Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Luận văn về công tác CĐRĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.76 KB, 72 trang )

1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có diện tích nông lâm nghiệp, bình
quân trên đầu người thấp (đất nông nghiệp 1224 m 2/người, đất lâm nghiệp
1520 m2/người, đất trồng lúa nước 553 m2/người), [31]. Hiện có xấp xỉ 80%
dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với mức thu nhập thấp,
[26]. Chính vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ 20012010 của nước ta là đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và
điều kiện sinh thái của từng vùng, [1]. Điều này có nghĩa là phải đưa nông
nghiệp tiến lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng khoa học và công nghệ,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện
tích; quan hệ sử dụng đất hợp lý; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng
hoá; phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao
động, tạo nhiều việc làm mới, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư nông thôn.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) và Luật đất đai (1993) được
thực hiện, hầu hết diện tích đất nông nghiệp, đã được giao cho hộ nông dân sử
dụng ổn định, lâu dài và cấp GCNQSDĐ. Điều này đã có tác động tích cực
trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện
giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân ở các địa phương còn bộc lộ
một số tồn tại, cần phải tiếp tục giải quyết như: Ruộng đất manh mún và phân
tán nên chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời, không thể đẩy
mạnh việc cơ giới hoá, công nghiệp hoá vào sản xuất nông nghiệp. Trước yêu
cầu của sản xuất, một số địa phương nông dân đã tự phát chuyển đổi và
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau, không làm thủ tục qua chính
quyền, gây khó khăn cho công tác quản lý của địa phương.
Để từng bước giải quyết những mặt tồn tại, đáp ứng đòi hỏi của sự
nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế hộ trong cơ chế kinh tế nhiều thành phần thì
việc CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn là việc làm cần thiết. Phong trào
"chuyển đổi ruộng đất" đã được khởi sắc từ tỉnh Hà Tây, sau đó nhanh chóng
phát triển ra các tỉnh đồng bằng Sông Hồng như: Hải Phòng, Nam Định, Ninh
Bình, AA, Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hoá và một số địa phương khác.


AA là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa bàn
trọng điểm kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Những năm qua, dưới sự chỉ đạo
của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh AA, phong trào CĐRĐ đã được triển khai từ rất
sớm. Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác
CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh AA năm 2001, huyện
A đã làm thí điểm CĐRĐ cho 7 xã. Từ kết quả làm điểm năm 2002, huyện uỷ
A đã chỉ đạo UBND huyện tiếp tục lãnh đạo công tác CĐRĐ trên tất cả các xã
còn lại. Kết quả thực hiện đến nay đã có 100% số xã, thị trấn và 98% số thôn,
đội sản xuất hoàn thành việc CĐRĐ. Diện tích chuyển đổi đạt 92,73% tổng
diện tích phải chuyển.
Việc CĐRĐ đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng hộ nông dân và ảnh


2
hưởng không nhỏ đến qúa trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa
phương trong huyện. Để góp phần làm rõ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn
của công tác CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Và xem xét khả năng ảnh
hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng đất và phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng CNH- HĐH chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn huyện A, tỉnh AA".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác CĐRĐ và hiệu quả sử dụng đất của
nông hộ trước và sau khi thực hiện CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của việc
CĐRĐ. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp , nông thôn trên
địa bàn huyện.
1.3. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cơ sở khoa học

- Góp phần bổ sung lý luận khoa học cho công tác đánh giá hiệu quả
sử dụng đất vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Vận dụng quan điểm các hình thức sở hữu sử dụng đất, đi sâu phân
tích các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào
định hướng nghiên cứu sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả phân tích, đánh giá qui mô sử dụng ruộng đất và những đề
xuất sẽ là cơ sở giúp các địa phương khác làm căn cứ thực tiễn, để tiến hành
công tác CĐRĐ có hiệu quả, thiết thực trong việc giúp các hộ nông dân phát
triển sản xuất.
- CĐRĐ từ ô thửa nhỏ, phân tán, manh mún thành ô thửa lớn góp phần làm
tốt hơn trong công tác qui hoạch, cải tạo và quản lý sử dụng đất đai bền vững,
bảo vệ môi trường và độ phì của đất, sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả.
-Từ thực tiễn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp người lao động đầu
tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến kỹ
thuật. Thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp để giải phóng sức lao động, điều chỉnh
lao động nông nghiệp sang làm thủ công nghiệp và dịch vụ khác. Từng bước
hoàn chỉnh và hình thành các trang trại nông nghiệp trên cơ sở tích tụ ruộng đất.

2


3
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1. hiệu quả sử dụng đất
2.1.1 Những vấn đề chung về hiệu quả
Khi nghiên cứu về hiệu quả có rất nhiều quan điểm khác nhau (do cách
nhìn nhận khác nhau về hiệu quả). Có thể tóm tắt thành các quan điểm sau đây, [3]:
Quan điểm 1: Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi lẽ

nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng 2 mức chi phí khác nhau thì theo quan
điểm này chúng có cùng một hiệu quả. Điều đó không đúng.
Quan điểm 2: Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh
hơn thì sao. Hơn nữa điều kiện sản xuất của các năm có thể khác nhau, do đó
quan điểm này cũng chưa được thoả đáng.
Quan điểm 3: Coi hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu trong qui luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng: Mức tiêu dùng
với tính cách là đại diện cho mức sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của nền sản xuất xã hội.
Quan điểm 4: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của
nền kinh tế quốc dân.
Ưu điểm của quan điểm này đã gắn liền chi phí với kết quả. Coi hiệu
quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí.
Nói một cách chung nhất, hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
việc làm mang lại, [23].
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả.
Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần phải xuất phát từ
những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống sau
đây, [4]: Thứ nhất, hiệu quả là sự tiết kiệm thời gian; thứ hai, là đáp ứng nhu
cầu của xã hội và con người; thứ ba, là lợi ích vật chất thu được giữa đầu vào
và đầu ra.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới, [28]. Vấn đề hiệu quả không chỉ thu hút sự quan tâm
của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh
nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp

tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm,
bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác
3


4
và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, [22]. Qúa trình sản xuất là
sự liên hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output), là biểu hiện
kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là:
- Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.
- Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
Từ những quan điểm về hiệu quả như trên, chúng ta thấy rằng:
- Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất căn bản của khoa học kinh
tế và quản lý.
- Việc xác định hiệu quả là việc hết sức khó khăn và phức tạp mà
nhiều vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn cũng chưa giải đáp hết được.
- Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất
và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất phải không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp,
mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng. Đây là vấn đề mang tính
toàn cầu. Vì xu hướng chung của thế giới ngày nay là phát triển kinh tế theo
chiều sâu, tương ứng với nguồn lực hạn chế mà sản xuất ra một lượng sản
phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng cao nhất với chi phí ít nhất. Khi nghiên cứu
hiệu quả sử dụng đất trong một nền sản xuất xã hội, người ta thường quan tâm
đến 3 mặt của vấn đề: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường.

(1). Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác, quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
qui luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao
động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế
Samuei-Norhuas "Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí", [5]. Nghiên cứu hiệu
quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng
hàng hoá khác". Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer,
Simmerman), hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất
vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, [18].
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp
đến sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các qui luật kinh tế khác.
Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo qui luật "tiết kiệm
thời gian".
4


5
Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống.
Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là: cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả
phân bổ mới, là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả

kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
và phân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Hiệu qủa kinh tế là khâu trung gian của tất cả các loại hiệu quả. Nó có
vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện
bằng hệ thống các chỉ tiêu, [2].
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và
lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội, [11].
Tất cả các chỉ tiêu đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa đầu ra và đầu
vào của quá trình sản xuất. Vì vậy, công thức tổng quát về hiệu quả kinh tế là:
Kết quả thu được

Q

Hiệu quả = ------------------------ , hoặc H= ------Chi phí bỏ ra

K

Chỉ tiêu tổng quát của hiệu quả được thể hiện trên cơ sở định
lượng như sau:
Q
H = ---------- > Max
K
Trong đó: H là hiệu quả; Q là lượng kết quả; K là lượng chi phí.
Từ dạng tổng quát trên có thể xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của
hiệu quả như:
Hiệu số Q-K --> Max là trị số tuyệt đối của hiệu quả.
Tỷ số (Q-K)/K ---> Max là trị số tương đối của hiệu quả.

Tỷ số K/Q ---> Min biểu thị tỷ trọng chi phí cần thiết để có đơn vị
kết quả (hay còn gọi là xuất tiêu hao, xuất chi phí).
(2). Hiệu quả xã hội
5


6
- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt
xã hội và tổng chi phí bỏ ra, [22], [28]. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có
mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù
thống nhất.
- Hiệu quả xã hội trong sử dụng là đáp ứng yêu cầu về lương thực,
thực phẩm, khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp,
[19].
- Tăng cường khả năng tham gia của người nông dân, nông dân tự
quyết định việc sử dụng đất và được hưởng lợi trong qúa trình khai thác sử
dụng đất đai, [3].
(3). Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá
học, sinh học, vật lý,.. chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường
của các loại vật chất môi trường. Hiệu quả môi trường gồm: hiệu quả hoá học
môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu
quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự
phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường mang đến. Hiệu quả hoá
học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật
chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi
trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến, [23].
Quá trình nghiên cứu, phân tích tác động của hệ thống cây trồng đến
môi trường như đầu tư chi phí phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng
suất cây trồng,... các mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường

tự nhiên, kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế
ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất.
2.1.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
2.1.2.1. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn. Do đó, khi sử dụng đất nông
nghiệp phải dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được
tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Sử dụng đất phải trên nguyên tắc đầy đủ và hợp lý; mặt khác,
phải có những quan điểm đúng đắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể, trên cơ sở phát huy tốt hiệu quả kinh tế xã hội.
- Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo ngành
hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục, [27].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện
"đa dạng hoá" hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng
hoá sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và
6


7
bảo vệ môi trường, [25].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các địa phương phải
phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả
nước.
2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(1). Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết,....) có ảnh hưởng trực

tiếp đến sản xuất nông nghiệp, [14], [19], [22], [24]. Các yếu tố tự nhiên là tài
nguyên để sinh vật tạo lên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự
nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu
tư thâm canh.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N.Borlang- người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các
nước đang phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất
cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với
nông dân thiếu vốn là độ phì đất, [19].
(2). Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng,
vật nuôi nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Đây là những tác động
có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi
trường và thể hiện những dự báo thông minh sắc sảo, [8]. Frank Ellis và
Douglass C.North cho rằng: ở các nước phát triển, khi có sự tác động tích cực
của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu
cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất, [46]. Đến thế kỷ 21, trong nông nghiệp
nước ta ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng cao đến
30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có
ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
(3). Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm này bao gồm:
*Công tác qui hoạch bố trí sản xuất
Thực hiện công tác qui hoạch phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa
vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu
của thị trường, gắn với qui hoạch phát triển các khu công nghiệp chế biến, kết
cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp bảo vệ tài nguyên,
môi trường, [27]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai
thác đất một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư

thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm
7


8
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.
* Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ
chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, [15]. Vì thế,
phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản
xuất là rất cần thiết. Muốn vậy, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác
trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải
quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.
Nông nghiệp nước ta thời kỳ 1958- 1980 là thời kỳ xây dựng HTX
nông nghiệp đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ
quy mô nhỏ đến vừa và lớn và đã trải qua nhiều cuộc vận động, củng cố và
mở rộng quy mô ô thửa tương đối lớn đã tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới
hoá và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên do ảnh hưởng của
cơ chế quan liêu bao cấp nên sức sản xuất trong nông thôn bị kìm hãm, năng
suất lao động thấp, công tác quản lý của Ban quản lý HTX cồng kềnh. Đời
sống nông dân nhất là xã viên HTX vẫn thấp, làm không đủ ăn, mô hình HTX
kiểu cũ đã tỏ ra không còn phù hợp, [1].
Thời kỳ từ 1981 đến nay là thời kỳ đổi mới từng bước cơ chế quản lý
HTX nông nghiệp gắn liền với cơ chế đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Thời kỳ này được mở đầu bằng Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư TW Đảng
ngày 13/1/1981. Sau đó, thực hiện Nghị quyết 10, theo tinh thần đổi mới đã
giải phóng được sức sản xuất, năng suất lao động cao. Tính chủ động, sáng
tạo, quyền tự chủ và vai trò của hộ nông dân được khẳng định như là một
thành phần kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sau khi
thực hiện khoán hộ ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún đã gây cản trở đến quá

trình hiện đại hoá nông nghiệp. Vì vậy, trong tương lai cần tạo dựng cơ sở nền
tảng từng bước phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là hình thành
nên quy mô sản xuất trên ô thửa lớn bằng việc tích tụ ruộng đất và dồn ô đổi
thửa, cùng với việc xác lập các hệ thống tổ chức sản xuất như HTX kiểu mới
hình thành các trang trại tập trung để phát triển sản xuất, [16].
(4). Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm này gồm:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị
trường nông sản phẩm. Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường
cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, [19].
- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng
đất ổn định lâu dài, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp,...)
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
8


9
- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng
lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
2.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(1). Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp
- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử
dụng đất nông nghiệp.
- Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

(2). Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp
- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính
hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so
sánh có thang bậc, [14], [19], [22], [23].
- Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu
chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm
và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm
cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn, [11], [13], [25].
- Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, trung
thực và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi
sáng sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế,
phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện đại của nền kinh tế, [25].
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển nông nghiệp nước
ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại (nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng xuất khẩu).
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, [22]
và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
(3). Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Hiệu quả kinh tế, [4]:
- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung
gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó.
GTGT= GTSX- CPTG
+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
9



10
thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào
và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG
và GTGT/CPTG. Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả
sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ và GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao
động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh
với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (Giá trị tuyệt đối) bằng
tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối), được tính bằng mức độ
cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn, [32].
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, [9], [22], [28].
Theo hội khoa học đất Việt Nam, [32], hiệu quả xã hội được phân tích
bởi các chỉ tiêu:
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông
dân.
- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,..
- Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử đất đai bền
vững ở vùng nông nghiệp được tưới là, [13]:
- Đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững.
- Đánh giá quản lý đất đai bền vững.
- Đánh giá hệ thống quản lý cây trồng.

- Đáng giá về tính bền vững với việc duy trì, bảo vệ độ phì của đất và
bảo vệ cây trồng.
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất là
rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích
trong một thời gian để có thể kiểm chứng và đánh giá, dựa trên cơ sở điều tra
đánh giá phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân.

10


11
2.2. Quan hệ đất đai trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn
Quan hệ đất đai trước hết là mối quan hệ giữa người với người trong
việc sở hữu và sử dụng đất đai, quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất
đai. Các chế độ xã hội khác nhau sẽ có các quan hệ đất đai khác nhau, quan
niệm khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất nói chung và đất đai nói riêng. Việc
đổi mới phương thức điều tiết quan hệ đất đai từ nền kinh tế tự cung, tự cấp
sang nền kinh tế thị trường, về thực chất là một quá trình giải phóng sức lao
động nói riêng và sử dụng đất đai nói chung. Nó gắn liền với hai quá trình chủ
yếu sau đây, [31]:
- Quá trình hình hành các thị trường về tư liệu sản xuất, vốn, sức lao
động, bất động sản (trong đó có đất đai, một loạt tư liệu sản xuất và hàng hoá
đặc biệt) sản phẩm nông nghiệp....
- Quá trình hình thành và phát triển của các chủ thể sản xuất- kinh
doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Về thực chất đây là quá trình phân
hoá, nâng cao năng lực làm chủ tài sản của các chủ thể.
Hai quá trình này luôn tác động lẫn nhau làm cho các yếu tố sản xuấtkinh doanh vận động với tốc độ nhanh hơn và được sử dụng có hiệu quả kinh
tế cao hơn. Tuy nhiên, do tính đặc thù của quá trình lịch sử trước đây trong cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp ở nước ta, giờ đây việc đổi mới quan hệ đất

đai đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp.
Từ mô hình hợp tác xã- tập thể hoá triệt để đất đai, các tư liệu sản xuất
khác, điều hành, quản lý sản xuất tập trung... đến sự ra đời của "khán 100"
(1981), "khoán 10" (1988) và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ sáu (khoá VI) khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ,
xét về bản chất là sự điều chỉnh một bước rất cơ bản quan hệ sở hữu trong
nông nghiệp, trong đó có quan hệ đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Các hộ
nông dân được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, còn đất đai được giao sử dụng
ổn định, lâu dài. Đây là bước đột phá có tính chất quyết định, làm "hồi sinh"
kinh tế hộ nông dân và sự ra đời đa dạng của các hình thức kinh tế hợp tác
mới trong nông thôn, nông nghiệp.
Mối quan hệ sở hữu đất đai thể hiện quan hệ giữa Nhà nước với nông dân.
Vai trò của Nhà nước thể hiện không chỉ với tư cách là người quản lý tối cao đối
với đất đai, mà còn là người quyết định các nội dung của quan hệ sở hữu đất đai,
với tính cách là chủ sở hữu tối cao (thay mặt toàn dân) đối với toàn bộ đất đai
của Nhà nước. Dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, mỗi thửa đất phải
được xác định một cách cụ thể về người sử dụng nó, đất đai được xác định rõ
ràng và mang tính hiện thực phù hợp với quy luật khách quan thì đó sẽ là cơ sở
của một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vì
vậy, khi chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị
trường, phải đổi mới quan hệ sở hữu đất đai theo ba tiêu chí sau đây, [31].
- Đảm bảo quản lý tối cao của Nhà nước và lợi ích quốc gia đối với mọi
loại đất đai và mọi sự vận động của quan hệ đất đai.
11


12
- Xác định quyền làm chủ thực sự của các hộ nông dân, những chủ sử
dụng đất khác (bao gồm các quyền sử dụng ổn định lâu dài, quyền chuyển
nhượng, quyền thừa kế,...).

- Đưa quan hệ đất đai vào trong quan hệ thị trường có sự quản lý của
Nhà nước để từng bước hình thành thị trường bất động sản.
Việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân là giải pháp quan trọng
nhằm xoá bỏ trạng thái vô chủ trong quan hệ đất đai, làm cho các hộ nông dân
yên tâm đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra là:
- Vấn đề hạn điền: Có thể thấy rằng, về lâu dài nhu cầu phát triển nông
nghiệp hàng hoá và xu thế rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp thực hiện quá
trình tích tụ tập trung đất đai với những quy mô thích hợp thì không cần phải
có chính sách hạn điền. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, lao động
trong nông thôn đang dư thừa, ngành nghề chưa phát triển, do đó ruộng đất
còn mang năng yếu tố xã hội. Vì vậy, cần thiết phải có chính sách hạn điền
thích hợp cho các vùng trong những thời kỳ nhất định. Để khuyến khích khai
hoang phục hoá, mở rộng qui mô sản xuất đạt hiệu quả cao, thì những trường
hợp canh tác cao hơn mức hạn điền sẽ được giao quyền sử dụng có thời hạn
theo những hợp đồng cụ thể với Nhà nước.
- Về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Trong nền nông nghiệp
càng phát triển, quá trình công nghiệp, đô thị hoá càng đẩy mạnh thì tất yếu
xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng theo xu thế từ đất lâm nghiệp
sang đất nông nghiệp, đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất xây dựng,
đất công nghiệp,... hoặc từ đất lúa sang đất trồng cây công nghiệp, làm màu,
làm vườn, chăn nuôi,...Không thừa nhận quá trình đó, một mặt sẽ làm cho quá
trình vận động này tuột khỏi sự quản lý của Nhà nước, đi theo những kênh
ngầm. Mặt khác, sẽ ngăn cản sự vận động của quan hệ đất đai theo hướng sử
dụng hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, đồng thời làm giá đất tăng một cách giả tạo.
- Vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai: Đây là một quyền rất
quan trọng của người nông dân (cũng như đối với toàn xã hội), trong quá trình
sản xuất hàng hoá. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai là một điều
kiện và tiền đề quan trọng trong quan hệ đất đai vận động theo những qui luật
kinh tế khách quan: Đất đai được tích tụ tập trung một cách hợp lý vào những
người chủ có năng lực sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả. Quá trình này

sẽ là một trong những động lực thúc đẩy việc phân công lại lao động ở nông
thôn theo hướng "ai giỏi nghề gì làm nghề đó", từng bước rút bớt lao động
nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
2.3. Những kinh nghiệm về tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước
trên thế giới
2.3.1. Vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất và hạn điền
Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của các nước. Tập trung ruộng đất
12


13
của các trang trại quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều
kiện thuận lợi để áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất
sinh học, tăng năng suất lao động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng
hoá, giảm chi phí sản xuất và giá thành nông sản.
Do đó, việc tích tụ, tập trung ruộng đất, giảm số lượng trang trại và
tăng quy mô trang trại trong quá trình công nghiệp hoá hầu như đã trở thành
quy luật, diễn ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, chủ trương, biện pháp, tốc độ và
mức tích tụ ruộng đất ở mỗi nước rất khác nhau. Nhìn chung, các nước Âu,
Mỹ bình quân ruộng đất trên người cao, tốc độ công nghiệp hoá nhanh, nhu
cầu lao động cho công nghiệp nhiều thì chính quyền khuyến khích việc đẩy
nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng qui mô trang trại bằng sản xuất- kinh
doanh của các trang trại lớn, [31].
Bảng 1: Tình hình tích tụ ruộng đất của các trang trại
ở một số nước Âu, Mỹ
(ĐVT:ha)
Tên nước

1950


1970

1990

Mỹ

86

151

185

Anh

36

55

75

Pháp

14

23

29

Bảng 2: Quy mô ruộng đất của nông hộ ở một số nước châu á

(ĐVT: ha)
Tên nước

1950

1970

1990

Nhật Bản

0,8

1,10

1,40

Đài Loan

1,12

0,83

1,21

Trung Quốc

0,86

0,94


1,20

Thái Lan

3,5

3,56

4,52

(Theo tài liệu tập huấn phát triển nông nghiệp và nông thôn theo
hướng CNH, HĐH tập II, trang 207-208).
Kinh nghiệm của các nước là tích tụ ruộng đất phải đi đôi với giải
quyết việc làm cho lực lượng nông dân cho thuê hoặc bán ruộng cho người
khác. Việc làm ở đây bao gồm các công việc ngay trong lĩnh vực nông
nghiệp: Làm thuê cho các trang trại lớn, có khi làm thuê cho chính người
mình cho thuê hay bán ruộng, và chủ yếu là tạo ra các việc làm ngoài nông
nghiệp (công nghiệp dịch vụ nông thôn và thành thị).
Vấn đề hạn điền: ở một số nước được đặt ra chủ yếu là trong thời kỳ
cải cách ruộng đất qui định hạn mức ruộng đất của những người có nhiều
ruộng được giữ lại. Vượt số đó, Nhà nước trưng mua để bán cho nông dân
thiếu đất như ở Nhật Bản, Đài Loan. Đến thời kỳ công nghiệp hoá phát triển,
13


14
vấn đề hạn điền thường không được đặt ra nhưng đề phòng tích tụ ruộng đất
quá mức, Nhà nước có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất, thông
qua Hội quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông dân, lập

quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường đất, [31].
2.3.2. Chính sách đất đai ở một số nước
1. Chính sách ở Mỹ, [21]
Mỹ là một trong những nước có đặc điểm khí hậu thời tiết thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ có nền
công nghiệp phát triển, nước Mỹ đã tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật, thúc đẩy
nông nghiệp nhanh chóng đi lên CNH- HĐH. Đây là điều kiện quan trọng
hình thành nền kinh tế trang trại, sản xuất nông sản hàng hoá bán trên thị
trường trong và ngoài nước với khối lượng lớn. Nhà nước cấp đất cho các hộ
và đồng thời cho phép mua, bán hoặc cho thuê đất để hình thành các trang
trại. ở Mỹ, số trang tại canh tác trên đất tự có chiếm khoảng 60% tổng số
trang trại với quy mô bình quân 108 ha, các trang trại đi thuê đất có quy mô từ
357 ha trở lên. Việc tập trung ruộng đất đã tạo ra ưu thế rất lớn trong việc đưa
CNH- HĐH nông nghiệp nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng nông
sản và giá thành sản xuất.
2. Chính sách tập trung ruộng đất ở Trung Quốc, [31]
Chính sách đất đai ở Trung Quốc thực hiện theo chế độ công hữu xã hội
chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của quần
chúng nhân dân lao động. Cải cách nông nghiệp và nông thôn tiếp tục ổn định
chế độ khoán hộ, không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh tế kinh doanh hai tầng,
kết hợp giữa thống nhất và phân tán. Người nhận khoán có quyền được
chuyển khoán, chuyển nhượng, trao đổi lẫn nhau, góp cổ phần nhưng nghiêm
cấm việc đem đất canh tác chuyển sang mục đích không canh tác. Chủ trương
của chính phủ Trung Quốc cho phép hộ nông dân có quyền chuyển nhượng
ruộng khoán, cụ thể là khuyến khích tập trung ruộng đất vào tay những người
làm ăn giỏi. Trong thời gian nhận khoán, những người không có điều kiện làm
ruộng hoặc chuyển sang làm nghề khác thì có thể đem số ruộng đó trao cho
tập thể, để tập thể giao cho người khác canh tác. Đối với những thửa ruộng
nằm phân tán không thuận tiện cho canh tác, có thể căn cứ theo nguyện vọng
của dân mà tiến hành điều chỉnh theo nguyên tắc và giá trị ngang bằng, bằng

cách quy đổi hệ số đền bù về mặt kinh tế hoặc ruộng đất.
3. Chính sách tập trung đất đai ở Nhật Bản, [21]
Trước những năm 1960, mỗi hộ nông dân có nhiều thửa ruộng ở phân
tán xa nhau với quy mô từ 500 m2- 1000 m2. Thời kỳ này, sản xuất nông
nghiệp của Nhật Bản chủ yếu bằng công cụ thủ công và sức gia súc dẫn đến
năng suất nông nghiệp thấp, thu nhập của người nông dân lao động chênh
lệch khác nhau rất lớn với làm các nghề khác. Để khắc phục, Chính phủ Nhật
Bản đã ban hành luật cơ bản về nông nghiệp với 3 mục tiêu là: Sâu, rộng,
chắc chắn (Rộng: là nâng quy mô ruộng đất từ nhỏ lên quy mô lớn; Chắc
14


15
chắn: là cải tạo từ nền đất yếu nhiều mùn, trên cơ sở thiết kế xây dựng hệ
thống thoát nước cho từng thửa ruộng và toàn khu vực để có thể sử dụng
thuận lợi đồng thời cải tạo tầng canh tác đảm bảo độ dầy khoảng 1 m). Để đáp
ứng nhu cầu sản xuất với qui mô lớn, Chính phủ đã tiến hành chuyển đổi
ruộng đất từ các thửa ruộng nhỏ ở xa nhau thành những thửa có kích thước
lớn gắn liền với việc xử lý hình dạng, kích thước thửa ruộng kết hợp với xây
dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Việc chuyển đổi ruộng đất dựa
trên nguyên tắc tương ứng về diện tích và giá trị với 3 điều kiện, đó là:
- Đất phi nông nghiệp xen kẽ được chuyển đổi ra khu đất quy hoạch
dành cho mục đích phi nông nghiệp, trong việc chuyển đổi thì đứng trên 3
giác độ cùng giá trị, cùng vị trí và cùng diện tích.
- Mức tăng, giảm diện tích đất nông nghiệp của từng người không qúa
20%. Đất quy hoạch làm mương nước tưới tiêu và công trình công cộng được
trừ vào diện tích của hộ theo tỷ lệ sinh bình quân.
- Yêu cầu của một thửa ruộng sau khi đổi phải đạt diện tích tối thiểu là
3.000 m2, nhưng phải tiếp giáp với mương tưới, mương tiêu và đường giao
thông.

Việc tổ chức xử lý chuyển đổi đất nông nghiệp do tổ hợp cộng đồng nông
nghiệp có từ 15 hộ trở lên đứng ra xin phép Uỷ ban nông nghiệp cấp tỉnh. Nhà nước
cấp hỗ trợ kinh phí khi thực hiện xử lý CĐRĐ. Kết quả sau chuyển đổi từ bình quân
3,4 thửa/hộ còn lại bình quân 1,8 thửa/hộ, quy mô ruộng đất tăng lên 1000 m 23000 m2/thửa. Việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đã làm tăng năng suất của
máy móc phục vụ nông nghiệp, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp.
4. Chính sách tập trung đất đai ở Cộng hoà Pháp, [21]
Chính sách đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một số
nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian. Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt
không gian công cộng và không gian tư nhân. Không gian công cộng bao
gồm: đất đai và tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nước và của tập thể địa
phương. Tài sản công cộng được bảo đảm lợi ích công cộng có đặc điểm là
không thể chuyển nhượng, mua bán và không thể mất hiệu lực; quyền sở hữu
tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người
khác phải nhường quyền sử dụng đất cho mình, chỉ có lợi ích công cộng thì
mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường đất và phải bồi thường thiệt hại;
Chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản xuất
nông sản bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất các loại nông sản
thuộc cộng đồng Châu âu. Nghiêm cấm xây nhà trên đất canh tác để bán cho
người khác. Từ năm 1993, các bất động sản dùng cho nông nghiệp được
hưởng qui chế miễn giảm; khuyến khích việc tích tụ đất đai, việc bán đất
nông nghiệp hay đô thị đều phải nộp thuế và thuế trước bạ 10%. Đất này ưu
tiên bán cho người bên cạnh để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn, khi họ
không mua thì mới bán cho người khác.
15


16
5. Tập trung đất đai ở Đài Loan, [21]
Đài Loan là vùng lãnh thổ đất chật, người đông nên bình quân ruộng

đất đầu người thấp (chỉ khoảng 470m2). Sau chiến tranh thế giới thứ II, Đài
Loan cũng bị tàn phá nặng nề, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng đói
kém xảy ra ở mọi nơi, lương thực tiêu dùng trong nước chủ yếu do nhập khẩu.
Bước sang thập niên 70, Chính phủ đã chủ trương cải tạo nông nghiệp trên cơ
sở những tiềm lực vốn có của mình là lao động và đất đai. Thể hiện bằng ba
chính sách lớn là: Cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
và kiến thiết xã hội nông thôn.
Con đường công nghiệp hoá của Đài Loan ngay từ đầu đã không theo
mô hình các nước phương Tây. Họ đã biết kết hợp phát triển công nghiệp đô
thị và nông thôn theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Chính phủ tạo mọi
điều kiện để nông dân sản xuất, ổn định đời sống. Sản xuất chuyên môn hoá ở
các trang trại nông nghiệp, cho phép tích tụ, tập trung hay mở rộng qui mô
sản xuất nông nghiệp. Hàng loạt các phương thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp được hình thành sau năm 1982 như: Liên kết kinh doanh, uỷ thác kinh
doanh, thuê mướn, thay mặt kinh doanh... đã tạo điều kiện cho lao động nông
nghiệp dịch chuyển sang làm nghề khác cũng ở địa bàn nông thôn.
2.3.3. Những kinh nghiệm về tập trung ruộng đất và phát triển nông
nghiệp của các nước
Qua nghiên cứu cải cách chính sách đất đai trong tiến trình phát triển
kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói
riêng ở một số nước cho chúng ta thấy: Việc lựa chọn bước đi và giải pháp
cho sự tăng trưởng, phát triển của họ là rất đa dạng, phong phú. Thành công
đạt được của các quốc gia này về xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn giúp
chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
1.Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các
nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông
nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích luỹ bước đầu cho công
nghiệp. Khi đời sống nông dân được nâng lên, họ mới có điều kiện tiêu thụ
các hàng hoá công nghiệp, mới tạo dựng được thị trường trực tiếp cho các
ngành công nghiệp nội địa.

2. Kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phần kinh tế
trong khu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó lực lượng sản xuất chủ
yếu là nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu nhiều tài liệu về
kinh tế nông nghiệp, nông thôn các nước đều cho thấy: Điều kiện cơ bản đầu
tiên để nông dân sản xuất nông sản hàng hoá là được quyền sở hữu tư liệu sản
xuất (trong đó có ruộng đất) và tổ chức sản xuất bằng hình thức tập trung hoá
ruộng đất dưới các hình thức khác nhau như chuyển nhượng, thuê, thầu... Tuỳ
theo điều kiện sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật mà quy mô nông trại lớn
nhỏ khác nhau từ 3 ha hoặc 5-10 ha, thậm chí 100-200 ha như ở Mỹ, [21].
3. Muốn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
16


17
thôn các nước cho thấy: Vốn đầu tư là then chốt của quá trình phát triển.
Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông sản hàng hoá; cho nông dân
vay vốn với lãi suất thấp, vay vật tư theo giá rẻ, chất lượng tốt, miễn giảm
thuế nông nghiệp như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,... Ngoài ra, còn khuyến
khích sản xuất hàng hoá ở một ngành có năng suất thấp như nông nghiệp, Nhà
nước còn có chính sách trợ giá nông sản cho nông dân bằng các qui định giá
sàn cho các yếu tố đầu tư vào sản xuất như vật tư nông nghiệp, điện, nước,
nông cụ, máy móc... và quy định giá trần cho các nông sản hàng hoá bán ra.
Khi nông sản ế thừa, Nhà nước dùng quỹ hỗ trợ sản xuất và cả Ngân sách để
thu mua cho nông dân, thậm chí khuyến khích nông dân bỏ hoá ruộng mà vẫn
nhận được tài trợ bằng kết quả sản xuất như ở Mỹ, Pháp và cộng đồng Châu
âu.
4. Để thực hiện đô thị hoá nông thôn, các nước còn chủ trương xây
dựng cơ sở hạ tầng làm cho nông dân không những có thu nhập ngày một cao
mà còn tạo dựng cuộc sống văn hoá, xã hội và môi trường văn minh. Phát

triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trước tiên là nhằm vào mục tiêu phát triển
nông sản hàng hoá, sau đó là đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế quốc dân.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho chi phí vận chuyển và giá tiêu thụ
hàng hoá giảm, mở rộng thị trường nông sản cho nông dân, hoạt động dịch vụ
trong thị trường nông thôn sôi động hơn, giao lưu hàng hoá nông thôn thuận
lợi hơn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, gia công chế
biến,... hình thành và phát triển ngay tại địa bàn nông thôn như " xí nghiệp
hương trấn" ở Trung Quốc, Nhật Bản.
5.Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hầu hết các
nước đã từng bước thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bằng
nguồn lực sẵn có, tập trung phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống
để vừa thu hút lao động nông nghiệp vừa tạo tích luỹ ban đầu cho phát triển
công nghiệp. Tuỳ theo điều kiện có được, các nước tiến hành thực hiện công
nghiệp hoá nông nghiệp với các chương trình cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá
học hoá, thuỷ lợi hoá và ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất,
bảo quản, chế biến nông sản. Thành công trong bước đi này làm cho năng
suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động tăng lên.
2.4. Tích tụ và chuyển đổi ruộng đất ở nước ta
2.4.1. Hạn điền và tích tụ ruộng đất
Điều 70, trong Luật đất đai năm 2003 đã đề cập đến vấn đề hạn mức
giao đất nông nghiệp như sau, [37]:
* Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất.
* Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không
quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở Trung du, Miền núi.
17


18

* Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
*Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm
đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn
mức giao đất không quá năm héc ta....
Chính sách ruộng đất của Đảng hiện nay là thực hiện hạn điền theo
nguyên tắc vừa sử dụng đất có hiệu quả, vừa không để nông dân bị bần cùng
hoá, do không có đất sản xuất, vừa thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong quá trình
công nghiệp hoá. Quá trình tích tụ đồng thời phải gắn với việc phát triển công
nghiệp, dịch vụ, những nông dân không còn đất muốn làm ruộng thì được
giao đất hoang hoá. Có chính sách để người nông dân khi chưa có việc làm
không phải bán ruộng để trở thành thất nghiệp.
Tập trung ruộng đất nhằm từng bước hình thành các trang trại từ quy
mô ruộng đất nhỏ lẻ manh mún, phân tán, thành các trang trại có quy mô lớn.
Ruộng đất tập trung thành khu, khoảnh, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng
khoa học - kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất sinh học, tăng năng suất
lao động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất
và giá thành nông sản.
2.4.2. Chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng phân tán manh mún
trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
-Thực hiện Nghị quyết 10 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không xáo
trộn, chỉ điều chỉnh lại diện tích nhà thừa ruộng theo tiêu chuẩn được giao thì
cắt cho nhà thiếu ruộng, đã dẫn đến, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra
khá phổ biến ở tất cả các địa phương và tồn tại trong một thời gian dài, gắn
liền với tâm lý, tập quán của người sản xuất nhỏ. Khi giao đất, đăng ký cấp
GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, lúc đầu đã kích thích người nông dân
đầu tư phát triển sản xuất. Song quá trình sử dụng trên thửa có qui mô nhỏ đã
bộc lộ những hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp.
Hiện tượng manh mún trong sử dụng ruộng đất còn phổ biến rộng
rãi ở nhiều vùng hiện nay đang là một trong những yếu tố cản trở lớn

nhất tới sự phát triển của nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tới
quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường), cả nước ta có khoảng 75 triệu thửa đất (bình quân mỗi hộ nông
nghiệp có từ 7 đến 20 thửa đất). Số thửa nhiều nhất ở một hộ có thể từ 15 đến
30 thửa, cá biệt có những hộ có hơn 40 thửa. Ngay trên một xứ đồng thì một
hộ cũng có nhiều thửa khác nhau.

18


19
Bảng 3. Cơ cấu qui mô thửa đất trồng cây hàng năm
của hộ nông nghiệp
Khu vực

Bình quân đất nông nghiệp/1 hộ
nông nghiệp

Cá biệt
thửa/hộ

Đất NN Đất NN trồng Số
thửa
2
(m )
cây hàng năm ruộng
(m2)
(thửa)
Chung cả nước


4984,4

4356,2

Vùng núi và trung du Bắc 4305,5
bộ

4065,1

10-12

30

Đồng bằng Sông Hồng

2281,4

2232,4

7

25

Khu bốn cũ

3002,2

3876,6


7-10

25

Duyên hải miền Trung

4130,8

3876,6

5- 10

25

Tây nguyên

7412,0

5109,3

5

25

Đông Nam bộ

9169,2

5595,6


4

15

Đồng bằng sông cửu long

10148,9 8766,6

3

10

(Nguồn tư liệu của Tổng cục địa chính năm 1998)
Tình trạng manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng đất trên một số mặt:
Bố trí cơ cấu cây trồng theo qui hoạch vùng sản xuất hàng hoá; chất lượng các
khâu canh tác thấp, thậm chí ngăn cản việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
các khâu như giống, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá; tăng chi phí đầu
tư trong khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, tưới tiêu, bảo vệ phòng trừ dịch
bệnh; giảm hiệu quả sử dụng đất; gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
Ngoài ra, nó còn làm tăng diện tích không có ích như đất làm bờ, đất làm
mương tăng lên, tạo tâm lý manh mún, sản xuất nhỏ lẻ giảm các cơ hội đầu tư
thâm canh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Trước thực trạng đó, nhiều địa phương đã tiến hành công tác CĐRĐ
để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán.
Thực hiện đường lối đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, hộ nông
dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Với chính sách giao đất và cấp
GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã
có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp trong việc khai thác, cải tạo
các tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng. Tuy

nhiên, việc giao ruộng theo phương thức bình quân, đồng đều, lúc đầu có
thuận lợi nhưng sau quá trình sử dụng ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết,
tình trạng manh mún ruộng đất đã gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng
19


20
đất, không còn phù hợp với sản xuất hàng hoá và quá trình từng bước CNHHĐH nông nghiệp nông thôn. Trước tình hình đó, để khắc phục những tồn tại
trong sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thâm canh, bố trí sản xuất
của nông dân và mở ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến tới CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa phương đã có chủ trương chỉ đạo
thực hiện công tác CĐRĐ nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng, nông dân đã tự
chuyển đổi cho nhau, kết hợp cùng với sự chỉ đạo của chính quyền các cấp,
bước đầu đã thu được những kết quả tốt.
2.4.3. Một số nghiên cứu bước đầu về hiệu quả sử dụng đất trong
việc CĐRĐ
Thực tế nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách đất đai nhất là
những năm đổi mới về công tác quản lý và sử dụng đất đai đã có nhiều đề tài,
nhiều dự án nghiên cứu về chính sách đất đai. Trong quá trình nghiên cứu, các
Nhà khoa học đã đi sâu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách đất đai đến
quá trình sử dụng đất, và mức độ phù hợp của luật đất đai trong từng giai
đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn các chính sách về đất đai, cụ thể:
- Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học "Điều tra và đánh giá hệ thống chính
sách đất đai được áp dụng hiện nay đối với các ngành và địa phương". Trong
đề tài, đã đề cập đến vấn đề các quyền của người sử dụng đất, trong đó có
quyền chuyển đổi đã đưa ra nhận định "CĐRĐ diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa
phương như: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,..", về nguyên nhân là do đất đai
manh mún sử dụng không thuận tiện.
- Nghiên cứu của Chu Văn Thỉnh về: "đánh giá tình hình quản lý, và

chính sách đất đai qua các thời kỳ (Từ 1970 đến nay), với định hướng quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010". Trong đề tài đã đề cập đến các vấn đề về
thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, các nội dung được
đánh giá chi tiết, cụ thể.
- Hội nghị chuyên đề về "Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc
phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất" do Tổng Cục địa chính
chủ trì năm 1998. Trong hội nghị các tỉnh đưa ra nhiều phương án chuyển đổi,
nhiều ý kiến đóng góp thiết thực và những bài học kinh nghiệm thực tế khi
tiến hành làm điểm CĐRĐ.
- Nghiên cứu của Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà về: "Thực trạng công
tác CĐRĐ và hiệu quả sử dụng đất của nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng",
[5]. Các nội dung nghiên cứu đã đưa ra nhận định: Việc CĐRĐ tiết kiệm được
chi phí sản xuất và thay đổi tập quán canh tác của nông hộ góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời CĐRĐ còn tạo nền móng cho một bước phát
triển mới trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, [6].
- Nhóm nghiên cứu của trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã
nghiên cứu đề tài: "Kết quả của công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh
miền Bắc- Đề xuất các bước cần làm trong dồn điền, đổi thửa cho vùng trung
20


21
du và miền núi". Trên cơ sở nghiên cứu công tác dồn đổi ruộng đất ở một số
tỉnh, đề tài đã đưa ra một số nhận xét về kết quả đạt được, những khó khăn,
tồn tại, các bước thực hiện trong công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh
miền Bắc, [29].
Các công trình nghiên cứu, ứng dụng của các Nhà khoa học đã khẳng
định sự đổi mới về chính sách đất đai đã mang lại sự thành công bước đầu
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Các tỉnh đều đã đề ra chủ trương đổi
ruộng là phù hợp với nguyện vọng của nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho

quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sau CĐRĐ những lợi ích
mang lại là rất lớn, không chỉ đối với Nhà nước, xã hội mà còn mang lại lợi
ích thiết thực cho người nông dân. Nó góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo
ra những bước ngoặt mới cho một nền nông nghiệp phát triển với trình độ sản
xuất hàng hoá cao. Tuy nhiên CĐRĐ trong nông thôn cũng đòi hỏi công tác
quản lý Nhà nước về đất đai phải được hoàn thiện theo xu hướng hiện đại, cập
nhật và chính xác nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, đảm bảo hài hoà
lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích hộ nông dân trong sử dụng đất, [5].
2.4.4. Kết quả CĐRĐ ở một số tỉnh miền Bắc
1. Tỉnh Hà Tây
Toàn tỉnh có 14 huyện, thị với 324 xã, phường; đến nay đã có 254/310
xã, phường đã và đang CĐRĐ bằng 81,93% trong đó có 107 xã/310 xã= 33,8%
số xã đã thực hiện xong trên thực địa, còn 147 xã, phường đang triển khai xây
dựng đề án. Tổng số hộ tham gia CĐRĐ là 114.715 hộ trong đó: Hộ nhận từ 1-5
thửa chiếm 74%, hộ nhận từ 6-8 thửa chiếm 24,5% và hộ nhận trên 8 thửa chỉ có
0,7% tổng số hộ. Số thửa trước CĐRĐ là: 1.884.842 thửa, sau chuyển đổi ruộng
còn 686.829 thửa, số thửa giảm là 1.198.013, đạt tỷ lệ giảm 64%.
2. Tỉnh Hà Nam
Sau 3 năm thực hiện CĐRĐ, (5/2000- 5/2003) tỉnh Hà Nam đã thực
hiện dồn điền đổi thửa cho 18,6 vạn hộ nông dân, đã có 110/110 xã, phường,
thị trấn thực hiện chuyển đổi. Kết quả sau chuyển đổi số thửa giảm 52,16% so
với trước chuyển đổi, bình quân số thửa/hộ sau chuyển đổi là 3,89 thửa, so
với trước chuyển đổi giảm 4,41 thửa. Số hộ có từ 5 thửa trở xuống, chiếm
90,82%. Cụ thể: số hộ còn 1 thửa là 14.010 hộ, chiếm 7,5% so với tổng số hộ
chuyển đổi; số hộ còn 2 thửa là 24.710 hộ, chiếm 13,22%; số hộ còn 3 thửa là
32.143 hộ, chiếm 17,2%; số hộ có 4 thửa 44.266 hộ, chiếm 23,68%; số hộ 5
thửa có 54.631 hộ, chiếm 29,22%; số hộ trên 5 thửa là 17.160 hộ, chiếm
9,18%. Cũng qua chuyển đổi diện tích đất công điền được dồn gọn vùng, gọn
thửa. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh trước chuyển đổi có 2.801 vùng

đất công điền thì sau chuyển đổi còn 1.169 vùng (giảm 58,83%) được nằm
tương đối tập trung ở các thôn, xóm.
21


22
3. Tỉnh Tuyên Quang
Từ năm 1999 đến tháng 6/2003, tổng số xã, thị trấn đã triển khai thực
hiện công tác dồn điền đổi thửa là 92/103 xã, thị trấn. Qua số liệu tổng hợp của
41 xã cho thấy: Về quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng 3.335 tuyến với tổng
chiều dài 796 km; quy hoạch hệ thống thuỷ lợi nội đồng 2.052 tuyến với tổng
chiều dài 538 km; đất dành cho nhu cầu công ích xã 488,18 ha được để tập trung
thành khu, tiện cho việc quản lý và sử dụng. Về diện tích dồn đổi ruộng đất, theo
tổng hợp của 29 xã, tổng diện tích được dồn đổi là 5.992,48 ha. Trong đó tổng số
thửa trước khi dồn đổi là 152.665 thửa; sau khi dồn đổi còn 66.053 thửa (giảm
57% số thửa). Như vậy, nhờ thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã giảm đáng
kể tình trạng đất đai phân tán, manh mún. Bình quân số thửa/hộ trước khi dồn
đổi là 5,53 thửa/hộ; sau khi dồn đổi bình quân chỉ còn 2,39 thửa/hộ.
4. Tỉnh Nghệ An
Tính đến hết năm 2001, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 87 xã ở 8 huyện
thực hiện xong công tác CĐRĐ. Đến nay, đã thực hiện xong việc giao đất
ngoài thực địa là 29 xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi
giao cho hộ là 10.796,41 ha, chiếm 7,93% so với tổng diện tích đã giao khi
thực hiện Nghị định 64/CP. Tổng số hộ đã được chuyển đổi là 37.342 hộ đạt
tỷ lệ 8,18%, đã đào đắp được 1.337.191 m2 đường giao thông, bờ vùng, bờ
thửa và hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên 407,36 ha, xây dựng hàng nghìn
cầu, cống các loại. Trong số 17 xã làm điểm của tỉnh, có tổng số thửa đất giao
cho hộ từ 173.143 thửa nay rút xuống còn 76.041 thửa, số thửa giảm 97.150
thửa (bằng 56% số thửa ban đầu), bình quân diện tích một thửa từ 337 m 2 nay
tăng lên 818 m2, thửa có diện tích lớn nhất là 3.000 m 2 nay tăng lên 7500 m2,

thửa có diện tích nhỏ nhất 16 m2 nay tăng lên 100 m2. Bình quân một hộ trước
đây có 9,5 thửa nay giảm xuống còn 5,9 thửa; diện tích đất công điền đã được
quy hoạch tập trung hơn, cụ thể từ 4.594 thửa nay còn 2.571 thửa.
5. Tỉnh AA
Thực hiện Nghị quyết 03/NQ/TU của Tỉnh uỷ và quyết định 235/QĐUB ngày 25/2/1993 của UBND tỉnh Hải Hưng (cũ), toàn tỉnh cơ bản hoàn
thành việc giao ruộng ổn định, lâu dài cho hộ nông dân.
Thực hiện Nghị định 64 CP, 100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã
thực hiện xong việc cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp, số hộ nông dân được
cấp giấy đạt 98% tổng số hộ được giao.
Theo số liệu thống kê và thực trạng ruộng đất ở các xã trước khi
CĐRĐ cho thấy: Số thửa bình quân 8,72 thửa/hộ, cá biệt có hộ tới 21
thửa/hộ, diện tích một thửa bình quân là 258,0 m 2 . Nhìn chung, diện tích
đất sản xuất của các hộ đều manh mún, phân tán ở nhiều xứ đồng, dẫn đến
chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp, hạn chế sản xuất. Đồng ruộng
rất khó trong công tác qui hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh lớn. Sản
xuất chủ yếu là thủ công, việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất gặp nhiều
khó khăn, nhất là khâu làm đất.
22


23
Đứng trước thực trạng ruộng đất ở trên, để đáp ứng kịp thời trước yêu
cầu của nền sản xuất hàng hoá, Tỉnh uỷ đã ra chỉ thị số 21/CT-TU ngày
4/2/2002; quyết định số 392/QĐ-UB ngày 6/2/2002 của UBND tỉnh và các kế
hoạch chỉ đạo hướng dẫn thực hiện đề án CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa
lớn. Bước đầu triển khai làm điểm mỗi huyện từ 2-3 xã tổ chức sơ kết rút kinh
nghiệm sau đó chỉ đạo nhân ra diện rộng. Tính đến ngày 31/12/2003, toàn tỉnh
đã có 247/248 xã, thị trấn triển khai và thực hiện đề án, đạt 99% số xã thuộc
diện có diện tích phải chuyển đổi.
Bảng 4. Kết quả công tác CĐRĐ ở tỉnh AA

Tổng
số xã
đổi
ruộng

Bình
quân
thửa/hộ

số Bình
quân
tích/thửa

Trước
chuyển
đổi

Sau
chuyển
đổi

Trước
Sau
chuyển đổi chuyển
(m2 )
đổi (m2 )

Số
TT


Tên huyện

1

Nam Sách

23

7,4

3,12

292

582

2

Kim Thành

21

6,2

3,2

299

551


3

Kinh Môn

25

8,0

3,5

220

530

4

Chí Linh

18

8,44

4,4

272

461

5


Thanh Hà

24

7,13

3,48

266

510

6

Tứ Kỳ

27

7,37

3,88

262

542

7

Thanh Miện


19

10,19

4,2

234

525

8

Bình Giang

18

9,7

3,9

267

646

9

Cẩm Giàng

19


8,82

3,75

241

553

10

A

28

9,6

4,1

242

500

11

Gia Lộc

25

8,24


3,74

231

507

Tổng cộng

247

8,1

3,7

249

525

diện

(Theo báo cáo tổng kết CĐRĐ của Sở TN&MT tỉnh AA tháng 12 năm
2003)
Từ thực tế yêu cầu sản xuất dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và
chính quyền, các địa phương đã chủ động xây dựng đề án hướng dẫn nông
dân CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Kết quả cho thấy, ruộng đất
sau chuyển đổi tình trạng manh mún đã được khắc phục đáng kể, hệ thống
đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch các vùng sản xuất hàng
hoá chuyên canh, các vùng trồng cây, nuôi con đặc sản..., tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như việc theo dõi biến động đất đai
23



24
được chặt chẽ hơn, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong quá trình quản lý
và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai.

24


25
3. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quá trình sử dụng
đất nông nghiệp của hộ nông dân.
- Tình hình sử dụng đất và phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện
và xã sau quá trình thực hiện công tác CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện A và những
nghiên cứu sâu về hiệu quả sử dụng đất sau khi CĐRĐ tại 3 xã điểm, đại diện
cho 3 tiểu vùng của huyện:
- Xã Hoàng Hanh đại diện cho tiểu vùng I.
- Xã Ninh Thành đại diện cho tiểu vùng II.
- Xã Hồng Đức đại diện cho tiểu vùng III.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện A
1. Điều kiện tự nhiên.
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội những năm qua.
3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn.

3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai trước khi CĐRĐ
-Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai từ năm 1995 đến nay
- Thực trạng ruộng đất trước khi tiến hành CĐRĐ.
3.2.3. Quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất
3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành
ô thửa lớn
1. Quy mô diện tích và qui mô ô thửa của nông hộ trước và sau khi CĐRĐ.
2. Hệ thống sử dụng đất trước và sau CĐRĐ
3. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất
5. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ.
6. Phản ứng của nông dân sau khi CĐRĐ.

25


×