Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu thực tế QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.31 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……
TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………………….

BÁO CÁO THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

***

Tên học viên: Nguyễn Văn ABC
Mã số học viên: …………………..
Lớp: Cao học Quản lý giáo dục

…………… – 2018


Có nhà lý luận đã viết “Cuộc đời là trường học mở rộng, thực tiễn là người thầy vĩ
đại. Thực tiễn chứa đựng trong đó cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu, vô tận cần
được khai thác, đúc rút kinh nghiệm và quảng bá để nhân rộng”. Thực hiện chương trình
đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản lý giáo dục, giúp học viên học tập và trao đổi
kinh nghiệm công tác quản lý; trong hai ngày (06, 07/12/2018) Trường Đại học ABC đã
tổ chức cho học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá 4 đi thực tế tại 03 cơ sở giáo
dục -Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua chuyến thực tế, nghe báo cáo của lãnh đạo các cơ sở giáo dục (THCS Lê Quý
Đôn, Quận 3; THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Quận 1) về việc thực hiện công tác quản lý trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục hiện nay; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; xây dựng văn hóa nhà
trường; vận dụng mô hình giáo dục mới …. các thành viên trong đoàn đều cảm nhận
chung là sự tận tình, nồng hậu và chu đáo của Ban giám hiệu các cơ sở giáo dục. Quan
sát lớp học, tham quan cơ sở vật chất, tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo các nhà trường,
chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị và bài học thực tiễn quý giá. Ấn tượng với
những kinh nghiệm thực tiễn từ các nhà rường, thành viên của đoàn cũng đã chia sẻ, trao


đổi về những vấn đề liên quan đến công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo của ngành, về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, những kinh
nghiệm quản lý ở các cơ sở giáo dục và địa phương nơi các học viên đang công tác.
Riêng với cá nhân, chuyến đi đã giúp bản thân tích lũy thêm nhiều kiến thức từ
thực tiễn quản lý giáo dục.
I. Những kết quả ghi nhận được
1. Mô hình giáo dục tích hợp STEM (Trường THCS Lê Quý Đôn, 9B Võ Văn
Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh).
Trường THCS Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm
1877. Lúc đầu, trường có tên Collège Chasseloup Laubat. Sau năm 1954, trường mang
tên Jean Jacques Rousseau do người Pháp quản lý. Đến năm 1967, trường được trả lại
cho người Việt Nam và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Tên Trường THCS
Lê Quý Đôn chính thức được thành lập kể từ năm học 1980-1981.
Các thế hệ cán bộ quản lý của trường thật sự là những nhà giáo có tầm, có tâm, có
trí, dám nghĩ dám làm, biết lắng nghe nhưng rất quyết đoán trong công việc. Đội ngũ
giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, đáp ứng khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Tập thể thầy cô giáo có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, tận tụy với
học sinh, yêu nghề, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề, chủ động, sáng tạo, gắn bó với nhà trường.
Công tác đổi mới quản lý giáo dục, ứng dụng tối đa CNTT trong quản lý nhà
trường được chú trọng. Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện hiệu quả đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, tăng cường kỹ
năng thực hành; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động nghiên cứu
khoa học trong giáo viên và học sinh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, truyền thông trong
dạy và học; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học trong giáo viên
2


và học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài công tác dạy và học, nhà trường còn tổ chức hiệu quả

các hoạt động giảng dạy và giáo dục bên ngoài lớp học, giáo dục kỹ năng sống, xây
dựng văn hóa đọc trong học sinh, đẩy mạnh chất lượng sử dụng ngoại ngữ và tin học cho
học sinh, chủ động hội nhập quốc tế.
Ấn tượng của bản thân khi đến với trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành
phố Hồ Chí Minh là Vườn sinh vật công nghệ 4.0 trong khuôn viên sân trường. Diện tích
khu vườn nhỏ nhưng tạo được ấn tượng bởi công nghệ nuôi trồng sinh vật rau, cây
thuốc, hoa, …) bán thủy canh theo chu trình khép kín. Tất cả các yếu tố tác động đến
quá trình phát triển của sinh vật (độ ẩm, ánh sáng, nước …) đều được theo dõi, điều
chỉnh tự động qua hệ phần mềm trên máy vi tính. Và ấn tượng hơn khi biết rằng Vườn
sinh vật công nghệ 4.0 chính là một sản phẩm của mô hình giáo dục tích hợp STEM –
mô hình giáo dục được ứng dụng mạnh mẽ tại trường THCS Lê Quý Đôn.
Thuật ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của bốn chữ: Science (Khoa
học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán)

Giáo dục tích hợp STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học,
trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học
trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng,
nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới. Có 3 đặc điểm quan
trọng của giáo dục STEM:
- Cách tiếp cận liên ngành: Thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các môn
học.
- Lồng ghép với các bài học trong thế giới thực: Thể hiện tính thực tiễn và tính
ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không còn rào cản
của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, các chương trình giáo dục STEM
nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản
phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.
- Kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu: Đó là thế giới phẳng,
cách mạng công nghiệp 4.0 (tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện

tử di động lên ngôi, thông qua đường truyền Internet). Do vậy, quá trình giáo dục STEM
3


không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối
cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới.
Trường THCS Lê Quý Đôn đã ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả giáo dục tích hợp
STEM trong dạy học. Trường đã xây dựng được phòng thực hành STEM với nhiều thiết
bị dạy học hiện đại (kính thực tế ảo, máy in 3D, máy cắt tỉa, khắc in laser …); xây dựng
được nhiều chủ đề liên môn STEM các môn Vật lý – Kỹ thuật – Toán học, Hóa học –
Sinh học – Công nghệ … Qua các chủ đề tích hợp STEM học sinh được tiếp cận với
phương pháp “Học qua hành”. Phương pháp này giúp học sinh có được kiến thức từ kinh
nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng
theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ được hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý
thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ
kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi
kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền
đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền
đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính
mình.
Phương pháp giáo dục tích hợp STEM còn khá mới mẻ nên cần được sự quan tâm
và nhận thức của toàn xã hội. Để đưa giáo dục tích hợp STEM vào nhà trường, người
hiệu trưởng phải thực thự sự có quyết tâm đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm; đồng thời phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của
các tầng lớp xã hội về giáo dục tích hợp STEM, từ các bậc cha mẹ, giáo viên, đến những
nhà giáo dục các cấp.
2. Vai trò của Hiệu trưởng ở mô hình trường tiên tiến theo xu hướng hội
nhập khu vực và quốc tế (Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh)
Lê Quý Đôn là trường trung học cổ nhất Sài Gòn hiện nay với hơn 140 năm tuổi

và được chọn là một trong những di tích văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh. Trường
được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo
chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản
xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng
Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de
Chasseloup Laubat (1754-1833). Năm 1954 Trường đổi tên thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII) nhằm tránh
gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người
Việt. Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo
dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29 tháng 8
năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường PTTH Lê Quý Đôn.
Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống công lập của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2006 trường thực hiện mô hình trường tiên
tiến theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

4


Về cơ sở vật chất, trường THPT Lê Quý Đôn có 41 phòng học được trang bị thiết
bị dạy học hiện đại. Tất cả các phòng học đều được trang bị máy vi tính, thiết bị nghe
nhìn, máy lạnh phục vụ công tác dạy học của giáo viên và học sinh.
Về tuyển sinh đầu cấp, trường THPT Lê Quý Đôn thực hiện tuyển sinh trên địa
bàn toàn thành phố không theo phân tuyến địa bàn. Những phụ huynh có điều kiện và có
nhu cầu cho con học đều có thể đăng ký. Chất lượng tuyển sinh đầu cấp hàng năm khá
cao.
Về học phí, nhà trường thực hiện theo Quyết định 3968 của UBND thành phố ban
hành năm 2015. Mức thu học phí chính quy 120.000 đồng/học sinh/tháng. Các khoản thu
còn lại được thỏa thuận để đảm bảo các yêu cầu hoạt động thực hiện mô hình tiên tiến
nhưng tổng mức thu thỏa thuận không quá 1,5 triệu đồng/học/tháng.
Về chương trình học, nhà trường bám sát chương trình của Bộ GDĐT nhưng theo
hướng giảm nhẹ kiến thức hàn lâm, tăng tiết học phát triển năng khiếu, kỹ năng sống cho

học sinh. Mỗi tuần học sinh có thêm ít nhất hai buổi học tiếng Anh với giáo viên bản
ngữ và các buổi dã ngoại trong năm để học kỹ năng sống. Ngoài chương trình chính
khóa buổi sáng, các em được học và rèn nhiều về năng khiếu, kỹ năng sống, tham gia
các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường... vào buổi chiều hoặc ngoài giờ. Học sinh
được chọn ban học theo năng lực cá nhân, mỗi lớp không quá 30 học sinh; được giáo
dục toàn diện từ đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ đến tác phong hiện đại văn minh
phù hợp với xu thế quốc tế.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn đào tạo. 100% (3/3) cán bộ quản
lý, 32% (28/87) giáo viên có trình độ sau đại học. 100% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy
giỏi từ cấp cơ sở; 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học. 100% giáo viên đạt trình độ chứng chỉ B1 ngoại ngữ Anh, có
30% đạt trình độ chứng chỉ B2 ngoại ngữ Anh. 100% giáo viên tiếng Anh đạt trình độ
C1. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng của nhà trường có tinh thần mạnh dạn đổi mới,
xây dựng được các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm xây dựng nhà trường
theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Đến với trường THPT Lê Quý Đôn, bản thân hiểu rõ hơn vai trò của Hiệu trưởng
trong một môi trường nhà trường tiên tiến. Đó là:
- Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau;
mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các
khả năng của mình.
- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ
lực làm việc. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả
công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ.
- Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên, đề cao vai
trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên; thường xuyên trao đổi chuyên môn với
giáo viên đứng lớp về phương pháp dạy học.

5



- Luôn đầy nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và đầy tình yêu thương học trò; làm cho
học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc; cố gắng bảo đảm cho
học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ các em.
- Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của
trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ;
- Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi
người; luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà
trường.
3. Mô hình “lớp học xanh – lớp học mở” (Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Sai sót, thất bại là một phần của thành công. Sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực trong tất
cả những vấn đề thì sẽ gặp được những thành công nhất định. Tất cả các thầy cô hãy tạo
và xây dựng cho mình, cho trò nếp nghĩ tích cực, luôn hướng đến những điều tốt đẹp
trong cuộc sống. Bằng cách động viên, chia sẻ, học cách khen, cách động viên cho trò và
các giải pháp tích cực để giúp học sinh hình thành thói quen tốt, một nếp nghĩ phát triển.
Đó là những chia sẻ của cô Lâm Hồng Lãm Thúy - Hiệu trưởng nhà trường, một nữ
“thuyền trưởng” bản lĩnh, nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với trường, yêu nghề, mến
trẻ.
Trong mội buổi làm việc tại trường, các thành viên của đoàn Cán bộ Quản lí được
tham quan, dự giờ thăm lớp, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và công tác quản
lí. Đặc biệt đoàn rất ấn tượng với mô hình “Lớp học xanh – Lớp học mở”, được lắng
nghe cô Hiệu trưởng trao đổi cách thực hiện, những khó khăn ban đầu và thuận lợi để
đem lại hiệu quả thiết thực, đem lại những hiệu ứng tích cực của phụ huynh, xã hội.
Thực hiện mô hình “Lớp học xanh”, nhiều trường tổ chức như một buổi sinh hoạt ngoại
khóa nhưng mô hình “Lớp học xanh - Lớp học mở” ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh
Khiêm vẫn nằm trong chương trình chính khóa. “Lớp học xanh” là các em không học
trong lớp mà học ở bên ngoài lớp với các hoạt động trải nghiệm. Các em được học
những bài học sinh động về động, thực vật, môi trường sống chung quanh, bổ sung kiến
thức về biến đổi khí hậu, thời tiết...Các em được đến các địa danh truyền thống để học
những bài học “mắt thấy tai nghe” về lịch sử.

“Lớp học mở” là không chỉ có thầy và trò mà còn có người “ngoài” nhà trường
cùng tham gia. Đó là hướng dẫn viên bảo tàng, cán bộ, nhân viên nơi tổ chức lớp học,
đặc biệt là phụ huynh dự chung với thầy, cô và con em mình. Việc nhà trường “mở”
với gia đình nhằm tạo sự cảm thông về việc dạy học của thầy cô còn nhiều khó khăn khi
các em ở tuổi cần nhiều sự trợ giúp trong học tập. Mô hình các “Lớp học xanh, Lớp học
mở” chính là sự phối hợp trong dạy và học trên mối quan hệ ba môi trường giáo dục: nhà
trường- gia đình- xã hội giúp cho các em được chăm sóc, theo dõi và giáo dục toàn diện.
Ngay cả việc chăm sóc bữa ăn cho các em cũng được thực hiện theo mô hình “Lớp học
xanh, Lớp học mở”. Phụ huynh được mời vào xem các em dùng bữa trưa, sự chăm sóc
của cô bảo mẫu cũng như xem các em tự phục vụ cho mình tùy theo lứa tuổi, cấp lớp
học. Qua “Lớp học xanh, Lớp học mở”, phụ huynh cởi mở hơn với thầy cô và cảm thấy
6


được quan tâm hơn. Phụ huynh cũng theo dõi được mức độ học tập của con mình như
thế nào ở lớp. Nhiều ý kiến, đóng góp của phụ huynh được nhà trường ghi nhận và tiếp
thu là cơ sở để ngày càng hoàn thiện trong dạy học cho các em.
Điều quan trọng trong thực hiện các “Lớp học xanh, Lớp học mở” là việc nâng
cao chất lượng giáo dục, việc dạy và học đi vào thực chất hơn. Việc triển khai các “Lớp
học xanh, Lớp học mở” của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được thực hiện từ năm học
2015-2016, tiếp tục được hoàn thiện trong năm học 2016-2017 và được triển khai toàn
trường từ năm học 2017-2018. Khi mới thực hiện có giáo viên còn e ngại, chưa mạnh
dạn khi đưa các em đến với môi trường học tập khác. Thậm chí có cô giáo còn …lo sợ
khi mà có phụ huynh cùng tham gia lớp học. Để thực hiện được mô hình Ban Giám hiệu
phải tổ chức một chuyên đề nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường, thống nhất ý chí trong việc thực hiện. Việc tổ chức cho phụ huynh
tham gia lớp học được thực hiện từng bước "mở trước, xanh sau" để phụ huynh
cùng tham gia trong lớp học trước, sau đó cùng “học” với con em mình ở ngoài lớp.
Việc triển khai các bước được cụ thể sau khi giáo viên đăng ký tiết dạy, nhà trường hỗ
trợ cơ sở vật chất và vận động kinh phí thực hiện các tiết học ngoài trường. Năm học

2017-2018 và đầu năm học 2018-2019, mô hình “Lớp học xanh, Lớp học mở” của
trường được triển khai đi vào nề nếp, ổn định đạt những hiệu quả tích cực được xã hội
ghi nhận, phụ huynh đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia.
Mô hình “Lớp học xanh, Lớp học mở” ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp được cả ba yếu tố nhà trường, gia đình và
xã hội trong việc cùng giáo dục học sinh, công khai và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đây cũng là minh chứng rõ nhất cho bản lĩnh của người cán bộ quản lý (luôn có tư tưởng
đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm) trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
II. Ý tưởng trong việc đổi mới quản lý ở đơn vị
Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục
1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
HĐTN là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học
trong nhà trường phổ thông. HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức
ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt
động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành
động của học sinh, HĐTN là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong
hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân
học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người
xung quanh.
Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, học sinh được phát huy vai trò chủ thể,
tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham
gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực
hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản
thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa
7


chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và
đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…Từ đó, hình

thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN về cơ
bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục
nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. HĐTN
có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều
môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo
dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất,
giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng
chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục của
HĐTN thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo
nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường.
2. Hình thức và nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm
2.1. Hình thức: Tổ chức các góc trải nghiệm ngoài lớp học
2.2. Thực hiện các góc trải nghiệm sau
a) Góc trải nghiệm STEM (Phòng thực hành vật lý, Tin học): Dành cho cán bộ,
giáo viên, học sinh đam mê nghiên cứu khoa học thực hiện các đề tài liên môn tích hợp
khoa học.
b) Góc trải nghiệm thư viện xanh (Thư viện và sân trường): Dành cho cán bộ,
giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh toàn trường đóng góp sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo. Trường sẽ đầu tư 3 máy vi tính có kết nối internet để tất cả mọi người có thể
tham khảo tài liệu qua mạng.
c) Góc trải nghiệm vườn rau thực hành (Vườn thực hành diện tích khoảng 138
m ): Dành cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh toàn trường đóng góp và
thực hiện Vườn rau thực hành sẽ góp phần tạo điều kiện cho mọi người (và HS) có điều
kiện thực hành về kĩ thuật trồng rau, củ, quả.
2

d) Góc yêu thích Tiếng Anh – Tin học: sử dụng phòng học Tiếng Anh, và Tin học
cũng như khoảng không gian có bóng mát trên sân trường để học sinh cùng giáo viên

sinh hoạt. Trong hoạt động này sẽ có tổ chức hoạt động giao lưu thông qua các chủ đề
trọng tâm của năm học.
đ) Tham gia một số họat động xã hội, từ thiện và phục vụ cộng đồng.
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý
Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo tổ chức HĐTN phù hợp với điều kiện thực tế
của nhà trường, gồm các bước:

8


Bước 1: Nghiên cứu tình hình nhà trường, những mặt thuận lợi, khó khăn, những
hoạt động đã triển khai những năm học trước, đánh giá mức độ thành công để làm căn
cứ xây dựng kế hoạch.
Phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp
, khố i trưởng các khối lớp
nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế
hoạch cụ thể của từng hoạt động. Thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất thực hiện kế
hoạch đề ra.
Bước 2: Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (chọn ở mỗi khối một lớp).
Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN trong
toàn trường. Trong quá trình triể n khai thực hiê ̣n cần chú tro ̣ng công tác chỉ đạo, giám
sát tổ chức HĐTN . Kịp thời phát hiện vướng mắc , bất cập để có biê ̣n pháp hỗ trơ ̣ tháo
gỡ. Đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; nhìn nhận lại kết quả đạt được theo
kế hoạch đã đề ra, xem xét nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.
3.2. Nâng cao nhận thức về hoạt động trải nghiệm
Tổ chức hội thảo, tập huấn về các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, ngành về vị
trí, tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó có HĐTN.
Trang bị cho giáo viên kỹ năng tổ chức HĐTN như: Lập kế hoạch thiết kế hoạt

động, lưu ý đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện hoạt động. Hình thức tổ
chức có thể thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt tập thể: chào cờ đầu tuần, mít tinh
trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm, các hội thi, hội thao, cắm trại, các cuộc giao lưu tập
thể, các phong trào thi đua toàn trường... hoặc thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt
động chính trị – xã hội; văn hoá - thể thao...
3.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm
Giáo viên gợi ý học sinh, hướng các em xây dựng ý tưởng chuẩn bị cho các hoạt
động theo năm học. Sau khi lên ý tưởng có được sự đồng thuận cao, học sinh phải định
hình công việc cần làm, nơi tổ chức, người thực hiện. Cần những trang thiết bị, cơ sở vật
chất như thế nào?
Giáo viên dẫn dắ t học sinh, phát huy vai trò của cán bộ lớp, làm sao các em vừa là
người thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến
thống nhất nội dung công việc cần làm…
Giáo viên cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọi mặt:
Sức khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ… để phục vụ tốt cho hoạt
động
Trong quá trình thực hiện hoạt động, giáo viên cần quan tâm đến tình huống nảy
sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của học sinh; gợi ý để học sinh phát huy phẩm
chất năng lực.
Kết thúc công việc, học sinh tự đánh giá lại từ việc xây dựng ý tưởng đến các
bước tổ chức thực hiện; đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm về
9


mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp
học tiếp theo.
3.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm
Phân công trong lãnh đạo nhà trường thường xuyên chỉ đa ̣o , theo dõi các HĐTN
qua vai trò của tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn thanh niên, đặc biệt thông
qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên nhà trường.

Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để
điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót. Kết hợp giữa đánh
giá của cá nhân với đánh giá kết quả hoạt động của học sinh để xác định những vấn đề
chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện các HĐTN. Thay lối kiểm tra hành chính
thủ tục, bằng coi trọng kiểm tra hoạt động trực tiếp của giáo viên và học sinh.

III. Dự án quản lý giáo dục
Xây dựng tủ sách lớp học nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường
THPT ABC
1. Sự cần thiết phải xây dựng tủ sách lớp học
Thư viện (TV) trường phổ thông có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học. “Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của
giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và
học”.
Do đặc thù của trường phổ thông, học sinh phải học cả ngày nên học sinh chỉ có
thể lên TV giờ ra chơi hoặc vào tiết TV. Vì vậy, việc học sinh sử dụng TV thường bị hạn
chế bởi giờ ra chơi thường rất ngắn (5-10 phút). Chính vì vậy, để thể hiện được vai trò
và thực hiện được nhiệm vụ nói trên, ngoài việc làm tốt tại TV nhà trường, TV trường
phổ thông cần tổ chức các hoạt động phong phú để học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với
tài liệu như: xây dựng tủ sách lớp học, TV thân thiện, TV lưu động,…
Tủ sách lớp học (có nơi gọi là thư viện lớp, có nơi gọi là góc đọc sách trong lớp)
tại trường phổ thông được hiểu là bên cạnh TV chung do Nhà trường xây dựng, tại mỗi
lớp đều tự xây dựng một tủ sách - TV riêng cho lớp mình, nhằm phục vụ việc đọc sách
tại lớp học. Tủ sách của TV lớp có thể được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau như:
đóng góp của giáo viên, học sinh trong lớp; tài trợ của phụ huynh học sinh hoặc các tổ
chức khác; sách do TV trường cung cấp…
TV trường phổ thông cần thiết phải tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới tủ
sách lớp, bởi những lý do sau:
- Việc xây dựng thành công mạng lưới tủ sách lớp học sẽ góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động của TV trường phổ thông. Thông qua hoạt động tủ sách lớp, Ban Giám
hiệu nhà trường, giáo viên và học sinh trong trường có thể từng bước nhận thức được
tầm quan trọng của TV trường trong việc dạy và học. Qua đó, dần dần nhận thức của xã

10


hội về vai trò về TV trường nói chung, vai trò của cán bộ thư viện (CBTV) trường nói
riêng cũng được cải thiện.
- Bên cạnh đó, việc tổ chức tủ sách lớp học khiến học sinh đọc sách thường
xuyên, được hướng dẫn về phương pháp chọn, phương pháp đọc sách có hiệu quả,…
giúp rèn luyện thói quen đọc sách, hình thành khả năng tư duy và tự học suốt đời, từ đó
góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Sản phẩm đạt được
- Mỗi lớp có 01 tủ sách với 50 đầu sách;
- Mỗi tuần tổ chức giới thiệu 01 cuốn sách hoặc kể chuyện, những bài học quý
báu từ sách nhằm hình thành, phát triển văn hóa đọc sách cho học sinh.
3. Các nội dung công việc cần làm, người thực hiện
Nội dung/ biện pháp
- Thuyết minh để được sự đồng thuận
của cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh về chủ trương thành lập
mạng lưới tủ sách lớp học
- Lập kế hoạch xây dựng, phát triển
mạng lưới tủ sách lớp học
- Phê duyệt kế hoạch và chuẩn bị các
nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị…)
- Xây dựng và ban hành các văn bản
quản lý mạng lưới tủ sách lớp học
- Phát động quyên góp tài liệu xây dựng

tủ sách lớp học

Người thực hiện
- Nhân viên thư viện
- Lãnh đạo nhà trường

Ghi chú

- Nhân viên thư viện
Lãnh đạo nhà trường

Nhân viên thư viện tham mưu;
Lãnh đạo nhà trường.
Nhân viên thư viện;
Giáo viên chủ nhiệm lớp;
Các đoàn thể trong nhà trường;
Lãnh đạo nhà trường.
- Tổ chức họp và triển khai hoạt động Lãnh đạo nhà trường
của mạng lưới tủ sách lớp học cho
GVCN
- Tạo lập và duy trì kênh thông tin liên Nhân viên thư viện;
lạc giữa thư viện với các bộ phận, giáo Trưởng các bộ phận.
viên, nhân viên có liên quan, nhất là
GVCN
- Chuẩn bị nguồn tài liệu của TV để Nhân viên thư viện
phục vụ việc đưa tài liệu về các lớp
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng Nhân viên thư viện;
tác viên cho TV
Giáo viên chủ nhiệm
- Tham dự, khảo sát và hỗ trợ các hoạt Lãnh đạo trường;

động đọc và chia sẻ sách của tủ sách lớp Nhân viên thư viện;
Giáo viên chủ nhiệm
- Phối hợp tổ chức các hoạt động mang Nhân viên thư viện;
tính phong trào
Giáo viên chủ nhiệm;
Đoàn thnah niên.
11


- Thu thập minh chứng hoạt động
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động

Nhân viên thư viện
Nhân viên thư viện;
Giáo viên chủ nhiệm;
Lãnh đạo nhà trường.

Xây dựng và phát triển tủ sách lớp học là việc nên làm và nhất thiết. Hiệu quả
hoạt động của tủ sách lớp học phụ thuộc rất lớn vào mức độ tham gia của các thành viên
trong nhà trường. Việc tủ sách lớp học chỉ hoạt động cầm chừng, hình thức (để đối phó
với công tác kiểm tra) hay hoạt động thực sự, phục vụ nhu cầu của học sinh phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhận thức của Ban Giám hiệu, giáo
viên, học sinh và đặc biệt của cán bộ thư viện trường về tủ sách lớp học.
Người thực hiện

Nguyễn Văn ABC

12




×