Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Báo cáo tham quan nhà máy BIA HEINEKEN hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.71 KB, 10 trang )

BÁO CÁO THAM QUAN NHÀ MÁY BIA
HEINEKEN HÀ NỘI
08/02/2018
I.

Giới thiệu công ty Heineken Việt Nam
I.1. Giới thiệu chung
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam được thành lập vào
ngày 9/12/1991, là kết quả hợp tác giữa Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn
(SATRA) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd. (“APB”) - nay là Công ty
Heineken Asia Pacific Pte Limited (HEINEKEN Châu Á Thái Bình Dương).
Hiện Heineken Việt Nam sở hữu tổng cộng 6 nhà máy trải rộng trên khắp
lãnh thổ Việt Nam, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang và TP. Hồ
Chí Minh. Nhà máy Bia Heineken Việt Nam là đơn vị sản xuất các nhãn hiệu
bia: Heineken, Tiger, Tiger Crystal, Desperados, Biere Larue, Biere Larue
Export, BGI và Bivina tại Việt Nam.
I.2.

Nhà máy bia Heineken Hà Nội



Địa chỉ: Km 15+500, đường 427, Xã Vân Tảo, Huyện Thường Tín,
Thành phố Hà Nội



Ngày 18/6/96 tập đoàn APB được cấp giấy phép đầu tư thành lập nhà
máy bia tại tỉnh Hà Tây.




Nhà máy bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành lắp đặt thiết bị vào
tháng 9 năm 2003 với công suất là 300.000 hecto lít/năm.



Tháng 3/2008 Nhà máy nâng công suất lên 500.000 hecto lít.



Tháng 18/11/2011 nhà máy hoàn thành gia tăng công suất lên 875.000
hecto lít.



Tháng 3/2014: nhà máy hoàn thành toàn bộ giai đoạn 2 mở rộng nhà máy
tăng tổng công suất lên 1.500.000 hecto lít.


Quá trình phát triển của nhà máy bia Heineken Việt Nam

Các sản phẩm của Heineken Việt Nam


II.

Quá trình tham quan nhà máy
II.1. Timeline
Phương tiện: Xích thố.
1h30: Xuất phát từ cổng trường Bách Khoa Trần Đại Nghĩa

2h20: Có mặt tại nhà máy
2h30: Đào tạo các quy tắc an toàn khi tham quan nhà máy
2h50: Tham quan khu nấu bia và bể lên men
3h15: Tham quan dây chuyền đóng gói chai thủy tinh
4h40: Kết thúc tham quan.
II.2. Báo cáo kết quả tham quan khu nấu bia và bể lên men

Quy trình nấu bia Heineken
Bia Heineken được nấu từ 3 nguyên liệu chính: Nước tinh khiết, Malt (đại
mạch) và hoa bia. Nguồn nước được lấy từ giếng khoan qua quá trình xử lý để
cho ra nước tinh khiết, đại mạch (đã qua sơ chế) và hoa bia được nhập khẩu
100%.
Các thông số quá trình phụ thuộc vào từng loại bia khác nhau, cùng với
sự phối trộn nguyên liệu sẽ cho ra hương vị cũng như chi phí sản xuất khác
nhau! Đối với bia Heineken:
 Nhiệt độ bồn lên men: 9oC


 Thời gian lên men: 28 ngày.
Do quá trình lên men kéo dài, để đảm bảo tiến độ sản xuất và sự đồng đều
nhịp độ của các công đoạn, nhà máy hiện đang có tới 30 bồn lên men.
Bã hèm (sau khi lọc dịch đường) được bán cho các công ty sản xuất thức
ăn chăn nuôi.
Nước thải của quá trình sản xuất được xử lý đạt chuẩn loại C, không gây
nguy hại khi xả ra sông, hồ.
Đặc biệt: Toàn bộ nguồn năng lượng nhiệt và hơi sử dụng trong nhà máy được
cung cấp bởi năng lượng sinh khối tạo ra từ quá trình phân giải hữu cơ vỏ trấu.
Đây là hướng phát triển tiên phong của nhà máy hướng đến sản xuất hiệu quả
và phát triển bền vững.
II.3. Báo cáo kết quả tham quan dây chuyền đóng chai thủy tinh

Nhà máy Heineken Hà Nội hiện có 3 dây chuyền đóng gói:
- Dây chuyền đóng bom bia tươi
- Dây chuyền đóng chai thủy tinh
- Dây chuyền đóng lon nhôm.
Quá trình tham quan tập trung vào dây chuyền đóng chai thủy tinh, vào thời
điểm tham quan dây chuyền đang sản xuất bia Heineken.
II.3.1. Tập hợp chai
Chai bia Heineken đã qua sử dụng được thu gom từ thị trường, để trong
két, sau đó được robot đưa lên băng tải. Các cánh tay robot kẹp chai bia trong
két và nhấc ra chuyển sang băng chuyền khác trong khi két bia rỗng còn lại
được đưa đi rửa (tự động) bằng nước áp lực cao.
II.3.2. Rửa chai, lột nhãn
Các chai thủy tinh sau khi được đưa lên băng chuyền rộng, xếp thành
nhiều hàng, được đẩy dần vào máy rửa chai. Một cơ cấu bẫy và xếp thành hàng
20 chai, đẩy vào máy rửa.
Bên trong máy rửa, tại mỗi vị trí đặt chai (giỏ) đều có một vòi phun nước
áp lực cao xịt vào bên trong và ngoài chai. Các vật lạ và nhãn chai được lọc và
đẩy ra ngoài. Để nâng cao hiệu quả rửa chai, nước ở vòi phun được trộn với
các hóa chất tẩy rửa, sau đó được rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng được thổi
khô và đưa lên băng chuyền.


Đây là tiêu tốn năng lượng nhất trong cả dây chuyền, được đóng gói và
trong một máy có kích thước lớn nhất dây chuyền. Kết thúc công đoạn này,
chai đã được rửa sạch, loại bỏ nhãn, vật lạ và được thổi khô.
II.3.3. Loại bỏ chai hỏng
Khi đi qua máy rửa chai, lúc này chai đang được xếp thành nhiều hàng lẫn
lộn trên băng tải rộng, một hệ thống băng tải nghiêng ghép nối nhau và được
tưới nước làm trơn có tác dụng dàn chai thành một hàng để đi vào máy quét.
Các chai được cần được loại bỏ bao gồm: chai lạ (không phải chai đang được

sử dụng để sản xuất trong dây chuyền), chai đổ, chai sứt miệng, chai nứt thân,
chai nứt đáy.
a) Phát hiện chai lạ và chai đổ
Những chai lạ sẽ có những điểm khác biệt về hình dáng (chủ yếu là cổ
chai), kích thước, màu sắc, chiều cao.
2 cảm biến được đặt ở 2 vị trí có chiều cao khác nhau nhằm mục đích phát
hiện những bất thường về chiều cao của chai.
Một camera tốc độ cao có gắn flash chụp ảnh hình dạng cổ chai, phần
mềm xử lý hình ảnh dựa trên mẫu tiêu chuẩn (được cài đặt trước) để phát hiện
sai lệch về màu sắc và kích thước chai.
b) Phát hiện chai sứt miệng
Một camera chụp miệng chai từ phía trên xuống, thuật toán xử lý ảnh so
sánh hình dạng miệng chai và phát hiện các khuyết tật sứt mẻ.
c) Chai nứt thân và đáy
Camera chụp ảnh thân chai, thuật toán xử lý và phát hiện các vết rạn nứt ở
phần thân giữa (phần hay chịu va đập). Tương tự, một camera khác chụp ảnh
phần đáy chai và phát hiện các khuyết tật.
Một khi thuật toán xử lý ảnh kết luận chai không đạt yêu cầu, một cơ cấu
gạt dẫn động bằng động cơ sẽ gạt chai ra khỏi băng tải với tốc độ rất nhanh, để
tránh gây ra tiếng ồn và va đập mạnh, một tấm cao su cắt dạng tua rua được đặt
ngay bên cạnh băng tải tại vị trí gạt chai.
Như vậy, các camera đã chụp toàn bộ các góc độ của chai. Dữ liệu về số
lượng chai đi qua, chai hỏng… được lưu lại và hiển thị trên màn hình điều
khiển tại máy (HMI).
II.3.4. Chiết bia và đóng nắp
Máy chiết là máy trung tâm của dây chuyền. Để đảm bảo máy chiết hoạt
động ổn định, được cung cấp đủ đầu vào, các công đoạn trước và sau thường


được cài đặt tốc độ nhanh hơn khoảng vài %. Một mâm quay lớn quay theo

quy tắc nắm tay phải (ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống), trên
mâm có tổng 80 vị trí chiết. Khi chai được đưa từ dây chuyền lên mâm, cảm
biến phát hiện có chai, lúc này van chiết hạ xuống ngậm vào miệng chai. Quá
trình chiết gồm 2 giai đoạn, ban đầu vòi chiết phun khí CO2 làm sạch chai và
đẩy không khí (khí lạ) ra khỏi chai, sau đó bia được chiết vào chai với một
lượng nhất định được cài đặt từ trước.
Kết thúc một vòng quay chai đã được chiết xong được chuyển sang mâm
quay nhỏ hơn. Trước khi dập nắp, một dung dịch đặc biệt được phun vào
miệng chai nhằm tạo bọt đẩy hết không khí ra khỏi chai, lúc này chai mới được
dập nắp.
Nếu cảm biến phát hiện không có nắp (do hết hoặc bị kẹt đường dẫn), lập
tức máy dập, chiết, và phần băng chuyền dẫn chai vào máy chiết cũng dừng
hoạt động, các công đoạn khác cũng dừng sau một khoảng thời gian nhất định
(để kịp khắc phục sự cố ngay nếu có thể mà không cần toàn bộ dây chuyền).
II.3.5. Đo dung tích lần 1 (tia phóng xạ)
Sau khi đã dập nắp, chai được băng tải đưa qua máy phát hiện mức chất
lỏng. Hệ thống này bao gồm 2 đầu phát và 2 đầu thu tia phóng xạ gắn ở 2 mức
độ cao khác nhau, nếu mức chất lỏng trong chai thấp hoặc cao vượt yêu cầu sẽ
phát hiệu cho cơ cấu gạt chai đẩy ra khỏi băng chuyền. Mức chất lỏng thấp
nhất đạt yêu cầu 92% chiều cao chai (tùy theo cài đặt), hệ thống có thể cài đặt
để chỉ phân loại mức trên hoặc dưới. Tại buổi tham quan, hệ thống chỉ phát
hiện chất lỏng đạt yêu cầu giới hạn dưới.
II.3.6. Thanh trùng
Các chai đạt yêu cầu dung tích được đưa vào máy thanh trùng ở nhiệt độ
cao.
II.3.7. Đo dung tích lần 2
Sau khi đã được thanh dùng, lúc này bọt trong chai đã tan hết, chai được
xếp thành hàng 1 và đo lại dung tích lần thứ 2, do bọt đã tan hết thành bia nên
mức chất lỏng trong chai lúc này phải đạt 97% trở lên. Một hệ thống tương tự
như lần 1 được sử dụng để đo mức nước trong chai.

II.3.8. Thổi khô chai
Thổi khô chai trước khi đưa vào công đoạn dán nhãn để đảm bảo độ bám
dính của nhãn.


II.3.9. Dán nhãn
Dán nhãn là công đoạn rất dễ xảy ra lỗi. Do toàn bộ quá trình dán nhãn
chai được tập hợp vào trong một máy rất khó quan sát chi tiết và đề tài đang
thực hiện không có phần này nên em chưa tìm hiểu được chi tiết.
Chai Heineken được nhãn ở thân chai và ở khoảng giữa cổ chai hoặc chùm
từ nắp đến 2/3 cổ chai.


II.3.10.

Đặt vào két

Sau khi đã đi qua công đoạn dán nhãn và kiểm tra nhãn, băng chuyền
chuyển chai đẩy vào khung có số vị trí và kích thước tương tự két bia
Heineken. Sau đó, một cơ cấu gắp đi xuống gắp đồng thời 18 chai bia (3x6) lên
và đặt vào két bia sạch ở băng chuyền bên cạnh.
Băng chuyền vận chuyển két bia thường được thiết kế dài (nếu không gian
hẹp sẽ làm kiểu uốn lượn) với nhiều đoạn trống (các két bia được đặt cách khá
xa nhau). Mục đích của việc làm này nhằm tăng thời gian đợi cho công đoạn
sau, nếu có sự cố xảy ra ở công đoạn sau. Ví dụ, khi xe chở pallet không đến
kịp và robot không gắp két bia lên pallet nữa, băng chuyền vẫn tiếp tục chạy
trong một khoảng thời gian nhất định mà không gây sự cố tắc nghẽn quá tải
hay phải dừng băng chuyền.



II.3.11.

Xếp lên pallet và chuyển vào giá đợi xe nâng

Các két bia được băng chuyền đẩy vào vị trí đợi theo hàng, một robot 3 btd
(TRR) gắp 2 két bia một lần và xếp lên pallet. Việc định vị vị trí để xếp két bia
lên pallet được xác định chính xác nhờ các cảm biến gắn ở các góc của vị trí
chứa pallet. Mỗi pallet chứa được 6 két bia trên một tầng, xếp tối đa 6 tầng.
III.

Kết luận
Chuyến tham quan Nhà máy bia Heineken đã cho em cái nhìn hoàn thiện
hơn về quá trình sản xuất và đóng gói bia chai nói riêng và dây chuyền chiết
rót đóng nắp chai nói riêng – đề tài em đang thực hiện. Quá trình tham quan
diễn ra hiệu quả ngoài mong đợi, giải đáp rất nhiều thắc mắc và cho em nhiều
hiểu biết mới để thực hiện đồ án tốt hơn và có tính ứng dụng cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


References
/> />


×