Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÍCH HỢP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ LỚP 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.65 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ......
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ ..............

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

TÍCH HỢP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ LỚP 12 THPT

HỌ VÀ TÊN: TRẦN HÙNG
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT LÂM HÀ

Lâm Hà, 05/2018


MỤC LỤC
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………
B. NỘI DUNG ……………………………………………………...
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………..
1.Cơ sở lý luận ……………………………………....
2.Cơ sở thực tiễn …………………………………….
II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI

Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3

GIAN NGHIÊN CỨU……………………………………………....
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu………………..


2. Phương pháp nghiên cứu ………….. ……………
3. Thời gian nghiên cứu ………………………...…...
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ……………………………….
1. Thực trạng của việc dạy tích hợp ………………...
2. Những giải pháp thực hiện ……………………….
3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện ………
4. Hiệu quả của giải pháp …………………………...
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………...
1. Một số khuyến nghị ………………………………
2. Kết luận …………………………………………..
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………….

Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 7
Trang 7
Trang 8
Trang 8
Trang 8
Trang 10


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông
tin,... Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể". Tư tưởng
tích hợp đã được đưa vào nhiều giải pháp công nghệ thuộc mọi lĩnh vực kinh tế xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học
tích hợp, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có
nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy
học để nâng cao chất lượng giáo dục học.
Thông qua việc dạy học tích hợp nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen lành mạnh, loại bỏ những hành
vi và thói quen tiêu cực (ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ý thức bảo vệ tài
nguyên và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên..). Nhằm giải quyết những
vấn đề mà xã hội đang quan tâm như: vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi
trường, an toàn giao thông, bạo lực học đường, cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là
những vấn đề mang tính thời sự như biến đổi khí hậu toàn cầu...
Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Ở bậc THPT trong những năm học qua, việc dạy học tích hợp được thực
hiện ở nhiều môn học như sinh học, vật lý, hóa học, địa lý, giáo dục công dân …
Trong đó môn Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu về các nội dung bài học
có liên quan đến việc sản xuất, sử dụng năng lượng và vấn đề về ô nhiễm môi
trường …, vì vậy, trong dạy học môn Vật lý có nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục
với nhiều nội dung như tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tích hợp tiết
kiệm năng lượng, tích hợp giáo dục kĩ năng sống.
Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo
vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT.
1


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN.
1. Cơ sở lý luận:
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn
học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh
những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.
Với quan điểm chung là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt
và các hướng dẫn chương trình bộ môn vật lý ở bậc trung học phổ thông.
Việc dạy học vật lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây
là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc dạy học tích hợp trong môn vật
lý đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm tính tự lực
và phát triển tư duy cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép
những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ
là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học. Giáo viên coi một đơn vị kiến
thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.

2


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT


II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Khi giảng dạy tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục bảo vệ
môi trường và kĩ năng sống vào bộ môn vật lý giúp học sinh hiểu và nắm vững
nội dung học tập hơn.
Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố đến chất lượng
cuộc sống từ đó đưa ra những quyết định hợp lý hơn.
Hình thành cho học sinh ý thức tự giác, tự nguyện đề ra cho mình những
quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về
môi trường, năng lượng…. từ đó hình thành những hành vi nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống của bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng,
quốc gia và thế giới.
Tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học. Do đó, tích hợp sẽ
giúp cho việc tiết kiệm được thời gian học tập và chống sự nhàm chán trong học
tập của học sinh, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn.
Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực
vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu
được bản chất của vấn đề.
Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Các tài liệu có liên quan đến đề tài như
giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tích hợp kĩ năng sống qua
môn vật lý ; Tài liêu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, các tạp chí và mạng
internet . . .
- Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các
nội dung liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá kĩ năng của học sinh qua các bài

tập, bài kiểm tra.
3


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

3. Thời gian nghiên cứu:
Tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thực tế trong thời gian giảng dạy qua
các năm học.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thực trạng của việc dạy học tích hợp:
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn
học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh
những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.
Việc dạy học tích hợp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong những năm học gần đây và đã được Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng
chỉ đạo thực hiện.
Tích hợp trong dạy học Vật lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng của các môn vật lý và công nghệ vào việc nghiên cứu các bài học
Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức kỹ năng, của
các môn học khác có liên quan như nhau như địa lý, sinh học, hoá học ... vào
dạy học vật lý giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong chương trình vật lý 10, 11,
12 có rất nhiều nội dung tích hợp và giáo viên cũng đã tích hợp trong nội dung
bài học dưới nhiều hình thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép, tích hợp một
phần hoặc toàn bài tùy theo nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các
kiến thức về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng... mối quan hệ giữa con
người với môi trường và nhu cầu sử dụng năng lượng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt

các nguồn tài nguyên.
Thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm hình thành cho học
sinh các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm năng lượng....

4


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

2. Những giải pháp thực hiện:
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép,
vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng
ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang hiệu quả như
mong muốn, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
2.1. Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học:
- Trước tiên Giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua
từng bài học (xác định địa chỉ tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài
học đó mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ
toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ).
2.2. Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tích hợp:
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
- Cần vận dụng những kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan để
việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
2.3. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong chương trình Vật lý lớp 12 THPT
Trong bài: “Sóng cơ. Phương trình sóng” nội dung tích hợp là năng lượng
sóng, khai thác năng lượng sóng - nguồn tài nguyên vô tận để phát điện. 
Cách thức giảng dạy: cho học sinh làm việc nhóm ở nhà tìm hiểu về việc
khai thác năng lượng sóng để phát điện từ mạng internet. Chuẩn bị bằng file

PowerPoint cử đại diện để báo cáo.
Trong bài: "  Truyền thông bằng sóng điện từ " nội dung tích hợp là sử
dụng điện thoại không dây ở chế độ chờ khi không di chuyển nên chọn chỗ để
máy có sóng ổn định nhằm tiết kiệm năng lượng điện.
Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: Tìm hiểu khi sử dụng
điện thoại không dây ở chế độ chờ như thế nào là tiết kiệm năng lượng điện
nhất.
Trong bài: "  Máy phát điện xoay chiều " nội dung tích hợp là các loại
năng lượng để phát điện, sử dụng máy chạy bộ để phát điện.
5


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: tìm hiểu về các nguồn
năng lượng để phát điện. So sánh ưu điểm và hạn chế của các nguồn năng lượng
đó và có đề xuất chọn nguồn năng lượng nào để phát điện cho tương lai.
Trong bài: " Máy biến áp. Truyền tải điện năng " nội dung tích hợp là các
loại MBA đang sử dụng hiện nay. Truyền tải điện năng từ nơi phát điện tới nơi
tiêu thụ
Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: Những tổn thất năng
lượng trong máy biến áp và quá trình truyền tải điện năng đi xa, đưa ra phương
án khắc phục?
Trong bài: "  Hiện tượng quang điện trong. Quang trở. Pin quang điện "
nội dung tích hợp sử dụng pin quang điện làm nguồn năng lượng cho cuộc sống,
sử dụng quang trở Photodiốt làm cảm biến cho hệ thống đèn tự động bật khi trời
tối
Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: Pin quang điện được
sử dụng ở đâu? Hiệu quả sử dụng năng lượng như thế nào? Tìm hiểu việc sử
dụng cảm biến quang điện trong cuộc sống và kĩ thuật.

2.4. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp bảo vệ môi trường trong
chương trình Vật lý lớp 12 THPT
Trong bài: “Đặc trưng sinh lý của âm” địa chỉ tích hợp là phần độ to của
âm, nội dung tích hợp là ô nhiễm âm thanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
của con người và động vật.
Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: Trả lời cho câu hỏi ô
nhiễm âm thanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động vật
không ? Nêu các biện pháp khắc phục.
Trong bài: "Máy phát điện xoay chiều" nội dung tích hợp là sử dụng
nguổn năng lượng nào để phát điện mà ít gây nguy hại cho môi trường nhất.
Cách thức giảng dạy: cho học sinh thảo luận nhóm: So sánh ưu điểm và
hạn chế của các nguồn năng lượng dùng để phát điện và có đề xuất chọn nguồn
năng lượng nào để phát điện cho tương lai.

6


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

Trong bài: "Tia hồng ngoại, tia tử ngoại" địa chỉ tích hợp là tác dụng sinh
học của tia tử ngoại ; nội dung tích hợp là tác dụng của tầng ô zôn trong việc
ngăn chặn tia tử ngoại phát ra từ Mặt trời chiếu đến Trái đất
Cách thức giảng dạy: Chiếu một số hình ảnh về tác dụng sinh học của tia
tử ngoại và các hình ảnh về lỗ thủng của tầng ô zôn cho học sinh thảo luận về
các giải pháp bảo vệ tầng ô zôn hiện nay con người đang thực hiện.
Trong bài: "Phản ứng phân hạch" địa chỉ tích hợp là phản ứng phân hạch
có điều khiển; nội dung tích hợp là việc sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế
cho năng luợng từ hoá thạch đang dần cạn kiệt, trong đó có việc làm thế nào để
chất thải của phản ứng hạt nhân không ảnh hưởng đến môi trường?
Cách thức giảng dạy: cho học sinh làm việc nhóm ở nhà tìm hiểu về các

sự cố hạt nhân kinh hoàng trong lịch sử như: Thảm họa Chernobyl 1986 ở Nga ;
Nổ nhà máy Three Mile Island năm 1979 ở Mỹ ; Vụ cháy nhà máy điện nguyên
tử Windscale năm 1957 ở Anh ; Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima
năm 2011 ở Nhật Bản.
3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
Trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp một số trở ngại như:
Nội dung bài học dài, mà giáo viên phải truyền đạt hết nội dung kiến
thức trong một tiết học nên chưa giành nhiều thời gian cho việc tích hợp.
Trong một bài học lại có rất nhiều nội dung cần tích hợp, do đó giáo viên
không biết chọn nội dung nào bỏ nội dung nào.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Việc giảng dạy tích hợp trong bộ môn vật lý như trên đã làm cho nhận
thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những
có những nhận thức, hành vi đúng đắn về các vấn đề môi trường, tiết kiệm năng
lượng… mà còn ham thích học tập bộ môn vật lý. Điều này thể hiện qua chất
lượng học tập bộ môn vật lý trong các bài kiểm tra.
Với kết quả kiểm tra ở các lớp 12, tôi thấy rằng phần lớn học sinh đều trả
lới được nội dung câu hỏi, số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ lớn.

7


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Một số khuyến nghị
- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học tích hợp tôi có một số
khuyến nghị như sau:
+ Việc tổ chức dạy học tích hợp trong từng bộ môn phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với

thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
+ Nội dung tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên
ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp
(liên hệ hay bộ phận...).
+ Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng
như những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội
dung tích hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có
tính thuyết phục cao thì giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình
ảnh cụ thể để minh họa cho phần tích hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên
hơn.
+ Trong các phần tích hợp giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong
giải quyết những tình huống mà giáo viên nêu ra).
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ việc quan sát tranh ảnh, video
clip học sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân, hậu quả của sự
vật, hiện tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội
dung tranh ảnh, băng hình
2. Kết luận:
Việc giảng dạy tích hợp thông qua bộ môn vật lý là điều cần thiết đối với
nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép
một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn
cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy sẽ nặng nề.
8


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn
đối với các vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm “Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong
giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT”.
Trên đây là một số giải pháp của tôi nhằm thực hiện ngày một hiệu quả
hơn việc dạy học tích hợp trong các bộ môn văn hóa. Vì quĩ thời gian ít và khả
năng có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, xin được tiếp thu nhiều ý kiến góp ý
của đồng nghiệp.
Người thực hiện

TRẦN HÙNG

9


Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý lớp 12 THPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang. (2008). Vật lý 12 chương trình chuẩn. Nhà
Xuất bản Giáo dục.
2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang. (2008). Vật lý 12 chương trình chuẩn sách
giáo viên. Nhà Xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết. (2008). Vật lý 12 chương trình nâng cao.
Nhà Xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết. (2008). Vật lý 12 chương trình nâng cao
sách giáo viên. Nhà Xuất bản Giáo dục.
5. Tài liệu hội nghị tập huấn. (2010). Sở GD-ĐT Lâm Đồng

10




×