Nhâm Thìn - 1712).


50) "Còn việc khắc đá đề danh để truyền lâu dài thì từ xưa chưa có, nay định thành nếp cho đời sau. Làm như thế là để khích

lệ sĩ khí, chấn hưng văn phong" (Bia Tiến sĩ khoa ất Mùi - 1715).
51) "Phàm buông lưới lớn là để chọn người nổi trội trong chốn sĩ lâm, mà khắc đá đề danh là để nêu cao tiếng tăm của Nho
giáo… Nay khắc đá dựng bia là cốt làm cho quy chế văn minh được đầy đủ, làm rực rỡ nếp xưa để người đời sau coi là tấm
gương sáng vậy" (Bia Tiến sĩ khoa Tân Sửu - 1721).
52) "Thánh nhân cổ vũ nhân tài, tất phải làm cho họ có danh tiếng trong thiên hạ. Vương giả tôn sùng Nho học, ắt phải biểu
dương sự nghiệp nhà Nho đến vô cùng. Điển lệ khắc bia đề danh Tiến sĩ chính là theo ý nghĩa đó… Sau khi phong tước bổ quan,
lại cho khắc họ tên khoa thứ vào đá tốt để truyền tới lâu dài. Thế thì sự bồi dưỡng khích lệ thật là rất mực, khó mà nói ra được
bằng lời… Bia này dựng cao vòi vọi cho người đời ngút mắt trông vào, một là để tỏ rõ sự yêu chuộng Nho học, một là để làm
gương răn mãi mãi lưu truyền" (Bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn - 1724).
53) "Phàm những người đăng khoa đều cho dựng bia lớn để truyền bá vẻ sáng sao Khuê sao Tảo, nêu rõ họ tên để rạng rỡ đến
đời sau. Việc vun đắp nuôi dưỡng sĩ phong, khen thưởng khích lệ kẻ hiền tuấn" (Bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi - 1727).
54) "Từng nghe nước nhà tô điểm trị bình, ắt tìm kiếm người hiền để làm trụ cột; triều đình chấn hưng văn giáo, tất phải biểu
dương việc thiện để gây dựng tiếng tăm; thế thì điển lệ đề danh Tiến sĩ cũng do ở lẽ đó chăng?... Cạnh nhà Thái học san sát bia
cao, bên dòng nước xanh danh thơm bay mãi, rạng rỡ chẳng khác nào cờ thái thường đua ánh giữa bầu trời. Sự khuyến khích
khen thưởng, công hun đúc giáo hóa thật đã vượt qua đời trước nhiều lắm… Tấm bia này dựng lên, chẳng phải chỉ riêng làm vẻ
vang cho người thi đỗ, mà còn để gửi gắm sự khuyến miễn đối với sĩ phu" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Sửu - 1733).
55) "Tiến sĩ đăng khoa được ban thứ bậc, khắc đá đề danh là để làm rạng rỡ điều tai nghe mắt thấy, lưu truyền tới đời sau, đó
là thịnh điển tôn Nho của bản triều… Tấm bia này vốn là để lưu tiếng thơm tới muôn đời mà đặc biệt còn là để làm gương sáng
cho mai sau, có quan hệ rất lớn đến danh giáo, há phải chỉ phô trương cho hào nhoáng mà thôi đâu!" (Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi 1739).
56) "Nền thánh học lấy việc thân hiền làm gấp tất phải mở ra con đường bằng phẳng của khoa mục, bậc vương giả chuộng
điều thiện vô cùng tất phải cử hành điển lễ biểu dương. Quy chế dựng bia Tiến sĩ có lẽ là vì lý do đó chăng?... Tấm bia vừa là để
bồi đắp nền móng Nho phong, vừa là để trau dồi khởi phát khí tiết kẻ sĩ" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Hợi - 1743).
57) "Từ xưa đến nay đời nào cũng coi trọng khoa mục. Khi chưa thi thì muốn cất nhắc đồng đều, cúng lễ ở các đền miếu để
tỏ lòng chí thành. Khi đã đỗ thì ưu ái trọng hậu, lại khắc tên vào đá cứng để lưu truyền mãi mãi" ( Bia Tiến sĩ khoa Bính Dần 1746).


58) "Tiến sĩ được ban thứ bậc, ghi họ tên, khắc hành trạng là để làm sáng rõ quy mô lớn lao khích lệ kẻ sĩ, làm đẹp điển lớn
trọng dụng Nho gia… Bia đá này chẳng phải riêng để bồi đắp nho phong mà còn để dồi mài sĩ khí" (Bia Tiến sĩ khoa Mậu Thìn 1748).
59) "Chẳng những nêu tên họ trên bảng vàng, lại còn được khắc vào bia đá, khiến cùng đỉnh chung cờ biển tồn tại mãi muôn
đời, chính là để tỏ ý tôn sùng phép cũ vậy… Việc dựng bia đá này không chỉ để trông vào cho đẹp mắt một thời, mà còn để lại

tiếng thơm muôn thủa" (Bia Tiến sĩ khoa Đinh Sửu - 1757).
60) "Từ xưa những bề tôi có công lao to lớn thường được chạm tên lên chuông đồng, khắc vào bia đá để tỏ ý ca ngợi khuyến
khích. Nay các vị tân khoa vừa mới bước chân vào đường sĩ hoạn, chưa có gì đáng chép, cũng được ghi tên họ dựng trước nhà
Thái học, đó là để biểu dương khích lệ" (Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi - 1763).
Như vậy là đã rõ, suốt ba thế kỷ những tấm bia được dựng lên là nhằm biểu dương khoa cử, biểu dương các nho sĩ hiển đạt
và khích lệ việc học hành thi cử. Có thể nói những tấm bia Tiến sĩ ấy, đã có thời kỳ làm nức lòng phấn chí biết bao sĩ tử đang
miệt mài kinh sử, đua tranh trên đường bút nghiên và hiện nay còn lại như dấu vết của một quá khứ thịnh đạt của nền giáo dục,
thi cử phong kiến. Không chỉ vậy, ý nghĩa động viên, khuyến khích đó còn có tác dụng đến cả các thế hệ hôm nay và mai sau,
những người đã, đang và sẽ không ngừng tiếp thu tri thức, rèn mài trí tuệ để cống hiến, góp phần vào sự giàu mạnh của dân tộc,
sự hùng cường của Tổ quốc.
Câu hỏi 2: Vì sao Lê Thánh Tông lại chọn khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) làm mốc khởi đầu việc dựng bia đề danh các
vị đỗ Tiến sĩ?
Trả lời:
Trải 10 năm nằm gai nếm mật, vượt qua bao hiểm nguy, gian khó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thành
công, đất nước thoát khỏi ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh. Một triều đại mới được thành lập nhờ biết quy tụ sử dụng những
người tài đức trong chiến tranh giành độc lập dân tộc và trong xây dựng kiến thiết đất nước.
Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chính là nhân vật kiệt xuất mở đầu triều đại này, một triều đại có những thành tựu lớn trên mọi mặt chính
trị, xã hội, giáo dục, quân sự, lập pháp… và là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam với hơn 300 năm nắm vương
quyền.


Để tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, ngoài việc lập lại trường Quốc Tử Giám tại Kinh đô Thăng Long, nhà Lê
còn quan tâm đến việc cầu hiền bằng cách tiến cử, bên cạnh đó đặt ra các khoa thi. Dưới thời Lê Thái Tổ, mặc dù còn bộn bề
công việc nhằm ổn định xã hội, khắc phục hậu quả nặng nề của 20 năm dưới ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh xâm lược, nhưng
vua đã cho mở ngay các khoa thi để lựa chọn nhân tài như khoa Minh Kinh tổ chức năm Kỷ Dậu (1429), khoa Hoành Từ mở
năm Tân Hợi (1431)...
Tuy nhiên khi ban chiếu lệnh dựng bia đề tên những người thi đỗ Tiến sĩ, vua Lê Thánh Tông lại không lấy khoa thi đầu tiên
của triều Lê tổ chức dưới thời Lê Thái Tổ làm mốc mà lại chọn khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Lê Thái Tông. Đó là vì
những khoa thi đời Lê Thái Tổ tuy danh nghĩa là đại khoa nhưng do chưa khôi phục các khoa thi Hương nên việc tuyển lựa
không qua cấp trung khoa (tức thi Hương) mà thí sinh được chọn từ Hương cống, Hương tiến do các trường thi cấp khu vực trực

tiếp tiến cử lên. Đến đời Lê Thái Tông, kỳ thi Hương mới có, với sự kiện năm Mậu Ngọ (1438) vua ban chiếu định phép thi
Hương để năm sau mở thi Hội ở kinh đô, ai đỗ sẽ được ban danh hiệu Tiến sĩ xuất thân. Tuy nhiên do nhiều lý do nên đến năm
Nhâm Tuất (1442) khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê mới được mở, đó là lý do mà Lê Thánh Tông quyết định dựng bia đề tên
những người thi đỗ Tiến sĩ kể từ khoa thi này.
Trong một số bài ký văn bia cũng cho biết dấu mốc khoa thi Hội đầu tiên của triều Lê, như bài ký trên bia Tiến sĩ khoa Bính
Tuất (1706) có viết: "Thái Tổ Cao hoàng đế từ khi mới lập quốc đã mở nhiều nhà trường, tôn trọng Nho học, xuống chiếu cho
các quan viên trong ngoài xét thi các môn học thuật trong các sách kinh sử, phép tốt kén chọn học trò bắt đầu từ đó. Quy chế lập
trường thi mùa xuân thi Hội cho các sĩ tử thì bắt đầu từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Thái Tông Văn
hoàng đế…".
Như vậy chúng ta có thể thấy, các khoa thi dưới thời Lê Thái Tổ là các khoa thi dạng đột xuất, không phải là khoa thi Tiến sĩ.
Do hoàn cảnh triều đại mới được thành lập nên quy chế, việc tuyển lựa, thi cử chưa có hệ thống quy củ, chặt chẽ và việc chọn
các danh sĩ qua các khoa thi này ở hoàn cảnh cấp thiết, cần người có khả năng để bổ dụng ngay vào các chức vụ, công việc của
chính quyền mới.
Khi Lê Thái Tông lên ngôi, khoa thi Tiến sĩ mới được tổ chức và khoa thi đầu tiên mở năm Nhâm Tuất (1442) có 450 người dự thi,
lấy được 33 người đỗ Tiến sĩ, trong đó bậc Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (3 người), Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (7 người), Đệ
tam
giáp
đồng
Tiến

xuất
thân
(23 người). Đây là những người đầu tiên được khắc tên trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng ngày 15 tháng 8 năm Giáp Thìn (1484)
niên hiệu Hồng Đức thứ 15 đời Lê Thánh Tông.


Câu hỏi 3: Ai là người được giao trọng trách chỉ huy việc dựng những bia Tiến sĩ đầu tiên?
Trả lời:
Người được giao trọng trách dựng những bia Tiến sĩ đầu tiên là Quách Đình Bảo, người làng Phúc Khê Tiền, huyện Thanh
Lan, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Ông đỗ Thám hoa khoa thi năm Quý Mùi (1463)

đời Lê Thánh Tông, làm quan trải các chức Thượng thư Bộ Lại, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Lễ kiêm Đô Ngự sử.
Năm Giáp Thìn (1484) Quách Đình Bảo được vua Lê Thánh Tông giao chỉ huy trông nom toàn bộ công việc dựng bia Tiến sĩ
đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gồm 10 bia khắc tên các Tiến sĩ từ khoa Nhâm Tuất (1442) đến khoa Giáp Thìn (1484).
Sách sử không ghi cụ thể việc vua xuống chiếu lệnh nói về việc dựng bia từ ngày tháng nào nhưng cho biết là đến ngày 15
tháng 8 năm Giáp Thìn (tức 4-9-1484) loạt bia Tiến sĩ đầu tiên đã được dựng trong khu vườn trước cửa Đại Thành.
Để phục vụ cho việc thực hiện nội dung các bia Tiến sĩ, quan Thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo còn phải phụ trách thống
kê, sưu tầm tiểu sử cùng các thông tin liên quan đến các vị thi đỗ Tiến sĩ được khắc tên trên bia đá; ngoài ra ông còn đề xuất đổi
tên các học vị thuộc bảng Tam khôi. Sự kiện này được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau:
"Ngày 15, dựng bia đề tên các tiến sĩ với bài ký từ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 triều Thái Tông trở đi. Vua cho là từ
năm Đại Bảo thứ 3 triều Thái Tông đến giờ, việc dựng bia, đề tên tiến sĩ các khoa vẫn chưa làm được, sai Lễ bộ Thượng thư
Quách Đình Bảo biên rõ họ tên, thứ bậc các tiến sĩ từ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 triều Thái Tông, khoa Mậu Thìn năm
Thái Hòa thứ 6 triều Nhân Tông, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ 4, khoa Bính Tuất năm thứ 7, khoa Kỷ Sửu năm thứ 10,
khoa Nhâm Thìn năm Hồng Đức thứ 3, khoa ất Mùi năm thứ 6, khoa Mậu Tuất năm thứ 9, khoa Tân Sửu năm
thứ 12 đến khoa Giáp Thìn năm nay, khắc vào bia đá. Quách Đình Bảo nhân xin đổi Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa thành
Tiến sĩ cập đệ, Chánh bảng thành Tiến sĩ xuất thân, Phụ bảng thành đồng Tiến sĩ xuất thân để hợp với quy chế ngày nay. Vua y
tờ tâu, sai Công bộ khởi công dựng tạc bia".
Ngay trên bài ký của tấm bia đề danh Tiến sĩ đầu tiên được dựng, ghi tên họ những người đỗ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại
Bảo năm thứ 3 (1442) cũng có đoạn cho biết:
"Xét
các
khoa
thi
Tiến

từ
năm
Đại
Bảo
thứ
3

đến
nay
đều
chưa
được
dựng
bia,
bọn
Thượng
thư
Bộ
Lễ
Quách Đình Bảo vâng mệnh Hoàng thượng đem họ tên thứ bậc người thi đỗ khắc lên đá tốt, đồng thời xin đem danh hiệu Trạng


nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lang đổi làm Tiến sĩ cập đệ, người đỗ Phụ bảng đổi gọi là đồng Tiến sĩ xuất thân để cho hợp với
quy chế hiện nay. Hoàng thượng chuẩn tấu, sai từ thần là bọn Thân Nhân Trung chia nhau soạn bài ký".
Về thân thế của Quách Đình Bảo, sử sách và tư liệu dân gian ghi chép không thống nhất về năm sinh, năm mất của ông. Tài
liệu cho biết ông sinh ngày 30 tháng 7 nhưng năm sinh có sự khác nhau, tư liệu thì ghi là năm Tân Hợi (1431), có sách viết ông
sinh năm Giáp Dần (1434), nhưng cũng có thể ông sinh năm Canh Thân (1440) hoặc năm Giáp Tý (1444). Về năm mất, có tài
liệu
không
ghi

nhưng
cũng

thông
tin
cho

rằng
ông
mất
năm
ất Sửu (1505) hoặc Đinh Mão (1507) và cũng có thể là năm Tân Mùi (1511).
Tuy năm sinh, năm mất của Quách Đình Bảo không rõ nhưng gia thế, sự nghiệp của ông thì được biết rất chi tiết, cụ thể. Ông
sinh ra trong gia đình thư lại ở làng Phúc Khê Tiền, huyện Thanh Lan, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Thái Thụy, Thái
Bình); anh em ông từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, chăm học, sau này đều đỗ đạt thành danh.
Theo sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, khoa thi năm Quý Mùi (1463) trong kỳ thi Hội, Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng
vào thi Đình ông đứng thứ ba, đỗ Thám hoa. Vua Lê Thánh Tông thấy ba vị trong bảng Tam khôi đều tài năng lấy làm yêu mến
mới ban tặng cho một lá cờ nhỏ thêu dòng chữ:
Trạng nguyên Lương Thế Vinh,
Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh,
Thám hoa Quách Đình Bảo,
Thiên hạ công trí danh (đều biết tiếng).
Sau khi thi đỗ, Quách Đình Bảo được bổ làm Trực học sĩ ở Hàn lâm viện; năm Canh Dần (1470) Quách Đình Bảo cùng với
Nguyễn Đình Mỹ được cử đi sứ nhà Minh, khi về nước năm Tân Mão (1471), ông được thăng chức Đông các hiệu thư, Phó Đô
ngự sử kiêm Tả xuân phường, Tả trung doãn rồi theo vua đi Nam chinh và được cử giữ chức Lễ bộ Thượng thư (1484), sau đó
giữ chức Hình bộ Thượng thư (12-1485) cho đến lúc về trí sĩ.
Năm Giáp Dần (1494), vua Lê Thánh Tông lập ra Tao Đàn, thì Quách Đình Bảo trở thành một trong 28 vì sao sáng trên bầu
trời thơ văn Đại Việt lúc đó và cùng các thành viên khác cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hồng Đức quốc âm thi tập,
Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Xuân văn thi tập,...
Ngoài ra ông còn tham gia biên soạn bộ sách Thiên Nam dư hạ tập (năm 1477) gồm 100 quyển, ghi chép chế độ, luật lệ, văn
thư, điển lễ, cáo sắc của Việt Nam từ các triều đại phong kiến trước đó cho đến nhà Hậu Lê. Cuốn Thân chinh ký sự (1484) ghi


chép diễn biến cuộc Nam chinh năm 1470-1471 của vua Lê Thánh Tông… và tập thơ của riêng mình có tên Anh hoa hiếu trị (in
năm 1468).
Trong trọng trách của người làm quan, phò giúp triều đình, hiến kế cho sự thịnh vượng của xã tắc, Quách Đình Bảo luôn có
những tấu trình ích nước, lợi dân, hợp ý vua, được vua ưng chuẩn cho thi hành. Ông là người sớm nhận ra vị trí của Kinh đô

Thăng Long, chủ trương khuyến khích sản xuất buôn bán để kinh đô phồn thịnh. Theo ông, kinh đô là gốc của bốn phương, tiền
của trao đổi buôn bán tất phải cho lưu thông đủ dùng, không nên để thiếu thốn và những người nguyên có hàng chợ, cửa hiệu đã
biên chế vào thuế ngạch thì cho được cư trú. Ông chủ trương sách học phải đến với học quan, sách thuốc phải đến với y quan…
ai chiếm đoạt làm của riêng thì phải trị tội.
Ông còn nhiều lần được tín nhiệm giao trọng trách giám thí, đốc quyền các khoa thi Hội, lựa chọn cho triều đình nhiều hiền
tài. Khi ông về hưu lại mở trường dạy học, đào tạo những nhân tài cho đất nước.
Có thể nói, là người được triều đình tín nhiệm, trọng dụng, Quách Đình Bảo đã đem hết tài năng và sức lực ra cống hiến cho
vương triều nhà Lê; đời sau đánh giá ông là một trong 18 vị đại thần nổi danh thời cực thịnh dưới triều Lê Thánh Tông.
Câu hỏi 4: Các bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dựng vào những khoảng thời gian nào?
Trả lời:
Hiện nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ còn 82 bia Tiến sĩ, ít hơn nhiều so với con số thực tế từng tồn tại, lý do là trải qua
nhiều biến động xã hội có những tấm bia bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị tàn phá mất. Số còn lại may mắn được các thế hệ người
dân đất Thăng Long trân trọng gìn giữ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII (1484-1779) và cho đến ngày nay. Chính văn bia đã mách
bảo để chúng ta tự hào về nền văn hiến lâu đời, giàu bản sắc của mình.
Dựa trên số bia hiện còn và những ghi chép của sách sử, chúng ta biết những tấm bia Tiến sĩ được dựng lên, vào thời gian
nào. Về cơ bản có thể thấy, không phải cứ sau khi kết thúc một khoa thi, triều đình cho dựng ngay bia đề danh những người đỗ
Tiến sĩ khoa thi đó mà có những khoa không dựng bia, có khoa dựng bia sau đó một thời gian ngắn hoặc cũng có bia phải mấy
chục năm sau mới được truy dựng.
1) Bia được dựng theo đợt với số lượng lớn, gồm có:
- Đợt đầu tiên: Không thấy sử sách ghi chép vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ra lệnh dựng bia Tiến sĩ từ ngày tháng năm nào,
chỉ biết rằng công việc đó được hoàn thành vào giữa tháng 8 năm Giáp Thìn (1484) niên hiệu Hồng Đức thứ 15 với loạt bia Tiến


sĩ đầu tiên gồm 10 tấm bia đề tên những người thi đỗ Tiến sĩ các khoa: Nhâm Tuất (1442), Mậu Thìn (1448), Quý Mùi (1463),
Bính Tuất (1466), Kỷ Sửu (1469), Nhâm Thìn (1472), ất Mùi (1475), Mậu Tuất (1478), Tân Sửu (1481) và Giáp Thìn (1484).
Trong số 10 tấm bia đó, có 3 tấm đã bị mất là bia Tiến sĩ các khoa Kỷ Sửu (1469), Nhâm Thìn (1472) và Giáp Thìn (1484).
- Đợt thứ 2: Sau khi bị họ Mạc cướp ngôi vào năm Đinh Hợi (1527), được sự ủng hộ của nhiều đại thần cũ, con cháu họ Lê
đã tập hợp lực lượng lập lên nhà Lê Trung Hưng. Thời gian đầu mặc dù có tổ chức một số khoa thi nhưng chưa khôi phục được
Thăng Long nên việc dựng bia ghi danh những người đỗ đạt không được tiến hành theo lệ, sau đó vì tập trung xây dựng và củng
cố chính quyền cũng như đánh dẹp tàn dư họ Mạc nên nhà Lê Trung Hưng cũng chưa lập lại lệ dựng bia.

Cho đến khoa thi năm Nhâm Thìn (1652), tính ra có đến 26 khoa chưa được dựng bia, thời gian gián đoạn đã kéo dài hơn 120
năm,
do
đó
vua

chúa
Trịnh
quyết
định khôi phục lại việc dựng bia và cho truy dựng các bia Tiến sĩ bắt đầu từ khi nhà Lê Trung Hưng tổ chức khoa thi đầu tiên.
Sự kiện này được nhắc đến trên một số bia Tiến sĩ, ví dụ như trong bài ký văn bia đề danh những người đỗ khoa Quý Mùi
(1583) cho biết:
"Hoàng thượng bệ hạ đảm đương lịch số nối truyền, gánh trách nhiệm làm vua làm thầy, chăm lo cầu trị, tin dùng chân
Nho… Muốn mở mang nghiệp lớn phải dùng đến mưu lược rộng xa. ủy quyền cho [Nguyên súy Chưởng quốc chính Tây Định
vương] cai quản trăm quan, điều hoà bốn bể, xét quyết mọi việc, thả lưới thu nạp nhân tài. Lúc bấy giờ hiền tài đông dường mây
cuốn, pháp độ sáng tỏa như sao. Nhân khi muôn việc rảnh rang, nghĩ đến việc các khoa thi Chế khoa từ Trung Hưng đến nay
(chưa khắc bia), bèn sai quan Bộ Công khắc đá đề danh, từ thần soạn bài ký dựng ở cửa nhà Thái học để khuyến khích kẻ sĩ
trong nước".
Đợt dựng bia lần này tất cả có 26 tấm được tiến hành và hoàn thiện trong năm Quý Tỵ (1653) gồm những bia đề tên người thi
đỗ Tiến sĩ các khoa: Giáp Dần (1554), ất Sửu (1565), Đinh Sửu (1577), Canh Thìn (1580), Quý Mùi (1583), Kỷ Sửu (1589),
Nhâm Thìn (1592), ất Mùi (1595), Mậu Tuất (1598), Nhâm Dần (1602), Giáp Thìn (1604), Đinh Mùi (1607), Canh Tuất (1610),
Quý Sửu (1613), Bính Thìn (1616), Kỷ Mùi (1619), Quý Hợi (1623), Mậu Thìn (1628), Tân Mùi (1631), Giáp Tuất (1634), Đinh
Sửu (1637), Canh Thìn (1640), Quý Mùi (1643), Bính Tuất (1646), Canh Dần (1650), Nhâm Thìn (1652).
Trong số các bia nói trên, hiện có một tấm đã bị mất, đó là bia khoa Giáp Tuất (1634). Vào tháng 4 năm 1976 tại lòng hồ phía
cửa Bi Văn, gần Khuê Văn Các trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người ta tìm được một đế bia hình rùa cụt đầu,
thân dài 1,15m rộng 1,05m; lưng rùa mài nhẵn, sống lưng có đường gờ nổi sắc cạnh, mang phong cách nghệ thuật và đặc điểm


chạm khắc giống với đế bia hình rùa của các tấm bia được dựng năm Quý Tỵ (1653), do đó có thể suy đoán đây là đế của tấm
bia khoa Giáp Tuất (1634).

- Đợt thứ 3: Sau đợt dựng bia năm Quý Tỵ (1653), bẵng đi một thời gian dài việc dựng bia Tiến sĩ lại bị gián đoạn, không rõ
nguyên nhân vì đâu, tuy nhiên trong một số bài ký trên các tấm bia dựng sau này có cho biết dường như triều đình muốn để đến
một lúc nào đó sẽ dựng luôn cả thể. Trên tấm bia khoa Bính Thân (1656) viết: "Duy việc dựng đá đề danh còn thiếu, việc khuếch
trương tạo dựng tất có ý đợi đến ngày nay vậy. Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ kế thừa nghiệp lớn, tôn trọng đạo Nho. Thực nhờ
[Đại nguyên súy Tổng quốc chính Thượng sư An vương] một lòng phò vua, công lớn kính giúp, tôn sùng đạo thánh, đích thân
tới cửa hiền, xem xét những tấm bia Tiến sĩ cũ, chạnh lòng muốn khôi phục lệ xưa. Bèn sai thợ khởi dựng hết những tấm bia còn
thiếu, cả thảy 21 bia, khoa Bính Thân là khoa thứ nhất truy dựng".
Trên một số tấm bia cho biết rõ hơn: "Nhưng việc khắc đá đề danh chưa tiến hành ngay là có ý đợi để sau này khuếch trương
sự tốt đẹp ấy" (bia khoa Tân Sửu - 1661); "Các khoa trước từ năm Bính Thân đến nay chưa cho dựng bia, có lẽ là muốn chờ thời
làm luôn một thể vậy" (bia khoa Đinh Mùi - 1667); "Việc khắc đá đề danh chưa kịp cử hành, đó là vì các khoa từ năm Bính
Thân tới nay vẫn chưa dựng bia là muốn đợi thời làm luôn một thể" (bia khoa Quý Hợi - 1683)…
Đợt dựng bia lần này tất cả có 21 tấm được tiến hành và hoàn thiện trong năm Đinh Dậu (1717) gồm những bia đề tên người
thi đỗ Tiến sĩ các khoa: Bính Thân (1656), Kỷ Hợi (1659), Tân Sửu (1661), Giáp Thìn (1664), Đinh Mùi (1667), Canh Tuất
(1670), Quý Sửu (1673), Bính Thìn (1676), Canh Thân (1680), Quý Hợi (1683), ất Sửu (1685), Mậu Thìn (1688), Tân Mùi
(1691), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Canh Thìn (1700), Quý Mùi (1703), Bính Tuất (1706), Canh Dần (1710), Nhâm Thìn
(1712), ất Mùi (1715).
Các bia dựng đợt này, đến nay vẫn còn đầy đủ, không bị mất mát hay thất lạc tấm nào.
2)
Các
bia
được
dựng
ngay
trong
năm
khoa
thi
được
tổ chức:
- Khoa Đinh Mùi (1487): Ngày mồng 7 tháng 4 thi Đình; ngày 4 tháng 5 công bố tên người thi đỗ thì đến ngày 15 tháng 8 bia đã

được khắc dựng xong.
- Khoa Bính Thìn (1496): Ngày 22 tháng 3 thi Đình, ngày 27 làm lễ xướng danh những người thi đỗ; đến ngày 6 tháng 12 bia
được khắc dựng xong.
- Khoa Nhâm Tuất (1502): Thi Đình vào mùa xuân (trên bia không ghi rõ ngày tháng), đến ngày 10 tháng 11 bia được khắc
dựng xong.


Điều đặc biệt ở tấm bia này là, do nguyên nhân nào đó mà bia bị hạ xuống, phải mấy chục năm sau, đến năm Bính Thân
(1536) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) người ta mới dựng lại tấm bia này và khắc thêm vào dòng chữ niên hiệu của năm
đó: "Mạc Đại Chính thất niên cửu nguyệt thập ngũ trùng lập" (Nhà Mạc, niên hiệu Đại Chính thứ 7, tháng 9 ngày 15 dựng lần
thứ 2).
- Khoa Kỷ Sửu (1529): Ngày 18 tháng 2 thi Đình, ngày 24 gọi loa xướng tên người đỗ. Bia dựng vào tiết đông chí, tháng trọng
đông (tháng Chạp).
- Khoa Mậu Thìn (1748): Ngày 25 tháng 5 thi Đình, đến ngày 26 tháng 10 thì bia được khắc dựng xong.
- Khoa Đinh Sửu (1757): Tháng 3 thi Đình, đến ngày 19 tháng Chạp thì bia được khắc dựng xong.
- Khoa Canh Thìn (1760): Mùa xuân tháng 2 thi Hội, sang tháng 3 thi Đình, tuy nhiên phần cuối văn bia lại cho biết: "Bia
dựng tháng 2 mùa xuân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760)". Như vậy có thể bia này dựng ngay sau khi thi Hội tổ chức xong
chứ không chờ đến khi thi Đình kết thúc mới dựng.
- Khoa Quý Mùi (1763): Tháng 9 thi Đình, đến ngày mồng 2 tháng Chạp bia được khắc dựng xong.
- Khoa Bính Tuất (1766): Tháng 6 thi Đình, sau đó bia được dựng ngay trong năm này.
- Khoa Kỷ Sửu (1769): Nội dung bia không ghi rõ cụ thể thời gian, ngày tháng diễn ra kỳ thi. Bia dựng tháng 10 tiết giữa đông.
- Khoa Nhâm Thìn (1772): Thi Đình vào mùa đông (không ghi rõ ngày tháng), đến ngày 24 tháng Chạp bia được khắc dựng
xong.
Ghi chép trong sử sách cho biết một số bia được dựng ngay sau khi khoa thi được tổ chức, nhưng đến nay những tấm bia đó
đã bị mất, như bia khoa Canh Tuất (1490), bia khoa Quý Sửu (1493), bia khoa Kỷ Mùi (1499)…
3) Các bia được dựng sau khi khoa thi được tổ chức một vài năm:
- Khoa ất Sửu (1505): Bia được dựng năm Tân Mùi (1511), tuy nhiên bia của khoa này đã bị mất.
- Khoa Mậu Thìn (1508): Bia được dựng năm Tân Mùi (1511), tuy nhiên bia của khoa này đã bị mất.
- Khoa Tân Mùi (1511): Bia dựng ngày 15 tháng 3 năm Quý Dậu (1513).
- Khoa Giáp Tuất (1514): Bia dựng ngày 17 tháng 4 năm Tân Tỵ (1521).

- Khoa Mậu Dần (1518): Bia dựng ngày 5 tháng Giêng năm Bính Thân (1536).
- Khoa Mậu Tuất (1718): Bia dựng ngày 17 tháng 11 năm Tân Sửu (1721).


- Khoa Tân Sửu (1721): Bia dựng ngày 22 tháng 10 năm Giáp Thìn (1724).
- Khoa Giáp Thìn (1724): Bia dựng ngày 13 tháng 8 năm Bính Ngọ (1726).
- Khoa Đinh Mùi (1727): Bia dựng ngày 26 tháng 8 năm Quý Sửu (1733).
- Khoa Tân Hợi (1731): Bia dựng tiết Gia Bình (tức tháng Chạp) năm Nhâm Tý (1732).
- Khoa Quý Sửu (1733): Bia dựng ngày 19 tháng 12 năm Giáp Dần (1734).
- Khoa Bính Thìn (1736): Bia dựng tháng 3 năm Mậu Ngọ (1738).
- Khoa Kỷ Mùi (1739): Bia dựng ngày 4 tháng 10 năm Giáp Tý (1744).
- Khoa Quý Hợi (1743): Bia dựng ngày 12 tháng 10 năm Giáp Tý (1744).
- Khoa Bính Dần (1746): Bia dựng ngày 16 tháng 9 năm Đinh Mão (1747).
- Khoa Nhâm Thân (1752): Bia dựng tháng 2 năm Quý Dậu (1753).
- Khoa Giáp Tuất (1754): Bia dựng tháng trọng hạ (tháng 6) năm Bính Tý (1756).
- Khoa ất Mùi (1775): Bia dựng ngày đầu tháng tiết trọng đông (tháng 11) năm Bính Thân (1776).
- Khoa Mậu Tuất (1778): Bia dựng ngày đầu tháng mùa xuân năm Canh Tý (1780).
- Khoa Kỷ Hợi (1779): Bia dựng ngày tốt, tháng giữa đông, năm Canh Tý (1780).
Câu hỏi 5: Trong lịch sử, có tất cả bao nhiêu bia Tiến sĩ được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?
Trả lời:
Thật khó có câu trả lời chính xác vì nếu theo đúng lệ dựng bia, lấy khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Lê Thái Tông là khoa
đầu tiên được chọn dựng bia cho đến khoa thi cuối cùng được tổ chức ở Thăng Long diễn ra năm Đinh Mùi (1787) đời Lê Chiêu
Thống, nếu tính ra có tới 121 khoa thi Đình, còn nếu chỉ tính các khoa thi Tiến sĩ thì có 117 khoa. Trong đó nhà Lê tổ chức 99
khoa, nhà Mạc tổ chức 22 khoa, số người đỗ Tiến sĩ là 2.260 người (tính cả 121 khoa). Như vậy phải có đủ 117 tấm bia Tiến sĩ
nếu tính theo khoa thi Tiến sĩ hoặc 121 bia nếu tính theo các khoa thi Đình.
Số lượng bia hiện thiếu là điều chắc chắn nhưng số lượng thực là bao nhiêu thì vẫn là một ẩn số, những tấm bia thiếu là do bị
mất, thất lạc, bị phá hủy… vì lý do gì, nguyên nhân vì sao thì không ai giải thích được. Thực tế rất khó xác định có bao nhiêu bia
Tiến sĩ được dựng vì ghi chép của sách sử không đầy đủ, chỉ biết rằng có những khoa thi vì lý do chính trị, biến động xã hội,



chiến tranh xảy ra nên không được dựng bia hoặc không có điều kiện để dựng bia sau khoa thi. Bên cạnh đó có những khoa
không xác định được là có việc dựng bia sau khi khoa thi diễn ra hay không?
Về mặt tương đối, có thể xác định như sau:
Đợt dựng bia đầu tiên diễn ra năm Giáp Thìn (1484) gồm 10 tấm đề tên những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa Nhâm Tuất (1442)
đến khoa Giáp Thìn (1484). Theo ghi chép của sách Đại Việt sử ký toàn thư thì khoảng thời gian đó có tất cả 12 khoa thi, nhưng
hai khoa năm Quý Dậu (1453) và khoa năm Mậu Dần (1458) đời Lê Nhân Tông lại không được truy dựng, cũng không rõ lý do
vì sao. Có những khoa thi thời Lê được biết chính xác là không dựng bia, bao gồm khoa thi năm Canh Thìn (1520) đời Lê Chiêu
Tông và 2 khoa Quý Mùi (1523), Bính Tuất (1526) đời Lê Cung Hoàng; đây là 3 khoa thi cuối cùng ở thời Lê Sơ.
Như vậy thời Lê Sơ mở 26 khoa thi thì có 21 khoa được dựng bia, 5 khoa không dựng bia. Xét số bia hiện còn lại đến ngày
nay là 13 bia, như vậy thiếu mất 8 bia thuộc các khoa Kỷ Sửu (1469), Nhâm Thìn (1472), Giáp Thìn (1484), Canh Tuất (1490),
Quý Sửu (1493), Kỷ Mùi (1499), ất Sửu (1505) và Mậu Thìn (1508).
Sang thời Mạc, triều đại này mở khoa thi đầu tiên năm Kỷ Sửu (1529) và khoa cuối cùng tổ chức năm Nhâm Thìn (1592),
tổng cộng có tất cả 22 khoa thi. Tuy nhiên nhà Mạc chỉ dựng bia Tiến sĩ khoa thi đầu tiên tổ chức năm Kỷ Sửu (1529) mà thôi,
các khoa sau không dựng bia (xem lý do ở câu hỏi số 19).
Thời Lê Trung Hưng, sau khi đánh bại triều Mạc, chiếm lại được Thăng Long, một thời gian sau đó, vào năm Quý Tỵ (1653)
triều Lê cho truy dựng bia 26 khoa thi trước đó, tính từ khoa Chế khoa năm Giáp Dần (1554) đến khoa Nhâm Thìn (1652). Số
bia dựng trong đợt này hiện còn 25 tấm, thất lạc mất tấm bia khoa thi năm Giáp Tuất (1634).
Năm Đinh Dậu (1717), sau thời gian dài không dựng bia, nhà Lê lại cho truy dựng 21 tấm bia tính từ khoa Bính Thân (1656)
đến khoa ất Mùi (1715). Số lượng các tấm bia này hiện còn nguyên vẹn, không bị mất mát, thất lạc.
Sau năm Đinh Dậu (1717), các khoa thi hầu hết được dựng bia ngay sau khi khoa thi được tổ chức hoặc sau đó 1 đến 2 năm.
Riêng 4 khoa thi cuối cùng của nhà Lê không được dựng bia, đó là các khoa thi năm Tân Sửu (1781),
ất Tỵ (1785) đời Lê Hiển Tông và 2 khoa diễn ra vào tháng 5, tháng 11 năm Đinh Mùi (1787) đời Lê Chiêu Thống.
Xét các khoa thi đời Lê Trung Hưng, có tất cả 73 khoa thi Hội, trong đó 69 khoa được dựng bia và 4 khoa không dựng bia. Hiện
còn 68 tấm bia, mất bia khoa Giáp Tuất (1634).


Như vậy có thể tạm kết luận, thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng đã cho mở 121 khoa thi trong đó có 26 khoa thời Lê Sơ, 22
khoa thời Mạc, 73 khoa thời Lê Trung Hưng. Có 30 khoa thi không dựng bia Tiến sĩ, gồm 5 khoa thời Lê Sơ, 21 khoa thời Mạc, 4
khoa thời Lê Trung Hưng.
Số bia hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm 82 tấm, trong đó 13 tấm được dựng thời Lê Sơ, 1 tấm dựng thời Mạc và 68

dựng thời Lê Trung Hưng.
Số lượng bia bị mất mát, thất lạc là 9 tấm, gồm 8 tấm thời Lê Sơ và 1 tấm thời Lê Trung Hưng.
Xét theo các thông tin nói trên, có thể tạm đoán định rằng trong lịch sử đã có 91 tấm bia Tiến sĩ được dựng ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, hiện còn giữ được 82 tấm.
Câu hỏi 6: Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có những bố cục như thế nào?
Trả lời:
82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là nơi mà người đời thấy được những giá trị tinh thần, giá trị lịch
sử, đạo đức, giáo dục… mà mỗi tấm bia còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc tuyệt tác. Qua bố cục, hình dáng, kiểu cách
chúng ta có thể đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc đá của người xưa từ đó rút ra những tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để
có thể áp dụng sáng tạo vào các công trình hiện đại.
Trên mỗi tấm bia đều ghi rõ niên đại, thời gian bia được dựng, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu biết được đặc điểm, phong
cách nghệ thuật của từng thời kỳ và có thể dựa vào đó, lấy bia Tiến sĩ làm bản mẫu để phục dựng, xác định niên đại cho nhiều di
tích bị tàn phá hoặc không ghi rõ ngày tháng.
Xét theo bố cục, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm hai phần là thân bia và bệ bia:
1) Thân bia là một phiến đá lớn, phần giữa mặt bia là nội dung bài văn ký cho biết thời gian tổ chức khoa thi, ca ngợi công
đức các đời vua chúa đối với sự nghiệp giáo dục, tuyển chọn và sử dụng nhân tài; tên họ, quê quán những người đỗ Tiến sĩ và
các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi đó…
Trang trí bổ trợ cho nội dung chính của tấm bia là trán bia và diềm bia với những nét chạm khắc theo đề tài cơ bản là giống
nhau suốt chiều dài lịch sử, chỉ khác về chi tiết.


- Trán bia là hình cong hai mặt chạm khắc lưỡng long (rồng) chầu nhật nguyệt hoặc lưỡng phượng chầu "mặt nguyệt". Thời
Lê là hình mặt trời có tia, thời Mạc là một vòng tròn ngoài có thêm 1, 2, 3 vòng đồng tâm biểu thị cho hình tượng mặt trăng (mặt
nguyệt), trên các bia thời Lê Trung Hưng về sau là hình mặt trời có nhiều tia sắc nhọn trông như ngọn lửa thiêng thiêu cháy mọi
tà ma bảo vệ trong sạch, yên lành nơi đền miếu và làm sáng tỏ văn phong, đạo đức tốt đẹp.
- Diềm bia tùy theo từng thời mà đề tài điêu khắc có thể là hoa lá, dây uốn, chim thú, có khi cả hình người, cảnh sinh hoạt
hoặc đánh trống…
2) Bệ bia cũng được điêu khắc chu đáo, tỉ mỉ với nét chủ đạo là một khối đá lớn dày mang hình dáng con rùa, một trong "Tứ
linh" (Long, Ly, Quy, Phượng) thể hiện sự thiêng liêng cao quý với ý tưởng một xã hội ổn định phát triển trường tồn. Ngoài ra,
bia với bệ là khối đá hình rùa không chỉ tạo cảm giác cân đối, vững chắc, uy nghi mà còn biểu thị cho sự tôn trọng hiền tài mãi
mãi, vai trò quan trọng của hiền tài trong việc xây dựng một xã hội kỷ cương, một đất nước vững mạnh.

Có thể nói, nếu như toàn bộ bố cục kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đậm phong cách Nho giáo thì các bia Tiến sĩ
được xem là công trình mỹ thuật đặc sắc với những dấu ấn nghệ thuật trên bia. Đó là một phần của tấm gương phản ánh truyền
thống văn hóa dân tộc mà mỗi người Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm nối tiếp cùng nhau gìn giữ, bồi đắp và trân trọng, tự
hào.
Câu hỏi 7: Vì sao bia Tiến sĩ lại được đặt lên lưng rùa?
Trả lời:
Một trong những hình tượng thường thấy trong các đình chùa, đền miếu ở Việt Nam, là rùa đội bia và rùa đội hạc, qua đó cha
ông ta gửi gắm những quan niệm, ý nghĩa và ước vọng sâu sắc, cao cả.
Về mặt sinh học: Rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu tượng cho sự bền vững dài lâu.
Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài và vì rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật
thanh cao, thoát tục.
Về mặt tâm linh, tín ngưỡng dân gian: Rùa (quy) là một trong bốn con vật linh thiêng (Long - Ly - Quy - Phượng). Rùa là
loài hòa hợp cả âm lẫn dương, được coi là bản sao của vũ trụ: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai cong tượng trưng cho


trời (dương), 4 chân rùa là 4 cực của thế giới. Ngoài ra rùa còn mang ý nghĩa trị thủy, gắn bó với sản xuất nông nghiệp (cầu
mưa, hội nước).
Về hình tượng điêu khắc: Rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển, sức chịu đựng và thể hiện sự trường cửu nên
thường được sử dụng nhiều trong trang trí, chạm khắc. Trong tạo hình, bia đá cổ nhất còn giữ đến ngày nay có hình tượng rùa
đội bia là tấm bia ở chùa Linh Xứng (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) được dựng năm Bính Ngọ (1126) đời Lý Nhân
Tông.
Có thể nói hình ảnh rùa mang đậm tính thiêng, biểu trưng của sự trường tồn, vững chãi, làm nền, bệ phóng cho nhiều báu vật
vô giá về vật chất, tinh thần xuất hiện trong Trời - Đất và cho con người; là một biểu tượng của quán tưởng, của sự trở lại trạng
thái khởi nguyên, một tư thế cơ bản của trí tuệ.
Chính vì vậy bia đá khắc tên những người đỗ Tiến sĩ được đặt trên lưng rùa mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng trí tuệ; hưng
danh văn hóa, tri thức trong công cuộc dựng nước và giữ nước của tiền nhân. Vì tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt mà
hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia ghi lại những thông điệp, sự kiện lịch sử, danh nhân đương thời... còn thể hiện sự "tín nhiệm"
của ông cha ta khi giao cho rùa việc lưu giữ văn hoá, sử sách được trường tồn với thời gian và dân tộc.
82 tấm bia Tiến sĩ được đặt trên lưng rùa còn tồn tại đến ngày nay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là bằng chứng hùng
hồn nhất biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 8: Cho biết những đặc điểm tiêu biểu của nghệ thuật chạm khắc thể hiện trên các bia Tiến sĩ?
Trả lời:
Bia Tiến sĩ được khắc, dựng trong các thời điểm khác nhau, do đó ở mỗi giai đoạn nhất định nó lại mang phong cách nghệ
thuật của giai đoạn đó với đường nét, quan niệm thẩm mỹ cũng như chịu ảnh hưởng của quan điểm chính trị, lý luận triết học và
tôn giáo.
Dựa trên những đặc điểm nổi bật thể hiện trên mặt 82 bia còn tồn tại đến ngày nay, chúng ta phân biệt được các loại bia so
với những bia còn lại và về cơ bản có thể chia làm 3 loại bia theo thứ tự thời gian.
1) Bia loại 1: Bao gồm 14 tấm được dựng trong vòng 52 năm (cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI) tính từ năm Giáp Thìn
(1484) niên hiệu Hồng Đức thứ 15 đời Lê Thánh Tông tới năm Bính Thân (1536) niên hiệu Đại Chính thứ 7 đời Mạc Thái Tông
(Mạc Đăng Doanh).


Đây là những bia Tiến sĩ được dựng trong thời kỳ đầu nên vẫn có những nét mang phong cách nghệ thuật truyền thống thời
Lý - Trần, mặt khác bấy giờ là thời kỳ chế độ phong kiến tập quyền đang trên đà phát triển, nền giáo dục, khoa cử được các triều
đại rất quan tâm, chú trọng và đã dần đi vào nề nếp, quy củ. Tuy nhiên việc dựng bia (nhất là những tấm bia đầu tiên) là việc
chưa có tiền lệ trước đó, nên về mặt nghệ thuật điêu khắc mặc dù có những nét mới nhưng các bia này vẫn mang đặc điểm giống
với các bia thời Lý - Trần. Cụ thể:
- Về kích thước: Bia loại 1 có kích thước nhỏ hơn hai loại bia dựng sau này, chiều cao trung bình của các bia loại này khoảng
từ 1,50m đến 1,55m; rộng từ 1m đến 1,1m; dày từ 0,15m đến 0,18m. Trán bia hẹp và dẹt.
- Về hoa văn, đường nét chạm khắc trên bia: Đơn giản, không cầu kỳ, trán bia không chạm hình rồng, phượng mà chỉ có hoa
lá, mây lửa và mặt nguyệt. Phần diềm bia là các họa tiết trang trí bằng những hình dây hoa lá quanh diềm bia theo đường ngoằn
ngoèo liên tục không đứt quãng, chen hình hoa cúc, hoa sen, hình bánh xe, đồng tiền… Đó là những đề tài thường thấy trong
nghệ thuật trang trí thời Lý - Trần.
- Về đế bia hình rùa: Rùa làm đế bia thể hiện nghệ thuật khắc đá tinh xảo, công phu trong đường nét, trong ý tưởng vươn lên
trông rất sinh động. Đầu rùa vươn cao, mũi dài có dáng như mỏ chim, miệng rộng có 2 răng nanh, mắt to và lồi; một số rùa còn
được khắc lông mày, mép có nhiều tua. Mai rùa nhẵn trơn, sống lưng có gờ nhỏ; đuôi cũng nhỏ được vắt ngược lên. Chân rùa có
5 ngón bám vào thân nhưng được khắc đơn giản, mang tính tượng trưng. Hình dáng đế bia hình rùa nhìn chung giống đế bia thời
Trần.
2)
Bia

loại
2:
Bao
gồm
25
tấm
được
dựng
vào
năm
Quý
Tỵ
(1653),
niên
hiệu
Thịnh
Đức
năm
thứ
nhất
đời
Lê Thần Tông.
Đây là những bia Tiến sĩ được dựng trong thời kỳ mà giai cấp thống trị ra sức ăn chơi hưởng lạc, sống xa hoa, cho xây dựng
nhiều đền đài, cung điện để phục vụ cho mục đích đó, chính vì vậy mà tầng lớp thợ thủ công phát triển đông đảo, tay nghề được
nâng cao. Đây cũng là thời kỳ có nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị lớn, trong đó có nghệ thuật điêu khắc bia đá.
Bia
đá,
cụ
thể


bia
Tiến

dựng
trong
giai
đoạn
này có hình dáng cao to hơn, nghệ thuật trang trí trên trán và diềm bia phong phú, tinh tế hơn trong đường khắc và bố cục.
- Về kích thước: Bia loại 2 có kích thước lớn, trung bình cao từ 1,55m đến 1,70m; rộng từ 1m đến 1,25m và dày từ 0,20m tới
0,30m. Trán bia cong vòng gần giống hình bán nguyệt.


- Về hoa văn, đường nét chạm khắc trên bia: Nghệ thuật trang trí trên trán bia và diềm bia phong phú, đa dạng trong đường
nét và bố cục. Trán bia thường chạm hai hình rồng chầu mặt nguyệt thuộc nhiều loại khác nhau, có loại hình rồng đầy đủ được
chạm tỉ mỉ từ phần đầu, thân, đuôi, vẩy, mắt mũi, râu bờm, móng vuốt theo phong cách tả thực; nhưng cũng có khi là hình rồng
chỉ mang tính tượng trưng. Bên cạnh đó, ngoài hình rồng, có bia được thay bằng đôi chim phượng hoặc đôi long mã đã cho thấy
sự phong phú về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Đặc điểm chung cho các loại bia này đều chạm mây lửa vút nhọn như
ngọn lửa.
Đề tài hoa lá vẫn chiếm nhiều trên mặt bia nhưng không đơn giản như bia loại 1 mà bia loại 2 có nhiều hình, nhiều loại, theo
phong cách tả thực nên đường nét lá, cành, nụ, bông hoa được bố cục khá chặt, trên bia còn xuất hiện các loài chim thú và cả
hình người.
- Về đế bia hình rùa: Rùa đế bia của loại 2 được tạc đơn giản nhưng khoẻ mạnh, đầu rùa bẹp, sống mũi cao, mắt trơn, chân
rùa không ngón, không móng, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
3) Bia loại 3: Bao gồm 43 tấm được dựng chủ yếu vào năm Đinh Dậu (1717) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 đời Lê Dụ Tông và
rải rác sau các khoa thi cho tới năm Canh Tý (1780).
Bia loại 3 được dựng trong điều kiện chế độ phong kiến triều Lê bước vào giai đoạn khủng hoảng, dần dần đi tới con đường
suy tàn, nền kinh tế sa sút, lòng người ly tán nên mặc dù được dựng với số lượng lớn nhưng về mặt trang trí không mấy sáng
tạo, đa phần rập khuôn theo mẫu cung đình.
- Về kích thước: Bia loại 3 có kích thước lớn hơn bia của thời kỳ trước đó, trung bình cao từ 1,70m đến 1,90m; rộng từ 1,20m
đến 1,30m; dày từ 0,20m đến 0,25m. Đặc biệt là những bia được dựng vào giai đoạn cuối của triều Lê, thời vua Lê Hiển Tông,

kích thước rất lớn, có bia cao tới 2,14m; rộng 1,37m và dày 0,30m.
- Về hoa văn, đường nét chạm khắc trên bia: Nghệ thuật trang trí không có sáng tạo mấy, đa phần rập khuôn theo mẫu cung
đình. Trán bia vẫn giữ được tính cách điệu, như hình rồng trên những bia loại này chỉ có phần đầu là rõ, còn thân rồng mang
hình dáng của những khối mây. Trang trí diềm bia vẫn lấy đề tài hoa lá là chủ yếu nhưng được cách điệu rất cao nên nhiều khi
không thể phân biệt đó là loại hoa lá gì.
- Về đế bia hình rùa: Rùa đế bia của loại 3 được tạc theo phong cách tả thực, nhìn như thật với mõm nhọn, mắt nhỏ, có nhiều
ngấn nhăn. Chân rùa đủ 5 ngón, có bia còn tạc đế hình rùa với chân thò ra ngoài như đang trong tư thế bò.
Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc trên 82 tấm bia Tiến sĩ, đó thực sự là 82 công trình mỹ thuật
không chỉ phản ánh quan niệm về xã hội, tôn giáo mà gắn với đời sống thực tiễn cuộc sống. Mặc dù giá trị nghệ thuật của mỗi


tấm bia có khác nhau nhưng đó đều là vốn di sản quý báu của nền văn hóa dân tộc được cha ông ta truyền lại, các thế hệ sau cần
phải biết trân trọng, bảo tồn và giữ gìn tài sản quý báu đó, nhất là để tôn vinh ý nghĩa giáo dục, đào tạo và đạo đức làm người.
Câu hỏi 9: Tấm bia Tiến sĩ nào có nội dung dài nhất? Hãy cho biết nội dung được ghi trên tấm bia đó?
Trả lời:
Các bia Tiến sĩ, ngoài nội dung chính ghi danh nhằm tôn vinh những bậc đỗ đại khoa trong kỳ thi đó, còn chứa đựng các
thông tin có liên quan như thời gian thi, các đại thần phụ trách coi, chấm thi; số lượng người dự thi, số lượng người đỗ; trình tự,
nghi thức cũng như các ân huệ mà tân khoa được hưởng từ triều đình. Bên cạnh đó, nội dung nhiều bia Tiến sĩ còn nói đến tầm
quan trọng của nhân tài, của giáo dục đối với việc bồi dưỡng kiến thức, vai trò và công tích của các bậc quân vương với sự
nghiệp giáo dục, những lời khuyên răn người đỗ đạt cũng như các thế hệ người đời cần biết giữ gìn đạo đức, đạo học nhất là khi
đã trở thành người có khoa danh, có chức vụ…
Chính bởi mang nhiều thông tin như vậy nên một số bia Tiến sĩ có nội dung khá dài, trong khi số người đỗ Tiến sĩ được đề
tên trên tấm bia đó không phải nhiều, như bia Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1592) chỉ có tên 3 người đỗ. Ngoài ra có thể kể tới một
số bia Tiến sĩ có nội dung dài như bia Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1511), Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1589), Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619)…
Và đặc biệt là tấm bia Tiến sĩ khoa ất Mùi (1595) có nội dung dài kỷ lục, trong khi đó số lượng người đỗ khoa này chỉ có 6.
Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bia đề danh Tiến sĩ khoa ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng thứ 18 (1595):
"Hoàng thiên mở vận hưng vượng, tất sinh hiền tài giúp nước. Bậc minh quân muốn rộng đường chọn kẻ sĩ, ắt đặt khoa mục
cầu tìm anh tài.
Trải xem các cuộc hưng thịnh xưa nay, chưa có đời nào không coi trọng dụng người hiền kén chọn kẻ sĩ làm công việc hàng
đầu.

Kính nghĩ: Thánh triều Thái Tổ Cao hoàng đế lấy đại nghĩa trừ hung tàn, mở mang tư văn để tạo dựng cơ nghiệp. Nuôi dưỡng
nhân tài thì dựng nhà học; chọn dùng sĩ tử thì có luận đề sách vấn. Các điều khoản của khoa mục chưa được kỹ càng, mà khí
mạch tư văn thì đã hoàn thiện. Sâu sắc thay lòng nhân hậu vun trồng, tốt đẹp thay phương lược lưu dành cho mai hậu. Thái Tông
Văn hoàng đế lên ngôi vỗ yên trăm họ, lấy đạo nghĩa trị nước, theo pháp độ đời Thành Chu mà khoa thi Tiến sĩ bắt đầu được mở
ra mà các bậc chính nhân quân tử nối nhau xuất hiện, vui được dùng giúp ở thời thịnh sáng. Nhân Tông Tuyên hoàng đế lấy võ
công bảo vệ dân sinh, lấy văn hóa trị yên đất nước. Một lòng giữ trung đạo, ba lần mở khoa thi mà Nho sĩ nóng lòng muốn được


ra giúp vua giúp nước. Thánh Tông Thuần hoàng đế thánh học cao minh, công trị bình rực rỡ, nối chính thống của tiên hoàng,
gom tinh hoa của liệt thánh. Đăng khoa có sách, đề danh có bia. Kén chọn được nhân tài ở thời này là thịnh nhất, mà kẻ sĩ từ đó
cũng được vẻ vang. Hiến Tông Duệ hoàng đế kế thừa ngôi báu, làm rạng rỡ công xưa, khảo xét chế độ tiên vương, khởi phát tài
năng trong thiên hạ, trọng dụng khoa trường, tác thành nho sĩ, việc trọng Nho xem ra còn hơn trước, vì thế văn nhân thời này
nhiều người thành đạt. Về sau, thánh nối hiền truyền, mọi việc đều tuân theo quy củ. Tuy kẻ kia tiếm đoạt có lúc đã tưởng mất
ngôi nhà Hạ, nhưng trời cao chưa nỡ bỏ nền tư văn, không nỡ để bị diệt bởi nhà Tần mà đợi đến nhà Hán lại trung hưng. May
thay trời sinh Anh Tông Tuấn hoàng đế nối giữ nghiệp lớn của Trang Tông Dụ hoàng đế và Trung Tông Vũ hoàng đế, lại nhờ có
Thế tổ Minh Khang thái vương dốc lòng kính giúp như các đại thần Chu Công, Thiệu Công, vua tôi chung lòng, khuông phù
công cuộc trung hưng, hai lần mở thi Chế khoa mà anh tài tuấn kiệt có nhiều người xuất hiện.
Ôi! Thế Tông Nghị hoàng đế kế thừa công đức tổ tông truyền lại, ứng vận hội trời thuận người theo. Thực nhờ Thành Tổ
Triết vương mở mang cơ nghiệp, mài chí kinh luân, hăng hái dấy nghĩa, dùng võ công mở mang bờ cõi, ấp Thang Mộc chỉnh
đốn càn khôn, trước sau mở 4 khoa thi Tiến sĩ. Đến khi dẹp xong ngụy Mạc, khôi phục bờ cõi cũ, lại đem quân về kinh, trời
Nam nhật nguyệt đôi vừng lại sáng. Khoa thi Tiến sĩ lại tiếp mở hai lần, mà khoa ất Sửu niên hiệu Quang Hưng thứ 18 này là
khoa thứ 5 trong thời Trung Hưng vậy.
Bấy giờ các sĩ tử về kinh thi Hội đông đến trên 3.000 người, qua bốn trường chọn hạng trúng cách ghi tên tâu lên. Hoàng
thượng ra hiên điện đích thân ra đề hỏi về phương pháp trị nước. Đặc sai Đề điệu là Thái uý Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng,
Tri Cống cử là Lại bộ Thượng thư Thiếu phó Quỳnh Quận công Nguyễn Mậu Tuyên, Lễ bộ Tả Thị lang Hòa Lễ bá Ngô Tháo,
Hộ bộ Hữu Thị lang Hồ Bỉnh Quốc chia giữ các việc. Đến khi dâng quyển lên đọc, Hoàng thượng đích thân xem xét, định thứ tự
cao thấp. Ban cho bọn Nguyễn Thực 2 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Nguyễn Đức Mậu 4 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Ơn
vinh ban cấp theo thứ bậc, so với các khoa trước lại có phần đầy đủ long trọng hơn.
Vả trong khoa này những bậc hiền tài giúp nước trị dân như chim phượng múa hót đến chầu, sân triều rạng rỡ các giai sĩ
dùng văn chương làm đẹp nước nhà, ra tay giúp đời lập công trạng lớn, phụ giúp tác thành sự nghiệp cao cả, khiến cho nước nhà

vững yên như đặt trên bàn thạch.
Kính Tông Huệ hoàng đế nối truyền, tư chất hòa hợp trời đất, nắm vận thái bình hưng thịnh. Lại nhờ có Thành Tổ Triết
vương uyên thâm thánh học, kính giúp hoàng gia, chiếu lệ 3 năm một lần, mở 7 khoa thi cho hiền sĩ thăng tiến. Nhân tài nối
nhau xuất hiện, đều trở thành bậc danh thần của bản triều, không chỉ để dùng cho một thời, mà còn hữu dụng cho cả ngày nay
nữa.


Đến nay Hoàng thượng bệ hạ đảm đương mệnh lớn, vỗ về muôn dân, đức sáng như đế Thuấn, cửa lớn rộng mở như thành nhà
Chu. Chính nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Sư phụ Thanh vương] định yên xã tắc, trọng triều đình, lập kỷ cương, sửa
pháp độ, là muốn cho cơ nghiệp được lâu dài, lưu lại mưu lành cho con cháu. Vương thượng giao trọn quyền cho [Nguyên súy
Chưởng quốc chính Tây Định vương] thống suất trăm quan, sắp đặt mọi việc, định đặt chế độ, thu góp anh hiền. Khoa cử ngày
một khuếch trương, nhân tài nối nhau xuất hiện; bậc đức vọng làm trụ đá miếu đường, người tài danh làm cột rường điện các,
đưa sinh dân lên chỗ tươi sáng thịnh giàu, thu vũ trụ vào chốn thái bình an lạc. Mênh mông thay văn giáo chấn hưng, rực rỡ thay
Nho phong mở rộng. Đó là thời nhân văn sáng rệt, giáo hóa tốt lành. Cảm nghĩ quốc triều từ khi khôi phục tới nay, các khoa thi
Chế khoa, Tiến sĩ trước đây cùng là khoa này, là sự kiện lớn đã rầm rộ lúc đương thời, mà danh thơm mãi mãi còn lưu truyền
đến đời sau nữa. Bèn sai quan Bộ Công khắc đá đề danh dựng ở cửa trường Thái học, xuống sắc chỉ sai bọn thần soạn bài ký để
truyền lại lâu dài.
Bọn thần kính vâng lời ngọc, mừng cho hàng Tư văn Nho sĩ nước nhà, chúc mừng cho thiên hạ nước nhà, không dám viện cớ
quê mùa thô vụng mà chối từ, bèn kính cẩn cúi đầu rập đầu mà dâng lời rằng:
Trời đất gặp vận thái hòa, thì bậc chân nho xuất hiện. Chân nho xuất hiện thì thế đạo hanh thông. Thiên hạ không thể một
ngày không có công lao cống hiến của các Nho sĩ. Bậc minh chúa cũng không thể một ngày không trọng học vấn của Nho gia.
Nghĩ thánh triều trong buổi trời đất thái hòa hanh thuận, chính là lúc nho học gặp thời. Tổ tông sùng Nho thì được thánh hiền
phù trợ, thế là mưu tính sâu xa cho đạo Nho. Liệt thánh sùng Nho, thì Tiến sĩ được biểu dương, đó lại là từ đạo Nho mà phát huy
lên nữa. Từ thời Trung Hưng về sau, đạo Nho vẫn được sùng thượng hơn trước, nhưng việc khắc đá dựng bia ở Quốc Tử Giám
thì chưa kịp cử hành.
Nay Thánh thượng để lòng mưu trị, hiếu học sùng Nho, vun trồng gốc đạo, trên nối chí tổ tông, dưới mở mang tinh hoa đạo
học. Nhận thấy rằng những Tiến sĩ đỗ đạt các thứ bậc trong khoa này, đức hạnh ngôn ngữ đều ưu, chính sự văn chương đều tốt,
cần phải biểu dương, khắc họ tên lên đá cứng để khích lệ các nho thần. Quan tâm đến Nho thuật như thế thật là hết lòng vậy. Thế
thì sinh vào đời thánh minh, làm kẻ sĩ ở đời thánh minh, phải nên ghi lòng báo đáp thế nào?
Hãy nhìn vào khoa này xem: Có người nghĩa cha con đồng lòng, đạo vua tôi đồng đức, nguyện giúp vua cho được như

Nghiêu Thuấn, giúp cho dân được như dân Đường Ngu; văn chương học thuật được người đương thời tôn trọng, đạo đức nhân
nghĩa được người trong nước noi gương. Có người cầm cờ lệnh ra giữ chức ở quận ngoài; có người nói học đạo yêu người, vào
giảng bàn kinh sách nơi màn trướng; có người được tôn kính là giảng thiện ngăn tà. Làm sứ giả thì tài giỏi như Phú Bật, Tô Vũ;
giữ xã tắc thì nổi tiếng như Lã Mông Chính, Hàn Kỳ công danh chói lọi đương thời, sự nghiệp ngời soi hậu thế. Tiếng thơm của


×